Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Cơ sở địa lý học phát triển du lịch sinh thái cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.38 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG

CƠ SỞ ĐỊA LÝ HỌC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN,
TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG

CƠ SỞ ĐỊA LÝ HỌC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN,
TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Mã số: 60.44.02.17

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VIẾT KHANH


THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Thị Thu Hƣơng
Công tác tại: Trường THPT Gia Bình số 1 huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh.
Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn
thành luận văn thạc sĩ với đề tài: “Cơ sở địa lý học phát triển du lịch sinh thái Cao
nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang”.
Thuộc chuyên ngành: Địa lý tự nhiên
Mã số chuyên ngành: 60.44.02.17
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và viết ra,
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Trần Viết Khanh. Luận văn này chưa được bảo vệ ở
Hội đồng và chưa công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào.
Lời cam đoan này đảm bảo nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2015
Ngƣời viết cam đoan

Nguyễn Thị Thu Hƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

/>

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian được học tập chương trình Cao học chuyên ngành Địa lý tự

nhiên tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Đến nay tác giả đã hoàn thành luận
văn “Cơ sở địa lý học phát triển du lịch sinh thái Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang”. Để hoàn thành luận văn thạc sỹ này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của
nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo
trong Ban Giám Hiệu, Phòng sau đại học, Khoa Địa lý của Trường Đại học sư
phạm - Đại học Thái nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu thời gian qua. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến PGS.TS.Trần Viết Khanh công tác tại Đại học Thái Nguyên, đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ tôi trong việc định hướng về nội dung đề tài, phương pháp
nghiên cứu khoa học cũng như tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu để
tôi hoàn thành được luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, Ban
quản lý Công Viên Địa Chất Toàn Cầu Cao Nguyên Đá Đồng Văn đã tạo điều kiện
thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi có được các thông tin cần thiết để phục vụ cho đề tài
nghiên cứu của mình.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác là vô cùng phong
phú, sinh động và có nhiều vấn đề cần giải quyết; bản thân dù đã cố gắng rất nhiều,
song chắc chắn luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các
thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp thông cảm, giúp đỡ, đưa ra những chỉ dẫn
quý báu cho tôi.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2015
Ngƣời viết cam đoan

Nguyễn Thị Thu Hƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii


/>

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ..................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 3
6. Lịch sử nghiên cứu.................................................................................................... 3
7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU LỊCH
SINH THÁI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .......................................... 8
1.1. Những khái niệm chung ......................................................................................... 8
1.1.1. Định nghĩa về du lịch ...................................................................................... 8
1.1.2. Định nghĩa về du lịch sinh thái ....................................................................... 8
1.1.3. Định nghĩa về du lịch nhân văn .................................................................... 10
1.1.4. Định nghĩa Công viên địa chất (Geopark) .................................................... 10
1.1.5. Định nghĩa về phát triển bền vững ................................................................ 11
1.2. Cơ sở địa lí học để phát triển du lịch sinh thái .................................................... 12
1.2.1. Điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái ......................................... 12

1.2.2. Các tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch sinh thái ................... 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii

/>

1.3. Phương pháp đánh giá ......................................................................................... 17
1.3.1. Phương pháp đánh giá theo từng dạng tài nguyên du lich ............................ 17
1.3.2. Phương pháp đánh giá tổng hợp ................................................................... 19
1.4. Ý nghĩa của du lịch sinh thái ............................................................................... 22
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 23
Chƣơng 2. CƠ SỞ ĐỊA LÝ HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI TRÊN CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG .................. 24
2.1. Điều kiện tự nhiên để phát triển DLST trên Cao nguyên đá Đồng Văn,
tỉnh Hà Giang .............................................................................................................. 24
2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 24
2.1.2. Đặc điểm địa chất .......................................................................................... 25
2.1.3. Đặc điểm địa hình ......................................................................................... 32
2.1.4. Đặc điểm khí hậu .......................................................................................... 38
2.1.5. Đặc điểm thủy văn ........................................................................................ 39
2.1.6. Đặc điểm thổ nhưỡng .................................................................................... 40
2.1.7. Đa dạng sinh học ........................................................................................... 41
2.2. Điều kiện dân cư - xã hội để phát triển du lịch sinh thái trên Cao nguyên
đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ...................................................................................... 42
2.2.1. Tình hình kinh tế ........................................................................................... 42
2.2.2. Đặc điểm dân cư - xã hội .............................................................................. 43
2.2.3. Đặc điểm văn hóa nổi bật .............................................................................. 46
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 48
Chƣơng 3. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI TRÊN CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG ...............49
3.1. Thực trạng phát triển du lich sinh thái trên Cao Nguyên Đá Đồng Văn ............. 49

3.1.1. Khách du lịch ................................................................................................ 49
3.1.2. Thu nhập trong hoạt động du lịch ................................................................. 50
3.1.3. Lao động trong ngành du lịch ....................................................................... 51
3.1.4. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch ....................................... 51
3.1.5. Hệ thống quản lý du lịch và bảo tồn ............................................................. 52
3.1.6. Hiện trạng đầu tư liên quan đến du lịch ở Cao nguyên đá Đồng Văn .......... 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>

3.2. Đánh giá các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trên Cao nguyên đá
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ........................................................................................... 54
3.2.1. Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................................ 54
3.2.2. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ........................................................... 61
3.3. Đánh giá tổng hợp điều kiện địa lí để phát triển du lịch sinh thái ....................... 66
3.3.1. Hiện trạng du lịch Cao Nguyên Đá ............................................................... 66
3.3.2. Lựa chọn đối tượng đánh giá ........................................................................ 67
3.3.3. Xây dựng thang đánh giá .............................................................................. 68
3.3.4. Đánh giá các điểm du lịch sinh thái Cao nguyên đá Đồng Văn ................... 69
3.4. Định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững ............................................... 72
3.4.1. Du lịch sinh thái gắn với phát triển bền vững ............................................... 72
3.4.2. Du lịch sinh thái gắn với nghiên cứu của các nhà khoa học ......................... 79
3.5. Các tuyến du lịch ................................................................................................. 79
3.5.1. Tuyến du lịch xuyên quốc gia ....................................................................... 79
3.5.2. Tuyến du lịch liên vùng miền núi và trung du Bắc Bộ ................................. 80
3.5.3. Tuyến du lịch trong Cao nguyên đá Đồng Văn ............................................ 81
3.6. Một số giải pháp cơ bản để phát triển du lịch sinh thái bền vững trên Cao
nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.......................................................................... 83
3.6.1. Bảo tồn và tôn tạo các di sản địa chất ........................................................... 84
3.6.2. Bảo tồn các di sản văn hóa ............................................................................ 85

3.6.3. Bảo tồn đa dạng sinh học .............................................................................. 86
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 92

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

v

/>

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt

Viết đầy đủ

BVHTTDL

: Bộ Văn hóa thể thao du lịch

CVĐCTCCNĐ

: Công Viên Địa Chất Toàn Cầu Cao Nguyên Đá

DLST

: Du lịch sinh thái

DLSTBV


: Du lịch sinh thái bền vững

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

QL

: Quốc lộ

UBND

: Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Mức độ đánh giá điều kiện phát triển DLST ......................................... 22
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế bốn huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn qua
các năm .................................................................................................. 43
Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch đến Cao Nguyên Đá Đồng Văn .......................... 49
Bảng 3.2. Dự báo thu nhập từ hoạt động du lịch .................................................... 50
Bảng 3.3. Dự báo nhu cầu lao động ....................................................................... 51
Bảng 3.4. Mức độ đánh giá điều kiện phát triển DLST Cao Nguyên Đá .............. 70
Bảng 3.5. Đánh giá các điểm DLST Cao Nguyên Đá ............................................ 71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


v

/>

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ................. 25
Hình 2.2. Bản đồ địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn ............................................... 28
Hình 3.1. Bản đồ các điểm du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn ................................. 65
Hình 3.2. Bản đồ các tuyến, điểm du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn ...................... 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN vi

/>

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch - ngành kinh tế được ví là “công nghiệp không khói” - đang
trở thành hoạt động kinh tế sôi động hàng đầu thế giới. Du lịch là một ngành kinh tế
tương đối nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường, vì vậy phát triển du lịch góp
phần khai thác có hiệu quả cũng như bảo vệ, tôn tạo tài nguyên thiên nhiên và văn hóa
của đất nước, bảo vệ môi trường tự nhiên. Cùng với xu hướng đó, Việt Nam có tiềm
năng du lịch rất phong phú, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát
triển và đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân của cả nước.
Du lịch sinh thái (DLST) là một loại hình du lịch đã và đang phát triển
nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam.
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của Tổ Quốc, đây là một
trong những khu vực có địa hình cao nhất cả nước, có vị trí chiến lược quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại. Hà Giang là một

vùng đất có tiềm năng rất lớn về du lịch, đặc biệt là phát triển các loại hình du lịch
sinh thái như: Du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng…
Cao nguyên đá Đồng Văn một địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Hà Giang, với
nhiều dạng địa hình độc đáo, được thế giới công nhận là Công Viên Địa Chất Toàn
Cầu. Đây sẽ là tiền đề hết sức quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái bền vững
(DLSTBV) của tỉnh trong thời gian tới.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã xác định DLSTBV là một trong
những loại hình du lịch được ưu tiên phát triển. Vì đây là loại hình du lịch có đóng
góp tích cực cho bảo tồn và phát triển bền vững nói chung, cho phát triển cộng đồng
địa phương nói riêng đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi còn nhiều khó khăn trong
phát triển kinh tế, tuy nhiên lại có nhiều tiềm năng phát triển DLSTBV.
Do đó DLSTBV ở Cao nguyên đá Đồng Văn như là một xu thế phát triển được
sự quan tâm của nhiều người, nhiều ngành, bởi nó là một dạng du lịch dựa vào tự
nhiên, gợi ra nhiều triển vọng nâng cao việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và phát triển
cộng đồng địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

/>

Cao nguyên đá Đồng Văn giàu tiềm năng về phát triển DLSTBV. Trong
những năm qua, tiềm năng DLSTBV đã và đang được khai thác mang lại nhiều
kết quả đáng ghi nhận như: Ngày càng có nhiều người quan tâm tới nơi đây,
lượng khách đến đây ngày càng tăng, có nhiều công trình nghiên cứu về DLST ở
Cao nguyên đá Đồng Văn …
Tuy nhiên, cho đến nay tiềm năng DLSTBV ở Cao nguyên đá Đồng Văn chưa
được đánh giá một cách có hệ thống làm cơ sở cho việc khai thác có hiệu quả để phát
triển loại hình du lịch quan trọng này. Chính vì vậy, cần phải phát triển DLST gắn với
phát triển bền vững.

Để đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững của Cao nguyên đá Đồng Văn
nói riêng và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang nói chung,
DLSTBV là loại hình cần được đẩy mạnh phát triển trên cơ sở khai thác hợp lý các
thế mạnh của vùng.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Cơ sở địa lý học phát triển du
lịch sinh thái Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” nhằm phát triển du lịch một
cách bền vững trong những năm tới để cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của các cộng đồng dân cư địa phương. Đồng thời đề tài có ý nghĩa đóng góp vào việc
xây dựng tài liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn địa lý ở phổ thông sau này…
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLSTBV trên thế giới và ở
Việt Nam vào Cao nguyên đá Đồng Văn nhằm đánh giá tiềm năng phát triển
DLSTBV, thực trạng hoạt động DLSTBV của Cao nguyên đá Đồng Văn, trên cơ sở
đó đưa ra những định hướng phát triển DLSTBV Cao nguyên đá Đồng Văn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung
chính sau:
+ Tổng quan những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn phát triển DLST và
tài nguyên du lịch của Cao nguyên đá Đồng Văn, trên cơ sở phát triển DLSTBV.
+ Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển DLSTBV Cao nguyên đá Đồng Văn.
+ Định hướng phát triển DLSTBV Cao nguyên đá Đồng Văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2

/>

Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×