Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn vùng tây bắc (lấy đô thị thanh phú, huyện sa pa, tỉnh lào cai làm địa bàn ứng dụng) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.59 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGÔ THẾ QUỲNH

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
THỊ TRẤN VÙNG TÂY BẮC
(Lấy đô thị Thanh Phú, huyện Sa Pa,
tỉnh Lào Cai làm địa bàn ứng dụng)

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

Hà Nội, năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGÔ THẾ QUỲNH
KHÓA: 2010 - 2012

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
THỊ TRẤN VÙNG TÂY BẮC
(Lấy đô thị Thanh Phú, huyện Sa Pa,
tỉnh Lào Cai làm địa bàn ứng dụng)


Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM HỮU ĐỨC

Hà Nội, năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến thầy giáo TS. Phạm Hữu Đức là người hướng dẫn khoa học đã tận tình
giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới khoa Đào tạo sau đại học, Ban
giám hiệu cùng các thầy, cô giáo - Trường Đại học kiến trúc Hà Nội đã dạy
dỗ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Xây dựng, Trưởng phòng kiến trúc
quy hoạch & phát triển đô thị - Sở Xây dựng tỉnh Lào Cai và gia đình đã giúp
đỡ và động viên trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những người
bạn đã dành cho tôi những sự giúp đỡ quý báu về tinh thần, kinh nghiệm
trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2013

Ngô Thế Quỳnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học

độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Ngô Thế Quỳnh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................
Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. .
Mục đính nghiên cứu ....................................................................................................... .
Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và quy mô nghiên cứu .............................................. .
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. .
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................................... .
Các khái niệm cơ bản ....................................................................................................... .
Cấu trúc luận văn .............................................................................................................. .
Chương 1. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và phương pháp quản lý hạ
tầng kỹ thuật thị trấn vùng Tây Bắc. ......................................................................1
1.1. Giới thiệu chung về miền núi vùng Tây Bắc. ...................................................... 1
1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................ 1
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 1
1.1.3. Hiện trạng hệ thống đô thị ............................................................................... 5
1.1.4. Định hướng phát triển mạng lưới đô thị ........................................................ 6
1.2. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng Tây Bắc. ........................................ 13
1.2.1. Hiện trạng nền xây dựng các đô thị trong vùng, tình hình lũ lụt. ............. 13

1.2.2. Hiện trạng giao thông..................................................................................... 15
1.2.3. Hiện trạng cấp nước ....................................................................................... 16
1.2.4. Hiện trạng cấp điện ........................................................................................ 16
1.2.5. Hiện trạng thoát nước bẩn và VSMT ........................................................... 17


1.3. Giới thiệu chung về đô thị Thanh Phú. ............................................................... 18
1.3.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 18
1.3.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 19
1.3.3. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ........................................................... 22
1.3.4. Định hướng phát triển đô thị Thanh Phú ..................................................... 29
1.4. Thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật các thị trấn vùng Tây Bắc ...................... 33
1.4.1. Cơ cấu bộ máy quản lý và phân cấp quản lý............................................... 33
1.4.2. Trình độ năng lực và năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý .............. 34
1.4.3. Công tác thẩm định và phê duyệt dự án hạ tầng kỹ thuật. ........................ 35
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị. .............42
2.1 Cơ sở lý luận trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật...................................... 42
2.1.1 Đặc tính và vai trò của hạ tầng kỹ thuật ...................................................... 42
2.1.2 Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật ....
........................................................................................................................... 43

2.1.3 Các nguyên tắc, hình thức và phương pháp cơ bản trong tổ chức quản lý
hạ tầng kỹ thuật.......................................................................................................... 52
2.2 Các văn bản pháp lý về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật .............................. 57
2.2.1 Các văn bản pháp lý về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật do chính phủ
ban hành. ............................................................................................................57
2.2.2 Các văn bản về quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị do UBND tỉnh Lào Cai và
UBND huyện Sa Pa ban hành. ................................................................................. 60
2.3 Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thế giới và
Việt Nam ........................................................................................................................ 60

Chương 3. Đề xuất các giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn
vùng Tây Bắc ...........................................................................................................62
3.1 Đề xuất các giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn vùng Tây Bắc .......... 62
3.1.1 Giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch ................... 62
3.1.2 Giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy chuẩn, tiêu chuẩn
thiết kế hiện hành. ..................................................................................................... 66


3.1.3 Giải pháp bảo vệ hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ địa hình, mái dốc chống sạt lở
đất, lũ quét, lũ ống. .................................................................................................... 69
3.2 Đề xuất giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn vùng
Tây Bắc ........................................................................................................................... 76
3.2.1 Nhiệm vụ, quyền hạn phân cấp phòng quản lý hạ tầng kỹ thuật: ............. 76
3.2.2 Nhân sự phòng quản lý hạ tầng kỹ thuật: .................................................... 78
3.2.3 Các biện pháp nâng cao năng lực quản lý hạ tầng kỹ thuật ...................... 78
3.3 Đề xuất các giải pháp về cơ chế huy động vốn đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ
thuật các thị trấn vùng Tây Bắc ................................................................................... 79
3.3.1 Lập Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh trong vùng Tây Bắc và từng
đô thị ........................................................................................................................... 79
3.3.2 Chính sách về thu hút đầu tư và huy động nguồn lực ................................ 82
3.3.3 Chính sách đề bù, chuyển đổi, chuyển đổi đất canh tác nông nghiệp sang
đất xây dựng đô thị .................................................................................................... 82
3.4 Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản lý hạ
tầng kỹ thuật thị trấn vùng Tây Bắc ............................................................................ 83
3.4.1 Những nguyên tắc áp dụng trong việc huy động cộng đồng tham gia quá
trình quy hoạch, quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn vùng Tây Bắc ....................... 83
3.4.2 Các bước huy động sự tham gia của cộng đồng đối với thị trấn vùng Tây
Bắc ........................................................................................................................... 84
3.5 Đề xuất một số công việc cụ thể quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị Thanh Phú,
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ............................................................................................ 86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................89
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 89
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Vùng Tây Bắc có vị trí giáp ranh với các tỉnh phía Tây Nam Trung quốc ở
phía Bắc, giáp ranh với các tỉnh thuộc vùng Trung du, miền núi ở phía Nam
và thuộc vùng Bắc bộ của Việt Nam. Chính vì vậy, vùng này có vị trí hết sức
quan trọng tại khu vực phía Bắc Việt Nam:
- Khu vực biên giới Tây Bắc đặc biệt quan trọng về bảo vệ an ninh quốc
phòng có đường biên giới chung với Trung Quốc và Lào khoảng 770km.
- Là vùng đầu nguồn xung yếu của sông Đà, nơi có các nhà máy thuỷ điện
lớn của cả nước, mái nhà xanh của đồng bằng Bắc Bộ
- Giải biên giới có các cửa khẩu quan trọng để giao lưu hàng hoá, phát
triển kinh tế hiện tại cũng như tương lai.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,
cũng như tốc độ phát triển của quá trình đô thị hóa. Nhiều đô thị mới tại miền
núi vùng Tây Bắc trong mạng lưới đô thị, trung tâm cụm xã, trung tâm xã
được hình thành. Nhằm phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mức sống của đồng
bào các dân tộc cũng như thực hiện nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh,
đóng góp một phần quan trọng trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa đất nước.
Huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai nằm ở độ cao khoảng 1.600 mét so với mực nước
biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Tuyến đường
chính từ TP Lào Cai lên Sa Pa là QL 4D và tiếp tục kết nối huyện với khu vực

Phong Thổ tỉnh Lai Châu. Khí hậu Sa Pa có dạng ôn đới và cận nhiệt đới, không
khí mát mẻ quanh năm, hiện tại huyện Sa Pa có 18 đơn vị hành chính.
- Theo Quy hoạch vùng tỉnh Lào Cai, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội Tỉnh, thị trấn Sa Pa đã nâng cấp thành đô thị loại IV và dự kiến năm
2015 sẽ nâng cấp thành thị xã Sa Pa với vai trò là đô thị du lịch cấp Quốc gia


2

và Quốc tế. Thị xã Sa Pa tương lai dự kiến có phạm vi nội thị là thị trấn Sa Pa
hiện tại cùng 09 xã thượng huyện với tổng diện tích toàn bộ là 35.782ha.
Đồng thời, các xã hạ huyện còn lại của huyện Sa Pa hiện nay (08 xã) sẽ được
chia tách địa giới hành chính thể trở thành một Huyện mới.
- Khu vực trung tâm xã Thanh Phú nằm ở vị trí quan trọng trong định
hướng phát triển tỉnh Lào Cai. Tại đây hội tụ được yếu tố trung tâm về mặt
địa lý với các xã trong vùng, cũng như các yếu tố về điều kiện tự nhiên để
hình thành đô thị. Thanh Phú cũng nằm trên tuyến đường tỉnh 152 nối QL 4D
qua thị trấn Sa Pa với vùng hạ Huyện và tiếp tục kết nối đến huyện Bảo
Thắng. Như vậy chọn vị trí tại khu vực này là phù hợp nguyên lý quy hoạch
phát triển và có tầm nhìn lâu dài.
Đặc điểm chung và nổi bật của các đô thị miền núi vùng Tây Bắc là có địa
hình rất phức tạp, độ dốc rất lớn, bị phân chia giữa núi đá cao, vực sâu, các
sông suối, xen kẽ các dãy núi đất cao và đồi bát úp. Cũng do địa hình các đô
thị miền núi vùng Tây Bắc dễ gây sập lở, trượt khối, sông suối có lòng hẹp,
độ dốc lớn, nên mùa mưa dễ xẩy ra lũ quét. Đây cũng chính là các yếu tố
quyết định việc lựa chọn địa điểm xây dựng đô thị cũng như công tác quản lý
hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn vùng Tây Bắc cần giải quyết.
Các thị trấn miền núi vùng Tây Bắc được hình thành trên cơ sở từ trung
tâm xã, do đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật có điều kiện làm từ đầu: Chuẩn bị Lập dự án - Thi công xây dựng - Bàn giao đưa vào sử dụng. Mọi công việc
trong bước 1 Chuẩn bị như bố trí nguồn vốn, bộ máy quản lý... đã được

UBND tỉnh Lào Cai, UBND huyện Sa Pa chuẩn bị kỹ càng, đề tài luận văn
thạc sỹ của tôi đề xuất thực hiện tại bước 2 Lập dự án đầu tư. Đề tài giúp
ngành chức năng của các tỉnh miền núi vùng Tây Bắc quản lý hạ tầng kỹ thuật
ở bước lập dự án các thị trấn miền núi vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Lào


3

Cai, huyện Sa Pa quản lý đô thị Thanh Phú trong thời gian tới hình thành và
phát triển bền vững nói riêng.
Chính vì vậy, đề tài: “Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn vùng Tây
Bắc - Lấy đô thị Thanh Phú, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai làm địa bàn ứng
dụng” là hết sức cần thiết và cấp bách.
Mục đính nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về hiện trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn
vùng Tây Bắc.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn
vùng Tây.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn
vùng Tây Bắc (lấy đô thị Thanh Phú, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai làm địa bàn
ứng dụng).
Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và quy mô nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác Quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn vùng Tây
Bắc (lấy đô thị Thanh Phú, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai làm địa bàn ứng dụng);
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Về không gian: Các thị trấn vùng Tây Bắc;
Lấy đô thị Thanh Phú, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai làm địa bàn ứng dụng:
Theo ranh giới và quy mô nghiên cứu trong phạm vi đồ án quy hoạch chung
đô thị Thanh Phú; Với diện tích 400 ha; Dân số dự báo đến năm 2020 là
15.000 người. [29]

+ Về thời gian: Được xác định từ sau khi các đồ án quy hoạch đô thị vùng
Tây Bắc được phê duyệt.


4

Lấy đô thị Thanh Phú, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai làm địa bàn ứng dụng:
được xác định sau khi đồ án quy hoạch chung đô thị Thanh Phú được UBND
tỉnh Lào Cai phê duyệt.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp hệ thống hóa.
- Phương pháp kế thừa.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp chuyên gia.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Đánh giá chính xác thực trạng và xây dựng cơ sở khoa học quản lý hạ tầng
kỹ thuật các thị trấn vùng Tây Bắc có ý nghĩa khoa học trong việc đề xuất các
giải pháp quản lý hiệu quả.
- Ý nghĩa thực tiễn
Các đề xuất mang tính thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
của hệ thống hạ tầng kỹ thuật các thị trấn vùng Tây Bắc.
Các khái niệm cơ bản
- Khái niệm về hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
Theo Điề u 3 của Luật xây dựng 2003 giải thích: “hê ̣ thố ng ha ̣ tầng kỹ thuật
bao gồ m hê ̣ thố ng giao thông , thông tin liên la ̣c , cung cấ p năng lươ ̣ng chiế u
sáng công cộng , cấ p nước, thoát nước, xử lý các chấ t thải và các công trin
̀ h
khác”. [26]

Các công trình giao thông đô thị chủ yếu gồm

: Mạng lưới đường , cầ u,

hầ m, quảng trường, bế n baĩ , sông ngòi, kênh ra ̣ch; các công trình đầu mối hạ
tầ ng kỹ thuâ ̣t giao thông (cảng hàng không, nhà ga, bế n xe, cảng thủy).


5

Các công trình cấp nước đô thị chủ yếu gồm: Các công trình thu nước mă ̣t,
nước ngầ m ; các công trình xử lý nước ; hê ̣ thố ng phân phố i nước (đường ố ng,
tăng áp, điề u hòa).
Các công trình thoát nước đô thị chủ yếu gồm : các sông, hồ điề u hòa , đê,
đâ ̣p; các cống , rãnh, kênh, mương, máng thoát nước ; các trạm bơm cố định
hoă ̣c lưu đô ̣ng; các trạm xử lý nước thải; cửa xả vào sông hồ .
Các công trình cấp điện và chiếu sáng công cộng đô thị chủ yếu gồm : các
nhà máy phát điện ; các trạm biến áp , tủ phân ph ối điện; hê ̣ thố ng đường dây
dẫn điê ̣n; cô ̣t và đèn chiế u sáng.
Các công trình quản lý và xử lý các chất thải rắn chủ yếu gồm : trạm trung
chuyể n chấ t thải rắ n; khu xử lý chấ t thải rắ n.
Các công trình thông tin liên lạc đ ô thi ̣ chủ yế u gồ m : các tổng đài điện
thoại; mạng lưới cáp điện thoại công cộng; các hộp đầu cáp, đầ u dây.
- Khái niệm về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Theo PGS.TS. Phạm Trọng Mạnh: Quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
có nội dung rộng lớn bao quát từ quy hoạch phát triển, kế hoạch hoá việc đầu
tư, thiết kế, xây dựng đến vận hành, duy tu sửa chữa, cải tạo nâng cấp và theo
dõi thu thập số liệu để thống kê, đánh giá kết quả hoạt động của cơ sở hạ tầng
kỹ thuật đô thị.
Hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là toàn bộ phương thức điều

hành (phương pháp, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định...) nhằm kết nối và
đảm bảo sự tiến hành tất cả các hoạt động có liên quan tới quản lý cơ sở hạ tầng
kỹ thuật đô thị. Mục tiêu của nó là cung cấp và duy trì một cách tối ưu hệ thống
cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và các dịch vụ liên quan đạt được các tiêu chuẩn
quy định trong khuôn khổ nguồn vốn được cấp và kinh phí được sử dụng.
Theo một cách tiếp cận khác thì quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm
hai nhóm: quản lý kinh tế, kỹ thuật và quản lý tổ chức. Hai nhóm chức năng


6

này có quan hệ mật thiết với nhau trong mọi hoạt động của hệ thống hạ tầng
kỹ thuật. [7]
Cấu trúc luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và phương pháp quản lý hạ
tầng kỹ thuật thị trấn vùng Tây Bắc.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn
vùng Tây Bắc.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu thúc đẩy tốc độ phát
triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự... trong giai
đoạn vừa qua các cơ quan, đoàn thể các tổ chức cá nhân quản lý hạ tầng kỹ
thuật các thị trấn vùng Tây Bắc đã có những đóng góp tích cực, cụ thể vào
quá trình xây dựng đô thị vùng Tây Bắc.
Mặc dù có nhiều cố gắng song bên cạnh những kết quả đạt được, trong
quá trình thực hiện những vấn đề bất cập, hạn chế đã dần bộc lộ, phát sinh là
một trở ngại cho quá trình phát triển đô thị, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư
xây dựng các đô thị như trong công tác giải phóng mặt bằng chậm, gây nhiều
bức xúc trong nhân dân làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án nói chung;
việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng thiếu đồng bộ, các công trình công
cộng, phúc lợi xã hội chưa triển khai xây dựng; quá trình thi công các công
trình hạ tầng kỹ thuật làm ảnh hưởng đến đời sống người dân như tiếng ồn,
bụi, chất thải...; công tác giám sát cộng đồng, giám sát đầu tư của các cơ quan
quản lý nhà nước chưa phát huy hiệu quả...đã làm ảnh hưởng đến tốc độ phát
triển kinh tế, an ninh trật tự đô thị.
Xác định công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật là một lĩnh vực
đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc định hướng, cụ thể hóa chiến
lược phát triển đô thị trong tương lai. Đô thị phát triển bền vững đồng nghĩa

với công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ đặt ra,
mỗi cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước
trên lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật. Điều đó phải được cụ thể từ những vấn đề đầu
tiên như: giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án, triển khai đầu
tư và giám sát quá trình thực hiện...Tất cả các giai đoạn trên phải được nghiên


90

cứu, phối hợp thực hiện đồng bộ, hiệu quả bằng một bộ máy quản lý khoa
học, với lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm.
Trên cơ sở đó, việc đưa ra giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
vùng Tây Bắc với mục tiêu khắc phục những hạn chế, bất cập nói trên là cơ
sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư và phát triển đô thị theo đúng định
hướng, giúp các đô thị vùng Tây Bắc phát triển bề vững là rất quan trọng
trong thời điển hiện nay.
KIẾN NGHỊ
Để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật các thị trấn vùng Tây Bắc. Kiến nghị các cấp chính quyền xem xét
các nội dung sau:
- Tập trung chỉ đạo sâu sát hơn nữa trong công tác lập, thẩm định, phê
duyệt đồ án quy hoạch; thiết kế đô thị; điều lệ quản lý thực hiện dự án; đặc
biệt có sự tham gia của cộng đồng trong các giai đoạn này;
- Thực hiện công bố, công khai đồ án quy hoạch, quy chế được phê
duyệt; đồng thời tổ chức cắm mốc giới ở thực địa theo quy định để mọi người
dân biết, thực hiện và giám sát thực hiện theo quy hoạch;
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế đầu tư thông thoáng, hiệu quả trong thu
hút các nhà đầu tư, tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng;
- Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật
cho các trị trấn vùng Tây Bắc để tạo sự kết nối đồng bộ cho toàn đô thị;

- Tiếp tục phân cấp mạnh mẽ hơn nữa, gắn trách nhiệm đồng thời với
quyền lợi cho mỗi tổ chức, các nhân được giao nhiệm vụ; bố trí tăng cường
cán bộ có năng lực, có phẩm chất đạo đức cho bộ máy quản lý nhà nước;
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao tinh
thần trách nhiệm trong việc thực hiện hoạt động xây dựng của mình cũng như


91

trong công tác kiểm tra, giám sát cộng đồng về tiến độ, chất lượng của dự án
đầu tư;
- Xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ, khoa học. Xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, khắc phục ngay tình
trạng xử phạt nhiều lần nhưng vẫn để tồn tại.


92

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Thế Bá (2007), Giáo trình Lý luận thực tiễn Quy hoạch xây dựng
đô thị ở trên thế giới và Việt Nam, tr. 110-114, Trường ĐH Kiế n trúc Hà
Nội.

2.

Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thi ̣ , tr. 3961, NXB Xây dựng, Hà Nội.

3.


Nguyễn Ngo ̣c Châu (2001), Quản lý đô thị , tr. 239-249, NXB Xây dựng,
Hà Nội.

4.

Trần Trọng Hanh (2007), Công tác thực hiện Quy hoạch xây dựng đô thị,
Dự án nâng cao năng lực Quy hoạch và quản lý môi trường đô thị
DANIDA, tr.28-60, Trường ĐH Kiế n trúc Hà Nội.

5.

Hoàng Văn Huệ (2007), Mạng lưới cấp nước , tr. 63-74, NXB xây dự ng,
Hà Nội.

6.

Trầ n Thi ̣Hường (chủ biên ), Nguyễn Lâm Quảng , Nguyễn Quố c Hùng ,
Bùi Khắc Toàn , Cù Huy Đấu (2009), Hoàn thiện kỹ thuật Khu đất xây
dựng đô thi ̣, tr. 151-162, NXB Xây dựng, Hà Nội.

7.

Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, tr. 22-40, NXB xây
dựng, Hà Nội.

8.

Nguyễn Hồng Tiến (2011), Quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật đô thị, tr. 6190, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.


9.

Vũ Thị Vinh (2001), Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thi ̣ , tr. 5-10,
NXB Xây dựng, Hà Nội.

10. Bộ Xây dựng (2006), Cấ p nước – Mạng lưới đường ống và công trình –
Tiêu chuẩn thiế t kế TCXDVN 33:2006, Hà Nội.
11. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch Xây
dựng QCXDVN 01: 2008/BXD, Hà Nội.


93

12. Bô ̣ Xây dựng

(2008), Đường đô thị – Yêu cầ u thiế t kế TCXDVN

104:2007, Hà Nội.
13. Bô ̣ Xây dựng (2010), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị QCVN07:2010/BXD, Hà Nội.
14. Chính phủ (2010), Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về quản
lý không gian xây dựng ngầ m đô thi ̣, Hà Nội.
15. Chính phủ (2009), Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 về định
hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm
2025 và tầm nhìn đến nam 2050, Hà Nội.
16. Chính phủ (2009), Quyết định số 46/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, Hà Nội.
17. Chính phủ (2007), Quyết định số 1151/QĐ-TTg ngày 30/8/2007 về Quy
hoạch xây dựng vùng Biên giới Việt – Trung đến năm 2020, Hà Nội.
18. Chính phủ (2007), Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 về

thoát nước đô thị và khu công nghiệp, Hà Nội.
19. Chính phủ (2005), Nghị định số 106/NĐ-CP ngày 17/8/2005 về Quy đi ̣nh
hành lang bảo vệ an toàn đường cáp ngầm, Hà Nội.
20. Chính phủ (2006), Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/11/2006 về
ban hành Quy chế khu đô thi ̣ mới, Hà Nội.
21. Chính phủ (2005), Quyế t đi ̣nh số 80/2005/NĐ-CP ngày 18/4/2005 về
ban hành Quy chế giám sát đầ u tư của cộng đồ ng, Hà Nội.
22. Chính phủ (2004), Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 về
Quy đi ̣nh quản lý và bảo vê ̣ kế t cấ u hạ tầ ng giao thông đường bộ, Hà nội.
23. Quố c hô ̣i nước Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghiã Viê ̣t nam

(2009), Luật Quy

hoạch đô thị, Hà Nội.
24. Quố c hô ̣i nước Cô ̣ng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2005), Luật bảo vê ̣
môi trường, Hà nội.


94

25. Quố c hô ̣i nước Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghiã Viê ̣t nam

(2004), Luật Điê ̣n

lực, Hà Nội.
26. Quố c hô ̣i nước Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghiã Viê ̣t nam

(2003), Luật Xây

dựng, Hà Nội.

27. Quố c hô ̣i nước Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghiã Viê ̣t nam

(2001), Luật Giao

thông đường bộ, Hà Nội.
28. Tỉnh ủy Lào Cai (2011), Quyết định số 278/QĐ-TU ngày 15/11/2011 về
đề án phát triển mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn
2011-2015, tầm nhìn đến năm 2030, Lào Cai.
29. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai (2013), Quyết định số 532/QĐ-UBND
ngày 3/4/2013 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt quy hoạch
chung xây dựng đô thị Thanh Phú, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
30. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai (2012), Quyết định số 660/QĐ-UBND
ngày 30/3/2012 về Quy hoạch Vùng tỉnh Lào Cai, Lào Cai.
31. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai (2012), Quyết định số 660/QĐ-UBND
ngày 9/3/2012 về Quy hoạch chung đô thị du lịch Sa Pa, Lào Cai.
32. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai (2012), Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày
23/4/2012 về ban hành quy định một số nội dung cụ thể về quản lý hạ
tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Lào Cai.
33. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai (2012), Quyết định số 1584/QĐ-UBND
ngày 28/06/2012 về ban hành Quy chế đô thị Sa Pa 2012, Lào Cai.
34. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai (2012), Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày
10/10/2012 về ban hành quy định một số nội dung về quản lý quy hoạch
xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chất
lượng công trình xây dựng trên địa bàn Lào Cai, Lào Cai.


95

35. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai (2010), Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND
ngày 18/8/2010 về ban hành quy định một số điểm thực hiện hoạt động

đầu tư trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Lào Cai.
36. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai (2004), Quyết định số 498/QĐ-UBND
ngày 8/9/2004 về ban hành Quy chế đô thị Sa Pa 2004, Lào Cai.
37. Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan đơn vị:
Chính chủ Việt Nam

: www.chinhphu.gov.vn

Bộ Xây dựng

: www.xaydung.gov.vn

Tỉnh Hà Giang

: www.hagiang.gov.vn

Tỉnh Lào Cai

: www.laocai.gov.vn

Tỉnh Lai Châu

: www.laichau.gov.vn

Tỉnh Điện Biên

: www.dienbien.gov.vn

Tỉnh Lâm đồng


: www.lamdong.gov.vn

Và một số Website khác.



×