Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Giải pháp quản lý bảo tồn không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử nhà trần ở đông triều, tỉnh quảng ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN TÂM

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ TRẦN Ở ĐÔNG TRIỀU,
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội, năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------

NGUYỄN VĂN TÂM
KHÓA: 2011-2013

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ TRẦN
Ở ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH



Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HÀN TẤT NGẠN

Hà Nội - Năm 2013


LỜI CẢM ƠN

Qua hơn 2 năm theo học chương trình sau đại học của Trường Đại học
Kiến Trúc Hà Nội tôi đã cơ bản lĩnh hội được một số vấn đề về ngành học
Quản lý Đô thị và Công trình . Để có kết quả ngày hôm nay trước hế t Tôi xin
chân thành gửi lời cá m ơn đế n các thầ y cô trường Đa ̣i ho ̣c Kiế n trúc Hà Nô ̣i
đã tâ ̣n tình hướng dẫn , chỉ bảo tôi trong suố t thời gian ho ̣c tâ ̣p ta ̣i trường

.

Đồng thời tôi cũng gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo Khoa sau đại học , các
thầy cô trong tiểu ban 25 đã ta ̣o điề u kiê ̣n , giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành khóa học.
Tôi xin gửi lời biế t ơn sâu sắ c đế n thầ y PGS .TS. Hàn Tất Ngạn đã dành
rấ t nhiề u thời gian và tâm huyết , tâ ̣n tin
̀ h hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suố t
thời gian nghiên cứu và hoàn thành luâ ̣n văn này .
Tôi xin chân thành c ám ơn cơ quan tôi đang công tác , gia đin

̀ h và ba ̣n
bè đồng nghiệp của tôi đã quan tâm

, đô ̣ng viên giúp đỡ tôi tro ng suố t quá

trình học tập và làm luận văn.
Mă ̣c dù tôi đã có nhiề u cố gắ ng hoàn thiê ̣n luâ ̣n văn này bằ ng tấ t cả khả
năng của min
̀ h , tuy nhiên không tránh khỏi những thiế u sót , rấ t mong nhâ ̣n
đươ ̣c sự đóng góp của quý thầ y cô và các ba ̣n.
Hà Nội, tháng 10 năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Tâm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kế t quả nghiên cứu của Luâ ̣n văn là
trung thực và có nguồ n gố c rõ ràng.
Hà Nội, tháng 10 năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Tâm


MỤC LỤC
Lời cảm ơn.
Lời cam đoan.
Mục lục

Danh mục hình minh họa
Danh mục bảng, biểu
Danh mục sơ đồ, đồ thị
PHẦN 1: MỞ ĐẦU................................................................................................................1

* Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
* Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
* Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 4
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................... 4
* Những khái niệm, thuật ngữ dùng trong luận văn ..................................................... 5
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 6
Chương 1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ TRẦN Ở ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH 6
1.1. KHÁI QUÁT KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ TRẦN ........................................ 6
1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................................. 6
1.1.2. Di tích lịch sử.......................................................................................................... 8
1.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN .. 14
1.2.1. Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan di tích trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................................. 14


1.2.2. Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan di tích lịch sử Nhà
Trần ở Đông Triều, Quảng Ninh................................................................................... 24
1.2.3. Hệ quả của công tác quản lý di tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều, Quảng Ninh.
.......................................................................................................................................... 28
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ TRẦN Ở ĐÔNG TRIỀU, QUẢNG NINH32
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................. 32
2.1.1. Lý thuyết quản lý di sản ...................................................................................... 32

2.1.2. Lý thuyết quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ........................................... 33
2.1.3. Các lập luận về vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý không gian kiến
trúc cảnh quan ................................................................................................................. 34
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ ................................................................................................... 35
2.2.1. Hiến chương và Công ước quốc tế liên quan đến công tác quản lý bảo tồn không
gian kiến trúc cảnh quan khu di tích Nhà Trần ở Ðông Triều.....................................35
2.2.2. Luật, Nghị định và Thông tư liên quan đến công tác quản lý bảo tồn không gian
kiến trúc cảnh quan khu di tích Nhà Trần ở Đông Triều ............................................ 36
2.2.3. Quy định quản lý của đồ án Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị khu
di tích Nhà Trần ở Đông Triều được duyệt.................................................................. 39
2.3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN KHU DI TÍCH NHÀ TRẦN Ở ĐÔNG TRIỀU ................. 42
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 43
2.3.2. Điều kiện văn hóa - xã hội .................................................................................. 44
2.3.3. Điều kiện kinh tế .................................................................................................. 44
2.3.4. Cơ chế hành chính. .............................................................................................. 45


2.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU
DI TÍCH .......................................................................................................................... 45
2.4.1. Kinh nghiệm trong nước ..................................................................................... 45
2.4.2. Kinh nghiệm nước ngoài..................................................................................... 47
Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ TRẦN Ở ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG
NINH ............................................................................................................................... 52
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN KHU DI TÍCH..................................................................................... 52
3.1.1. Quan điểm............................................................................................................. 52
3.1.2. Nguyên tắc ............................................................................................................ 52
3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI TÍCH VÀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC

CẢNH QUAN KHU DI TÍCH NHÀ TRẦN Ở ĐÔNG TRIỀU ............................. 53
3.2.1. Ý tưởng không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh .................................................................................................. 53
3.2.2. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử nhà Trần ở
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ....................................................................................... 57
3.3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DI
TÍCH NHÀ TRẦN Ở ĐÔNG TRIỀU......................................................................... 63
3.3.1. Rà soát hệ thống các văn bản pháp lý, rút ra giải pháp quản lý cần được kế thừa
.......................................................................................................................................... 63
3.3.2. Một vài đề xuất bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý................ 64
3.3.3. Đề xuất giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử nhà
Trần ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ........................................................................... 64


3.3.4. Một số kiến nghị về giải pháp tổ chức cơ quan quản lý và tổ chức, cộng đồng
tham gia hoạt động bảo tồn............................................................................................ 74
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài
Vƣơng triều Trần là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất trong lịch sử
dân tộc Việt Nam, trị vì đất nƣớc 175 năm (1225 - 1400). Triều đại Nhà Trần
lập đƣợc nhiều chiến công vang dội trong sự nghiệp bảo vệ đất nƣớc: Ba lần
đại thắng đế quốc Nguyên Mông. Thời bình, Nhà Trần tích cực mở mang bờ
cõi, xây dựng nền chính trị ổn định, chỉnh đốn luật lệ, coi trọng việc học hành

thi cử; xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền ban
hành các chính sách khuyến nông nhƣ đào sông, đắp đê vệ nông, khai khẩn
đất hoang… tạo lập đƣợc nhiều làng xã mới; Mở mang thêm cảng Vân Đồn
giao thƣơng với các nƣớc xa gần, làm vẻ vang giống nòi, giữ vững nền độc
lập dân tộc, non sông đất nƣớc đƣợc rạng danh.
Triều Trần còn là triều đại đã khai sáng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử
với chủ trƣơng cƣ trần lạc đạo, làm nền tảng tƣ tƣởng cho sự phát triển phật
giáo Việt Nam. Nhà Trần đã để lại cho chúng ta nhiều di sản văn hóa dân tộc
đặc sắc cả về loại hình văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, mà nổi trội nhất
là các trung tâm văn hóa tại Thăng Long, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh.
Hơn bảy trăm năm qua, nhân dân ta luôn ghi nhớ công lao to lớn của triều đại
Nhà Trần với đất nƣớc; Các thế hệ cháu con hôm nay luôn hƣớng về cội
nguồn và tri ân công đức của các vị vua Trần với tấm lòng thành kính.
Nhƣng khi nhắc tới vƣơng triều Trần, về nơi an nghỉ của các vua Trần
hoặc các di sản văn hóa thời Trần hầu nhƣ chúng ta chỉ nghĩ tới các hành
cung ở Nam Định; khu lăng mộ ở Thái Bình hoặc Danh sơn Yên Tử (nơi đức
phật tổ Trần Nhân Tông sáng lập phái thiền Trúc Lâm), chứ ít ai nhớ tới một


2

vùng địa linh, quê gốc của nhà Trần ở Đông Triều. Đây là vùng thánh địa linh
thiêng đang lƣu giữ hầu hết các di cốt của các bậc quan vƣơng nhà Trần. Ở đó
có 11 lăng mộ của các vua Trần, một số lăng mộ của các hoàng hậu, hoàng
phi, công chúa, các quan cận thần của vƣơng triều Trần và các công trình đền,
miếu gắn với việc thờ cúng các vua Trần. Cùng với sự hiện diện của hệ thống
lăng mộ đền miếu trên là các ngôi chùa mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Trần.
Đây là những công trình kiến trúc tôn giáo gắn liền với sự ra đời, phát triển và
lớn mạnh của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, một thiền phái Phật giáo mới
hoàn toàn mang màu sắc Việt Nam với chủ trƣơng “gắn đạo với đời”, gắn xu

thế nhập thế của thiền với việc gìn làng giữ nƣớc của cả dân tộc, có sự liên hệ
mật thiết với chính trị, văn hóa và xã hội. Đó là khu di tích nhà Trần ở Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Đặc trƣng quy hoạch cảnh quan của hệ thống lăng mộ Nhà Trần ở
Đông Triều có những nét riêng, khác với quy hoạch cảnh quan các lăng mộ
của các triều đại sau đó (Lê - Thanh Hóa, Nguyễn - Huế). Trình tự tu hành
theo quan niệm tôn giáo của phái Trúc lâm là lý luận Tam giới. Quy hoạch
theo quan niệm này có hƣớng quy tụ vào điểm giữa trong các bố cục mặt bằng
(trừ lăng Trần Hiến Tông).
Các công trình kiến trúc Phật giáo và đền thờ đến nay không còn rõ nét,
nhƣng qua khai quật khảo cổ cho thấy bố cục đền, chùa chặt chẽ, mang dấu ấn
cung đình “nội vƣơng ngoại quốc”.
Các đề tài, hoa văn trang trí cho thấy, nơi đây chứa đựng nhiều loại
hình, hình thức trang trí đặc trƣng phong cách Trần.
Giá trị di sản là vậy, nhƣng trong nhiều năm qua, công tác quản lý có
nhiều bất cập: Ở cấp Trung ƣơng và Tỉnh hầu nhƣ lãng quên (mà chỉ chú ý
nhiều đến Yên Tử); Ở cấp huyện - xã, công tác quản lý di sản đƣợc đâu hay
đấy, không có quy định, biện pháp... vì thế nhiều di tích bị lấn chiếm thành


3

ruộng, thành đất thổ cƣ; Thậm chí toàn bộ một di tích bị san lấp làm đập thủy
lợi. Một vài điểm di tích đƣợc xã hội hóa trong công tác trùng tu, nhƣng thiếu
hiểu biết, thiếu kiểm tra, quản lý đã làm biến dạng di tích.
Về mặt pháp lý, tuy đã có các văn bản pháp luật, nhƣ Luật Di sản văn
hóa, Nghị định quy định một số điều của Luật Di sản văn hóa... Nhƣng để cụ
thể hóa, phù hợp với đặc trƣng và thực tế của khu di tích Nhà Trần ở Đông
Triều Quảng Ninh lại chƣa có.
Về mặt lý thuyết, đã có một số luận văn, luận án về công tác quản lý di

sản nhƣng cho khu di tích Nhà Trần ở Đông Triều Quảng Ninh lại chƣa có.
Ngày 07/02/2013, Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị khu
di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 đã
đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 307/QĐ-TTg).
Đây là cơ sở quan trọng để cụ thể hóa công tác quản lý bảo tồn không
gian kiến trúc cảnh quan khu di tích . Do vậy, việc nghiên cứu đề xuất các giải
pháp quản lý bảo tồn không gian kiến trúc cảnh quan Khu di tích lịch sử nhà
Trần, ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là rất cần thiết.
* Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn không gian kiến trúc cảnh quan
và các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo tồn Khu di
tích lịch sử nhà Trần, ở Đông Triều nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác quản lý bảo tồn không gian kiến trúc
cảnh quan Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý ở cấp tỉnh và huyện.
Ranh giới quản lý: 291,34 ha nằm trên địa bàn các xã: An Sinh, Thủy
An, Bình Khê, Tràng An. Trong khu di tích đƣợc chia làm hai khu vực: khu


4

vực bảo vệ I (khu bảo vệ nghiêm ngặt) có diện tích 102,27 ha, khu vực bảo vệ
II có diện tích: 189,07 ha.
Quy mô nghiên cứu trong phạm vi đồ án quy hoạch tổng thể bảo tồn và
phát huy giá trị khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
đã đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 307/QĐ-TTg ngày
07/02/2013(Nguồn: Ban quản lý các di tích trọng điểm Quảng Ninh).
* Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp điền dã: Khảo sát thực tế công tác quản lý tại địa bàn.

- Phƣơng pháp điều tra xã hội học (điều tra bằng bảng hỏi). Sử dụng
phƣơng pháp này để xác định diễn biến thực trạng của đối tƣợng khảo sát,
tâm lý nguyện vọng dân cƣ tại địa bàn. Đặc biệt để làm nổi bật tâm lý cộng
đồng và hiểu đƣợc những khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý không gian
kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều.
- Phƣơng pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin với mục đích
nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu và kế thừa thành tựu nghiên cứu. Sử dụng
phƣơng pháp này nhằm xác định tổng quan lịch sử nghiên cứu và các phạm trù
sự việc, các số liệu thống kê, tổng hợp, chủ trƣơng và chính sách liên quan đến
nội dung nghiên cứu nhằm xác định vấn đề nghiên cứu, phục vụ bàn luận kết
quả nghiên cứu, xác lập cơ sở nghiên cứu khoa học đến chủ đề nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, suy luận để đề xuất các giải pháp,
chính sách quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử nhà
Trần ở Đông Triều.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Đề xuất các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu di
tích một cách cụ thể, phù hợp với địa phƣơng, giá trị và đặc điểm di tích lịch
sử nhà Trần ở Đông Triều.


5

+ Góp phần cụ thể hóa lý luận khoa học về công tác quản lý gắn kết với
đời sống nhân dân vùng di tích.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Góp phần hoàn thiện hệ thống các giải pháp cho công tác quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều.
* Những khái niệm, thuật ngữ dùng trong luận văn
- Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,

cây xanh, mặt nƣớc trong đô thị có ảnh hƣởng trực tiếp đến cảnh quan đô
thị.[21]
- Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công
tŕnh kiến trúc , kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu
dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hƣởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.[21]
- Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hƣớng quan sát ở
trong đô thị nhƣ không gian trƣớc tổ hợp kiến trúc, quảng trƣờng, đƣờng phố,
hè, đƣờng đi bộ, công viên, thảm thực vật, vƣờn cây, vƣờn hoa, đồi, núi, gò
đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông,
kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.[21]
- Không gian, kiến trúc, cảnh quản: là tổ hợp các vật thể, bao gồm các
công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo, cây xanh, mặt nƣớc,
không gian xung quanh tổ hợp kiến trúc, quảng trƣờng, đƣờng phố, hè, đƣờng
đi bộ, công viên, thảm thực vật, vƣờn cây, vƣờn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù
lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch...mà
sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hƣởng trực tiếp
đến cảnh quan.[7]
- Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quản: Bao gồm hệ thống chính
sách, cơ chế, biện pháp và phƣơng tiện đƣợc chính quyền Nhà nƣớc các cấp
sử dụng để tạo điều kiện kiểm soát, định hƣớng, tác động các quá trình hoạt
động đến đối tƣợng đƣợc quản lý nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các
mục tiêu về không gian, kiến trúc, cảnh quan.[7]


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.

Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


94

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. KẾT LUẬN
Luận văn đã nghiên cứu, phân tích thực trạng không gian, kiến trúc,
cảnh quan và quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử nhà
Trần ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Qua đó đánh giá toàn diện các yếu tố
ảnh hƣởng đến không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử nhà Trần ở
Đông Triều, kết hợp với các cơ sở lý luận, các văn bản pháp lý cũng nhƣ tổng
hợp các kinh nghiệm quản lý của các khu di tích trong và ngoài nƣớc để đề
xuất các quy định và giải pháp quản lý bảo tồn không gian kiến trúc cảnh
quan khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều.
Việc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử nhà
Trần ở Đông Triều đã góp phần:
- Bảo tồn, tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên môi
trƣờng sinh thái.
- Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân các xã
trong khu di tích.
- Nâng cao giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử
dụng không gian và bảo vệ môi trƣờng khu di tích.
- Định hƣớng công tác quản lý sát với thực tế và thiết thực.
- Tạo cho khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
thực sự trở thành điểm đến của du lịch Việt nam, động lực quan trọng của
huyện Đông Triều cũng nhƣ tỉnh Quảng Ninh.



95

3.2. KIẾN NGHỊ
Chính phủ cần đẩy nhanh kế hoạch thực hiện "Chƣơng trình cải cách
hành chính Nhà nƣớc giai đoạn 2010 đến 2015" quy định các tiêu chí cụ thể
đối với từng loại đơn vị hành chính; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm của chính quyền các cấp; sắp xếp tổ chức lại các cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp.
Kiến nghị Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tập chung vốn
đầu tƣ, huy động các ngồn vốn trong nƣớc và ngoài nƣớc, có chính sách thu
hút đầu tƣ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án theo quy hoạch đƣợc
duyệt.
Kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo Ban Quản lý các
di tích trọng điểm, Uỷ ban nhân dân huyện Đông Triều, các sở, ban, ngành
liên quan tiến hành rà soát các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc để bổ sung,
sửa đổi cho phù hợp với việc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu di
tích lịch sử nhà Trần.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiế ng Viêṭ
[1] Nguyễn Ngọc Châu (2012), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà
Nô ̣i.
[2] Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học , Nhà xuất bản
giáo dục, Hà Nội.
[3] Nguyễn Chí Hải (2012), Quản lý không gian, kiế n trúc, cảnh quan khu di
tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Luâ ̣n văn tha ̣c sỹ
Quản lý đô thị, Hà Nội.

[4] Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng
đồng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[5] Đỗ Hậu (2010), Xã hội học đô thị, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[6] Phạm Trọng Mạnh (2012), Quản lý đô thị. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
[7] Hàn Tất Ngạn (1999), Kiến trúc cảnh quan, Nhà xuất bản xây dựng, Hà
Nội.
[8] Kim Quảng Quân (2010), Thiế t kế đô thi,̣ Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[9] Nguyễn Đăng Sơn (2005), Phương pháp tiế p cận mới về Quy hoạch và
quản lý đô thị, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[10] Viện Bảo tồn di tích - Công ty tư vấn giải pháp đô thị Urban Solutions
(2008), Quản lý di sản đô thị trong bối cảnh phát triển đô thị ở Việt Nam,
Công ty cổ phần Prosin, Hà Nội.
[11] Bô ̣ Xây dựng (2008), Quy chuẩn Xây dựng Viê ̣t Nam 01: 2008/BXD về
quy hoạch xây dựng, Hà Nội.
[12] Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ (2008), Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân


cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã về
các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng, Thông tư liên lich
̣ số
20/2008/TTLT-BXD-BNV.
[13] Bô ̣ Xây dựng (2008), Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng Kiến
trúc - Quy hoạch cấp tỉnh, thành phố, Thông tư số 08/2008/TT-BXD.
[14] Bô ̣ Xây dựng (2010), Hướng dẫn lập Quy chế quản lý quy hoạch , kiến
trúc đô thị, Thông tư số 19/2010/TT-BXD.
[15] Bô ̣ Xây dựng (2010), Quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo
quy hoạch đô thị, Thông tư số 15/2010/TT-BXD.
[16] Chính phủ (2010), Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô
thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.

[17] Chính phủ (2010), Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị,
Nghị định số 38/2010/NĐ-CP.
[18] Chính Phủ (2013), Phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá
trị khu di tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều, Quảng Ninh, Quyết định số
307/QĐ-TTg.
[19] Quốc hội (2001), Luật Di sản văn hóa, Hà nội.
[20] Quốc hội (2009), Luật Di sản văn hóa sửa đổi, Hà nội.
[21] Quốc hội (2009), Luật Qui hoạch đô thị, Hà nội.
Tiế ng Anh
[22] Kenvin Lynch (1960), The Image of the City, The MIT PRESS,
Masschusets.



×