Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu giáo dục và đào tạo khu công nghệ cao hòa lạc (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.15 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM ANH TÚ

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN KHU GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà nội, năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------------------------

PHẠM ANH TÚ
KHÓA: 2011 – 2013

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN KHU GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC

Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số: 60.58.01.05



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.KTS NGUYỄN XUÂN HINH

Hà Nội – Năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo: TS. KTS. Nguyễn
Xuân Hinh, người đã tận tình hướng dẫn và khích lệ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
và các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ
và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và cán bộ Viện Nghiên Cứu
Thiết Kế Trường Học đã ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Anh Tú



MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình minh họa
A.PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài

1

Mục đích nghiên cứu

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

Phương pháp nghiên cứu

4

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4

Cấu trúc luận văn


4

Các khái niệm, thuật ngữ liên quan trong luận văn

5

B.PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KTCQ CỦA KHU
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – KHU CNC HÒA LẠC
1.1 Giới thiệu về Khu Giáo Dục và Đào tạo trong KCN Hòa Lạc
1.1.1 Khái quát vệ Khu Công Nghệ Cao Hòa Lạc

8

1.1.2 Tình hình quy hoạch Khu Công Nghệ Cao Hòa Lạc

9

1.1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch Khu GD – ĐT

11

1.1.4 Vị trí và quy mô nghiên cứu Khu GD- ĐT

12

1.2 Điều kiện tự nhiên và hiện trạng kinh tế - xã hội
1.2.1 Điều kiện tự nhiên


14


1.2.2 Hiện trạng vè Kinh tế - xã hội

16

1.3 Thực trạng công tác quy hoạch và tổ chức KTCQ Khu GD – ĐT
1.3.1 Về Kiến trúc cảnh quan

17

1.3.2 Về Quy hoạch

22

1.4 Các vấn đề cần nghiên cứu về tổ chức KG KTCQ Khu GD- ĐT

26

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KTCQ
KHU GD VÀ ĐT – KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC
2.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị và tổ chức KG KTCQ
2.1.1 Cơ sở về Quy Hoạch Đô Thị

28

2.1.2 Cơ sở Thiết kế Kiến trúc cảnh quan

33


2.1.3 Cơ sở về Thiết kế đô thị

38

2.1.4 Xu hướng thiết kế (tố chức KG KTCQ) của Khu GD- ĐT

43

2.2 Cơ sở về pháp lý
2.2.1 Các văn bản pháp lý liên quan đến Quy hoạch, KTCQ và TKĐT

47

2.2.2 Định hướng quy hoạch phát triển đại học của Việt Nam

48

2.2.3 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch xây dựng

49

2.3 Các yếu tố tác động đến việc tổ chức KG KTCQ Khu GD – ĐT
2.3.1 Địa hình và cảnh quan tự nhiên

50

2.3.2 Tính chất và quy mô của Khu GD- ĐT

51


2.3.3 Cây xanh mặt nước

52

2.3.4 Đặc trưng của môi trường GD- ĐT

53

2.3.5 Yếu tố văn hóa – lịch sử

54

2.4 Các kinh nghiệm về tổ chức KG KTCQ Khu GD - ĐT


2.4.1 Kinh nghiệm trên thế giới

55

2.4.2 Kinh nghiệm tại Việt Nam

63

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KTC KHU GD VÀ
ĐT – KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC
3.1 Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc đề xuất giải pháp tổ chức không
gian kiến trúc cảnh quan Khu GD – ĐT
3.1.1 Quan điểm


67

3.1.2 Mục tiêu

69

3.1.3 Nguyên tắc

70

3.2 Giải pháp tổ chức KG KTCQ Khu GD và ĐT
3.2.1 Giải pháp quy hoạch tổng thể Khu GD và ĐT

71

3.2.2 Giải pháp cho các khu chức năng

74

3.2.3 Giải pháp cho các không gian mở

82

3.2.4 Giải pháp cho các không gian đặc trưng

84

3.2.5 Giải pháp cho không gian cây xanh

86


3.2.6 Giải pháp cho không gian mặt nước

90

3.3 Giải pháp thiết kế HT HTKT đáp ứng yêu cầu thiết kế KTCQ
3.3.1 Giải pháp thiết kế hệ thống giao thông

93

3.3.2 Giải pháp thiết kế chiếu sáng

100

3.3.3 Giải pháp thiết kế tiện ích đô thị

101

C.PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Kết Luận

104

Kiến nghị

105

D.PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
E. PHẦN PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Cụm từ viết tắt

BXD

Bộ xây dựng

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

ĐT

Đô thị

NQ-CP

Nghị quyết-Chính phủ

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

QĐ-TTg

Quyết định-Thủ tướng


QĐ-UBND

Quyết định- Ủy ban nhân dân

QL

Quốc lộ

QH

Quy hoạch

QHXD

Quy hoạch xây dựng

TB/TU

Thông báo/Tỉnh ủy

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Khu GD - ĐT

Khu Giáo Dục và Đào Tạo

KTCQ


Kiến trúc cảnh quan

Khu CNC

Khu Công Nghệ Cao

KG

Không gian

USTH

Đại học Khoa học công nghệ Hà nội


HUPI

Viện Quy Hoạch Xây dựng Hà Nội

NCTKTH

Viện Nghiên cứu Thiết Kế Trường Học

HT HTKT

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu

hình
Hình 1. 1

Tên hình

Trang

Sơ đồ vị trí Khu công nghệ cao Hòa Lạc

8

Sơ đồ vị trí khu GD - ĐT trong QHC khu công nghệ cao
Hình 1. 2

Hòa Lạc

12

Hình 1. 3

Một số hình ảnh cảnh quan tự nhiên khu vực nghiên cứu

16

Hình 1. 4

Bản đồ đánh giá sử dụng đất hiện trạng khu vực nghiên cứu 18

Hình 1. 5


Sơ đồ cơ cấu sử dụng đất Khu Giáo dục và Đào tạo

25

Hình 1. 6

Mặt Bằng tố chức không gian KTCQ Khu GD- ĐT

25

Hình 1. 7

Phối cảnh minh họa tổng thể Khu GD - ĐT

26

Hình 2.1

Sơ đồ phân khu chức năng khu đất xây dựng trường đại học 30

Hình 2.2

Biểu đồ tỷ trọng phân khu chức năng trong mộ trường đại
học

31

Hình 2.3

Sơ đồ cơ cấu chức năng trong trường đại học đơn nghành


31

Hình 2.4

Sơ đồ cơ cấu chức năng trong trường đại học đa nghành

32

Hình 2.5

Sơ đồ mô hình tổ hợp trường đại học độc lập tối đa

32

Hình 2.6

Sơ đồ mô hình liên hợp các trường đại học độc lập về cơ sở
đào tạo

33


Hình 2.7 –
2.12
Hình 2.13

Hình 2.14

Ảnh minh họa các hoạt động đặc trưng của Khu GD- ĐT


Năm nhân tố hình ảnh đô thị do Kevin Lynch đề xuất
Mặt bằng tổ chức không gian KTCQ Khu GD- ĐT (nhóm
Dian Kusumaningtyas )

34 - 35
39

43

Sơ đồ phân khu chức năng Khu GD – ĐT
Hình 2.15

(liên danh Nihon sekkei và Viện NCTK Trường Học )

44

Mặ bằng tổ chức không gian KTCQ Khu GD-ĐT
Hình 2.16

(liên danh Nihon sekkei và Viện NCTK Trường Học )

45

Phối cảnh minh họa tổng thể Khu GD-ĐT
Hình 2.17

(Phương án Viện NCTK TH)

46


Hình 2.18

Các yếu tố tự nhiên tác động đến Khu đất nghiên cứu

50

Hình 2.19

Sơ đồ phân khu chức năng Khu GD - ĐT

52

Hình 2.20

Thành phố khoa học Tsukuba – Nhật Bản

58

Hình 2.21

Sơ đồ phân tích mạng giao thong chính và trục cảnh quan
chính trong đô thị đại học Tsukuba - Nhật Bản

58

Hình 2.22

Khuôn viên khu đô thị đại học Tsukuba - Nhật Bản


58

Hình 2.23

Khuôn viên đại học Harvard- Mỹ

59

Hình 2.24

Sơ đồ các khu chức năng trong đại học Harvard

60

Hình 2.25

Bản đồ tổ chức không gian KTCQ Khu đô thị đại học
Quảng Châu – Trung Quốc

62

Hình 2.26

Phân khu chức năng Khu Đô thị đại học Quảng Châu

62

Hình 2.27

Sơ đổ phân khu chức năng


66


Hình 2.28

Mặt bằng tổ chức không gian KTCQ

66

Hình 2.29

Phối cảnh tổng thể

66

Hình 3.1

Sử dụng yếu tố tự nhiên nhằm khai thác KTCQ

69

Hình 3.2

Giải pháp tổng thể tổ chức không gian Khu GD-ĐT

73

Hình 3.3


Mô hình tổ chức không gian đệm trong công trình

74

Hình 3.4

Sơ dồ các nhân tố tạo cảnh quan cho các khu chức năng

74

Hình 3.5

Giải pháp của phương án thiết kế của đồ án

76

Hình 3.6

Giải pháp đề xuất

76

Hình 3.7

Hình minh họa không gian KTCQ khu học tập

79

Hình 3.8
Hình 3.9

Hình 3.10

Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13

Hình minh họa không gian KTCQ Khu nội trú sinh viên - ở
công vụ
Sơ đồ phân loại không gian trống
Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức không gian
Forum, Quảng trường lớn, sân khánh tiết.
Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức hệ thống dịch
vụ tiện ích, điểm nghỉ chân
Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức cột mốc
Tác dụng của không gian xanh với việc cản nắng, gió và cải
tạo vi khí hậu

81
82
84

85
86
87

Hình 3.14

Ảnh hưởng của không gian xanh đến môi trường gió

87


Hình 3.15

Thủ pháp bố cục cây xanh

88

Hình 3.16

Thủ pháp bố cục cây xanh cơ sở kết hợp cây xanh theo cụm

88

Hình 3.17

Hình 3.18
Hình 3.19

Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức không gian cây
xanh
Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức không gian mặt
nước
Sơ đổ phân loại giao thông trong trường Đại học

90

93
93



Hình 3.20

Hình 3.21
Hình 3.22
Hình 3.23
Hình 3.24
Hình 3.25

Sơ đồ mô phỏng giao thông không khói trong nội khu chức
năng
Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức không gian
giao thông đường nhánh
Sơ đồ giao thông nút
Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức giao thông
khác cốt
Mốt số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức biển báo
Một số hình ảnh minh họa các thiết bị đô thị dùng trong khu
trung tâm công cộng

95

98
99
100
102
103


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Sốhiệu

bảng, biểu
Bảng 1. 1
Bảng 1.2
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Tên bảng, biểu

Trang

Thống kê tổng hợp hiện trạng sử dụng đất

17 - 18

Bảng phân khu chức năng các thành phần trong Khu
Giáo dục và Đào tạo
Bảng nguyên tắc phân khu chức năng
Bảng thống kê và minh họa các hoạt động đặc trưng của
Khu GD-ĐT

24 - 25
29- 30
34 - 35

Bảng 3.1

Giái pháp bố cục cây xanh

89


Bảng 3.2

Giải pháp bố cục mặt nước

92

Bảng 3.3

Sơ đồ tổ chức đường trục chính

96-97

Bảng 3.4

Sơ đồ tổ chức đường nhánh

97


1

A.

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Việc xây dựng Khu công nghệ cao là một trong những giải pháp đột phá,
nhằm nâng cao năng lực công nghệ nội sinh của quốc gia, giúp Việt Nam nhanh
chóng rút ngắn khoảng cách về kinh tế và khoa học công nghệ với các nước trong
khu vực và trên thế giới đồng thời làm đòn bẩy góp phần phát triển kinh tế Việt

Nam và đưa đất nước hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu đầy thách thức
hiện nay.
Khu Công nghệ cao Hoà Lạc được xây dựng theo mô hình trung tâm nghiên
cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao tầm cỡ quốc gia, nơi ươm tạo doanh
nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, kinh doanh sản
phẩm công nghệ cao, bao gồm các khu chức năng: Khu Giáo dục và đào tạo, Khu
Phần mềm, Khu Nghiên cứu và triển khai, Khu Công nghiệp công nghệ cao, Khu
Trung tâm, Khu Dịch vụ tổng hợp, Khu Nhà ở kết hợp văn phòng, Khu Chung cư,
Khu Tiện ích, Khu Giải trí, thể dục thể thao. Trong đó chức năng giáo dục – đào tạo
đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động đào tạo nguồn nhân lực cho khu công
nghệ cao có thể hoạt động hiệu quả.
Theo quyết định số 621/QĐ-TTg ngày 23 tháng 05 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu
Công nghệ cao Hoà Lạc đã xác định : “…Khu Giáo dục và đào tạo có quy mô 108
ha, bố trí tại phía Bắc Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, cạnh đường quốc lộ 21, tại đây
phát triển các trường đại học, các trung tâm giáo dục, đào tạo và dạy nghề, là nơi
cung cấp đội ngũ nhân lực có tay nghề cao…”
Theo xu hướng thời đại về phát triển đô thị, việc nghiên cứu đề xuất tố chức
kiến trúc cảnh quan trong quy hoạch xây dựng là bước triển khai cần được coi trọng
đúng mức nhằm tìm ra một cơ chế, một mô hình tổ chức không gian thích hợp sẽ là


2

điều kiện tiên quyết thành công, để tạo ra một không gian chức năng hợp lý của các
trường đại học, một không gian sống và làm việc hài hòa với thiên nhiên và môi
trường hiện hữu, tăng tính hữu cơ giữa các khu chức năng chính, khi đó đại học sẽ
trở nên hấp dẫn, đô thị sẽ có thêm động lực phát triển.
Hiện tại công tác quy hoạch chi tiết Khu giáo dục và đào tạo tuy đã có nhưng
vấn đề tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan chưa được chú trọng, một cách

đúng mức. Viêc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan chưa thể hiện được tính
đặc trưng của khu vực, cũng như tính đặc thù của không gian đặc thù phục vụ cho
công tác giáo dục đào tạo.

Trước đây, đã có một số để tài nghiên cứu khoa học hoặc luận văn nghiên
cứu không gian kiến trúc cảnh quan trong trường Đại học như để tài nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu tổ chức giao thông – tuyến liên kết trong Quy
hoạch trường và cụm trường” do THs.KTS Nguyến Đỗ Quyên làm chủ nhiệm đề tài
(Viện Nghiên Cứu và Thiết Kế Trường Học – 03/2012), luận văn thạc sĩ “Tổ chức
không gian kiến trúc , cảnh quan Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn –
Hòa Lạc – Hà Nội” của tác giả Lý Thị Thu Trang (trường Đại học Kiến trúc HN 2011) hay đề tài luận văn thạc sĩ “Quy hoạch cấu trúc khu đô thị Đại học Vĩnh Phúc
dựa trên điều kiện địa hình và cảnh quan tự nhiên” của tác giả Lê Tuấn Ngọc
(trường Đại học Kiến trúc HN - 2013 ), trong các đề tài nghiên cứu khoa học, luận
văn này đã đề cập đến các giải pháp tố chức không gian kiến trúc cảnh quan của
một trường đại học cụ thể, hoặc đưa ra giải pháp mang tính khái quát của khu đô
thị đại học có quy mô rất lớn hoặc đơn thuần nghiên cứu về yếu tố giao thông trong
trường đại học mà chưa để cập sâu sắc tới giải pháp tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan cho khu vực nhiều hợp phần (có nhiều hơn một trường đại học, các trung
tâm đào tạo, viện nghiên cứu,….)
Việc nghiên cứu, đề xuất không gian kiến trúc cảnh quan để hình thành
không gian đô thị tại khu giáo dục đào tạo là hết sức quan trọng và cẩn thiết, với


3

mong muốn tạo nên một không gian tốt về nhiều mặt trong xã hội, để từ đó làm bài
học kinh nghiệm, áp dụng cho Khu giáo dục đào tạo – Khu công nghệ cao hòa lạc
nói riêng và các khu giáo dục đào tạo khác.
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng Khu giáo dục và đào tạo về các yếu tố: Tự nhiên, kinh tế

xã hội; yêu cầu đào tạo; tâm lý của giáo viên, sinh viên; kết hợp xem xét quy hoạch
chi tiết Khu Giáo dục và đào tạo .Nghiên cứu sơ sở khoa học về lý luận , thực tiễn
và các yếu tố tác động đến Kiến trúc cảnh quan để đề xuất giải pháp tổ chức không
gian kiến trúc cảnh quan Khu Giáo dục và Đào tạo – khu công nghệ cao hòa lạc
nhằm đảm bảo một môi trường giáo dục thân thiện với môi trường và phát triển bền
vững.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Khu Giáo dục và Đào
tạo – Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
- Phạm vi: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu công nghệ cao Hòa Lạc- Thạch
Thất – Hà Nội.
- Quy mô : 125,9 ha (trong đó bao gồm 14,2 ha mặt nước hiện trạng theo
QHC điều chỉnh của Khu công nghệ cao Hòa Lạc)
- Ranh giới được xác định :
Phía Bắc: Giáp ranh giới phía Bắc của Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Phía Nam: Giáp đường E hiện trạng và Khu Dịch vụ tổng hợp 2 của Khu
công nghệ cao Hòa Lạc
Phía Đông:Giáp đường 01 và khu Tiện ích của Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Phía Tây : Giáp Quốc lộ 21
- Thời gian nghiên cứu: Theo Quy hoạch chung điều chỉnh Khu công nghệ
cao Hòa Lạc đến năm 2030


4

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin : Tiến hành thu thập thông tin, tài liệu tiếp
cận với tình hình quy hoạch tổ chức không gian trường Đại học tại Việt Nam và
một số nước trên thế giới.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân chia cái toàn thể của đối tượng

nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn
để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó
giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được
cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy sau đó tổng hợp là quá trình ngược
với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung
cái khái quát.
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia trong và
ngoài nước theo những mẫu câu hỏi được in sẵn sau đó thu thập tổng hợp kết quả để
có những câu trả lời thiết thực.
- Phương pháp điều tra cộng đồng: Thu thập ý kiến của các đối tượng liên
quan, giáo viên, sinh viên, người dân và chính quyền địa phương về việc quy hoạch
Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu công nghệ cao Hòa Lạc..
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Góp phần xây dựng, hoàn thiện các cơ sở khoa học cho việc đưa ra các giải
pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan Khu Giáo dục và Đào tạo.
- Đề tài là cơ sở tham khảo cho việc nghiên cứu , tư vấn thiết kế và quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan khu giáo dục có điều kiện tương tự.
Cấu trúc luận văn
Bao gồm: 4 phần
Phần 1 : Mở đầu
Phần 2 : nội dung (có 3 chương)
- Chương 1: Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của Khu
Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.


5

- Chương 2: Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Khu
Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
- Chương 3: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Khu Giáo dục

và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Phần 3: Kết luận- kiến nghị,
Phần 4: Tài liệu tham khảo và phụ lục
Các khái niệm, thuật ngữ liên quan trong luận văn
a.

Kiến trúc cảnh quan:
Theo PGS.KTS Hàn Tất Ngạn, “ Kiến trúc cảnh quan là một trong những dạng

hoạt động kiến trúc của con người nhằm đáp ứng các yêu cầu về thẩm mỹ, tạo lập
một môi trường hài hòa bao quanh con người, có ý nghĩa sử dụng và tư tưởng nhất
định.”
“KTCQ là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều
chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật,
kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa,...nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức
môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ
chức nghệ thuật kiến trúc”.
“KTCQ là hoạt động định hướng của con người tác động vào môi trường nhân
tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, tạo
nên sự tổng hòa giữa chúng”.
KTCQ bao gồm cảnh quan tự nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh, con nước
và động vật, không trung) và cảnh quan nhân tạo (kiến trúc công trình, giao thông,
trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng hoành tráng trang trí). Mối tương
quan tỷ lệ về thành phần cùng quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần này luôn biến
đổi theo thời gian, điều này làm cho cảnh quan kiến trúc luôn vận động và phát
triển.[10]
b.

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan là một hoạt động định hướng của con


người nhằm mục đích tạo dựng, tổ hợp và liên kết các không gian chức năng trên cơ


6

sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai nhóm thành phần tự nhiên và
nhân tạo của KTCQ.
Những nhân tố chính ảnh hưởng đến Tổ chức không gian KTCQ bao gồm:
+ Các thành phần của KTCQ: thành phần tự nhiên và thành phần nhân tạo.
+ Các yêu cầu của không gian KTCQ: yêu cầu công năng, yêu cầu thẩm mỹ, yêu
cầu môi sinh.
+ Quy luật tổ chức không gian:


Cơ sở bố cục cảnh quan: Giá trị thẩm mỹ của không gian KTCQ được con

người cảm thụ thông qua các giác quan, trong đó cảm thụ bằng thị giác là chủ yếu.
Về mặt thị giác, ba yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cảm nhận và là cơ sở cho
bố cục cảnh quan gồm có: điểm nhìn, tầm nhìn và góc nhìn.


Tạo hình không gian: Tất cả các không gian tự nhiên và không gian nhân tạo

đều được tạo thành từ ba yếu tố cơ bản là: mặt nền, trần và tường để ngăn không
gian. Tùy theo thành phần về ba yếu tố trên, không gian nói chung có thể chia thành
ba loại chính sau: không gian đóng, không gian mở và không gian nửa đóng nửa mở.
Tạo cho không gian một hình dáng phù hợp, quy mô, tính chất hợp lý với chức năng
sử dụng và nhu cầu thẩm mỹ của con người là vấn đề quan trọng trong việc tổ chức
không gian KTCQ. [10]



Các quy luật bố cục cơ bản như: bố cục cân xứng, bố cục tự do, Trục và trung

tâm bố cục chính phụ, Tỷ lệ, Tương phản, Tương tự, Đồng nhất, Sáng tối, Màu sắc.
[10]
c.

Trường Đại học:
Theo quan điểm chung hiện nay, trường Đại học được đinh nghĩa là nơi truyền

thụ những tri thức cao nhất mà xã hội tích lũy được, là nơi sang tạo nên những phát
minh, sang tạo mới cần thiết cho sự phát triển khoa học, kinh tế, kỹ thuật, văn hóa
nghệ thuật của xã hội…Trường Đại học là nơi đào tạo các trình độ cao đẳng , đại
học, thạc sĩ, tiến sĩ theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.Trường Đại học là cơ thể
sống động luôn phát triển, diễn ra quá trình đào tạo như quá trình sản xuất mà
nguyên liệu và sản phẩm là các chuyên gia khoa học kỹ thuật [6]


7

d.

Khu Công nghệ cao:
Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật

cao, các đơn vị nghiên cứu- triển khai về khoa học công nghệ, đào tạo lao động và
các dịch vụ có liên quan.
Trong khu công nghệ cao có thê có doanh nghiệp chế xuất.
Trong khu công nghệ cao có các công trình nhà ở, nghỉ ngơi và phục vụ công

cộng khác.[9]

e.

Khu Đại học tập trung:
Khu Đại học tập trung là tổ hợp của hai Trường Đại học trở lên trên cùng một

khu đất.
Xét về tính chất cũng có thể phân Khu ĐHTT thành hai thể loại :
- Đứng cạnh nhau do vị trí trong cùng khu chức năng của thành phố.
- Có những phần tử chung nhau. [2]

f.

Quy hoạch đô thị:
Theo Luật Quy hoạch đô thị (2009), Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không

gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ
tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong
đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:


TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


104

C.

PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Kết luận
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Các

trường Đại học bao gồm nhiều loại, trong đó Khoa học Kỹ thuật công nghệ - chiếm
vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo và mang ý nghĩa vô cùng
quan trọng.
Trường học là nơi đào tạo ra các nhân tài của đất nước. Một ngôi trường đẹp
không chỉ công trình kiến trúc đẹp mà còn có các cảnh quan xung quanh. Do đó khi
thực hiện đầu tư tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan cho Khu GD – ĐT cần
chú ý nghiên cứu cụ thể điều kiện tự nhiên, tính đặc thù của các trường thành viên,
tâm tư nguyện vọng của các thầy cô và bạn sinh viên học tập. Đặc biệt các không
gian cảnh quan là các yếu tố không thể thiếu trong quá trình thiết kế. Phải được
quan tâm đặc biệt và hết sức chú trọng đến từng hạng mục và các yếu tố đi kèm.
Đây cũng là nền tảng của giáo dục đầu tư tri thức cho tương lai.
Để xây dựng được một cơ sở tốt và vững mạnh thì phải dựa vào các cơ sở lý
luận, cơ sở thực tiễn và các đồ án của Khu GD- ĐT làm tiền đề để nghiên cứu và
phân tích.
Ngoài những cơ sở lý luận còn có các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của khu vực tác động lớn đến việc xây dựng và tổ chức không gian kiến trúc, cảnh
quan Khu GD – ĐT tại Hòa Lạc.
Việc Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan Khu GD – ĐT phải được xây
dựng trên các quan điểm và mục tiêu cơ bản như: phát triển bền vững,...

Giải pháp đã triển khai cần được thực hiện theo các khu chức năng.Tuy nhiên,
có những giải pháp chung cho các Khu GD – ĐT có điều kiện tương tự.
Một số khu chức năng có những giải pháp riêng về Tổ chức không gian kiến
trúc, cảnh quan, bao gồm các yếu tố về màu sắc, ánh sáng, vật liệu, mật độ, sử dụng
cây xanh...


105

Kiến nghị
Việc tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan trong các Trường Đại học trong
Khu GD – ĐT cần được coi trọng như một yếu tố không thể thiếu trong quá trình
thiết kế. Cần được thiết kế song song và tiến hành đồng bộ với quá trình thiết kế
quy hoạch tổng thể. Và việc tổ chức không gian kiến trúc,cảnh quan phải được quan
tâm đến từng hạng mục như không gian cây xanh,mặt nước, hình thức công
trình...trong từng khu vực chức năng riêng biệt.
Đảng và Nhà nước, mọi cơ quan tổ chức, các cấp có thẩm quyền, các bậc phụ
huynh cần quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện nâng cao chất lượng môi trường học
đường.
Giáo viên, sinh viên trong Trường có quyền lợi và trách nhiệm tham gia vào
quá trình thiết kế, xây dựng và quản lý trong sử dụng hệ thống không gian kiến trúc,
cảnh quan Trường.


D.

PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Nguyễn Thế Bá, Lê Trọng Bình, Trần Trọng Hanh, Nguyễn Tố Lăng (2004)

“Quy Hoạch xây dựng phát triển đô thị” NXB Xây dựng.
2. Trần Thanh Bình , “Khu đại học tập trung - xu hướng và kinh nghiệm”, Tạp chí
Kiến trúc Việt Nam số 4/2011.
3. Trần Thanh Bình, “Tổ chức không gian khu đại học tập trung - cơ sở và giải
pháp”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 5/2011.
4. Trần Thanh Bình (2012) , "Khu Đại học Quảng Châu - bài học kinh nghiệm",
Báo cáo tham luận Hội thảo khoa học “Kiến trúc Trường học và hội nhập” .
5. Trần Thanh Bình (2012), “Tổ chức không gian tuyến liên kết trong quy hoạch
trường đại học ở Việt Nam” , Đề tài NCKH cấp Viện.
6. Nguyến Tiến Đạt (2000), “Thuật ngữ trường Đại học và trường cao đẳng ở Việt
Nam và nước ngoài”, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp.
7. Đặng Thái Hoàng(2004) ” Hợp tuyển thiết kế đô thị” , NXB Xây dựng.
8. Nguyễn Xuân Hinh ”Tập bài giảng Thiết kế đô thị” Trường đại học Kiến trúc Hà
Nội 2010.
9. Nguyễn Xuân Hinh (2003), “Quy Hoạch Xây dựng và phát triển Khu Công
Nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Luận văn Tiến sĩ kiến trúc, Đại học
Xây dựng Hà Nội.
10. Hàn Tất Ngạn(2002) ” Kiến trúc cảnh quan” Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
11. Phạm Đức Nguyên , Bùi Ngọc Trang , Đặng Hồng Hạnh - Bùi Thanh Việt
Hùng (2012), "Nghiên cứu các giải pháp thiết kế kiến trúc trường học để sử
dụng tối đa ánh sáng tự nhiên" , Báo cáo tham luận Hội thảo khoa học “Kiến trúc
Trường học và hội nhập” .
12. Lê Tuấn Ngọc (2013) “Quy Hoạch cấu trúc khu Đô thị Đại Học Vĩnh Phúc dựa
trên điều kiện địa hình và cảnh quan tự nhiên”, Luận văn thạc sĩ Quy Hoạch ,
Đại Học Kiến Trúc Hà Nội.


×