Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích khái quát tình hình sản xuất kinh doanh, cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận PNJ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.71 KB, 5 trang )

I.

Tổng quan về PNJ

1. Ngành nghề kinh doanh

Các lĩnh vực kinh doanh chính của PNJ như sau:


Sản xuất, kinh doanh trang sức vàng, bạc, đá quý, phụ kiện thời trang, quà lưu
niệm



Kinh doanh đồng hồ và mua bán vàng miếng



Dịch vụ kiểm định kim cương, đá quý, kim loại quý



Cho thuê nhà theo luật kinh doanh bất động sản

2. Nguồn nguyên liệu

Sản phẩm trang sức của PNJ được sản xuất từ các nguyên liệu chính gồm vàng,
bạc, kim cương, đá quý, đá bán quý, đá CZ... được tuyển chọn kỹ lưỡng trước khi
nhập mua từ hơn 100 nhà cung cấp uy tín trong và ngoài nước như Ý, Nhật,
HongKong, Thái Lan... Trong đó, lượng nhập mua bình quân hàng năm đối với
vàng mua 4.460kg vàng nguyên liệu các loại, bạc là 2.000kg, Kim cương là 630.000 viên,


đá quý và bán quý là 200.000 viên, đá CZ là 19 triệu viên... nhằm đáp ứng tốt nhất nhu
cầu sản xuất và kinh doanh trên thị trường.
3. Cơ sở sản xuất

Xí nghiệp nữ trang PNJ có quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích sử dụng 12.500
m2, tổng vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng, sở hữu 1.000 thợ kim hoàn lành nghề cùng hệ
thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo công suất trên 4 triệu sản phẩm/năm.
4. Kênh phân phối

Với hệ thống kênh phân phối đa dạng, rộng khắp, PNJ ngày càng tiếp cận các đối tượng
khách hàng một cách quy mô và chuyên nghiệp hơn, minh chứng cho sự nhanh nhạy
trong chiến lược phát triển cũng như xứng đáng đối với vị thế cánh chim đầu đàn trong
ngành kim hoàn Việt Nam.
Các kênh phân phối chính:




Kênh phân phối lẻ: 219 cửa hàng trong đó 111 cửa hàng tại các TTTM và 108 cửa
hàng độc lập

II.



Kênh phân phối sỉ: gần 3.000 khách hàng



Kênh trực tuyến: giá trị đạt khoảng 15.2 tỷ đồng




Kênh xuất khẩu: tỷ trọng khoảng 1% doanh thu

Tình hình Hoạt động kinh doanh
1. Kết quả sản xuất kinh doanh

Kết quả hoạt động động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014 – 2017
CHỈ TIÊU

2014

2015

2016

9,199,218

7,708,353

8,564,590

10,976,837

Lợi nhuận gộp

889,236

1,170,368


1,411,293

1,911,964

Lợi nhuận thuần từ HĐKD

404,663

628,889

724,388

949,049

18,739

1,328

5,266

8,795

2,662

1,627

47,317

7,395


Lợi nhuận trước thuế

335,034

197,323

590,628

907,379

Lợi nhuận ròng

242,495

152,303

450,488

724,856

Doanh thu thuần

Lợi nhuận tài chính
Lợi nhuận khác

2017

Trong năm 2017, tổng doanh thu thuần của PNJ đạt xấp xỉ 11,000 tỷ đồng, tăng trưởng
28% so với cùng kỳ năm 2016. Hơn 99% doanh thu của Công ty xuất phát từ mảng kinh

doanh chính là Sản xuất kinh doanh trang sức vàng, bạc, đá quý, phụ kiện thời trang và
quà lưu niệm; trong khi đó các mảng kinh doanh còn lại chỉ chiếm tỷ trọng chưa tới 1%
trong cơ cấu doanh thu. Đặc biệt, từ năm 2015, PNJ đã cắt bỏ các mảng kinh doanh
không hiệu quả như kinh doanh xăng dầu để tập trung nguồn lực cho việc phát triển mảng
kinh doanh cốt lõi của mình.


Động lực cho việc tăng trưởng doanh thu của PNJ đến từ việc tăng số lượng cửa hàng bán
lẻ thúc đẩy sản lượng bán hàng. Từ biểu đồ có thể thấy rõ sự tăng trưởng về doanh thu và
số lượng cửa hàng bán lẻ của PNJ qua từng năm.
Bên cạnh sự hiện diện ngày càng nhiều của các cửa hàng PNJ, sự gia tăng của tầng lớp
trung lưu trong xã hội cũng là một nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh
thu cho công ty. Theo đánh giá của tổ chức hợp tác và phát triển Quốc tế OECD, tầng lớp
trung lưu bao gồm các hộ gia đình có mức chi phí tiêu dùng hàng ngày tơi vào khoảng 10
USD tới 100 USD/người. Hiện Việt Nam có khoảng 8 triệu người được xếp vào tầng lớp
trung lưu. Đến năm 2020, con số này sẽ vào khoảng 44 triệu người và lên tới 95 triệu
người vào năm 2030.
Có thể thấy rằng, nguồn thu chủ đạo của công ty vẫn xuất phát từ các hoạt động kinh
doanh cốt lõi, trong khi doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác chỉ chiếm một
tỷ trọng nhỏ. Cụ thể, trong năm 2017, doanh thu thuần đạt 99.85%, doanh thu từ hoạt
động tài chính đạt 0.08% và thu nhập khác là 0.07%.
Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu chi phí của PNJ và đạt từ 83% 84% doanh thu thuần. Bên cạnh việc tăng trưởng doanh thu, giá vốn hàng bán của công
ty cũng đạt mức tăng tương đương. Cụ thể trong năm 2017, doanh thu thuần tăng trưởng
28% trong khi đó giá vốn hàng bán cũng có mức tăng tương đương và đạt 27%.

Giá vốn hàng bán của PNJ có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2015-2017. Nguyên
nhân là do Công ty đã tăng số lượng cửa hàng và sản lượng sản phẩm tiêu thụ. Có thể
thấy rằng, tỷ trọng chi phí tài chính trong cơ cấu chi phí của công ty đã giảm đáng kể từ
6% năm 2015 xuống còn chỉ còn ở mức 1% trong năm 2017. Do công ty sử dụng phương
án tăng vốn từ việc phát hành thêm cổ phần để thực hiện đầu tư cho các dự án, mở thêm

các cửa hàng bán lẻ. Với chiến lược mở thêm các cửa hàng bán lẻ, cơ cấu chi phí bán
hàng của PNJ cũng đã tăng lên từ 6% năm 2015 và đạt mức 8% trong năm 2017.
2. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh


Có thể thấy rằng biên lợi nhuận của PNJ đã cải thiện dần qua từng năm. Cụ thể biên lợi
nhuận gộp đã tăng từ 10% năm 2014 lên 17% năm 2017 và biên lợi nhuận ròng tăng từ
4% lên mức 7% năm 2017. Công ty đã quản lý tốt hơn các chi phí trong kinh doanh đo đó
khả năng sinh lời đã được cải thiện khá tốt.

3. Khả năng sinh lời

Cả 2 chỉ số ROA và ROE của công ty có xu hướng tăng dần qua từng năm. Điều này có
nghĩa là hiệu quả sự dụng tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty tốt. Cụ thể trong năm
2017, ROA của công ty đạt 33% và ROE đạt 18%.
Bên cạnh đó, EPS cũng đã có mức tăng trưởng tốt theo thời gian. Từ mức 1,550 đồng vào
năm 2015, đã tăng lên và đạt 6,705 đồng trong năm 2017.
4. Tình hình tài chính
4.1. Khả năng thanh toán
NỘI DUNG

2014

2015

2016

2017

Khả năng thanh toán nhanh


0.3

0.1

0.1

0.3

Khả năng thanh toán hiện
hành

1.3

1.4

1.5

2.6

EBIT/Lãi vay

5.2

3.4

9.1

17.5


Khả năng thanh toán hiện hành của công ty khá là cao, trong năm 2017 chỉ tiêu này đạt
mức 2.6. Điều này cho thấy công ty dễ dàng có nguồn để thanh toán các khoản vay ngắn
hạn. Với đặc thù kinh doanh, chế tác trang sức nên lượng hàng tồn kho của công ty khá
lớn dẫn tới khả năng thanh toán nhanh chỉ ở mức 0.3 trong năm 2017. Có thể thấy rằng
phần lớn tài sản ngắn hạn của PNJ là hàng tồn kho.
Khả năng thanh toán các khoản vay của công ty cũng rất tốt thể hiện qua chỉ số EBIT/Lãi
vay - với việc doanh thu trước lãi vay và thuế lớn hơn gần 18 lần so với mức lãi vay công
ty phải trả.


Việc khả năng thanh khoản cũng như khả năng thanh toán lãi vay tốt sẽ giúp cho Công ty
dễ dàng trong việc huy động vốn ngắn hạn cũng như dài hạn để phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh.
4.2. Cơ cấu vốn

Có thể thấy, PNJ đã chuyển dịch cơ cấu vốn từ vay nợ sang sử dụng vốn chủ sở hữu.
Trong năm 2014, vay nợ của công ty chiếm tỷ trọng tới 45%, tuy nhiên sang tới năm
2017, tỷ trọng vay nợ trong cơ cấu vốn của công ty chỉ còn là 20%. Với việc chuyển đổi
cơ cấu vốn như thế này, công ty sẽ giảm được áp lực từ lãi vay.
III.

Kết luận
Công ty đang sử dụng chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm đánh chiếm thị
trường và tăng thị phần của mình. Hiện tại, có thể thấy rằng tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty diễn ra khá tốt với việc mở thêm các cửa hàng bán lẻ kéo theo
tăng trưởng doanh thu. Tuy số lượng cửa hàng tăng nhưng công ty cũng thực hiện việc
quản lý chi phí hiệu quả giúp cho khả năng sinh lời ở mức cao. Bên cạnh đó, khả năng
thanh toán của công ty cũng rất tốt, do đó công ty có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn
với chi phí thấp nhằm tài trợ cho các dự án, hoạt động mở rộng kinh doanh của mình.




×