Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng nhà ở trong các làng thuộc dự án xây dựng khu đô thị đông anh, hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
--------------------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG HOA

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
NHÀ Ở TRONG CÁC LÀNG THUỘC DỰ ÁN
XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ ĐÔNG ANH, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội, năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG HOA
KHÓA: 2011 – 2013

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG NHÀ Ở
TRONG LÀNG THUỘC DỰ ÁN XÂY DỰNG


KHU ĐÔ THỊ ĐÔNG ANH, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. ĐẶNG ĐỨC QUANG

Hà Nội - Năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của khoa đào tạo Sau đại
học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, sự tận tình giảng dạy của các thày cô
trong suốt khóa học và sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp.
Tôi xin trân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thày giáo Phó Giáo sư - Tiến sỹ Đặng Đức Quang đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo trong suốt thời gian thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa
học có giá trị để luận văn này được hoàn thành.
Tôi xin trân thành cảm ơn Lãnh đạo cơ quan Viện Quy hoạch xây dựng
Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo, cán bộ các cơ quan: Sở Quy
hoạch Kiến Trúc Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội, Viện Quy hoạch Xây dựng
Hà Nội, UBND huyện Đông Anh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá
trình thu thập các tài liệu phục vụ luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hồng Hoa


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng. Luận văn có sự kế thừa của các công trình
trước đây. Những tư liệu mới và những kết quả của luận văn chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Hoa


Mục lục
A. PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài: ...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu: .........................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ....................................................................3
4. Nội dung nghiên cứu: .........................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ........................................................3
7. Thuật ngữ và khái niệm: ....................................................................................4
8. Cấu trúc luận văn: ..............................................................................................5
B.
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................................................................6
Chương I: ...................................................................................................................6
Thực trạng quản lý quy hoạch xây dựng nhà ở trong các làng thuộc dự án xây
dựng khu đô thị Đông Anh. ......................................................................................6

1.1. Giới thiệu khái quát về khu đô thị Đông Anh: ................................................6
1.1.1. Vị trí địa lý: .................................................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm địa hình, cảnh quan [48] ................................................................ 9
1.1.3. Khí hậu, địa chất thủy văn, địa chất công trình [48] ...................................... 9
1.1.4. Nguồn lực phát triển chủ yếu [50] ............................................................... 10
1.1.5. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật [50] .................................................................... 13
1.2. Thực trạng quy hoạch xây dựng nhà ở trong các làng tại các khu đô thị mới
trong dự án khu đô thị Đông Anh .........................................................................17
1.3. Thực trạng công tác quản lý xây dựng nhà ở trong làng thuộc dự án khu đô
thị Đông Anh ............................................................................................................28
1.3.1. Đơn vị hành chính cấp Thành phố: .............................................................. 28
1.3.2. Đơn vị hành chính cấp quận, huyện:............................................................ 29
1.3.3. Đơn vị hành chính cấp phường, xã, thị trấn:................................................ 34
1.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý quy hoạch xây dựng nhà ở trong làng
thuộc các dự án phát triển đô thị tại khu đô thị Đông Anh ................................36
1.5. Một số công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài ..................38
1.6. Những vấn đề tồn tại cần giải quyết trong quản lý quy hoạch xây dựng nhà ở
trong các làng...........................................................................................................38
1.6.1. Về cơ cấu bộ máy quản lý ............................................................................ 39
1.6.2. Về văn bản quản lý xây dựng theo quy hoạch: ............................................ 39


1.6.3.
1.6.4.

Về sự tham gia của cộng đồng: .................................................................... 39
Những nội dung luận văn cần giải quyết: .................................................... 39

Chương II: ...............................................................................................................40
Cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp QLQHXD nhà ở trong các làng thuộc dự án

xây dựng khu đô thị Đông Anh. .............................................................................40
2.1. Cơ sở pháp lý: ...................................................................................................40
2.1.1. Quy hoạch được phê duyệt .......................................................................... 40
2.1.2. Văn bản về thiết kế quy hoạch xây dựng: .................................................... 42
2.1.3. Các văn bản về quản lý quy hoạch xây dựng: ............................................. 42
2.1.4. Các văn bản do thành phố Hà Nội và huyện Đông Anh ban hành .............. 43
2.2. Cơ sở lý thuyết: .................................................................................................43
2.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị ......................................... 43
2.2.2. Quản lý xây dựng nhà ở theo Quy hoạch đô thị: ........................................ 44
2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng nhà ở làng xóm ......... 45
2.2.4. Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến công tác quản lý quy hoạch xây
dựng nhà ở ................................................................................................................. 45
2.3. Cơ sở thực tiễn: .................................................................................................47
2.3.1. Điều kiện tự nhiên: ....................................................................................... 47
2.3.2. Điều kiện xã hội: .......................................................................................... 49
2.3.3. Điều kiện kinh tế .......................................................................................... 54
2.3.4. Điều kiện khoa học công nghệ ..................................................................... 55
2.3.5. Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng tại một số
địa phương trong nước và một số nước trên thế giới: ............................................... 56
Chương III: ..............................................................................................................67
Giải pháp quản lý QHXD nhà ở trong các làng thuộc dự án xây dựng khu đô thị
Đông Anh. ................................................................................................................67
3.1. Quan điểm: ........................................................................................................67
3.2. Mục tiêu: ............................................................................................................69
3.3. Nguyên tắc: ........................................................................................................70
3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch xây
dựng nhà ở trong làng thuộc các khu đô thị .........................................................71
3.4.1. Giải pháp về công tác quản lý quy hoạch: ................................................... 71



3.4.2. Tổ chức công khai quy hoạch chi tiết được duyệt và cung cấp đầy đủ thông
tin về quy hoạch: ....................................................................................................... 75
3.4.3. Quản lý khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng trong làng ............................ 77
3.4.4. Nâng cao nhận thức của Chủ đầu tư ............................................................ 78
3.4.5. Nâng cao năng lực của bộ máy Quản lý xây dựng đô thị ............................ 78
3.4.6. Đề xuất sự tham gia của cộng đồng trong quản lý quy hoạch xây dựng nhà ở
trong làng................................................................................................................... 81
3.4.7. Bổ sung hệ thống văn bản pháp luật, các chỉ tiêu kỹ thuật về xây dựng nhà ở
84
3.4.8. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động ............................................... 87
3.4.9. Cải cách các thủ tục hành chính – Đề xuất đề án “Xây dựng chính quyền đô
thị”
89
3.4.10. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xây dựng ..................................... 98
3.4.11. Kiện toàn chế tài xử lý vi phạm trật tự xây dựng ........................................ 99
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................
KẾT LUẬN: ......................................................................................................................................................................
KIẾN NGHỊ: .....................................................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................................


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Tên đề tài: Giải pháp Quản lý quy hoạch xây dựng nhà ở trong các làng thuộc dự án
xây dựng khu đô thị Đông Anh, Hà Nội.
1. Lý do chọn đề tài:
Cũng như quy luật chung của các nước đang phát triển, tốc độ đô thị hoá ở
Hà nội những năm gần đây có thay đổi đáng kể là mức tăng dân số vào đô thị,
trong khi khả năng cung cấp nhà ở của nhà nước bị hạn chế bởi nguồn ngân sách

ngày càng trở nên quá nhỏ so với nhu cầu thực tế. Tình trạng chuyển đổi đất canh
tác nông nghiệp thành đất xây dựng nhà ở, kinh doanh bất động sản bất hợp pháp,
lấn chiếm đất, xây dựng trái phép, thiếu sự quản lý của các cấp chính quyền đang
phổ biến trên địa bàn Hà Nội.
Đặc biệt trong các làng ven đô Hà Nội, tốc độ đô thị hoá nhanh so với đầu
tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Nguồn ngân sách ngày càng hạn
hẹp so với nhu cầu. Các dự án phát triển đô thị mới đại đa số do các nhà đầu tư
và các tổ chức kinh doanh thực hiện nên họ thường chỉ quan tâm tới phần phát
triển mới, không phải di dân để đem lại lợi nhuận ngay trước mắt; những khu dân
cư có sẵn thường được quan tâm bằng các quy hoạch sử dụng đất trên giấy với
những đường giới hạn được xác định là “khu vực tồn tại chỉnh trang theo quy
hoạch”, nhưng ai là người thực hiện? Ai là người quan tâm đến loại đất này trong
các dự án phát triển đô thị?
Chính vì vậy, có thể nói, các làng xóm vốn là làng nông nghiệp truyền
thống, nay đã trở thành “làng đô thị” đang biến cơ cấu sử dụng đất, đời sống kinh
tế xã hội từng ngày thì lại thiếu sự quan tâm thích đáng, chúng cứ tự phát triển
trong sự quản lý lỏng lẻo của các cấp chính quyền. Đã đến lúc cần dành sự quan
tâm thích đáng đối với những làng đô thị này bằng cách phát huy nguồn nội lực
để người dân có thể tham gia vào xây dựng môi trường sống tốt cho chính họ,
cũng chính là cho cộng đồng đô thị nói chung.


2

Không nằm ngoài quy luật phát triển của thành phố, huyện Đông Anh nói
riêng hay khu vực Bắc Sông Hồng nói chung đang có những bước chuyển mình
mạnh mẽ cả về kinh tế - văn hóa – xã hội. Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, huyện Đông Anh được xác định là
trung tâm dịch vụ, tài chính, thương mại, giao dịch quốc tế, thuộc phạm vi đô thị
trung tâm và có tiềm năng để phát triển tài chính, thương mại, tập trung vào

nguồn nhân lực vì có sự kết nối với các cảng sông và sân bay. Có tiềm năng phát
triển thành một đô thị khoa học với chất lượng cao. Sự phát triển công nghiệp
song song với phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng cùng với sự phát triển của
tài chính, thương mại có thể làm cho Đông Anh trở thành một trung tâm nghiên
cứu và phát triển và giáo dục dựa trên tri thức trong tương lai, trọng tâm là công
nghệ thông tin, năng lượng tái tạo mới và viễn thông. Bởi vậy mà trong 10 năm
trở lại đây, trên địa bàn huyện có rất nhiều dự án các khu đô thị mới lớn nhỏ, tạo
nên một bộ mặt mới hiện đại cho toàn huyện, thúc đẩy kinh tế phát triển vượt
bậc. Tuy nhiên cũng giống như hầu hết các dự án khu đô thị mới khác trên địa
bàn thành phố, các làng xóm truyền thống lâu đời đang gặp phải những đe dọa
trầm trọng của quá trình hiện đại hóa mang lại.
Cần thiết phải nghiên cứu về QLQHXD nhà ở trong khu vực làng xóm để
làng có thể hòa nhập trong quần thể đô thị mà vẫn giữ được nét đặc trưng riêng,
bảo đảm cho đời sống của người dân trong khu vực làng xóm đồng thời khớp nối
về HTXH và HTKT với các dự án xây mới bảo đảm tính hài hòa trong tổng thể
kiến trúc của thành phố. Hơn nữa từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên
cứu về quản lý quy hoạch xây dựng nhà ở trong khu vực làng xóm một cách có
hệ thống.
Vì vậy đề tài ” Giải pháp Quản lý quy hoạch xây dựng nhà ở trong các làng
thuộc dự án xây dựng khu đô thị Đông Anh, Hà Nội” là cần thiết và cấp bách,
phù hợp với điều kiện đặc thù của Thủ đô Hà Nội hướng tới một đô thị bền vững
và có ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử, xã hội, cũng như văn hóa của thành phố Hà
Nội, góp một phần cơ sở lý luận cũng như thực tiễn cho công tác quản lý đô thị ở
thủ đô Hà Nội.


3

2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý quy hoạch xây dựng nhà ở trong

làng thuộc khu đô thị Đông Anh, đề xuất giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng
nhà ở trong làng cho khu đô thị Đông Anh có hiệu quả và chất lượng trong các
giai đoạn phát triển.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a) Đối tượng nghiên cứu: Công tác QLQHXD nhà ở trong làng thuộc khu đô thị
Đông Anh.
b) Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Các làng trong khu đô thị Đông Anh
- Thời gian: Đến năm 2020.
- Tập trung nghiên cứu về công tác quản lý QHXD nhà ở trong làng tại khu đô
thị Đông Anh.
4. Nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý QHXD nhà ở trong làng
thuộc các khu đô thị đã xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội và khu đô thị
Đông Anh.
+ Xây dựng cơ sở khoa học về công tác quản lý QHXD nhà ở trong làng.
+ Đề xuất giải pháp quản lý QHXD nhà ở trong làng thuộc khu đô thị Đông Anh.
5. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp điều tra, thực địa, xã hội học.
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống.
+ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia và dự báo
+ Phương pháp đối chiếu và so sánh
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Đề tài nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý quy hoạch xây
dựng nhà ở trong làng, áp dụng cho khu đô thị Đông Anh nói riêng và thành phố


4


Hà Nội nói chung. Trên cơ sở đó là bài học để có các cơ chế, chính sách quản lý
nhà ở trong làng xóm có thể học tập, tham khảo.
7. Thuật ngữ và khái niệm:
Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KTXH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành,
ngoại thành của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn [20]
Quy hoạch đô thị: Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị,
hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập
môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông
qua đồ án quy hoạch đô thị.[20]
Quy hoạch xây dựng: là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư
nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường
sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà
giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được
thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và
thuyết minh.[19]
Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn là việc tổ chức không gian, hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của điểm dân cư nông thôn. [19]
Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn
kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi
một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc
(sau đây gọi chung là thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế - xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán và các yếu tố khác.[19]
Quản lý đô thị: là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công
tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động đó
để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố. [20]
Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: được hiểu là sự tác động của chủ thể
quản lý thông qua sử dụng các công cụ để quản lý các hoạt động liên quan đến

quy hoạch xây dựng đô thị.


5

8. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn có 3 chương
gồm có:
Chương 1: Thực trạng quản lý quy hoạch xây dựng nhà ở trong các làng thuộc dự
án xây dựng khu đô thị Đông Anh.
Chương 2: Cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp quản lý QHXD nhà ở trong các
làng thuộc dự án xây dựng khu đô thị Đông Anh.
Chương 3: Giải pháp QLQHXD nhà ở trong các làng thuộc dự án xây dựng khu
đô thị Đông Anh.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:
Tác động của quá trình đô thị hoá ở Hà Nội đã làm biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội

ở các làng xã ven đô, sự phát triển mở rộng ranh giới thành phố không đồng nhất với sự
phát triển hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Nguồn ngân sách thành phố trở nên quá
nhỏ trước những nhu cầu phát triển đời sống kinh tế xã hội. Ranh giới giữa đô thị và
nông thôn luôn đan xen nhau trong quá trình mở rộng ranh giới đô thị. Làng xóm trong
đô thị là đặc trưng không chỉ riêng ở Hà Nội, nó luôn tồn tại song song trong quá trình
phát triển đô thị. Việc quản lý xây dựng và phát triển các làng này như thế nào cho phù
hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế và phương thức sản xuất mà vẫn bảo đảm tính
bền vững là một vấn đề cần thiết cấp bách. Qua khảo sát nghiên cứu thực tiễn công tác
quản lý quy hoạch xây dựng nhà ở tại các làng ven đô Hà Nội chưa được tốt, vẫn còn
tồn tại rất nhiều bất cập, từ đó cho thấy sự phát triển tự phát của người dân, vai trò của
cộng đồng không được phát huy một cách hiệu quả, trong khi đó bộ máy quản lý các
cấp thì chưa hoàn thiện.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng quy hoạch và quản lý xây dựng theo
quy hoạch nhà ở trong làng thuộc dự án phát triển khu đô thị Đông Anh, đồng thời dựa
trên cơ sở lý luận và tham khảo kinh nghiệm trong nước và quốc tế, luận văn đã đề xuất
một số kết luận chính sau:
- Điều chỉnh quy hoạch chi tiết và đề xuất quy định quản lý xây dựng dựa trên
các phân khu chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế đảm bảo thực hiện đúng quy
hoạch. Công bố, công khai mốc giới để người dân biết, thực hiện và giám sát theo quy
hoạch.
- Hoàn thiện bộ máy quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn, nâng cao vai trò
quản lý quy hoạch xây dựng cấp xã, nâng cao năng lực, trách nhiệm và quyền hạn cho
cán bộ quản lý cấp xã. Giao quyền được cấp giấy phép xây dựng nhà ở cho bộ máy
quản lý cấp xã.
- Bổ sung và hoàn thiện văn bản pháp luật về quy trình thực hiện, quản lý đô thị
và thiết kế đô thị phù hợp với thực tế quản lý quy hoạch xây dựng. Xây dựng hương
ước mới về xây dựng nhà ở làng xóm nhằm phát huy và nâng cao vai trò của cộng đồng
trong quản lý quy hoạch xây dựng.



- Đề xuất tiến trình xây dựng và cải tạo nhà ở trong làng theo quy hoạch với sự
tham gia của cộng đồng.
- Cải cách thủ tục hành chính – Đề xuất xây dựng đề án “Chính quyền đô thị"
Những đề xuất của luận văn là những vấn đề thực tiễn cấp bách cần triển
khai không chỉ ở Đông Anh mà còn ở tất cả các làng ven đô thuộc những khu vực khác.
Ngoài ra, luận văn mang để tài nghiên cứu “Giải pháp Quản lý quy hoạch xây dựng nhà
ở trong các làng thuộc dự án xây dựng khu đô thị Đông Anh” được hoàn thành cũng
đóng góp một phần tư liệu phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu.
KIẾN NGHỊ:
Để thực hiện các nội dung đề xuất trong luận văn, xin kiến nghị một số điểm sau:
Chú trọng đào tạo những người thực thi quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng đồ
án quy hoạch, phù hợp với điều kiện thực tế và có tính khả thi cao. Công tác điều chỉnh
quy hoạch phải được xem xét thường xuyên để phù hợp với yêu cầu thực tiễn xây dựng
trong quá trình phát triển.
Hoàn thiện hệ thống quản lý quy hoạch xây dựng các cấp. Tăng cường thẩm
quyền quản lý quy hoạch xây dựng cho chính quyền xã.
Hoàn thiện hệ thống văn bản về quản lý quy hoạch, kiến nghị các cơ quan có
thẩm quyền rà soát, điều chỉnh các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật xây
dựng, luật đất đai, luật quy hoạch… nhằm tránh chồng chéo giữa các văn bản quy phạm
pháp luật, gây khó khăn trong quá trình quản lý của địa phương. Ngoài ra, việc nghiên
cứu ban hành Luật thực hiện quy hoạch cũng là cần thiết nhằm thực hiện việc xây dựng
theo quy hoạch với tiến độ và lộ trình cụ thể. Cần sớm ban hành và bổ sung những văn
bản pháp lý về chế tài xử phạt đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư vấn giám sát.
Kiến nghị cần có sự tham gia của cộng đồng trong công tác lập quy hoạch, quản
lý quy hoạch xây dựng. Phát huy những mặt tích cực của thiết chế làng truyền thống
trong việc quản lý quy hoạch xây dựng.
Kiến nghị các cấp có thẩm quyền ra những thể chế, các quy định hướng dẫn cho
chính quyền xã theo những vấn đề, giải pháp mà luận văn đã đưa ra.
Trong luận văn có đề xuất đề án “Chính quyền đô thị” và “Quy trình thực hiện
bảo tồn những công trình có giá trị” cần nghiên cứu mở rộng thêm ở những công trình

nghiên cứu khác để phù hợp với điều kiện thực tiễn của các vùng như Đông Anh nói
riêng và Hà Nội nói chung nhằm nâng cao giá trị thực tiễn trong quản lý quy hoạch xây
dựng nhà ở trong làng xóm.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch phát triển đô thị, Nxb Xây dựng;
2. Bộ Công Thương – Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLT-BCTBNV ngày 28/5/2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
3. Bộ chính trị (2004), Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ chính trị về
phương hướng phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng
trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010.
4. Bộ kế hoạch và Đầu tư (2009), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế- xã
hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Thông tư số: 38/2004/TTLT-BTN&MTBNV ngày 31/12/2004 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức phát triển quỹ đất.
6. Bộ Xây dựng (1999), Định hướng Quy hoạch Tổng thể phát triển đô thị Việt Nam
đến năm 2020, Nxb Xây dựng.
7. Bộ Xây dựng- Bộ Nội vụ (2008), Thông tư số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày
16/12/2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ
quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng.
8. Chính phủ (2006), Nghị quyết số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về Lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội.
9. Chính phủ (2008), Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 Quy định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
10. Chính phủ (2008), Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 Quy định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh



11. Chính phủ (2008), Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
12. Chính phủ (2009), Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 Quy định về
việc phân loại đô thị.
13. Chính phủ (2008), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 Quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư.
14. Chính phủ (2011), Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ
về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn.
15. Lưu Đức Hải (2009), Phát triển đô thị giai đoạn 1999-2009.
16. Phạm Trọng Mạnh (2010), Quản lý đô thị, Nxb Xây dựng.
17. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ
thuật.
18. Quốc hội (2003), Luật đất đai ngày 26/11/2003.
19. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003, Nxb Xây
dựng.
20. Quốc hội (2009), Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009.
21. Nguyễn Thị Tâm (1995), Luận án phó tiến sĩ- Quy hoạch xây dựng giao thông
nông thôn- Nhân tố thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
22. Tiêu chuẩn Việt Nam (2000), TCVN 4448:1987- Lập đồ án Quy hoạch thị trấn
huyện lị, Nxb Xây dựng.
23. Tiêu chuẩn Việt Nam (2000), TCVN 4449:1987, Quy hoạch xây dựng- Tiêu
chuẩn thiết kế, Nxb Xây dựng.
24. Tổng cục thống kê (1999), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009.
25. Chu Văn Thành (2006), Đô thị Việt Nam hiện nay, Nxb Thống kê.
26. Trường Đại học Xây dựng (2009), Quy hoạch xây dựng đơn vị ở, Nxb Xây dựng.



27. Viện Kiến trúc- Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (2008), Điều chỉnh Định hướng
quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2050.
28. Bộ Xây Dựng, Quy hoạch xây dựng các đô thị Việt Nam - Nhà Xuất bản Xây
dựng, Hà Nội 1999.
29. Chính phủ, nghị định 64 – CP ngày 27/9/1993 Ban hành quy định về việc giao
đất nông nghiệp cho hộ gia đình, các nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích
sản xuất nông nghiệp
30. Chính phủ, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng.
31. Chính phủ, Nghị định số 29/2007/ NĐ-CP ngày 27/2/2007 về quản lý kiến trúc
đô thị và thông tư số 08/2007/TT-BXD ngày 10/9/2007 về hướng dẫn lập thẩm
định phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
32. Chính phủ, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
33. Dự án VIE/050, quy hoạch và quản lý đô thị có sự tham gia của cộng đồng, Hà
nội năm 1998.
34. Dự án quy hoạch và kiểm soát phát triển Hà nội, AusAID – cơ quan phát triển
quốc tế Australia.
35. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay,
NXB chính trị quốc gia, 2001
36. Ngô Xuân Lộc - Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý và quy hoạch
đô thị.
37. Nguyễn Ngọc Châu, Quản lý đô thi, Nhà Xuất bản Xây dựng, Hà Nội 2001.
38. Nguyễn Quốc Thông - Giáo trình quy hoạch và quản lý đô thị.
39. Nhóm điều chỉnh QHC Thủ đô Hà nội, Điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà
nội đến năm 2020 (đã được Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 108/1998/QĐTtg ngày 20/6/1998)


40. Phòng xã hội học đô thị – Viện xã hội học, phát triển cộng đồng, một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, năm 1999.

41. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang, Phát triển cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng,
NXB văn hoá thông tin, năm 2000.
42. Trần Hùng và Nguyễn Quốc Thông, Thăng Long Hà nội 10 thế kỷ đô thị hoá,
NXB xây dựng, 1995.
43. Đặng Đức Quang, Luận án Ts về “Một số vấn đề về nhà ở thị tứ làng xã vùng
đồng bằng Bắc Bộ trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam”.
44. Thái Nhật Quang, Luận văn Ths về “Quản lý xây dựng theo quy hoạch làng Linh
Đàm trong khu vực bán đảo linh đàm với sự tham gia của cộng đồng”.
45. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Luận án Ts về “Khai thác các yếu tố không gian cảnh
quan kiến trúc truyền thống vận dụng trong quy hoạch chỉnh trang làng ở thành
phố Hà Nội dưới ảnh hưởng của đô thị hóa”.
46. Trần Trọng Vĩnh, Luận văn Ths về “Các giải pháp quy hoạch xây dựng các
điểm dân cư nông thôn ven đô của thành phố Hà Nội (ví dụ xã Nam Hồng, huyện
Đông Anh).
47. Lương Tiến Dũng, Luận văn Ths về “Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý
phát triển khu làng ở đô thị ven đô Hà Nội, áp dụng tại phường Phú Thượng –
Tây Hồ”.
48. Nguyễn Công Hưng, Luận văn Ths về “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý xây
dựng đô thị tại cấp phường ở Hà Nội, áp dụng tại phường Trung Liệt – quận
Đống Đa”.
49. Đỗ Viết Quế, Luận văn Ths về “Đề xuất biện pháp quản lý hiệu quả việc cấp
phép xây dựng theo quy hoạch và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn
thành phố Bắc Ninh”.
50. Trần Nam Anh Tuấn, Luận văn Ths về “Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu
vực làng Cót, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội”.


51. Trung tâm điều tra cơ bản, sở KHCN và Mt, Nghiên cứu điều tra quá trình đô thị
hoá từ làng xã thành phường của Hà Nội. Những tồn tại và giải pháp khắc phục.
52. Trường đại học kiến trúc Hà nội, Nguyễn Thế Bá chủ biên, Quy hoạch xây dựng

phát triển đô thị, NXB xây dựng, năm 1997.
53. Trịnh Duy Luân, Xã hội học đô thị.
54. UBND thành phố Hà nội, Quyết định 48/2006/QĐ-UBND ngày 11/4/2006 về
phân cấp lập, thẩm định phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch.
55. UBND thành phố Hà nội, Quyết định 79/2007/QĐ-UBND ngày 11/7/2007 quy
định về cấp phép xây dựng.
56. Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, Quy hoạch chung khu vực Bắc Sông Hồng,
huyện Đông Anh, Hà Nội (Phần quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật) (2008)
57. Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (2011)
58. UBND huyện Đông Anh, Báo cáo dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Anh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (2012)
59. Chính phủ (2011), Nghị định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011 về việc phê
duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050.
60. Chính phủ (2004), Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg ngày 06/05/2004 về việc phê
duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020.
61. Ashui.com, Kiến trúc nông thôn xưa, nay: trách nhiệm và những hành động
62. Ashui.com, Không gian kiến trúc làng ngoại thành trong quá trình đô thị hóa ở
Hà Nội
63. Baotayninh.vn, Xây dựng chính quyền đô thị, bắt đầu thay đổi từ tư duy.



×