Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn cụm công nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM NGỌC THỤY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN CỤM CÔNG NGHIỆP
HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM NGỌC THỤY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN CỤM CÔNG NGHIỆP
HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Thị
Tuyết Oanh.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được công bố trong các luận văn khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 3 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Ngọc Thụy

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Sau đại
học, khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã
tận tình giảng dạy, giúp đỡ và chỉ dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo
PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh, người hướng dẫn khoa học, đã chu đáo, tận tình

hướng dẫn em thực hiện đề tài này.
Tôi chân thành cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thái
Bình, các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên các phòng ban chuyên môn của Sở Giáo
dục và Đào tạo Thái Bình, các đồng chí lãnh đạo, giáo viên, nhân viên và các em học
sinh trường trung học phổ thông Thái Phúc, Thái Thụy, Thái Bình đã nhiệt tình giúp
đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin dành lời cảm ơn chân thành tới người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã
động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài của mình.
Xin trân trọng cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 3 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Ngọc Thụy

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
BẢNG KÍ HIỆU CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ...... iv
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................................................vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...........................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................3

6. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3
8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .....................5
1.1. Sơ lược tổng quan nghiên cứu vấn đề.....................................................................5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................. 5
1.1.2. Ở Việt Nam ..........................................................................................................6
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ........................................................................8
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục ....................................................................................8
1.2.2. Giáo dục .............................................................................................................11
1.2.3. Hướng nghiệp ....................................................................................................11
1.2.4. Giáo dục hướng nghiệp ......................................................................................13
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ........................................................14
1.3. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông ......................16
1.3.1. Đặc điểm của học sinh THPT ............................................................................16
1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung của hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở
trường THPT ...............................................................................................................17
1.3.3. Ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông ..................................21

iii


1.3.4. Nguyên tắc và các con đường giáo dục hướng nghiệp ......................................22
1.4. Quản lý hoạt động GDHN ở trường trung học phổ thông ....................................24
1.4.1. Vị trí, vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường
trung học phổ thông .....................................................................................................24
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động GDHN của Hiệu trưởng ở trường phổ thông ...............26
1.5. Đặc điểm của hoạt động hướng nghiệp ở trường THPT trên địa bàn cụm
công nghiệp. ................................................................................................................28
1.5.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội, giáo dục của khu công nghiệp ...................................28

1.5.2. Yêu cầu đặt ra đối với quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT trên
địa bàn cụm công nghiệp ............................................................................................. 29
Kết luận chương 1 ........................................................................................................31
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN CỦA HIỆU
TRƯỞNG TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN CỤM CÔNG NGHIỆP HUYỆN
THÁI THỤY, THÁI BÌNH .......................................................................................32
2.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Thái Thụy...............32
2.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện nay ...............32
2.1.2. Tình hình giáo dục ở các trường THPT trên địa bàn cụm công nghiệp huyện
Thái Thụy .....................................................................................................................33
2.2. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường
THPT trên địa bàn khu công nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình .....................41
2.2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng .......................................................................41
2.2.2. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại trường THPT trên địa bàn
khu công nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ....................................................42
2.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT trên địa
bàn khu công nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình .............................................53
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong
trường THPT trên địa bàn khu công nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình .........62
2.3.1. Mặt mạnh ...........................................................................................................62
2.3.2. Hạn chế ..............................................................................................................63
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................................64
Kết luận chương 2 ........................................................................................................66

iv


Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP Ở TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN KHU CÔNG NGHIỆP HUYỆN
THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH ...........................................................................67

3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp ......................................................67
3.1.1. Những định hướng ............................................................................................. 67
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................68
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của Hiệu trưởng trong
trường THPT trên địa bàn khu công nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình .........70
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho giáo viên, học
sinh, phụ huynh và các lực lượng xã hội về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh .....70
3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ giáo dục hướng
nghiệp cho cán bộ giáo viên nhà trường ......................................................................74
3.2.3. Biện pháp 3: Phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội tham gia giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh .......................................................................................... 75
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động tư vấn
hướng nghiệp ...............................................................................................................77
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động giáo dục
hướng nghiệp thông qua việc xây dựng tiêu chí thi đua trong giáo viên nhà trường .........78
3.2.6. Biện pháp 6. Tổ chức các hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tế của
địa phương có khu công nghiệp. ..................................................................................81
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................83
3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ........................84
3.3.1. Khái quát quá trình khảo sát ..............................................................................84
3.3.2. Kết quả khảo sát .................................................................................................85
Kết luận chương 3 ........................................................................................................87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................88
1. Kết luận ....................................................................................................................88
2. Khuyến nghị .............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................91
PHỤ LỤC

v



BẢNG KÍ HIỆU CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


: Cao đẳng

CMHS

: Cha mẹ học sinh

CNH, HĐH

: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CSVC

: Cơ sở vật chất

ĐH

: Đại học

ĐKDT

: Đăng ký dự thi

GD & ĐT

: Giáo dục và Đào tạo


GDHN

: Giáo dục hướng nghiệp

GDLĐ

: Giáo dục lao động

GDPT

: Giáo dục phổ thông

GDTX

: Giáo dục thường xuyên

GV

: Giáo viên

GVBM

: Giáo viên bộ môn

GVCN

: Giáo viên chủ nhiệm




: Hoạt động

HĐNK

: Hoạt động ngoại khóa

HS

: Học sinh

KHCN

: Khoa học công nghệ

KTTH

: Kỹ thuật tổng hợp

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

QLGD

: Quản lý giáo dục

QLNT

: Quản lý nhà trường


SHHN

: Sinh hoạt hướng nghiệp

SL/TS

: Số lượng/Tổng số

TB

: Trung bình

TCCN

: Trung cấp chuyên nghiệp

iv


TCN

: Trung cấp nghề

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông


TL

: Tỉ lệ

TN

: Tốt nghiệp

TNCS

: Thanh niên cộng sản

TS

: Tiến sĩ

TVHN

: Tư vấn hướng nghiệp

UBND

: Uỷ ban nhân dân

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới
(World - Trade - Organization)


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.a. Thống kê hạnh kiểm của học sinh năm học 2014-2015 .................. 34
Bảng 2.1.b. Thống kê học lực của học sinh năm học 2014-2015 ....................... 34
Bảng 2.2. Bảng thống kê điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 trong 5 năm ................ 35
Bảng 2.3. Bảng thống kê chất lượng giáo dục 3 năm học gần đây ..................... 35
Bảng 2.4. Cơ cấu đội ngũ biên chế có mặt tính đến 31/12/2015 ........................ 37
Bảng 2.5. Bảng thống kê chất lượng đội ngũ năm học 2015-2016 .................... 39
Bảng 2.6. thống kê tỷ lệ thi ĐH, CĐ, TCCN năm học 20154-2015 ................... 40
Bảng 2.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh .................... 45
Bảng 2.8: Đánh giá của học sinh về các hình thức tổ chức GDHN .................... 47
Bảng 2.9: Nhận xét của học sinh về mức độ tham gia của đội ngũ thực hiện
GDHN trong nhà trường .................................................................. 50
Bảng 2.10: Đánh giá của cán bộ, giáo viên về hiện trạng cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ GDHN .................................................................... 52
Bảng 2.9: Nhận xét của học sinh về mức độ tham gia của đội ngũ thực hiện giáo
dục hướng nghiệp trong nhà trường ................................................. 55
Bảng 2.12. Thực trạng phương pháp quản lý hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho
học sinh ........................................................................................... 57
Bảng 2.13: Đánh giá của CB, GV về hoạt động kiểm tra công tác giáo dục hướng
nghiệp của BGH nhà trường............................................................. 59
Bảng 2.14: Đánh giá của giáo viên về quản lý công tác xã hội hóa GDHN ....... 61
Bảng 3.1: Bảng biểu thể hiện mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đưa
ra trong đề tài .................................................................................. 85

v



DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp ............86
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý ...................................................10
Sơ đồ 1.2. Các thành tố của quản lý HĐGDHN .......................................................... 14
Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ của nội dung GDHN.............................................................. 19
Sơ đồ 1.4. Nội dung HĐ GDHN ..................................................................................20
Sơ đồ 1.5. Mối quan hệ giữa GDLĐ, GDHN, giáo dục KTTH ...................................23

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chỉ đạo hiện nay, Đảng ta đã xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của
công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, điều đó được thể hiện cụ thể trong Nghị Quyết 29-NQ/TW của Ban
chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà. Quan điểm chỉ đạo có nêu: "Phát triển giáo dục
và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học..."[24, tr.9]. Nghị quyết đã nêu rõ mục tiêu của công cuộc đổi mới là:
"Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,
năng lực công dân,phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học
sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền
thống, đạo đức, lối sống,..." [24, tr.10]. Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng cũng
nêu rõ: "Giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng, thúc đẩy dự phát
triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người-yếu tố cơ
bản để tăng trưởng kinh tế, xã hội nhanh chóng và bền vững" [21, tr.9].

Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay thì mục tiêu của "Giáo dục
hướng nghiệp" là phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách nghề nghiệp cho học
sinh, giúp cho các em hiểu về mình, hiểu yêu cầu của nghề nghiệp trên cơ sở đó các
em có sự lựa chọn phù hợp cho bản thân trong việc chọn ngành, chọn nghề.
Thái Thụy là một huyện ven biển thuộc tỉnh Thái Bình, dân số đông, vài năm
về trước điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, với vị trí chiến
lược của mình: có cảng biển Diêm Điền, có lực lược lao động dồi dào... vì thế đã
được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhiều dự án, nhà máy , xí nghiệp,
trong đó tiêu biểu là nhà máy nhiệt điện Mỹ Lộc, nhà máy hóa chất Thái Thọ, xây
dựng và phát triển cảng biển Diêm Điền...
Nhờ có những dự án đó mà từ một miền quê nghèo, thuần nông, Thái Thụy
đã dần chuyển mình trở thành địa phương có nền kinh tế phát triển, đời sống

1


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×