Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Nghiên cứu giải pháp thi công nền móng trong điều kiện xây chen ở khu vực thành phố hải phòng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.56 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
--------------------------PHẠM HẢI LONG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THI CÔNG NỀN MÓNG TRONG
ĐIỀU KIỆN XÂY CHEN Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN

Hà Nội – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------

PHẠM HẢI LONG
KHÓA 2012-2014

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THI CÔNG NỀN MÓNG TRONG
ĐIỀU KIỆN XÂY CHEN Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN


Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VƯƠNG VĂN THÀNH

Hà Nội – 2014


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên em xin gửi tới thầy: PGS.TS. Vương Văn Thành; Ban giám
hiệu nhà trường; Ban chủ nhiệm khoa sau đại học lời chúc sức khỏe, lời cảm
ơn chân thành nhất. Cám ơn các thầy, cô đã giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và làm luận văn.
Nhân đây cũng xin cảm ơn Ban giám đốc công ty cổ phần kiến trúc
A&D, Ths. Vũ Quang Minh đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu để tôi thực hiện luận
văn.
Cuối cùng là lời cám ơn đến những người thân, bạn bè và đặc biệt là
mẹ đã động viên, cổ vũ, giúp đỡ em có thể yên tâm học tập, nghiên cứu trong
thời gian qua.
Trong suốt quá trình làm luận văn em đã cố gắng hoàn thành một cách
tốt nhất nhưng vẫn có thể còn thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các
thầy, cô và bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn mọi người!

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2014

PHẠM HẢI LONG


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn có
nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PHẠM HẢI LONG


MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng, biểu
Danh mục hình

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 1
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 1
Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 1

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 1

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHÁP NỀN MÓNG VÀ KỸ
THUẬT THI CÔNG MÓNG TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY CHEN ............ 3
1.1. Nguyên tắc chung về thiết kế nền móng và kỹ thuật thi công nền
móng ...................................................................................................... 3
1.1.1. Các tài liệu phục vụ công tác thiết kế nền móng ........................... 3
1.1.2. Các bước tính toán, thiết kế nền móng .......................................... 5
1.1.3. Công tác địa kỹ thuật .................................................................. 17
1.1.4. Yêu cầu đặc biệt của công trình .................................................. 18


1.1.5. Yêu cầu về kỹ thuật thi công nền móng ...................................... 18
1.2. Thực trạng tình hình xây chen ở khu vực thành phố nội thành,
các vấn đề hiện nay ............................................................................. 21
1.2.1. Một số giải pháp nền móng thông dụng ...................................... 21
1.2.2. Các sự cố gặp phải khi thi công và nguyên nhân ......................... 27
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NỀN
MÓNG VÀ THI CÔNG MÓNG HỢP LÝ TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY
CHEN Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .................................. 31
2.1. Khái quát chung về điều kiện phát triển xây dựng .................... 31
2.1.1. Định hướng phát triển xây dựng ................................................. 31
2.1.2. Đặc điểm địa hình ....................................................................... 33
2.1.3. Cấu trúc địa tầng ......................................................................... 34
2.1.4. Điều kiện địa chất thủy văn ........................................................ 40
2.1.5. Đặc tính cơ lý địa chất công trình của các phức hệ đất đá ........... 42
2.2. Phân khu địa chất công trình ...................................................... 49
2.2.1. Nguyên tắc phân khu .................................................................. 49
2.2.2. Đặc tính địa chất công trình của các phân khu ............................ 50

2.3. Nguyên tắc chung về giải pháp nền móng hợp lý....................... 56
2.3.1. Khái niệm về giải pháp nền móng hợp lý .................................... 56
2.3.2. Nguyên tắc lựa chọn giải pháp nền móng hợp lý ........................ 57
2.4. Đặc điểm thi công móng .............................................................. 58
2.4.1. Đặc điểm của công trình ............................................................. 58
2.4.2. Nguyên tắc chung khi thi công móng .......................................... 59
2.4.3. Các tác động đến công trình lân cận............................................ 62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NỀN MÓNG VÀ THI CÔNG MÓNG
TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY CHEN Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG ....................................................................................................... 70


3.1. Luận chứng giải pháp nền móng hợp lý ..................................... 70
3.1.1. Đề xuất các giải pháp nền móng khả thi...................................... 70
3.1.2. So sánh kinh tế - kỹ thuật các giải pháp nền móng ...................... 81
3.2. Đề xuất quy trình thi công với giải pháp nền móng đã chọn..... 83
3.2.1. Móng nông (đơn, băng, bè) và đài cọc ........................................ 83
3.2.2. Cọc ép ........................................................................................ 86
3.2.3. Cọc đóng .................................................................................... 89
3.2.4. Cọc khoan nhồi ........................................................................... 91
3.3. Áp dụng cho công trình thực tế .................................................. 94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận...................................................................................................... 107
Kiến nghị.................................................................................................... 108
Hướng nghiên cứu ...................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

Tên bảng, biểu

bảng biều

Trang

Bảng 1.1

Độ dốc cho phép của mái đất

19

Bảng 1.2

Chiều sâu đào đất thẳng đứng không cần mái vát

20

Bảng 2.1

Tóm tắt định hướng phát triển xây dựng thành phố

33

Hải Phòng
Bảng 2.2


Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ

42

thạch học aQIV3tb2
Bảng 2.3

Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ

43

thạch học amQIV3tb1
Bảng 2.4

Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ

44

thạch học maQIV2vp2
Bảng 2.5

Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ

45

thạch học ambQIV3tb1
Bảng 2.6

Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ


46

thạch học mbQIV1-2hh1
Bảng 2.7

Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ

47

thạch học mQIV3tb1
Bảng 2.8

Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ

48

thạch học mQIV1-2hh2
Bảng 2.9

Bảng tóm tắt đặc điểm và vị trí phân bố của các

51

phân khu
Bảng 2.10 Khoảng cách ép cọc an toàn khi ép cọc

62

Bảng 2.11 Giới hạn gia tốc dao động [A] và [ER]


64


Bảng 2.12 Giới hạn vận tốc cho phép [V]

64

Bảng 2.13 Phân loại đất

66

Bảng 2.14 Phân loại các dạng móng

66

Bảng 2.15 Vận tốc truyền sóng ngang trong đất

67

Bảng 2.16 Biến dạng giới hạn của công trình cũ do xây mới

69

liền kề gây ra
Bảng 3.1

Bảng phân loại các khu vực phải xây chen

70


Bảng 3.2

Bảng lựa chọn giải pháp nền móng theo tiêu chí về

74

cường độ và biến dạng
Bảng 3.3

Bảng lựa chọn giải pháp nền móng theo tiêu chí về

76

tính khả thi
Bảng 3.4

Hệ số chọn búa đóng

80

Bảng 3.5

So sánh giữa cọc ép, đóng và cọc nhồi trong điều

81

kiện xây chen ở các khu vực
Bảng 3.6

So sánh biện pháp thi công móng nông (đài móng


83

cọc) trong điều kiện xây chen và không xây chen
Bảng 3.7

So sánh biện pháp thi công cọc ép trong điều kiện

86

xây chen và không xây chen
Bảng 3.8

So sánh biện pháp thi công cọc đóng trong điều

89

kiện xây chen và không xây chen
Bảng 3.9

So sánh biện pháp thi công cọc khoan nhồi trong

91

điều kiện xây chen và không xây chen
Bảng 3.10 So sánh cọc đóng và khoan nhồi trong điều kiện

97

không xây chen của công trình

Bảng 3.11 So sánh biện pháp thi công móng cọc nhồi trong
điều kiện xây chen và không xây chen của công

97


trình
Bảng 3.12 Chỉ tiêu ban đầu của dung dịch Bentonite

101

DANH MỤC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

Hình 1.1

Quy trình thiết kế nền móng

5

Hình 1.2

Khoảng chuyển tiếp khi đào móng sâu, rãnh sâu


11

gần các móng nông hơn
Hình 1.3

Các dạng trượt của nền theo độ sâu tương ứng của

12

móng
Hình 1.4

Độ dốc của mái đất

19

Hình 1.5

Công trình thi công trong điều kiện xây chen ở gần

21

Nhà hát lớn thành phố Hải Phòng
Hình 1.6

Móng công sơn

22

Hình 1.7


Một số giải pháp chống đỡ vách đất

23

Hình 1.8

Đất bị đẩy trồi khi thi công móng

27

Hình 1.9

Nhà bị nghiêng do hút nước ngầm cạnh hố móng

28

Hình 1.10

Sạt lở thành đất hố đào

29

Hình 1.11

Công trình thi công trong điều kiện xây chen gây

29

nghiêng nhà bên cạnh ở Thành phố Hải Phòng

Hình 1.12

Công trình thi công trong điều kiện xây chen gây

30

nứt nhà bên cạnh ở Thành phố Hải Phòng
Hình 1.13

Công trình thi công trong điều kiện xây chen (đào

30

hố móng) gây đổ nhà bên cạnh ở Quảng Ninh
Hình 2.1

Bản đồ Thành phố Hải Phòng

32


Hình 2.2

Định hướng phát triển không gian đô thị đến năm

32

2025 của Thành phố Hải Phòng
Hình 2.3


Địa tầng vùng I – A

53

Hình 2.4

Địa tầng vùng I – B

53

Hình 2.5

Địa tầng vùng II – C

54

Hình 2.6

Địa tầng vùng II – D – 1

54

Hình 2.7

Địa tầng vùng II – D – 2

54

Hình 2.8


Địa tầng vùng II – D – 3

54

Hình 2.9

Địa tầng vùng II – D – 4

55

Hình 2.10

Địa tầng vùng II – D – 5,6

55

Hình 2.11

Địa tầng vùng II – D – 7

55

Hình 2.12

Địa tầng vùng II – D – 8

55

Hình 3.1


Các khu vực phải thi công trong điều kiện xây chen

72

(phần gạch chéo)
Hình 3.2

Phân khu tại khu vực xây chen ở Cát Bà và Đồ Sơn

72

Hình 3.3

Phân khu tại khu vực xây chen ở Thủy Nguyên

73

Hình 3.4

Phân khu tại khu vực xây chen ở An Dương; Quận

73

Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng Bàng, Hải An, Dương
Kinh, Kiến An
Hình 3.5

Quy trình thi công móng nông (đài móng cọc)

85


Hình 3.6

Quy trình thi công theo phương pháp ép sau

87

Hình 3.7

Quy trình thi công theo phương pháp ép trước

87

Hình 3.8

Ví dụ sơ đồ thi công cọc

88

Hình 3.9

Quy trình đóng cọc

90

Hình 3.10

Quy trình thi công cọc khoan nhồi

94


Hình 3.11

Mặt bằng kết cấu móng

95


Hình 3.12

Mặt bằng định vị công trình

96

Hình 3.13

Mặt bằng định vị cọc

99

Hình 3.14

Quy trình thi công cọc khoan nhồi của công trình

105


1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:

- Thành phố Hải Phòng là một thành phố phát triển có mật độ xây dựng
cao. Hiện nay, thành phố có rất nhiều nhà, công trình được xây dựng liền kề
với nhà và công trình hiện hữu. Một trong đặc điểm khi xây dựng công trình
trong điều xây chen như thế là ảnh hưởng bất lợi của chúng đối với nhà và
công trình lân cận liền kề trong quá trình thi công, khai thác và sử dụng. Đặc
biệt là tác động tới nền móng của công trình cũ.
- Vì thế để đảm bảo an toàn cho công trình lân cận khi xây dựng nhà và
công trình mới giải pháp thi công nền móng là rất quan trọng.
* Mục đích nghiên cứu: Trong điều kiện xây chen ở Thành phố Hải Phòng,
lựa chọn giải pháp thi công nền móng hợp lý.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu tại Thành phố Hải Phòng.
- Đối tượng nghiên cứu là nền, móng của các công trình thi công trong điều
kiện xây chen.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Tổng hợp tài liệu địa chất của khu vực.
- Điều tra, khảo sát thực tiễn.
- Sử dụng tính toán lý thuyết và phần mềm chuyên ngành.
- So sánh lựa chọn giải pháp.
* Nội dung nghiên cứu:
- Thu thập, phân tích đánh giá tổng quan về địa chất khu vực Thành phố
Hải Phòng và các giải pháp nền móng đã thi công.
- Trên cơ sở số liệu thu thập tiến hành tính toán để lựa chọn giải pháp hợp
lý về nền móng và thi công cho công trình trong điều kiện xây chen ở khu vực


2
Thành phố Hải Phòng.
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Lựa chọn được giải pháp nền
móng và thi công công trình trong điều kiện xây chen ở khu vực Thành phố

Hải Phòng.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A, Kết luận:
Trong luận văn đã nêu ra được các khái niệm cơ bản của thiết kế nền
móng; nguyên nhân, sự cố và giải pháp khắc phục khi thi công trong điều kiện
xây chen từ đó có thể thấy được những khó khăn khi thi công.
Đối với một Thành phố lớn như Hải Phòng, mật độ dân cư và diện tích
xây dựng cao. Các công trình xây dựng hiện nay và sắp tới phải thi công trong
điều kiện xây chen rất nhiều. Các khu vực phải thi công trong điều kiện xây
chen là: Các Quận Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng Bàng, Dương Kinh, Hải An,
Kiến Thụy và khu du lịch thuộc Quận Đồ Sơn, Đảo Cát Bà. Ngoài ra sắp tới
theo quy hoạch phát triển của thành phố thì tại các Quận mới Bến Rừng, Bắc
Sông Cấm, Tây Bắc, An Dương, Tràng Cát – Cát Hải cũng sẽ phải thi công
trong điều kiện xây chen. Vì thế luận văn đã nghiên cứu để tìm ra giải pháp
nền móng hợp lý cho Thành phố theo các bước:
Thứ nhất, tìm hiểu và nghiên cứu về quy hoạch phát triển, địa chất

Thành phố để tìm ra các đặc điểm về địa tầng làm cơ sở lựa chọn giải pháp
nền móng. Địa chất Thành phố gồm 2 miền:
- Miền I gồm có 2 vùng:
I - A: vùng xâm thực tích tụ thoải.
I – B: vùng đồi núi sót có sườn xâm thực.
- Miền II gồm có 2 vùng:
II – C: Vùng sườn xâm thực tích tụ thoải.
II – D: Vùng đông bằng tích tụ.
- Vùng II – D lại chia làm 9 phân khu: II – D – 1,2,3,4,5,6,7,8,9.
- Trong đó tại nơi có địa tầng ứng với I – A, II – C, II – D – 1,2,3,4,5,7,8
đều có các công trình thi công trong điều kiện xây chen.


108
Thứ hai chỉ ra các quy tắc cơ bản, các tác động và công thức tính toán
ảnh hưởng khi thi công đến công trình lân cận từ đó có thể tính toán lựa chọn
giải pháp nền móng và thi công.
Cuối cùng căn cứ vào các điều trên, lựa chọn giải pháp như sau:
+ Đối với công trình có tải trọng nhỏ (nhà ≤ 2 tầng) giải pháp móng nông
trên nền thiên nhiên (I – A, II – C, II – D – 1,2,3) và móng nông (móng đơn,
băng, bè) trên nền gia cố cọc tre, đệm cát (II – D – 4,5,7,8) thích hợp nhất.
+ Đối với công trình có tải trọng lớn (nhà > 2 tầng) giải pháp móng cọc
tiết diện nhỏ:
- Cọc ép (tiết diện 15x15, 20x20, 25x25 cm) thi công ép neo hoặc ép sau.
Vùng II – C có chiều dày lớp đất trên lớp đá gốc từ 3,5÷4m móng cọc ép
thích hợp nhất.
- Cọc đóng (tiết diện 15x15, 20x20, 25x25 cm) thi công bằng búa treo.
Do bị hạn chế về chiều cao rơi búa và khoảng cách từ búa đến công trình lân
cận nên ít hiệu quả hơn so với cọc ép và cọc khoan nhồi.
- Cọc khoan nhồi (tiết diện 30x30, 40x40, 50x50, 60x60) thi công bằng

máy khoan kiểu bơm khoản tuần hoàn, giữ ổn định thành hố khoan bằng dung
dịch bentonit, chiều cao lồng thép 5,85m. Vùng I – D – 1,2,4,5,7,8 có chiều
sâu mũi cọc lớn móng cọc khoan nhồi thích hợp nhất.

B. Kiến nghị:
- Các công trình thi công trong điều kiện xây chen gây rất nhiều tác động
đến công trình lân cận do đó khi thiết kế và thi công nhất thiết phải khảo sát
tính toán không chỉ về mặt chịu lực mà còn phải kiểm tra các tác động như đã
nêu trong luận văn.
- Hiện tại các văn bản mang tính pháp lý về quy trình thi công trong điều


109
kiện xây chen còn ít. Vì thế nên đề xuất xây dựng thêm.

C. Hướng nghiên cứu:
- Trong điều kiện địa chất Thành phố Hải Phòng nghiên cứu lún ảnh
hưởng khi thi công hố móng sâu.
- Nghiên cứu thêm các loại máy thi công phù hợp với điều kiện xây chen
khắc phục nhược điểm về kích thước hiện nay khi xây nhà cao tầng trong điều
kiện chật hẹp.
- Thi công trong điều kiện xây chen có nhiều công trình nhà dân, với
cách kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ theo phương pháp
truyền thống như siêu âm chi phí cao khó áp dụng rộng rãi. Vì thế đề xuất
nghiên cứu thêm các quy trình kiểm tra chất lượng thi công cọc khoan nhồi
tiết diện nhỏ có chi phí thấp hơn, có thể áp dụng rộng rãi hơn.


Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Công nghiệp – Bộ Xây dựng – Cục địa chất Việt Nam, Liên đoàn

2 địa chất thủy văn, “Bản đồ phân vùng địa chất công trình – Thành phố Hải
Phòng tỷ lệ 1:50000”
2. TS.Đỗ Đình Đức – PGS. Lê Kiều – TS. Lê Anh Dũng – Ths. Lê Công
Chính – Ths. Cù Huy Tình – Ths. Nguyễn Cảnh Cường (2013), “Giáo trình
kỹ thuật thi công”, Nhà xuất bản Xây Dựng.
3. Mạc Văn Thăng (1994), Bộ công nghiệp nặng – Cục địa chất Việt
Nam – Liên đoàn 2 – Địa chất thủy văn – Đoàn 58, “Báo cáo kết quả lập bản
đồ địa chất thủy văn”.
4. Nguyễn Uyên (2012), “Cơ sở địa chất cơ học đất và nền móng công
trình”, Nhà xuất bản Xây Dựng.
5. TS. Nguyễn Đức Nguôn (2008), “Nền móng trong điều kiện phức tạp
– Bài giảng cho lớp cao học”, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
6. PGS.TS. Nguyễn Bá Kế (2012), “Sự cố nền móng công trình”, Nhà
xuất bản Xây Dựng.
7. TS. Nguyễn Đức Nguôn (2008), “Nền móng trong điều kiện phức tạp
– Bài giảng cho lớp cao học”, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
8. Phạm Quỳnh Hoa (2012), “Các giải pháp nền móng hợp lý cho công
trình dân dụng và công nghiệp theo điều kiện địa chất Hoài Đức”, luận văn
thạc sĩ kỹ thuật, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
9. Trần Văn Việt (2010), “Cẩm nang dành cho kỹ sư địa kỹ thuật”, Nhà
xuất bản Xây Dựng.
10. Tập bản đồ hành chính (2012), Nhà xuất bản bản đồ.
11. TCVN 2737 – 1995, “Tải trọng và tác động”.
12. TCVN 205 – 1998, “Thiết kế móng cọc”.
13. TCVN 9394 – 2012, “Đóng và ép cọc – Thi công và nghiệm thu”.


14. TCVN 9395 – 2012, “Cọc khoan nhồi – Thi công và nghiệm thu”.
15. TCXD 9362 – 2012, “Thiết kế nền nhà và công trình”.
16. TCVN 4453 – 1995 , “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối

– Quy phạm thi công và nghiệm thu”.
17. TCVN 9361 – 2012, “Công tác nền móng – thi công và nghiệm thu”.
18. TCVN 9393 – 2012, “Cọc – Phương pháp thử nghiệm hiện trường
bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục”.
19. TCVN 9396 – 2012, “Cọc khoan nhồi – Xác định tính đồng nhất của
bê tông – Phương pháp xung siêu âm”.
20. TCXD 190 – 1996, “Móng cọc tiết diện nhỏ tiêu chuẩn thi công và
nghiệm thu”.
21. PGS.TS. Vương Văn Thành (2009), “Bài giảng địa kỹ thuật cao
học”, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
22. Vũ Quang Minh (2006), “Nghiên cứu lựa chọn giải pháp nền móng
hợp lý cho công trình dân dụng và công nghiệp từ 3 – 10 tầng”, luận văn thạc
sĩ kỹ thuật, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
23. Vũ Quang Trung (2010), “Nghiên cứu các giải pháp nền móng hợp
lý cho khu vực thành phố Ninh Bình”, luận văn thạc sĩ kỹ thuật, trường Đại
học Kiến Trúc Hà Nội.
24. Vũ Thị Thu Hải (2011), “Nghiên cứu các giải pháp nền móng hợp lý
cho khu vực thị xã Tam Điệp”, luận văn thạc sĩ kỹ thuật, trường Đại học Kiến
Trúc Hà Nội.
25. Nguyễn Việt Dũng (2012), “Nghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật khu
vực nội đô Hà Nội để xây dựng các công trình xây chen bằng giải pháp móng
cọc tiết diện nhỏ”, luận văn thạc sỹ kĩ thuật, trường Đại học Kiến Trúc Hà
Nội.
26. Viện nghiên cứu khoa học nền và công trình ngầm mang tên


N.M.Ghéc Xê Va Nốp (2011), “Chỉ dẫn thiết kế nền nhà và công trình”, Nhà
xuất bản Xây Dựng.
27. Viên khoa học kỹ thuật xây dựng (2002), “Quy trình đóng cọc trong
vùng xây chen”.

28. Web: ketcau.com.
29. Web: baoquangninh.com.vn.
30. Web: haiphong.gov.vn.
31. Web: diaocvietonline.vn.


PHỤ LỤC A
THI CÔNG CỌC ÉP
(Căn cứ vào [13])
A.1. Chuẩn bị:
+ Trước khi ép cọc phải tiến hành nghiên cứu kỹ địa chất công trình,
hình dung được sự phát triển của lực ép theo chiều sâu.
+ Nghiên cứu thiết kế, quy định của thiết kế về công tác ép cọc, có kế
hoạch mua hoặc đúc cọc theo tiến độ thi công.
- Tiến hành định vị đài cọc và tim cọc chính xác.
- Cọc phải đảm bảo yêu cầu thiết kế.
Bảng A.1- Mức sai lệch cho phép về kích thước cọc (Nguồn: Bảng 1[13])
Kích thước cấu tạo
1. Chiều dài đoạn cọc, mm

Mức sai lệch cho phép
± 30

2. Kích thước cạnh (đường kính ngoài) tiết diện + 5
của cọc đặc (hoặc rỗng giữa), mm
3. Chiều dài mũi cọc, mm

± 30

4. Độ cong của cọc (lồi hoặc lõm), mm


10

5. Độ võng của đoạn cọc

1/100 chiều dài đốt cọc

6. Độ lệch mũi cọc khỏi tâm, mm

10

7. Góc nghiêng của mặt đầu cọc với mặt phẳng
thẳng góc trục cọc:
- Cọc tiết diện đa giác, %;

nghiêng 1

- Cọc tròn, %.

nghiêng 0,5

8. Khoảng cách từ tâm móc treo đến đầu đoạn ± 50
cọc, mm
9. Độ lệch của móc treo so với trục cọc, mm

20


10. Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ, mm


±5

11. Bước cốt thép xoắn hoặc cốt thép đai, mm

± 10

12. Khoảng cách giữa các thanh cốt thép chủ, ± 10
mm
13. Đường kính cọc rỗng, mm

±5

14. Chiều dày thành lỗ, mm

±5

15. Kích thước lỗ rỗng so với tim cọc, mm

±5

- Che chắn công trường.
A.2. Lựa chọn và kiểm tra thiết bị ép cọc cần thoả mãn các yêu cầu sau:
* Lựa chọn máy ép:
- Công suất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế
quy định;
- Lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc trục tâm cọc khi ép
từ đỉnh cọc và tác dụng đều lên các mặt bên cọc khi ép ôm, không gây ra lực
ngang lên cọc;
- Thiết bị phải có chứng chỉ kiểm định thời hiệu về đồng hồ đo áp và các
van dầu cùng bảng hiệu chỉnh kích do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện vận hành và an toàn lao động
khi thi công.
- Trong mọi trường hợp tổng trọng lượng hệ phản lực không nên nhỏ
hơn 1,1 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định.
* Kiểm tra định vị và thăng bằng của thiết bị ép cọc gồm các khâu:
- Trục của thiết bị tạo lực phải trùng với tim cọc;
- Mặt phẳng “công tác” của sàn máy ép phải nằm ngang phẳng (có thể
kiểm ta bằng thủy chuẩn ni vô);


- Phương nén của thiết bị tạo lực phải là phương thẳng đứng, vuông góc
với sàn “công tác”;
- Chạy thử máy để kiểm tra ổn định của toàn hệ thống bằng cách gia tải
khoảng từ 10% đến 15% tải trọng thiết kế của cọc.
* Lựa chọn cẩu phục vụ:
- Sức nâng của cẩu lớn phải trọn lớn hơn hoặc bằng max của các giá trị:
trọng lượng cọc, trọng lượng giá ép, cục đối trọng (nếu ép bằng đối trọng).
- Chiều cao nâng của cẩu:
h ≥ l+z+x

(A.1)

Ở đây:
h – chiều cao nâng của cẩu.
l – chiều dài cọc.
z – chiều dài đoạn cẩu treo móc, ròng rọc.
x – chiều cao phần giá máy ép (cẩu phải nâng qua mới đưa được vào
lồng để ép).
A.3. Ép thử cọc: Số lượng cọc thử từ 1% tổng số cọc nhưng không ít hơn
2 cọc cho một công trình. Kiểm tra lực ép, chiều sâu ép cọc.

A.4. Lựa chọn sơ đồ ép cọc, vị trí máy ép, vị trí tập kết cọc: Được lựa
chọn sao cho vị trí máy ép được nhiều cọc nhất. Cọc được xếp thành các đống
sao cho quãng đường di chuyển của cẩu phục vụ di chuyển cọc từ chỗ để đến
máy ép là ngắn nhất.
A.5. Ép cọc đại trà:
+ Đoạn mũi cọc cần được lắp dựng cẩn thận, kiểm tra theo hai phương
vuông góc sao cho độ lệch tâm không quá 1mm. Lực tác dụng lên cọc cần
tăng từ từ sao cho tốc độ xuyên không quá 1cm/s. Khi phát hiện cọc bị
nghiêng phải dừng ép để căn chỉnh lại.
+ Ép các đoạn cọc tiếp theo gồm các bước sau:


- Kiểm tra bề mặt hai đầu đoạn cọc, sửa chữa cho thật phẳng; kiểm tra
chi tiết mối nối; lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho trục tâm đoạn cọc
trùng với trục đoạn mũi cọc, độ nghiêng so với phương thẳng đứng không quá
1%;
- Gia tải lên cọc khoảng 10% đến 15% tải trọng thiết kế suốt trong thời
gian hàn nối để tạo tiếp xúc giữa hai bề mặt bê tông; tiến hành hàn nối theo
quy định trong thiết kế.
- Tăng dần lực ép để các đoạn cọc xuyên vào đất với vận tốc không quá
2 cm/s;
- Không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu (do hàn nối
hoặc do thời gian cuối ca ép...).
+ Khi lực nén bị tăng đột ngột, có thể gặp một trong các hiện tượng sau:
- Mũi cọc xuyên vào lớp đất cứng hơn;
- Mũi cọc gặp dị vật;
- Cọc bị xiên, mũi cọc tì vào gờ nối của cọc bên cạnh.
Trong các trường hợp đó cần phải tìm biện pháp xử lý thích hợp, có thể
là một trong các cách sau:
- Cọc nghiêng quá quy định, cọc bị vỡ phải nhổ lên ép lại hoặc ép bổ

sung cọc mới (do thiết kế chỉ định)
- Khi gặp dị vật, vỉa cát chặt hoặc sét cứng có thể dùng cách khoan dẫn
hoặc xói nước như đóng cọc;
+ Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện
sau đây:
- Chiều dài cọc đã ép vào đất nền không nhỏ hơn Lmin và không quá
Lmax với Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết
kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực;
- Lực ép trước khi dừng, (Pep)KT trong khoảng từ (Pep)min đến


×