Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH cơ cấu KINH tế NÔNG NGHIỆP và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRÊN địa bàn TỈNH sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 128 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

YZ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH SÓC TRĂNG
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Sinh viên thực hiện:

Giáo Viên Hướng Dẫn
TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI

BÙI THỊ NGUYỆT MINH
MSSV: 4043677
MSL: KT0423A1

Cần Thơ, 2008

0


LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lưu Thanh Đức
Hải đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, hướng dẫn. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng đã tạo điều kiện cho tôi thực
tập. Trong khoảng thời gian thực tập với sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của quý
cô, chú, anh, chị trong Sở tôi đã học hỏi được không ít những kinh nghiệm quý
báu của những người đi trước.
Tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn và đơn vị Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng đóng góp cho bài luận văn của tôi tốt hơn
và có sự đóng góp không nhỏ của các bạn cùng lớp. Do thời gian và kiến thức có
hạn nên đề tài không tránh sự thiếu sót. Rất mong được quý thầy cô đóng góp ý
kiến cho bài luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi liệu
xin gởi
đếnCần
tất cả Thơ
mọi người
lời cảm
sâu sắc
thời kính
Trung tâm Học
ĐH
@ Tài
liệuơnhọc
tậpnhất
vàđồng
nghiên
cứu
chúc tất cả luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc. Kính chúc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng hoạt động ngày càng tốt
hơn.

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày 09 tháng 05 năm 2008
Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Nguyệt Minh

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ii


BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
y Họ và tên người hướng dẫn: Lưu Thanh Đức Hải
y Học vị: Tiến sĩ
y Chuyên ngành:...............................................................................................
y Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học
Cần Thơ.
y Tên học viên: Bùi Thị Nguyệt Minh
y Mã số sinh viên: 4043677
y Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
y Tên đề tài: “Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”.

NỘI DUNG NHẬN XÉT


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
2. Về hình thức:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

iii


4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…)
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
6. Các nhận xét khác:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

7. Kết luận: (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh
sửa,…)

..........................................................................................................................

Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày …… tháng……năm 2008
NGƯỜI NHẬN XÉT

iv


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

Trung tâm Học

liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ….. tháng….. năm 2008
Giáo viên phản biện
(ký và ghi rõ họ tên)

v


MỤC LỤC
Trang
Mục lục .................................................................................................................ii
Danh sách biểu bảng ............................................................................................iii
Danh sách hình.....................................................................................................iv
Danh sách từ viết tắt ............................................................................................. v
Tóm tắt.................................................................................................................vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 1
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài ................................................................................. 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn...................................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết ................................................................. 5
1.5. Lược khảo tài liệu ......................................................................................... 5

Trung tâmCHƯƠNG

Học liệu2. ĐH
Cần Thơ
Tài liệu
học tập PHÁP
và nghiên
cứu
PHƯƠNG
PHÁP @
LUẬN
VÀ PHƯƠNG
NGHIÊN
CỨU
2.1. Phương pháp luận ......................................................................................... 8
2.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp .... 8
2.1.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số nước ... 13
2.1.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở một số nước ..................................................................... 20
2.1.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp .................. 21
2.1.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất ......................................................... 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 23
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 23
2.2.2. Phương pháp phân tích ............................................................................ 23
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP SÓC TRĂNG...................................................................... 26
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
và những nhân tố ảnh hưởng ............................................................................ .26

vi



3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên. ................................................................... 26
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................... 29
3.1.3. Chủ trương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ............................................ 32
3.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp..................................... 37
3.2.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ................................. 37
3.2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất của 2 mô hình lúa sang lúa đặc sản
và lúa sang lúa màu ............................................................................................ 48
3.3. Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ........................ 67
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP............................................................................. 72
4.1. Giải pháp về quy hoạch .............................................................................. 73
4.2. Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng .............................................. 73
4.3. Giải pháp về vốn đầu tư.............................................................................. 74
4.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản .................................................. 76
4.5. Giải pháp về chuyển giao khoa học công nghệ .......................................... 77
4.6. Giải pháp về cơ chế chính sách .................................................................. 79

Trung tâmCHƯƠNG
Học liệu
ĐH LUẬN
Cần -Thơ
Tài......................................................
liệu học tập và nghiên82cứu
5. KẾT
KIẾN@
NGHỊ
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 82
5.2. Kiến nghị...................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 86
PHỤ LỤC


vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Tăng trưởng GDP giai đoạn 1996 - 2007

29

3.2

Cơ cấu kinh tế trong các khu vực kinh tế

3

3.3

Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động

3.4

Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản


37

3.5

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp

38

3.6

Một số nguồn lực đầu vào trong sản xuất của mô hình lúa đặc sản 48

3.7

Hiệu quả kinh tế từ trồng lúa đặc sản

50

3.8

Một số khó khăn trở ngại đến việc trồng lúa đặc sản

52

3.9

Kết quả ước lượng nhân tố tác động đến lợi nhuận lúa đặc sản

53


3.10

Một số nguồn lực đầu vào trong sản xuất của mô hình lúa - màu

57

3.11

Hiệu quả kinh tế từ trồng lúa - màu

59

3.12

Một số khó khăn trở ngại đến việc trồng lúa - màu

61

Trung tâm3.13
Học liệu
ĐHướcCần
@tácTài
học
tậplúavà
nghiên62cứu
Kết quả
lượngThơ
nhân tố
độngliệu

đến lợi
nhuận
- màu
3.14

So sánh lợi nhuận 1 vụ của 2 mô hình

viii

66


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

3.1

Sơ đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng

26

3.2

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Sóc Trăng

30


3.3

Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2007 của tỉnh Sóc Trăng

32

3.4

Biểu đồ diện tích và sản lượng lúa qua các năm

42

3.5

Biểu đồ diện tích trồng lúa đặc sản qua các năm

43

3.6

Biểu đồ diện tích trồng màu và cây các loại

46

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ix



DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
GDP

Thu nhập bình quân đầu người

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

KH

Kế hoạch

KH.UBNDT

Kế hoạch Ủy ban nhân dân tỉnh

NĐ- CP

Nghị định - Chính phủ

QĐUBNDT

Quyết định Ủy ban nhân dân tỉnh

QĐ - TTg

Quyết định - Thủ tướng

VAC


Vườn - ao - chuồng

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

x


TÓM TẮT
Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hợp lý, có hiệu quả cao là một trong
những nội dung trọng yếu của quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Sự lạc hậu của cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu nông nghiệp nói riêng đang là
một trong những cản trở lớn đối với sự phát triển của nhiều địa phương. Chuyển
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, gắn liền với quá trình
phát triển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, sự chuyển biến của nền kinh
tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tác động của quá trình khu vực
hóa, toàn cầu hóa tất yếu dẫn đến sự điều chỉnh về cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nói
riêng là một yêu cầu khách quan, là con đường để khai thác triệt để những lợi thế
về tài nguyên, lao động, đáp ứng những nhu cầu cấp bách về an ninh lương thực,
nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp hóa, góp phần tích vốn, tạo thị trường cho
công nghiệp và là cơ sở để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Nếu so sánh với giai
đoạn trước đây, ngành kinh tế nông nghiệp của Sóc Trăng đã có những thay đổi

Trung tâmlớnHọc
ĐHnăng

Cần
Thơvà@
Tàinhưng
liệu dường
học như
tậpsựvàthay
nghiên
cứu
lao cảliệu
về khả
sản xuất
cơ cấu
đổi đó vẫn
tiềm ẩn một sự thiếu bền vững và kém hiệu quả. Do đó cần phải có sự tính toán
lại cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo một hướng có hiệu quả hơn. Bài viết này
nhằm xem xét, đánh giá tổng quan về hiện trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, suy
ngẫm và góp thêm một cách nhìn về phương hướng cơ bản cho sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng.

xi


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá thực trạng chuyển dịch…
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài:

“Việt Nam cất cánh từ một nền kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp Việt Nam
chiếm 30 % giá trị xuất khẩu và 25 % trong tổng GDP quốc gia và 76 % dân số
sống ở nông thôn” (Báo cáo điều chỉnh quy hoạch của tỉnh Sóc Trăng đến 2010).
Vì thế phát triển nông nghiệp nông thôn được coi là cơ sở để phát triển kinh tế.
Vấn đề hiện nay là làm thế nào để tăng thu nhập cho nông dân trên cùng một đơn
vị diện tích, giải quyết vấn đề công ăn việc làm và đảm bảo sản xuất nông nghiệp
mang tính bền vững là đòi hỏi mang tính khách quan và cấp thiết.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xóa bỏ thế độc canh cây lúa sang luân
canh với loại cây trồng thích hợp nhằm phát huy đầy đủ lợi thế so sánh về tiềm
năng đất đai, khí hậu, kinh nghiệm truyền thống cùng với quá trình thúc đẩy việc

Trung tâmápHọc
ĐHbộCần
Thơ
@ Tài
học sản
tậpxuất
vàđểnghiên
cứu
dụng liệu
các tiến
kỹ thuật
và công
nghệliệu
vào trong
tạo ra khối
lượng hàng hóa lớn, phẩm chất tốt, giá thành hạ đồng thời mang tính cạnh tranh
trên thị trường là một định hướng lớn cũng là giải pháp cho vấn đề cần quan tâm.
Trong vài năm gần đây một số mô hình chuyển dịch đã bước đầu mang lại
hiệu quả. Thành tựu của chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã tác động

tích cực đến nhịp độ tăng trưởng GDP của tỉnh. Từ năm 2001 đến nay, khu vực I
có tốc độ tăng bình quân trên 15 %/năm - trong đó nông nghiệp tăng 4,36%, lâm
nghiệp tăng 9,38 % và ngư nghiệp tăng 27,43 %. Diện tích trồng lúa các loại
giảm qua các năm từ 348.764 ha (2001), 321.622 ha (2005) đến 325.464 ha
(2007) thay vào đó diện tích các loại rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày tăng
lên đáng kể nếu năm 2001 là 37.671 ha thì đến cuối năm 2007 con số này tăng
lên 48.399 ha nhưng sản lượng các loại đều tăng do áp dụng nhiều tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào trong sản xuất (Niên Giám thống kê tỉnh Sóc Trăng 2006,
Phòng Kinh tế ). Điều đáng ghi nhận là trong sản xuất nông nghiệp, cơ cấu mùa
vụ và cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi đã được bố trí phù hợp hơn. Nhiều cây
trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất, góp phần nâng cao
GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải

1

SVTH:Bùi Thị Nguyệt Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá thực trạng chuyển dịch…

hiệu quả và tăng thu nhập cho bà con nông dân. Việc chuyển đổi sản xuất “độc
canh cây lúa” sang mô hình tôm - lúa, lúa - cá, lúa - màu, … đã đem lại hiệu quả
rõ rệt. GDP bình quân đầu người (theo giá cố định năm 1994) tăng lên đáng kể,
nếu năm 2000 là 3.464 (1000đ), sau 1 năm tăng lên 3.655 (1000đ) và tính đến
cuối năm 2006 con số này đạt 5.945 (1000đ).
Nếu so sánh với giai đoạn trước đây, ngành kinh tế nông nghiệp của Sóc
Trăng đã có những thay đổi lớn lao cả về khả năng sản xuất và cơ cấu nhưng
dường như sự thay đổi đó vẫn tiềm ẩn một sự thiếu bền vững và kém hiệu quả.

Vấn đề đặt ra là cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay đang vận động theo xu
hướng nào? Xu hướng ấy có phù hợp hay không? Cần định hướng và tiếp tục
điều chỉnh như thế nào để hướng tới một cơ cấu có hiệu quả cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, nên em chọn đề tài
“Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp
phát triển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng” làm luận văn tốt nghiệp nhằm đạt được
sự hiểu biết một cách đầy đủ hơn về vấn đề.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn:

Trung tâm HọcLýliệu
ĐH
Cần
@ Tài
học
tập
và mãi
nghiên
cứu
thuyết
cơ cấu
kinhThơ
tế có nguồn
gốcliệu
từ thập
kỷ 50
nhưng
tới những
năm 70 nó mới trở thành đối tượng nghiên cứu quan trọng, hấp dẫn đối với các
nhà kinh tế học và sự quan tâm đặc biệt của các nhà lãnh đạo. Lý thuyết cơ cấu
đã được thể chế hóa thành một bộ phận trong chiến lược công nghiệp hóa - hiện

đại hóa của các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây cũng như hiện nay.
Ở nước ta vấn đề xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý đã được các Đại hội VI,
VII, IX của Đảng xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những mục
tiêu quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2001 - 2010. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học với nhiều cấp độ
khác nhau về cơ cấu kinh tế.
- Luận cứ khoa học của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân. Đề tài nghiên cứu khoa học của
GS.TS. Ngô Đình Giao (1994).
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ
công nghiệp hóa ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Chủ biên
PTS.Bùi Tất Thắng phối hợp cùng nhiều tác giả (1997).
GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải

2

SVTH:Bùi Thị Nguyệt Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá thực trạng chuyển dịch…

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn vùng Đồng bằng
sông Cửu Long. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Chủ nhiệm đề tài
PGS.TS.Đặng Văn Phan (03/2000).
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế
giới. Công trình nghiên cứu của tập thể tác giả thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế và
Phát triển - trường Đại học Kinh tế Quốc dân và một số cộng tác viên, do
PGS.TS. Lê Du Phong và PGS.TS. Nguyễn Thành Độ đồng chủ biên (06/1999).

Nhiều tổng luận phân tích, khảo luận, bài viết và phát biểu tại các hội thảo
khoa học đề cập đến nhiều mặt khác nhau của vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn. Các công trình trên đều khẳng định:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
vừa là giải pháp thực hiện vừa là bộ phận chủ yếu cấu thành chiến lược công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là yêu cầu khách quan nhằm
chuyển nền kinh tế nông nghiệp độc canh, sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc thành nền
nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đa dạng và phát triển bền vững.

Trung tâm Học+ Xác
liệuđịnh
ĐH2 nhóm
Cầnnhân
Thơ
@ Tài
tập và
cứu
tố chính
ảnh liệu
hưởnghọc
đến chuyển
dịchnghiên
cơ cấu kinh
tế nông nghiệp - nông thôn là nhóm nhân tố tự nhiên và nhóm kinh tế - xã hội.
Tác động của mỗi nhóm nhân tố thay đổi tùy theo thời kỳ, cơ chế kinh tế và chế
độ chính trị xã hội.
Các công trình nghiên cứu, bài viết ở thời kỳ mới đã gắn chuyển dịch cơ
cấu kinh tế với bối cảnh nền kinh tế thị trường, đặc biệt gắn chặt với việc xây
dựng và thực hiện cơ cấu kinh tế đó trong thực tiễn.

Nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá; Chính phủ đã có
Nghị quyết 09/2000/NQ-CP, ngày 15 tháng 06 năm 2000 về một số chủ trương,
chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thực
hiện Nghị quyết của Chính phủ Ủy ban nhân dân Tỉnh Sóc Trăng đề ra kế hoạch
07/2001/KH.UBNDT, ngày 11 tháng 12 năm 2001 về việc chuyển dịch cơ cấu
sản xuất nông nghiệp kinh tế nông thôn giai đoạn 2001 - 2005.
Cùng với sự phát triển chung đó, cho thấy trong bất kỳ lĩnh vực kinh tế sôi
động nào, nông nghiệp bao giờ cũng là nhu cầu cần thiết đối với con người, đồng
GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải

3

SVTH:Bùi Thị Nguyệt Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá thực trạng chuyển dịch…

thời nó cũng là nhân tố quan trọng để cạnh tranh và phát triển. Chính vì lẽ đó mà
Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã lên kế hoạch xây dựng mô hình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nhằm góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân
nông thôn.
Chặng đường thực hiện kế hoạch số 07 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc
Trăng đã tạo ra sự chuyển biến rất lớn về nhận thức của cán bộ, đảng viên và bà
con nông dân. Từ chương trình chuyển dịch này hộ sản xuất và doanh nghiệp đã
quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, giá trị nông sản phẩm và thành công bước
đầu đã gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, không những nâng cao được tính hiệu
quả trong sản xuất mà còn phát triển sản xuất theo hướng ổn định, bền vững.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1. Mục tiêu chung: phân tích và đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, qua đó đề xuất những giải pháp
để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chuyển dịch, khuyến cáo và nhân rộng nhiều mô
hình sản xuất có hiệu quả.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

Trung tâm Học
liệutíchĐH
liệu
học
tậpnghiệp
và nghiên
cứu
- Phân
thựcCần
trạng Thơ
chuyển@
dịchTài
cơ cấu
kinh
tế nông
trên địa bàn
tỉnh Sóc Trăng từ khi có chủ trương chuyển dịch cơ cấu so với khi chưa thực
hiện chuyển dịch.
- Phân tích hiệu quả sản xuất của 2 mô hình đại diện chuyển đổi đại diện
(mô hình từ lúa chuyển sang lúa đặc sản và lúa sang lúa - màu).
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và thúc đẩy cấu kinh tế
nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch nhanh và từng bước điều chỉnh cho phù hợp
với điều kiện thực tế tại địa phương.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Phạm vi về không gian: được giới hạn trên địa bàn của tỉnh Sóc Trăng.
- Phạm vi về thời gian: phân tích cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong
6 năm từ 2001 -2007 so với trước khi chưa có chủ trương chuyển đổi năm 2000.
- Đối tượng nghiên cứu:
Mục tiêu 1: do tính chất phong phú và phức tạp của đề tài nên luận văn chỉ
tập trung chủ yếu vào vấn đề chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong
trồng trọt (lúa, màu, cây công nghiệp …)
GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải

4

SVTH:Bùi Thị Nguyệt Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá thực trạng chuyển dịch…

Mục tiêu 2: giới hạn chỉ phân tích hiệu quả của 2 mô hình chuyển đổi đại
diện lúa sang lúa đặc sản và lúa sang lúa - màu.
Các vấn đề về chuyển dịch cơ cấu trong chăn nuôi và thủy sản chỉ được đề
cập có mức độ nhằm đảm bảo tính hệ thống.
- Hạn chế của đề tài: do nguồn kinh phí hạn chế và không có nhiều thời
gian nên chỉ sử dụng số liệu thứ cấp để đánh giá kết quả chuyển dịch và chỉ điều
tra phỏng vấn các nông hộ chuyển đổi sang 2 mô hình lúa đặc sản và lúa - màu
nên chưa khái quát được hết vấn đề do đó muốn đánh giá sâu hơn về vấn đề cần
có các cuộc điều tra thực tế nhiều mô hình khác tại địa phương.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT:
1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu:

Người dân được hưởng lợi khi thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp như thế nào?
Mô hình nào là hướng tối ưu?
Các giải pháp nào là hiệu quả?
Các bước triển khai thực hiện nào là thích hợp?

Trung tâm Học1.4.2.
liệuGiả
ĐH
Cần
Thơcứu:
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thuyết
nghiên
Giả thuyết 1:
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giúp cải thiện mức thu
nhập của người dân thông qua việc tăng năng suất lao động giả định nhờ có
chuyển dịch, người dân sẽ áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản
xuất, giúp nâng cao năng suất cây trồng, tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm
đáp ứng yêu cầu của thị trường và cũng có điều kiện để nâng cao trình độ kiến
thức cho người nông dân.
Giả thuyết 2:
Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì những loại cây trồng
mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ được nhân rộng góp phần giải quyết được vấn
đề lương thực, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và tạo được nhiều việc làm
cho dân.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU:
Ở nước ta, vấn đề xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý đã được các Đại hội VI,
VII, IX của Đảng xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những mục
GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải


5

SVTH:Bùi Thị Nguyệt Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá thực trạng chuyển dịch…

tiêu quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 2010. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học với nhiều cấp độ khác nhau:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa - hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Long, luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Văn
Sáu đã khẳng định:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
vừa là giải pháp thực hiện vừa là bộ phận cấu thành chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vừa là yêu cầu khách quan
nhằm chuyển nền kinh tế nông nghiệp độc canh, sản xuất nhỏ, tự túc tự cấp thành
nền sản xuất hàng hóa đa dạng và phát triển bền vững.
+ Xác định 2 nhân tố chính ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn: nhóm nhân tố tự nhiên và nhóm nhân tố xã hội. Tác
động của mỗi nhân tố thay đổi từng theo thời kỳ, cơ chế và chế độ chính trị xã
hội.
- Đề tài: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Văn

Trung tâmYên
Học
liệu
Cần
ThơĐức

@đãTài
liệu
và nghiên
cứu
- tỉnh
YênĐH
Bái của
Vũ Kim
khẳng
địnhhọc
trongtập
quá trình
thực hiện sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Văn Yên đã đạt được một số thành tựu
nhất định, làm thay đổi về căn bản bộ mặt kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn,
góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Song, về cơ bản Văn Yên vẫn
còn là một huyện thuần nông, còn tồn tại một nền nông nghiệp mang tính độc
canh, tự cấp tự túc. Do đó, năng suất lao động thấp; đời sống nhân dân, nhất là
đồng bào vùng cao còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá có tầm quan trọng
đặc biệt trong việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Văn Yên.
( />- Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu lao động 5 huyện ngoại thành thành phố Hồ
Chí Minh trong quá trình đô thị hóa - thực trạng và giải pháp của TS.Trần Hồi
Sinh đã rút ra một số nhận xét chung sau:
- Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến rõ rệt và theo chiều hướng tích cực.
Cơ cấu kinh tế đang dịch chuyển từ khu vực nhà nước sang khu vực kinh tế tư
nhân và khu vực đầu tư nước ngoài. Cơ cấu kinh tế cũng dịch chuyển sang khu
GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải

6


SVTH:Bùi Thị Nguyệt Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá thực trạng chuyển dịch…

vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ đặc biệt là ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, may mặc, chế biến gỗ, cao su, plastic,
ngành thương mại, du lịch, ăn uống và dịch vụ nhà trọ.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có tác động trực tiếp đến quá trình chuyển
dịch cơ cấu lao động. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu lao động là quan hệ tỷ lệ thuận. Cơ cấu lao động có xu hướng dịch
chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp - xây dựng và thương
mại - dịch vụ, tương ứng với cơ cấu kinh tế là công nghiệp - thương mại dịch vụ
- nông nghiệp.
- Chất lượng lao động cũng đã có những chuyển biến tích cực. Trình độ văn
hóa cũng như trình độ chuyên môn của người lao động được nâng dần lên nhằm
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của 5 huyện. Đồng thời tỷ trọng lao
động qua đào tạo đã tăng dần trong giai đoạn 1999 - 2004.
( />3&id=3299)
Luận
văn ĐH
này có
điểmThơ
khác biệt
vớiliệu
các luận
hay và

luận nghiên
văn đã được
Trung tâm Học
liệu
Cần
@ so
Tài
họcántập
cứu
nghiên cứu trước đây là không chỉ bổ sung kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu của
một số nước, chủ trương chuyển đổi của Chính phủ, của tỉnh mà còn đi sâu phân
tích, đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp (cụ thể là trong
trồng trọt) qua phân tích hiệu quả của 2 mô hình chuyển đổi là lúa đặc sản và lúa
- màu làm đại diện cho nhiều mô hình chuyển đổi khác trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng.

GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải

7

SVTH:Bùi Thị Nguyệt Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá thực trạng chuyển dịch…
CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN:

2.1.1. Khái niệm cơ cấu sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm và mục đích chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp:
a. Khái niệm về cơ cấu sản xuất:
Cơ cấu sản xuất là sự sắp xếp duy nhất và ổn định nhất trong hoạt động
năng động của hộ với điều kiện nhất định về mặt vật lý, sinh học, kinh tế phù hợp
với mục tiêu, sở thích và các nguồn tài nguyên … những yếu tố này phối hợp tác
động đến sản phẩm làm ra và phương án sản xuất.
Nghiên cứu các sản phẩm để giúp sự phát triển kỹ thuật nông nghiệp và
chuyển giao những kỹ năng này đến nông dân.
Khái quát hóa nghiên cứu cơ cấu sản xuất: là hoạt động nhằm sử dụng tài

Trung tâmnguyên
Học theo
liệumột
ĐH
học
tậpđộng
vàcủa
nghiên
cứu
địa Cần
vị sinhThơ
thái và@
kinhTài
tế xãliệu
hội với
sự tác
con người

để làm ra sản phẩm, chế biến và tiêu thụ. Nói cách khác, nghiên cứu cơ cấu sản
xuất là làm thế nào để tác động và quản lý một hệ thống sản xuất nông nghiệp
mang tính lâu dài, bền vững và cho hiệu quả kinh tế cao.
b. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu sản xuất:
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất là quá trình dựa vào khoa học kỹ thuật để
phát triển nông nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hướng nông nghiệp phát
triển theo nhu cầu của thị trường, đây là quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế
kinh tế nông thôn mới, và là phương hướng chủ đạo phát triển của kinh tế nông
thôn hiện tại và tương lai.
c. Mục đích: chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là nâng cao toàn diện chất
lượng nông sản; nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, thông qua các biện
pháp như phát huy lợi thế vùng nông nghiệp, sản nghiệp hoá nông nghiệp, tăng
cường khoa học công nghệ, tăng cường công tác thị trường…

GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải

8

SVTH:Bùi Thị Nguyệt Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá thực trạng chuyển dịch…

2.1.1.2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là yêu cầu khách quan, do những nhân tố bên
trong và bên ngoài lãnh thổ quy định. Các nhân tố đó có thể là tình hình chính trị,
kỹ thuật sản xuất, sự biến động nguồn lực, những biến đổi trong nền kinh tế và
thị trường thế giới…Với những biến đổi thường xuyên của những yếu tố bên

trong và môi trường bên ngoài thì cần có sự điều chỉnh linh hoạt.
Thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp rất cần thiết để thúc
đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững trong nền kinh tế thị
trường. Trong trồng trọt chuyển dịch cây trồng hợp lý, đưa cây có hiệu quả kinh
tế cao phát triển, giảm dần diện tích cây trồng kém hiệu quả. Trong chăn nuôi
tăng dần chất lượng sản phẩm của gia súc, gia cầm đồng thời tạo mô hình nuôi
thủy sản theo hướng triệt để sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp. Hay nói cách
khác thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nằm tận dụng và khai thác có hiệu
quả những tiềm năng của vùng, đưa nông nghiệp không ngừng phát triển đúng
hướng và hiệu quả.
2.1.1.3. Những nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông

Trung tâmnghiệp:
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Nhân tố về tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, tài nguyên
thiên nhiên, nguồn nước… Điều kiện tự nhiên bao giờ cũng là nhân tố trực tiếp
tác động đến kinh tế nông thôn. Bởi vì nông thôn gắn liền với nông nghiệp, nông
nghiệp là ngành sản xuất chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên. Đối
tượng lao động nông nghiệp chủ yếu là đất đai, cây trồng, vật nuôi, những sinh
vật sống vận động theo quy luật vốn có của nó. Sóc Trăng là tỉnh có nhiều tiềm
năng tự nhiên phong phú và đa dạng, thời tiết khí hậu rất ưu đãi với hai mùa mưa
nắng rõ rệt, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Nhưng
gần đây thời tiết diễn biến thất thường làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông
thôn nói chung và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói riêng. Đó là
nhiệt độ, khí hậu, thời tiết thường xuyên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp,
đặc biệt là trồng trọt. Chính vì vậy cần nghiên cứu quy luật của thời tiết để bố trí
cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với từng mùa, tạo khả năng thích ứng của
các loại cây con, con giống với điều kiện tự nhiên của từng vùng.

GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải


9

SVTH:Bùi Thị Nguyệt Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá thực trạng chuyển dịch…

Thiên tai (bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh, dịch bệnh…) xảy ra gây không ít
thiệt hại đối với mùa màng. Những năm gần đây hiện tượng thiên tai xảy ra trên
diện rộng, phạm vi thiệt hại lớn. Để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, cần phải
tăng cường đầu tư vào khoa học công nghệ, nghiên cứu tìm ra giải pháp phù hợp
giúp nông dân tự giải quyết được những khó khăn.
Mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, địa lý đến chuyển dịch cơ cấu
sản xuất nông nghiệp nhiều hay ít phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ của
lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất càng thấp kém thì sự tác động của điều
kiện tự nhiên càng lớn. Nhóm các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trên những mặt chủ yếu sau:
+ Sự lựa chọn cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế phù hợp với từng vùng
sinh thái tạo lợi thế trong cơ chế thị trường.
+ Việc xây dựng nền nông nghiệp lâu bền vừa tăng trưởng kinh tế vừa
bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Ảnh hưởng đến quá trình phân công lao động ở nông thôn theo hướng

Trung tâmsảnHọc
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
xuất liệu
hàng hóa.

- Nhân tố con người có vai trò quyết định sự phát triển của lực lượng sản
xuất, với tư cách lao động con người được biểu hiện tập trung ở sức lao động.
Mác cho rằng sức lao động có vai trò quyết định trong việc tạo ra giá trị và giá trị
thặng dư của hàng hóa. Con người được đào tạo có học vấn, có trình độ chuyên
môn sẽ trở thành những người lao động giỏi, có năng suất lao động cao. Con
người với tư cách là chủ thể quản lý sẽ tạo ra khả năng thay đổi cơ cấu sản xuất
và phát triển kinh tế.
Tư liệu sản xuất luôn được coi là nhân tố năng động. Tư liệu sản xuất với
tư cách là những công cụ lao động sẽ góp phần tăng năng suất lao động; tư liệu
sản xuất trong khu vực nông thôn hiện nay còn lạc hậu làm cho chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp chậm hơn thành thị. Tư liệu sản xuất với tư cách là cơ sở
vật chất kỹ thuật sẽ góp phần tạo ra điều kiện thuận lợi, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu sản xuất nông nghiệp tốt hơn, hiệu quả cao hơn.

GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải

10

SVTH:Bùi Thị Nguyệt Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá thực trạng chuyển dịch…

Thị trường là mục tiêu của sản xuất hàng hóa và thị trường có tác động
trở lại đối với sản xuất hàng hóa. Tác động của thị trường đến kinh tế nông
nghiệp có tính hai mặt: nếu giải quyết tốt sẽ thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát
triển, hoặc ngược lại sẽ làm hạn chế sự phát triển kinh tế nông nghiệp.
Thị trường kích thích nông dân thay đổi cách làm ăn, suy nghĩ, tạo ra

động lực để chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng
năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.
Sự tác động của thị trường đang đặt ra cho kinh tế nông nghiệp nước ta
trước sự cạnh tranh quốc tế và khu vực. Điều đó đòi hỏi phải giải quyết nhiều
mâu thuẫn như cung cầu, giá cả, công nghệ …
Các chính sách của Nhà nước là nhân tố chủ yếu tác động đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Chủ trương coi nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu, 03 chương trình kinh tế lớn (sản xuất lương thực, hàng tiêu dùng, và
hàng xuất khẩu), tự do hoá lưu thông, thừa nhận hộ là đơn vị kinh tế tự chủ,
chính sách ruộng đất, chính sách kinh tế nhiều thành phần ... đã tác động trực
đến chuyển
dịch Cần
cơ cấu Thơ
sản xuất
Trung tâmtiếp
Học
liệu ĐH
@nông
Tàinghiệp.
liệu học tập và nghiên cứu
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần quan tâm đến những định
hướng chung với quy hoạch tổng thể của cả nước. Mỗi vùng đều có quy hoạch
phát triển nhưng không thể vượt ra ngoài quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể
của cả nước và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn cả nước, cơ
cấu sản xuất nông nghiệp từng vùng phải gắn bó chặt chẽ với nhau.
2.1.1.4. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp:
Một cơ cấu kinh tế dù là hoàn chỉnh đến đâu cũng không thể ổn định lâu
dài mà trái lại luôn vận động, biến đổi cho phù hợp với sự phát triển của lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Việc xác định xu hướng chuyển dịch cơ cấu
sản xuất nông nghiệp là thật sự cần thiết. Trên thế giới có rất nhiều quốc gia

không xác định đúng phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã dẫn đến
những sai lầm, phải trả giá. Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng
muốn kinh tế phát triển, cần xác định rõ xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và mở
rộng sự phân công hợp tác.
GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải

11

SVTH:Bùi Thị Nguyệt Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá thực trạng chuyển dịch…

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
là xu thế tất yếu, tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển chung của các nước kém
phát triển trên thế giới. Kinh tế nông thôn mà chủ yếu là kinh tế nông nghiệp là
một khu vực kinh tế ra đời rất sớm và đã trải qua nhiều lần chuyển dịch. Sự
chuyển dịch đầu tiên là từ kinh tế sinh tồn sang kinh tế tự cấp, tự túc. Tiếp theo là
từ kinh tế tự cung, tự cấp sang kinh tế hàng hóa giản đơn, sau đó chuyển từ kinh
tế hàng hóa giản đơn sang kinh tế thị trường. Chỉ khi nông nghiệp chuyển sang
sản xuất hàng hóa thì kinh tế nông thôn mới có sự chuyển dịch thật sự về cơ cấu
sản xuất. Kinh tế nông thôn lâu nay mới chỉ nhằm phục vụ nông nghiệp, nông
thôn và nông dân. Việc trao đổi chỉ chuyển giao trong thôn xóm, làng xã cơ cấu
sản xuất đó cần phải được phá bỏ, cả nước là một thị trường thống nhất thông
suốt. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa lớn đảm bảo cho
nền kinh tế vận hành đúng mục tiêu năng suất, chất lượng, hiệu quả. Quá trình
công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn tất yếu phải xóa bỏ sản

xuất tự cung, tự cấp khép kín trong phạm vị làng, xã, tiến tới mở rộng sự hợp tác
với các vùng trong nước và quốc tế, sẽ giúp cho nông dân nâng cao trình độ,

Trung tâmnăng
Học
ĐHmởCần
Thơ
@ tiêu
Tàithụliệu
học tập và nghiên cứu
lực liệu
sản xuất,
rộng thị
trường,
sản phẩm.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển từ độc
canh thuần nông sang đa canh, đa dạng hoá ngành nghề; gắn nông nghiệp với
công nghiệp chế biến và dịch vụ.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển từ sản xuất
manh mún, phân tán sang sản xuất tập trung, chuyên môn hoá, quy mô hợp lý,
phát huy lợi thế.
Kinh tế nông thôn nước ta manh mún, phân tán, trình độ phân công và
chuyên môn hoá còn rất thấp. Hàng triệu hộ sản xuất phân tán khắp nơi bằng đủ
mọi nghề trong đó trồng trọt là chủ yếu. Vì vậy sản xuất dựa trên cơ sở thủ công
và sự bóc lột tự nhiên, năng suất lao động thấp. Tuy sản lượng tăng nhanh, nhưng
chất lượng giá trị tăng chậm. Sản xuất phi tập trung, phân tán, quy mô nhỏ đã cản
trở phát triển sản xuất hàng hóa, cản trở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
Bởi vậy, muốn kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển cần phải chuyển dịch cơ
cấu sản xuất theo hướng tập trung, chuyên môn hoá kết hợp nhiều quy mô khác
nhau để hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung trên cơ sở chuyên cây,

GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải

12

SVTH:Bùi Thị Nguyệt Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá thực trạng chuyển dịch…

chuyên con. Chuyên môn hoá cao phải gắn liền với tiến bộ khoa học công nghệ,
mở rộng thị trường. Tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong
nước và xuất khẩu. Cơ chế mới đòi hỏi sản xuất phải gắn kết, hợp tác với nhau.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải theo hướng chuyển từ kỹ
thuật thủ công lạc hậu, sản xuất theo tập quán, thói quen cũ sang chuyển dịch cơ
cấu sản xuất dựa trên kỹ thuật công nghệ hiện đại.
2.1.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số
nước:
2.1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Nằm trong khu vực và liền kề biên giới với nước ta nên Trung Quốc là
nước có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên - kinh tế - chính trị - xã hội như nước
ta. Việc nghiên cứu kinh nghiệm thành công cũng như thất bại của Trung Quốc
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn để rút ra những bài
học kinh nghiệm vận dụng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn nước ta là rất cần thiết.
Trung Quốc có diện tích tự nhiên 9.596.960 km2 (gấp 30 lần Việt Nam),

Trung tâmdân
Học

liệu
ĐH Cần
Thơ
liệuởhọc
cứu
số 1,2
tỷ người
trong đó
73 %@
dânTài
số sống
nông tập
thôn.và
Nhànghiên
nước Trung
Quốc thấy rõ vấn đề lớn: sự ổn định ở nông thôn chính là cơ sở ổn định toàn xã
hội. Từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách và mở cửa đến nay, bộ mặt
nông thôn đã thay đổi rõ nét, mức sống nông dân được nâng cao, nhiều thị trấn,
thị tứ ra đời, mô hình xí nghiệp hương trấn có nhiều thành tựu, nông thôn giữ
được nhịp độ phát triển khá, bảo đảm cho sự đi lên chắc chắn, vững bền của quốc
gia.
Trước hết phải phát triển nông nghiệp toàn diện trên cơ sở đảm bảo được
an toàn lương thực cho đời sống xã hội nói chung và khu vực nông thôn nói
riêng. Thứ đến là mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và
các ngành nghề công nghiệp, xây dựng khác để vừa phục vụ sản xuất nông
nghiệp, bảo quản, chế biến nông sản, hàng hóa vừa thu hút lao động dư thừa
trong nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân.
Thực hiện nhất quán cơ chế kinh tế thị trường ở nông thôn có sự quản lý
của Nhà nước trong dịch vụ cung ứng vật tư, tiền vốn, kỹ thuật và các lao vụ
khác đồng thời còn tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua các tổ chức kinh tế tập

GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải

13

SVTH:Bùi Thị Nguyệt Minh


×