Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi heo tại huyện sơn tịnh, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN NHẤT VY HẠNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ
KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGHỀ CHĂN NUÔI HEO TẠI
HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN NHẤT VY HẠNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ
KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGHỀ CHĂN NUÔI HEO TẠI
HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105


Quyết định giao đề tài:

410/QĐ-ĐHNT ngày 28/04/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

1273/QĐ-ĐHNT ngày 5/12/2017

Ngày bảo vệ:

12/12/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THỊ THANH THỦY
ThS. TRƯƠNG NGỌC PHONG
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. PHẠM HỒNG MẠNH
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố
đầu vào và khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh
Quảng Ngãi” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Quảng Ngãi, ngày 15 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn


Trần Nhất Vy Hạnh

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng
ban trường Đại học Nha Trang, Khoa Kinh tế, Khoa Sau đại học và các quý Thầy, Cô
đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận
tình của TS. Phạm Thị Thanh Thủy và ThS. Trương Ngọc Phong đã giúp tôi hoàn
thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ nhân viên Trạm chăn nuôi và
thú ý huyện Sơn Tịnh, Chi cục Thống kê huyện Sơn Tịnh và tất cả những hộ dân tham
gia cùng thực hiện cung cấp thông tin; đã giúp tôi trong quá trình thu thập số liệu phục
vụ cho đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Quảng Ngãi, ngày 15 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Nhất Vy Hạnh

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ...........................................................................................xii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu ....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
1.5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
1.6. Ý nghı̃a của kết quả nghiên cứu ..............................................................................3
1.6.1. Về mặt khoa học ...................................................................................................3
1.6.2. Về mặt thực tiễn ...................................................................................................3
1.7. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................5
2.1. Tổng quan về chăn nuôi heo và tình hình chăn nuôi heo hiện nay tại Việt Nam .......5
2.1.1. Chăn nuôi heo ......................................................................................................5
2.1.2. Vai trò của ngành chăn nuôi heo ..........................................................................5
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của heo .......................6
v


2.1.4. Tình hình của ngành chăn nuôi hiện nay tại Việt Nam ......................................10
2.2. Cơ sở lý thuyết về hiện quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi
trong sản xuất ...............................................................................................................11
2.2.1. Hiệu quả .............................................................................................................11
2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ................................................13
2.2.3. Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất ...........................................16

2.2.4. Phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) ....................................................17
2.2.5. Khả năng sinh lợi ...............................................................................................22
2.2.6. Những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi ........................................................22
2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan .............24
2.3.1. Các công trình nghiên cứu trong nước ..............................................................24
2.3.2. Công trình nghiên cứu ngoài nước ....................................................................26
Tóm tắt chương 2 ..........................................................................................................26
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................27
3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu .......................................................................................27
3.2. Phương pháp chọn mẫu .........................................................................................27
3.3. Loại dữ liệu thu thập ..............................................................................................28
3.3.1. Dữ liệu thứ cấp ...................................................................................................28
3.3.2. Dữ liệu sơ cấp .....................................................................................................29
3.4. Khung phân tích của nghiên cứu ...........................................................................29
3.5. Các giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................31
3.6. Công cụ phân tích dữ liệu ......................................................................................32
3.6.1. Khung tính toán các chỉ tiêu sản xuất ................................................................32
3.6.2. Các mô hình nghiên cứu ....................................................................................34
Tóm tắt chương 3 ..........................................................................................................36
vi


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................37
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................37
4.2. Thông tin về hiện trạng chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi ........38
4.2.1. Đặc điểm giới tính của chủ hộ ...........................................................................38
4.2.2. Đặc điểm số thành viên trong gia đình hộ chăn nuôi heo .................................38
4.2.3. Đặc điểm số người trong độ tuổi lao động ........................................................39
4.2.4. Đặc điểm số người tham gia nuôi heo ...............................................................39
4.2.5. Đặc điểm kinh nghiệm của người chăn nuôi heo ..............................................40

4.2.6. Trình độ học vấn người chăn nuôi heo ..............................................................40
4.2.7. Đặc điểm về sản xuất .........................................................................................41
4.2.8. Một số đặc điểm về thức ăn trong chăn nuôi heo ..............................................43
4.3. Phân tích các chỉ tiêu sản xuất của các hộ chăn nuôi heo huyện Sơn Tịnh ..........45
4.4. Kiểm định thống kê các chỉ tiêu sản xuất so sánh mô hình chăn nuôi heo quy mô
lớn và chăn nuôi heo quy mô nhỏ tại huyện Sơn Tịnh ................................................51
4.4.1. Kiểm định thống kê các chỉ tiêu chi phí và doanh thu ......................................51
4.4.2. Kiểm định thống kê khả năng sinh lợi và hiệu quả kỹ thuật các hộ chăn nuôi
heo tại huyện Sơn Tịnh ................................................................................................52
4.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi và hiệu quả kỹ thuật của nghề chăn
nuôi heo ........................................................................................................................54
4.5.1. Ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng sinh lợi .............................................54
4.5.2. Ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả kỹ thuật .............................................55
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...............................................................................56
4.6.1. Khả năng sinh lợi .................................................................................................56
4.6.2. Hiệu quả kỹ thuật ...............................................................................................56
4.6.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi và hiệu quả sử dụng các yếu tố
đầu vào của nghề chăn nuôi heo ..................................................................................57
vii


4.6.4. Hiệu quả xã hội và môi trường ..........................................................................57
Tóm tắt chương 4 ..........................................................................................................58
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .........................59
5.1. Kết luận ..................................................................................................................59
5.2. Một số hàm ý chính sách .......................................................................................60
5.2.1. Chính sách 1: Phát triển mô hình chăn nuôi khép kín ........................................60
5.2.2. Chính sách 2: Nâng cao kinh nghiệm và kỹ thuật của các hộ chăn nuôi heo ....60
5.2.3. Chính sách 3: Các chính sách giúp nâng cao thu nhập của các hộ chăn nuôi heo ....61
5.2.4 Một số chính sách liên quan khác ........................................................................62

5.3. Kiến nghị ...............................................................................................................63
5.3.1. Đôi với cơ sở chăn nuôi ......................................................................................63
5.3.2. Đối với chính quyền địa phương ........................................................................63
5.3.3. Đôi với các tổ chức tín dụng ..............................................................................64
5.4. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................64
5.4.1. Những hạn chế của nghiên cứu ..........................................................................64
5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ...............................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................66
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CRS : Constant Return to Scale
CTV : Cộng tác viên
DEA : Data Envelopment Analysis
ROA : Return on Assets
ROE : Return on Equity
VRS : Variable Return to Scale

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số liệu tổng đàn heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi năm 2016 .......28
Bảng 3.2. Một số yếu tố chính được đề cập trong các công trình nghiên cứu trước ....30
Bảng 3.3. Các biến sử dụng trong phân tích .................................................................34
Bảng 3.4. Định nghĩa các biến độc lập trong mô hình .................................................36
Bảng 4.1. Đặc điểm giới tính chủ hộ chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh .....................38

Bảng 4.2. Đặc điểm số thành viên trong gia đình hộ chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh ....38
Bảng 4.3. Đặc điểm số người trong độ tuổi lao động tại các hộ chăn nuôi heo huyện
Sơn Tinh .......................................................................................................................39
Bảng 4.4. Đặc điểm số người tham gia nuôi heo tại các hộ chăn nuôi heo huyện Sơn Tịnh ... 39
Bảng 4.5. Kinh nghiệm người chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh ...............................40
Bảng 4.6. Trình độ học vấn của người chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh ..................40
Bảng 4.7. Người chăn nuôi heo tham gia tập huấn kỹ thuật ........................................41
Bảng 4.8. Một số đặc điểm sản xuất của các hộ chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh ...41
Bảng 4.9. Đặc điểm sử dụng thức ăn chăn nuôi các hộ nuôi heo huyện Sơn Tịnh ......44
Bảng 4.10. Chỉ số hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của các hộ chăn nuôi heo .......46
Bảng 4.11. Kết quả phân bố khả năng sinh lợi và hiệu quả kỹ thuật của các hộ chăn
nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh .........................................................................................48
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định thống kê các chỉ tiêu chi phí và doanh thu ..................51
Bảng 4.13. Kết quả kiểm định thống kê khả năng sinh lợi và hiệu quả kỹ thuật ..........56
Bảng 4.14. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi ............................................54
Bảng 4.15. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật ............................................55

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào .............17
Hình 2.2. Mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào DEACRS và DEAVRS .....19
Hình 3.1. Mô hình đề xuất nghiên cứu ........................................................................31
Hình 4.1. Khả năng sinh lợi của hộ chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh ......................49
Hình 4.2. Đồ thị phân tán hiệu quả kỹ thuật (CRS) của hộ chăn nuôi heo tại huyện
Sơn Tịnh .......................................................................................................................50
Hình 4.3. Đồ thị phân tán hiệu quả kỹ thuật (VRS) của hộ chăn nuôi heo tại huyện
Sơn Tịnh .......................................................................................................................50


xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Trong xu hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa với nhiều cơ hội và thách thức
như hiện nay, làm thế nào để chăn nuôi heo đạt hiệu quả cao và trở thành hàng hóa chủ
lực của ngành chăn nuôi luôn là mối quan tâm lớn của nhà nước và người chăn nuôi.
Đây là mục tiêu cần hướng tới của ngành chăn nuôi và chính những yếu tố đó đã thúc
đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
Trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi heo tại tỉnh Quảng Ngãi nói chung
và huyện Sơn Tịnh nói riêng đã và đang gặp nhiều khó khăn xuất phát từ cả nguyên
nhân chủ quan (người chăn nuôi) lẫn những nguyên nhân khách quan (cạnh tranh từ
thịt nhập khẩu, thời tiết,...). Hậu quả là nhiều người chăn nuôi đã bị thua lỗ nặng nề
phải bỏ nghề, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm. Vì
vậy, làm thế nào để chăn nuôi heo đạt hiệu quả cao và trở thành hàng hóa chủ lực của
ngành luôn là mối quan tâm lớn của nhà nước và người chăn nuôi. Đây là mục tiêu cần
hướng tới của ngành chăn nuôi và chính những yếu tố đó đã thúc đẩy ngành chăn nuôi
phát triển. Để làm được điều này thì cần phải đánh giá một cách khoa học và phân tích
rõ hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi cũng như các yếu tố ảnh
hưởng và mỗi tương quan giữa hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh
lợi của nghề chăn nuôi heo, từ đó làm cơ sở để các cơ quan nhà nước chỉ đạo sản xuất
nông nghiệp và người chăn nuôi heo ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi lựa chọn
hướng phát triển chăn nuôi heo một cách bền vững.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá khả năng sinh lợi và hiệu quả sử
dụng các yếu tố đầu vào của các hộ chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng
Ngãi. Mục tiêu chung này được cụ thể hóa thành các mục tiêu cụ thể bao gồm: (i)
Đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của nghề chăn nuôi heo tại huyện Sơn
Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi (ii) Đánh giá khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi heo tại
huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, (iii) Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ

thuật và khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng
Ngãi, (iv) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nghề chăn
nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
xii


Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài đã sử dụng các phương pháp định tính và định lượng để phân tích. Phương
pháp định lượng trọng tâm của đề tài là sử dụng mô hình phân tích màng bao dữ liệu
(DEA) để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi heo;
đồng thời sử dụng hàm hồi quy tobit để nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kỹ thuật và khả năng sinh lợi của nghề nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Kết quả nghiên cứu:
Kết quả phân tích cho thấy nghề chăn nuôi heo tại huyện huyện Sơn Tịnh, tỉnh
Quảng Ngãi có khả năng sinh lợi tương đối tốt. Hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt được
của các hộ tương đối cao, từ 0.7-0,9. Đề tài cũng tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa
hai hình thức chăn nuôi quy mô lớn (từ 100 con trở lên), và quy mô nhỏ (dưới 100
con) đối với hiệu quả kỹ thuật CRS và khả năng sinh lợi. Hay nói cách khác, chăn nuôi
heo với quy mô lớn sẽ đem lại lợi nhuận và khả năng sinh lợi từ việc sản xuất cao hơn
cho với chăn nuôi quy mô nhỏ. Tuy vậy, tác giả đã không tìm thấy sự khác biệt về hiệu
quả kỹ thuật VRS giữa hai nhóm quy mô. Vì vậy, cần có khảo sát kỹ lưỡng hơn như
quy mô mẫu lớn hơn trước khi đưa ra kết luận đối với trường hợp này.
Khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh, huyện Quảng
Ngãi chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố là kinh nghiệm người chăn nuôi, quy mô đàn và
nguồn gốc con giống. Trong đó, biến kinh nghiệm, quy mô đàn có ảnh hưởng thuận
chiều với khả năng sinh lợi phù hợp với giả thuyết đặt ra và nguồn gốc con giống ảnh
hưởng ngược chiều với khả năng sinh lợi. Hiệu quả kỹ thuật của nghề nuôi heo chịu
ảnh hưởng của 3 nhân tố là nguồn gốc con giống, lao động và chất lượng thức ăn.
Trong đó, biến lao động và chất lượng thức ăn có ảnh hưởng thuận chiều với hiệu quả
kỹ thuật và biến nguồn gốc con giống có ảnh hưởng ngược chiều với hiệu quả kỹ

thuật. Việc xác định các nhân tố tác động có ý nghĩa, sẽ là cơ sở để đề xuất các giải
pháp có liên quan nhằm phát triển nghề nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Bệnh cạnh đó, vấn đề thị trường đầu ra, tạo sản phẩm sạch cũng cần được địa phương
chú trọng và hỗ trợ người nuôi.
Từ khóa: hiệu quả kỹ thuật, huyện Sơn Tịnh, khả năng sinh lợi, tỉnh Quảng Ngãi.

xiii


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu
Việt Nam vẫn được coi là nước nông nghiệp với khoảng gần 70% dân số sống
ở nông thôn và khoảng trên 40% lực lượng lao động làm nông nghiệp. Có thể nói
nông nghiệp, nông thôn là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt
Nam. Nông nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp; xuất khẩu nông sản đem lại nguồn ngoại tệ quan trọng cho nền kinh
tế; tạo việc làm và thu nhập cho đa số người dân. Chăn nuôi heo là ngành chăn nuôi
không mới trong điều kiện Việt Nam hiện nay, sự hình thành sớm nghề nuôi heo cùng
với trồng lúa nước đã cho chúng ta khẳng định nghề nuôi heo có vị trí hàng đầu. Nếu
được đầu tư đầy đủ về vốn, công nghệ, chăn nuôi trên quy mô lớn thì hiệu quả thu
được của ngành thực sự là không nhỏ, đặc biệt là đối với mức thu nhập của đại đa số
gia đình nông dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế, đồng thời nó cũng góp phần
vào giải quyết một phần số lao động nhàn rỗi ở các vùng nông thôn.
Huyện Sơn Tịnh là một trong những huyện đồng bằng có cơ cấu ngành nghề về
nông nghiệp nông thôn lớn của tỉnh Quảng Ngãi và là một trong những thế mạnh của
địa phương. Huyện có diện tích tự nhiên là 243,1 km2, gồm 11 xã với địa hình phong
phú và đa dạng. Một trong những thế mạnh nông nghiệp của huyện là ngành chăn
nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo chiếm 45,34% trên tổng số hộ dân của toàn huyện, đã
góp phần trong việc tăng thu nhập cho người dân.
Trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi heo tại tỉnh Quảng Ngãi nói

chung và huyện Sơn Tịnh nói riêng đã và đang gặp nhiều khó khăn xuất phát từ cả
nguyên nhân chủ quan (người chăn nuôi) lẫn những nguyên nhân khách quan (cạnh
tranh từ thịt nhập khẩu, thời tiết, …). Ngành chăn nuôi đã phải gặp nhiều khó khăn
như rớt giá, bệnh dịch, sử dụng chất cấm và dư thừa kháng sinh,.... Hậu quả là nhiều
người chăn nuôi đã bị thua lỗ nặng nề phải bỏ nghề, dịch bệnh xảy ra thường xuyên,
môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm. Để đáp ứng và góp phần tích cực đưa chăn nuôi trở
thành ngành sản xuất hàng hóa, trong đó chăn nuôi heo vẫn giữ vai trò chủ đạo có
nhiều hộ trong huyện đã phát triển chăn nuôi heo theo hướng đầu tư và đã có kết quả
khả quan. Tuy nhiên, tại huyện Sơn Tịnh chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại
chưa phát triển mặc dù trong thời gian qua huyện đã có nhiều chính sách phát triển hỗ
1


trợ các hộ chăn nuôi. Nhưng chăn nuôi có thực sự mang lại hiệu quả và mang lại hiệu
quả như thế nào cho hộ chăn nuôi thì huyện chưa hề có một báo cáo cụ thể nào về vấn
đề này. Chính vì vậy để nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng các
yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi heo, qua đó tìm ra nguyên
nhân ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo,
đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi của nghề
chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi” được đưa ra.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi và tìm ra
những nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi heo. Từ đó, đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào (hiệu quả kỹ thuật) và khả năng
sinh lợi của nghề chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của
nghề chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nghề chăn nuôi
heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Nghề chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đạt được hiệu quả kỹ
thuật và có khả năng sinh lợi như thế nào?
- Hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi heo tại huyện Sơn
Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
- Những giải pháp cần thiết nào nào để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề chăn
nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng
Ngãi; số lượng mẫu nghiên cứu là 165 mẫu.
2


- Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu của đề tài được thực hiện trong phạm vi như sau:
+ Về không gian: Thực hiện nghiên cứu tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
+ Về thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 03/2017 đến tháng 9/2017, thu thập dữ
liệu cho năm 2016.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực địa: Nghiên cứu sử dụng các phương pháp điều tra,
khảo sát thực địa để thu thập số liệu đối với các hộ chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh
tỉnh Quảng Ngãi.
- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào các số liệu thứ cấp thu được, sử dụng
phương pháp thống kê mô tả để hệ thống các số liệu bằng các chỉ tiêu nghiên cứu dưới
dạng thống kê mô tả, từ đó làm các dữ liệu cho việc phân tích đánh giá.
- Ngoài ra trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel để
nhập dữ liệu điều tra và xử lý số liệu thô. Sau đó, sử dụng phương pháp phân tích

màng dữ liệu (DEA) và kiểm định trung bình mẫu độc lập để đánh giá hiệu quả kỹ
thuật và khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi heo; sử dụng hàm hồi quy tobit để tìm
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật, khả năng sinh lợi.
1.6. Ý nghıã của kết quả nghiên cứu
1.6.1. Về mặt khoa học
- Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về ngành chăn nuôi nói
chung và chăn nuôi heo nói riêng, hoạt động chăn nuôi heo theo cách tiếp cận kinh tế.
- Đề tài nghiên cứu tổng hợp và kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan,
các công trình nghiên cứu trước; từ đó làm rõ được các đóng góp và hạn chế của đề tài,
gợi ý các công trình nghiên cứu sau ở các khu vực khác.
- Từ cơ sở lý thuyết và tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó, đề tài nghiên
cứu sẽ vận dụng hàm sản xuất để từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu về hiệu quả kỹ
thuật, khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
1.6.2. Về mặt thực tiễn
- Đề tài khái quát về hiện trạng hoạt động chăn nuôi heo tại các hộ chăn nuôi ở
huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
3


- Đề tài nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật, khả năng sinh lợi, các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi heo trên địa bàn huyện
Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
- Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng và mô hình nghiên cứu của đề tài,
tác giả đưa ra một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nghề chăn
nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
- Đề tài nghiên cứu là tài liệu tham khảo, cung cấp các dữ liệu khoa học cho các
nhà quản lý, sinh viên các trường đại học, học viên cao học, đồng thời cũng là nền
tảng các dẫn liệu khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.
1.7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến được chia làm 5 phần

chính như sau:
- Chương 1: Giới thiệu. Chương này xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, cấu trúc của luận văn.
- Chương 2: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày các khái
niệm, cơ sở lý thuyết về chăn nuôi, hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu
vào, khả năng sinh lợi, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nghề chăn nuôi heo, những nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi. Bên cạnh
đó, chương cũng tổng quan các nghiên cứu trước trong nước và ngoài nước liên quan
đến đề tài.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày cách tiếp cận nghiên
cứu, phương pháp chọn mẫu, loại dữ liệu thu thập và các công cụ phân tích dữ liệu;
khung phân tích và các giả thiết của nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày khái quát về hiện trạng
chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi; phân tích, đánh giá hiệu quả kỹ
thuật, khả năng sinh lợi, sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kỹ thuật và
khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này trình bày tóm tắt kết quả nghiên
cứu, gợi ý giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh
Quảng Ngãi.

4


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về chăn nuôi heo và tình hình chăn nuôi heo hiện nay tại Việt Nam
2.1.1. Chăn nuôi heo
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để
sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, sức lao động,… Sản phẩm từ chăn nuôi
nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Chăn nuôi

xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa kể từ khi loài người chuyển đổi từ lối
sống săn bắn hái lượm sang định canh định cư.
Chăn nuôi heo là việc thực hành chăn nuôi các giống heo nhà để lấy thịt heo và
các sản phẩm từ heo. Chăn nuôi heo là một ngành hết sức quan trọng, nó cung cấp một
số lượng rất lớn thịt cho bữa ăn của hàng tỷ người trên trái đất và là một loại thực
phẩm thiết yếu. Heo nuôi chủ yếu dùng để lấy thịt. Các sản phẩm khác từ thịt heo
như xúc xích, lạp xưởng, jambon,…
2.1.2. Vai trò của ngành chăn nuôi heo
Chăn nuôi heo có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp cùng
với lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam. Một số vai trò nổi bật của ngành chăn nuôi heo như sau:
- Chăn nuôi heo cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.
GS. Harris và CTV (1956) cho biết cứ 100 g thịt heo nạc có 367 Kcal, 22 g protein.
- Chăn nuôi heo cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện nay thịt
heo là nguyên liệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói (bacon), thịt
hộp, thịt heo xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ
cũng làm từ thịt heo...
- Chăn nuôi heo cung cấp phân bón cho cây trồng, phân heo là một trong những
nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông
nghiệp. Một con heo thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 - 4 kg phân, ngoài ra còn
có lượng nước tiểu chứa hàm lượng Nitơ và Phốt pho cao.
- Chăn nuôi heo góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và
con người. Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, heo là vật nuôi quan
trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp. Chăn
5


nuôi heo có thể tạo ra các loại giống heo nuôi ở các vườn cây cảnh hay các giống heo
nuôi cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên.
- Chăn nuôi heo có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ sinh

học y học, heo đã được nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho mục đích nâng cao sức
khỏe cho con người.
- Chăn nuôi heo làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nông dân trong các
hoạt động xã hội và chi tiêu trong gia đình.
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của heo
2.1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Đối với tất cả các loài động vật nói chung, sự ảnh hưởng của khí hậu có tác dụng
rất rõ rệt, nó tác động đến khả năng sinh trưởng, sinh sản tùy mỗi loài, mỗi lứa tuổi có
yêu cầu riêng về nhiệt độ, khí hậu, ánh sáng,... Heo cũng chịu những tác động mạnh
mẽ của điều kiện tự nhiên. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu mùa mưa, và cuối mùa mưa.
Khí hậu rất khắc nghiệt làm cho heo dễ bị nhiễm bệnh. Mặt khác, thời tiết khô hạn
cũng làm giảm sức đề kháng của heo.
2.1.3.2. Điều kiện chuồng trại và vệ sinh
- Việc quản lý đàn heo thông qua thiết kế chuồng trại phù hợp, mật độ nuôi, nhiệt
độ chuồng nuôi, các stress nhiệt và chất lượng không khí... cũng rất quan trọng.
- Chuồng trại phải thoáng mát, có sự lưu chuyển không khí với vận tốc gió trung
bình từ 0,5 – 1m/giây. Nếu thông gió bằng quạt hút cần điều chỉnh vận tốc cho phù
hợp với từng mùa, tránh sự ngột ngạt, và nên đề phòng sự cố mất điện, quạt không
chạy dẫn đến đàn heo bị chết do ngộp.
- Nền chuồng luôn khô ráo, có độ dốc thoát nước tốt, tránh trơn trợt hoặc gồ ghề,
hạn chế chất thải trong khu vực nuôi.
- Trục dọc của dãy chuồng nên chạy theo hướng đông bắc tây nam để tránh các
hướng nắng bất lợi, hướng mưa tạt gió lùa. Nên thiết kế chuồng có chổ phơi nắng
khoảng 2/3 diện tích chổ nằm kể trên. Sân nắng ngoài việc cung cấp vitamin D cho
heo, còn có tác dụng sưởi ấm và sát trùng bằng tia tử ngoại.
- Quanh chuồng nên trồng cây che mát, tuy tốt vào ban ngày, nhưng về đêm nếu
không khí ngưng đọng, không có gió, cây hô hấp thải CO2 cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe và sự tăng trưởng của heo nuôi.
- Khuynh hướng gần đây của các trại nuôi heo cao sản thì chỉ tắm heo trong
những trường hợp thật cần thiết vì việc tắm heo sẽ làm cho heo tăng độ dày của lớp

6


mỡ lưng (đây là phản ứng của heo để chống lại nước lạnh). Như vậy heo sẽ mất nhiều
năng lượng hơn và chất lượng của quầy thịt không đạt theo yêu cầu về tỉ lệ nạc. Mặt
khác, tắm heo cũng là một trong những nguyên nhân làm cho những heo yếu trong đàn
dễ nhiễm bệnh.
- Nên tổ chức vệ sinh và sát trùng chuồng trại tốt trong suốt quá trình nuôi.
2.1.3.3. Dinh dưỡng
a. Đối với heo thịt
Thời gian nuôi heo thịt thường được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có
những tiêu chuẩn dinh dưỡng khác nhau.
- Giai đoạn 1:
Heo thịt được nuôi từ 70 - 130 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 20 - 60
kg. Đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh, do đó khẩu phần
cần nhiều protein, khoáng chất, vitamin để phát triển cả chiều dài và chiều cao thân.
Thiếu dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ làm cho khung xương kém phát triển, hệ cơ vì
thế cũng không phát triển, heo trở nên ngắn đòn, ít thịt vì bắp cơ nhỏ, sự tích lũy mỡ ở
giai đoạn sau nhiều hơn. Nhưng nếu dư thừa dưỡng chất sẽ làm tăng chi phí chăn nuôi,
dư protein sẽ bị đào thải ở dạng ure gây hại cho môi trường, heo dễ bị viêm khớp, tích
lũy mỡ sớm. Người chăn nuôi nên cho heo ăn theo khẩu phần có 17 - 18% protein thô,
giá trị khẩu phần có từ 3100 - 3250 Kcal.
- Giai đoạn 2:
Heo thịt được nuôi từ 131 - 165 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 61 105 kg. Đây là thời kỳ heo tích lũy mỡ vào các sớ cơ, các mô liên kết nên heo sẽ phát
triển theo chiều ngang, mập ra. Nên giai đoạn này heo cần nhiều glucid, lipid hơn giai
đoạn 1, ngược lại nhu cầu protein, khoáng chất, vitamin ít hơn. Dư dưỡng chất lúc này
chỉ làm tăng chi phí thức ăn và tăng lượng mỡ, nhưng nếu thiếu dưỡng chất sẽ làm heo
trở nên gầy, bắp cơ dai không ngon, thiếu những hương vị cần thiết, thịt có màu nhạt
không hấp dẫn người tiêu dùng. Giai đoạn này nhà chăn nuôi sử dụng thức ăn có khẩu
phần có protein thô từ 14 - 16%, giá trị khẩu phần có từ 3000 - 3100 kcal.

Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn nên áp dụng để nuôi các giống heo ngoại
có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, có tỷ lệ nạc cao như Landrace,
Hampshire hay heo lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên (xem thêm ở bài Kỹ Thuật
7


Chọn Giống Heo). Kỹ thuật này thường áp dụng ở những cơ sở chăn nuôi tập trung, có
trình độ thâm canh cao, và cả hai giai đoạn nuôi đều phải cân đối thành phần các axít
amin và axít béo không no mạch dài.
Phẩm chất thức ăn có quan hệ trực tiếp đến phẩm chất thịt heo khi giết mổ. Nếu khẩu
phần chứa nhiều chất béo xấu thì sẽ cho quầy thịt có mỡ bệu, dễ bị hóa lỏng và ôi dầu khi
tồn trữ lạnh lâu (chất béo của bột cá xấu sẽ tạo mùi tanh cho thịt và ít người ưa chuộng).
b. Đối với heo nái:
Heo nái chửa trong thời gian từ 113 -116 ngày, gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn I (84
ngày chửa đầu) khối lượng bào thai đạt khoảng 25-30%; giai đoạn II (khoảng 30 ngày
chửa cuối) bào thai phát triển nhanh, chiếm khoảng 65-70% khối lượng heo con sơ
sinh. Vì vậy, để heo con đạt khối lượng sơ sinh cao cần tăng khoảng 25-30% lượng
thức ăn cho heo nái chửa kỳ II. Thông thường, heo nái chửa cần 14% tỉ lệ protein thô,
0,9% tỉ lệ canxi và 0,45% tỉ lệ phốt pho trong khẩu phần ăn. Mùa hè có thể giảm mức
ăn nhưng phải tăng lượng protein từ 14% lên 16%, nâng mức khoáng và vitamin trong
khẩu phần.
Lưu ý: Bã rượu và thức ăn ủ men có chứa chất kích thích, dễ gây sẩy thai. Vì vậy
chỉ nên cho heo ăn dưới 15% trong khẩu phần.
* Khẩu phần ăn của heo nái chửa:
Trong thời kỳ mang thai, heo nái cần lượng chất khoáng nhiều hơn để phát triển
hệ xương của bào thai. Khi khẩu phần ăn của heo mẹ không đủ, sẽ phải huy động
nhiều chất khoáng từ cơ thể heo mẹ (đặc biệt là canxi và phốt pho từ xương) để nuôi
thai. Vì thế, heo mẹ bị thiếu chất khoáng dễ dẫn tới bại liệt. Tuy nhiên cũng cần tránh
vỗ béo heo quá mức trong giai đoạn heo gần sinh.
– Chửa kỳ I: Cho ăn từ 1,8 – 2 kg/con/ngày.

– Chửa kỳ II:
+ 85 – 110 ngày, cho ăn: 2 – 2,5 kg/con/ngày.
+ 111 – 113 ngày, cho ăn : 2 kg/con/ngày.
+ Trước khi đẻ 1 ngày – không nên cho ăn.
8


2.1.3.4. Giống
Giống là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả chăn nuôi heo. Việc chọn
giống heo tốt để nuôi cũng góp phần hạn chế một số rủi ro như: thời gian nuôi dài,
tăng trưởng chậm, heo bị bệnh,...
2.1.3.5. Về thú y
Là yếu tố không kém phần quan trọng trong chăn nuôi heo. Nếu việc sử dụng
không đúng thuốc, đúng lúc thì sẽ ảnh hưởng đến việc sinh trưởng và phát triển đồng
thời làm giảm năng suất trong chăn nuôi heo.
Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn kết quả chăn nuôi cũng như chất
lượng vật nuôi. Cho nên để chăn nuôi đạt hiệu quả đòi hỏi người chăn nuôi phải hết
sức chú trọng đến công tác này.
- Về phòng bệnh:
+ Hàng ngày, tắm heo sạch sẽ dội sạch phân, nước tiểu xuống đường mương,
vét sạch nước đọng trong máng, vét thức ăn thừa trong máng.
+ Thường xuyên phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi. Hàng tháng
rải vôi trong chuồng, hành lang, đường mương.
+ Đối với heo thịt: Nên tiêm phòng cho heo lúc 8 – 12 tuần tuổi (giai đoạn trước
khi heo đưa vào nuôi thịt). Tiêm các loại vacine thông thường (Dịch tả, FMD), riêng
đối với bệnh Phó thương hàn cần tiêm cho heo trong thời kì heo con theo mẹ và sau đó
có thể tiêm phòng nhắc lại. Thông thường sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 – 20 ngày, heo có
thể được tiêm nhắc lại hay bổ sung. Tẩy giun sán trước khi đưa heo vào nuôi thịt nên
tiến hành tẩy các loại giun sán.
+ Đối với heo nái: Tiêm phòng định kỳ 1 năm 2 lần (tháng 5 và tháng 10 hoặc

trước khi phối giống) các loại vắc xin dịch tả, tụ dấu, lép to, LMLM. Chú ý: Không
tiêm phòng cho heo nái những loại vắc xin trên từ giai đoạn phối giống đến 30 ngày
sau phối giống (trừ trường hợp có dịch bệnh xảy ra).
- Về trị bệnh:
Bệnh của heo được theo dõi thường xuyên và có biện pháp điều trị kịp thời tránh
lây lan cho các con khác. Các loại thuốc điều trị phải đảm bảo không thuộc danh mục
thuốc cấm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành.
9


2.1.4. Tình hình của ngành chăn nuôi hiện nay tại Việt Nam
- Về triển khai thực hiện công tác quản lý heo đực giống tại các địa phương:
Theo báo cáo của 53/63 tỉnh/thành phố, 100% đã xây dựng kế hoạch quản lý heo đực
giống trên địa bàn theo hướng dẫn của Cục Chăn nuôi trình UBND tỉnh phê duyệt.
Tuy nhiên, một số tỉnh trong thời gian qua có nhiều biến động về cơ cấu tổ chức ngành
tại địa phương (tổ chức lại các đơn vị quản lý chăn nuôi, thú y theo Thông tư liên tịch
số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 và Thông tư số 15/2015/TTBNNPTNT ngày 26/3/2015) và một số tỉnh hạn chế kinh phí tổ chức, nên kết quả
triển khai quản lý heo đực giống tại các tỉnh, thành phố rất khác nhau: có 34/53
tỉnh/thành phố thành lập Ban chỉ đạo và Tổ kỹ thuật quản lý heo đực giống; 38/50 tỉnh,
thành phố đã thực hiện thường xuyên việc thông tin, tuyên truyền cho người chăn nuôi
hiểu về yêu cầu quản lý nhà nước về giống vật nuôi nói chung, quản lý heo đực giống
nói riêng; tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật về kỹ thuật đánh giá chất lượng heo
đực giống trên địa bàn tỉnh; 53/53 tỉnh thực hiện thống kê, phân loại heo đực giống
theo mục đích sử dụng; 39/53 tỉnh, thành phố đã thực hiện đánh giá chất lượng, đeo
thẻ tai và đánh số cho heo đực đạt yêu cầu chất lượng.
- Ngoài ra Cục Chăn nuôi đã chỉ đạo các địa phương đánh giá, tổng kết việc
triển khai dự án sản xuất giống vật nuôi phục vụ sản xuất, đặc biệt việc kiểm tra tình
hình nhập khẩu giống vật nuôi phục vụ tái cơ cấu năng suất chất lượng giống và sản
phẩm chăn nuôi trong thời gian qua. Năm 2016, ước tính tổng lượng heo giống chất
lượng cao được nhập về Việt Nam phục vụ sản xuất trong nước khoảng 7-8 ngàn con,

nguồn giống chủ yếu nhập về từ Đan Mạch (chiếm gần 60% tổng lượng nhập), tiếp
theo là Thái Lan (khoảng 30% tổng lượng nhập). Khoảng từ 2,0-2,2 triệu con gia cầm
giống được nhập khẩu, trong đó nhập từ Mỹ hơn 50%, từ Pháp gần 30%. Ước tính có
khoảng trên 300 ngàn con trâu, bò thịt cao sản được nhập về Việt Nam trong năm
2016, trong đó nguồn chủ yếu được nhập về từ Úc (từ 60-70% tổng lượng nhập), từ
Thái Lan là trên 30% tổng lượng nhập.
* Đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện tái cơ cấu chăn nuôi, theo tổng hợp của Cục
Chăn nuôi từ báo cáo của các địa phương và số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2015,
tỷ lệ cơ cấu một số sản phẩm chăn nuôi chính biến động như sau:

10


Tỷ trọng năm
2013

Tỷ trọng năm
2014

Tỷ trọng năm
2015

Thịt heo hơi xuất chuồng

72,87 %

72,66 %

72,97 %


Thịt gia cầm hơi xuất chuồng

18,75%

19,05 %

18,97 %

Thịt trâu, bò hơi xuất chuồng

8,37 %

8,28 %

8,06 %

--

20,4 %

31,59 %

Sản phẩm

Sản lượng sữa (Tốc độ tăng trưởng)

- Kết quả cho thấy sự thay đổi này trong thời gian qua ngày càng rõ nét. Các chỉ
tiêu thực hiện trong tái cơ cấu đã có sự thay đổi theo đúng định hướng như: tỷ lệ heo
nái ngoại đã tăng từ 19,8% (năm 2013) lên 20,4% (năm 2014) và đạt 22,4% (năm
2015); tỷ lệ bò lai 47,6% (năm 2013) lên 51,9% (năm 2014) đạt 56,65% năm 2015 với

tốc độ tăng trưởng gần 10%.
- Chất lượng sản phẩm chăn nuôi tăng rõ nét: số con cai sữa/nái/năm từ 21-23
con/nái, khối lượng xuất chuồng tăng từ 67 kg lên 86 kg/con. Nhiều sản phẩm chất
lượng cao như trứng omega, sữa hữu cơ, thịt bò đã được giới thiệu và bán trên thị
trường trong nước.
- Về công tác giống đã có nhiều chuyển biến, các kỹ thuật mới trong quản lý
giống và tin học hoá công tác quản lý đã được áp dụng. Xuất hiện nhiều giống vật nuôi
mới có năng suất và chất lượng cao như giống bò KoBe, heo Đan Mạch, bò Bỉ, bò
Úc… Các giống bản địa đã được các địa phương đưa vào chương trình bảo tồn, lưu
giữ và phát triển như gà Đông Tảo, Tiên Yên, gà Hồ, heo Móng Cái, Bò H’Mông, vịt
Sín Chéng, vịt Bầu Bến, vịt Vân Đình…
2.2. Cơ sở lý thuyết về hiện quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi
trong sản xuất
2.2.1. Hiệu quả
Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như lao động, vốn,
máy móc…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiệu quả là một phạm trù
11


được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Hiểu theo
nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với
các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó.
Hiệu quả kinh tế là nói đến phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi
đã trừ chi phí. Nó được đo bằng các chi phí và lời lãi. Hiệu quả kinh tế được xem như
là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị
sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản
phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình
sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ
hợp các yếu tố:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ này, có

ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật; hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu vào (I) đầu
tư thêm. Tỷ số DO/DI được gọi là sản phẩm biên. Hiệu quả kỹ thuật đòi hỏi nhà sản
xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực
đầu vào ít nhất. Hiệu quả kỹ thuật được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế.
Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản
lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu
quả kỹ thuật dùng để chỉ sự kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản
lượng nhất định.
+ Hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi
phí đầu tư thêm. Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào. Nó đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên.
+ Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Nó chỉ đạt
được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa.
- Yếu tố thời gian: Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh
thu bằng nhau nhưng hai dự án có thể có hiệu quả khác nhau.Vì thế, khi tính yếu tố
thời gian, các nhà kinh tế đã tính tỷ lệ nội hoàn vốn. Đó là mức sinh lời của đồng vốn
khi đầu tư vào dự án, nó được dùng để so sánh giữa việc tiếp tục đầu tư vào dự án hoặc
đầu tư vốn vào việc khác xem việc nào có lợi hơn.
12


×