BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------
NGUYỄN MẠNH HOÀNG
KHÓA: 2011 - 2013
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN XANH
TRONG KHU ĐÔ THỊ MỚI HỒ ĐIỀU HÒA XƯƠNG RỒNG
TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số: 60.58.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. KTS. ĐỖ HẬU
Hà Nội - 2013
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay luận văn Thạc sĩ
của tôi đã được hoàn thành tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS.KTS Đỗ Hậu
đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và đã động viên,
tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây Dựng,
Ban giám hiệu và Khoa sau đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
đã quan tâm, tạo điều kiện, động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý báu
giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc cùng toàn thể các cán bộ,
công chức, viên chức Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong công tác để có điều kiện hoàn thành khóa đào tạo Thạc sĩ tại
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
đang giảng dạy tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và các thầy cô giáo, các
nhà khoa học, các chuyên gia hiện đang công tác ở ngoài Trường đã tận tình
trao đổi, trực tiếp đóng góp nhiều ý kiến, hỗ trợ để luận văn có thể hoàn
thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 10 năm 2013
Nguyễn Mạnh Hoàng
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Cụm từ viết tắt
CHXHCN
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
QH11, QH12
Quộc hội khóa XI, Quộc hội khóa XII
CP
Chính phủ
NĐ-CP
Nghị định-Chính phủ
QĐ-TTg
Quyết định-Thủ tướng
BXD
Bộ Xây dựng
QĐ-BXD
Quyết định-Bộ Xây dựng
UBND
Ủy ban nhân dân
QĐ-UBND
Quyết định- Ủy ban nhân dân
QHXD
Quy hoạch xây dựng
QCXDVN
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ minh họa
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
Lý do chọn đề tài...............................................................................................................1
Mục đích nghiên cứu........................................................................................................2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................2
Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2
Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................2
Phương pháp nghiên cứu................................................................................................3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................................3
Các khái niệm (thuật ngữ)..............................................................................................3
Cấu trúc luận văn.............................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................7
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN XANH TRONG
CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN.........................7
1.1. Quá trình hình thành và phát triển các khu đô thị mới tại thành phố
Thái Nguyên……………........................................................................................7
1.1.1. Thời kỳ trước năm 1986……..............................................................7
1.1.2. Thời kỳ từ năm 1986 đến năm 1996....................................................7
1.1.3. Thời kỳ từ năm 1997 đến nay……......................................................8
1.1.4. Đánh giá chung....................................................................................9
1.2. Thực trạng tổ chức không gian xanh ở một số khu đô thị mới tại
thành phố Thái Nguyên………………………...................................................10
1.2.1. Khu dân cư sinh thái kiểu mẫu phường Túc Duyên, thành phố
Thái Nguyên.......................................................................................10
1.2.2. Khu dân cư số 1, 3, 4, 5 phường Đồng Quang, thành phố
Thái Nguyên………………………………………………………………...13
1.2.3. Khu dân cư mới phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên...........15
1.3. Thực trạng tổ chức không gian xanh tại khu đô thị mới hồ điều hòa
Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên…..….....................................................16
1.4. Những tồn tại và bất cập trong tổ chức không gian xanh tại
khu đô thị mới hồ điều hòa Xương Rồng.............................................18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN XANH
TRONG CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI......................................................................21
2.1. Cơ sở lý luận tổ chức không gian xanh đô thị….................................21
2.1.1. Lý luận tổ chức không gian xanh tại các nước phương Tây……….21
2.1.2. Lý luận tổ chức không gian xanh tại các nước phương Đông…..…21
2.1.3. Lý luận tổ chức không gian xanh hiện đại……................................23
2.2. Phân loại hình cây xanh trong đô thị và khu đô thị mới...................25
2.2.1. Phân loại cây xanh trong đô thị........................................................25
2.2.2. Phân loại cây xanh trong khu đô thị mới.........................................26
2.3. Cơ sở pháp lý tổ chức không gian xanh...............................................27
2.3.1. Các văn bản pháp lý.........................................................................27
2.3.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy phạm..............................................29
2.3.3. Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Nguyên
đến năm 2020...........................................................................................................31
2.4. Các yếu tố tác động đến việc tổ chức không gian xanh.....................33
2.4.1. Yếu tố điều kiện tự nhiên..................................................................33
2.4.2. Yếu tố văn hóa xã hội.......................................................................34
2.4.3. Yếu tố khoa học kỹ thuật..................................................................35
2.4.4. Yếu tố kinh tế………………………………………………..……...35
2.4.5. Yếu tố công năng......………………………………………..……...36
2.4.6. Yếu tố thẩm mỹ…….……………………………………..………...38
2.5. Các luận cứ khoa học lựa chọn cây trồng trong khu đô thị mới......39
2.5.1. Các loài cây xanh thích nghi trồng tại Thái Nguyên........................39
2.5.2. Các chuẩn mực và giá trị cây xanh tại Thái Nguyên........................42
2.6. Các bài học kinh nghiệm tổ chức không gian xanh trong nước và
trên thế giới............................................................................................................44
2.6.1. Trên thế giới......................................................................................44
2.6.2. Tại Việt Nam....................................................................................49
2.6.3. Các bài học kinh nghiệm..................................................................55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN XANH TRONG CÁC
KHU ĐÔ THỊ MỚI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN...............................56
3.1. Quan điểm và mục tiêu...........................................................................56
3.1.1. Quan điểm.........................................................................................56
3.1.2. Mục tiêu............................................................................................57
3.2. Các nguyên tắc tổ chức không gian xanh............................................58
3.3. Giải pháp tổ chức không gian xanh trong các khu đô thị mới.........60
3.3.1. Tổ chức hệ thống không gian xanh……...........................................60
3.3.2. Phối kết giữa các yếu tố tạo cảnh......................................................67
3.4. Giải pháp tổ chức không gian xanh trong khu đô thị mới hồ
điều hòa Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên.....................................75
3.4.1. Tổ chức không gian xanh ven hồ......................................................75
3.4.2. Tổ chức không gian xanh trong nhóm nhà.......................................76
3.4.3. Tổ chức không gian xanh trong đơn vị ở..........................................77
3.4.4. Tổ chức không gian xanh trung tâm khu đô thị mới ........................78
3.4.5. Tổ chức không gian xanh trên đường phố........................................80
3.5. Giải pháp lựa chọn chủng loại cây trồng trong không gian xanh khu
đô thị mới hồ điều hòa Xương Rồng..................................................................81
3.5.1. Nguyên tắc và tiêu chuẩn lựa chọn cây trồng...................................81
3.5.2. Lựa chọn chủng loại cây trồng..........................................................83
3.6. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc tổ chức
không gian xanh....................................................................................................85
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................88
1. Kết luận........................................................................................................88
2. Kiến nghị......................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................
PHỤ LỤC...............................................................................................................
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế
thị trường là sự gia tăng nhanh chóng của tốc độ đô thị hóa, gây ra nhiều
tác động xấu đến môi trường tự nhiên, làm mất cân bằng sinh thái, khiến cho
cuộc sống đô thị ngày càng trở nên ngột ngạt và bức bối. Đây là hệ quả
tất yếu của việc thiếu kiểm soát quá trình đô thị hóa ở các nước
đang phát triển trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Quá trình đô thị hóa tại Thành phố Thái Nguyên cũng đã và đang diễn
ra rất nhanh chóng. Điều này được nhìn nhận bởi chỉ sau 08 năm được
công nhận là Đô thị loại II (Theo Quyết định số 135/2002/QĐ-TTg
ngày 14/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ) [12], thành phố Thái Nguyên
lại được công nhận là Đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên
(Theo Quyết định 1645/QĐ-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ)
[19] và là thành phố được công nhận Đô thị loại I trực thuộc tỉnh đầu tiên
của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Đô thị hóa đã giúp cho thành phố Thái Nguyên có được sự chuyển biến
tích cực trên nhiều mặt, thu hút được nhiều nhà đầu tư, đặc biệt vào lĩnh vực
bất động sản. Nhiều khu dân cư mới, khu đô thị mới dần được hình thành và
phát triển. Tuy nhiên, ngoài những yếu tố tích cực như mang lại diện mạo mới
cho thành phố Thái Nguyên, đồng thời cũng mang theo những bất cập,
làm nẩy sinh nhiều vấn đề về môi trường đô thị như: các không gian xanh
không được quan tâm khai thác, sử dụng hợp lý; ngày càng bị lấn chiếm,
xâm hại dẫn đến chất lượng môi trường sống bị suy giảm đáng kể.
2
Hiện nay, việc tổ chức và xây dựng các không gian xanh tại thành phố
Thái Nguyên nói chung và tại các khu đô thị mới nói riêng vẫn đang bị xem
nhẹ. Trong thời buổi "đất vàng, đất kim cương" nên nhiều nhà đầu tư vẫn cố
tình sao nhãng hoặc né tránh việc phải dành một tỷ lệ diện tích đất lớn để tạo
không gian xanh đích thực cho đô thị. Đây không chỉ là vấn đề đến từ các nhà
đầu tư mà ngay cả chính quyền địa phương cũng đã buông lỏng công tác quản
lý, làm mất dần đi những không gian xanh qúy giá trong các khu đô thị mới.
Xuất phát từ những phân tích trên, việc nghiên cứu đề xuất
các giải pháp “Tổ chức không gian xanh trong khu đô thị mới hồ điều hòa
Xương Rồng tại thành phố Thái Nguyên” được đặt ra trong đề tài này
là một yêu cầu cần thiết và cấp bách trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.
Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm thay đổi sự nhìn nhận
cho các thành phần xã hội khi tham gia vào trong công tác quản lý, đầu tư
xây dựng và sử dụng không gian xanh trong các khu đô thị mới tại thành phố
Thái Nguyên trong tương lai.
Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian xanh trong các khu
đô thị mới theo hướng tiện nghi, sinh thái, mỹ quan, dân tộc và hiện đại;
đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng
môi trường sống và cảnh quan trong các khu đô thị mới tại Thái Nguyên
nói chung và tại khu đô thị mới hồ điều hòa Xương Rồng nói riêng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các không gian xanh trong khu đô thị mới.
Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị mới hồ điều hòa Xương Rồng nói
riêng và các khu đô thị mới tại thành phố Thái Nguyên nói chung theo quy
hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2020 đã được phê duyệt.
3
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, phỏng vấn.
- Phương pháp xử lý thông tin, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp nhận dạng, chẩn đoán và dự báo.
- Phương pháp thực nghiệm, kiểm chứng.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống và cấu trúc.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả của đề tài góp phần bổ sung lý thuyết về việc tổ chức
không gian xanh trong các khu đô thị mới. Các mô hình, giải pháp đề xuất
đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, đáp ứng các yêu cầu phát triển của các
khu đô thị mới tại Thái Nguyên hiện nay cũng như trong tương lai.
- Áp dụng các kết quả nghiên cứu trong quy hoạch xây dựng
khu đô thị mới hồ điều hòa Xương Rồng thành một khu đô thị mới có
cảnh quan đẹp trên cơ sở tổ chức tốt các không gian xanh.
- Kết quả của đề tài có thể tham khảo cho công tác quy hoạch, thiết kế
đô thị các không gian xanh trong các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên và một số địa điểm khác có điều kiện tương tự tại Việt Nam.
Các khái niệm (thuật ngữ)
- Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và
chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm
chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ,
một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị,
4
ngoại thị của thị xã; thị trấn. (Theo Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12)
[34].
- Đô thị hóa: Là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa
số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng
hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó
theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ
đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa.
(Theo Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12) [34].
- Đô thị mới: Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai
theo định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư
xây dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật.
(Theo Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12) [34].
- Khu đô thị mới: Là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng
mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở.
(Theo Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12) [34].
- Kiến trúc cảnh quan đô thị: Là tổ hợp các vật thể trong đô thị,
bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự
tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp
đến cảnh quan đô thị. (Theo Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12) [34].
- Không gian đô thị: Là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,
cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
(Theo Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12) [34].
- Cảnh quan đô thị: Là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát
ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường,
đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa,
5
đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ,
mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.
(Theo Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12) [34].
- Kh«ng gian xanh trong khu ®« thÞ míi bao gåm: C«ng viªn, vên hoa,
vên d¹o, hå níc (tù nhiªn hoÆc nh©n t¹o), qu¶ng trêng; c¸c khu vùc
c«ng céng kh¸c trång c©y xanh, th¶m cá v.v (Theo quan điểm tác giả).
- Quản lý cây xanh đô thị bao gồm: Quy hoạch, trồng, chăm sóc,
ươm cây, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. (Theo Nghị định
64/2010/NĐ-CP) [22].
- Cây xanh đô thị: Là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng
hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị. (Theo Nghị định
64/2010/NĐ-CP) [22].
- Cây xanh sử dụng công cộng đô thị: Là các loại cây xanh được trồng
trên đường phố (gồm cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên,
thảm cỏ trồng trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong
công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực
công cộng khác trong đô thị. (Theo Nghị định 64/2010/NĐ-CP) [22].
Cấu trúc luận văn
- Phần mở đầu: Giới thiệu lý do chọn đề tài; mục đích nghiên cứu;
đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa khoa học
và thực tiễn của đề tài; cấu trúc đề tài và giải thích thuật ngữ.
- Phần nội dung: Bao gồm 03 chương:
+ Chương 1: Thực trạng tổ chức không gian xanh trong các khu
đô thị mới tại thành phố Thái Nguyên.
6
+ Chương 2: Cơ sở khoa học tổ chức không gian xanh trong các khu
đô thị mới.
+ Chương 3: Giải pháp tổ chức không gian xanh trong các khu
đô thị mới tại thành phố Thái Nguyên.
- Phần kết luận và kiến nghị: Tổng hợp các nội dung, kết quả
nghiên cứu và kiến nghị.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
1. Tổ chức không gian xanh trong các khu đô thị mới là một nhu cầu
thiết yếu nhằm giải quyết nhu cầu sinh hoạt của người dân, cải thiện
chất lượng môi trường sống, cân bằng sinh thái và nâng cao chất lượng
mỹ quan đô thị trong quá trình quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, đặc biệt
là trong nền kinh tế thị trường cùng với nhu cầu phát triển mạnh mẽ nhà ở.
2. Tổ chức không gian xanh trong các khu đô thị mới là giải quyết
sự hài hoà và thống nhất giữa cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân tạo,
nhằm đáp ứng, thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi giải trí
của người dân theo xu hướng cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.
3. Trong những năm qua, tổ chức không gian xanh trong các khu
đô thị mới chưa được quan tâm đúng mức ngay từ giai đoạn quy hoạch
chi tiết, thiết kế đô thị, thiết kế kiến trúc cảnh quan cho đến giai đoạn
triển khai đầu tư xây dựng cũng như là quản lý duy tu, bảo dưỡng
nên hệ thống không gian xanh đã vốn ít lại bị lấn chiếm và thu hẹp dần,
làm cho môi trường sống bị xuống cấp nghiêm trọng.
4. Để khắc phục tình trạng trên, luận văn đã nghiên cứu các cơ sở
khoa học cho việc tổ chức không gian xanh dựa trên các quan điểm lý luận,
kinh nghiệm tổ chức không gian xanh truyền thống ở Việt Nam cũng như
kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Từ đó, phân tích và nghiên cứu
những mô hình, giải pháp thích hợp với những điều kiện đặc thù riêng
cho các khu đô thị mới của thành phố Thái Nguyên nhằm hoàn thiện
việc tổ chức hệ thống không gian xanh, cảnh quan kiến trúc trong các khu
đô thị mới để phù hợp với các không gian chức năng, nhằm đảm bảo tính
89
hiệu quả về sử dụng, kinh tế xã hội, kỹ thuật, thẩm mỹ và bảo vệ môi trường
đô thị.
5. Tổ chức không gian xanh trong các khu đô thị mới cần dựa trên
những nguyên tắc và mô hình: phân tán, tập trung hay đan xen tuỳ thuộc
vào tính chất của từng khu vực, nhằm tạo ra sự kết hợp hài hoà giữa
cảnh quan thiên nhiên với không gian chung của toàn khu đô thị mới.
Trong mọi trường hợp, việc tổ chức không gian xanh đều nhằm mục đích
phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, đi lại, sinh hoạt của người dân
sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi, nhằm nâng cao sức khoẻ, hồi phục
tinh thần, tạo giá trị thẩm mỹ và hình thành cá tính, nhân cách cho mọi người
và đặc biệt là cho trẻ em.
6. Yêu cầu chung trong việc tổ chức không gian xanh trong các khu
đô thị mới bao gồm:
- Về chức năng: Lối sống cộng đồng cởi mở, sự hoà đồng với
thiên nhiên của người dân là cơ sở để tổ chức các không gian xanh.
- Về thẩm mỹ: Sự thụ cảm thẩm mỹ kiến trúc cảnh quan trong các khu
đô thị mới gắn liền với việc tổ chức các tuyến giao thông với sự hoạt động
của con người. Hình ảnh của khu đô thị mới được thể hiện ở các cạnh biên,
đường viền, đường biên khu đô thị, các điểm mốc, các điểm nút giao thông,
các yếu tố tạo lập không gian trống và những nhân tố tồn tại trong lòng
không gian trống v.v... Thẩm mỹ kiến trúc cảnh quan trong các khu đô thị mới
đòi hỏi sự cảm nhận những hình ảnh riêng về cấu trúc và bản sắc.
- Về môi trường sinh thái: Tổ chức không gian xanh trong các khu
đô thị mới theo hướng sinh thái và phát triển bền vững. Bên cạnh những
giải pháp như: mật độ xây dựng, hướng nhà v.v... xuất phát từ những
90
đặc điểm tự nhiên của thành phố Thái Nguyên, khai thác và sử dụng cây xanh
phối kết với mặt nước là hai biện pháp quan trọng để tổ chức không gian xanh
dưới góc độ sinh thái. Cây xanh trong các khu chức năng cần được chú ý
từ việc lựa chọn chủng loại cây cho đến bố cục, phối kết cây phù hợp với
đặc điểm không gian kiến trúc cảnh quan của từng khu vực. Ngoài việc
tạo không gian thoáng để nghỉ ngơi sinh hoạt, không gian xanh còn góp phần
cải thiện vi khí hậu của môi trường sống và tạo các điểm nhấn cho tổ hợp
không gian kiến trúc cảnh quan.
- Về kinh tế: Cần phát huy tiềm năng của cộng đồng tham gia vào việc
thiết kế, xây dựng, quản lý không gian xanh trong các khu đô thị mới.
Điều đó vừa đáp ứng được nguyện vọng của người sử dụng vừa giảm chi phí
đầu tư, bảo dưỡng, ngoài ra còn tạo được những sắc thái riêng tư trong
tổ chức không gian xanh công cộng.
7. Để tổ chức tốt không gian xanh trong các khu đô thị mới, luận văn
đã đề xuất những giải pháp khai thác và sử dụng phối kết cây xanh với
cây xanh, cây xanh với mặt nước và cây xanh với các nhân tố tạo cảnh khác.
Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất lựa chọn các chủng loại cây trồng nhằm
đáp ứng, đảm bảo được các chức năng: nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi giải trí,
góp phần cải thiện môi trường và mỹ quan đô thị.
8. Các giải pháp thiết kế chi tiết các không gian xanh bao gồm:
không gian xanh ven hồ, không gian xanh trong nhóm nhà, không gian xanh
trong đơn vị ở, không gian xanh trung tâm khu đô thị mới, không gian xanh
trên đường phố đã được áp dụng cụ thể trong khu đô thị mới hồ điều hòa
Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên nhằm góp phần nâng cao môi trường,
chất lượng sống của khu đô thị mới này.
91
II. KIẾN NGHỊ
1. Đề nghị huy động sự tham gia của cộng đồng vào quá trình quản lý
đầu tư xây dựng và quản lý khai thác sử dụng, bảo vệ, duy tu bảo dưỡng
hệ thống không gian xanh trong các khu đô thị mới. Chỉ có như vậy, cùng với
các biện pháp quản lý tốt mới có thể có được các không gian xanh mang tính
khả thi, phát huy tối đa được hiệu quả và hiệu suất sử dụng, đáp ứng thỏa mãn
mọi nhu cầu sử dụng của người dân.
2. Khi tổ chức không gian xanh các khu đô thị mới, cần đặc biệt chú ý
đến việc quy hoạch hệ thống cây xanh, mặt nước ngay từ khâu thiết kế
các đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, cần giám sát chặt chẽ
các chỉ tiêu về sử dụng đất, đặc biệt là chỉ tiêu về đất cây xanh trước khi
phê duyệt đồ án.
3. Tổ chức không gian xanh một khu đô thị mới cần phải giải quyết
đồng bộ về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, môi trường
cũng như vấn đề lựa chọn chủng loại cây xanh, màu sắc, chiếu sáng v.v...
4. Tổ chức không gian xanh trong các khu đô thị mới cần phải được
quan tâm nhiều hơn nữa trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của hiện tại cũng như trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt :
1. Nguyễn Thế Bá (2005), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB
Xây dựng, Hà Nội.
2. Bộ Xây dựng (1997), Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, NXB Xây dựng,
Hà Nội. Tập I: Chương 4 và 5 trang 33-92.
3. Bộ Xây dựng (2005), Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam, TCVN
362:2005, Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị Tiêu chuẩn thiết kế.
4. Bộ Xây dựng (2005), Thông tư 15/2005/TT-BXD, ngày 19/8/2005
Hướng dẫn lập, thẩm định, Phê duyệt quy hoạch xây dựng.
5. Bộ Xây dựng (2005), Thông tư 20/2005/TT-BXD, ngày 20/12/2005
Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị.
6. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (phần Quy hoạch
xây dựng), QCXDVN 01:2008/BXD.
7. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư 34/2009/TT-BXD, ngày 30/9/2009
Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày
07/5/2009 của Chính phủ về việc Phân loại đô thị.
8. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010
Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
9. Bộ Xây dựng (10/2010), Thông tư số 19/2010/TT-BXD về Hướng dẫn
lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
10. Chính phủ (1962), Quyết định số 114/CP ngày 19/10/1962 về việc
Nâng cấp thị xã Thái Nguyên lên thành phố Thái Nguyên.
11. Chính phủ (1996), Quyết định số 802/2002/QĐ-TTg ngày 30/10/1996
về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung Thành phố Thái Nguyên
đến năm 2010.
12. Chính phủ (2002), Quyết định số 135/2002/QĐ-TTg ngày 14/10/2002
về việc Công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại II.
13. Chính phủ (2005), Nghị định 37/2005/NĐ-CP, ngày 24/01/2005 về
Quy hoạch xây dựng.
14. Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 về
việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư cộng đồng.
15. Chính phủ (2005), Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg ngày 02/11/2005
về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng
thành phố Thái Nguyên đến năm 2020.
16. Chính phủ (2006), Nghị định 02/2006/NĐ-CP, ngày 05/01/2006 về
Quy chế khu đô thị mới.
17. Chính phủ (2007), Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 14/09/2007
về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên
đến năm 2020.
18. Chính phủ (2009), Nghị định 42/2009/NĐ-CP, ngày 07/05/2009 về
Phân loại đô thị.
19. Chính phủ (2009), Quyết định số 1645/2009/QĐ-TTg ngày
01/09/2009 về việc công nhận thành phố Thái Nguyên là Đô thị loại I
trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.
20. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về
Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
21. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về
Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị.
22. Chính phủ (2010), Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 về
Quản lý cây xanh đô thị.
23. Phạm Hùng Cường, Lâm Quang Cường, Đặng Thái Hoàng, Phạm
Thúy Loan, Đàm Thu Trang (2006), Quy hoạch xây dựng đơn vị ở,
NXB Xây Dựng, Hà Nội.
24. Đỗ Hậu (2001), Xã hội học đô thị, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
25. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của
cộng đồng, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
26. Nguyễn Tố Lăng (2007), Đánh giá thực trạng và đề xuất một số kiến
nghị trong quy hoạch, kiến trúc và quản lý các khu đô thị mới xây dựng
của Hà Nội trong quá trình đô thị hoá, đề tài nghiên cứu khoa học và
công nghệ 01C-04/05-2006-2, Hà Nội.
27. Hàn Tất Ngạn (1994), Nghệ thuật vườn - công viên, NXB Xây dựng,
Hà Nội.
28. Hàn Tất Ngạn (1996), Kiến trúc cảnh quan đô thị, NXB Xây dựng,
Hà Nội.
29. Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
30. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Xây dựng số
16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
31. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Đất đai số
13/2003/QH11 ngày 10 tháng 12 năm 2003.
32. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Du lịch số
44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
33. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trường,
số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
34. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật Quy hoạch Đô thị,
số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009.
35. Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội (1998 - 2005), Quy hoạch xây dựng
các khu đô thị mới ở Hà Nội, Tài liệu công bố tại triển lãm 2004 và
các năm sau công bố trên các báo cáo Kinh tế đô thị, Hà Nội.
36. Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên (2009), Quy hoạch chi tiết
Khu dân cư sinh thái kiểu mẫu phường Túc Duyên, thành phố
Thái Nguyên.
37. Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên (2009), Quy hoạch chi tiết
Khu dân cư số 1,3,4,5 phường Đồng Quang, thành phố
Thái Nguyên.
38. Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên (2010), Quy hoạch chi tiết
Khu đô thị mới Hồ điều hòa Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên.
39. Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên (2010), Tổng hợp thống kê số lượng
cây xanh hiện trạng năm 2010.
40. Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên (2012), Quy hoạch chi tiết
Khu dân cư mới phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên.
41. Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên (2013), Danh mục các dự án và
khu đô thị mới đang được triển khai tại thành phố Thái Nguyên.
42. Nguyễn Thị Thanh Thủy (1992), Kiến trúc phong cảnh, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
43. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trịnh Thị Liên (1995), Kiến trúc
phong cảnh thành phố, NXB Xây dựng, Hà Nội.
44. Đỗ Trần Tín (2012), Khai thác yếu tố cây xanh, mặt nước trong
tổ chức không gian công cộng các khu đô thị mới tại Hà Nội, Luận án
tiến sĩ, Trường Đại học Kiến trúc, Hà nội.
45. Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Bộ Xây dựng
(11/2004), Đề tài: Biên soạn tiêu chuẩn xây dựng thiết kế quy hoạch
cây xanh đô thị, mã số TC 27-02, Hà Nội.
46. Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Bộ Xây dựng
(2007), Quy hoạch sử dụng đất Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Hồ Chí
Minh.
47. Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Bộ Xây dựng
(2009), Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới An Vân Dương, tỷ lệ 1/500.
48. Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Bộ Xây dựng
(2011), Quy hoạch phân khu Khu đô thị mới Lê Hồng Phong - Venesia,
thành phố Nha Trang tỷ lệ 1/500.
49. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (2007), Quy hoạch chi tiết
Khu đô thị mới Việt Hưng, tỷ lệ 1/500, Hà Nội.
Tiếng Anh:
50. Karen Attwell (2009), Urban density and Green structure, Spain
Research Institute.
51. John A.Dutton (2004), New American Urbanism.
52. Geoffrey an Susan Jellicoe (2006), The Lanscape of man, Thames and
Hudson, NewYork.
53. Peter Mchoy (2008), Evening garden, Ward Lock.
54. Cliff Moughtin (2009), Urban design Green dimensions, Heinemann.
55. Janet Lennox Moyer (2009), The Landscape Lighting Book, Ward
lock.
56. Reo and Susan Yellicoe (1998), The Lanscape of man, Thames and
Hudson, NewYork.
57. The University of HongKong (1998), Affordable Housing in Asia.
58. Tom Turner (2008), Landscape Planning, By Centure Hutchinson
Ltd, London WC2N, Thames and Hudson.