Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Giải pháp tín dụng đối với hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.67 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Quảng Nam có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều so với mức bình
quân chung cả nước (23,87%/15%). Là một tỉnh nghèo nên nhu cầu
vốn để đầu tư, phát triển kinh tế của hộ nghèo là rất lớn. Đặc biệt
trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế thì nhu cầu tín dụng để phát
triển sản xuất hàng hoá với quy mô lớn là một tất yếu. Mặt khác
không ít hộ nghèo vẫn còn chưa tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của
chương trình tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh
Quảng Nam.
Từ những lý do trên, nghiên cứu: "Giải pháp tín dụng đối với hộ
nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Nam " là
đề tài có tính cấp thiết.
2. Mục tiêu của đề tài:
Trên cơ sở điều tra hệ thống dữ liệu đầy đủ, đề tài sẽ tiến hành
phân tích thực trạng về hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo trong
giai đoạn 2003-2007 của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam,
nhằm đánh giá được những thành quả, hạn chế của hoạt động tín
dụng trong thời gian qua và phân tích nguyên nhân của hạn những
chế này. Từ đó nghiên cứu kiến nghị một số giải pháp mở rộng tín
dụng đối với hộ nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tiến hành nghiên cứu các hoạt động tín dụng đối với hộ
nghèo trong toàn bộ hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng
Chính sách Xã hội tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2003-2007 tại chi
nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Quảng Nam.


2



4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp
điều tra, tổng hợp, so sánh để phân tích thực trạng tín dụng đối với
các hộ nghèo qua các năm tại Chi nhánh, nhằm giải quyết vấn đề của
luận văn.
5. Kết cấu của luận văn:
Luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo trong nền kinh tế
thị trường.
Chương 2: Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo của
NHCSXH Quảng Nam.
Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ nghèo tại Chi
nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam.
Chương 1
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Tín dụng đối với hộ nghèo
1.1.1. Tổng quan về đói nghèo và sự cần thiết phải xoá đói giảm
nghèo
1.1.1.1. Khái niệm về nghèo
Nghèo là một khái niệm dùng để chỉ mức sống của một nhóm
người, một cộng đồng, một số quốc gia thấp hơn so với mức sống của
một nhóm người, một cộng đồng hay một số quốc gia khác theo một
chẩn mực nhất định nào đó được coi là giàu hơn.
1.1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của hộ nghèo
Phần lớn hộ nghèo sinh sống ở khu vực nông thôn, thiếu tư liệu,
kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, trình độ học vấn thấp bị hạn
chế về khả năng tiếp cận kỹ năng sản xuất tiên tiến và những thông



3

tin thị trường hơn nữa thường chịu áp lực về chi phí gia đình. Trong
cuộc sống hằng ngày hộ nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những biến
cố khách quan.
1.1.2. Chuẩn mực phân loại hộ nghèo
Chuẩn nghèo (hay còn gọi là đường nghèo, ngưỡng nghèo hoặc
tiêu chuẩn nghèo) là công cụ để phân biệt người nghèo và người
không nghèo. Hầu hết chuẩn nghèo dựa vào thu nhập hoặc chi tiêu. Ở
nước ta chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010: đối với khu
vực nông thôn thì những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/người/tháng trở xuống, khu vực thành thị thì những hộ có mức
thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống.
1.1.3. Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo
Nghèo đói đi liền với lạc hậu, chậm tiến là trở ngại lớn đối với
phát triển. Nói một cách khác, xoá đói giảm nghèo là tiền đề của phát
triển. Khi kinh tế càng phát triển đã thúc đẩy nhanh hơn sự phân hoá
giàu nghèo.
Việt Nam đang trong qúa trình hội nhập và phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, tức là phát triển gắn liền với thực hiện công
bằng xã hội, hướng tới loại trừ tận gốc sự nghèo khổ. Do đó, giải
quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo sẽ trở thành cấp bách và xuyên suốt
tiến trình phát triển.
1.1.4. Tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo
1.1.4.1. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo
* Nguyên tắc vay vốn
* Điều kiện vay vốn
* Đối tượng hộ nghèo được vay vốn
Hộ nghèo được vay vốn được nhận diện theo chuẩn mực. Mỗi

một quốc gia có một chuẩn mực đói nghèo khác nhau.


4

* Mức cho vay:
Mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo được vay vốn tuỳ thuộc nhu
cầu vay vốn của hộ nghèo và khả năng huy động nguồn vốn có đựơc
để xác định mức cho vay.
* Lãi suất cho vay:
Với một mức lãi suất cho vay hợp lý, vừa tạo điều kiện cho hộ
nghèo phát huy hiệu quả của đồng vốn tăng thu nhập, cải thiện đời
sống, vừa đảm bảo bớt gánh nặng tài chính cho Nhà nước.
* Phương thức cho vay
Hiện nay, đang vận dụng cho vay theo hai phương thức đó là cho
vay trực tiếp và cho vay uỷ thác thông qua các tổ chức hội đoàn thể
chính trị xã hội.
1.1.4.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo
- Làm đầu mối để huy động mọi nguồn vốn dành cho người
nghèo.
- Góp phần cải thiện thị trường tài chính nông thôn, đảm bảo
nâng cao cuộc sống tinh thần vật chất cho hộ nghèo.
- Góp phần tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động
và tài nguyên thiên nhiên.
- Tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề
mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nông thôn.
- Tạo cho người dân không ngừng nâng cao trình độ sản xuất,
tăng cường hạch toán kinh tế đồng thời tạo tâm lý tiết kiệm tiêu dùng.
1.2. Kinh nghiệm của một số nước về việc phát huy tín dụng ngân
hàng trong việc xoá đói giảm nghèo

1.2.1.Kinh nghiệm cấp tín dụng đối với người nghèo ở
Băng - la -đét.
Nét đặc biệt nhất của ngân hàng Grameen là không dựa trên bất
kỳ khoản thế chấp hoặc hợp đồng mang tính pháp lý nào, tín dụng


5

Grameen dựa vào “lòng tin” thông qua tổ nhóm vay vốn với mức lãi
suất cho vay theo lãi suất thị trường.
1.2.2. Kinh nghiệm tín dụng cho người nghèo đô thị tại Nam Phi
Điểm nổi bật ở đây là ứng dụng công nghệ hiện đại thông qua hệ
thống ATM để cung cấp các dịch vụ tài chính cần thiết cho đại bộ
phận dân cư nghèo tại đô thị.
1.2.3. Hệ thống tổ chức tín dụng chính sách của Nhật Bản:
Trong tín dụng ưu đãi tại Nhật vai trò điều tiết của Nhà nước rất
lớn từ việc hỗ trợ về lãi suất, điều kiện vay vốn và nguồn vốn huy
động, nhưng cũng từng bước giảm dần sự bao cấp của Nhà nước, tạo
dựng tính bền vững trong hoạt động của mình trên thị trường tài
chính.
1.2.4. Kinh nghiệm về cung cấp vốn cho hộ nghèo trong xoá đói
giảm nghèo ở Trung quốc:
Phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng nghèo đã tạo đà cho hộ nghèo
phát huy được nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đồng thời cân đối được
nguồn vốn đối ứng giữa trung ương và địa phương trong tổng đầu tư
đối với hộ nghèo. Ngoài việc phát huy nội lực, Trung Quốc còn mở
rộng quan hệ hợp tác, tranh thủ sự viện trợ của các tổ chức quốc tế.
Qua đó đúc kết một số kinh nghiệm sau:
- Về mạng lưới: cần xây dựng mô hình hoạt động gần dân nghèo
nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quan hệ với ngân hàng.

- Về lãi suất cho vay: nên áp dụng lãi suất theo cơ chế thị trường
để bù đắp chi phí đồng thời kích thích người dân sử dụng hiệu quả
đồng vốn vay.
- Về phương pháp cho vay: vận dụng phương pháp cho vay theo
nhóm, các hộ trong nhóm tự giám sát nhau thể hiện tính cộng đồng
trách nhiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Về hỗ trợ công nghệ: ứng dụng công nghệ hiện đại để đa dạng
các dịch vụ tài chính cho người người nghèo.


6

- Về các chính sách hỗ trợ khác: như về cơ sở hạ tầng, chương
trình khuyến nông, khuyến ngư…
Chương 2
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẢNG NAM
2.1. Thực trạng hộ nghèo và sự ra đời của chi nhánh NHCSXH
tỉnh Quảng Nam.
2.1.1. Thực trạng hộ nghèo tỉnh Quảng Nam
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam
2.1.1.2. Thực trạng hộ nghèo tại Quảng Nam
Toàn tỉnh có 82.802 hộ nghèo trên 320.532 khẩu nghèo, chiếm tỷ
lệ 23,87% so với tổng hộ nghèo toàn tỉnh, giảm so với năm 2006 là
2,78%, tương ứng với 8.170 hộ nghèo. Trong đó hộ nghèo chiếm tỷ
lệ cao nhất tập trung ở miền núi chiếm: 48,48%, ở miền trung du
chiếm 30,94% và đồng bằng chỉ chiếm 20,76%.
Bảng số 2.1: Tổng hợp thực trạng hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam
Chỉ tiêu
Hộ nghèo


Số hộ

% trong tổng hộ dân cư

82.802

23,87

+Hộ nghèo là DTTS

13.504

3,90

+ Hộ nghèo là ĐTCS

4.198

1,20

Trong đó:

Nguồn số liệu của Sở Lao động tỉnh Quảng Nam


7

Bảng số 2.2: Thực trạng hộ nghèo chia theo khu vực tại tỉnh
Quảng Nam


Khu vực

Hộ nghèo, khẩu nghèo
Tỷ lệ hộ
Tỷ lệ
nghèo so
Số
khẩu
Số hộ với tổng
khẩu nghèo
hộ dân cư
(%)
(%)
7.066
11,91 7.066
11,68
75.736
26,34 75.736
23,65

- Khu vực thành thị
- Khu vực nông thôn
Trong đó:
+ Khu vực nông thôn
ĐBKK miền núi
13.234
58,96 13.234
58,38
+Khu vực nông thôn ĐBKK

vùng bãi ngang ven biển
11.602
27,63 11.602
22,34
Nguồn số liệu của Sở Lao động tỉnh Quảng Nam
Khu vực nông thôn có tỷ lệ hộ nghèo (26,34%) cao hơn gấp 2 lần
khu vực thành thị (11,91%). Trong khu vực nông thôn thì khu vực
nông thôn vùng ĐBKK miền núi cao gấp 2 lần khu vực ĐBKK vùng
bãi ngang ven biển.
2.1.1.3. Nguyên nhân nghèo
Bảng 2.3: Nguyên nhân nghèo tại Quảng Nam
Đvt: Hộ
% trong
Nguyên nhân
Số hộ
tổng số hộ
dân cư
- Thiếu vốn kinh doanh, thiếu việc làm
27.379
7,9
- Gia đình đông con
10.423
3
- Thiếu kiến thức, kinh nghiệm, đất sản xuất 10.209
3
- Già cả
14.711
4,2
- Ốm đau, tàn tật, lười lao động, tai nạn
20.080

5,7
Nguồn số liệu của Sở Lao động tỉnh Quảng Nam


8

2.1.2. Sự ra đời của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của
NHCSXH tỉnh Quảng Nam.
2.2.1. Nguồn vốn hoạt động
Nguồn vốn hoạt động của chi nhánh không chủ động mà phụ
thuộc hoàn toàn vào việc huy động của nguồn vốn trung ương. Bên
cạnh đó cơ chế huy động của chi nhánh còn bị động. Tổng hợp nguồn
vốn và cơ cấu nguồn vốn qua các năm 2003 đến 2007 theo bảng 2.4.
Về tuyệt đối, tổng nguồn vốn, cũng như từng nguồn vốn của Chi
nhánh qua 5 năm tăng có xu tăng lên, tổng nguồn vốn qua các năm
tăng 538.783 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng trên 107 tỷ đồng,
tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 82,6%. Riêng chỉ có nguồn vốn huy
động theo lãi suất thị trường sụt giảm liên tục ở 2 năm 2006, 2007.
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn qua các năm 2003-2007
Đvt: Triệu đồng
Các nguồn vốn 2002
2003
2004
2005
2006
2007
1.Vốn TW
163.722 219.103 282.000 355.928 469.597 677.000
2.Vốn huy động

0
2.700 11.500 15.444 14.446 13.306
3.Vốn NSĐF
8.321 7.700 14.700 17.312 18.074 20.520
Tổng cộng 172.043 229.400 308.200 388.684 502.117 710.826
Nguồn: Báo cáo hoạt động hàng năm NHCSXH Quảng Nam
Về tương đối nguồn vốn cân đối từ trung ương chiếm tuyệt đại đa
số qua các năm. Năm 2003 đạt: 219.103 triệu đồng, chiếm 95,5%;
năm 2004 đạt 282.000 triệu đồng, chiếm 91,5%; năm 2005 đạt
355.928 triệu đồng, chiếm 91,6% so tổng nguồn; năm 2006 đạt
469.597 triệu đồng, chiếm 93,5%, năm 2007 đạt 677.000 triệu đồng,
chiếm tỷ lệ 95,5% .


9

Bảng 2.5: Tỷ trọng nguồn vốn qua các năm 2003-2007
Đvt: Triệu đồng
Các nguồn vốn

2003

2004

2005

2006

2007


1. Vốn TW

95,5

91,5

91,6

93,5

95,5

2. Vốn huy động

1,2

3,7

4

2,9

1,9

3. Vốn NSĐF

3,3

4,8


4,4

3,6

2,6

100

100

100

100

100

Tổng cộng

Nguồn: Báo cáo hoạt động hàng năm NHCSXH Quảng Nam
Trong tổng nguồn vốn thì kế hoạch nguồn vốn cho vay hộ nghèo
chiếm tỷ trọng cao nhất cụ thể như sau:
Bảng 2.6: Kế hoạch nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Chi nhánh qua
các năm 2003-2007
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2003

2004


2005

2006

2007

417.76

484.200

- Kế hoạch nguồn
vốn cho vay hộ

189.503

nghèo

249.95 330.127
1

1

- % trong tổng
nguồn vốn

82,6

- Trong đó

84,9

81,0

+ Vốn TW

181.803

+ Vốn ĐF

7.700

70,4
83,2

315.699

468.480

238.52

14.428 402.687

1

15.074

15.720

11.700
Nguồn: Báo cáo hoạt động hàng năm của NHCSXH Quảng Nam



10

2.2.2. Hoạt động cho vay
2.2.2.1. Tình hình cho vay hộ nghèo nói chung
Bảng 2.7: Tình hình cho vay hộ nghèo tại chi nhánh NHCSXH
Quảng Nam năm 2005-2007
Đvt: Triệu đồng
Các chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
1. Doanh số cho vay
41.216 110.055 159.917 163.053 161.132
2. Doanh số thu nợ
26.084 46.617 79.853 74.676 95.235
3. Dư nợ
185.470 248.908 328.972 417.349 483.246
4. Số lượt hộ được 10.515 23.583 32.421 28.838 22.506
vay vốn
5. Số hộ còn dư nợ
60.571 73.418 94.238 89.741 89.258
Nguồn: Báo cáo hoạt động hàng năm NHCSXH Quảng Nam
Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay tăng dần qua các năm
và dư nợ cho vay hộ nghèo năm sau tăng hơn so với năm trước, năm
2003 dư nợ là 185.470 triệu đồng. Mức cho vay cũng tăng từ 3,9
triệu đồng/hộ năm 2003 lên 7,1 triệu đồng/hộ năm 2007. Do vậy dư
nợ triệu đồng, đến 2007 đạt 483.246 triệu đồng. Mức dư nợ bình

quân cũng được nâng lên, từ 3,1 triệu đồng/hộ (năm 2003) lên 5 triệu
đồng/hộ (năm 2007).
Từ khi ủy thác qua các tổ chức hội (năm 2004) doanh số cho vay
ủy thác tăng dần qua các năm thể hiện ở bảng 2.8
Bảng 2.8 : Tỷ trọng doanh số cho vay ủy thác trong tổng doanh số
cho vay
Năm
Các chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
% Doanh số cho vay
ủy thác trong doanh số
76,22
72,66
99,48
99,77
cho vay chung
Nguồn: Báo cáo hoạt động hàng năm NHCSXH Quảng Nam


11

2.2.2.2. Tình hình cho vay hộ nghèo qua uỷ thác
Cơ chế uỷ thác qua các tổ chức chức chính trị - xã hội là điều
kiện tiên quyết để thực hiện nhiệm vụ tín dụng của Nhà nước là đưa
đồng vốn đến đúng địa chỉ và phát huy hiệu quả.
Bảng 2.8: Tình hình cho vay hộ nghèo uỷ thác qua các tổ chức
hội đoàn thể

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2004
Số
Tỷ
tiền trọng
(%)

Năm 2005
Số
Tỷ
tiền trọng
(%)

Năm 2006
Số
Tỷ
tiền trọng
(%)

Năm 2007
Số
Tỷ
tiền trọng
(%)

1. Doanh
83.885 100 116.201 100 162.201 100 160.761 100

số cho vay
+ Hội PN
30.546 36,4 56.325 48,5 68.487 42,2 70.505 43,8
+ Hội ND 33.215 39,6 55.543 47,8 68.960 42,5 68.285 42,5
+ Hội CCB 20.124 24 4.125 3,5 12.296 7,6 11.879 7,4
+ Đoàn TN
0
0
208 0,2 12.458 7,7 10.092 6,3
2. Doanh
23.179 100 30.686 100 68.481 100 93.881 100
số thu nợ
+ Hội PN
9.594 41 12.785 42 34.603 51 36.190 39
+ Hội ND 10.087 44 13.707 45 25963 38 50.592 54
+ Hội CCB 3.498 15 3.618 12
5.332
8
5.759
6
+ Đoàn TN
0
576
2
2.583
4
1.340
1
3. Dư nợ 165.192 100 312.331 100 408.471 100 476.648 100
+ Hội PN

68.047 41 138.015 44 172.899 43 208.511 44
+ Hội ND 64.978 39 136.124 44 185.054
46 202.747 43
+ Hội CCB 30.156 18 34.078 11 36.278
9 42.398
9
+ Đoàn TN 2.011
1 4.114
1 14.240
3 22.992
5
Nguồn: Báo cáo hoạt động hàng năm NHCSXH Quảng Nam


12

Qua bảng 2.8 ta thấy doanh số cho vay qua các hội Phụ nữ và hội
Nông dân cao nhất và tăng dần qua các năm. Dư nợ qua các Hội này
cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ ủy thác qua hội.
2.2.2.3. Tình hình cho vay theo vùng miền
Khu vực đồng bằng là nơi có địa bàn rộng, môi trường đầu tư thuận
lợi, nên tăng trưởng dư nợ bình quân hằng năm đạt 48.267 triệu đồng.
Trung du là nơi có điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng
cây công nghiệp nhưng địa bàn hẹp do đó tăng trưởng dư nợ hằng năm ở
khu vực này chỉ đạt 10.005 triệu đồng. Riêng khu vực miền núi, chi
nhánh đã tập trung vốn đầu tư ở miền núi, nên tăng trưởng dư nợ bình
quân qua các năm tại khu vực này là 18.868 triệu đồng.
Bảng 2.9: Tình hình cho vay theo vùng kinh tế
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu

I. Doanh số cho vay

Năm
2003

2004

41.216 110.055

2005

2006

2007

159.917

163.053

161.132

Miền núi

3.839

17.134

34.758

37.317


37.865

Trung du

4.067

9.788

16.711

18.001

18.421

Đồng bằng

33.310

83.133

108.447

107.735

104.846

II. Doanh số thu nợ

26.084


46.616

79.853

74.676

95.235

Miền núi

3.009

7.638

17.179

16.766

21.665

Trung du

2.390

4.010

8.605

9.147


9.663

20.685

34.968

54.069

48.763

63.907

Đồng bằng
III. Dư nợ

185.470 248.908 328.974

417.349

483.246

Miền núi

21.994

37.918

70.329


95.684

108.067

Trung du

16.156

22.279

34.815

46.157

54.826

147.320 188.711 223.830

275.508

320.353

Đồng bằng

Nguồn: Báo cáo hoạt động hàng năm NHCSXH Quảng Nam


13

Theo bảng 2.10 ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay, cũng như dư

nợ tại khu vực đồng bằng chiếm tỷ trọng cao trong toàn khu vực.
Nhưng do các chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh chú
trọng đầu tư tại các khu vực miền núi, trung du nơi có đại đa số hộ
nghèo sinh sống nên tỷ trọng doanh số cho vay, dư nợ tại các vùng
này cũng có xu hướng tăng dần.
Bảng 2.10: Tỷ trọng cho vay theo vùng kinh tế
Chỉ tiêu

Năm
2003

2004

2005

2006

2007

I. Doanh số cho vay

100

100

100

100

100


Miền núi

9,31

15,57

21,74

22,89

23,50

Trung du

9,87

8,89

10,45

11,04

11,43

80,82

75,54

67,82


66,07

65,07

100

100

100

100

100

Miền núi

11,54

16,39

21,51

22,45

22,75

Trung du

9,16


8,60

10,78

12,25

10,15

Đồng bằng

79,30

75,01

67,71

65,30

67,10

III. Dư nợ

100

100

100

100


100

Miền núi

11,9

15,2

21,4

23,0

22,4

Trung du

8,7

9,0

10,6

11,0

11,3

79,4

75,8


68

66,0

66,3

Đồng bằng
II. Doanh số thu nợ

Đồng bằng

Nguồn: Báo cáo hoạt động hàng năm NHCSXH Quảng Nam
2.2.2.4. Tình hình cho vay theo ngành nghề:
Dư nợ của Chi nhánh với ngành nông nghiệp chủ yếu là trồng
trọt và chăn nuôi chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ, đến
31/12/2007 dư nợ lên tới 240.618 triệu đồng triệu đồng, chiếm 56%
tổng dư nợ năm 2007 và quan hệ với trên 48 ngàn khách hàng, tăng
hơn 13 ngàn khách hàng so với ngày đầu thành lập.


Bảng 2.11. Tình hình cho vay theo ngành nghề

14


15

2.2.2.5. Về nợ quá hạn:
Bảng 2.12: Bảng tổng hợp nguyên nhân nợ quá hạn các năm

2005-2007
Đvt: Triệu đồng
Nguyên
nhân
khách
quan

Nguyên nhân chủ quan
Trong đó
Sử
Tổng
Cán bộ
Tổng UB
dụng
Năm số
Hội, tổ
Tỷ
số ND
vốn Chây
NQH
trưởng
Tổng trọn tiền chiếm
sai

chiếm
số g
dụng
mục
dụng
(%)

đích

Tỷ
trọng
(%)

2003 5.080 4.022 0,79 1.058
512 546 0,21
2004 3.256 2.217 0,68 1.039
518
295 226 0,32
2005 3.339 2.503 0,75 1.070
7
511
317 235 0,32
2006 2.505 1919 0,77 642 11
398
127 106 0,26
2007 3.352 2.971 0,89 525
6
321
78 120 0,16
Nguồn : báo cáo hằng năm của Chi nhánh NHCSXH Quảng Nam
Nguyên nhân khách quan chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ qúa
hạn qua các năm. Nguyên nhân từ cơ chế chính sách và quản lý điều
hành chủ yếu là do cơ chế uỷ thác thông qua các Tổ TK&VV đã
chiếm dụng vốn của ngân hàng.
2.2.3. Đánh giá chung thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ
nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam
2.2.3.1. Những kết quả đạt được

Nguồn vốn tín dụng đã thúc đẩy hộ nghèo coi trọng tính hiệu qủa
trong sản xuất. Qua 5 năm nguồn vốn này giúp hộ nghèo chăn nuôi
được 136,6 ngàn còn trâu bò, dê, lợn và 71 tấn cá tôm, trồng được
877 ha rừng...., góp phần giải quyết được hơn 40 ngàn lao đồng, hơn
32 ngàn hộ thóat nghèo.
Hiệu quả về mặt kinh tế :


16

Bảng 2.13: Tổng hợp đối tượng cho vay qua 5 năm
Đối tượng cho
v
a
y

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Số Giá trị

Số


Số Giá trị

Số Giá trị

Số

Giá trị

Giá trị

lượng (tr.đ) lượng (tr.đ) lượng (tr.đ) lượng (tr.đ) lượng (tr.đ)

- Trâu, bò (ngàn con)

3,915.673

7,9 38.847 10,3 51.328

8,5 42.355 7,9 41.931

- Dê (ngàn con)

1,8

1,4 1.135

1,2

-. Lợn (ngàn con)
- Cá, tôm (tấn)


987

10,5 8.460
7,0

220

1,4 1.146

917

0,7

617

25,2 22.668 25,7 30.869 15,7 20.472 14,5 20.268
15,0

587 18,0

852 17,0

869 14,0

860

- Gia cầm (ngàn con) 150,9 5.284 352,7 14.108 32,4 19.457 318,4 17.511 289 17.336
- Trồng rừng (ha)


74

516

166 1.331 180 1.622 238 2.432 219 2.408

- Trồng cây
lương thực, ăn 1.645 9.872 3.754 26.278 4.663 37.303 5.710 55.955 5.276 55.396
quả, hoa màu (ha)
- Đối tượng khác

204

5.100

17.340

22.542

22.317

Nguồn báo cáo tổng kết 5 năm tại chi nhánh
Hiệu quả về mặt xã hội
Bảng 2.14: Hiệu quả đạt được qua 5 năm do nguồn vốn cho vay hộ nghèo
ĐVT : hộ, lao động

Năm
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005

Năm 2006
Năm 2007
Tổng

Số hộ thoát Số hộ cải thiện Số lao động được
nghèo
đời sống
tạo việc làm mới
5.782
8.962
6.345
6.793
9.823
7.659
7.012
11.987
8.578
6.524
12.185
7.256
6.669
13.010
8.975
32.780
55.967
40.213

Nguồn: Báo cáo hoạt động hàng năm NHCSXH Quảng Nam



17

2.2.3.2. Một số hạn chế trong hoạt động tín dụng và nguyên nhân
Hạn chế:
- Tín dụng hộ nghèo còn nhiều rủi ro do ảnh hưởng của điều kiện
kinh tế và điều kiện tự nhiên của địa phương gây khó khăn đến đời
sống cũng như khả năng trả nợ vay của người dân nghèo
- Mức cho vay dàn trãi, dư nợ bình quân trên mỗi hộ vay còn
thấp, chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế gia đình
- Hoạt động của các đơn vị có trách nhiệm trong thực hiện xã hội
hoá công tác tín dụng ưu đãi còn hạn chế
- Vốn tín dụng ưu đãi còn có trường hợp đến không đúng đối
tượng, chưa phát huy được hiệu qủa của chương trình
- Vốn tín dụng ưu đãi tuy đã tăng trưởng ở mức cao trong những
năm gần đây, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của hộ nghèo.
Nguyên nhân :
- Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên
- Nguyên nhân do bản thân hộ nghèo
- Nguyên nhân từ Ngân hàng Chính sách
- Nguyên nhân liên quan quản lý của Chính phủ và các bộ ngành
- Nguyên nhân liên quan quản lý của địa phương
- Nguyên nhân thuộc trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã
hội thực hiện hợp đồng ủy thác
*Từ thực trạng tín dụng tại chi nhánh có một vấn đề đặt ra đối
với tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Quảng Nam nhằm mở
rộng tín dụng hộ nghèo tại chi nhánh.
Mục tiêu của luận văn như đã nêu trong phần mở đầu là mở rộng tín
dụng đối với hộ nghèo. Liên quan vấn đề mở rộng tín dụng đối với hộ
nghèo, có thể có nhiều khía cạnh tiếp cận, nhưng ở đây mục tiêu của mở
rộng tín dụng là quá trình làm tăng quy mô cho vay. Muốn vậy đề tài sẽ



18

xem xét toàn diện các mặt liên quan một chính sách tín dụng như: đối
tượng vay, điều kiện vay, lãi suất, nguồn vốn...
Với mục tiêu đó từ những kinh nghiệm thực tiễn các nước và
thực tế tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Quảng Nam, có một số
vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với tín dụng hộ nghèo tại chi nhánh
tỉnh, như sau:
Để nguồn vốn phát huy hiệu quả cần phải có cơ cấu hợp lý giữa
vốn dành xây dựng cơ sở hạ tầng, và vốn vay
NHCSXH cần có cơ chế lãi suất nâng dần lên bằng với mức lãi
suất thị trường vừa có tác dụng khuyến khích hộ nghèo có ý thức tiết
kiệm, không chủ quan, ỷ lại và ngân sách không phải tốn một khoản
kinh phí hàng năm để cấp bù. Đồng thời, chi nhánh cần phải phát huy
được trách nhiệm chung trong cộng đồng người nghèo thông qua
hình thức cho vay theo nhóm.
Ứng dụng công nghệ thông tin để đa dạng các sản phẩm cung cấp
cho khách hàng.
Chương 3
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
3.1. Mục tiêu hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng
Chính sách xã hội
3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xoá đói giảm nghèo và
tín dụng đối với hộ nghèo:
Cần phải nhận thức sâu sắc rằng, đây là một ngân hàng, đồng thời là
tổ chức tín dụng của Nhà nước, nhằm tạo ra một kênh tín dụng cho hộ
nghèo, chứ không phải là một tổ chức tài chính tài trợ bao cấp.



19

Tín dụng đối với hộ nghèo cần phải có cơ chế để tồn tại lâu dài
và phát triển bền vững, do đó phải chuyển dần hoạt động theo hướng
thương mại nhưng không đồng nghĩa với cho vay nặng lãi.
3.1.2. Mục tiêu hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam
3.1.2.1. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại Quảng Nam đến 2010
Giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, đến năm 2010 còn dưới 18% theo
tiêu chí mới. Mức giảm bình quân chung toàn tỉnh mỗi năm là 3 %
(tương ứng khoảng 10.000 hộ),
3.1.2.2. Mục tiêu hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008-2010
Mục tiêu đến năm 2010 là đảm bảo cho 100% hộ nghèo có sức
lao động, có khả năng tổ chức sản xuất và có nhu cầu vay vốn đều
được vay vốn NHCSXH
Hướng chính trong đổi mới chính sách tín dụng của chi nhánh là
bám sát định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà để xây
dựng kế hoạch phân bổ vốn ưu đãi hợp lý nhằm phát huy hơn nữa
hiệu quả của đồng vốn tín dụng ưu đãi.
3.1.2.3. Mục tiêu mở rộng tín dụng đối với hộ nghèo tại địa bàn tỉnh
Trên cơ sở nguồn vốn có tính đến chương trình mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội tại tỉnh, để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng
ưu đãi của hộ nghèo theo hướng tạo động lực cho hộ nghèo sản xuất
kinh doanh hiệu quả, bảo đảm an toàn vốn đầu tư
3.2. Giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ nghèo tại Chi nhánh
NHCSXH tỉnh Quảng Nam.
3.2.1. Giải pháp về cơ chế cho vay đối với hộ nghèo


3.2.1.1. Về đối tượng cho vay
Mở rộng cấp tín dụng đối với hộ cận nghèo, hộ có những khó
khăn đột xuất trong cuộc sống hằng ngày.


20

3.2.1.2. Về phương thức cho vay
Tiếp tục duy trì phương thức cho vay uỷ thác từng phần qua các
tổ chức trình trị - xã hội. Để nâng cao chất lượng hoạt động uỷ thác
của các tổ chức chính trị xã hội, chi nhánh thường xuyên đào tạo, đào
tạo lại đội ngũ cán bộ Hội đoàn thể thực hiện công tác này.
Để phát huy hiệu quả phương thức cho vay qua ủy thác thì trách
nhiệm của đơn vị ủy thác phải được quy định rõ ràng, cụ thể trong
hợp đồng ủy thác, ràng buộc thêm trách nhiệm pháp lý về những điều
khoản vi phạm thoả thuận nội dung đã ủy thác đối với các cấp Hội từ
tỉnh đến xã, phường, thị trấn khi Tổ chức Hội đoàn thể không thực
hiện đúng và đầy đủ 6 công đoạn uỷ thác, gây nên tình trạng thất
thoát vốn Nhà nước.
Thường xuyên sắp xếp, củng cố mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay
vốn theo hướng nâng cao chất lượng và hoạt động hiệu quả nhất có
gắn với quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng của Ban quản lý tổ.
* Chấn chỉnh hoạt động của điểm giao dịch lưu động
Hoạt động của điểm giao dịch lưu động phải được cố định theo
lịch và đúng quy trình giao dịch.
Chi nhánh có kế hoạch kiểm tra điểm giao dịch nhằm kịp thời
chấn chỉnh những sai sót, hạn hế
Song song với trách nhiệm thì quyền lợi của tổ chức hội đó là phí
uỷ thác chi nhánh cần phải quan tâm chi trả đầy đủ theo thoả thuận.

3.2.1.3. Về điều kiện cho vay:
Người nghèo không phải là một đám đông thuần nhất, ngoài
hoàn cảnh khác nhau, họ cũng khác nhau về mức độ nghèo cần phải
phân loại những thành phần khác nhau, từ người có khó khăn, đến
tương đối nghèo, rồi thật sự nghèo, và nghèo cùng cực. Chương trình
tín dụng ưu đãi phải linh động tuỳ theo các đối tượng hộ nghèo mà


21

cấp tín dụng và đi kèm theo với những biện pháp đặc biệt nâng đỡ
những thành phần khó khăn nhất. Vì vậy hộ thuộc diện nghèo không
đồng nghĩa với việc nhất thiết phải được cung cấp tín dụng.
Việc khảo sát hộ nghèo, bình xét hộ vay vốn phải đúng theo quy
định để đạt được mục đích vốn đến đúng đối tượng.
Về nguyên tắc hộ nghèo vay vốn không phải đảm bảo bằng tài
sản nhưng NHCSXH có thể yêu cầu hộ vay vốn đảm bảo bằng tài sản
hình thành bằng vốn vay.
3.2.1.4. Về mức cho vay và thời hạn vay
Chi nhánh phải nâng mức cho vay của hộ nghèo hoặc tiến hành
cho vay bổ sung đối với những hộ đã vay nhưng muốn tăng nguồn
vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Thời hạn cho vay hiện nay của chi nhánh là trung hạn (36 tháng)
cho tất cả đối tượng mà hộ nghèo sản xuất kinh doanh chi nhánh nên
tăng thời hạn cho vay đối với ngân hàng từ 36 tháng đến 60 tháng.
3.2.1.5. Về lãi suất cho vay
Ngân hàng Chính sách cần điều chỉnh lãi suất cho vay đối với hộ
nghèo theo hướng tăng dần đến bằng với lãi suất thị trường. Đồng
thời lãi suất phạt nợ quá hạn cũng cần nâng lên bằng 150% lãi
trong hạn.

3.2.1.6. Về quy trình, thủ tục vay vốn
* Đơn giản hoá quy trình và thủ tục cho vay
- Phải thực hiện nghiêm túc việc giao dịch tại xã, phường, để
người dân thuận tiện đi lại trong vay vốn và trả nợ tiền vay.
- Về thủ tục cho vay cần đảm bảo tính nguyên tắc nhưng phải hết
sức đơn giản để phù hợp với trình độ dân trí của hộ nghèo.
- Trong khâu xét duyệt cho vay tại địa phương cần phải đảm bảo
đúng đối tượng.


22

- Việc cung ứng vốn cho hộ nghèo cần kịp thời và thuận tiện.
3.2.2. Giải pháp huy động vốn
3.2.2.1. Huy động nguồn vốn từ cộng đồng dân cư nghèo
3.2.2.2. Huy động các nguồn khác
3.2.2.3. Khai thác lợi thế trong mạng lưới hoạt động nhằm nâng cao
khả năng cạnh tranh trong huy động vốn.
3.2.3. Các giải pháp khác
3.2.3.1. Tăng cường công tác kiểm soát, xử lý nợ quá hạn
3.2.3.2. Mở rộng tín dụng gắn với phát triển nguồn nhân lực và hiện
đại hóa công nghệ ngân hàng
3.2.3.3. Tăng cường công tác truyền thông về hoạt động của
NHCSXH
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Xuất phát từ những tiền đề lý luận về tín dụng ngân hàng đối với
người nghèo kết hợp với việc sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu, điều tra thực tế nhằm phân tích thực trạng hoạt động tín
dụng của chi nhánh, chúng tôi đã hoàn thành những nội dung sau:

- Phân tích những vấn đề cơ bản về tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo
và vai trò của tín dụng ưu đãi trong nền kinh tế thị trường và trong
chương trình mục tiêu giảm nghèo của địa phương.
- Phần thực trạng qua số liệu phân tích qua năm năm (từ năm
2003 đến năm 2007) chúng tôi đã đưa ra được những nhận xét xác
thực phù hợp với thực tiễn hoạt động tại chi nhánh. Việc thu thập,
điều tra thông tin, xử lý số liệu, sưu tầm văn bản chính sách đang có
hiệu lực thi hành, chúng tôi đã đư ra được những mặt mạnh, những
tồn tại từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng tín


23

dụng đối với hộ nghèo một cách có hiệu quả theo hướng ổn định,
bền vững.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với NHCSXH Việt Nam:
- Tiếp tục nghiên cứu cải tiến thủ tục, hồ sơ vay vốn gọn nhẹ hơn
nữa, vừa đảm bảo thuận tiện, dễ đọc, dễ hiểu cho người vay, vừa đảm
bảo tính pháp lý các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi của Nhà
nước.
- Đề nghị NHCSXH Việt Nam mở rộng đối tượng được vay vốn
là những hộ cận nghèo
- Bổ sung nguồn vốn cho tỉnh
- Ngân hàng Chính sách xã hội TW cần nghiên cứu bổ sung các
ràng buộc pháp lý trong văn bản thoả thuận giữa Ngân hàng và cấp
Hội, Ban hành cơ chế về trách nhiệm của các ban ngành có liên quan.
2.2. Đối với Chính phủ và các bộ ngành:
- Chính phủ cần nghiên cứu việc xác định đối tượng vay chương
trình nghèo hoặc nâng chẩn nghèo theo quy định để phù hợp với điều

kiện kinh tế - xã hội hiện nay.
- Mở rộng đối tượng cho vay thuộc chương trình hộ nghèo theo
hướng: cho vay hộ nghèo và cả hộ cận nghèo
- Chính phủ cần tăng nguồn vốn cho các hoạt động khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công hằng năm.
- Cần có một môi trường kinh tế kinh doanh thuận lợi cho người
dân nghèo.
- Nhà nước có chính sách cụ thể tạo cơ sở pháp lý cho Ngân hàng
Chính sách xã hội khai thác và tập trung các nguồn vốn ổn định
không phải trả lãi hoặc trả lãi thấp để cho vay hộ nghèo.


24

- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: hằng năm có điều tra,
khảo sát để đưa ra mức chuẩn nghèo phù hợp với thực tế.
- Đối với Ngân hàng Nhà nước: Có chính sách hỗ trợ NHCSXH
sớm hoàn thiện hệ thống thanh toán hiện đại.
2.3. Đối với chính quyền địa phương:
- Đề nghị các cấp có thẩm quyền tại địa phương có biện pháp
thích hợp xử lý các đối tượng vi phạm quy định, chế độ nhà nước
trong quan hệ vay vốn ưu đãi của chương trình
- Xây dựng và triển khai có hiệu quả đội ngũ những người làm
công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư kết hợp với tuyên
truyền, phổ biến về thể lệ tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo.
- Thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động của NHCSXH trên địa bàn.
- Cấp uỷ và UBND huyện, xã cần tham gia tích cực hơn nữa vào
công tác xoá đói giảm nghèo
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 09/2004/CT-TTg của Thủ tướng

Chính phủ nhằm tăng cường năng lực hoạt động cho NHCSXH trên
địa bàn
2.4. Đối với Hội đoàn thể các cấp:
- Thực hiện uỷ thác vốn vay trên tinh thần vì cộng đồng người
nghèo.
- Thực hiện tốt 6 công đoạn mà giữa cấp hội và ngân hàng chính
sách xã hội đã thoả thuận.



×