Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.15 KB, 24 trang )

Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong


 

1


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Atlat được xem là cuốn sách giáo khoa thứ hai đối với học sinh trong
quá trình học môn Địa lí. Đối với học sinh, Atlat không chỉ dùng làm tài liệu
học tập mà còn dùng để tra cứu, nên trong bản đồ có thêm các bổ sung và chỉ
dẫn địa danh hoặc tra cứu như độ cao núi, chiều dài sông, diện tích và dân số
của các tỉnh... Atlat Địa lí Việt Nam là tài liệu không thể thiếu đối với học sinh,
vì Atlat là nguồn tri thức cần thiết của học sinh trong học tập trên lớp cũng như
ở nhà. Hiện nay, kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam được đánh giá qua các
kì thi tốt nghiệp THPT và thi học sinh giỏi lớp 12 THPT (cấp tỉnh và cấp quốc
gia). Để sử dụng Atlat có hiệu quả, học sinh cần phải có một kĩ năng Địa lí
nhất định (đọc, giải thích, phân tích…). Như vậy, nếu học sinh biết khai thác
Atlat thì kết quả học tập sẽ rất khả quan, đồng thời tiết kiệm được thời gian
trong quá trình học tập. Nhưng thực tế hiện nay, vấn đề sử dụng Atlat của các
trường trong địa bàn tỉnh ta chưa phổ biến rộng rãi, một mặt do học sinh có
thói quen học thuộc bài, mặt khác cũng một phần do giáo viên chưa mạnh dạn
triển khai phương pháp sử dụng Atlat cho học sinh. Xét về phương diện chuyên
môn thì đây là một kĩ năng không thể thiếu được trong quá trình học môn Địa
Lí. Chính vì Atlat có vai trò quan trọng trong dạy – học, nên chúng tôi đã chọn
đề tài này để nghiên cứu, mục đích để nâng cao chất lượng bộ môn và tạo cho
học sinh hứng thú trong quá trình học môn Địa lí.
II. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ATLAT CÓ HIỆU QUẢ :


1. Đặc điểm của Atlat Địa lí Việt Nam :
Khi nghiên cứu Atlat để sử dụng vào trong học tập thì học sinh cần phải
nắm được các đặc điểm chủ yếu của Atlat Địa lí Việt Nam.
– Phép chiếu hình, tỉ lệ và nội dung của mỗi tờ bản đồ trong Atlat đều phù hợp
với nhau.
– Phép chiếu hình của bản đồ Atlat được xây dựng cùng một phép chiếu hình
đồng nhất với các bản đồ treo tường tương ứng.
– Nội dung các trang Atlat chứa đựng nội dung sách giáo khoa. Trong bản thân
nội dung Atlat có tất cả các thuật ngữ sử dụng trong bài học và trong bản đồ
sách giáo khoa.
2. Một số nội dung khai thác ở Atlat Địa lí Việt Nam :
– Xác định vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.
– Nêu đặc điểm của các đối tượng Địa lí : địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông
ngòi, đất, sinh vật, biển, phân bố dân cư, các ngành kinh tế ...
– Trình bày sự phân bố các đối tượng Địa lí.
– Giải thích sự phân bố các đối tượng Địa lí.
+ Phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa các đối tượng Địa lí.
+ Phân tích mối quan hệ nhân quả của các yếu tố tự nhiên như khí hậu, sông
ngòi, đất, sinh vật, biển, phân bố dân cư, các ngành kinh tế ...
– So sánh các trung tâm công nghiệp, vùng kinh tế về các mặt.
– Trình bày tổng hợp các đặc điểm của một lãnh thổ.
2


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

3. Phương pháp chung sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam :
a. Các kĩ thuật chủ yếu sử dụng Atlat :
– Nhớ thuộc các loại kí hiệu.
– Kĩ thuật tính toán, đo đạc, so sánh, xác định vị trí Địa lí, xác định các mối

liên hệ tương hỗ, phân tích các mối liên hệ nhân quả, đọc tổng hợp.
– Kĩ thuật chồng xếp bản đồ (tìm đúng tờ bản đồ, xác định phạm vi liên hệ, so
sánh).
– Kĩ thuật sử dụng lát cắt địa hình, biểu đồ, bảng số liệu.
– Kĩ thuật trình bày, giải thích, viết báo cáo từ các kiến thức khai thác ở Atlat
(kĩ thuật trình bày và giải thích; kĩ thuật viết báo cáo).
b. Cách thức sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam :
b.1. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam theo cách thức :
– Học thuộc, nhớ và sử dụng được trang Mở đầu của Atlat (nhớ thuộc các kí
hiệu, các chú dẫn của Atlat).
– Đọc từng trang Atlat Địa lí.
– Đọc nhiều trang Atlat (chồng xếp, so sánh bản đồ).
b.2. Kĩ năng làm việc với bản đồ :
– Nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng Địa lí trên bản đồ.
– Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, tọa độ địa lí, kích
thước, hình thái các đối tượng Địa lí trên lãnh thổ.
– Xác định vị trí Địa lí của một đối tượng Địa lí.
– Trình bày đặc điểm đối tượng trên bản đồ.
– Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ.
– Xác định các mối liên hệ tương hỗ và nhân quả trên bản đồ.
– Trình bày tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ.
4. Phương pháp đọc từng trang Atlat Địa lí Việt Nam :
a. Các bước làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam :
– Bước 1 : Lập đề cương (dàn ý) kiến thức cần khai thác. Nếu học sinh lần đầu
tiên làm việc với Atlat, giáo viên nên hướng dẫn học sinh cách làm như sau :
+ Quan sát trang Atlat Địa lí : Xác định trang này được sử dụng để dạy những
bài nào trong chương trình, trong sách giáo khoa ? Bìa nào là chủ yếu nhất ?
+ Làm việc với sách giáo khoa (với bài cụ thể được sử dụng nhiều trong trang
Atlat được nói ở trên). Xác định những kiến thức được thể hiện trên trang bản
đồ của Atlat Địa lí.

+ Sắp xếp, hình thành một đề cương (dàn ý) ngắn gọn, logic, hợp lí, thuận tiện
cho việc tìm kiến thức trên Atlat.
– Bước 2 : Học sinh nhớ đề cương (dàn ý), sử dụng trong đọc trang bản đồ đã
nói ở trên của Atlat Địa lí Việt Nam. Cách làm:
Sử dụng các kĩ thuật làm việc với kí hiệu, tỉ lệ, lát cắt, biểu đồ ..., chọn
lọc kiến thức theo đề cương (dàn ý) đã có. Chú ý vị trí các đối tượng Địa lí, đặc
điểm của đối tượng Địa lí, các mối liên hệ tương hỗ, nhân quả, các quy luật
Địa lí.
– Bước 3 : Trình bày thành bài làm (bài viết tự luận; báo cáo).

3


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

b. Ví dụ minh họa :
Đọc trang bản đồ Hình thể của Atlat Địa lí Việt Nam (NXBGDVN – 2010).
Cách làm :
 Quan sát trang Atlat Địa lí : Xác định trang này được sử dụng để dạy chủ
yếu nhất là bài Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (Bài 2 – Địa lí lớp 12).
 Làm việc với bài Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (bài 2 – Địa lí lớp 12). Xác
định những kiến thức được thể hiện trên bản đồ của Atlat Địa lí Việt Nam.
– Vị trí và giới hạn lãnh thổ : các điểm cực; các tỉnh thành phố; múi giờ; vị trí
các đảo xa nhất về phía Đông của Việt Nam.
– Đặc điểm lãnh thổ :
+ Phần đất liền : chiều dài Bắc – Nam, Đông – Tây (nơi hẹp nhất), hình dạng
lãnh thổ.
+ Phần biển đông thuộc chủ quyền Việt Nam : Đặc điểm chung, một số đối
tượng nổi bật.
 Sắp xếp hình thành một đề cương : dàn ý ngắn gọn, logic, hợp lí, thuận

tiện cho việc tìm kiếm kiến thức trên Atlat.
* Vị trí và giới hạn lãnh thổ :
– Các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông và cực Tây của phần đất liền
nước ta (địa điểm, tọa độ địa lí).
– Các tỉnh thành phố.
– Múi giờ.
– Vị trí các đảo xa nhất về phía đông lãnh thổ nước ta.
* Đặc điểm lãnh thổ :
– Phần đất liền :
+ Chiều dài Bắc – Nam.
+ Nơi hẹp nhất theo chiều Đông – Tây.
+ Hình dạng lãnh thổ.
– Phần biển đông thuộc chủ quyền Việt Nam :
+ Đặc điểm chung.
+ Đảo lớn nhất, vịnh đẹp nhất, quần đảo xa nhất (tên, thuộc tỉnh, thành
nào).
 Học sinh sử dụng các kí hiệu để đọc bản đồ Atlat Địa lí Việt Nam và
chọn lọc kiến thức để đưa vào hệ thồng dàn ý trên :
* Vị trí địa lí :
– Các điểm cực trên phần đất liền nước ta.
Địa điểm
Vĩ độ/kinh độ
Địa điểm
0
Bắc
23 23’B
Ở tỉnh Hà Giang
0
Nam
8 34’ B

Ở tỉnh Cà Mau
0
Tây
102 09’Đ
Ở tỉnh Điện Biên
0
Đông
109 24’Đ
Ở tỉnh Khánh Hòa
– Các tỉnh thành phố : kể tên thứ tự từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông
theo bản đồ Atlat.
– Múi giờ : số 7 (do kinh tuyến 105 chạy qua Hà Nội).

4


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

– Vị trí đảo xa nhất về phía Đông của Việt nam : Các đảo thuộc quần
đảo Trường Sa.
* Đặc điểm lãnh thổ :
– Phần đất liền :
+ Chiều dài Bắc – Nam phần đất liền là 15 vĩ tuyến (1650km).
+ Nơi hẹp nhất theo chiều Đông – Tây gần 50km (Quảng Bình).
+ Hình dạng lãnh thổ : Đường bờ biển hình chữ S, lãnh thi63 kéo dài
theo chiều Băc – Nam, hẹp ngang.
– Phần biển đông thuộc chủ quyền Việt Nam :
+ Rất rộng về phía Đông và Đông Nam, có nhiều đảo và quần đảo.
+ Một số đố tượng nổi bật :
 Đảo lớn nhất : Phú quốc (tỉnh Kiên Giang)

 Vịnh đẹp nhất : Hạ Long (Quảng Ninh)
 Quần đảo xa nhất : Trường Sa (Khánh Hòa)
Để đọc các trang bản đồ chủ đề của Atlat Địa lí Việt Nam, cần lập đề
cương nội dung cần khai thác trên trang bản đồ Atlat theo các bước đã nêu ở
trên. Để khai thác có hiệu quả học sinh phải hiểu được ý nghĩa của kí hiệu
trang 3 và các kí hiệu ở các trang nội dung của Atlat, đó là cơ sở để khai thác
Atlat có hiệu quả trong quá trình học và nghiên cứu.
Sau đây chúng tôi xin minh họa nội dung của một số trang Atlat Địa lí
Việt Nam (NXBGDVN – 2010) và một số lưu ý khi làm bài có sử dụng Atlat.
– Trang 3 Atlat, nội dung bao gồm hệ thống các nhóm kí hiệu của các
yếu tố tự nhiên và kinh tế – xã hội. Đây là chìa khóa giúp học sinh khai thác
kiến thức của từng trang Atlat.
Trang 3 : Kí hiệu chung
– Trong quá trình làm bài học sinh phải chủ động kết hợp giữa kiến thức
Atlat và kiến thức sách giáo khoa (nếu có) để bài làm tăng tính thuyết phục.
– Khi mô tả các đối tượng trên một không gian lãnh thổ (vùng kinh tế), phải
đảm bảo tính Logic Địa lí. Cụ thể :
+ Đối với vùng kinh tế, khi mô tả các đối tượng Địa lí kinh tế như đối tượng
cây trồng, vật nuôi ... học sinh nên mô tả theo hướng từ Bắc xuống Nam, riêng
vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, mô tả từ Tây sang Đông vì lãnh thổ kéo dài
theo hướng kinh tuyến.
Trang 18 : Nông nghiệp chung
+ Trình bày hoặc giải thích các hiện tượng tự nhiên, lưu ý mối quan hệ giữa
các đối tượng Địa lí.
Ví dụ 1 : Trình bày giải thích sự khác nhau về biên độ nhiệt của khu
vực khí hậu phía Bắc và khu vực khí hậu phía Nam.

5



Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

Trong trường hợp này, học sinh sử dụng Atlat trang 9 (trang khí hậu).
Bên cạnh so sánh sự khác nhau về biên độ nhiệt giữa tháng 7 và tháng 1 (biểu
đồ nhiệt độ), thì học sinh phải giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về
biên độ nhiệt. Ở đây chúng ta muốn nói đến mối quan hệ giữa yếu tố vị trí Địa
lí và tính chất gió mùa đã ảnh hưởng như thế nào đến biên độ nhiệt giữa hai
miền khí hậu.
Trang 9 : Khí hậu
Ví dụ 2 : Giải thích tại sao khu vực Đông Bắc mùa Đông đến sớm và
kết thúc muộn.
Câu hỏi này học sinh sử dụng Atlat trang 9 và trang 13. Dựa trên cơ sở
thang màu (phân tầng địa hình) và hướng địa hình để tìm ra nguyên nhân chính
là do yếu tố địa hình đã tạo nên sự phân hoá đó.
Trang 13 : Các miền tự nhiên
– Khi trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển một đối tượng kinh tế,
học sinh nên trình bày nhân tố mang tính chất tiền đề trước (các nhân tố tự
nhiên), kế đến trình bày các yếu tố kinh tế – xã hội.
Ví dụ 3 : Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, giải thích tại sao Đông
Nam bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.
Đối với yêu cầu này, học sinh sử dụng trang 9 (khí hậu), trang 11 (tài
nguyên đất) và trang 29 (kinh tế vùng) để trình bày các ưu thế về tài nguyên
thiên nhiên (tài nguyên đất, tài nguyên khí hậu) và các ưu thế về kinh tế – xã
hội như lực lượng lao động, vấn đề an ninh lương thực, cơ sở công nghiệp chế
biến và các dịch vụ (tài chính, thương mại...), chính sách đầu tư, thị trường tiêu
thụ). Trình bày như vậy bài làm đảm bảo tính logic, hệ thống kiến thức rõ ràng
và khoa học.

Trang 11 : Các nhóm và loại đất chính
Trang 29 : Vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long

Ví dụ 4 : Trình bày và phân tích các nguồn lực ảnh hưởng đến phát
triển ngành du lịch nước ta.
Với yêu cầu đề này học sinh sử dụng trang 25 là trang chính. Trong nội
dung trang 25 có nhiều nội dung như : các trung tâm du lịch, biểu đồ thể hiện
khách du lịch và doanh thu du lịch và nguồn lực phát triển du lịch… nhưng do
yêu cầu của câu hỏi học sinh chỉ đề cập đến nguồn lực phát triển ngành du lịch.

6


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

Để đảm bảo tính logic thí sinh trình bày các yếu tố tự nhiên trước như :
các di sản thiên nhiên thế giới, vườn quốc gia, hang động …, sau đó mới trình
bày các nhân tố kinh tế – xã hội như : các di sản văn hoá thế giới, di tích lịch
sử cách mạng…trình bày như vậy sẽ có tính khoa học cao vì các nhân tố tự
nhiên mang tính chất tiền đề để phát triển các ngành kinh tế.

Trang 25 : Du lịch
– Xác định Atlat trang chính và trang hổ trợ đóng vai trò quan trọng trong
quá trình làm bài. Ví dụ : Khi trình bày “Sự phân bố các loại cây công
nghiệp chính của nước ta”. Ngoài trang ngành nông nghiệp (trang 19), thì các
trang hổ trợ như trang 18 (vùng nông nghiệp), trang 27 đến trang 29 (trang các
vùng kinh tế) sẻ giúp học sinh mô tả đầy đủ hơn. Vì trang 19 có tính khái quát
cao hơn so với các trang kinh tế vùng.
Trang 19 : Các ngành Nông nghiệp
2. Bài tập ứng dụng :
Câu 1. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình
bày đặc điểm địa hình của Trung du miền núi Bắc Bộ. Giải thích tại sao khu
vực Tây Bắc bộ lại có hiện tượng mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.

 Trả lời :
a. Đặc điểm địa hình của Trung du miền núi Bắc Bộ : (Atlat trang 13
hoặc trang 26 – dựa vào thang màu địa hình)
– Khu vực Đông Bắc :
+ Chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, độ cao từ 200  500 m.
+ Địa hình hướng vòng cung, có 4 cánh cung lớn : cánh cung sông Gâm, Ngân
Sơn, Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.
– Khu vực Tây Bắc :
+ Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam (dãy Hoàng Liên Sơn, Pu
Sam Sao, Pu Đen Đinh). Phía Tây là địa hình núi trung bình. Ở giữa thấp hơn
là các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi (Sin Chải, Tả Phình, Sơn La, Mộc Châu).
+ Hướng chính của địa hình : Tây Bắc – Đông Nam.
b. Giải thích :
Khu vực Tây Bắc có mùa Đông đến muộn và kết thúc sớm là do :
– Dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao trên 1000m (núi PhanXiPăng 3143m,
núi Phu Luông 2985m…)

7


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

– Hướng địa hình (Tây Bắc – Đông Nam) gần như vuông góc với hướng
gió mùa Đông Bắc. Vì vậy những đợt gió mùa Đông Bắc đầu mùa và cuối mùa
yếu khó xâm nhập nội vùng nên khu vực Tây Bắc có mùa Đông ngắn hơn khu
vực Đông Bắc.
Câu 2. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy :
a. Phân biệt chế độ mưa của các vùng khí hậu nước ta.
b. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về biên độ nhiệt của
miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam.

 Trả lời :
a. Phân biệt chế độ mưa của các vùng khí hậu : (Atlat trang 9 - dựa
vào biểu đồ lượng mưa của các vùng khí hậu để phân tích)
– Vùng khí hậu có chế độ mưa vào mùa Hạ :
+ Gồm các vùng khí hậu : Tây Bắc Bộ; Đông Bắc Bộ; Trung và Nam Bắc Bộ;
Tây Nguyên và vùng khí hậu Nam Bộ.
+ Trong đó miền khí hậu phía Nam có lượng mưa lớn hơn miền khí hậu phía
Bắc
Nguyên nhân : Do tác động của gió mùa Tây Nam (Nóng, ẩm), và dãy
hội tụ nhiệt đới.
– Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, có chế độ mưa vào
Thu – Đông, lượng mưa lớn chủ yếu tập trung vào các tháng 9,10 và 11.
Nguyên nhân :
 Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới biển Đông.
 Ảnh hưởng của dãy hội tụ nhiệt đới.
b. Giải thích nguyên nhân :
– Miền khí hậu phía Bắc có biên độ nhiệt lớn hơn miền khí hậu phía
Nam, và dao động từ 80C  100C.
Nguyên nhân :
+ Miền khí hậu phía Bắc nằm ở vĩ độ cận nhiệt (từ 16 0B  23023’B)
+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông.
– Miền khí hậu phía Nam có biên độ nhiệt thấp, dao động từ 1 0C  30C.
Nguyên nhân :
Miền khí hậu phía Nam nằm ở vĩ độ cận Xích Đạo, nên góc chiếu sáng
lớn, lượng nhiệt cao, khả năng ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc hạn chế.
Câu 3. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy :

8



Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

a. Kể các loại đất chính ở nước ta ? Các loại đất này chủ yếu phân bố
ở đâu ?
b. Tại sao Đông Nam Bộ lại trở thành vùng chuyên canh cây công
nghiệp lớn nhất cả nước ?
 Trả lời :
a. Các loại đất chính và sự phân bố : (Atlat trang 11 - xem phần kí
hiệu màu các loại đất)
Nước ta có 2 nhóm đất chính.
– Nhóm đất phù sa :
+ Đất xám, chủ yếu phân bố ở Đông Nam Bộ, ngoài ra còn phân bố ở Tây
Nguyên, Phía Bắc đồng bằng sông Hồng….
+ Đất phù sa sông, phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông
Cửu Long (ven sông Tiền và sông Hậu). Ngoài ra còn có ở thung lũng của các
sông.
+ Đất phèn, phân bố chủ yếu các tỉnh thuộc khu vực Tứ Giác Long Xuyên và
Đồng Tháp Mười.…
+ Đất Mặn, phân bố lớn nhất các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long
như : Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu…
+ Đất cát ven biển, phần lớn tập trung ở đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ, và
một số tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.
– Nhóm đất feralit :
+ Đất feralit phát triển trên đá badan, tập trung nhiều ở Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ, tầng phong hoá sâu rất thuận lợi trong phát triển cây công nghiệp.
+ Đất feralit phát triển trên đá vôi, loại đất này chiếm tỉ lệ thấp, phân bố chủ
yếu vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc.
+ Đất feralit phát triển trên các loại đá khác, đây là loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất,
có mặt hầu hết trên các vùng kinh tế (trừ đồng bằng sông Hồng và đồng bằng
sông Cửu Long)

b. Tại sao Đông Nam Bộ lại trở thành vùng chuyên canh cây công
nghiệp lớn nhất cả nước ?
– Vùng có tài nguyên thiên nhiên thuận lợi.
+ Đất đỏ badan (chiếm 40% diện tích) và đất xám phù sa cổ.
+ Khí hậu cận Xích Đạo, thời tiết khá ổn định rất thuận lợi phát triển cây công
nghiệp nhiệt đới.
– Vấn đề an ninh lương thực được đảm bảo (gần kề đồng bằng sông Cửu
Long là vùng sản xuất lương, thực phẩm lớn nhất cả nước)

9


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

– Lực lượng lao động đông đảo, có kinh nghiệm trong sản xuất và chế
biến sản phẩm cây công nghiệp.
– Cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, các dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ
phát triển.
– Sản phẩm cây công nghiệp là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nên được
chính phủ đầu tư.
Như vậy, Đông Nam Bộ đã hội tụ đủ các nhân tố hình thành vùng
chuyên canh.
Câu 4. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học để hoàn
thành yêu cầu sau :
a. Trình bày khái niệm phân bố dân cư ? Em có nhận xét gì về sự
phân hoá dân số nước ta hiện nay.
b. Tại sao vấn đề dân số ở đồng bằng sông Hồng lại có ý nghĩa quan
trọng trong phát triển kinh tế – xã hội vùng ?
c. Để sử dụng hợp lí nguồn lực dân số, chính phủ cần phải có những
giải pháp gì ?

 Trả lời :
a. Khái niệm phân bố dân cư. Nhận xét về sự phân hoá dân số nước
ta.
* Phân bố dân cư : Là sự sắp xếp số dân một cách tự phát hoặc tự giác
trên một lãnh thổ phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu nhất định của xã
hội.
* Nhận xét sự phân hoá dân số nước ta.
– Dân số nước ta phân hoá không đều theo không gian và thời gian.
– Giữa đồng bằng với trung du và miền núi.
+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ, nhưng dân số lại chiếm tới gần 80
%. Trong đó tập trung lớn nhất là đồng bằng sông Hồng, mật độ 1225
người/km2 (2006)
+ Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long mật độ dân số giao động từ 459
 551 người/km2 (2006).
+ Khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ mật độ khoảng 200 người/km 2.
+ Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất cả
nước, giao động từ 50  200 người/km2. Nhiều tỉnh như Điện Biên, Lai Châu,
Kon Tum … mật độ nhiều nơi dưới 50 người/km2.
– Giữa thành thị và nông thôn.

10


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

+ Năm 2007, dân số thành thị chiếm 27,5 %, so với năm 2005 tăng 0,6%,
nhưng mức độ tăng chậm. Trong lúc dân số nông thôn lại chiếm 72,5% (2007).
+ Giữa các đô thị lại có sự phân hoá, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mật
độ dân số cao nhất, có nơi lên đến 37 nghìn người/km 2(quận Hoàn Kiếm Hà
Nội). Vùng ven đô thị mật độ dân số giảm dần.

– Việc phân bố dân số không hợp lí làm ảnh hưởng đến việc sử dụng lao
động, và khai thác tài nguyên giữa các vùng kinh tế.
b. Tại sao vấn đề dân số ở đồng bằng sông Hồng lại có ý nghĩa quan
trọng trong phát triển kinh tế – xã hội vùng ?
 Giải thích :
* Vấn đề dân số đồng bằng sông Hồng :
– Mật độ dân số cao nhất cả nước (1225 người/km 2 – 2006) gấp 4,9 lần
trung bình cả nước, gấp 3 lần đồng bằng sông Cửu Long, 10 lần miền núi trung
du phía Bắc, 17,6 lần so với Tây Nguyên.
– Dân số tập trung đông vì : (3 ý)
+ Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
+ Có lịch sử khai thác lâu đời.
+ Tập trung nhiều ngành kinh tế hoạt động, các dịch vụ phát triển.
– Hậu quả :
+ Sức ép lên tài nguyên và môi trường.
 Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp (0,05 ha/ người), chỉ bằng
1/3 đồng bằng Sông Cửu Long, ít có khả năng mở rộng, lại bị thu hẹp do quá
trình đô thị hoá và phát triển giao thông vận tải.
 Sức ép của hoạt động kinh tế (nông nghiệp)  đất giảm độ phì. Tài nguyên
nước bị ô nhiễm, khan hiếm ở một số vùng, đặc biệt là thành phố.
+ Sức ép lên sự phát triển kinh tế – xã hội :
 Sức sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu tích luỹ và cải thiện đời sống nhân dân.
Thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn  lãng phí nhân lực.
+ Sức ép lên chất lượng cuộc sống : chất lượng y tế, văn hoá, giáo dục và kể cả
thu nhập GDP trên đầu người thấp.
c. Những giải pháp để phát huy hiệu quả nguồn lực :
– Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy
mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch
hoá gia đình.
– Xây dựng chính sách di dân phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư,

lao động giữa các vùng.
11


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

– Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát
triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng hiệu quả
nguồn lao động.
– Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trong lãnh thổ, đảm bảo
tính chiến lược lâu dài. Ổn định đời sống nhân dân, khai thác tốt hơn tiềm năng
của những vùng thưa dân nhưng thiếu lao động.
– Hợp tác quốc tế về lao động, có biện pháp mạnh và chính sách cụ thể
để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.
Câu 5. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy :
a. Trình bày sự phân bố các loại cây công nghiệp chính của nước ta.
b. Kể các vùng có diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng
diện tích gieo trồng đã sử dụng từ 20 % đến 30%, 30%  50 % và trên 50
%.
c. Tại sao Tây Nguyên vừa có thể phát triển cây công nghiệp nhiệt đới
(cao su, hồ tiêu, điều...), đồng thời cũng có thể phát triển cây công nghiệp
cận nhiệt (chè, cà phê chè...) ?
 Trả lời :
a. Sự phân bố các loại cây công nghiệp chính của nước ta. (trang 19
kết hợp các trang vùng kinh tế)
* Cây hàng năm :
– Cây mía : Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hoà, Đồng Nai, Tây
Ninh, Long An, Hậu Giang.
– Cây lạc : Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tây Ninh.
– Cây thuốc lá : Cao Bằng, Lạng Sơn, Tây Ninh.

– Cây bông : Điện Biên, Sơn La, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận.
* Cây lâu năm :
– Cây hồ tiêu : ĐắcLăk, ĐắkNông, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai.
– Cây chè : Hà Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lâm
Đồng.
– Cây cà phê : Kon Tum, Gia Lai, ĐắcLăk, Lâm Đồng, Bình Phước,
Đồng Nai.
– Cây Dừa : Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau.
– Cây cao su : Kon Tum, Gia Lai, ĐắcLăk, Bình Phước, Bình Dương,
Đồng Nai.

12


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

b. Kể các vùng có diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng
diện tích gieo trồng đã sử dụng từ 20 % đến 30%, 30%  50 % và trên 50
%.
(trang 19 – dựa vào thang màu)
– Diện tích gieo trồng cây công nghiệp từ 20 % đến 30%, phân bố hầu
hết các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ (trừ Hà Giang, Bắc Giang, Lai Châu,
Điện Biên và Quảng Ninh), các tỉnh Bắc Trung Bộ như : Thanh Hoá, Hà Tỉnh,
Quảng bình, Thừa Thiên Huế …
– Diện tích gieo trồng cây công nghiệp 30%  50 % : Hà Giang, Bắc
Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận và
Tây Ninh …
– Diện tích gieo trồng cây công nghiệp trên trên 50 % : Các tỉnh khu vực
Tây Nguyên, và Đông Nam Bộ (trừ Kon Tum và Tây Ninh).
c. Tại sao Tây Nguyên vừa có thể phát triển cây công nghiệp nhiệt

đới, đồng thời cũng có thể phát triển cây công nghiệp cận nhiệt ?
* Nguyên nhân :
– Tây Nguyên nằm ở vĩ độ cận Xích Đạo, có 2 mùa mưa và khô, nên
cho phép phát triển cây công nghiệp nhiệt đới như : cà phê, cao su, hồ tiêu,
điều …
– Địa hình Tây Nguyên là khối cao nguyên rộng lớn, như cao nguyên
Lâm Viên, cao nguyên Kon Tum và cao nguyên Di Linh (độ cao từ 1500 m 
2000 m), vì vậy Tây Nguyên có sự phân hoá khí hậu theo độ cao. Đây là điều
kiện phát triển các loại cây cận nhiệt như : chè, cà phê chè…
Câu 6. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy :
a. Chứng minh rằng tài nguyên du lịch của nước ta tương đối
phong phú và đa dạng.
b. Nhận xét về cơ cấu khách du lịch quốc tế đến nước ta từ 2000

 2007.
 Trả lời :
a. Tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và đa dạng .
(trang 25)
* Tài nguyên du lịch tự nhiên :
– Địa hình (di sản thiên nhiên thế giới, hang động). Dẫn chứng…
– Tài nguyên nước (nước khoáng, sông, hồ). Dẫn chứng…
– Du lịch biển, thắng cảnh. Dẫn chứng…
– Tài nguyên sinh vật và khí hậu.
* Tài nguyên nhân văn :
13


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

– Di sản văn hoá thế giới (di vật thể và phi vật thể) Dẫn chứng…

– Di tích lịch sử, cách mạng. Dẫn chứng…
– Lễ hội truyền thống. Dẫn chứng…
– Làng nghề truyền thống. Dẫn chứng…
b. Nhận xét về cơ cấu khách du lịch quốc tế đến nước ta từ 2000
 2007 (trang 25).
– Tổng lượng khách du lịch nước ta từ 2000  2007 tăng nhanh (1.8
lần). Nhưng có sự phân hoá về khách du lịch.
– Cơ cấu khách du lịch nước ta chủ yếu là khách châu Á như : Trung
Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản… Đáng chú ý lượng khách đến từ các
nước Đông Nam Á xu hướng tăng về tỉ trọng (2000 là 7,9% đến 2007 tăng lên
16,5%) và chiếm tỉ trọng cao nhất, kế đến là Hàn Quốc tăng 8,8% và Nhật Bản
tăng 3,2%. Riêng Trung Quốc giảm (9,4%), nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong
cơ cấu (2007).
– Tỉ trọng khách du lịch châu Âu và châu Mỹ còn khiêm tốn, dao
động từ 2,5 %  9,7%. Điều này chứng tỏ chiến lược đầu tư du lịch còn hạn
chế, trong đó có công tác quảng bá du lịch.
Câu 7. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so
sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Trung du
miền núi Bắc Bộ.
 Trả lời :
1. Giống nhau :
– Hai vùng đều là miền núi và trung du.
– Có điều kiện phát triển cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp
dài ngày.
– Nhân dân có kinh nghiệm trong sản xuất và chế biến sản phẩm cây
công nghiệp.
– Hai vùng đều chuyên môn hoá về cây công nghiệp.
2. Khác nhau :
a. Tài nguyên thiên nhiên :
– Địa hình :

+ Đông Nam Bộ địa hình đồi lượn sóng, độ cao phần lớn dưới 200 m.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu đồi núi thấp và trung bình, độ cao phổ
biến từ 500  1500 m.
– Tài nguyên đất :
+ Đông Nam Bộ có đất đỏ badan (40% diện tích) và đất xám phù sa cổ.
14


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

+ Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu đất feralit phát triển trên đá phiến, đá
gơnai và đá mẹ khác.
– Tài nguyên khí hậu :
+ Đông Nam Bộ khí hậu mang tính chất cận Xích Đạo, có hai mùa mưa và
khô.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng có một mùa
đông lạnh và lạnh vừa.
b. Kinh tế – xã hội :
– Đông Nam Bộ mật độ dân số cao, tập trung nhiều lực lượng lao
động lành nghề, cơ sở hạ tầng phát triển, có nhiều trung tâm công nghiệp lớn.
– Trung du miền núi Bắc Bộ mật độ dân số thấp, có nhiều dân tộc ít
người, cơ sở hạ tầng chưa phát triển.
c. Sản xuất cây công nghiệp :
– Đông Nam Bộ có mức độ tập trung sản xuất cao, chủ yếu trồng cây
có nguồn gốc nhiệt đới (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía …)
– Trung du miền núi Bắc Bộ mức độ tập trung thấp, sản xuất phân
tán. Chủ yếu phát triển cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè, trẩu, hồi, sở, …)
d. Vị trí sản xuất của vùng :
– Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp trọng điểm số
1 của nước ta.

– Trung du miền núi Bắc Bộ có diện tích tự nhiên lớn, nhưng là vùng
chuyên canh cây công nghiệp thứ 3.
Câu 8. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy
phân tích các thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển công nghiệp Đông
Nam Bộ.
 Trả lời :
a. Các thế mạnh :
– Vị trí địa lí thuận lợi : (trang 4,5 và trang 29)
+ Đông Nam Bộ giáp Tây nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng
sông Cửu Long, đây là những vùng sản xuất cây công nghiệp, cây lương thực –
thực phẩm và cây ăn quả lớn nhất cả nước, đồng thời là thị trường tiêu thụ rộng
lớn.
+ Vùng là đầu mối giao thông vận tải quan trọng của phía Nam (đường bộ,
đường biển và đường hàng không)
– Tài nguyên : dầu khí trên thềm lục địa, đất sét làm nguyên liệu xây
dựng và tiềm năng thuỷ điện (trên sông Đồng Nai và sông Bé).

15


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

– Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao. Cơ sở hạ tầng và các
dịch vụ phát triển công nghiệp khá hoàn thiện (giao thông vận tải, thông tin
liên lạc, tài chính ngân hàng, tư vấn đầu tư … )
– Đông Nam Bộ nằm trong chiến lược phát triển kinh tế trọng điểm
phía Nam nên được chính phủ đầu tư. Vùng có khả năng thu hút đầu tư trong
và ngoài nước mạnh, với các trung tâm công nghiệp lớn : thành phố Hồ Chí
Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu và Thủ Dầu Một).
b. Hạn chế :

– Mùa khô kéo dài, nên hạn chế trong cung cấp nước cho công
nghiệp và các nhà máy thuỷ điện (hồ Trị An, Thác Mơ …)
– Cơ sở năng lượng của vùng đã được đầu tư, nhưng chưa đáp ứng
đủ nhu cầu phát triển công nghiệp.
– Vùng tập trung nhiều trung công nghiệp, nên khả năng ô nhiễm
môi trường cao.
Câu 9. Dựa vào Átlát để hoàn thành các yêu cầu sau :
a. Lập bảng số liệu về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng của cả nước phân theo thành phần kinh tế từ 1995 
2007.
b. Tính tỉ trọng về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng qua các năm.
c. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng mức
bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng qua các năm. Nhận xét và
giải thích sự thay đổi trên.
Trả lời :
a. Lập bảng số liệu về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng của cả nước phân theo thành phần kinh tế từ 1995  2007.
– Học sinh dựa vào Átlat trang 24, lập bảng số liệu.
(đơn vị : tỉ đồng)
Năm
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

1995

2000

2005

2007


600

3461

18247

27644

93193
27367

177744
39206

399871
62176

638842
79673

Khu vực ngoài nhà nước
Khu vực nhà nước

b. Tính tỉ trọng về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng :
Đơn vị (%)
Năm
1995
2000

2005
2007
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
0,5
1,6
3,8
3,7

16


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

Khu vực ngoài nhà nước

76,9

80,6

83,3

85,6

Khu vực nhà nước

22,6

17,8

12,9


10,7

c. Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích :
* Vẽ biểu đồ :

* Nhận xét và giải thích :
– Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước
phân theo thành phần kinh tế từ 1995  2007 tăng rất nhanh (6,2 lần), nhưng
có sự thay đổi theo hướng.
Giảm tỉ trọng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khu vực thành phần
nhà nước (11,9%), tăng tỉ trọng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành
phần kinh tế ngoài nhà nước (8,7%) và vốn đầu tư nước ngoài (3,2%).., nhưng
trong đó thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh hơn và chiếm ưu thế
trong cơ cấu bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ (85,6% – 2007).
* Giải thích :
– Kể từ năm 2000 khi luật doanh nghiệp ra đời, các thành phần kinh tế
thực sự phát huy có hiệu quả. Đặc biệt doanh nghiệp có vốn ngoài nhà nước và
doanh nghiệp vốn đầu tư từ nước ngoài. Vì vậy sản phẩm của các thương hiệu
trong nước đã khẳng định được chổ đứng trong thị trường, đây là điều kiện để
tạo việc làm cho lực lượng lao động, nâng cao thu nhập, kích thích khả năng
cung và cầu.
17


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

– Với chiến lược hội nhập cùng phát triển, đặc biệt sau khi nước ta kí
hiệp định thương mại Việt – Mỹ (2001), tham gia thị trường APTA, và trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, thì hàng hoá trong nước rất đa

dạng và phong phú. Trong giai đoạn này sự hợp tác của các tổ chức trong xã
hội tăng lên, công tác quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu dùng phát triển
với nhiều hình thức khác nhau, các dịch vụ tiêu dùng phát triển rộng khắp. Đây
là điều kiện để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, các doanh nghiệp tăng sức
cạnh tranh.
Câu 10. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy viết một báo cáo
ngắn về tiềm năng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai.
Đây là dạng bài tập tổng hợp các kiến thức cơ bản và kĩ năng địa lí. Bài
tập có thể viết dưới dạng một ngành, một tỉnh hay một vùng kinh tế … vì vậy
thí sinh phải đọc kỉ đề để xác định mục đích yêu cầu. Thông thường bài viết
dưới dạng này, thí sinh phải đi từ khái quát đến chi tiết, sau đó khẳng định lại
vấn đề. Đối với yêu cầu trên chúng ta nên triển khai theo hướng sau :
 Trả lời :
Tỉnh Đồng Nai có diện tích : 5903,4 km 2; dân số : 2290,2 nghìn người (2008).
1. Đánh giá về tiềm năng phát triển.
a. Thuận lợi :
– Vị trí địa lí : (nêu vị trí tiếp giáp, và ý nghĩa kinh tế)
– Tài nguyên thiên nhiên :
+ Tài nguyên (TN) đất : chủ yếu đất đỏ ba dan, độ phì cao, diện tích lớn  là
điều kiện để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp như : cà phê,
cao su, hồ tiêu, điều …
+ Khí hậu cận Xích Đạo, thời tiết khá ổn định là điều kiện để phát triển kinh tế,
đặc biệt là nông nghiệp.
+ Sông ngòi : hệ thống sông Đồng Nai, có trữ năng lớn  thuỷ điện.
+ TN rừng : độ che phủ từ 20 %  40 %, chủ yếu là rừng phòng hộ. Vùng có
rừng quốc gia Cát Tiên là nơi bảo tồn động thực vật quý hiếm.
– Kinh tế – xã hội :
+ Lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề cao  điều liện phát triển kinh tế,
đặc biệt công nghiệp và dịch vụ.
+ Cơ sở hạ tầng khá phát triển, như : giáo dục, y tế, các dịch vụ phục vụ sản

xuất và tiêu dùng.
+ Là tỉnh có nhiều mô hình kinh tế năng động, đáng chú ý là các loại hình công
nghiệp và dịch vụ  khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước mạnh.
b. Khó khăn :

18


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

– Mùa khô kéo dài nên ảnh hưởng đến xản xuất và sinh hoạt.
– Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
– Hiện tượng ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và dịch vụ.
2. Các ngành kinh tế :
– Nông nghiệp : hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng
năm và lâu năm, trong đó đáng chú ý là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu
năm như : cà phê, hồ tiêu, điều đặc biệt là cao su có diện tích và sản lượng lớn
nhất toàn quốc.
– Công nghiệp : Biên Hoà là một trong bốn trung tâm công nghiệp lớn
nhất khu vực phía Nam, cơ cấu ngành đa dạng như : cơ khí, luyện kim, hoá
chất, điện tử, dệt may, công nghiệp xây dựng …
– Dịch vụ : đây là ngành phát triển mạnh, có vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế – xã hội vùng, nổi bật như ngành giao thông vận tải, thông tin
liên lạc, tài chính, ngân hàng, thương mại …
Kết luận : Đồng Nai là tỉnh có nguồn lực phát triển kinh tế mạnh, nhưng
để phát triển kinh tế theo chiều sâu và mang tính bền vững, tỉnh cần chú trọng
phát triển cơ sở vật chất kỉ thuật, nâng cao trình độ dân trí và lực lượng lao
động, nhưng cần chú ý vấn đề môi trường.
Câu 11. Sử dụng Atlat và kiến thức đã học hãy :
a. Trình bày cách hiểu về vùng kinh tế trọng điểm.

b. Tính giá trị thực của 3 vùng kinh tế trọng điểm năm 2005 và 2007.
c. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu GDP của các vùng
kinh tế trọng điểm so với cả nước.
 Trả lời :
a. Khái niệm :
Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các thế mạnh, tập
trung tiềm lực kinh tế, hấp dẫn các nhà đầu tư, có tỉ trọng lớn trong cơ cấu
GDP và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế đất nước.
b. Tính giá trị thực về GDP của 3 vùng kinh tế trọng điểm năm 2005
và 2007.
Đơn vị : tỉ đồng
Các vùng trọng điểm kinh tế
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
19

2005

2007

158.610,9

239.036,4

44.478,2

64.048,0

358.343,1


404.875,1


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

Các vùng khác

277.778,8

435.755,4

c. Nhận xét và giải thích :
– Tổng thu nhập trong nước từ 2005  2007 tăng khá nhanh (1,4 lần),
nhưng có sự thay đổi về cơ cấu.
– Tăng tỉ trọng vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (2,0%) và kinh tế trọng
điểm miền Trung (0,3%);
Giảm tỉ trọng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (7,3%).
* Giải thích :
– Sau năm 2000, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung được mở rộng về đơn vị hành chính. Một số ngành kinh tế
trọng điểm được hình thành và phát triển với quy mô ngày càng lớn như : sản
xuất ô tô, đóng tàu biển, điện tử, hoá dầu… Nhóm các ngành dịch vụ kinh
doanh (vận tải, tài chính, bảo hiểm…), và dịch vụ tiêu dùng (du lịch, y tế, giáo
dục, thể thao … ) phát triển mạnh.
– Các nguồn lực phát triển kinh tế được phát tuy có hiệu quả như :
nguồn nhân lực, vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên.
Những nguyên nhân trên đã tác động đến nhịp độ tăng trưởng GDP của
các vùng kinh tế trọng điểm, kết quả tỉ trọng GDP các vùng thay đổi, nhưng
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất (35,4 % –

2007).
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
Năm học 2008 – 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện dạy
– học theo chương trình sách giáo khoa mới lớp 12 trên toàn quốc. Nội dung
chương trình và kiến thức trong sách giáo khoa có nhiều thay đổi so với
chương trình và sách giáo khoa cũ. Đó là điều lo lắng đối với thầy cô giáo và
học sinh để bước vào các kì thi, trong đó có môn Địa lí. Để giúp các em học
sinh vượt qua những trở ngại ngay từ năm học đầu tiên, ôn thi theo nội dung
chương trình sách giáo khoa mới đạt được kết quả tốt, chúng tôi nghiên cứu
biên soạn tài liệu “Phương pháp sử dụng Atlat Địa lí lớp 12”. Trong hội nghị
bàn về vấn đề ôn thi tốt nghiệp do sở giáo dục tổ chức vào trung tuần tháng 4
năm 2009, phần tài lịêu này đã được các trường ủng hộ và đem về nghiên cứu
để áp dụng cho ôn thi tốt nghiệp.
Ngoài trường chuyên Trần Hưng Đạo, thì còn có các trường huyện, thị
xã trong tỉnh như : trường THPT Hàm Thuận Bắc, trường Nguyễn Thị Minh
Khai, trường Tánh Linh, trường Nguyễn Văn Trổi, trường Lí Thường Kiệt,
trường Hùng Vương và trường THPT Nguyễn Văn Linh…). Kết quả tài liệu
trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh trong nghiên cứu và học
tập. Tại hội nghị triển khai về vấn đề tích hợp môi trường trong môn Địa Lí (13
20


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

– 08 – 2009). Chúng tôi đã nhận được thông tin phản hồi và sự ủng hộ nhiệt
tình của anh (chị) em giáo viên vì :
– Tài liệu “Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí lớp 12”, đã giúp học sinh giảm
bớt thói quen học thuộc, rèn luyện được kỉ năng tự học trong môn Địa Lí.
– Học Atlat giúp học sinh rèn luyện tốt kỉ năng Địa Lí như : kỉ năng thống kê
và tính toán số liệu, kỉ năng đọc bản đồ, phân tích và so sánh các đối tượng

trên một không gian lãnh thổ (khu vực, miền tự nhiên hoặc vùng kinh tế…)
– Điều quan trong nhất là giúp cho học sinh thuận lợi trong làm bài kiểm tra,
giáo viên thuận lợi trong đánh giá chất lượng học sinh, đặc biệt tạo cơ hội có
điểm cao trong kì thi tốt nghiệp THPT. Thực tế trong kì thi tốt nghiệp vừa qua,
tỉ lệ môn Địa Lí các trường trên đều đạt trên 75 % điểm khá tốt. Kết quả này là
nguồn động viên lớn cho chúng tôi trong quá trình biên soạn tài liệu và đồng
thời khẳng định được đề tài chúng tôi nghiên cứu có tính hiệu quả cao.
IV. KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN :
Để học tốt môn Địa Lí, ngoài việc nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu
tham khảo, thì Atlat đóng vai trò cực kì quan trọng trong hình thành kỉ năng
Địa Lí cho học sinh. Năm học 2008 – 2009, khi Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban
hành sách giáo khoa Địa Lí lớp 12 mới, chúng tôi mạnh dạn đề xuất với Phòng
Phổ Thông tổ chức hội nghị Địa lí vào tháng 4 – 2009, nội dung bàn về vấn đề
sử dụng Atlat trong môn Địa Lí. Trong cơ cấu đề kiểm tra định kì của các
trường phổ thông trong toàn tỉnh, hội nghị đã thống nhất, phần nội dung Atlat
trong đề kiểm tra chiếm từ 3  4 điểm (30%  40%), tỉ lệ điểm này phù hợp
với cơ cấu điểm trong đề thi tốt nghiệp, đồng thời phù hợp với quan điểm mà
ban nội dung của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã triển khai trong hội nghị thay
sách giáo khoa Địa Lí lớp 12 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Qua phân tích đánh giá, hội nghị thống nhất cao về quan điểm sử dụng
Atlat trong học tập, nghiên cứu môn Địa Lí đối với học sinh và giáo viên. Qua
thời gian sử dụng chúng tôi thấy, việc sử dụng Atlat trong học tập và trong
kiểm tra đánh giá, nó không chỉ rút ngắn thời gian cho học sinh trong quá trình
học, mà còn giúp học sinh nâng cao chất lượng, rèn luyện được kỉ năng Địa lí
như : đọc bản đồ, phân tích lát cắt địa hình hoặc phân tích các mối quan hệ
giữa các nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế – xã hội mà sách giáo khoa không
đáp ứng được yêu cầu đó. Xuất phát từ tính hiệu quả của sử dụng Atlat trong
học tập và kiểm tra thi cử, chúng tôi nhận thấy đây là đề tài có tính phổ biến rất
rộng rãi. Nắm bắt được tầm quan trọng của Atlat, năm học 2008 – 2009 chúng
tôi đã kết hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản cuốn sách “

Phương pháp ôn luyện thi Địa lí lớp 12 đạt hiệu quả cao”. Mục đích là đáp
ứng yêu cầu cho học sinh ôn thi tốt nghiệp lớp 12, trong đó có tỉnh Bình
Thuận. Trong hội nghị Địa lí bàn về vấn đề ôn thi tốt nghiệp lớp 12 đạt hiệu
quả cao (tổ chức vào ngày 09 – 04 – 2010 tại trường Phan Bội Châu). Sử dụng
Atlát để ôn thi tốt nghiệp là một chủ đề chính của hội nghị, chúng tôi đã triển

21


ti : Phng phỏp s dng Atlat a Lớ Vit Nam GV : Mai Xuõn Phong

khai thnh cụng ti ny, v c hi ngh thng nht a ni dung ti
ny ph bin rng ri trong ton tnh.
ti Phng phỏp s dng Atlat a Lớ lp 12, õy l mt trong
bn ni dung chớnh ca chỳng tụi c Nh xut bn giỏo dc Vit Nam
xut bn thỏng 4 nm 2009 v tỏi bn vo thỏng 04 2010 v thỏng 04
2011. Thc cht chỳng tụi ó chun b ti ny t nm 2003. Thi im ny
chỳng tụi ch ỏp dng cho vic bi dng hc sinh gii cp tnh v cp quc
gia. n 2005, chỳng tụi mi nhõn rng ra cỏc i tng hc sinh ca ba
trng, ú l trng THPT chuyờn Trn Hng o, trng THPT Lờ Li v
trng THPT Phan Bi Chõu. n nm hc 2008 2009 chỳng tụi mi cú dp
cụng b bn quyn tỏc gi.
Trong nhng nm gn õy, i mi phng phỏp trong dy hc l
yờu cu khụng th thiu c i vi hc sinh v giỏo viờn, vỡ vy phng
phỏp khai thỏc Atlat s gúp phn giỳp cho giỏo viờn v hc sinh thun li trong
quỏ trỡnh hc tp v nghiờn cu. Chỳng tụi hy vng rng ni dung ti s
giỳp cho hc sinh gim bt thi gian hc tp, thay i cỏch ngh v cỏch hc
i vi b mụn a lớ v c bit em li kt qu cao trong cỏc kỡ thi.
Phan Thieỏt, ngaứy 02 thaựng 05
naờm 2013

Ngi thc hin

Mai Xuõn Phong

22


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

XẾP LOẠI CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
.....................................................................................
XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................

...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...............................
XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
23


Đề tài : Phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam – GV : Mai Xuân Phong

...................................................................................................
...................................................................................................
................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...............

...................................................................................................
.......................

24



×