Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hệ thống hồ khu nội đô lịch sử thành phố hà nội thích ứng với biến đổi khí hậu (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
_____________________

TRỊNH HÀ ANH

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN HỆ THỐNG HỒ KHU NỘI ĐÔ LỊCH SỬ THÀNH
PHỐ HÀ NỘI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH

Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
___________________
TRỊNH HÀ ANH
KHÓA: 2011 - 2014

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HỆ THỐNG HỒ KHU NỘI ĐÔ LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số: 60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ ĐÌNH TRI

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý Thầy Cô đã giúp tôi
trang bị tri thức, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình
học tập tại Khoa Sau đại học và thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới TS.
Lê Đình Tri đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình tôi trong suốt thời gian thực
hiện nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, viện nghiên cứu, các tổ chức cá
nhân đã hợp tác, chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài
liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động
viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành
luận văn.
Hà Nội, tháng 8 năm 2014
HỌC VIÊN

TRỊNH HÀ ANH



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRỊNH HÀ ANH


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 4
Các khái niệm (thuật ngữ) .............................................................................. 4
Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 6
NỘI DUNG .................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG HỒ VÀ QUY HOẠCH KIẾN TRÚC HỆ THỐNG HỒ HÀ NỘI ..................................................... 7
1.1 Tổng quan hệ thống hồ Hà Nội ............................................................ 7
1.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển hệ thống hồ Hà Nội........ 7
1.1.2 Vai trò, ý nghĩa và phân loại hệ thống hồ Hà Nội ............................. 11

1.2 Thực trạng hệ thống hồ khu nội đô lịch sử Thành phố Hà Nội ....... 21
1.2.1 Đánh giá thực trạng quy hoạch kiến trúc cảnh quan hồ nước ............ 21
1.2.2 Đánh giá thực trạng tình hình khai thác sử dụng hệ thống cảnh quan
hồ ao của Hà Nội .......................................................................................... 31
1.2.3 Thực trạng quản lý quy hoạch - kiến trúc, quản lý môi trường hồ hiện
nay tại Hà Nội .............................................................................................. 33


1.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống sông, hồ trên thế giới
và Việt Nam ................................................................................................ 37
1.3.1 Biến đổi khí hậu và nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu............... 37
1.3.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống sông, hồ một số nước
trên thế giới .................................................................................................. 38
1.3.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống sông, hồ của Việt Nam
và Hà Nội ..................................................................................................... 42
1.3.4 Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến hệ thống hồ tại Hà Nội ....... 44
1.4 Đánh giá tổng hợp hiện trạng hệ thống hồ khu nội đô lịch sử Thành
phố Hà Nội .................................................................................................. 45
1.4.1 Những vấn đề tồn tại của hệ thống hồ khu nội đô lịch sử Thành phố
Hà Nội.......................................................................................................... 45
1.4.2 Phân tích SWOT............................................................................... 47
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC
ĐỘNG ĐẾN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HỆ
THỐNG HỒ KHU NỘI ĐÔ LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HÀ NỘI.............. 48
2.1 Cơ sở pháp lý cho việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hệ
thống hồ khu nội đô lịch sử Thành phố Hà Nội ........................................ 48
2.2 Các yếu tố tác động đến tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hệ
thống hồ khu nội đô lịch sử Thành phố Hà Nội ........................................ 49
2.2.1 Chính sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội ........................ 49
2.2.2 Định hướng quy hoạch hệ thống hồ Thành phố Hà Nội .................... 51

2.2.3 Điều kiện tư nhiên, môi trường của Hà Nội ...................................... 52
2.2.4 Yếu tố văn hóa - xã hội, lối sống của người Hà Nội.......................... 53
2.2.5 Yếu tố truyền thống trong tổ chức không gian, khai thác kiến trúc
cảnh quan ..................................................................................................... 55
2.2.6 Tác động của khoa học kỹ thuật và công nghệ xây dựng .................. 56


2.2.7 Xã hội hóa và vai trò của cộng đồng ................................................. 58
2.2.8 Dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống hồ Hà Nội ..... 59
2.3 Cơ sở lý luận quy hoạch, khai thác mặt nước và tổ chức không gian
kiến trúc cảnh quan hệ thống hồ ............................................................... 61
2.3.1 Hình thái không gian mặt nước ......................................................... 61
2.3.2 Thủ pháp tạo hình ............................................................................. 63
2.3.3 Cảm nhận thị giác ............................................................................. 63
2.3.4 Mối quan hệ giữa mặt nước với không gian cảnh quan xung quanh .. 64
2.4 Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hệ thống hồ
một số nước trên thế giới và Việt Nam...................................................... 66
2.4.1 Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hồ nước của một
số nước trên thế giới ..................................................................................... 66
2.4.2 Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hồ nước tại Việt
Nam.......... .................................................................................................... 70
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN HỆ THỐNG HỒ KHU NỘI ĐÔ LỊCH SỬ THÀNH PHỐ
HÀ NỘI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.................................. 72
3.1 Quan điểm quy hoạch và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hệ
thống hồ khu nội đô lịch sử Thành phố Hà Nội ........................................ 72
3.1.1 Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch ................................. 72
3.1.2 Đổi mới chính sách, điều chỉnh và thống nhất các quy hoạch liên quan
đến hệ thống hồ nội đô hiện nay ................................................................... 73
3.1.3 Mối quan hệ giữa không gian hồ nước với các công trình khác ........ 75

3.2 Giải pháp quy hoạch hóa hệ thống hồ thích ứng với biến đổi khí
hậu........... .................................................................................................... 75
3.2.1 Đề xuất giải pháp quy hoạch tổng thể hệ thống hồ khu nội đô lịch sử
Thành phố Hà Nội ........................................................................................ 75


3.2.2 Đề xuất giải pháp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật ................................... 81
3.3 Giải pháp thiết kế kiến trúc cảnh quan xung quanh hồ thích ứng với
biến đổi khí hậu .......................................................................................... 83
3.3.1 Giải pháp khai thác, bảo vệ không gian mặt nước hồ ........................ 83
3.3.2 Giải pháp về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan quanh hồ........ 86
3.3.3 Đề xuất tổ chức không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng............... 108
3.3.4 Đề xuất các giải pháp tổ chức giao thông và hạ tầng kỹ thuật ......... 109
3.4 Các giải pháp quản lý hệ thống hồ nhằm thích ứng với biến đổi khí
hậu và phù hợp yêu cầu phát triển đô thị ............................................... 123
3.4.1 Chính sách quản lý phù hợp theo lộ trình phát triển ........................ 123
3.4.2 Giải pháp về quản lý quy hoạch và kiến trúc cảnh quan hồ ............. 124
3.4.3 Vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý, phát triển, bảo vệ hồ 125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 128
Kết luận..................................................................................................... 128
Kiến nghị................................................................................................... 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. .
PHỤ LỤC....................................................................................................... .


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ


BĐKH

Biến đổi khí hậu

CTKT

Công trình kiến trúc

ĐTH

Đô thị hóa

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

HTXH

Hạ tầng xã hội

KĐT

Khu đô thị

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTCT


Kiến trúc công trình

KTCQ

Kiến trúc cảnh quan

KTXH

Kinh tế xã hội

TP

Thành phố

QHCHN2030

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ…
Số hiệu hình
Tên hình
Hình 1
Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng
Hình 1.1
Thể sông núi của Hà Nội
Quá trình đổi dòng của sông Hồng trong giai đoạn Holocen
Hình 1.2
muộn và hướng dịch chuyển của chúng
Hình 1.3

Quá trình biến đổi của hệ thống sông, hồ trong khu vực nội đô
Hình 1.4
Quá trình hình thành Hồ Tây và Hồ Gươm
Hình 1.5
Hồ Tây - hồ Trúc Bạch xưa
Hình 1.6
Hồ Tây - hồ Trúc Bạch nay
Hình 1.7
Hồ Gươm thời Pháp
Hình 1.8
Hồ Gươm ngày nay
Hình 1.9
Hồ Thiền Quang xưa
Hình 1.10
Hồ Thiền Quang ngày nay
Hình 1.11
Sơ đồ tác dụng của mặt nước trong đô thị
Hình 1.12
Sơ đồ phân loại hệ thống mặt nước
Hình 1.13
Tác dụng giảm bức xạ mặt trời của cây xanh, mặt nước
Hệ thống sông hồ - cây xanh Hà Nội giúp giảm nhiệt độ, bức
Hình 1.14
xạ mặt trời vào mùa hè
Hình 1.15
Đường Thanh Niên nằm giữa hồ Trúc Bạch và Hồ Tây
Hình 1.16
Hồ Ngọc Khánh
Hình 1.17
Dạo chơi bên Hồ Gươm ngày lễ, tết

Hình 1.18
Nghỉ ngơi, thư giãn bên hồ Bảy Mẫu
Hình 1.19
Sơ đồ hiện trạng hệ thống hồ khu nội đô lịch sử TP Hà Nội
Hình 1.20
Hồ Tây
Hình 1.21
Hồ Bảy Mẫu
Hình 1.22
Hồ Giảng Võ
Hình 1.23
Hồ Ngọc Khánh
Hình 1.24
Bờ kè Hồ Thiền Quang
Hình 1.25
Bờ kè Hồ Ba mẫu
Hình 1.26
Khu vực cây xanh phía Nam hồ Gươm
Hình 1.27
Khu vực cây xanh hồ Ngọc Khánh


Hình 1.28
Hình 1.29
Hình 1.30
Hình 1.31
Hình 1.32
Hình 1.33
Hình 1.34
Hình 1.35

Hình 1.37
Hình 1.36
Hình 1.37
Hình 1.38
Hình 1.39
Hình 1.40
Hình 1.41
Hình 1.42
Hình 1.43
Hình 1.44
Hình 1.45
Hình 1.46
Hình 1.47
Hình 1.48
Hình 1.49
Hình 1.50
Hình 1.51
Hình 1.52
Hình 1.53
Hình 1.54
Hình 1.55
Hình 1.56
Hình 1.57

Kiến trúc cảnh quan xung quanh hồ Ba Mẫu
Kiến trúc cảnh quan xung quanh hồ Trúc Bạch
Hệ thống đường quanh hồ Gươm
Hệ thống đường quanh hồ Trúc Bạch
Kinh doanh cafe quanh hồ Xã Đàn
Đường quanh hồ Ngọc Khánh bị xuống cấp nghiêm trọng

Hình thức đèn chiếu sáng hồ Gươm
Hồ Trúc Bạch về ban đêm
Hình thức tiện ích đô thi quanh hồ Gươm
Thiếu tiện ích đô thi quanh hồ Trúc Bạch và hồ Tây
Nhà dân trực tiếp xả nước thải xuống hồ Tây
Hệ thống xử lý nước thải hồ Thành Công để mất mỹ quan
Lấn chiếm để xe quanh hồ Ngọc Khánh
Kinh doanh quanh hồ Trúc Bạch
Chợ cóc dần hình thành quanh hồ
Kinh doanh nhà hàng nổi trên hồ Tây
Dịch vụ chèo thuyền trên hồ Bảy Mẫu
Xây dựng lộn xộn, mất thẩm mỹ quanh hồ Ngọc Khánh
Xây dựng lộn xộn, mất thẩm mỹ quanh hồ Ba Mẫu
Mật độ công trình dầy đặc quanh hồ Đống Đa
Hồ Thành Công như bị nuốt chửng giữa các CT xung quanh
Bản đồ đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt khu vực Hà Nội
Một nửa hồ Ba Mẫu bị ô nhiễm nặng nề
Hồ Hố Mẻ bị ô nhiễm
Hồ Hào Nam có nguy cơ biến mất
Minh họa hiện tượng hiệu ứng nhà kính
Bề mặt trái đất tại tháng 12/2006 và tháng 1/2007
Mực nước biển dâng cao
Băng tan ở Bắc cực
Minh họa hình ảnh mức nước biển tăng 3m
Minh họa hình ảnh nước biển tăng 5m, nhiều vùng ở NewYork
bị ngập


Hình 1.58
Hình 1.59

Hình 1.60
Hình 1.61
Hình 1.62
Hình 1.63
Hình 1.64
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12
Hình 2.13
Hình 2.14
Hình 2.15
Hình 2.16
Hình 2.17
Hình 2.18
Hình 2.19
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3

Minh họa hình ảnh cao độ Hà Nội và một số tỉnh ven biển
phía Bắc so với mực nước biển

Hình ảnh một khúc dòng sông Danube trước đây
Mực nước sông Danube xuống thấp kỷ lục
Hình ảnh hồ Chad ở châu Phi này được chụp vào thập niên
1930
Hình ảnh hồ Chad ngày nay
Mực nước hồ một số nơi xuống thấp do hạn hán kéo dài
Lụt lội và cạn kiệt nguồn nước tại Hà Nội
Định hướng phát triển tổng thể TP Hà Nội
Khung thiết kế đô thị TP Hà Nội
Phân vùng kiểm soát phát triển
Định hướng phát triển không gian khu nội đô lịch sử
Hồ Văn nằm trong quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám
Cafe “Gió và nước” Công trình sử dụng vật liệu tre
Minh họa hình ảnh vườn trên mái và hệ thống thu nước mưa
Tấm quang học phản xạ ánh sáng
Khả năng tạo cảnh quan của hồ nước
Mối quan hệ giữa mặt nước với không gian cảnh quan xung
quanh
Điểm cảnh quan du lịch
Khả năng gắn kết với bối cảnh địa phương
Đường dạo ven hồ bằng cốt tạo không gian rộng hơn
Tạo nhiều không gian thân thiện với con người
Kết hợp với thảm hoa, cây xanh tạo không gian hấp dẫn
Không gian xung quanh hồ Jade - Vienna
Không gian xung quanh hồ Marina
Không gian Hồ Xuân Hương
Cảnh quan Hồ Xuân Hương
Sơ đồ Quy hoạch hệ thống hồ khu nội đô lịch sử TP Hà Nội
Sơ đồ tuyến liên kết hệ thống hồ và không gian xanh
Mô hình tổ chức hồ nước trong đô thị



Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16
Hình 3.17
Hình 3.18
Hình 3.19
Hình 3.21
Hình 3.22
Hình 3.23
Hình 3.24
Hình 3.25
Hình 3.26
Hình 3.27
Hình 3.28
Hình 3.29

Mở đường xung quanh và các trục nhìn từ đô thị
Minh họa tuyến xanh và giải pháp khai thác quỹ đất trống trong khu vực

dân cư hiện hữu
Sơ đồ dự án thoát nước khu vực trung tâm TP
Giữ dáng vẻ tự nhiên cho sông hồ
Tổ chức các không gian dạng đảo hoặc bán đảo
Các cách tổ chức bờ kè tạo vẻ tự nhiên
Bố cục tự do
Bố cục cân xứng kết hợp bố cục tự do
Địa hình ven bờ cùng cấp và giật cấp
Địa hình kết hợp bằng phẳng và giật cấp cục bộ
Áp dụng quy luật thị giác để lựa chọn bề rộng đất ven bờ
Minh họa phối cảnh công trình cao tầng và dự án công trình
cao tầng khu vực nội đô lịch sử TP Hà Nội
Minh họa phối cảnh CT cao tầng và dự án CT cao tầng tuyến
phố Văn Cao - Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh
Minh họa phối cảnh CT cao tầng và dự án CT cao tầng tuyến
đường Vành đai 1
Minh họa trường hợp khoảng cách công trình tới mặt nước
dưới 10m
Minh họa trường hợp khoảng cách công trình tới mặt nước từ
10m -20m
Mở tiểu cảnh ven bờ tạo chiều sâu cho không gian và mở rộng
tầm quan sát
Tổ chức đảo giữa mặt nước
Điểm nhấn trong cảnh quan
Điểm nhấn trong cảnh quan
Thủy đình, đài phun nước… góp phần tạo cảnh quan mặt
nước
Tháp rùa và cầu Thê Húc tạo nên nét đẹp riêng cho Hồ Gươm
Những cây cầu là một yếu tố cảnh quan quan trọng
Một số loại cây thích hợp trồng tại Hà Nội

Tổ chức hàng cây nhấn mạnh không gian


Hình 3.30
Hình 3.31
Hình 3.32
Hình 3.33
Hình 3.34
Hình 3.35
Hình 3.36
Hình 3.37
Hình 3.38
Hình 3.39
Hình 3.40
Hình 3.41
Hình 3.42
Hình 3.43
Hình 3.44
Hình 3.45
Hình 3.46
Hình 3.47
Hình 3.48
Hình 3.49
Hình 3.50

Hàng rào cây xanh tạo vẻ đẹp khỏe khoắn
Các kiểu phối kết khóm cây
Rừng nhỏ mang lại vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã, gần gũi
nhiều xúc cảm
Thảm cỏ hoàn chỉnh bố cục tạo nên sự hài hoà

Giàn cây
Phối kết hoa cỏ bên hồKeukenhof tạo vẻ đẹp tươi tắn cho cảnh
quan
Cây Lục bình
Cây Thủy Trúc
Hoa sen
Hoa súng
Minh họa cách tổ hợp các tác phẩm nghệ thuật trang trí
Không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng quanh hồ
Đường bao quanh hồ tạo cảnh quan thân thiện
Minh họa các cách tổ chức đường đi dạo
Đường dạo với đường nét đơn giản, khỏe khoắn mà vẫn mềm
mại
Hệ thống cấp nước hiện đại
Các kiểu dáng bồn hoa, cây cảnh
Lựa chọn kiểu dáng ghế ngồi đa dạng và phong phú
Lan can kết hợp bồn hoa tránh sự khô cứng, đơn điệu
Minh họa hệ thống chiếu sáng
Một số mẫu biển quảng cáo, chỉ dẫn


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng, biểu

Tên bảng, biểu

Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.

Bảng 3.1.

Bảng thống kê danh mục hệ thống hồ khu nội đô lịch sử
Bảng đánh giá SWOT
Lượng mưa các tháng trong năm ở Hà Nội (mm)
Tổng lượng bức xạ (đơn vị cal/cm2/ngày)
Phân loại theo đặc tính một số loại cây


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Đô thị Việt Nam nói chung và đặc biệt Thành phố Hà Nội trong quá
trình phát triển đã hình thành bản sắc với không gian mặt nước (sông, hồ).
Quá trình phát triển khu nội đô lịch sử đã hình thành hệ thống hồ gắn với kiến
trúc cảnh quan (KTCQ). Nhưng cũng đang chịu tác động mạnh từ khai thác
quĩ đất, từ xây dựng công trình xung quanh và gần đây từ tác động biến đổi
khí hậu (BĐKH).
Khu nội đô lịch sử Hà Nội tồn tại một số lượng hồ ao tương đối lớn,
các hồ ao này có qui mô rất khác nhau và phân bố rộng khắp trên địa bàn
nhưng việc khai thác sử dụng quĩ mặt nước ở Hà Nội phục vụ cảnh quan và
đời sống đô thị vẫn còn chưa triệt để và còn rất nhiều điều chưa hợp lý.
Ở các khu đô thị, ao và hồ cùng khu vực xung quanh thường được sử
dụng làm công viên và nơi vui chơi giải trí, điều này tạo cho Hà Nội có vẻ
đẹp riêng với cảnh quan mặt nước. Các hồ hiện hữu của khu vực nội đô Hà
Nội cũng tham gia điều hòa nước mưa, bảo vệ thành phố (TP) khỏi bị ngập
lụt. Ngoài ra, một số hồ được khai thác để nuôi cá.
Các hồ nằm ở trung tâm TP gần đây đã được chăm sóc và cải tạo cảnh
quan nên ngày càng đóng góp nhiều hơn trong việc phục vụ dân cư đô thị.

Tuy nhiên những đóng góp này vẫn chưa xứng với tiềm năng của các hồ vì
việc khai thác hồ hiện nay mới chỉ dừng ở mức độ sử dụng những gì hiện có,
mà chưa có sự đầu tư, nâng cao giá trị và bổ sung thêm các chức năng vui
chơi giải trí cho hồ. Ngoài ra cũng chưa có thiết kế đô thị cảnh quan xung
quanh hồ và các khu vực lân cận, môi trường xung quanh hồ không được
quan tâm.
Số lượng và diện tích các hồ ao, trong những năm gần đây đã giảm đi
một cách đáng kể do quá trình đô thị hoá, lấn chiếm đất đai, do chưa triển


2

khai đồng bộ, hiệu quả về thiết kế quy hoạch, điều tiết hệ thống và ảnh hưởng
của BĐKH. Theo Công ty môi trường đô thị, quá trình đô thị hóa đã làm
nhiều hồ bị san lấp, nhiều sông, mương bị thu hẹp diện tích. Đây là nguyên
nhân làm giảm khả năng chứa, thoát nước và làm mất cân bằng hệ sinh thái ao
hồ ở Hà Nội. Hà Nội giảm từ khoảng 200 ao hồ, xuống còn khoảng 100 ao hồ
lớn nhỏ, trong đó 18 hồ có khả năng điều tiết và thoát nước.
Bên cạnh đó, BĐKH gây ra hiện tượng mưa bão gia tăng, ngập úng
thường xuyên tại Hà Nội, hiện tượng nước hồ dâng cao, làm mất chức năng
điều hòa nước của hồ. Các số liệu ghi nhận xu hướng tăng nhiệt độ ở cả 3
miền, với mức tăng từ 0,5 đến 1°C trong vòng 1 thế kỷ qua. Một số hồ cạn có
nguy cơ biến mất, ngược lại một số hồ có thể tăng diện tích do ảnh hưởng của
BĐKH. Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưa giảm đi dẫn
tới các sự kiện thời tiết bất thường có xu hướng tăng lên. Nguồn nước mặt
khan hiếm trong mùa khô gây hạn hán, và quá dư thừa trong mùa mưa gây lũ
lụt. Nguồn nước ngầm bị suy giảm dẫn đến cạn kiệt do khai thác quá mức và
thiếu nguồn bổ sung. Nguy cơ gia tăng tình trạng rủi ro liên quan đến BĐKH
có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người dân Thủ đô.
Trước thực trạng đó, rất cần quy hoạch hệ thống hồ gắn với tổ chức

không gian KTCQ để phát huy giá trị đặc trưng của Hà Nội, đồng thời góp
phần tích cực với ứng phó thay đổi khí hậu. Đề tài “Giải pháp tổ chức không
gian kiến trúc cảnh quan hệ thống hồ khu nội đô lịch sử thành phố Hà Nội
thích ứng với biến đổi khí hậu” là rất cần thiết và sẽ là đóng góp để xây
dựng Hà Nội hiện đại có bản sắc.
Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp tổ chức không gian KTCQ hệ thống hồ khu nội đô
lịch sử TP Hà Nội thích ứng với BĐKH.


3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quy hoạch - không gian KTCQ hệ thống hồ khu nội đô lịch
sử TP Hà Nội phù hợp yêu cầu phát triển đô thị đến năm 2030 và tầm nhìn
đến 2050.
Khu vực nội đô lịch sử TP Hà Nội giới hạn từ bờ Nam sông Hồng đến
đường vành đai 2 (theo phân vùng kiểm soát phát triển - QHCHN2030). Bao
gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, một phần quận Tây Hồ và Hai
Bà Trưng.

Hình 1: Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng [20]
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá tổng quan, phân tích hiện
trạng hệ thống hồ khu nội đô lịch sử TP Hà Nội.
Phương pháp điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng hệ thống hồ
khu nội đô lịch sử TP Hà Nội.
Phương pháp thống kê các vấn đề liên quan, sử dụng các kinh nghiệm
trong và ngoài nước để có thể rút ra các bài học cho Hà Nội trong công tác



4

quản lý và tổ chức không gian KTCQ hệ thống hồ khu nội đô lịch sử TP Hà
Nội.
Phương pháp đối chiếu, so sánh: Các kết quả đề xuất được đối chiếu,
so sánh với thực tế hiện trạng nội dung phân tích đánh giá quy hoạch kiến
trúc hệ thống hồ của TP, từ đó chỉ ra những cải thiện, hiệu quả của kết quả
nghiên cứu;
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Góp phần bổ sung lý luận về vai trò hồ nước trong KTCQ và đề xuất
các giải pháp tham khảo trong nghiên cứu về vai trò hồ nước trong BĐKH với
khu nội đô.
Đề xuất giải pháp thiết kế đô thị tạo cảnh quan cho hệ thống hồ khu nội
đô lịch sử TP Hà Nội thích ứng với BĐKH.
Nâng cao giá trị cảnh quan hồ nước trong cấu trúc và đời sống đô thị.
Góp phần tạo nên bản sắc và giá trị văn hoá của TP Hà Nội.
Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn
hoa và hồ trong quy hoạch và quản lý đô thị.
Nâng tầm vai trò trách nhiệm và nâng cao ý thức của người dân trong
việc quản lý, bảo vệ cảnh quan hồ nước trong đô thị Việt nam nói chung và
người dân TP Hà Nội nói riêng.
Các khái niệm (thuật ngữ)
- Khu vực nội đô lịch sử (theo phân vùng kiểm soát phát triển - Quy
hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050):
là khu vực hạn chế phát triển. Cải tạo, xây dựng, tổ chức sắp xếp lại các chức
năng sử dụng đất, để gìn giữ phát huy các giá trị đô thị lịch sử, phát triển, bổ
sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội (HTXH), hạ tầng kỹ thuật (HTKT):
Thiết kế đô thị: là thiết kế tổng thể môi trường hình thể trên các tầng



5

lớp khác nhau đối với đô thị, đó là một loại thiết kế có tính tổng hợp rất mạnh,
là xử lý tốt và hợp lý các loại không gian chủ yếu, không gian tượng trưng và
không gian mục đích, khiến cho chúng phát triển hài hòa và đạt được tính
nghệ thuật
Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong
đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè,
đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất,
đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh,
rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.
Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,
cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
Không gian mở: là khoảng trống không sử dụng vào mục đích xây
dựng các công trình. Không gian mở gồm:
Kiến trúc cảnh quan: là không gian vật thể bao gồm: nhà, công trình kỹ
thuật, nghệ thuật, không gian công cộng, cây xanh, biển báo và tiện nghi đô
thị...
Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công
trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu
dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
Cây xanh đô thị: là cây xanh được trồng trong đô thị. Đất cây xanh là
phần diện tích đô thị dành để trồng cây.
Biến đổi khí hậu: Sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa của Công ước
khí hậu) được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm
thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến
động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được.
Biến đổi khí hậu (bổ sung): BĐKH xác định sự khác biệt giữa các giá

trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu. Trong đó, trung


6

bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập
kỷ.
Thích ứng với biến đổi khí hậu: Thích ứng là là sự điều chỉnh các hệ
thống tự nhiên và con người để phù hợp với môi trường mới hoặc môi trường
bị thay đổi. Sự thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và
con người để ứng phó với tác động thực tại hoặc tương lai của khí hậu, do đó
làm giảm tác hại hoặc tận dụng những mặt có lợi.
Đô thị hóa: là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số
dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng
hay khu vực. Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể
hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống,...
Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần và 3 chương
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Tổng quan về hệ thống hồ và quy hoạch - kiến trúc hệ
thống hồ Hà Nội
Chương 2: Cơ sở khoa học và các yếu tố cơ bản tác động đến tổ chức
không gian kiến trúc cảnh quan hệ thống hồ khu nội đô lịch sử TP Hà Nội
Chương 3: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hệ thống
hồ khu nội đô lịch sử thành phố Hà Nội thích ứng với biến đổi khí hậu
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


128

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Hệ thống hồ trong đô thị có giá trị rất lớn về 3 mặt: chức năng, cảnh
quan, môi trường. Đây là tài nguyên quý giá của các đô thị, bản sắc riêng cho
các đô thị. Trên thế giới, nhiều nước đã có nhìn nhận đúng đắn về hệ thống hồ
và tổ chức cảnh quan rất tốt tạo nên những vẻ đẹp đặc trưng cho mỗi đô thị.
Ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng, do nhiều nguyên nhân như
trình độ quản lý, tốc độ đô thị hoá - mật độ dân cư đông, nhận thức người
dân... nên hệ thống hồ chưa được quan tâm đúng mực, các giải pháp tổ chức
kiến trúc cảnh quan và quản lý chưa thành hệ thống.
- Luận văn “Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hệ
thống hồ khu nội đô lịch sử Hà Nội thích ứng với BĐKH” có quan điểm quy
hoạch, mục tiêu quy hoạch và các nội dung nghiên cứu phù hợp với định
hướng quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch hệ thống cây xanh,
công viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050 đã được phê duyệt.

- Luận văn đã được nghiên cứu từ việc đánh giá tổng quan hiện trạng;
các dự báo phát triển KT-XH; đánh giá hiện trạng hệ thống cây xanh, sông,
hồ trong đô thị. Đồng thời Luận văn cũng đã khảo sát, phân tích về vị trí, quy
mô, tình hình hoạt động cũng như không gian cảnh quan xung quanh hệ thống
hồ trong khu nội đô; Đánh giá tác động của BĐKH cũng như dự báo các ảnh
hưởng của BĐKH đến hệ thống hồ; Rà soát, đánh giá các quy hoạch, dự án về
hồ đã và đang triển khai trên địa bàn TP Hà Nội.
Luận văn đưa ra các định hướng quy hoạch mang tính nguyên tắc cho
hệ thống hồ khu vực nội đô lịch sử Hà Nội; đồng thời cũng xác định rõ vị trí,
tính chất, chức năng, quy mô diện tích các hồ điển hình mang tính đặc trưng
cho mỗi khu vực.


129

- Đề xuất các giải pháp khai thác, bảo vệ không gian mặt nước hồ, tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan hệ thống hồ thích ứng với BĐKH; Phân
vùng và xác định các khu vực đặc trưng trên cơ sở yếu tố địa hình, truyền
thống và những định hướng từ QHCHN2030.
- Đề xuất các giải pháp quản lý hệ thống hồ nhằm thích ứng với BĐKH
và phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị. Theo đó việc xây dựng chính sách
quản lý phù hợp theo lộ trình phát triển và hoàn thiện quy chế quản lý quy
hoạch - kiến trúc cảnh quan hồ với sự tham gia của cộng đồng trong công tác
quản lý, quy hoạch, phát triển, bảo vệ hồ là rất quan trọng.
Việc tổ chức cảnh quan hệ thống hồ Hà Nội là hoàn toàn hợp lý, có cơ
sở khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng và đem lại môi trường sống chất
lượng cho người dân đô thị đồng thời tạo nên bản sắc riêng cho Thủ đô Hà
Nội.
Đối với hệ thống cây xanh, mặt nước thuộc các khu đô thị cần phải
được tiếp tục nghiên cứu cụ thể hóa trong các đồ án quy hoạch chi tiết hoặc

dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Kiến nghị
Như vậy, đối với các hồ ở Hà Nội phải có một chương trình quản lý
phù hợp, thống nhất kết hợp việc tuyên truyền giáo dục cộng đồng với các
giải pháp kỹ thuật bảo tồn và cải thiện chất lượng nước hồ.
- Xác lập các quy định quản lý quy hoạch và kiến trúc cảnh quan hệ
thống hồ nhằm thực hiện, cụ thể hóa Quy hoạch hệ thống cây xanh, công
viên, vườn hoa và hồ TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được
cấp thẩm quyền phê duyệt. Làm cơ sở để UBND thành phố Hà Nội và các cấp
chính quyền địa phương quản lý đầu tư xây dựng hệ thống hồ trên địa bàn TP
Hà Nội.
Cần có Quy chuẩn riêng nhằm soạn thảo và thống nhất hóa về thiết kế


130

cảnh quan, tiện ích đô thị, cây xanh, chiếu sáng, tượng trang trí, quảng cáo,
biển hiệu, biển báo… cũng như tổ chức vườn hoa, đường dạo cho hệ thống hồ
nội đô Hà Nội.
Cần thành lập hệ thống cảnh báo chung, quan trắc, xử lý thông tin liên
quan đến BĐKH theo mùa như mực nước, khối tích… để có giải pháp điều
tiết, điều hòa hệ thống hồ nhằm bảo vệ, duy trì diện tích mặt nước và chất
lượng nước hồ.
Soạn thảo hướng dẫn thống nhất thiết kế đô thị cho hồ nội đô nhằm
phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan xung quanh hồ, khai thác sử dụng mặt
nước hồ hiệu quả mà vẫn đảm bảo thích ứng với BĐKH.
Chính quyền địa phương cần và người dân phải nhìn nhận một cách
đúng đắn giá trị hệ thống sông hồ trong việc phát triển đô thị theo hướng bền
vững. Người dân trong đô thị có quyền lợi và trách nhiệm tham gia vào quá
trình thiết kế, xây dựng và quản lý hệ thống sông hồ, nâng cao tính làm chủ

của người dân đảm bảo sự phát triển bền vững.
Dưới góc độ quản lý, nhà nước và các nhà quản lý đô thị cần có những
qui phạm, qui định cụ thể gìn giữ và phát triển hệ thống hồ. Có đươc sự kết
hợp giữa nhà nước và người dân trong việc gìn giữ hệ thống hồ nhằm phát
huy được sức mạnh của cộng đồng. Hoàn thiện các cơ chế chính sách, quy
chế quản lý phù hợp, đảm bảo tính khả thi và thu hút mọi nguồn lực tham gia
đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cây xanh, mặt nước trên địa bàn Thành
phố, đáp ứng mục tiêu chung là xây dựng Thủ đô "Xanh - Văn minh - Văn
hiến - Hiện đại".
Luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong nghiên cứu, mong
rằng những thông tin nghiên cứu và thu thập được sẽ góp phần nhỏ vào công
tác bảo tồn và phát huy giá trị mặt nước cây xanh của Hà Nội dưới tác động
của BĐKH và đô thị hóa hiện nay.


×