Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng nhân nhanh và biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng của giống lan thạch hộc tía (dendrobium officinale kimura et migo) tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ DIỆU HOA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN NHANH VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG LAN THẠCH HỘC TÍA
(Dendrobium officinale Kimura et Migo) TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ DIỆU HOA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN NHANH VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG LAN THẠCH HỘC TÍA
(Dendrobium officinale Kimura et Migo) TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Người hướng dẫn khoa học: 1.GS.TS. TRẦN NGỌC NGOẠN
2. ThS. ĐÀO DUY HƯNG

Thái Nguyên - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Bản thân tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Diệu Hoa


ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập
của mỗi học viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng
lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với những kiến thức khoa học.
Qua đó học viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương
pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công
việc say này.
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, bên cạnh những thuận lợi, tôi đã gặp không ít khó khăn, tuy vậy với sự
giúp đỡ của các thầy cô, các anh chị, gia đình và bạn bè tôi đã vượt qua các

khó khăn ấy và hoàn thành bài khóa luận.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc
tới thầy giáo GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn và thầy giáo ThS. Đào Duy Hưng
đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường - Ban Chủ
nhiệm Khoa Nông học - Các thầy, cô giáo trong Khoa Nông học - Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên những người đã trực tiếp giảng dạy, trang bị
những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học sau đại học.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, trình
độ và kinh nghiệm song đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
sự cảm thông, đóng góp ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo và ý kiến đóng
góp của bạn bè để đề tài tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Học viên
NGUYỄN THỊ DIỆU HOA


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ...................................................................... 2

3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu ....................................................... 3
1.1.1. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và các vấn đề liên quan ....... 3
1.1.2. Cơ sở của việc xác định biện pháp kỹ thuật trồng cây lan Thạch
Hộc tía ................................................................................................... 9
1.2. Giới thiệu chung về cây Thạch Hộc tía.................................................... 11
1.2.1. Nguồn gốc phân loại lan Thạch Hộc..................................................... 11
1.2.2. Đặc điểm thực vật học lan Thạch Hộc tía ............................................. 12
1.2.3. giá trị của Lan Thạch Hộc tía ................................................................ 13
1.2.4. Yêu cầu sinh thái của lan Thạch Hộc tía............................................... 18
1.3. Nhân giống lan Thạch Hộc tía ................................................................. 20
1.3.1. Phương pháp nhân giống hữu tính ........................................................ 20
1.3.2. Phương pháp nhân giống vô tính .......................................................... 22
1.4. Nuôi trồng lan Thạch Hộc tía ................................................................... 23
1.5. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ................................... 25
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 25


iv
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 30
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 30
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 31
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 31
2.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh
trưởng đến khả năng nhân nhanh chồi Thạch Hộc tía .......................... 31
2.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh
trưởng đến khả năng tạo rễ chồi Thạch Hộc tía .................................... 31

2.3.3. Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng
sinh trưởng Lan Thạch Hộc tía giai đoạn vườn ươm............................ 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 32
2.4.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .................................................. 36
2.4.3. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 37
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 39
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả
năng nhân nhanh chồi Thạch Hộc tía in vitro ....................................... 39
3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả năng nhân
nhanh chồi lan Thạch Hộc tía ............................................................... 39
3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Kinetin đến khả năng nhân
nhanh chồi lan Thạch Hộc tía ............................................................... 40
3.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP với chuối xanh đến khả
năng nhân nhanh chồi lan Thạch Hộc tía .............................................. 42
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả
năng tạo rễ của chồi Thạch Hộc tía in vitro .......................................... 43


v
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng tạo rễ của
chồi Thạch Hộc tía in vitro nuôi cấy mô .............................................. 43
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng tạo rễ của
chồi Thạch Hộc tía in vitro ................................................................... 44
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng sự kết hợp của nồng độ IBA với IAA đến
khả năng tạo rễ của chồi Thạch Hộc tía in vitro ................................... 46
3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trưởng của
giống Lan Thạch Hộc tía giai đoạn vườn ươm. .................................... 47
3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ đến khả năng sinh trưởng của lan

Thạch Hộc tía sau nuôi cấy mô ............................................................. 48
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón thích hợp cho
Lan Thạch Hộc tía sau nuôi cấy mô...................................................... 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 63
1. Kết luận ....................................................................................................... 63
2. Đề nghị ........................................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65
PHẦN PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt
CT

Công thức

CV (%)

Hệ số biến động

FAO

Tổ chức Nông - Lương thế giới

LSD 0,5

Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 95%



vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh chồi ..................... 39
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của Kinetin đến khả năng nhân nhanh chồi ................ 40
Bảng 3.3. Ảnh hưởng sự kết hợp giữa BAP với chuối xanh đến khả năng
nhân nhanh chồi .............................................................................. 42
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ chồi lan Thạch Hộc tía ... 43
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ của chồi Thạch
Hộc tía ...................................................................................... 45
Bảng 3.6: Ảnh hưởng sự kết hợp giữa IBA với IAA đến khả năng ra rễ
chồi Thạch Hộc tía .......................................................................... 46
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tăng trưởng chiều cao cây ........ 48
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thời vụ đến tăng trưởng đường kính thân của
lan Thạch Hộc tía ............................................................................ 51
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái ra lá của lan Thạch
Hộc tía ...................................................................................... 53
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây của lan Thạch Hộc tía bắt đầu trồng .................................. 56
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng đường
kính thân của lan Thạch Hộc tía bắt đầu trồng ............................... 58
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của lan Thạch
Hộc tía bắt đầu trồng ....................................................................... 61


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 3.1: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tăng trưởng chiều cao cây .... 49
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của thời vụ đến tăng trưởng đường kính thân

của lan Thạch Hộc tía ................................................................. 51
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến tăng trưởng số lá/cây của lan
Thạch Hộc tía .............................................................................. 53
Biểu đồ 3.4: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của lan Thạch Hộc tía
bắt đầu trồng ............................................................................... 57
Biểu đồ 3.5: Động thái tăng trưởng đường kính thân của lan Thạch Hộc
tía bắt đầu trồng .......................................................................... 59
Biểu đồ 3.6: Động thái tăng trưởng số lá/thân của lan Thạch Hộc tía bắt
đầu trồng ..................................................................................... 61


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Lan Thạch Hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo) là loài lan
phân bố chủ yếu ở một số vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Trung Quốc. Đây là
thảo dược chuyên dụng để điều trị bệnh tiểu đường và một số bệnh nan y.
Thạch Hộc tía (Thiết bì) có hoạt tính tăng cường Insulin, giảm đường huyết
giúp cho máu hoạt động bình thường, xúc tiến tuần hoàn, giãn huyết quản,
giảm cholesterol và triglyceride mà còn có khả năng tiêu diệt một số tế bào ác
tính của ung thư phổi, ung thư buồng trứng, bệnh máu trắng với hoạt tính
kháng ung thư tương đối mạnh. Thường được dùng chữa những bệnh sốt
nóng, khô cổ, khát nước, không muốn ăn, mắt kém, khớp xương sưng đau…
Thạch Hộc có khả năng phát triển rộng rãi ở các vùng miền của nước
ta, đem lợi ích đáng kể cho nông dân, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng,
xuất khẩu đem về ngoại tệ cho đất nước. Theo Đặng Văn Đông (2004) [5]
hiện nay giá của một cây hoa lan có thể từ 100.000 - 1.000.000 đồng/cây.
Điều làm nên giá trị dược liệu của loài lan này chính là hợp chất alkaloid.
Nhu cầu của Trung Quốc và các nước trên thế giới về Thạch Hộc rất lớn, có
giá cao, đem lại siêu lợi nhuận cho những người trồng và chế biến Thạch

Hộc. Với giá trị về dược liệu lan Thạch Hộc đã bị khai thác tới mức bị tuyệt
chủng trong tự nhiên [8], [44]. Hiện nay lan Thạch Hộc nằm trong danh mục
Đỏ của cuốn “Sách đỏ Việt Nam” năm 2007 [21]. Để bảo tồn và phát triển
loài lan quý hiếm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cần phải nghiên cứu nuôi
trồng chúng.
Xuất phát từ lợi ích và nhu cầu thực tế hiện nay, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh
trưởng đến khả năng nhân nhanh và biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng
của giống Lan Thạch Hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo) tại
Thái Nguyên”.


2
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
Xác định nồng độ của một số chất điều tiết sinh trưởng thích hợp trong
nhân nhanh và tạo rễ của Lan Thạch Hộc tía bằng kỹ thuật invitro.
Xác định biện pháp kỹ thuật thích hợp cho lan Thạch Hộc tía sau nuôi
cấy mô.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng (BAP hoặc
Kinetin với chuối xanh) đến khả năng nhân nhanh và (IBA hoặc NAA với
IAA) đến khả năng ra rễ của lan Thạch Hộc tía.
- Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ trồng, phân bón đến sinh trưởng của
lan Thạch Hộc tía trồng trong nhà lưới.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao
học cũng như những người quan tâm đến nuôi cấy mô và một số biện pháp kỹ
thuật sau nuôi cấy mô đối với lan Thạch Hộc tía.

- Ý nghĩa thực tiễn.
Đề xuất được quy trình từ nhân nhanh tới ra rễ cho Lan Thạch Hộc
tía bằng phương pháp nuôi cấy in vitro, lựa chọn được thời vụ, phân bón
thích hợp nhằm đảm bảo cung cấp số lượng lớn cây giống có chất lượng
cao, đồng đều cho sản xuất và nâng cao tỷ lệ sống, sinh trưởng đối với lan
Thạch Hộc tía.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu
1.1.1. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và các vấn đề liên quan
a, Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
* Sự phân hoá và phản phân hoá tế bào
Sự phân hoá tế bào là sự chuyển các tế bào phôi sinh thành các tế bào
của mô chuyển hoá, đảm nhận các chức năng khác nhau trong cơ thể. Ví dụ:
Mô dậu làm nhiệm vụ quang hợp, mô bì làm nhiệm vụ bảo vệ, nhu mô làm
nhiệm vụ dự trữ, mô dẫn làm nhiệm vụ vận chuyển nước và chất dinh dưỡng.
Quá trình phân hoá tế bào được biểu diễn ở sơ đồ sau:
Tế bào phôi sinh

Tế bào giãn

Tế bào chuyên hoá

Mặc dù các tế bào đã chuyển hoá thành các mô chức năng nhưng chúng
vẫn không mất đi khả năng phân chia của mình. Trong điều kiện thích hợp,
các tế bào lại có thể trở về dạng tế bào phôi sinh và phân chia mạnh mẽ. Sơ đồ
hoá như sau:

Phân hoá tế bào
Tế bào phôi sinh

Tế bào giãn

Tế bào chuyên hoá

Phản phân hoá tế bào

Về bản chất sự phân hoá và phản phân hoá là một quá trình hoạt hoá,
phân hoá gen. Mặt khác, khi tế bào nằm trong khối mô của cơ thể thường bị
ức chế bởi các tế bào xung quanh. Khi tách riêng tế bào tạo điều kiện thuận
lợi cho các gen được hoạt hoá. Quá trình phân hoá được xảy ra theo một
chương trình định sẵn [21].


4
b, Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chất điều tiết sinh trưởng
trong nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
 Các chất điều tiết sinh trưởng
Các chất điều hoà sinh trưởng không thể thiếu trong các quá trình nuôi
cấy mô thực vật là các chất thuộc hai nhóm auxin và cytokinin.
Auxin có tác dụng sinh lý rất nhiều mặt lên các quá trình sinh trưởng
của tế bào, hoạt động của tầng phát sinh, sự hình thành rễ, hiện tượng ưu thế
ngọn [22]. Các chất thuộc nhóm auxin thường được sử dụng là: NAA, IAA và
2,4D. Trong đó, IAA có tác dụng kích thích sinh trưởng kéo dài tế bào và điều
khiển sự hình thành rễ. NAA có tác dụng làm tăng hô hấp của tế bào và mô
nuôi cấy, tăng hoạt tính enzym và ảnh hưởng mạnh đến trao đổi chất của nitơ
[15]. Mặt khác, một số loài như đậu, cà chua,... có khả năng tạo rễ trong môi
trường không có auxin. Còn 2,4D được sử dụng có hiệu quả với mục đích tạo

mô sẹo ở thực vật và không dùng trong môi trường tái sinh cơ quan [21].
Các cytokinin thường gặp là kinetin và BAP, cả hai đều có tác dụng
kích thích phân chia tế bào, kéo dài thời gian hoạt động của tế bào phân sinh
và làm hạn chế sự hoá già của tế bào. Ngoài ra các chất này có tác dụng lên
quá trình trao đổi chất, quá trình tổng hợp ADN, tổng hợp protein và làm tăng
cường hoạt tính của một số enzym [21].
Tác động phối hợp của auxin và cytokinin có tác dụng quyết định đến
sự phát triển và phát sinh hình thái của tế bào và mô. Những nghiên cứu của
Skoog cho thấy, tỷ lệ auxin/cytokinin cao thì thích hợp cho hình thành rễ,
thấp sẽ kích thích quá trình phát sinh chồi và ở mức cân bằng thì thuận lợi cho
sự phát triển của mô sẹo [21].
c, Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhân giống cây bằng phương
pháp nuôi cấy mô tế bào
 Lựa chọn mẫu cấy
Việc lựa chọn mẫu nuôi cấy có ý nghĩa rất lớn đến sự sinh trưởng, phát
triển của mẫu trong suốt quá trình nuôi cấy. Mẫu non trẻ có sự phản ứng với


5
các điều kiện và môi trường nuôi cấy nhanh, dễ tái sinh, đặc biệt trong nuôi
cấy mô sẹo, phôi. Ngoài ra mô non trẻ mới được hình thành, sinh trưởng
mạnh, mức độ nhiễm mầm bệnh ít hơn [21].
Các mảnh nuôi cấy càng nhỏ thì tỷ lệ sống càng thấp và các mô có
nguồn gốc từ chồi đỉnh có khả năng sinh trưởng tốt hơn các mô có nguồn gốc
từ chồi nách [41].
 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy
Môi trường nuôi cấy mô tế bào có thành phần thay đổi tuỳ theo loài
thực vật, loại tế bào, mô và cơ quan được nuôi cấy. Môi trường nuôi cấy còn
thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển của mẫu nuôi cấy [21]. Môi
trường dinh dưỡng có đầy đủ các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết cho sự

phân chia, phân hoá tế bào cũng như sự sinh trưởng bình thường của cây.
Từ những năm 1933, Tukey đã nghiên cứu tạo ra môi trường nuôi cấy
thực vật, cho đến nay đã có rất nhiều loại môi trường khác nhau được sử dụng
cho mục đích này, trong đó có một số môi trường cơ bản được sử dụng rất
phổ biến như MS, LS, WP. Ví dụ, môi trường MS (Murashige&Skoog, 1962)
là môi trường được sử dụng rộng rãi nhất trong nuôi cấy mô của tế bào thực
vật, môi trường MS thích hợp cho cả thực vật 1 lá mầm, 2 lá mầm.
Tuy có rất nhiều loại môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật nhưng
đều gồm một số thành phần cơ bản sau [3].
 Các muối khoáng đa lượng và vi lượng
Đối với cây trồng, các chất khoáng đa và vi lượng đóng vai trò rất quan
trọng. Ví dụ, magiê là một phần của phân tử diệp lục, canxi cấu tạo màng tế
bào, nitơ là thành phần quan trọng của vitamin, amino axit và protein.
- Các nguyên tố khoáng đa lượng:
Bao gồm các nguyên tố khoáng được sử dụng ở nồng độ trên 30
ppm, tức là trên 30mg/l. Những nguyên tố đó là: N, S, P, K, Mg và Ca.
Riêng Na và Cl cũng được sử dụng trong một vài môi trường, nhưng chưa
rõ vai trò của chúng.


6
+ Nitơ (N): Được sử dụng ở hai dạng NO3- và NH4+ riêng rẽ hoặc
phối hợp với nhau. Hầu hết các thực vật đều có khả năng khử nitrat thành
ammonium thông qua hệ thống nitrat reductase (NR). Điều đáng lưu ý là
nếu chỉ dùng ammonium (không có nitrat) thì sinh trưởng của tế bào giảm,
thậm chí ngừng hoàn toàn. Nguyên nhân chính là do quá trình trao đổi ion
của tế bào xảy ra lệch dẫn đến tình trạng thay đổi độ pH của môi trường. Vì
vậy, hầu hết các loại môi trường đều dùng nitrat và ammonium dạng phối
hợp, nhưng tùy theo đặc tính hấp thu nitơ của loài cây đó mà phối hợp theo
tỷ lệ thích hợp.

+ Lưu huỳnh (S): Chủ yếu và tốt nhất là muối SO4-2. Các dạng ion khác
như SO3 hoặc SO2 thường kém tác dụng, thậm chí còn độc.
+ Phospho (P): Mô và tế bào thực vật nuôi cấy có nhu cầu về phospho
rất cao. Phospho là một trong những thành phần cấu trúc của phân tử acid
nucleic. Ngoài ra khi phospho ở dạng H2PO4- và HPO4-2 còn có tác dụng như
một hệ thống đệm (buffer) làm ổn định pH của môi trường trong quá trình
nuôi cấy.
- Các nguyên tố vi lượng:
Là những nguyên tố được sử dụng ở nông độ thấp hơn 30 ppm. Đó là
Fe, B, Mn, I, Mo, Cu, Zn, Ni, Co.
+ Sắt (Fe): Thiếu sắt, tế bào mất khả năng phân chia. Fe thường tạo
phức hợp với các thành phần khác và khi pH môi trường thay đổi, phức hợp
này thường mất khả năng giải phóng Fe cho các nhu cầu trao đổi chất trong tế
bào. Tốt nhất là nên sử dụng Fe ở dạng phức chất với citrat hoặc với ETDA
(Ethylen Diamin Tetraacetic Acid).
+ Mangan (Mn): Thiếu Mn cũng làm cho hàm lượng các amino acid tự
do và DNA tăng lên, nhưng lượng RNA và sinh tổng hợp protein giảm dẫn
đến kém phân bào.


7
+ Bo (B): Thiếu B trong môi trường gây lên biểu hiện như thừa auxin
vì thực chất B làm cho các chất ức chế auxin oxydase trong tế bào giảm. Mô
nuôi cấy có biểu hiện mô sẹo hóa mạnh, nhưng thường là mô sẹo xốp, mọng
nước, kém tái sinh [3].
 Nguồn cacbon
Đường là thành phần dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu trong bất
kỳ môi trường dinh dưỡng nào. Nó được sử dụng làm nguồn cacbon cung cấp
năng lượng trong nuôi cấy, đồng thời đóng vai trò duy trì áp suất thẩm thấu
của môi trường [20].

Loại đường được sử dụng phổ biến là saccarozơ với hàm lượng từ 26% (W/v). Trong nuôi cấy chồi cây dâu tằm (mulberry bud), môi trường có
fructozơ cho kết quả tốt hơn những loại đường khác [21].
 Các vitamin và axit amin
Ảnh hưởng của các vitamin đến sự phát triển của tế bào nuôi cấy in
vitro ở các loài khác nhau là khác nhau.
Để mô có thể sinh trưởng, tốt nhất phải bổ sung thêm vào môi trường
một hay nhiều loại vitamin và amino axít. Trong các loại vitamin, B1 được
xem là vitamin quan trọng nhất cho sự phát triển của thực vật. Axit nicotinic
(B3) và pyridoxune (B6) cũng có thể được bổ sung vào môi trường nuôi cấy
nhằm tăng cường sức sống cho mô.
 Các chất bổ sung
+ Dịch nghiền của khoai tây: Có chứa cacbonhydrat dưới dạng
saccaroza, glucose và fructose, amino axít (21 loại bao gồm cả lysine là một
axít amin thường không có trong protein thực vật), các muối khoáng (K, Fe,
Mg…). Dịch nghiền khoai tây thường được bổ sung vào môi trường vi nhân
giống hoa lan và đặc biệt có hiệu quả với một số loài như: Phalaenopsis,
Doritaenopsis (Thorpe và cộng sự, 2008).
+ Than hoạt tính: Bổ sung than hoạt tính vào trong môi trường nuôi cấy
sẽ có lợi ích và có tác dụng khử độc. Than hoạt tính nói chung ảnh hưởng trên


8
3 mặt: hút các hợp chất cản, hút các chất điều hòa sinh trưởng và các chất làm
nền môi trường. NAA, kinetin, IAA, BAP, 2iP liên kết với than hoạt tính.
Than hoạt tính cũng giúp làm giảm độc tố bằng cách đào thải các hợp chất
độc (ví dụ: phenol) được tạo ra trong quá trình nuôi cấy và cho phép tế bào
sinh trưởng mà không bị trở ngại gì.
+ Nước dừa: Có tác dụng tích cực của nước dừa trong môi trường nuôi
cấy mô, tế bào thực vật đã được nhiều tác giả ghi nhận. Nước dừa đã được
xác định là rất giàu các hợp chất hữu cơ, chất khoáng và chất kích thích sinh

trưởng (George, 1993) [39]. Chất cặn có thể được lọc hoặc để lắng dưới bình
rồi gạn bỏ phần cặn. Nước dừa thường sử dụng với nồng độ 5 - 20% thể tích
môi trường, kích thích phân hóa và nhân nhanh chồi.
+ Dịch chiết nấm men: Có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và phát
triển của mô và tế bào. Dịch chiết nấm men là chế phẩm thường dùng trong
nuôi cấy vi sinh vật, mô tế bào động vật với nồng độ thích hợp. Ngoài ra, có
thể sử dụng dịch thủy phân casein hydrolyase (0,1 - 1%) hoặc bột chuối với
hàm lượng 40g bột khô trong 100g/l (xanh) nhằm tăng cường sự phát triển
của mô sẹo hay cơ quan nuôi cấy.
+ Agar: Trong môi trường nuôi cấy đặc, người ta thường sử dụng agar
để làm rắn hoá môi trường. Nồng độ agar sử dụng thường là 0,6 - 1%, đây là
loại tinh bột đặc chế từ rong biển để tránh hiện tượng mô chìm trong môi
trường hoặc bị chết vì thiếu O2 nếu nuôi trong môi trường lỏng và tĩnh [16].
d, Các giai đoạn chính trong quá trình nhân giống nuôi cây mô tế bào
- giai đoạn 1: giai đoạn chuẩn bị
Đây là giai đoạn quan trọng quyết định toàn bộ quy trình nhân giống
invitro. Mẫu đưa từ bên ngoài vào đảm bảo các yêu cầu sau: tỷ lệ nhiễm thấp;
tỷ lệ sống cao; tốc độ sinh trưởng nhanh. Vật liệu thường được chọn và đưa vào
nuôi cấy là: Đỉnh sinh trưởng, chồi nách, hoa tự, hoa, đoạn thân, mảnh, lá, rễ.


9
- giai đoạn 2: Tái sinh mẫu nuôi cấy
Mục đích của giai đoạn này là tái sinh một cách định hướng sự phát
triển của mô nuôi cấy. Quá trình này điều khiển chủ yếu bằng các chất điều
hòa sinh trưởng (tỷ lệ auxin/cytokinin) đưa vào môi trường nuôi cấy.
- giai đoạn 3: giai đoạn nhân nhanh chồi
Mục đích của giai đoạn này là tạo hệ số cao nhất. Chính vì thế giai
đoạn này được coi là giai đoạn then chốt của quá trình nuôi cấy. Để tăng hệ số
người ta thường đưa vào môi trường nuôi cấy các chất điều hòa sinh trưởng

(auxin, cytokinin…), các chất bổ sung khác như nước dừa, dịch chiết nấm
mem… kết hợp với các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ thích hợp.
- giai đoạn 4: Tạo cây hoàn chỉnh
Khi đạt được kích thước nhất định các chồi được chuyển sang môi
trường ra rễ. Thường sau 2 - 3 tuần, các chồi riêng lẻ này sẽ ra rễ và trở
thành cây hoàn chỉnh. Ở giai đoạn này người ta bổ sung vào môi trường nuôi
cấy các chất điều hoà sinh trưởng thuộc nhóm auxin, là nhóm hoocmon thực
vật quan trọng có chức năng tạo rễ phụ từ mô nuôi cấy. Trong nhóm này các
chất IAA, IBA, NAA, 2.4-D được nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất để tạo
rễ cho chồi.
- giai đoạn 5: giai đoạn đưa cây ra đất
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình và nó quyết định khả năng
ứng dụng của quá trình nhân giống invitro trong thực tiễn sản xuất. Do đó
phải đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh thích hợp để cây có thể đạt tỷ lệ sống
cao trong vườn ươm cũng như trong ruộng sản xuất.
1.1.2. Cơ sở của việc xác định biện pháp kỹ thuật trồng cây lan Thạch Hộc tía
a, Cơ sở khoa học của việc bố trí thời vụ đến sinh trưởng cây trồng (lan)
Thời vụ là một trong những yếu tố quan trọng của ngành trồng trọt.
Trong chế độ canh tác, làm đúng ở thời vụ tối ưu, nhất là lúc trồng thì nâng
cao được năng suất 10 - 15% trong điều kiện tác động đồng thời của các yếu


10
tố ngoại cảnh khác. Để xác định được thời vụ thích hợp cho từng giống sẽ tận
dụng được tối đa tiềm năng cho năng suất của giống. Thời vụ trồng Thạch
Hộc có thể trồng vào các tháng 3 - 4, khi trời ấm dần, có mưa xuân, độ ẩm
cao, có lợi cho việc kích thích chồi nách phát triển và mọc rễ khí sinh để hút
nước và thức ăn nuôi chồi. Có thể trồng vào cuối thu (tháng 9 - 10), đảm bảo
yêu cầu sinh trưởng của rễ, nhưng chất lượng, số lượng, tốc độ ra rễ không
bằng vụ xuân. Cây con được thuần hóa tốt, ở nơi có điều kiện che râm tốt

(như trồng trong giàn che) có thể trồng quanh năm.
b, Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón đến sinh trưởng cây
trồng (lan)
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với lan. Khi lan đầy đủ dinh
dưỡng cây tươi tốt, ra nhiều hoa, hoa đẹp, bền nhưng trong điều kiện thiếu
dinh dưỡng lan còi cọc, kém phát triển, không hoặc có ít hoa. Lan cần 13 chất
dinh dưỡng khoáng, thuộc nhóm đa, trung, vi lượng: Dinh dưỡng đa lượng
gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh
(S), Magie (Mg), Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn),
Đồng (Cu),... Thiếu đạm cây còi cọc, ra ít lá, chồi mới, lá dần chuyển vàng
theo quy luật lá già trước, lá non sau, rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cỗi. Thừa
đạm, thân lá xanh mượt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh, đầu rễ
chuyển xám đen, cây khó ra hoa. Thiếu lân, cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển
xanh đậm, rễ không trắng sáng mà chuyển màu xám đen, không ra hoa.
Phân bón lá có tác dụng làm tăng năng suất, tăng khả năng kháng sâu
bệnh, tính chống hạn, cải thiện năng suất và chất lượng của cây. Các nghiên
cứu đều khẳng định bón phân qua lá dạng hòa tan, 95% lượng phân phun lên
lá sẽ đồng hóa hết. Hiệu quả của phân bón lá phụ thuộc vào các giống cây
trồng, giai đoạn sinh trưởng, loại phân, nồng độ phụn, liều lượng và thời gian
sử dụng.


11
1.2. Giới thiệu chung về cây Thạch Hộc tía
1.2.1. Nguồn gốc phân loại lan Thạch Hộc
Theo từ điển Bách khoa dược học của Việt Nam (1999) [30] đã ghi
“Thạch Hộc” (Dendrobium nobile Lindt) có tên khác là Kim Thạch Hộc, thuộc
chi Thạch Hộc, họ Lan (Orchidaceae). Cây lan được biết đến đầu tiên ở
Phương Đông khoảng từ 551- 479 trước công nguyên [26]. Ở Việt Nam, những
nghiên cứu về lan ở buổi đầu không rõ rệt, người đầu tiên khảo sát hoa lan ở

Việt Nam là ông Gioolas Noureiro nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đã tả cây lan
đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1789 trong “Flora Cochinnis”gọi tên các cây lan
trong cuộc hành trình tìm đến phía nam Việt Nam: Alrides, Phagius và
Sarcopodium... đã được BenTham và Hookerghi lại trong cuốn “Genera rum”
(1862-1885). Chỉ sau khi người Pháp đến Việt Nam mới có công trình được
công bố đáng kể là: F.gagnepain và A.Gnillaumin mô tả 101 chi gồm 70 loài
lan cho cả 3 nước Đông Dương trong bộ “Thực vật Đông Chí Dương” [16].
Chúng phân bố vùng rộng lớn, trải dài từ xích đạo đến bắc cực, từ đồng
bằng tới các vùng núi băng tuyết, các loài lan rất khác nhau. Các loài lan chủ
yếu sống trên cây cao, sống biểu sinh lâu năm, chúng được gọi chung là
phong lan. Các loài mọc trong đất gọi là địa lan và một số loài mọc trên núi
đá gọi là thạch lan [9].
Các loài Thạch Hộc thường thấy là:
- Thạch Hộc tía (Thiết bì) với đặc trưng vỏ cây có màu xanh tía, là cây
thảo bản phụ sinh lâu năm, sống bám vào cây gỗ lớn rừng nguyên sinh có độ
ẩm cao hoặc ở vách đá ẩm ướt, ưa khí hậu ẩm và râm mát, có giá trị độc đáo
về dược phẩm.
- Thạch Hộc Lưu tô (đuôi ngựa) phân bố chủ yếu ở Quý Châu, Vân
Nam, Quảng Châu ở độ cao 600 - 1.700 m, phụ sinh trên cây gỗ rừng kín
hoặc vách đá ẩm ướt, phân bố ở nhiều nước Ấn Độ, Nê Pan, Xích Kim, Bu
Tan, Myanma, Thái Lan, Việt Nam. Rất dễ sinh trưởng, mọc nhanh, năng suất
cao, cũng có tác dụng nhất định về công năng dược liệu.


12
- Thạch Hộc Kim thoa cũng là cây thảo bản lâu năm, mọc thành bụi,
phân bố chủ yếu ở Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Tây (Trung Quốc), cũng có
công dụng làm thuốc chữa một số bệnh.
- Thạch Hộc Cầu hoa thân đứng hoặc nghiêng, mọc trên cây gỗ rừng độ
cao 750 - 1.800 m, hoa rất đẹp, thường dùng làm cây cành.

- Thạch Hộc Cổ chùy là cây thảo bản phụ sinh lâu năm, mọc bám vào
cây gỗ rừng thường xanh hoặc vách đá rừng thưa, độ cao 500 - 1.600 m, phân
bố ở Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam.
Ở Việt Nam họ lan có nhiều loài, phân bố ở các vùng núi từ Bắc vào
Nam, nhiều loài đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng, một số loài nằm
trong danh mục sách đỏ Việt Nam, trong đó (Dendrobium officinale Kimura et
Migo) loài lan Thạch Hộc tía phân bố ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt
Nam đang được nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng để làm thuốc.
1.2.2. Đặc điểm thực vật học lan Thạch Hộc tía
Cây Thạch Hộc tía hay Thiết bì - (Dendrobium officinale Kimura et
Migo) là một loài cây phụ sinh trên những cành cây cao, thân mọc thẳng đứng
cao độ 0,3-0,6m, thân hơi dẹt, phía trên hơi dày hơn, có đốt dài 2,5-3cm, có vân
dọc. Theo Trần Văn Bảo (1999) [2] một số Dendrobium lá có ở các mầm non,
là loại chống tàn chúng vàng úa và rụng vào mùa thu, thân phì to giống như củ
không có lá là nơi dự trữ năng lượng. Lá hình thuôn dài, phía cuống tù, gần như
không cuống, ở đầu hơi cuộn hình nón, dài 12cm, rộng 2-3cm trên có 5gân dọc.
Cụm hoa mọc thành chùm 2-4 hoa trên những cuống dài 2-3cm. Hoa đẹp, màu
vàng có điểm hồng nhưng nhỏ. Cánh môi hình bầu dục nhọn, dài 4-5cm, rộng
3cm cuộn thành hình phễu trong hoa, ở nơi họng hoa điểm màu tía. Theo
Dương Công Kiên (2006) [11], quả chứa 10.000-100.000 hạt đôi khi đến 3
triệu hạt có kích thước rất nhỏ nên phôi hạt chưa phân hóa. Quả nang hơi hình
thoi, khi khô tự mở theo các rãnh dọc. Hạt nhiều. Cây ra hoa tháng 3-4, có quả
vào tháng 5-6. Loài này mọc hoang ở khắp các miền rừng núi các tỉnh miền
Bắc, thường được trồng để làm cảnh vì dáng cây đẹp, hoa đẹp.


13
1.2.3. Giá trị của Lan Thạch Hộc tía
1.2.3.1. Thành phần hóa học
Thạch Hộc tía làm thuốc có nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học quý.

Trong Thạch Hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo) có chất nhầy
và một chất ankaloit gọi là dendrobin khoảng 0,3%, có công thức thô
C16H25O22.
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu y học, hệ dược học (Bắc Kinh,
1958) thì trong thạch hộc Dendrobium nobile có 0,05% ancaloit, không có
saponin và không cho phản ứng tannin [18]. Trong thân Thạch Hộc tía có
hàm lượng alkaloit sinh học chiếm tới 0,3%. Nó có dầu bay hơi, trong đó có
chất manool của hợp chất ditecpen chiếm 50%.
Trong cổ thư đông y Trung Quốc đã xác định có 9 loại tiên dược được
xếp theo thứ tự như sau: Thạch Hộc, Tuyết liên, Nhân sâm, Thủ ô, Phục linh,
Tùng dung, Linh chi, Ngọc trai, Đông trùng hạ thảo, trong đó Thạch Hộc xếp
đầu bảng.
Giá trị của Thạch Hộc có 2 loại công năng chủ yếu:
- Làm thuốc: Thạch Hộc tía có giá trị độc đáo và công năng bảo vệ sức
khỏe, đã trở thành sản phẩm bổ dưỡng từ lâu đời.
Nghiên cứu về dược lý hiện đại, Thạch Hộc tía có tác dụng chống ung
thư, chống lão hóa, tăng sức đề kháng của cơ thể, làm dãn mạch máu và
kháng đông máu, được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng và làm các bài thuốc.
- Làm thực phẩm: Cách sử dụng làm thực phẩm có nhiều cách như nấu
súp với hồng sâm, với bách sa sâm lợi phổi sinh tân. Ngoài ra có thể nấu cháo
Thạch Hộc, trà Thạch Hộc và nhiều món ăn khác. Thạch Hộc tía có vị hơi
ngọt hơi đắng vào 3 kinh phế, vị, thận, công năng tư âm, thanh nhiệt, chỉ khát,
hư hao, gầy yếu, miệng khô. Dịch chiết bằng methanol toàn cây cho những
alkyl ferulates có hoạt tính chống oxy-hóa. Dịch chiết bằng methanol từ rễ có
hoạt tính hạ nhiệt khi thử trên thỏ.


14
Trong cây có những hợp chất phenanthrene-quinones như denbinobin,
có hoạt tính chống sưng và tạo tiến trình apoptosis nơi tế bào (Journal of

Natural Products Số64-2001). Cây còn có những sesquiterpene glucosides và
phenolic glycosides như copacamphane, picrotoxane có những hoạt tính kích
ứng miễn nhiễm (Planta Medica Số 69-2003). Dendroside A, C và vaniloside
có hoạt tính kích thích sự sinh sản tế bào B, đồng thời ức chế sự bội sinh tế
bào T (Journal of Natural Products Số 66-2003) Dịch chiết bằng methanol
toàn cây cho những alkyl ferulates có hoạt tính chống oxy- hóa. Dịch chiết
bằng methanol từ rễ có hoạt tính hạ nhiệt khi thử trên thỏ
Những nghiên cứu khoa học ghi nhận D. officinale và polysaccharides
trong cây cải thiện, tăng cường sức đề kháng tế bào khi thử trên chuột
(Natural Products Communications Số 6-2011), hoạt tính chống oxy-hóa của
các polysaccharides tổng cộng và polysaccharide tinh chế DCPP3c-1 (trích từ
môi trường cấy mô D. officinale) đã được chứng minh qua các thử nghiệm
'in vitro'(Chinese Traditional Patent Medicine Số 29-2007). Dịch
chiết từ D. candium (D. officinale) có hoạt tính làm hạ đường khi thử trên
chuột bị gây tăng đường trong máu bằng adrenaline và bằng streptozotocin do
cách tác động kích thích sự bài tiết insulin từ tế bào beta, đồng thời ngăn sự
bài tiết glucagon từ tế bào alpha, ngoài ra còn làm giảm sự phân hủy của
glycogen trong cơ thể, làm tăng tổng hợp glycogen trong gan (Trung Quốc
Trung dược Tạp chí Số 24-2009)..D. officinale là một trong 5 dược thảo có
chứa chrysotoxene, erianin và confusarin là những chất có hoạt tính diệt bào
khi thử (in vivo và in vitro) trên nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau (Acta
Botanica Boreali-Occidentalia Sinica Số 26-2006.
Cây lan Thạch Hộc tía hiện được xếp vào loài được bảo vệ tại Trung
Hoa, được trồng và thu hoạch hạn chế tại những trại lan ở Triết giang,
Quảng Tây, Quế Châu, Vân Nam và Tây tạng. Dendrobium officinale là một
trong 5 dược thảo có chứa chrysotoxene, erianin và confusarin là những chất


15
có hoạt tính diệt bào khi thử (in vivo và in vitro) trên nhiều dòng tế bào ung

thư khác nhau.
1.2.3.2. Giá trị dược liệu của lan Thạch Hộc tía
- Hoạt tính kháng viêm:
Hoạt tính chống sưng của cây là do tác động của erianthridin,
ephemeranthol A, coelonin, ephemeranthol C và lusianthridin. Những hợp
chất loại phenanthrene này ngăn chặn sự tạo nitric oxid nơi đại thực bào
RAW 246.7., một giai đoạn tối cần để gây phản ứng sưng (Bioorganic &
Medicinal Chemistry Letter Số 20-2010).
- Hoạt tính chống oxy-hóa, chống lão hóa:
Theo tác giả Đỗ Tất Lợi (2004) [16], giám định hoạt tính kháng oxy
hóa và kháng u bướu, đã phát hiện phần lớn các hợp chất loại bibenzil đều
có hoạt tính kháng oxy hóa, có 2 loại hợp chất Bibenzil có hoạt tính kháng
u bướu.
+ Tự dưỡng da: Khi vào tui trung niên, âm dịch sa sút, da lão hóa, nám
da và nhăn da. Thạch Hộc có chất nhờn, có tác dụng tư nhuận dinh dưỡng da.
+ Kháng suy não: Thạch Hộc là thần dược có tác dụng trẻ hóa cơ thể.
Trong Thạch hộc có nhiều nguyên tố vi lượng quý có tác dụng chống lão hóa
tốt hơn nhiều so với các loại thuốc khác.
- Hoạt tính kích thích hoạt động của Hệ miễn nhiễm:
+ Tăng cường khả năng miễn dịch: Nghiên cứu về dược lý hiện đại cho
biết, Thạch Hộc có tác dụng tốt về chống mệt mỏi và chống chịu ngạt oxy.
+ Hệ gan lợi mật: Thạch Hộc có tác dụng lợi mật, tư dưỡng can âm,
là dược thảo tốt điều trị các bệnhgan, mật, chữa trị viêm gan, viêm túi mật,
sỏi mật.
+ Kháng phong thấp: Thạch Hộc có khả năng tư dưỡng âm dịch, bôi
trơn các khớp, giúp cho gân cốt khỏe, khớp nối thanh thoát, có hiệu quả tăng
cường kháng phong thấp.



×