Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

PHÂN TÍCH NHẬN THỨC và ước MUỐN sẵn LÒNG CHI TRẢ CHO VIỆC GIẢM THIỂU sử DỤNG bọc NILON TRONG SINH HOẠT của NGƯỜI dân QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH NHẬN THỨC VÀ ƯỚC MUỐN
SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO VIỆC GIẢM
THIỂU SỬ DỤNG BỌC NILON TRONG SINH
HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN NINH KIỀU
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn
HUỲNH THỊ CẨM LÝ

Sinh viên thực hiện
HUỲNH HUY HẢI YẾN
MSSV: 4077648
Chuyên ngành: Kinh tế TN & MT

Cần Thơ - 2011


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường

LỜI CẢM TẠ

--- --Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy
Cô của Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức lẫn
phương pháp cho tôi trong suốt bốn năm học qua. Đây là niềm tin và là cơ sở
vững chắc nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn cô Huỳnh Thị Cẩm Lý đã hướng dẫn
nhiệt tình và bổ sung cho tôi những kiến thức còn khiếm khuyết để tôi hoàn


thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn cô Võ
Thị Lang đã tận tâm giúp đỡ, giúp tôi ôn lại những kiến thức đã học.
Sau cùng tôi xin gởi lời chúc sức khỏe và lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy
cô đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 26 tháng 04 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Huy Hải Yến

GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

i

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường

LỜI CAM ĐOAN

---  --Tôi Huỳnh Huy Hải Yến xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực
hiện, tôi không sao chép bất kì nội dung nào trong đề tài khác, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong chuyên đề là hoàn toàn trung thực, đề tài này
không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào. Nếu có vấn đề gì tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Cần Thơ, ngày 14 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện


Huỳnh Huy Hải Yến

GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

ii

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


 Họ và tên người hướng dẫn: Huỳnh Thị Cẩm Lý
 Học vị: Thạc sĩ
 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
 Cơ quan công tác: Trường Đại Học Cần Thơ
 Tên học viên: Huỳnh Huy Hải Yến
 Mã số sinh viên: 4077648
 Chuyên ngành: Kinh tế Tài Nguyên & Môi Trường
Tên đề tài: Phân tích nhận thức và ước muốn sẵn lòng chi trả cho việc giảm
thiểu sử dụng bọc nilon trong sinh hoạt của người dân quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ.

GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

iii

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến



Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của chuyên ngành đào tạo:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
2. Về hình thức:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu…)
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
6. Các nhận xét khác:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
cầu chỉnh sửa, …)

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
......................................................................................................................................


Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2011
Người nhận xét

GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

iv

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
.
Cần Thơ, ngày ...... tháng ...... năm 2011
Giáo viên phản biện

GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

v

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. ii
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ............................... iii
NỘI DUNG NHẬN XÉT .................................................................................. iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN.................................................... v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... ix

DANH MỤC BIỂU BẢNG ................................................................................ x
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................3
1.3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU....................... 3
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định .................................................................3
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................4
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 4
1.4.1. Phạm vi về không gian...........................................................................4
1.4.2. Phạm vi về thời gian ..............................................................................4
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................4
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................ 4
Chương 2 ........................................................................................................... 6
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 6
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................. 6
2.1.1. Sơ lược về hành vi con người.................................................................6
2.1.1.1. Khái niệm về nhận thức ...................................................................6
2.1.1.2. Các bước trong tiến trình xử lý thông tin ........................................6
2.1.2. Khái niệm rác thải đô thị ........................................................................8
2.1.2.1. Khái niệm........................................................................................8
2.1.2.2. Phân loại..........................................................................................8
2.1.3. Sơ lược về túi nilon ................................................................................9
GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

vi

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến



Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường
2.1.3.1. Khái niệm “ô nhiễm trắng” ..............................................................9
2.1.3.2. Cấu tạo bọc nilon.............................................................................9
2.1.3.3. Những hiểm họa do túi nilon gây ra...............................................10
2.1.3.4. Sản xuất túi tự hủy.........................................................................11
2.1.3.5. Tái chế phế thải nilon ....................................................................13
2.1.3.6. Thực trạng và các chính sách tuyên truyền về túi nilon ở Việt Nam
...................................................................................................................16
2.1.3.7. Các chính sách làm giảm việc sử dụng bọc nilon trên thế giới .......17
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 21
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu.....................................................21
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu........................................................................21
2.2.2.1. Xác định đối tượng phỏng vấn.......................................................21
2.2.2.2. Xác định cỡ mẫu............................................................................21
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................22
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu..............................................................22
Chương 3 ......................................................................................................... 23
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC QUẬN NINH KIỀU – TP. CẦN THƠ ...................... 23
3.1. SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................. 23
3.2. CÁC CHÍNH SÁCH, PHONG TRÀO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.............. 26
Chương 4 ......................................................................................................... 28
PHÂN TÍCH NHẬN THỨC VÀ ƯỚC MUỐN SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO
VIỆC GIẢM THIỂU SỬ DỤNG BỌC NILON CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN
NINH KIỀU ..................................................................................................... 28
4.1. TRÌNH ĐỘ NHẬN THỨC VỀ TÁC HẠI KHI SỬ DỤNG TÚI NILON... 28
4.1.1. Nhận thức về tác hại túi nilon...............................................................28
4.1.2.1. Mức độ quan tâm của chính quyền địa phương..............................29
4.1.2.2. Trình độ học vấn............................................................................31
4.1.2.3. Tuổi...............................................................................................33
4.1.2.4. Tình trạng hôn nhân.......................................................................34

4.1.2.5. Giới tính ........................................................................................35
4.1.2.6. Nghề nghiệp ..................................................................................36

GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

vii

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường
4.1.2.7. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiểu biết về tác hại túi nilon
...................................................................................................................37
4.2. ƯỚC MUỐN GIẢM THIỂU VIỆC SỬ DỤNG BỌC NILON TRONG SINH
HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN .............................................................................. 42
4.2.1. Mức giá sẵn lòng trả cho túi thân thiện/1 lần sử dụng...........................42
4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ước muốn sẵn lòng giảm thiểu sử dụng túi
nilon ..............................................................................................................43
4.2.2.1. Mức độ bằng lòng sử dụng túi thân thiện .......................................43
4.2.2.2. Mức độ bằng lòng sử dụng túi thân thiện gây bất tiện ....................44
4.2.2.3. Mức độ quan tâm về sức khỏe .......................................................45
4.2.2.4. Mức độ quan tâm về môi trường....................................................46
4.2.2.5. Thu nhập cá nhân...........................................................................47
4.2.2.6. Thu nhập gia đình..........................................................................48
4.2.2.7. Tình trạng hôn nhân.......................................................................49
4.2.2.8. Mong muốn giảm sử dụng túi nilon ...............................................50
4.2.2.9. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến mức giá sẵn lòng chi trả cho
túi thân thiện/1 lần sử dụng ........................................................................51
Chương 5 ......................................................................................................... 58
GIẢI PHÁP...................................................................................................... 58

Chương 6 ......................................................................................................... 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 61
6.1. KẾT LUẬN............................................................................................... 61
6.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 62
6.2.1. Đối với nhà nước, các cấp chính quyền ................................................62
6.2.2. Phía doanh nghiệp................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 65
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 67

GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

viii

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: HẠT NHỰA VÀ TÚI NILON CHỜ TÁI CHẾ..................................15
Hình 3.1: BẢN ĐỒ QUẬN NINH KIỀU...........................................................23
Hình 4.1: MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT TÁC HẠI TÚI NILON ..................................28
Hình 4.2: ƯỚC MUỐN SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO VIỆC GIẢM THIỂU SỬ
DỤNG TÚI NILON ..........................................................................................42

GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

ix

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến



Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 4.1: ẢNH HƯỞNG MỨC ĐỘ QUAN TÂM CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG VÀ MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT TÁC HẠI TÚI NILON..........................30
Bảng 4.2: ẢNH HƯỞNG CỦA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN ĐẾN MỨC ĐỘ HIỂU
BIẾT TÁC HẠI TÚI NILON ............................................................................31
Bảng 4.3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ TUỔI ĐẾN MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT TÁC
HẠI TÚI NILON...............................................................................................33
Bảng 4.4: ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN ĐẾN MỨC ĐỘ
HIỂU BIẾT TÁC HẠI TÚI NILON ..................................................................34
Bảng 4.5: ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH ĐẾN MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT TÁC
HẠI TÚI NILON...............................................................................................35
Bảng 4.6: ẢNH HƯỞNG CỦA NGHỀ NGHIỆP ĐẾN MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT
TÁC HẠI TÚI NILON......................................................................................36
Bảng 4.7: MODEL SUMMARYb ......................................................................37
Bảng 4.8: ANOVAb...........................................................................................38
Bảng 4.9: COEFFICIENTSa ..............................................................................38
Bảng 4.10: ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ BẰNG LÒNG ĐẾN MỨC GIÁ SẴN
LÒNG CHI TRẢ CHO TÚI THÂN THIỆN /1 LẦN SỬ DỤNG.......................43
Bảng 4.11: ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ BẰNG LÒNG SỬ DỤNG TÚI
THÂN THIỆN KHI BẤT TIỆN ĐẾN MỨC GIÁ SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO
TÚI THÂN THIỆN/ 1 LẦN SỬ DỤNG............................................................44
Bảng 4.12: ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ QUAN TÂM SỨC KHỎE ĐẾN GIÁ
SẴN LÒNG CHI TRẢ CHI TÚI THÂN THIỆN/ 1 LẦN SỬ DỤNG................45
Bảng 4.13: ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ QUAN TÂM MÔI TRƯỜNG ĐẾN
GIÁ SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO TÚI THÂN THIỆN/ 1 LẦN SỬ DỤNG ......46
Bảng 4.14: ẢNH HƯỞNG CỦA THU NHẬP CÁ NHÂN ĐẾN GIÁ SẴN
LÒNG TRẢ TÚI THÂN THIỆN/1 LẦN SỬ DỤNG.........................................47

Bảng 4.15: ẢNH HƯỞNG CỦA THU NHẬP GIA ĐÌNH ĐẾN MỨC GIÁ SẴN
GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

x

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường
LÒNG CHI TRẢ CHO TÚI THÂN THIỆN/ 1 LẦN SỬ DỤNG.......................48
Bảng 4.16: ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN ĐẾN MỨC GIÁ
SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO TÚI THÂN THIỆN/ 1 LẦN SỬ DỤNG ..............49
Bảng 4.17: ẢNH HƯỞNG CỦA MONG MUỐN GIẢM SỬ DỤNG TÚI NILON
ĐẾN MỨC GIÁ SẴN LÒNG TRẢ...................................................................50
Bảng 4.18. MODEL SUMMARY .....................................................................52
Bảng 4.19: ANOVAb .........................................................................................52
Bảng 4.20: COEFFICIENTSa ............................................................................53

GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

xi

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường
Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Khi nước ta đang từng bước gia nhập nền kinh tế thị trường, mở rộng
quan hệ hợp tác quốc tế, nhịp sống kinh tế, xã hội được nâng cao, con người chỉ
tập trung lo phát triển kinh tế, mà không quan tâm đến tình trạng môi trường
đang suy giảm. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, không chỉ mang hiểm
họa đến môi trường, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Nền kinh tế
phát triển, thu nhập của người dân ngày càng tăng, năm 2010 đạt khoảng 1.160
USD tăng 5,5% so với năm 20091 và tăng khoảng 13,3% so với năm 20082, cùng
với tốc độ phát triển đó thì môi trường càng tồi tệ thêm là nguyên nhân chính dẫn
đến tình trạng biến đổi khí hậu, cụ thể năm 2010 nhiệt độ trung bình ở miền Bắc
tăng 0,3oC và ở miền Nam tăng 0,5oC, mực nước biển trung bình dâng 9cm năm
20113…, chính những tác động từ môi trường đã làm số ca bệnh ngày càng tăng
như: bệnh về hô hấp, bệnh ung thu tăng cao,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời
sống sức khỏe của nhiều người.
Xuất phát từ hoạt động kinh tế, các thành phố càng lớn có nền kinh tế
càng phát triển, thì góp phần hủy hoại môi trường càng dữ dội. Như vấn đề rác
thải nilon là vấn đề nóng bỏng trên thế giới, là mối nguy hiểm tiềm tàng, hậu quả
khó lường mà người dân phải gánh chịu. Cần Thơ là một thành phố có nhịp sống
kinh tế xã hội khá sôi động, là thành phố lớn nhất của đồng bằng sông cửu long,
thu nhập bình quân của thành phố ở mức cao năm 2010 thu nhập bình quân đầu
người đạt 1.950 USD tăng khoảng 28,9% so với năm 2009 và 35% so với năm
20084, mà đơn vị đầu não góp phần cho tăng trưởng đó là quận Ninh Kiều. Với
vai trò là xương sống của thành phố, tình hình kinh tế quận cũng ngày càng phát
triển, đời sống kinh tế của người dân ngày một nâng cao với tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân của quận giai đoạn 2005 - 2009 đạt 16,6%/năm, tốc độ tăng
trưởng kinh tế năm 2010 đạt 17,3%, tăng 2,4% so với năm 20095. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch nhanh theo hướng thương mại – dịch vụ – du lịch – công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp. Tỉ trọng ngành thương mại – dịch vụ tăng dần hàng năm từ
53,67% năm 2005 tăng lên 64,73% năm 2009, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm
GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý


1

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường
dần từ 0,55% năm 2005 xuống còn 0,12% năm 20096, tổng vốn đầu tư toàn xã
hội trên địa bàn quận đạt 10.880 tỉ đồng, tăng gấp 4 lần so với giai đoạn 20012005, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,19% năm 2006 xuống còn 1,31% năm 2009 và
giảm còn 1,17% năm 20107. Khi thu nhập tăng cao thì nhu cầu cũng cần được
thỏa mãn nhiều hơn ở nhiều khía cạnh. Cùng với tình hình kinh tế ngày càng phát
triển là tình trạng dân số ngày một tăng lên năm 2011 là 243.794 người tăng
2,2% so với năm 2010 và tăng đến 16% so với năm 20078, cộng với việc thu hút
lượng sinh viên lớn từ các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn. Từ những lý do
đó làm môi trường sống ngày càng bị hủy hoại, mà cụ thể hơn là lượng túi nilon
sử dụng trong sinh hoạt ngày càng dữ dội, ít được quan tâm, mà hậu quả từ tác
hại túi nilon thì không thể lường trước. Về phía nhà cung cấp muốn thu hút
khách hàng, phục vụ cho khách hàng một cách chu đáo nhằm tạo sự tiện lợi cho
khách hàng khi mua sắm. Trong sinh hoạt bọc nilon được sử dụng rất nhiều vì
tính tiện lợi, giá rất rẻ,… nên không có động lực để giảm, do đó lượng thải bọc
nilon vô cùng khủng khiếp. Trung bình mỗi người Việt Nam tiêu dùng khoảng
35kg nhựa/người/năm và trong năm 2013 trở lại, khi đời sống kinh tế ngày càng
khá hơn thì mức tiêu dùng sẽ đạt đến 40kg/người/năm9. Trong khi đó túi nilon
được làm từ những chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất từ hàng
chục năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản
ôxy đi qua đất, gây xói mòn đất,… Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị
ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người,
gây rối loạn chức năng và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ, làm rối loạn hoocmon, gây
nữ tính hóa, gây mất mỹ quan. Từ những tác hại khôn lường đó, mà lượng rác
thải nilon ngày càng mất kiểm soát, chính sách tuyên truyền, giáo dục ít được chú

trọng và kém hiệu quả. Để tìm hiểu về nhận thức về tác hại, ước muốn giảm thiểu
việc sử dụng bọc nilon, ý thức trong bảo vệ sức khỏe và môi trường của người
dân quận Ninh Kiều và đề ra giải pháp nhằm giảm “ô nhiễm trắng”. Đề tài “Phân
tích nhận thức và ước muốn sẵn lòng chi trả cho việc giảm thiểu sử dụng bọc
nilon của người dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” nhằm phân tích
nhận thức, ước muốn sẵn lòng chi trả cho việc giảm thiểu sử dụng bọc nilon
trong sinh hoạt, đồng thời đề ra giải pháp giúp nâng cao trình độ hiểu biết của
GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

2

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường
người dân, nhằm góp phần giảm thiểu việc sử dụng cũng như tác hại của bọc
nilon cho sức khỏe và môi trường, đi đến phát triển kinh tế, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần một cách kịp thời và tối ưu nhất.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích nhận thức và ước muốn sẵn lòng chi trả cho việc giảm thiểu sử
dụng bọc nilon của người dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Đồng thời đề
ra giải pháp giúp người dân hạn chế việc sử dụng bọc nilon trong sinh hoạt nhằm
giảm bớt thiệt hại từ túi nilon, góp phần bảo vệ tốt hơn cho sức khoẻ và môi
trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích nhận thức của người dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ về
tác hại của việc sử dụng bọc nilon cho sức khỏe và môi trường.
- Phân tích ước muốn sẵn lòng chi trả cho việc giảm thiểu việc sử dụng bọc
nilon trong sinh hoạt của người dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và ước muốn sẵn lòng chi
trả cho việc giảm thiểu sử dụng bọc nilon trong sinh hoạt của người dân quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
- Đề ra giải pháp giúp người dân hạn chế việc sử dụng bọc nilon trong sinh
hoạt, nhằm giảm bớt thiệt hại từ túi nilon cho sức khỏe và môi trường.
1.3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
- Đa số người dân quận Ninh Kiều nhận thức được tác hại khi sử dụng túi
nilon.
- Đa số người dân quận Ninh Kiều bằng lòng chi trả cho việc giảm thiểu sử
dụng túi nilon ở mức thấp.
- Các yếu tố trình độ học vấn, mức độ quan tâm của chính quyền địa
phương, tuổi,… có ảnh hưởng đến nhận thức về tác hại khi sử dụng túi nilon của
người dân.
- Các yếu tố thu nhập gia đình, mức độ bằng lòng sử dụng túi thân thiện,…
GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

3

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường
có ảnh hưởng đến ước muốn sẵn lòng chi trả cho việc giảm thiểu sử dụng túi
nilon của người dân quận Ninh Kiều.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Người dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ có nhận thức được tác hại
khi sử dụng bọc nilon trong sinh hoạt không ?
- Họ có sẵn lòng chi trả cho việc giảm thiểu việc sử dụng bọc nilon trong
sinh hoạt có cao không?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức và ước muốn sẵn lòng chi trả cho
việc giảm thiểu việc sử dụng bọc nilon trong sinh hoạt ?
- Cần có những giải pháp nào nhằm khuyến khích và nâng cao hiệu quả
việc giảm thiểu việc sử dụng bọc nilon trong sinh hoạt của người dân không ?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về không gian
Phân tích nhận thức và ước muốn sẵn lòng chi trả cho việc giảm thiểu sử
dụng túi nilon của người dân ở quận Ninh Kiều, Thành phố cần Thơ.
1.4.2. Phạm vi về thời gian
Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 10.2.2011 đến ngày
10.5.2011. Thu thập và phân tích nguồn số liệu thứ cấp từ năm 2000 đến 2011 và
nguồn số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn từ ngày 2.3.2011 – 18.3.2011.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về nhận thức và ước muốn sẵn lòng chi trả cho
việc giảm thiểu sử dụng bọc nilon trong sinh hoạt của người dân quận Ninh Kiều
thành phố Cần Thơ.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Lý Thanh Hoài (2009), luận văn tốt nghiệp “Phân tích nhận thức và ước
muốn sẵn lòng chi trả cho việc thu gom rác thải cho nhà máy xử lý rác thải cho
nhà máy xử lý rác của người dân xã Lịch Hội Thượng, Long Phú, Sóc Trăng, Đại
học Cần Thơ. Đề tài tập trung phân tích nhận thức và ước muốn sẵn lòng chi trả
về việc thu gom rác thải cho nhà máy xử lý rác làm phân compost của người dân
GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

4

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường

xã Lịch Hội Thượng – Long Phú – Sóc Trăng. Từ đó đề xuất các giải pháp phát
triển của mô hình thu gom rác thải nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn ở
những vùng nông thôn.

GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

5

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường
Chương 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Sơ lược về hành vi con người
2.1.1.1. Khái niệm về nhận thức
Nhận thức là một hoạt động quan trọng nối kết các yếu tố ảnh hưởng chính
như nhóm, tình huống, chương trình tiếp thị đến cá nhân. Nhận thức là một quá
trình có tính chọn lọc: cá nhân không phải là người thụ động trong việc tiếp nhận
thông điệp marketing mà trái lại họ thường quyết định thông điệp nào họ sẽ tiếp
cận, chú ý cũng như ý nghĩa mà họ gán cho chúng. Các cá nhân có được nhận
thức thông qua qua tiến trình xử lý thông tin. Đó là một chuỗi các hoạt động
được tạo ra bởi các kích thích từ môi trường bên ngoài đã được chuyển đổi thành
thông tin và lưu trữ lại. Tiếp nhận thông tin xảy ra khi một kích thích, ví dụ như
một bảng tin lọt vào tầm nhận thức của giác quan con người. Tiến trình xử lý
thông tin có 4 bước: tiếp nhận, chú ý, diễn giải, ghi nhớ, trong đó, ba bước đầu là
tiến trình nhận thức.
2.1.1.2. Các bước trong tiến trình xử lý thông tin

Bước 1: Tiếp nhận – Exposure
Xảy ra khi các kích thích lọt vào tầm hoạt động của các tế bào thần kinh
cảm giác. Để một cá nhân có thể tiếp cận thông tin chỉ cần các kích thích được bố
trí ở gần người đó, cá nhân thường tìm kiếm thông tin mà họ nghĩ rằng có thể
giúp họ đạt mục tiêu mong muốn.
Bước 2: Chú ý – Attention
Xảy ra khi các kích thích tác động đến một hoặc nhiều loại tế bào thần
kinh cảm giác và kết quả các cảm giác đưa đến bộ não để xử lý.
Các yếu tố gây ảnh hưởng đến sự chú ý: Một cá nhân có nhiều mức độ
chú ý đến cùng một kích thích trong các tình huống khác nhau. Sự chú ý bị tác
động bởi ba yếu tố: tác nhân kích thích, nhân tố cá nhân và yếu tố tình huống.
- Tác nhân kích thích: Là các đặc điểm lý tính của các tác nhân kích thích
như kích cỡ, cường độ, màu sắc, sự chuyển động, vị trí trưng bày, sự phân biệt,
GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

6

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường
kiểu (cách thức thể hiện thông điệp), sự tương phản...
- Nhân tố cá nhân: Là những đặc điểm chính của cá nhân. Sự thích thú
hoặc nhu cầu được xem như là những đặc tính cá nhân chính mà cần phải có sự
tác động. Sự thích thú là sự phản ánh phong cách sống, là kết quả của quá trình
lên kế hoạch và đạt mục tiêu lâu dài (ví dụ như để trở thành một giám đốc kinh
doanh) và nhu cầu ngắn hạn (ví dụ như đói bụng). Cá nhân tiếp nhận và quan tâm
đến những thông tin liên quan đến nhu cầu hiện tại của mình.
- Nhân tố tình huống: Bao gồm các kích thích của môi trường như quảng
cáo và đóng gói và các tính chất nhất thời của cá nhân sẽ bị ảnh hưởng bởi môi

trường bên ngoài như áp lực về mặt thời gian hoặc sự đông đúc quá mức. Những
cá nhân ở trong một môi trường không thỏa mãn thì sẽ không quan tâm đến
những kích thích vì họ chỉ muốn thoát ra khỏi môi trường dó càng nhanh càng
tốt. Ngoài ra để tác động đến sự chú ý còn có sự ảnh hưởng của chương trình:
Các chuyên mục quảng cáo trên báo chí, tivi xuất hiện cùng với nội dung của
chương trình này.
Bước 3: Diễn giải – Interpretation
Diễn giải là sự gán nghĩa cho các thông tin tiếp nhận từ các giác quan.
Khả năng diễn giải của người tiếp nhận phụ thuộc các yếu tố thuộc về cá nhân,
đặc điểm tình huống, đặc điểm của tác nhân kích thích, sự diễn giải của thông
điệp…
Quá trình nhận thức diễn ra không giản đơn, thụ động, máy móc, mà là
quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người một cách năng động,
sáng tạo, biện chứng.
Có thể chia hoạt động nhận thức làm hai giai đoạn lớn :
Nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác)
Là một quá trình tâm lí, nó là sự phản ánh những thuộc tính bên ngoài của
sự vật và hiện tượng thông qua sự tri giác của các giác quan.
Cảm giác là hình thức khởi đầu trong sự phát triển của hoạt động nhận
thức, nó chỉ phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tuợng.
Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn và theo một cấu
trúc nhất định.

GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

7

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến



Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường
Nhận thức lí tính (tư duy và tưởng tượng)
Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những điều chưa từng có
trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng nhưng hình ảnh mới trên cơ
sở những biểu tượng đã có.
Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ bên trong có tính qui luật của vật hiện tuợng trong hiện thực khách
quan mà trước đó ta chưa biết.
2.1.2. Khái niệm rác thải đô thị
2.1.2.1. Khái niệm
Rác thải đô thị là một nguồn ô nhiễm lớn của cuộc sống. Các nguồn chủ
yếu phát sinh ra rác đô thị bao gồm: từ các khu dân cư (rác sinh hoạt), các trung
tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng, các hoạt động
công nghiệp, xây dựng đô thị, các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát
nước của thành phố.
2.1.2.2. Phân loại
Dựa vào nguồn phát sinh rác thải đô thị, người ta có thể phân loại rác thải
đô thị thành:
Rác sinh hoạt: là lượng chất thải sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của con
người.
Rác từ khu dân cư và khu thương mại: lượng rác thải này chiếm 50-70%
tổng lượng chất thải.
Rác công sở: nguồn rác công sở bao gồm trường học, văn phòng của bệnh
viện, nhà tù. Ngoại trừ các chất thải phát sinh từ nhà tù và rác từ bệnh viện, sự
phân bố thành phần của rác thải từ các nguồn này khá giống nhau nên có thể lẫn
lộn với rác từ khu dân cư và khu thương mại.
Rác xây dựng và phá dỡ rất khó ước tính và có thành phần thay đổi, nhưng
chủ yếu gồm 40-50% rác (bê tông, nhựa đường, gạch, đá, bụi,…), 20-30% gỗ và
các thành phần làm bằng gỗ (bệ gỗ, gỗ thừa, nhánh cây, gỗ xẻ, ván lợp …), 2030% là hỗn hợp các loại rác khác (gỗ đã sử dụng, kim loại, sản phẩm chứa nhựa
đường, vữa, kính vỡ, amiăng, các vật liệu điện khác, ống nước, các bộ phận cấp

GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

8

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường
nhiệt và cấp điện).
Rác công nghiệp và nông nghiệp điển hình : bao gồm các nguồn như đồ hộp
và thực phẩm đông lạnh, in ấn, xuất bản, ô tô, máy móc tự động, lọc hóa dầu, cao
su, các loại phân bón, mùa thu hoạch trái cây và hạt ngũ cốc.
2.1.3. Sơ lược về túi nilon
2.1.3.1. Khái niệm “ô nhiễm trắng”
"Ô nhiễm trắng" được dùng để chỉ phế thải bằng nhựa như chai lọ, can, hộp,
khay... các loại màng, túi chứa đựng, bao gói thương phẩm... mà người ta thải
vào môi trường mà chủ yếu là ô nhiễm gây ra bởi túi nilon.
2.1.3.2. Cấu tạo bọc nilon
Nguyên liệu làm túi nilon xuất phát từ hai nguồn: hạt nhựa tái chế và hạt
nhựa chính phẩm nhập khẩu. Phần lớn cơ sở sản xuất túi nilon hay sản phẩm
nhựa đều dùng hạt nhựa chính phẩm nhập khẩu, còn hạt nhựa tái chế được sử
dụng với tỉ lệ nhỏ (khoảng 20%) và chủ yếu dùng để pha trộn với hạt nhựa chính
phẩm. Do vậy, để sản xuất túi nilon để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng như hiện nay
thì phải tốn một khoản ngoại tệ rất lớn. Hiện trên thị trường có ba loại túi nilon
phổ biến.
- Loại túi nilon được sản xuất từ hạt nhựa mật độ cao (Hight Density Poli
Etilen - HDPE), được trùng phân từ poli Etilen (có tỉ trọng cao) dưới áp suất thấp
với các hệ xúc tác như crom/silic catalyts .... thường gọi là túi xốp, dùng phổ biến
trong siêu thị, chợ, các trung tâm thương mại...
- Túi nilon sản xuất từ hạt nhựa mật độ thấp polyethylene (LDPE) là một

nhựa nhiệt dẻo làm từ dầu khí. Đây là lớp đầu tiên của polyethylene LDPE,
thường gọi là nilon trong, đựng đường, muối...
- Túi sản xuất từ nhựa Polypropylene - PP, còn được gọi là polypropene, là
một nhựa nhiệt dẻo polymer, thường cung cấp cho thị trường buôn bán thuốc tây
để phân liều thuốc... Nhưng dù loại túi nào thì tác hại của chúng đối với môi
trường đều như nhau.

GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

9

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường
2.1.3.3. Những hiểm họa do túi nilon gây ra
Tác hại của túi nilon ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng...
túi nilon được làm từ những chất khó phân huỷ, có thể mất từ 500 năm đến 1.000
năm mới có thể tự phân huỷ nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời10. Mà
“Vòng đời” sử dụng của túi nilon rất ngắn so với nhiều loại sản phẩm nhựa khác,
theo tính toán của các nhà chuyên môn, cứ hai túi nilon được sản xuất ra thì có
khoảng 0,1 gam chất thải phát sinh đối với môi trường. Do vậy khối lượng bọc
nilon sản xuất ra để thỏa mãn nhu cầu con người vô cùng lớn và gây hậu quả vô
cùng khủng khiếp.
- Túi nilon lẫn vào đất có thể làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, ngăn
cản oxy đi qua đất, gây xói mòn đất... làm cho đất không giữ được nước, dinh
dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng, gây ảnh hưởng trực tiếp và
gián tiếp tới sức khoẻ con người. Tuy nhiên, dù đã phân huỷ và lẫn vào đất thì
chất nhựa PVC sẽ làm đất bị trơ.
- Túi nilon còn gây mất mỹ quan, việc chôn lấp túi nilon sẽ ảnh hưởng tới

môi trường đất, nước do nilon khó phân huỷ, còn đốt chúng sẽ tạo ra sẽ tạo ra khí
thải có chất độc dioxin và Furan gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, gây
ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm
sinh ở trẻ nhỏ... trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên
chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn
mưa axit, rất có hại cho phổi.
- Túi nilon dạng rác dơ bẩn, khó phân hủy sẽ nổi lềnh bềnh ở sông, suối,
cống rãnh hoặc bị gió cuốn bay tứ tung. Gây ô nhiễm nguồn được, ảnh hưởng
đến động thực vật thủy sinh. Những túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch
còn làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch gây ứ đọng nước thải và gây ngập úng.
Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.
- Đặc biệt, trong quá trình sản xuất túi nilon, nhiều chất thải độc hại được
thải vào môi trường, gây ô nhiễm không khí, nước... vì việc sản xuất túi nilon
phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, do đó trong quá trình sản
xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu
toàn cầu.
GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

10

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường
- Ngoài ra, trong quá trình sử dụng đựng thức ăn thì bọc nilon rất nguy hại
cho sức khỏe, các thành phần có trong chiếc bọc nilon rất nguy hại khi hoà tan
vào thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày, đặc biệt là các thực phẩm nóng, ăn liền.
Chúng được làm từ nhựa PE (polyetylen) hoặc nhựa PP (polypropene). Thành
phần của các loại nhựa này không chứa độc, nhưng những chất phụ gia làm cho
nhựa mềm, dẻo lại có khả năng gây độc cho người. Các chất này phản ứng ở

nhiệt độ từ 70 – 80oC. Gây nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư,…Ngoài ra,
những loại túi này hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa một chất cực
độc ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam, đó là chất DOP (dioctin phatalat). Đây
là một chất hóa dẻo, có tác dụng giống như hormon nữ vì thế rất có hại cho nam
giới và trẻ em khi cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. Nếu bị nhiễm chất này lâu
dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy
thì quá sớm. Độc hại vậy nhưng DOP vẫn tồn tại 5-10% trong các chất hóa dẻo
được sử dụng. Nếu đồ dùng làm từ nhựa melamine, PEHD thì không độc nhưng
giá rất cao nên chưa thông dụng. Hiện nay, các loại đồ nhựa thông dụng như rổ,
bát, nồi, đũa, bình nước... vẫn chủ yếu được sản xuất từ loại nhựa PVC. Với chất
liệu này, đồ dùng có thể phóng thích clor, gây ngộ độc cho người dùng.
2.1.3.4. Sản xuất túi tự hủy
a. Thành tựu
Tại Việt Nam xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất túi thân thiện, giảm bớt tình
trạng ô nhiễm môi trường từ túi nilon.
- Năm 2003 Công ty cổ phân Văn hoá Tân Bình, gọi tắt là Alta đã đầu tư
và đưa vào một công nghệ sản xuất bao bì tự huỷ từ tập đoàn EBI (Canada).
Nguyên vật liệu để sản xuất bao bì tự huỷ Alta giống như nguyên liệu sản xuất
bao bì nhựa thông thường, nhưng thêm chất phụ gia tự huỷ Alta. Quy trình sản
xuất như sau: nguyên vật liệu thông thường tổng hợp với chất phụ gia tự huỷ alta,
đưa qua máy gia nhiệt ở nhiệt độ cao. Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng về thời
gian tự huỷ: 6 tháng, 9 tháng, hay 12 tháng mà tỷ lệ phụ gia alta khác nhau. Bao
bì tự huỷ alta ít ảnh hưởng đến môi trường do những đặc tính phân huỷ theo định
kỳ tính toán. Tuỳ theo nhu cầu sử dụng khác nhau mà thời gian tự huỷ khác nhau.
Bao bì sau khi phân dã sẽ lẫn với rác, không gây hại cho môi trường, thuận tiện
GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

11

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến



Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường
cho việc tái chế rác. Túi thành phẩm trong kho nếu phân huỷ, vẫn có thể tái chế
để sử dụng lại. Thuận tiện cho việc xử lý rác gia đình, rác thải công nghiệp, rác
thải y tế, giảm bớt nhân công phân đoạn, phân loại rác làm hạn chế gây ô nhiễm
môi trường.
- Công ty Vạn Cường Phát chuyên sản xuất các loại túi đựng tiện dụng,
thân thiện và bảo vệ môi trường hằng ngày, được làm từ vải không dệt 100% PP
(Polypropylene Spunbonded fabric) với công nghệ Hotseal (ép nóng, không dùng
sợi Chỉ để may túi) và công nghệ May truyền thống (Dùng sợi chỉ để may) có
khả năng tự hủy gần như 100% thay thế cho các loại bao bì nilon và túi giấy
truyền thống đang là hiểm họa ô nhiễm lớn của môi trường.
- Công ty An Phát đã nghiên cứu và sản xuất thành công các sản phẩm túi
nilon tự hủy và xử lý, tái chế rác thải nhựa. Tháng 9/2009, An Phát đưa Nhà máy
thứ 3 đi vào hoạt động với sản phẩm chiến lược là túi nilon tự phân hủy tốt, nhằm
tiến tới thay thế túi nilon thông thường. Sản phẩm túi nilon tự hủy của An Phát
có ưu điểm vượt trội so với các dòng sản phẩm khác là khả năng tự phân hủy
trong lòng đất. Sản phẩm đã được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt tại các
thị trường Châu Âu và Mỹ, do đáp ứng được đòi hỏi rất khắt khe về tiêu chuẩn vệ
sinh và quy trình sản xuất.
Ngoài ra còn có một số công ty sản xuất bao bì tự hủy: Công ty Bao bì
Lotus,…
b. Hạn chế
Trong nước đã có nhà máy sản xuất túi tự hủy, nhưng số lượng khiêm tốn
do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào chẳng hạn như: Công ty Bao bì Lotus chỉ sản
xuất khoảng 100 tấn bao bì tự hủy mỗi năm so với tổng sản lượng 1.500 tấn bao
bì/tháng mà công ty xuất sang các thị trường châu Âu, Mỹ và Nhật. Công ty Bao
bì nhựa Tân Tiến có sử dụng màng bao bì tự hủy PVA (Poly Vinyl Alcohol)
nhập từ Nhật để in gia công bao đựng áo sơ mi xuất khẩu cho Công ty Dệt Thành

Công.
Giá thành của loại bao bì này gấp 3-4 lần so với bao bì nhựa thông thường
nên các công ty chỉ sản xuất nếu nhà nhập khẩu có yêu cầu. Do giá sản phẩm túi
nilon tự hủy cao, nên thị trường tiêu thụ trong nước vẫn còn hạn chế, mà chủ yếu
GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

12

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên & Môi trường
xuất khẩu ra nước ngoài (chiếm trên 80%).
Chi phí sản xuất túi thân thiện cao do nguyên vật liệu đầu vào, chủ yếu là
nhập khẩu từ các nước Ý, Đức,.. chiếm khoảng 70 – 80% chi phí, tinh bột ngô
với giá khoảng 4 đô la Mỹ/ki lô gam, hạt nhựa PVC compound hoặc PET chỉ
khoảng 1,8-2,5 đô la Mỹ/ki lô gam, còn lại là chi phí nhân công, máy móc,…
Thiết bị sản xuất bao bì tự hủy chưa đa dạng và khá đắt tiền. Có thể sản
xuất bao bì tự hủy từ bột bắp bằng thiết bị sản xuất bao bì thông thường nhưng
phải có một số điều chỉnh ở bộ phận nhiệt, chế độ làm nguội… Khi đó, công suất
thiết bị sẽ giảm khoảng 50% nên giá thành sản phẩm tăng lên.
Gây hạn chế trong tiêu dùng do sức bền của túi tự hủy khi đựng vật nặng
cũng như thời gian sử dụng của túi không cao. Bao bì tự hủy và túi nilon thông
thường rất khó phân biệt nhưng giá thành lại chênh lệch khá cao.
Việc kiểm soát thời gian sử dụng của bao bì vô cùng phức tạp vì phụ
thuộc nhiều vào yếu tố môi trường và đặc điểm của vật chứa. Trong điều kiện
bình thường, thời gian này có thể kéo dài khoảng 1-2 năm nhưng trong điều kiện
có vi khuẩn và độ ẩm cao, thời gian sử dụng bao tự hủy chỉ khoảng sáu tháng.
Tuy các túi tự hủy được sản xuất nhằm hạn chế sử dụng nguồn dầu mỏ tự
nhiên, làm ngắn thời gian phân hủy, nhưng thực tế cho thấy do không phải là túi

phân hủy sinh học nên các túi tự hủy chỉ phân hủy do tác động của chất hóa học,
cấu tạo từ mảng polyme, phát tán trong môi trường khó thu hồi, ảnh hưởng đến
sinh vật, làm đất kém tơi xốp, kém màu mỡ,… vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng cho
môi trường và sức khỏe.
Nếu sản xuất túi thân thiện từ bột ngô, sắn,… với số lượng lớn đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng, phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên, không gây hại cho môi
trường, sức khỏe thì phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, điều kiện tự nhiên,… ảnh
hưởng đến an ninh lương thực quốc gia. Nếu nhập khẩu thì chi phí sản xuất cao,
dẫn đến giá thành cao hạn chế tiêu dùng.
2.1.3.5. Tái chế phế thải nilon
a. Thành tựu đạt được
Công nghệ xử lý rác thải nilon của Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng)
đã tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú cho các mặt hàng ván ép, cốp pha, bàn
GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý

13

SVTH: Huỳnh Huy Hải Yến


×