Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến HIỆU QUẢ KINH tế của mô HÌNH CA CAO XEN dừa TỈNH bến TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 74 trang )

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
  

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH
CA CAO XEN DỪA TỈNH BẾN TRE

Sinh viên thực hiện
LÊ THỊ PHOL
MSSV: 4061817
MSL: KT0623A2

Giáo viên hướng dẫn
NGUYỄN QUỐC NGHI
HOÀNG THỊ HỒNG LỘC

Cần Thơ, 5/2010
1


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

LỜI CẢM TẠ
-------------------------------------Trong suốt khoá học tại trường Đại học Cần Thơ em đã được quý Thầy Cô
của trường, đặc biệt là quý Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh truyền
đạt kiến thức và hướng dẫn tận tình trong việc truyền đạt, tiếp thu kiến thức ở


trường, đó là hành trang cho em trong suốt quá trình học tập và làm việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh
đã truyền đạt kiến thức quý báu để em ngày một trưởng thành hơn. Đặc biệt em
chân thành cảm ơn sự dìu dắt chỉ dạy và hướng dẫn tận tình của Cô Hoàng Thị
Hồng Lộc và Thầy Nguyễn Quốc Nghi đã giúp em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, quý Cô, Chú, anh chị em trong
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, đặc biệt là các Cô, Chú
phòng Kế hoạch – Tài chính đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
em trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện luận văn, do thời gian và kiến thức còn
hạn chế nên không tránh khỏi sai sót, kính mong sự giúp đỡ và đóng góp của
Thầy, Cô, bạn bè và độc giả để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Kính chúc quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ và Ban Giám Đốc, các Cô,
Chú, anh chị em trong sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre được
dồi dào sức khỏe, công tác thành công.

Ngày 19 tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Phol

2


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

LỜI CAM ĐOAN
------------------------------------Tôi xin cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập được và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với
bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.


Ngày 19 tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Phol

3


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
-----------------------------------...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................

......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................
......... ...................................................................................................

4


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
--------------------------------------

5


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu................................................................... 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn .......................................................... 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 3
1.2.1 Mục tiêu chung............................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu........................................ 4

1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu......................................................................... 4
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu..................................................................... 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4
1.4.1 Không gian ..................................................................................... 4
1.4.2 Thời gian ........................................................................................ 4
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 4
1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan............................................................. 4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU . ........................................................................................................ 6
2.1 Phương pháp luận................................................................................. 6
2.1.1 Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu.............................. 6
2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế ......................................................................... 6
2.1.3 Các phương pháp phân tích............................................................. 7
2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 10
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ............................................. 10
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu........................................................ 10
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 11
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ TỈNH BẾN TRE ................................ 13
3.1 Vị trí địa lý kinh tế và đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên.................. 13
3.1.1 Vị trí tỉnh Bến Tre trong vùng đồng bằng Sông Cửu Long............ 13
3.1.2 Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 14
3.1.3 Tài nguyên thiên nhiên ................................................................. 16
6


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

3.2 Khái quát kinh tế – xã hội Bến Tre năm 2009 ..................................... 17
3.2.1 Dân số Bến Tre............................................................................. 17
3.2.2 Kinh tế - xã hội Bến Tre ............................................................... 18

3.3 Khái quát mô hình ca cao xen dừa ở tỉnh Bến Tre............................... 20
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH CA CAO XEN DỪA TỈNH BẾN TRE
4.1 Phân tích các nguồn lực của nông hộ .................................................. 25
4.1.1 Nguồn lực lao động ...................................................................... 25
4.1.2 Diện tích canh tác ......................................................................... 26
4.1.3 Vốn sản xuất................................................................................. 27
4.1.4 Kiến thức nông nghiệp.................................................................. 27
4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao
xen dừa..................................................................................................... 28
4.2.1 Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa................. 28
4.2.2 Phân tích nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế mô hình ................. 29
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRỂN MÔ HÌNH CA CAO XEN DỪA
TỈNH BẾN TRE ..................................................................................... 36
5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ...................................................................... 36
5.1.1 Điểm mạnh ................................................................................... 36
5.1.2 Cơ hội........................................................................................... 37
5.1.3 Điểm yếu ...................................................................................... 37
5.1.4 Thách thức.................................................................................... 37
5.2 Giải pháp............................................................................................ 40
5.2.1 Giải pháp về thị trường và thương hiệu......................................... 40
5.2.2 Giải pháp về chi phí...................................................................... 41
5.2.3 Giải pháp về sản phẩm.................................................................. 42
5.2.4 Giải pháp về trình độ kiến thức..................................................... 42
5.2.5 Giải pháp về cơ sở hạ tầng............................................................ 43
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................... 44
6.1 Kết luận.............................................................................................. 44
6.2 Kiến nghị............................................................................................ 45
6.2.1 Đối với Chính quyền địa phương .................................................. 45
7



Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

6.2.2 Đối với nông hộ............................................................................ 47
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ ................. 48
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ HỒI QUI ĐA BIẾN....................................... 54
PHỤ LỤC 3: CÔNG TY MASTERFOODS ĐÁNH GIÁ CHẤT LỰỢNG
HẠT CA CAO ....................................................................................... 57

8


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
1. Bảng 1: Địa điểm và số mẫu điều tra .................................................... 11
2. Bảng 2: Cơ cấu kinh tế Bến Tre năm 2009 ........................................... 18
3. Bảng 3: Tình hình phát triển ca cao ở Bến Tre 2005 – 2010 ................. 22
4. Bảng 4: Diện tích, năng suất và sản lượng cây ca cao 2009 .................. 23
5. Bảng 5:Tình hình phát triển dừa từ 2005 – 201..................................... 24
6. Bảng 6: Nguồn lực lao động của nông hộ ............................................. 25
7. Bảng 7: Diện tích canh tác của nông hộ ................................................ 26
8. Bảng 8: Diện tích trồng xen ca cao –dừa .............................................. 26
9. Bảng 9: Vốn sản xuất của nông hộ........................................................ 27
10. Bảng 10: Kiến thức nông nghiệp của nông hộ..................................... 27
11. Bảng 11: Các giá trị trung bình của mô hình dừa – ca cao .................. 28
12. Bảng 12: Mô tả các biến độc lập trong mô hình hồi qui ..................... 32
13. Bảng 13: Kết quả phân tích hồi qui đa biến......................................... 32


9


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

DANH MỤC HÌNH
Trang
1. Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre.............................................. 13
2. Hình 2: Bản đồ dự án phát triển ca cao ở Bến Tre................................ 21
3. Hình 3: Ca cao trồng xen trong vườn dừa ở Bến Tre............................ 22
4. Hình 4: Thu hoạch ca cao .................................................................... 24

10


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. DT

: Diện tích

2. GAP

: Thực hành nông nghiệp tốt

3. GDP

: Thu nhập bình quân đầu người


4. IPM

: Quản lý dịch hại tổng hợp

5. KHKT

: Khoa học kỹ thuật

6. SL

: Sản lượng

7. SP

: Sản phẩm

8. TW

: Trung ương

9. UB

: Ủy ban

10. WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

11



Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

TÓM TẮT
Đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô
hình ca cao xen dừa tỉnh Bến Tre” nhằm đạt các mục tiêu: (1) Đánh giá hiệu
quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa; (2) Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế của mô hình; (3) Phân tích những thuận lợi và khó khăn, cơ hội
và thách thức trong sản xuất mô hình ca cao xen dừa ở tỉnh Bến Tre; (4) Đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình.
Trong nghiên cứu này, số liệu được tác giả thu thập ngẫu nhiên từ 100
mẫu của 02 huyện Châu Thành và Giồng Trôm ở tỉnh Bến Tre. Phương pháp
thống kê mô tả được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao
xen dừa và phương pháp phân tích hồi qui đa biến được sử dụng để tìm ra các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa.
Kết quả phân tích cho thấy mô hình có hiệu quả kinh tế và các biến chi phí
giống, chi phí phân bón, chi phí nước và chi phí tỉa cành có ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi nhuận của mô hình. Các giải pháp về chi phí, thị trường, sản phẩm và cơ
sở hạ tầng được đề xuất trong nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của
mô hình. Đây là đề tài được nghiên cứu tại địa bàn tỉnh nên các nhận định, phân
tích và đánh giá của tác giả được đút kết từ kết quả nghiên cứu mang tính khoa
học và thực tiễn tại địa phương. Kết quả nghiên cứu là căn cứ khoa học để các cơ
quan ban ngành hữu quan tham khảo nhằm xây dụng kế hoạch phát triển mô hình
ca cao xen dừa trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian tới.

12


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu
Nước ta căn bản là một nước nông nghiệp, vì vậy nông nghiệp, nông dân
và nông thôn luôn là lực lượng và cơ sở vật chất quan trọng tạo nên sự hưng
thịnh cho dân tộc. Với quan điểm như vậy, trong đường lối đổi mới của Đảng,
nghị quyết hội nghị TW 6 (lần 1) khóa 8 đã chủ trương: “ Phát triển nông nghiệp
và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hợp tác hóa với các
giải pháp nhằm phát triển mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ ở nông thôn, giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản, phải phát
triển mạnh và đổi mới các hình thức kinh tế hợp tác ”.
Ngày nay, với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, sản xuất
nông nghiệp đạt giá trị ngày càng cao, góp phần nâng cao đời sống của nông hộ,
tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung. Nông nghiệp đóng
vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp đóng góp quan
trọng vào GDP, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.
Cùng với công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện đường lối đổi mới do
nghị quyết Đại hội VII Đảng bộ tỉnh Bến Tre đề ra, Bến Tre đang hình thành nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến hành một loạt các cải cách
cùng nhận thức mới về phát triển kinh tế theo hướng bền vững, đạt hiệu quả và
chất lượng cao, quan hệ sản xuất từng bước được đổi mới phù hợp với yêu cầu
phát triển của một nền nông nghiệp hàng hóa. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp
vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, mức độ rủi ro về đầu tư cũng như tiêu
thụ nông sản luôn biến động theo quy luật cung cầu.
Phát triển kinh tế vườn của Bến Tre hiện nay là việc sản xuất các cây có
giá trị kinh tế cao, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, số lượng sản
phẩm, tạo thế cạnh tranh trong thị trường nông sản. Với 48.000 ha đất trồng dừa
(2009) cho sản lượng hàng năm là 353.400 triệu trái dừa, trong quá trình chuyển

đổi cơ cấu cây trồng thì diện tích vườn dừa khá ổn định và năng suất vườn dừa
được tăng lên nhờ các áp dụng các biện pháp thâm canh tiên tiến.

13


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

Ứng dụng nhiều mô hình sản xuất tiên tiến, sử dụng công nghệ mới, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, mô hình ca cao
xen dừa được áp dụng ở Bến Tre từ năm 2000 và cho đến nay đã và đang mang
lại nhiều hiệu quả thiết thực. Ca cao là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, sản
phẩm ca cao có chứa nhiều chất bổ dưỡng, là nguyên liệu quan trọng cho công
nghiệp chế biến thực phẩm. Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ ca cao trên thế giới ngày
càng tăng, giá cả ít biến động trong mười năm qua vì thế ca cao sẽ đóng góp tích
cực vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bến Tre. Tuy nhiên, trong quá
trình chuyển đổi mô hình sản xuất mới, một mặt mang lại hiệu quả kinh tế khả
quan, mặt khác vẫn còn một số hạn chế, khó khăn trong chuyển đổi sản xuất, làm
giảm tính kinh tế của mô hình ca cao xen dừa. Để tìm hiểu rõ hơn và biết được
đâu là những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen
dừa thì đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô
hình ca cao xen dừa tỉnh Bến Tre” được thực hiện.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Ca cao có tên khoa học là Theobroma Cacao thuộc họ Sterculiaceae và còn
được chia ra làm nhiều loại khác, quan trọng nhất là các loại Criollo, Forastero
và Trinitario. Ca cao có nguồn gốc hoang dại từ lưu vực sông Amazon phát triển
sang các khu rừng nhiệt đới Trung và Nam Châu Mỹ. Các nước có sản xuất ca
cao hàng đầu trên thế giới và tác động đến lượng cung cầu của Ca cao trên thế
giới là Bờ biển Ngà, Ghana, Brazil, Indonesia và Malaysia, các nước này hàng
năm sản xuất trên 2.581.000 tấn, chiếm 84% sản lượng Ca cao trên thế giới.

Ở Việt Nam, ca cao đã được người Pháp du nhập từ lâu và trồng rải rác ở
nhiều vùng địa lý khác nhau từ đồng bằng sông Cửu Long đến cao nguyên Nam
Trung Bộ. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, trước đây ca cao ở Việt Nam
chưa bao giờ được trồng đến quy mô sản xuất hàng hóa. Vào những năm 1980,
với sự khuyến khích của nhà nước, ca cao được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền
Trung và miền Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, các doanh nghiệp nhà nước hỗ
trợ cho chương trình này không xây dựng được một kênh thu mua và thị trường
cho sản phẩm nên toàn bộ ngành sản xuất ca cao không phát triển được.
Vào đầu những năm 1990, công ty Mars và Hiệp hội Ca cao Thế giới
(WFC) đã đề nghị Việt Nam nên trồng lại ca cao do tình hình trong nước cũng
14


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

như thế giới thay đổi theo chiều hướng thuận lợi để phát triển cây công nghiệp
này. Nhu cầu ca cao trên thế giới tăng đều trong khi vùng sản xuất ca cao chính
là Nam Mỹ và Tây Phi lại có nhiều biến động về chính trị, thời tiết và dịch bệnh,
làm giới hạn sự phát triển và nguồn cung cấp ca cao. Một cơ hội để Việt Nam đa
dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp của mình dựa trên việc thúc đẩy và gia tăng
thu nhập trong khu vực nông thôn bằng cách hình thành và phát triển các vườn
trồng ca cao và có đủ các điều kiện để phát triển thành một trong những quốc gia
tiềm năng dẫn đầu trong việc cung cấp phần thiếu hụt do nhu cầu về ca cao trên
thế giới tăng một cách bền vững.
Gần đây nhất, chính phủ Việt Nam cũng đã chú trọng hỗ trợ phát triển
ngành sản xuất ca cao và đã xây dựng một kế hoạch trồng 100.000 hecta ca cao
tại bốn vùng trọng điểm bao gồm 28 tỉnh được qui hoạch để sản xuất ca cao: Tây
Nam, Tây Nguyên, duyên hải miền trung và đồng bằng sông Cửu Long. Một số
cơ quan, viện nghiên cứu đã tham gia nghiên cứu và thử nghiệm các giống ca cao
khác nhau. Chính quyền địa phương một số tỉnh cũng khuyến khích mở rộng

diện tích trồng ca cao như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bà Rịa Vũng Tàu,
Bình Phước và Đắc Lắc.
Căn cứ vào định hướng chương trình phát triển Ca cao Việt Nam của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng tiềm năng phát triển cây ca cao xen
trong vườn dừa tỉnh Bến Tre.
Căn cứ vào chỉ đạo của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh tại công văn số 31/TB –
UB ngày 04/06/2002 về việc phê duyệt đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án cây ca
cao trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô
hình ca cao xen dừa, từ đó đề xuất giải pháp phát triển và nhân rộng mô hình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa tỉnh Bến Tre.
(2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình ca
cao xen dừa.

15


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

(3) Đánh giá những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức trong sản
xuất mô hình xen ca cao trong vườn dừa ở tỉnh Bến Tre.
(4) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và nhân rộng mô hình ca
cao trồng xen trong vườn dừa.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất ca cao xen dừa như thế nào?
(2) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa?

(3) Nông hộ có thuận lợi và khó khăn gì trong việc sản xuất mô hình ca cao
xen dừa?
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu
Các biến chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí hoá chất, chi phí nước
tưới… , kiến thức nông nghiệp trong mô hình không có ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế của hộ gia đình.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Bến Tre, tập trung ở các huyện tiêu biểu đáp
ứng được mục đích nghiên cứu là huyện Châu Thành, Giồng Trôm.
1.4.2 Thời gian
Thời gian nghiên cứu thực hiện từ 01/02/2010 đến 23/4/2010, số liệu thu
thập trong thời gian năm 2009.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Nông hộ có trồng ca cao xen dừa tại địa bàn tỉnh Bến Tre.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
Khuda. B, Ishtiaq. H và Asif. M (2005), đã nghiên cứu về tác động của mô
hình Zero-tillage trong sản xuất lúa mì của 80 nông hộ tại Lahore, Pakistan cho
thấy năng suất cao hơn mô hình sản xuất truyền thống khoảng 7,1% và chỉ tiêu
về hiệu quả đầu tư đạt đến 2,28 lần so với 1,81 lần của mô hình truyền thống. Cụ
thể là chi phí sản xuất giảm xuống 22,00%, nhưng lợi nhuận tăng lên 22,40% so
với mô hình truyền thống. Hơn nữa, các tác giả cũng đã áp dụng mô hình hồi qui
tương quan để ước lượng các yếu tố tác động đến thu nhập như sau:
Y = f(X1, X2, X3, X4, X5, X6)
16


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

Trong đó:

 Y: Thu nhập
 X1, X2, X3, X4, X5, X6: Chi phí gieo sạ, thuỷ lợi, phân bón, chăm sóc, số
năm kinh nghiệm, và biến dummy (1: có áp dụng mô hình; 0: chưa áp
dụng)
Kết quả ước lượng cho thấy lợi nhuận có quan hệ tỷ lệ thuận với một số yếu
tố trong mô hình ước lượng như chi phí thuỷ lợi, phân bón, công chăm sóc và có
áp dụng mô hình Zero-tillage với mức ý nghĩa thống kê 0,05.
Phương Yến, (25/01/2010), Dừa, ca cao và cơ hội từ chuỗi giá trị, viết hiệu
quả kinh tế của việc trồng ca cao xen dừa ở Bến Tre hiện đang mang lại cơ hội
lớn cho nông dân, người dân có cơ hội nâng cao thu nhập cho mình mà không
còn xảy ra tình trạng trồng xen không hiệu quả rồi chặt bỏ như lúc trước nữa.
Thông qua khảo sát, tác giả còn cho biết dự án “Phát triển kinh doanh với người
nghèo nông thôn Bến Tre” (DBRP) đã chọn dừa và ca cao là hai trong ba sản
phẩm mũi nhọn để xây dựng chuỗi giá trị đầu tiên.
Nguyễn Thị Thu An (2006), Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh
Sóc Trăng, Trường đại học Cần Thơ. Tác giả phân tích thực trạng áp dụng kỹ
thuật mới vào sản xuất lúa. Từ đó đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ khi
ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật riêng lẻ và khi ứng dụng kết hợp các
mô hình khoa học kỹ thuật. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của
nông hộ. Xác định thuận lợi, khó khăn, cơ hội, đe dọa. Đề xuất các giải pháp khi
áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất lúa.

17


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Nông hộ: là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
và dịch vụ... hoặc làm kết hợp nhiều ngành nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của
gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh.
 Nguồn lực nông hộ: Các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm
đất đai, lao động, kỹ thuật, tài chính, con người… chúng có mối quan hệ hỗ trợ
lẫn nhau trong quá trình sản xuất của nông hộ. Nếu biết tận dụng mối liên hệ này
sẽ giúp nông hộ tận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm chi phí và
tăng hiệu quả trong sản xuất.
 Sản xuất: Là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qua qui trình biến
đổi (inputs) để tạo thành các yếu tố đầu ra: một sản phẩm và dịch vụ nào đó
(outputs).
2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế
- Hiệu quả kinh tế: là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong xem
xét, đánh giá đơn vị, ngành sản xuất. Về mặt khái niêm chung, hiệu quả kinh tế
được hiểu là “Việc sử dụng nguồn lực của nền kinh tế hiệu quả nhất để sản xuất
ra hàng hóa và dịch vụ nhằm mang lại lợi ích lớn nhất và chi phí thấp nhất”
(Theo Wikipedia 2008). Tùy theo từng ngành khác nhau và từng lĩnh vực khác
nhau mà các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cũng khác nhau.
Đối với nông hộ trồng dừa và ca cao xen dừa thì chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
kinh tế là thu nhập ròng (lợi nhuận) và tỷ suất lợi nhuận (PCR).
Thu nhập ròng (lợi nhuận) (P – Profit): là bộ phận giá trị còn lại của tổng
giá trị sản phẩm thu được (TVP) trừ đi tổng chi phí sản xuất (TC). Có thể diễn tả
qua công thức:
P = TVP – TC

18



Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

Tỷ suất lợi nhuận (PCR – Profit – costs ratio): nhằm đánh giá hiệu quả về
lợi nhuận của chi phí đầu tư trên đất, được xác định bởi % của lợi nhuận so với
chi phí sản xuất. Công thức:
PCR 

P
x100
TC

Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát
sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Chi phí trong sản xuất ca cao bao gồm: Chi phí giống; chi phí phân bón;
chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí chuẩn
bị đất; chi phí chăm sóc; chi phí thu hoạch, chi phí vận chuyển khi thu hoạch; chi
phí thuê đất; chi phí lãi vay; chi phí khấu hao máy móc; chi phí thủy lợi, chi phí
khác (nếu có)…
Các tỷ số tài chính:
- Thu nhập trên chi phí (TN/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí
đầu tư thì nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Nếu TN/CP nhỏ hơn 1
thì nông hộ bị lỗ, nếu TN/CP bằng 1 thì hoà vốn, TN/CP lớn hơn 1 nông hộ mới
có lãi, đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư.
- Thu nhập ròng trên chi phí (TNR/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng
chi phí bỏ ra nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập ròng. Nếu TNR/CP là
số dương thì người sản xuất có lãi, chỉ số này càng lớn càng tốt.
- Thu nhập ròng trên thu nhập (TNR/TN): Tỷ số này phản ánh trong
một đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại được
bao nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra, đây chính là tỷ suất lợi nhuận.

2.1.3 Các phương pháp phân tích
2.1.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
- Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày
số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những
kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc
chắn.
- Bước đầu tiên để mô tả là tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số liệu
thô và lập bảng phân phối tần số.

19


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

- Tần số là số lần xuất hiện của một quan sát, tần số của một tổ là số quan sát
rơi vào giới hạn của tổ đó. Phân tích tần số cho ta thấy mức độ tập trung của các
giá trị giúp ta có cái nhìn tổng quan về các quan sát.
- Cách tính cột tần số tích luỹ: Tần số tích lũy của tổ thứ nhất chính là tần số
của nó, tần số của tổ thứ hai bao gồm tần số của tổ thứ nhất và cả tần số của tổ
thứ hai, tần số của tổ thứ ba là tần số của tổ thứ hai và thứ ba hoặc là tần số của
chính nó và tần số của cả hai tổ thứ nhất và thứ hai.
- Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu
thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên
cứu, nhờ đó mà các nhà quản trị có thể nhận xét tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
2.1.3.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt
động kinh tế, phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tính
so sánh được để xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tượng, quá trình kinh
tế. Có 3 phương pháp so sánh:
– So sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị

của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể.
– So sánh số tương đối: Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ
tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay
giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian.
– So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là biểu hiện mức độ chung nhất
về mặt lượng của các đơn vị bằng cách san bằng mọi chênh lệch trị số giữa các
đơn vị đó, nhằm khái quát đặc điểm điển hình của một tổ, một bộ phận hay một
tổng thể các hiện tượng có cùng tính chất.
2.1.3.3 Mô hình Lượng hóa :
Mô hình Logrit: là mô hình được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu để
phân tích những yếu tố tác động đến hiệu quả kinh tế của việc trồng dừa-cacao.
Mô hình có dạng:
Y = β0 + ∑nj=1 βj Xj +Ui
Trong đó:
Y: sản lượng của nông nghiệp;
X1, X2,.., Xj: là các yếu tố đầu vào của sản xuất;
20


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

β1, β2, βj: là các hệ số co giãn từng phần theo các yếu tố đầu vào của
sản xuất.
Trên góc độ nông nghiệp, hàm sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa các
yếu tố đầu vào của sản xuất và thu nhập. Do vậy, hàm sản xuất trong ngành nông
nghiệp phụ thuộc vào chi phí sản xuất, lao động, vốn.... cách xử lý mang tính chất
lý thuyết về phân tích kinh tế nông nghiệp sử dụng phương pháp phân tích kinh
tế trong việc lưa chọn công nghệ.
2.1.3.4 Phương pháp hồi quy tương quan
Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh

hưởng đến một chỉ tiêu nào đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng tốt để phát huy
và nhân tố ảnh hưởng xấu để khắc phục. Phương trình hồi quy có dạng:
Y = β0 + β1 X1 + β2 X2+…+βk Xk
Trong đó:Y: biến phụ thuộc.
Xi ( i = 1,2,…,k) là các biến độc lập.
Các tham số β0, β1…, βk được tính toán bằng phần mềm STATA.
Kết quả in ra từ STATA có các thông số sau:
Multiple R: hệ số tương quan bội (Multiple Corrlation Corfficient) nói lên
tính liên hệ chặt chẽ của mối liên hệ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập
Xi. R càng lớn mối liên hệ càng chặt chẽ.
Hệ số xác định R2 (R-square): tỷ lệ (%) biến động của Y được giải thích
bởi các biến độc lập Xi hoặc % các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại do các yếu
tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu. R2 càng lớn càng tốt.
Adjusted R2: Hệ số xác định đã điều chỉnh dùng để trắc nghiệm xem có nên
thêm vào 1 biến độc lập nữa không. Khi thêm vào 1 biến mà R2 tăng lên thì ta
quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy.
+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy, R2
càng lớn mô hình càng có ý nghĩa vì khi đó Prob > F càng nhỏ
+ Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α.
+ F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0 (H0: Tất cả các tham số
hồi quy đều bằng 0 (β1= β2= β3= …. =βk= 0) hay các Xi không liên quan tuyến
tính với Y. H1≠ 0, tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y).
+ F càng lớn thì khả năng bác bỏ H0 càng cao. Bác bỏ khi F > F tra bảng.
21


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

Prob: mức ý nghĩa.
+ Prob nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Prob càng nhỏ càng tốt, độ

tin cậy càng cao (Prob ≈ α). Thay vì tra bảng F, Prob cho ta kết luận ngay mô
hình hồi quy có ý nghĩa khi Prob < mức ý nghĩa α nào đó.
Coefficients: hệ số.
t_Stat: Giá trị thống kê t, dùng để kiểm định cho các tham số riêng biệt (Xi)
; nếu t _Stat = 0 thì Xi không ảnh hưởng đến Y.
P_value: giá trị xác suất P, là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết H0
bị bác bỏ.
Kiểm định phương trình hồi qui:
Đặt giả thuyết:
H0: βi = 0, tức là các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
H1: βi ≠ 0, có ít nhất một nhân tố ảnh hưởng đến biến độc lập (βi ≠ 0)
Cơ sở để kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý
nghĩa α = 1 – 0,95 = 0,05 = 5%)
Bác bỏ giả thuyết H0 khi:

Sig.F < α

Chấp nhận giả thuyết H0 khi: Sig.F ≥ α
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Mô hình ca cao xen dừa được áp dụng khá rộng rãi ở Bến Tre nhưng do
thời gian hạn chế và tính kinh tế nên chỉ chọn địa bàn huyện Châu Thành và
huyện Giồng Trôm để nghiên cứu.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ: Niên giám
thống kê tỉnh Bến Tre, các báo cáo, thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Bến Tre, Nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến
Tre và một số thông tin khác trên các báo, tạp chí kinh tế…
Nguồn số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phỏng vấn 100 hộ nông dân trồng dừa xen ca cao của

huyện Châu Thành, Giồng Trôm (có bảng câu hỏi kèm theo, xem phụ lục 1).

22


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

Các bước thu thập số liệu sơ cấp:
Bước 1: Liên hệ địa điểm điều tra chọn vùng nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp,
cán bộ quản lý ở địa phương (Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
để chọn địa bàn nghiên cứu. Sau khi được tư vấn, nhóm nghiên cứu quyết định
chọn địa bàn nghiên cứu là Huyện Châu Thành và Huyện Giồng Trôm.
Nhóm nghiên cứu tiến hành liên hệ địa điểm điều tra để xác định cụ thể thời
gian và địa điểm nghiên cứu.
Bước 2: Thực hiện điều tra thử
Sau khi đã có phiếu điều tra soạn sẵn, nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra
thử để kiểm tra tính hợp lý của phiếu điều tra, đồng thời hiệu chỉnh phiếu điều tra
phù hợp với điều kiện thực tế ở địa bàn nghiên cứu.
Bước 3: Thực hiện điều tra chính thức
Sau bước thực hiện điều tra thử và hiệu chỉnh phiếu điều tra, nhóm nghiên
cứu tiến hành điều tra chính thức. Cụ thể địa điểm và số mẫu như bảng sau:
Bảng 1. ĐỊA ĐIỂM VÀ SỐ MẪU ĐIỀU TRA
Huyện

Châu Thành

Giồng Trôm
Tổng




Số mẫu

Tân Thạch

03

3,00

An Khánh

10

10,00

Phú Túc

05

5,00

Phú Đức

02

2,00

Phong Nẫm


17

17,00

Châu Hòa

19

19,00

Châu Bình

44

44,00

7 xã
100
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2010)

Tỷ lệ (%)

100,00

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu 1: Phương pháp thống kê mô tả và sử dụng các tỷ số tài
chính để phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa.
- Đối với mục tiêu 2: Phương pháp phân tích hồi quy tương quan đa biến
được sử dụng để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình.
- Đối với mục tiêu 3: Thống kê mô tả, xếp hạng theo tiêu chí để phân tích

những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức thông qua ma trận SWOT.
23


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

- Đối với mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, nhân rộng
mô hình. Để đạt được mục tiêu này cần sử dụng phương pháp tổng hợp những
kết quả đã phân tích ở mục tiêu 3 và mục tiêu 4, kết hợp ý kiến của các chuyên
gia và các lãnh đạo địa phương để đưa ra giải pháp khắc phục điểm yếu, nâng
cao điểm mạnh, đưa mô hình ngày càng hiệu quả cao và có tính mở rộng.

24


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Bến Tre

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 VỊ TRÍ ĐỊA L Ý KINH TẾ VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ TÀI NGUYÊN
THIÊN NH IÊN

Hình 1: Bản đồ tỉnh Bến Tre
3.1.1 Vị trí tỉnh Bến Tre trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và quan hệ
với các tỉnh thành của cả nước
Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của Đồng bằng Sông Cửu Long, thuộc
khu vực tam giác châu hệ thống sông Tiền, hợp thành bởi 3 cù lao (cù lao An
Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh) trên 4 nhánh sông lớn (sông Tiền, sông Hàm
Luông, sông Ba Lai và sông Cổ Chiên).
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.356,85 km 2, chiếm 5,84% diện tích vùng

Đồng bằng Sông Cửu Long với đường bờ biển dài trên 65 km.
Về tọa độ địa lý, tỉnh Bến Tre nằm trong giới hạn từ 9°48´đến 10 º20´ vĩ
độ Bắc, từ 105 º57´ đến 106º48´ kinh độ Đông.
Về ranh giới địa lý:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền.
+ Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, có ranh giới chung
là sông Cổ Chiên.
25


×