Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lí, hóa học của đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu thuộc tỉnh Tiền Giang (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Thanh Quyên

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÍ, HÓA HỌC
CỦA ĐẤT DƯỚI THẢM THỰC VẬT
VEN SÔNG CỬA TIỂU
THUỘC TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Thanh Quyên

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÍ, HÓA HỌC
CỦA ĐẤT DƯỚI THẢM THỰC VẬT
VEN SÔNG CỬA TIỂU
THUỘC TỈNH TIỀN GIANG

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. Trần Thị Tường Linh
Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được các tác giả công
bố trong bất kì công trình nào.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Võ Thị Thanh Quyên


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận
được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Thị Tường
Linh đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết tận tình truyền đạt kiến thức và
hướng dẫn nghiên cứu khoa học..
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Phạm Văn Ngọt, Thạc sĩ
Quách Văn Toàn Em đã tận tình truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành đề tài luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô Phòng Sau đại
học và Khoa Sinh học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã đào
tạo và tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học.
Xin cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An, Ban giám hiệu trường
Trung học phổ thông Chuyên Long An đã hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho
tôi yên tâm học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời biết ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi

rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Võ Thị Thanh Quyên


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1
I. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
II. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................ 2
III. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 2
Chương 1. TỔNG QUAN ...................................................................................................... 3
1.1.

Đặc điểm tự nhiên và xã hội của tỉnh Tiền Giang ............................................... 3

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Tiền Giang ..................................... 6
1.2.

Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước ...................................................... 7


1.2.1. Về sự phân bố của thảm thực vật ......................................................................... 7
1.2.2. Về các đặc tính của đất cũng như mối quan hệ với thảm thực vật ...................... 9
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 22
2.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ............................................................ 22
2.2.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 23

2.2.1. Nghiên cứu sự phân bố thực vật của thảm thực vật vùng ven sông Cửa Tiểu
thuộc tỉnh Tiền Giang .................................................................................................. 23
2.2.2. Nghiên cứu tính lí, hóa học của đất dưới thảm thực vật vùng ven sông Cửa Tiểu
thuộc tỉnh Tiền Giang .................................................................................................. 23
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................................... 26
3.1. Hình thái phẫu diện của đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu ........................ 26
3.1.1. Mô tả phẫu diện ................................................................................................. 26
3.2. Đặc điểm lí, hóa học của đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu ...................... 33
3.2.1. Thành phần cơ giới đất ...................................................................................... 33
3.2.2. Độ thành thục của đất ........................................................................................ 37
3.2.3. Tỷ trọng đất ........................................................................................................ 39
3.2.4. Độ dẫn điện và tổng số muối tan ....................................................................... 41


3.2.5. Độ chua .............................................................................................................. 52
3.2.6. Hàm lượng SO42- hòa tan ................................................................................... 56
3.2.7. Hàm lượng chất hữu cơ ..................................................................................... 58
3.3. Mối tương quan giữa đặc tính lí hóa của đất và thảm thực vật ................................. 60
3.3.1. Thảm TV Bần chua ............................................................................................ 61
3.3.2. Thảm TV Bần chua-Dừa lá-Mấm-Trang ........................................................... 62
3.3.3. Thảm TV Chà là biển ......................................................................................... 64

3.3.4. Thảm TV Bần chua-Sậy ..................................................................................... 65
3.3.5. Thảm TV Bần chua-Dừa lá ................................................................................ 66
3.3.6. Thảm TV Dừa lá ................................................................................................ 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 70
1. Kết luận ........................................................................................................................ 70
2. Kiến nghị...................................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 72
PHỤ LỤC......................................................................................................................... PL1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu

Chú giải

B

Bần chua

BD

Bần chua-Dừa lá

BDMTVD

Bần chua-Dừa lá-Mấm-Trang-Vẹt-Đước

BS


Bần chua-Sậy

Cl

Chà là biển

D

Dừa lá

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

TV

Thực vật

TSMT

Tổng số muối tan


DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 3.1. Hình thái phẫu diện đất B - Điểm 1 (1VT) ........................................................... 27
Bảng 3.2. Hình thái phẫu diện đất BDMT - Điểm 1 (1VT)................................................... 27
Bảng 3.3. Hình thái phẫu diện đất Ch - Điểm 5.3 (5VT3) .................................................... 29
Bảng 3.4. Hình thái phẫu diện đất BS - Điểm 5VT2 ............................................................. 30

Bảng 3.5. Hình thái phẫu diện đất BD - Điểm 4.2 (4VT2).................................................... 31
Bảng 3.6 . Hình thái phẫu diện đất D - Điểm 4.1 (4VT1) ..................................................... 32
Bảng 3.7. Phân loại thành phần cơ giới đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu, tầng
0-30cm ................................................................................................................... 34
Bảng 3.8. Phân loại thành phần cơ giới đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu, tầng
30-60cm ................................................................................................................. 35
Bảng 3.9. Độ thành thục của đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu ............................. 37
Bảng 3.10. Tỷ trọng đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu .......................................... 40
Bảng 3.11. Độ dẫn điện (EC) của đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu...................... 41
Bảng 3.12. Phân cấp độ mặn trong đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu theo giá trị
EC, mùa khô .......................................................................................................... 45
Bảng 3.13. Phân cấp độ mặn trong đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu theo giá trị
EC, mùa mưa ......................................................................................................... 47
Bảng 3.14. Hàm lượng tổng số muối tan của đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu .... 49
Bảng 3.15. Giá trị pHH2O của đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu ............................ 52
Bảng 3.16. Giá trị pHKCl của đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu ............................. 54
Bảng 3.17. Hàm lượng SO42- hòa tan trong đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu ....... 57
Bảng 3.18. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất dưới thảm thực vật ven sông ......................... 59
Cửa Tiểu ............................................................................................................... 59


DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 1.1. Bản đồ tỉnh Tiền Giang ........................................................................................... 3
Hình 2.1. Địa điểm khảo sát và thu thập mẫu trên khu vực ven sông Cửa Tiểu thuộc tỉnh
Tiền Giang ............................................................................................................. 22
Hình 3.1. Biểu đồ thành phần cơ giới đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu, tầng
0-30cm ................................................................................................................... 34
Hình 3.2. Biểu đồ thành phần cơ giới đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu, tầng

30-60cm ................................................................................................................. 36
Hình 3.3. Biểu đồ độ thành thục của đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu ................. 38
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ trọng đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu ................................ 40
Hình 3.5. Biểu đồ EC (mS/cm) của đất dưới thảm thực vật ven sông .................................. 42
Cửa Tiểu, tầng 0-30cm .......................................................................................... 42
Hình 3.6. Biểu đồ EC (mS/cm) của đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu, tầng
30-60cm ................................................................................................................. 43
Hình 3.7. Biểu đồ EC (mS/cm) của đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu,
mùa khô ................................................................................................................. 43
Hình 3.8. Biểu đồ EC (mS/cm) của đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu,
mùa mưa ................................................................................................................ 44
Hình 3.9. Biểu đồ giá trị pHH2O của đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu,
mùa khô ................................................................................................................. 53
Hình 3.10. Biểu đồ giá trị pHH2O của đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu,
mùa mưa ................................................................................................................ 53
Hình 3.11. Biểu đồ hàm lượng SO42- hòa tan trong đất dưới thảm thực vật ven sông
Cửa Tiểu ................................................................................................................ 57
Hình 3.12. Biểu đồ hàm lượng chất hữu cơ trong đất dưới thảm thực vật ven sông
Cửa Tiểu ................................................................................................................ 59


1

MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sông Tiền là một nhánh thuộc vùng hạ lưu của lưu vực sông Mekong. Sông
Tiền chảy thành một dòng thẳng tắp theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, tới tỉnh Vĩnh
Long nó được tách làm 3 nhánh lớn: nhánh Hàm Luông, Cổ Chiên chảy qua địa
phận của tỉnh Bến Tre và đổ ra biển bằng hai cửa cùng tên; nhánh Mỹ Tho chảy qua

địa phận Tiền Giang và đổ ra biển bởi ba cửa: cửa Tiểu, cửa Đại và cửa Ba Lai.
Sông Tiền chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền Giang dài khoảng 103km; sông có chiều
rộng 600-1.800m. Sông Tiền cùng 2 nhánh của nó có liên quan đến tỉnh Tiền Giang
là sông Cửa Tiểu, sông Cửa Đại và hệ thống kinh rạch trong tỉnh chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông. Sông Tiền và lưu vực của
sông này là nguồn cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt chủ yếu cho cả tỉnh Tiền
Giang, là môi trường rất thuận lợi cho nuôi trồng và phát triển thủy sản.
Ven sông Tiền đã hình thành thảm thực vật tự nhiên giữ chức năng phòng hộ,
cố định bãi bồi, giúp bảo vệ lưu vực, lưu giữ nước mưa tràn từ bờ ra ngoài một cách
có hiệu quả, chống xói mòn, bổ sung nước ngầm, điều hòa nguồn nước mặt,... Theo
báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm
2020”, ở tỉnh Tiền Giang trong 10 năm qua điều kiện khí hậu thủy văn diễn biến
khá phức tạp so với quy luật, tình hình thiên tai lũ lụt, bão lốc xảy ra liên tiếp, tình
trạng thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn khá nghiêm trọng vào mùa nắng tại vùng
nhiễm mặn Gò Công và vùng nhiễm phèn Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân
Phước. Nhằm góp phần cung cấp những dẫn liệu về một số yếu tố môi trường đất
dưới thảm thực vật ven sông Tiền, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lí, hóa học của
đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu thuộc tỉnh Tiền Giang” được đề xuất
thực hiện. Qua đó, kết quả nghiên cứu từ đề tài có thể đóng góp cho cơ sở khoa học
trong việc qui hoạch, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên
thiên nhiên, đặc biệt là công tác ứng phó và giảm nhẹ tác hại của biến đổi khí hậu
cho địa phương vùng ven sông này.


2

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu một số đặc điểm lí, hóa học của đất trong mối quan hệ với thảm
thực vật ven sông Cửa Tiểu thuộc tỉnh Tiền Giang; qua đó đánh giá tác động của
yếu tố sinh thái đất đối với thảm thực vật.

III. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu từ đề tài có thể góp phần vào cơ sở
khoa học trong việc nghiên cứu và giáo dục về sinh thái môi trường đất, bảo tồn và
phát triển sự đa dạng sinh học.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu từ đề tài nhằm góp phần cung cấp
những dữ liệu khoa học trong việc khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững nguồn tài
nguyên thiên nhiên thực vật ven sông, cũng như công tác bảo tồn và phát triển sự đa
dạng sinh học; đặc biệt, trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu.


3

Chương 1. TỔNG QUAN

1.1.

Đặc điểm tự nhiên và xã hội của tỉnh Tiền Giang

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lí
Tiền Giang nằm trong tọa độ từ 105049'07" đến 106048'06" kinh độ Đông và
từ 10012'20" đến 10035'26" vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Long An, phía Tây giáp
tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long, phía Đông Bắc
giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông Nam giáp Biển Đông, có chiều dài bờ
biển Đông là 32km. Nằm trên trục giao thông quan trọng của cả nước, là cửa ngỏ
vào miền Tây Nam Bộ một địa bàn giao lưu khối lượng lớn nông sản, hàng hóa của
miền Tây với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Đông Nam Bộ.

Hình 1.1. Bản đồ tỉnh Tiền Giang
(Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Tiền Giang 2015) 



4

Tỉnh Tiền Giang với địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít
chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại
giống cây trồng và vật nuôi.
Sông Tiền hay Tiền Giang là nhánh hạ lưu bên trái (tả ngạn) của sông
Mekong, chảy từ đất Campuchia vào đồng bằng miền Nam Việt Nam, qua các tỉnh
An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, rồi đổ ra biển
Đông. Sông Tiền chảy thành một dòng thẳng tắp theo hướng Tây Bắc-Đông Nam,
tới tỉnh Vĩnh Long nó được tách làm 3 nhánh lớn: nhánh Hàm Luông, Cổ Chiên
chảy qua địa phận của tỉnh Bến Tre và đổ ra biển bằng hai cửa cùng tên; nhánh Mỹ
Tho chảy qua địa phận Tiền Giang và đổ ra biển bởi ba cửa: cửa Tiểu, cửa Đại và
cửa Ba Lai. Sông Tiền chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền Giang dài khoảng 103km; sông
có chiều rộng 600-1800m. Sông Tiền cùng 2 nhánh của nó có liên quan đến tỉnh
Tiền Giang là sông Cửa Tiểu, sông Cửa Đại và hệ thống kinh rạch trong tỉnh chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Sông Tiền và
lưu vực của sông này là nguồn cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt chủ yếu cho cả
tỉnh Tiền Giang, là môi trường rất thuận lợi cho nuôi trồng và phát triển thủy sản
[45] [46].
1.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với đặc
điểm: Nền nhiệt cao và ổn định quanh năm. Khí hậu phân hóa thành hai mùa tương
phản rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc. Nhiệt độ bình quân trong năm
là 27-27,9oC; lượng mưa trung bình 1,210-1.424 mm/năm và phân bố ít dần từ bắc
xuống nam, từ tây sang đông; độ ẩm trung bình 80-85% [46].
1.1.1.3. Đặc điểm thủy văn
Về phương diện thủy văn, địa bàn tỉnh Tiền Giang chia làm ba vùng:

- Vùng Đồng Tháp Mười: Thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang giới hạn bởi kênh
Bắc Đông, kênh Hai Hạt ở phía Bắc, kênh Nguyễn Văn Tiếp B ở phía Tây, sông
Tiền ở phía Nam, quốc lộ 1A ở phía Đông. Hàng năm vùng Đồng Tháp Mười đều


5

bị ngập lũ, diện tích ngập lũ vào khoảng 120.000ha, thời gian ngập lũ khoảng 3
tháng (tháng 9-11), độ ngập sâu từ 0,4-1,8m. Về chất lượng, nước tại địa bàn
thường bị nhiễm phèn trong thời kỳ từ đầu đến giữa mùa mưa, độ pH vào khoảng 34. Ngoài ra, mặn cũng xâm nhập vào từ sông Vàm Cỏ với độ mặn khoảng 2-4%
trong vòng 2-3 tháng tại vùng phía Đông Đồng Tháp Mười.
- Vùng ngọt giữa Đồng Tháp Mười và Gò Công: Giới hạn giữa quốc lộ 1A và
kênh Chợ Gạo có điều kiện thủy văn thuận lợi. Địa bàn chịu ảnh hưởng lũ lụt nhẹ
theo con triều, chất lượng nước tốt, nhiều khả năng tưới tiêu, cho phép phát triển
nông nghiệp đa dạng nhất.
- Vùng Gò Công: Giới hạn bởi sông Vàm Cỏ ở phía Bắc, kênh Chợ Gạo ở
phía Tây, sông Cửa Tiểu ở phía Nam và biển Đông ở phía Đông. Đặc điểm thủy văn
chung là bị nhiễm mặn từ 1,5 tháng đến 7 tháng tùy vào vị trí cửa lấy nước. Khu
vực chịu ảnh hưởng trực tiếp vào chế độ bán nhật triều biển Đông. Mặn xâm nhập
chính theo 2 sông cửa Tiểu và sông Vàm Cỏ mặn thường lên sớm và kết thúc muộn,
trong năm chỉ có 4-5 tháng nước ngọt, độ mặn cao hơn sông Tiền từ 2-7 lần.
1.1.1.4. Tính chất đất
Thổ nhưỡng ở Tiền Giang vừa mang tính đặc thù của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL), vừa mang tính riêng biệt của vùng đất chua phèn, mặn. Theo
các chương trình điều tra thổ nhưỡng, đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chủ yếu
thuộc 4 nhóm đất chính, gồm: đất phù sa, đất mặn, đất phèn và đất cát giồng.
- Nhóm đất phù sa: Chiếm 55,49% diện tích tự nhiên với khoảng
139.180,73ha, phần lớn thuộc các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo,
thành phố Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây trên khu vực có nguồn nước
ngọt. Trong nhóm đất này có loại đất phù sa bãi bồi ven sông có thành phần cơ giới

tương đối nhẹ hơn cả nên thích hợp cho trồng cây ăn trái.
- Nhóm đất mặn: Chiếm 14,6% diện tích tự nhiên với 36.621,23ha, thuộc phần
lớn diện tích huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, thị xã Gò Công
và một phần huyện Chợ Gạo. Về bản chất, đất đai thuận lợi như nhóm đất phù sa,
nhưng bị nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên.


6

- Nhóm đất phèn: Chiếm 19,4% diện tích tự nhiên với 48.661,06ha, phân bố
chủ yếu ở khu vực trũng thấp Đồng Tháp Mười thuộc phía Bắc 3 huyện Cái Bè, Cai
Lậy và Tân Phước. Đây là loại đất hình thành nên trầm tích đầm lầy ven biển tạo
thành trong quá trình biển thoái, nên loại đất này giàu hữu cơ và phèn.
- Nhóm đất cát giồng: Chỉ chiếm 3% diện tích tự nhiên với 7.524,91ha, phân
bố rải rác ở các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và tập trung nhiều nhất
ở huyện Gò Công Đông. Do đất cát giồng có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ
nên chủ yếu sử dụng làm thổ cư và canh tác cây ăn trái, rau màu.
Phần diện tích đất còn lại chủ yếu là sông rạch và mặt nước chuyên dùng có
tổng diện tích là: 18.842,25ha, chiếm 7,51% tổng diện tích tự nhiên được phân bố
đều khắp các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh [45].
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Tiền Giang
Dân số toàn tỉnh Tiền Giang đạt gần 1.682.600 người, mật độ dân số đạt 671
người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị gần 265.400 người, dân số sống tại
nông thôn khoảng 1.417.200 người. Mật độ dân số ở thành thị khá cao nhưng chiếm
cao nhất vẫn là trung tâm thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và thị trấn Cai Lậy.
Dân số nam đạt 829.500 người, trong khi đó nữ đạt 853.100 người. Tỷ lệ tăng tự
nhiên dân số phân theo địa phương tăng 7,0‰.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2015 ước tính đạt 48.694 tỷ đồng
(giá so sánh năm 2010) tăng 9% so với năm 2014, khu vực nông lâm nghiệp và thủy
sản tăng 4,4%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 17,1%, khu vực dịch vụ tăng

9%. Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng,
dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm
39,9% (kế hoạch 38,8-38,9%), khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 24,9% (kế
hoạch 26%), khu vực dịch vụ chiếm 35,2% (kế hoạh 35,1-35,2%).


7

1.2.

Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước

1.2.1. Về sự phân bố của thảm thực vật
1.2.1.1. Ngoài nước
Hiện nay, khoảng 70% dân số thế giới sống ở các vùng cửa sông ven biển
và xung quanh các thủy vực nước ngọt nội địa (Dugan, 1990). Do nhận thức được
những giá trị to lớn mà đất ngập nước mang lại nên vào những năm 70 của thế kỷ
XX, đất ngập nước đã trở thành vấn đề toàn cầu, được các tổ chức quốc tế quan tâm
và mở rộng các hoạt động có liên quan. Vào ngày 02/02/1971 tại thành phố Ramsar
của nước Cộng hòa Iran, các quốc gia trên thế giới đã tham gia ký Công ước quốc tế
về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của
các loài chim nước, gọi tắt là Công ước Ramsar. Từ đây, một loạt các công trình
nghiên cứu về thực vật đất ngập nước nói chung, thực vật đất ngập nước ven sông
và cửa sông ven biển nói riêng đã được tiến hành.
M. Teresa và C. Aguiar (2006) nghiên cứu về thực vật ven sông và thủy sinh ở
các suối vùng Địa Trung Hải, phía tây Iberia cho thấy sự quan trọng và đa dạng của
các quần xã thực vật, thảm thực vật đối với vùng Địa Trung Hải. Kết quả nghiên
cứu cho thấy thành phần loài thực vật khá đa dạng và phong phú, thông qua việc
đánh giá tính đa dạng thực vật làm cơ sở cho việc đánh giá các biến động về thủy
văn và khí hậu của vùng [43].

J. S Peter (2009) đưa ra các mô hình về sự đa dạng các loài thực vật ngập
nước trên sông phân bố theo độ mặn, trong đó tác giả nghiên cứu thảm vật phân bố
ở các độ mặn khác nhau và kết luận rằng vùng chuyển tiếp nước lợ là nơi có độ đa
dạng cao nhất [34].
C.S. Meek, D.M. Richardson và L. Mucina (2013) nghiên cứu về các quần xã
thực vật dọc ven sông Eerste, Western Cape, Nam Phi. Đề tài ghi nhận được 10
quần xã thực vật khác nhau như: quần xã Cunonia capensis-Brachylaena neriifolia,
quần xã Brabejum stellatifolium-Metrosideros angustifolia, quần xã Sporobolus
africanus-Stoebe plumosa community. Xác định các loài bản địa và ngoại lai nhằm
đánh giá thảm thực vật ven sông phục vụ cho các nghiên cứu khác [38].


8

1.2.1.2. Trong nước
Lê Huy Bá và cộng sự (2000) đã phân chia các vùng sinh thái đất ngập
nước (đất ướt) thành các loại: vùng lầy nước ngọt, vùng lầy than bùn, bãi lầy nước
sâu, đất ướt ven bờ. Đất ướt ven bờ là hệ sinh thái trong đó đất và độ ẩm của đất
chịu ảnh hưởng bởi dòng sông hoặc dòng kênh gần đó [1].
Năm 1994, Phạm Hoàng Hộ và cộng sự thực hiện Chuyên khảo về Đồng
Tháp Mười - Tài nguyên thực vật. Các tác giả đã kiểm kê được 592 loài thực vật
thuộc 130 họ sống trong môi trường nước phèn, lợ và nước ngọt [6].
Thành phần loài và thảm thực vật ở tỉnh Tiền Giang được nghiên cứu và
chia thành các loại:
- Rừng ngập mặn ven biển: bao gồm quần thể thực vật phía Đông của tỉnh, ven
biển vùng Gò Công. Càng đi về phía biển, chủng loại thực vật tương đối đơn điệu;
càng đi về phía đất liền, chủng loại thực vật phong phú hơn. Đáng kể nhất là loài
Dừa nước (Nypa fructicans), họ Cau Dừa (Arecaceae) mọc nơi đất trũng, ven biển,
các cửa sông xen lẫn với các loại cây nhỏ thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), Lức
(Pluchea indica), Muống biển (Impomaea pes-caprae). Ven biển Gò Công còn có

các loại cây họ Đước (Rhizophoraceae) như: Vẹt (Bruguiera parviflora), Đước
xanh (Rhizophora mucronata), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) như Mấm
(Avicennia).
- Ven sông Tiền và sông Vàm Cỏ là rừng nước lợ có các loài thực vật như:
Chà là (Phoenix paludosa) thuộc họ Cau (Arecaceae) mọc thành rừng đan xen với
Cóc; vào sâu bên trong có các loài Bần nước lợ như Bần đắng (Sonneratia alba),
Bần ổi (Sonneratia ovata), Bần chua (Sonneratia caseolaris); các loài như Lác, Ô rô
mọc xen lẫn bên dưới những rặng Bần, Dừa nước. Hệ thực vật nước ngọt ven sông
Tiền có các loài thân thảo thường thấy thuộc họ Ráy (Araceae) như Móp, Bồ bồ,
Môn nước, Môn Trường sinh; họ Rau răm (Polygonaceae) có Nghể (Polygonum
hydropiper); nhóm cây thân gỗ mọc ven sông có: Bần (Sonneratia caseolaris),
Quao (Stereospermum annamense).


9

- Hệ thực vật vùng đất phèn hoang: phân bố chủ yếu ở vùng trũng Đồng Tháp
Mười. Đây là khu vực đất xấu, nhiễm phèn, bị ngập nước nhiều tháng trong năm,
đồng thời chịu ảnh hưởng lũ lụt. Quần thể thực vật tương đối đơn điệu với một vài
họ và chủng loại đại diện gồm: Tràm (Melaleuca cajuputi), Bạch đàn (Eucalyptus),
Mua hoa tím, Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz) mọc nhiều ở ven rạch; Chòi
mòi (Antidesna yunnanense) mọc nhiều ở các gò cao, Gáo thích hợp vùng đất nhiễm
phèn, cho gỗ màu vàng, có mùi thơm.
- Quần thể thực vật trên đất phù sa cổ, đất giồng: đặc điểm địa chất của vùng
đất này là đất cát và đất pha cát, độ màu mỡ ít, thường khô hanh vào mùa nắng.
Thực vật chủ yếu gồm: họ Sao Dầu mọc nhiều nơi trên các giồng đất cao, phổ biến
là loài Hopea odorata; họ Bàng (Combretaceae) có Trâm bầu (Combretum
quadrangulare) mọc ở dãy đất cao.
1.2.2. Về các đặc tính của đất cũng như mối quan hệ với thảm thực vật
1.2.2.1. Ngoài nước

Lômônôxôv đã nhận định về đất như sau: Những núi đá trọc có rêu xanh mọc,
sau đó đen dần và trở thành đất, đất ấy được tích lũy lâu đời, sau đó lại là cơ sở phát
triển của các loài rêu to và thực vật khác. Lần đầu tiên, Lômônôxôv đã nêu ra một
cách đúng đắn sự phát triển của đất theo thời gian do tác động của thực vật vào đá
[22].
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của đất tới thảm thực
vật được hình thành từ rất sớm. Các tác giả Alêkhin (1904), Graxits (1927),
Sennhicop (1938) đã thống nhất và đưa ra kết luận mỗi vùng sinh thái xác định sẽ
hình thành một kiểu thảm thực vật đặc trưng khi các tác giả này nghiên cứu trên loại
hình đồng cỏ và thảo nguyên ở Liên Xô.
Khi phân chia các kiểu rừng trong mối quan hệ với thổ nhưỡng ở Inđônêxia và
Malaixia, P.W Richards và Braming đã cho rằng: Trong vùng nhiệt đới dù chỉ khác
biệt rất ít về đất đai cũng dẫn đến sự khác nhau về thành phần thực vật.
Ball M. (1998), nước mặn gây ra những tác động đáng kể đến đa dạng sinh
học của hệ sinh thái ven biển. Sự thay đổi độ mặn có thể ảnh hưởng đến dòng chảy


10

nước và các quá trình vận chuyển trầm tích. Độ mặn biến đổi theo mùa kéo theo sự
tồn tại và đa dạng loài trong rừng ngập mặn ven biển bị thay đổi [29].
Joschi và Ghose (2003) đã tìm hiểu mối liên hệ giữa cấu trúc rừng và sự phân
bố loài theo dải pH và độ mặn của đất tại khu rừng ngập mặn Sundarbans, Ấn Độ.
Nghiên cứu cho thấy độ mặn của đất giảm (13-31,3 ppt) với khoảng cách ngày càng
tang từ đường ven bờ thủy triều, nhưng xu hướng đó không xuất hiện đối với pH đất
(7-7,9). Các tác giả cho rằng: Tần số ngập triều có ảnh hưởng đến độ mặn của đất
[33].
Bên cạnh đó sự tăng của mực nước biển cũng ảnh hưởng đến sự xâm nhập
mặn hiện nay và rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng gần nhất. Động lực thủy triều ảnh
hưởng đến sự phân bố độ mặn và dòng chảy nước ngầm. Theo Lenkopane M.,

Werner A.D., Lockington D.A. và cộng sự. (2009) [37].
Andrés N.M, Jairo H.M.C (2011) trong đề tài nghiên cứu “Định lượng các
chất hữu cơ và đặc tính hoá lý hoá của đất ngập mặn tại vịnh Hooker, đảo San
Andres- Colombia” đã đi đến kết luận: Sự khác biệt lớn giữa rừng ngập mặn là do
pH đất, độ mặn, CEC, chất dinh dưỡng, cacbon và các chất hữu cơ của đất ngập
mặn. Những phát hiện gần đây cho thấy các tính chất đất khác nhau ảnh hưởng đến
thực vật, thành phần loài và cấu trúc rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn tại Vịnh
Hooker có sự phân bố không đồng đều của thảm thực vật, chúng bị chi phối bởi độ
mặn. Mặc dù không có sự khác biệt đáng kể giữa các mức độ sâu đã được thiết lập
nhưng nghiên cứu đầu tiên nhằm định lượng hàm lượng chất hữu cơ trong đất cho
thấy nó có khả năng tuyệt vời để hấp thụ carbon dưới dạng chất hữu cơ do hoạt
động sinh học ở mặt đất cao.
Do một số lượng lớn các yếu tố ảnh hưởng đến các thông số vật lý và hóa học
của các hệ sinh thái đất đai, sự đa dạng của chúng rất cao trong những không gian
tương đối nhỏ. Cũng có một mối quan hệ chặt chẽ giữa các thông số hoá lý của đất
và cấu trúc và thành phần của rừng và điều này lần lượt ảnh hưởng đến tính chất của
đất. Kết cấu đất cho thấy tỷ lệ 53,17% cát, 27,8% và đất sét, bùn 18,98%, đặc trưng
cho loại đất này như đất sét nâu cát với mật độ lớn là 0, 9 ± 0,2 g/cm3 và mật độ


11

thực là 1,34 ± 0,5 g/cm3. Giá trị pH nước gần trung tính và bằng 6,14 ± 0,30, oxy
hòa tan tương đối thấp, đã được tìm thấy trung bình 0,17 ± 0,7 mg/ml. Độ mặn dao
động từ 35-790/00, tùy thuộc vào khoảng cách lấy mẫu từ biển, với nồng độ cao hơn
ở giữa và các trạm nước biển gần đó cho thấy độ mặn thấp [28].
Wei – Qiang.L, Liu Xiao.J, M. Ajmal Khan và Bilquee.G (2008) trong nghiên
cứu về “Mối quan hệ giữa các đặc tính đất và thực vật halophytic ở vùng ven biển
Bắc Trung Quốc” cho thấy sự phân bố các kiểu thảm thực vật có mối tương quan
mạnh nhất với độ mặn và độ ẩm của đất giữa các yếu tố đất khác nhau. Độ mặn là

yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc phân bố thực vật halophytic. Nitơ của đất
trong khu vực là một yếu tố quan trọng trong việc phân bố các loại thực vật. Với sự
giảm độ mặn của đất, lượng nitơ có sẵn tăng đáng kể. Sinh khối thực vật là yếu tố
chính phản ánh tình trạng độ mặn của đất và sau đó là chiều cao và độ phong phú
của các loài [44].
1.2.2.2. Trong nước
Theo Trần Kông Tấu (1986), đất được hình thành từ đá do sự biến đổi của nó
theo thời gian dưới tác động của động vật và thực vật trong những điều kiên khác
nhau của địa hình và khí hậu. Cây xanh có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình
thành đất và biến đổi của đất. Chúng ảnh hưởng rõ rệt đến chế độ nước của đất.
Giữa đất và thảm thực vật luôn có tác dụng tương hỗ lẫn nhau. Đất cùng với yếu tố
khí hâu, địa hình quyết định thảm thực vật và ngược lại thảm thực vật có ảnh hưởng
đặc trưng đến sự hình thành loại đất. Thực vật mà chủ yếu là thực vật bậc cao ảnh
hưởng đến khí hậu đất, tính chất vật lí, hóa học, sự rửa trôi, xói mòn, …
Độ thành thục của đất ngập mặn ven biển có liên quan chặt chẽ đến độ ngập
nước triều của đất ngập mặn, như ngập sâu hay nông, thời gian ngập dài hay ngắn
trong một ngày, và số ngày được ngập nước triều trong một tháng,… Nó là một chỉ
tiêu tổng hợp, quan trọng để đánh giá các tính chất của đất ngập mặn ven biển [22].
Theo tài liệu của Lê Văn Tự về đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh (1996),
rừng ngập mặn Cần Giờ có thành phần loài thục vật rất phong phú, có tới 127 loài.
Những loài cây này phân bố theo những điều kiện sống nhất định, chủ yếu là phụ


12

thuộc vào cao trình đất, mức ngập triều và độ mặn. Nơi bùn lỏng (cao trình từ 00,5m) thực vật chiếm ưu thế tuyệt đối là Mấm và Bần. Chúng là cây xuất hiện đầu
tiên tại các bãi bùn đang bồi lắng. Nơi đất nhão, ngập mặn hằng ngày (cao trình 0,51m) thực vật chủ yếu là Đước thuần loại, và nơi đây rừng Đước phát triển rất tốt;
ngoài ra còn có Đưng và Mấm. Chân đất mềm (đi hơi lún nhưng không dính bùn),
ngập mặn trung bình (cao trình 1-1,5m) thực vật chiếm ưu thế gồm Sú, Vẹt, Dà,
Mấm, Cóc, Đước. Trên đất này, Đước phát triển kém hơn trên đất nhão. Đến nơi

chân đất chặt, đất đã có cấu trúc bền (cao trình 1,5-2m), chỉ ngập mặn theo con
nước và nơi chân đất cứng, ít bị ngập triều (cao trình trên 2m) thực vật hỗn giao
gồm cây Tra, Cóc, Dà, Giá, Ráng, Chà là, Lức. Ở huyện Cần Giờ cũng có diện tích
khá lớn đất mặn phèn - tập trung ở vùng có địa hình lòng chảo - tùy vào tình trạng
ngập mặn và tầng sinh phèn xuất hiện nông hay sâu; thực vật phát triển mạnh và
phổ biến là cây Đước [24].
Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000) đã nêu lên sự biến đổi môi trường đất
dưới rừng ngập mặn. Đất ngập mặn ven biển Việt Nam rộng khoảng nửa triệu ha.
Trên đất ngập mặn bùn loãng, dở đất, dở nước sơ khai đó còn khá nặng về quá trình
địa chất hơn là quá trình hình thành đất đã xuất hiện các loại rừng ngập mặn đi tiên
phong điển hình là Mấm, sau đó là Đước (ở miền Nam), Sú (ở miền Bắc) rồi vào
sâu hơn là rừng Vẹt, Dà, Giá. Dựa vào các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự
hình thành, phân bố và sinh trưởng các loại rừng ngập mặn có thể chia thảm thực
vật rừng ngập mặn ở Việt Nam thành 4 vùng khác nhau; gồm: vùng bờ biển tỉnh
Quảng Ninh, vùng bờ biển đồng bằng sông Hồng, vùng bờ biển miền Trung và
vùng bờ biển Nam Bộ [7].
Theo Lê Văn Khoa (2000), đất được hình thành và tiến hóa chậm hàng thế kỷ
do sự phong hóa đá và sự phân hủy xác thực vật dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường. Một số đất được hình thành do bồi lắng phù sa sông biển hay do gió. Đất có
bản chất khác cơ bản với đá là có độ phì nhiêu, tạo sản phẩm cây trồng [12].
Lê Huy Bá (2007) đã viết: theo quan điểm hệ thống, để nghiên cứu môi trường
đất ta phải đặt nó trong một hệ sinh thái môi trường, xem xét môi trường đất với các


13

hệ sinh thái của nó như là một cơ thể sống. Có như vậy, việc nghiên cứu mới có tính
biện chứng, mới thấu đáo và có sức thuyết phục để góp phần sử dụng đất tối ưu, bảo
vệ được môi trường sinh thái tự nhiên và bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên lâu
bền [2].

Nguyễn Xuân Thành (2008) đã đề cập đến mối quan hệ hữu cơ giữa đất và cây
trồng:
- Cây có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi, chống
bạc màu hóa, làm cho đất tơi xốp, giữ ẩm cho đất. Mỗi năm cây để lại cho đất lượng
hữu cơ rất lớn từ bộ rễ và thân, lá cây. Đất không có cây coi như là đất chết.
- Cây không có đất thì không thể tồn tại được. Đất có đầy đủ những điều kiện
để cho cây sinh trưởng và phát triển [21].
Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế trong “Cẩm nang ngành lâm nghiệp” đã chia đất
ngập mặn thành 3 đơn vị:
a. Đất ngập mặn (chưa có phèn tiềm tàng)
b. Đất ngập mặn phèn tiềm tàng
c. Đất ngập mặn, than bùn phèn tiềm tàng
Ba đơn vị phân loại đất ngập mặn ven biển này có quan hệ rất chặt chẽ đến sự
phân bố tự nhiên của các loại rừng ngập mặn ven biển ở Việt Nam, như:
- Đất ngập mặn (chưa xuất hiện tầng phèn tiềm tàng - tầng sinh phèn) là nơi
phân bố tự nhiên của các loại rừng ngập mặn: rừng Bần chua, rừng Mấm trắng và
rừng Mấm đen…
- Đất ngập mặn phèn tiềm tàng, là nơi phân bố của nhiều loại rừng ngập mặn
như: rừng Đước, rừng Đước vòi, rừng Vẹt, rừng Dà, rừng Trang v.v…
- Đất ngập mặn, than bùn phèn tiềm tàng nơi phân bố của rừng Cóc (Cà Mau).
Khi phân loại đất ngập mặn chi tiết hơn, dựa vào một số đặc điểm của đất
ngập mặn, có liên quan đến chọn loại cây trồng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, mức
độ sinh trưởng của rừng ngập mặn và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần áp dụng
như:
Thành phần cấp hạt (thành phần cơ giới của đất):


14

+ Đất cát rời: Không có rừng ngập mặn tự nhiên phân bố

+ Đất cát dính và đất cát pha: Rừng ngập mặn sinh trưởng xấu hoặc rất xấu
+ Đất thịt và đất bùn- sét: Rừng ngập mặn sinh trưởng trung bình đến tốt
Độ mặn của nước và đất ngập mặn như:
+ Nơi có độ mặn thấp (< 20‰) và biến động nhiều trong năm. 4-20‰ ở vùng
cửa sông: Rừng Bần chua phân bố tự nhiên chiếm ưu thế.
+ Độ mặn từ 10-25‰ và ít biến động trong năm (vùng bãi bồi xa cửa sông):
Rừng Đước và rừng Đước vòi, phân bố tự nhiên chiếm ưu thế.
+ Độ mặn tương đối cao 20-30‰ và mức biến động về độ mặn trong năm
không nhiều: Rừng Mấm trắng sinh trưởng tốt.
+ Nếu độ mặn quá cao ≥ 8% (80‰) rừng ngập mặn sinh trưởng rất xấu hoặc
không có loại rừng ngập mặn nào có thể tồn tại được.
Độ thành thục của đất ngập mặn:
Năm 1984, Syukur đã đề nghị sử dụng chỉ số n để đánh giá mức độ thành thục
của đất ngập mặn ven biển. Chỉ số n của đất là biểu thị mối tương quan % giữa hàm
lượng nước biển có trong đất với % các thể rắn của đất ngập mặn (theo trong
lượng). Nếu trị số n < 0,7 là biểu hiện đất ngập mặn thành thục.
Hàm lượng chất hữu cơ trong đất:
+ Đất có hàm lượng chất hữu cơ trong đất 2-8%. Rất thích hợp với rừng ngập
mặn.
+ Đất có hàm lượng chất hữu cơ trong đất 8-15%. Thích hợp.
+ Đất có hàm lượng chất hữu cơ trong đất < 2% hoặc > 15% ít thích hợp.
+ Độ sâu của tầng sinh phèn:
+ Tầng sinh phèn nằm gần mặt đất (0-50cm) bị hạn chế đến sinh trưởng của
rừng ngập mặn.
+ Tầng sinh phèn nằm ở sâu (>50cm). Ít bị hạn chế [19].
Đỗ Khắc Hùng (2009) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực
vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xã Yên Ninh, huyện Phú
Lương tỉnh Thái Nguyên. Tác giả nhận thấy thảm thực vật có tác dụng to lớn không



15

chỉ làm giảm xói mòn mặt đất mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng. Tính chất lý
học của đất có ý nghĩa quan trọng tới sự sinh trưởng phát triển của thực vật và độ
phì của đất. Thảm thực vật có vai trò quan trọng trong việc làm biến đổi tính chất
hóa học của đất, làm tăng lượng chất hữu cơ cho đất, từ đó làm tăng độ phì.
Quy luật chung là thành phần loài cao và độ che phủ của thảm thực vật càng
tăng thì hiệu quả cải tạo đất càng lớn vì lượng chất hữu cơ trả về cho đất tăng và độ
che phủ tăng đã làm giảm hiện tượng xói mòn, rửa trôi. Đó chính là nguyên nhân
làm cho rừng phục hồi tự nhiên thường có các đặc tính nói trên tốt hơn các loại rừng
khác [9].
Trương Ngọc Kiểm (2014) nghiên cứu sự thay đổi một số nhân tố sinh thái
chủ đạo theo các đai độ cao ở dãy Hoàng Liên Sơn đã nhận định: Mối quan hệ thảm
thực vật-khí hậu- đất là một hệ thống động, luôn biến động theo hướng tạo lập một
mối cân bằng giữa các thành phần, đây là một mối quan hệ đặc trưng giữa thành
phần vô sinh và hữu sinh trong hệ sinh thái. Cùng với sự phát triển của thảm thực
vật, thì dần dần thảm thực vật như là một nhân tố trung gian trong tác động của khí
hậu với đất. Mối tương tác khí hậu - đất dần được thay thế bằng mối tương tác “khí
hậu + thảm thực vật” - đất [13].
Ngoài ra, Bùi Lai và cộng sự (2013) đã nghiên cứu về hiện trạng bãi triều,
vùng cửa sông ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đề xuất một số biện pháp
thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Công trình cho thấy tổng diện
tích bãi triều ĐBSCL là 53.400 ha; trong đó bãi triều ven biển cửa sông châu thổ từ
cửa sông Soài Rạp đến cửa Trần Đề hình thành không liên tục, bị cắt bởi các cửa
sông; ở mỗi cửa sông bờ Bắc, bãi triều có xu hướng bào mòn; trong khi bờ Nam, bãi
triều mở rộng. Nhóm tác giả cho rằng, với tình trạng mực nước biển dâng như hiện
nay, thì quy luật hình thành và biến hóa của bãi triều: bãi triều ngầm, bãi triều và
“đường bờ”, về cơ bản vẫn diễn ra theo các quy luật tương tác của biển - sông, biển
- đất liền, nghĩa là: hình thái bãi triều, tương quan bồi tụ - xói lở vẫn ít thay đổi;
trồng rừng ở những nơi có thể là giải pháp hữu hiệu để giữ đường bờ và phát triển

bãi triều; kiên cố hóa đê biển tại các giồng đất (đê biển tự nhiên), để bảo vệ đất đai


16

và mở rộng lãnh thổ. Bãi triều cửa sông biến dạng nhiều hơn do nước biển dâng, do
nguồn nước sông giảm và biến động; trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác, chuyển
hóa đất rừng thành đất canh tác là giải pháp tích cực; xây dựng “đê sinh thái” ven
sông ở những nơi có thể là giải pháp chủ động trong lấn biển, giữ đất. Đối với vùng
cửa sông khi biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì bờ sông sẽ bị xâm thực mạnh
hơn; cây chịu độ mặn thấp xâm nhập dần về đất liền; bãi nghêu, sò chuyển dịch đến
nơi có điều kiện thích nghi. Để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của
vùng cửa sông, cần giữ rừng và trồng rừng cửa sông là giải pháp ứng phó đầu tiên.
Với cửa sông nước lợ, Bần chua là cây tiên phong; cửa sông nước mặn là cây Mấm
[14].
Hoàng Văn Thơi (2010) khi nghiên cứu về mối liên hệ giữa đặc tính phân bố
của thực vật ngập mặn với độ mặn đất, tần suất ngập triều tại vùng ven sông rạch
Cà Mau đã nhận thấy có sự khác biệt về sự phân bố của một số loài tương ứng với
các điều kiện khác nhau.
Loài có mật độ cây chiếm nhiều nhất là loài Mắm trắng, tiếp theo là Đước, các
loài Trang, Vẹt tách, Bần chua có mật độ thấp nhất là 0,1% các loài. Loài Đước và
Mắm trắng có số lần xuất hiện trung bình là 70,1% và 54,5%. Các loài Đưng, Dà
vôi, Bần trắng, Bần chua, Chà là, Trang đạt tỷ lệ xuất hiện thấp nhất chỉ có 1,33,9%.
Loài Đước có phạm vi phân bố rất rộng trong vùng ngập mặn, nhưng thích
hợp ở độ mặn đất 30-35‰ và vùng có tần suất ngập triều trung bình cao.
Loài Dà quánh phân bố thích hợp trong phạm vị độ mặn đất từ 30-39‰, có tần
suất ngập triều từ 3-6 ngày/tháng. Loài Dà vôi từ 30-35‰ và phân bố nhiều ở độ
ngập từ trung bình đến trung bình cao.
Vẹt dù phân bố khá tập trung ở độ mặn 24,5-32,5‰ và gặp nhiều ở vùng ngập
5-13 ngày/tháng.

Loài Vẹt tách, Trang thấy xuất hiện ở độ mặn 25-40‰, với độ ngập triều từ
L1-L2. Vẹt trụ tập trung ở độ mặn đất 39,2 đến 43,2‰, tần suất ngập triều là 1-12
ngày/tháng.


×