Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Phát triển cây keo ở huyện bắc trà my, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.24 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN HỒNG LÊ

PHÁT TRIỂN CÂY KEO LAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN HỒNG LÊ

PHÁT TRIỂN CÂY KEO LAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH,
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG BÌNH

Đà Nẵng – Năm 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

NGUYỄN HỒNG LÊ


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VAC

Vườn – ao - chuồng

VACR

Vườn – ao – chuồng – rừng

TRSX

Trồng rừng sản xuất

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

NN-PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

N-L-TS

Nông – lâm – thủy sản

DV

Dịch vụ

CN-XD

Công nghiệp - Xây dựng

IUFRO

Tổ chức Nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế

VAFS

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

WB3

Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp

UBNN

Ủy ban nhân dân


HDND

Hội đồng nhân dân

VĐT

Vốn đầu tư

GTSX

Giá trị sản xuât

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách Xã hội

DTTS

Dân tộc thiểu số

MN

Mầm non

MG

Mẫu giáo

TH


Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
5. Cấu trúc của luận văn....................................................................................3
6. Tổng quan nghiên cứu đề tài.........................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG
NGHIỆP...........................................................................................................8
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
CÂY CÔNG NGHIỆP.......................................................................................8
1.1.1. Cây công nghiệp và đặc điểm của cây công nghiệp................................8
1.1.2. Vai trò của phát triển, sản xuất cây công nghiệp.....................................9
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÂY KEO – MỘT LOẠI CÂY CÔNG NGHIỆP CÓ
GIÁ TRỊ...........................................................................................................11
1.2.1. Cây keo – đặc điểm và chủng loại.........................................................11
1.2.2. Hiệu quả kinh tế của cây keo................................................................13
1.3. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÂY KEO...........................14

1.3.1. Gia tăng quy mô cây keo.......................................................................14
1.3.2. Huy động, sử dụng nguồn lực cho phát triển cây keo...........................15
1.3.3. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cây keo.................................18
1.3.4. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây keo....................................20
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY KEO..........21
1.4.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................21
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................24


1.4.3. Các chính sách phát triển cây keo ở địa phương...................................25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..................................................................................27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY KEO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM..........................................28
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KEO
CỦA HUYỆN..................................................................................................28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................28
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................32
2.1.3. Các chính sách phát triển cây keo.........................................................40
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY KEO TẠI HUYỆN BẮC TRÀ MY
TỈNH QUẢNG NAM......................................................................................44
2.2.1. Tình hình gia tăng quy mô cây keo.......................................................44
2.2.2. Tình hình huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển cây keo.........50
2.2.3. Thực trạng tổ chức sản xuất cây keo.....................................................59
2.2.4. Thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm cây keo.............................61
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG
PHÁT TRIỂN CÂY KEO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN....................................64
2.3.1. Thuận lợi...............................................................................................64
2.3.2. Khó khăn...............................................................................................64
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..................................................................................66
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY KEO Ở HUYỆN BẮC

TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM...................................................................67
3.1. CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP............................................67
3.1.1. Nhu cầu về sản phẩm cây keo...............................................................67
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển cây keo tại huyện Bắc Trà My.............70
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN CÂY KEO TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY................................................................73


3.2.1. Mở rộng quy mô sản xuất cây keo........................................................73
3.2.2. Tăng cường các nguồn lực phát triển cây keo.......................................79
3.2.3. Hoàn thiện tổ chức sản xuất cây keo.....................................................85
3.2.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm cây keo...............................87
3.2.5. Giải pháp khác để phát triển cây keo....................................................87
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..................................................................................91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................92
1. KẾT LUẬN.................................................................................................92
2. KIẾN NGHỊ................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6

2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12

Tên bảng

Tran
g

Giá trị sản xuất giai đoạn 2009-2014
Tỷ trọng đóng góp của các ngành vào 100% mức tăng
trưởng
Lao động trong độ tuổi của huyện năm 2014
Diện tích cây công nghiệp và tỷ trọng diện tích trồng keo
của huyện Bắc Trà My
Diện tích thu hoạch keo phân theo xã, thị trấn
Sản lượng keo và tỷ trọng sản lượng keo phân theo xã, thị
trấn
Năng suất keo của huyện Bắc Trà My
Năng suất keo theo diện tích đã cho thu
Diện tích trồng keo phân theo xã, thị trấn
Tình hình lao động và hộ dân tham gia trồng keo
Tỷ lệ VĐT/GTSX giai đoạn 2009-2014
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư năm 2014

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

hình
2.1

Tên hình
Bản đồ hành chính huyện Bắc Trà My

Trang


2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7

Đồ thị GTSX và tốc độ tăng trưởng huyện Bắc Trà My
(2009-2014)
Đồ thị dân số của huyện Bắc Trà My qua các năm
(2010-2014)
Đồ thị tình hình sử dụng đất qua các năm
Đồ thị vốn đầu tư dành cho sản xuất keo của huyện qua
các năm
Mô hình tổ chức sản xuất keo
Mô hình tổ chức sản xuất keo ở huyện Bắc Trà My


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại như hiện nay, khi công nghệ thông tin và các kỹ thuật
mới tiên tiến được ứng dụng ngày càng nhiều vào trong công tác nông nghiệp
thì bà con nông dân Việt Nam không chỉ dừng lại vào trồng lúa, trồng rau
màu, chăn nuôi gia súc gia cầm với mô hình VAC đơn thuần. Bằng óc linh
hoạt, tìm tòi, học hỏi, người nông dân đã nhân rộng mô hình VAC thành
VACR biết tận dụng khí hậu, đặc điểm tính chất của đất mà thiên nhiên ban
tặng để khai phá, đầu tư trồng các loại cây thích hợp tạo nên những cánh rừng
bạt ngàn, hùng vĩ đem lại nhiều giá trị kinh tế cũng như trong việc bảo vệ và
cải thiện môi trường sống.
Bên cạnh đó, có thể thấy rằng Việt Nam được ưu thế về cây công
nghiệp do đất đai, vị thế, khí hậu và hệ sinh thái cây trồng đa dạng. Phát triển
cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm, là chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước ta trong suốt các thời kỳ, nhất là từ sau những năm đổi
mới.
Hiện nay, trên rất nhiều vùng ở Việt Nam, đặc biệt là vùng cao – trung
du, người dân đã dựa vào rừng để phát triển đời sống kinh tế thông qua việc
trồng các loại cây công nghiệp lâu năm. Tùy thuộc vào thế mạnh của từng địa
phương mà chúng ta đã có nhiều sản phẩm cây công nghiệp có thương hiệu
không chỉ trong nước và trên thế giới như cà phê, hồ tiêu, dừa, cao su, chè,
điều... Thời gian gần đây, nhiều địa phương đã chú trọng phát triển nhiều hơn
các loại cây công nghiệp khác, trong đó có cây keo (với nhiều chủng loại khác
nhau). Giá trị kinh tế của cây keo đã được khẳng định thông qua nhiều báo
cáo khoa học và đánh giá thực tiễn. Nhiều tấm gương làm giàu từ cây keo đã
hiện diện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc nhận diện những thế


2

mạnh cũng như khó khăn thách thức để từ đó tìm ra giải pháp phù hợp nhằm

thúc đẩy phát triển cây công nghiệp, trong đó có cây keo, là một trong những
vấn đề hết sức bức thiết, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nay tiềm lực từ cây keo chưa hẳn đã được nghiên cứu
một cách đúng mức, ngay cả trên một số địa phương có ưu thế về việc phát
triển loại cây này. Cụ thể như trên mảnh đất Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, rất
nhiều hộ dân đã chọn cây keo như loại cây ươm mầm cho nền kinh tế của gia
đình, của xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm cải thiện cuộc sống của bà
con nơi đây. Trong những năm qua phong trào trồng cây keo ở đây ngày càng
lan rộng và cũng được xem là một trong những nguồn tăng giá trị công nghiệp
của huyện, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và góp phần cải thiện bộ mặt
nông thôn, đẩy nhanh việc thực hiện nông thôn mới trong giai đoạn hiện
nay… Song trên thực tế, sự phát triển cây keo vẫn mang tính chất manh mún,
tự phát, chưa có nhiều chính sách đa dạng, kịp thời tích cực thúc đẩy loại hình
trồng trọt có tiềm năng này.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài “Phát triển cây keo ở
huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp chương trình
Cao học chuyên ngành Kinh tế phát triển.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển cây keo.
- Đánh giá thực trạng trồng cây keo tại huyện Bắc Trà My, xác định rõ
nội dung phát triển cây keo, những lợi thế, những yếu tố ảnh hưởng, những
vấn đề chưa được quan tâm, những vấn đề khó khăn hiện nay đối với việc
trồng cây keo tại địa bàn huyện.
- Từ những kết quả nghiên cứu trên, sẽ hướng đến việc đề xuất các giải
pháp nhằm phát triển cây keo trên địa bàn huyện để góp phần nâng cao thu


3

nhập, giải quyết việc làm, đẩy nhanh việc thực hiện nông thôn mới, cải thiện

và bảo vệ môi trường, ổn định kinh tế - xã hội địa phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến phát triển cây keo. Cụ thể, đề tài nghiên cứu giá trị kinh tế của
cây keo và các vấn đề cần quan tâm trong việc phát triển cây keo, một loại
cây công nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: đề tài tập trung khảo sát hiện trạng trồng trọt và tìm
giải pháp phát triển cây keo trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
+ Về thời gian: từ năm 2010 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu và đặt giả thuyết nhằm giải quyết các
vấn đề về cơ sở lý luận và thực trạng.
- Phương pháp khảo sát điều tra (bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp
những cá nhân, đơn vị có liên quan tới lĩnh vực đề tài).
- Phương pháp so sánh (liên hệ với việc trồng các loại cây công nghiệp
khác ở địa phương).
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn
được cấu trúc thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển cây công nghiệp
Chương 2: Thực trạng phát triển cây keo trên địa bàn huyện Bắc Trà
My, tỉnh Quảng Nam.


4


Chương 3: Một số giải pháp phát triển cây keo trên địa bàn huyện Bắc
Trà My, tỉnh Quảng Nam.
6. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Có thể thấy rằng, phát triển cây keo sẽ góp phần không nhỏ đối với sự
phát triển kinh tế của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung, kéo theo
sự phát triển của các ngành nghề nông thôn mà trước hết là các nghề gỗ dân
dụng, các cơ sở chế biến lâm sản, mở ra nhiều cơ hội công ăn việc làm cho
người lao động, cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống của các hộ gia đình
vùng núi khó khăn, vùng sâu, vùng xa tại các địa phương.
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu về cây công nghiệp nói chung hiện nay ở
nước ta đã nhận được nhiều sự quan tâm tích cực. Trong đó, nghiên cứu về
cây keo bước đầu đã có nhiều đề tài tìm hiểu, đặt vấn đề, khảo sát, thử đưa ra
một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của việc trồng trọt cây keo.
Trước hết có thể thấy, các nghiên cứu về cây keo, đặc điểm sinh trưởng
và kỹ thuật trồng keo hiện nay tương đối phong phú và đã được đăng tải trên
các trang web điện tử. Trên trang điện tử của Công ty cổ phần giống Lâm
nghiệp Nam bộ () đã cung cấp
nhiều thông tin về đặc điểm cây keo, kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng keo tai
tượng, keo lá tràm... Trên trang của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có
bài Kỹ thuật trồng keo lai ( tương tự như thế ở một số trang thông tin về cây giống, lâm nghiệp đều
có bài viết cung cấp thông tin về cây keo. Cổng thông tin điện tử của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trình bày một bài viết về Hiệu quả
của việc trồng keo lai giâm bằng hom :
trong đó
khẳng định hiệu quả kinh tế từ việc trồng loại keo lai, đồng thời đề xuất cách
thức trồng bằng công nghệ ươm cây giống bằng hom hay nuôi cấy mô, hiệu


5


quả đã được kiểm chứng thực tế. Qua đó giúp tôi hoàn thiện được cơ sở lý
luận về cây keo, cũng như xác định được bước đầu cơ sở đánh giá các lợi ích
kinh tế từ keo nhằm đưa đến những giải pháp thúc đẩy phát triển loại cây
công nghiệp này trên một địa bàn cụ thể.
Tiếp đó, đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng phát triển cây keo trên
địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam để tìm ra các giải pháp phát triển
sản xuất của huyện trong trời gian đến. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi
cũng đã tham khảo các công trình học thuật đi trước có nội dung liên quan và
sử dụng một số kết quả của các nghiên cứu này để làm nền tảng minh chứng
cho những nhận định được trình bày. Đề tài gần hướng nghiên cứu với tôi
nhất là luận văn thạc sĩ “Phát triển cây keo lai trên địa bàn huyện Thăng
Bình, tỉnh Quảng Nam” [9]. Đề tài này đã nghiên cứu thực trạng phát triển
cây keo lai ở huyện Thăng Bình và dựa trên các điều kiện tự nhiên, điều kiện
kinh tế - xã hội để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hơn mô hình
phát triển cây keo lai của huyện.
Tuy nhiên, đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng của huyện Thăng Bình (thuộc
đồng bằng ven biển) khác với huyện Bắc Trà My ở vùng cao, đề tài chỉ giới
hạn phạm vi nghiên cứu ở Thăng Bình, và chỉ khảo sát loại cây keo lai (một
giống keo trồng phù hợp trên đất Thăng Bình, trong khi ở Bắc Trà My đa số
hộ nông dân trồng loại keo tai tượng). Vì thế, nghiên cứu trồng keo cho Bắc
Trà My vẫn còn là con đường để ngỏ.
Một nghiên cứu khác nằm trong lĩnh vực khảo sát loại cây công nghiệp
đặc trưng ở Tây Nguyên là cây cao su: “Phát triển cây cao su ở huyện Sa
Thầy, tỉnh Kon Tum” [8]. Đề tài này cung cấp thêm một số nội dung liên
quan đến vấn đề lý luận về cây công nghiệp cho luận văn của chúng tôi. Tuy
cây cao su hiện nay có được trồng ở Bắc Trà My song diện tích không lớn.
Hơn nữa, phát triển cây cao su lại là một hướng nghiên cứu khác, vì thế, tôi


6


nhận thấy đề tài trên chỉ gắn với vấn đề chung về phát triển cây công nghiệp
nói chung.
Ngoài ra, liên quan đến các vấn đề được đề cập trong luận văn về tình
hình địa phương, thực trạng trồng cây công nghiệp – cây keo và những định
hướng phát triển, trong báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Bắc Trà My đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã có nhiều thông
tin giá trị. Báo cáo đã đưa ra khái quát, phân tích những đặc điểm về điều kiện
tự nhiên, điều kiện kinh tế về tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về cơ
sở hạ tầng, các đặc điểm dân số, lao động… của địa phương và đưa ra các giải
pháp để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đến năm 2020. Đây là
cơ sở quan trọng để tôi làm căn cứ cho các số liệu liên quan đến luận văn của
mình.
Bên cạnh đó còn có các thông tư, nghị định như: Nghị quyết
66/2012/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Nam ngày 14/12/2012 “về cơ
chế hỗ trợ phát triển một số cây trồng gắn với kinh tế vườn – kinh tế trang
trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2013-2016”; Nghị định số
51/1999/NĐ-CP ngày 8/5/1999 của Chính phủ về qui định chi tiết thi hành
luật khuyến khích đầu tư trong nước; Chương trình 135; Chương trình định
canh, định cư; Chính sách với người có uy tín theo Quyết định 18/QĐ-TTg;
Chính sách vay vốn theo Quyết định 54/2013/QĐ-TTg; Chính sách hỗ trợ
trực tiếp cho người dân theo Quyết định 102/QĐ-TTg; Chính sách hỗ trợ đất
ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở
xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định 755/QĐ-TTg...
Trong quá trình khảo sát đánh giá của tôi, thực trạng và hướng giải
quyết cho sự phát triển cây keo ở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam vẫn còn
là vấn đề mới mẻ. Sau sự hủy bỏ hàng loạt đất trồng quế, chuyển sang trồng
keo ở địa phương này là cả một quá trình biến động trong nhận thức cũng như



7

thực tiễn phát triển của huyện. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tình hình trồng
keo nơi đây vẫn còn hạn chế, số liệu chỉ dừng lại ở diện tích đất, diện tích thu
hoạch keo, còn thống kê cụ thể liên quan đến số hộ dân, số lao động tham gia
trồng keo, nguồn vốn thật sự đầu tư vào trồng keo, trong đó vốn vay là bao
nhiêu, hiệu suất thực sự từ việc trồng keo cũng như những hiệu quả kinh tế
mà keo mang lại cho kinh tế hộ gia đình nói riêng và kinh tế toàn huyện nói
chung chưa được tìm hiểu, đánh giá một cách đầy đủ, chi tiết, nhằm mang lại
cái nhìn tổng quan cũng như đưa ra giải pháp lâu dài cho việc phát triển cây
keo.
Như vậy có thể thấy những nghiên cứu về cây công nghiệp trong nước
tuy đa dạng, song nghiên cứu về cây keo, cụ thể trên địa bàn huyện Bắc Trà
My theo nhìn nhận của tôi là gần như chưa có công trình nào đi sâu, tìm hiểu
một cách toàn diện. Đây là một mảnh đất còn để ngỏ cho tôi “cày xới” nhằm
thực hiện các mục tiêu nghiên cứu được đặt ra từ đầu. Đó là:
Thứ nhất, về mặt lý luận, luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận
cơ bản về cây keo, đặc điểm và vai trò của phát triển sản xuất cây keo. Đặc
biệt luận văn làm rõ được nội dung và tiêu chí phát triển cây keo cũng như
các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây keo.
Thứ hai, luận văn thống kê, tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng
phát triển cây keo trên địa bàn huyện Bắc Trà My giai đoạn 2010 - 2014. Qua
đó, đã chỉ rõ những kết quả đạt được cũng như những thuận lợi, khó khăn mà
huyện gặp phải.
Thứ ba, trên cơ sở những khó khăn, hạn chế còn tồn tại cùng với những
nhu cầu về sản phẩm cây keo mà luận văn đã đề xuất được một số giải pháp
chủ yếu để phát triển cây keo trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng
Nam.



8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
CÂY CÔNG NGHIỆP
1.1.1. Cây công nghiệp và đặc điểm của cây công nghiệp
a. Cây công nghiệp
Cây công nghiệp là cây cho sản phẩm làm nguyên liệu trong công
nghiệp chế biến. Cây công nghiệp có hai loại: Cây công nghiệp hàng năm và
cây công nghiệp lâu năm.
Cây công nghiệp hàng năm (chủ yếu là đay, cói, dâu tằm, bông, mía,
lạc, đậu tương, thuốc lá) thường được trồng ở vùng đồng bằng, một số cây
trồng xen trên đất lúa.
Cây công nghiệp lâu năm (chủ yếu là chè, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu,
dừa, keo) thường được trồng trên đất feralit và đất phù sa cổ.
b. Đặc điểm của cây công nghiệp
Biên độ sinh thái hẹp (có những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm, đất trồng,
chế độ chăm sóc…) nên chỉ được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi.
Đòi hỏi quy trình kỹ thuật cao từ khai sản xuất bảo quản và chế biến để
đáp ứng yêu cầu của công nghiệp về mặt chất lượng.
Yêu cầu trình độ thâm canh cao, đầu tư lao động sống và lao động vật
hoá hợp lý và có chất lượng.
Cây công nghiệp nhất là cây công nghiệp dài ngày đòi hỏi nhiều vốn
đầu tư trong thời kỳ xây dựng cơ bản và do vậy cây công nghiệp dài ngày
thường có chu kỳ kinh doanh dài, do đó thời gian thu hồi vốn cũng dài. Cần
phải có qui trình kỹ thuật thích hợp cho cả chu kỳ sản xuất.



9

1.1.2. Vai trò của phát triển, sản xuất cây công nghiệp
Cây công nghiệp có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu
có giá trị cho công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp như: đay, bông, gai, tơ tằm
cho công nghiệp dệt; mía, lạc, vừng, đậu tương cho công nghiệp chế biến thực
phẩm; cây thuốc cho công nghiệp dược liệu… nhằm phục vụ tiêu dùng của
nhân dân trước hết là đáp ứng nhu cầu về ăn, mặc và mặt khác là đáp ứng yêu
cầu to lớn về xuất khẩu để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.
Phát triển sản xuất cây công nghiệp là quá trình phát triển theo hướng
tăng lên của năng suất cây trồng công nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị
hàng hóa ngày càng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp
lý, trong khi hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng khác (đặc
biệt là cây lương thực), ảnh hưởng đến môi trường và tác động không tích cực
do chính quá trình phát triển đó đưa lại.
Phát triển sản xuất cây công nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên, sử dụng hiệu quả lao động nông thôn, cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng cho xuất khẩu. Đặc biệt phát
triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp còn góp phần phân bố lại dân cư
và lao động giữa các vùng, phát triển kinh tế - xã hội của các vùng núi, trung
du và cao nguyên, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. Việc
phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế
biến được xác định là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nền
nông nghiệp của nước ta.
Điều kiện tự nhiên nước ta rất thích hợp với nhiều loại cây công
nghiệp. Trước cách mạng tháng 8 cây công nghiệp kém phát triển: diện tích
nhỏ bé, phân tán, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, năng suất và quản lý thấp.


10


Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp để thực hiện nhu cầu ăn mặc và
kháng chiến thắng lợi, một số cây công nghiệp được phát triển như: lạc, vừng,
mía, bông, gai…
Từ khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước đã tập trung sự
chú ý vào việc khôi phục và phát triển nông nghiệp trong đó có cây công
nghiệp, Nhà nước đã giành khoản đầu tư tương đối lớn để xây dựng các nông
trường quốc doanh cây công nghiệp như: chè, cà phê, keo, cao su… bảo hành
các chính sách kinh tế như: thu mua, giá cả, chính sách lương thực… đối với
sản xuất cây công nghiệp. Nhờ vậy đến năm 1974 diện tích cây công nghiệp
đã tăng 2,05 lần, giá trị sản lượng tăng 3,6 lần so với năm 1939. Tuy nhiên,
lúc này sản xuất cây công nghiệp của ta vẫn ở tình trạng nhỏ bé, phân tán, sản
phẩm hàng hóa ít.
Từ sau khi đất nước thống nhất, sản xuất cây công nghiệp có bước
chuyển biến lớn. Diện tích tăng nhanh từ 474,3 ngàn ha năm 1976 lên 627,7
ngàn ha năm 1980 và 1.212,9 ngàn ha năm 1988. Trong vòng 12 năm diện
tích cây công nghiệp đã tăng hơn 2,6 lần. Trong thời gian đó diện tích cây
công nghiệp hàng năm tăng gần 2,1 lần và diện tích cây công nghiệp lâu năm
tăng gần 3,3 lần. Nhìn chung các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: bông,
đay, cói, dâu tằm, đậu tương đều được chú ý phát triển… cả về diện tích và
sản lượng trong những năm gần đây do thực hiện chính sách đổi mới kinh tế
của Đảng, năm 1986 cây công nghiệp dài ngày phát triển mạnh, đặc biệt là
sau những năm thực hiện đổi mới nền kinh tế do Đảng ta khởi xướng từ Đại
hội lần thứ VI (1986), các cây công nghiệp khác như: cà phê, cao su, chè,
keo… đều phát triển cả diện tích lẫn sản lượng. Sản lượng cà phê năm 1988
mới có 31,3 ngàn tấn, đến năm 1996 lên tới 252 ngàn tấn và năm 1997 ước
đạt 315 ngàn tấn, gấp 10 lần năm 1988 và gấp 6,3 lần năm 1987. Cùng với cà


11


phê, cao su và chè đã trở thành những cây công nghiệp xuất khẩu quan trọng
cho nền kinh tế.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về diện tích và sản lượng, sản
lượng hàng hoá xuất khẩu. Sản xuất cây công nghiệp đã hình thành nhiều
vùng sản xuất chuyên môn hoá đó là: vùng cà phê Tây Nguyên, cao su Đông
Nam Bộ và Tây Nguyên, chè ở Phú Thọ, Hà Tuyên, Lâm Đồng và cây công
nghiệp ngắn ngày cũng hình thành những vùng sản xuất tập trung qui mô lớn
ở nhiều các địa phương trong cả nước. Nhìn chung các vùng sản xuất hàng
hoá tập trung có tỷ suất hàng hoá cao, chất lượng ngày càng tiếp cận với thị
trường trong nước và ngoài nước, và có một số sản phẩm đủ sức cạnh tranh
trên thị trường thế giới như cà phê, cao su, chè, keo.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÂY KEO – MỘT LOẠI CÂY CÔNG NGHIỆP
CÓ GIÁ TRỊ
1.2.1. Cây keo – đặc điểm và chủng loại
Chi Keo (danh pháp khoa học: Acacia) là một chi của một số loài
cây thân bụi và thân gỗ có nguồn gốc tại đại lục cổ Gondwana, thuộc về phân
họ Trinh nữ (Mimosoideae) thuộc họ Đậu (Fabaceae). Hiện nay, người ta biết
khoảng 1.300 loài cây keo trên toàn thế giới, trong đó khoảng 950 loài có
nguồn gốc ở Australia, và phần còn lại phổ biến trong các khu vực khô của
vùng nhiệt đới và ôn đới ấm ở cả hai bán cầu, bao gồm châu Phi, miền nam
châu Á, châu Mỹ.
Lá của các loài keo nói chung là loại lá hình lông chim phức. Tuy
nhiên, ở một số loài đặc biệt ở Australia và các đảo trên Thái Bình Dương thì
các lá chét bị triệt tiêu và các cuống lá có dạng phẳng và bẹt, hướng lên trên,
có tác dụng giống như lá; chúng được gọi là cuống dạng lá. Hướng thẳng
đứng của các cuống dạng lá bảo vệ cho các loài cây này không bị quá nóng do
ánh sáng dữ dội của Mặt Trời, do chúng chắn ít ánh sáng hơn so với các lá cây



12

nằm ngang. Một số loài (chẳng hạn Acacia glaucoptera) thiếu cả lá lẫn cuống
dạng lá, nhưng có cành dạng lá, là một phần của thân cây đã biến đổi thành
dạng tương tự như lá để có chức năng quang hợp.
Các hoa nhỏ có 5 cánh hoa rất nhỏ, gần như ẩn kín trong các nhị hoa
dài và được phân bổ trong các cụm hoa dày dặc dạng hình cầu hay hình trụ;
chúng có màu vàng hay màu kem ở một số loài, một số loài khác thì màu hơi
trắng hay thậm chí là tía (chẳng hạn Acacia purpureapetala) hoặc đỏ (trong
loài được trồng gần đây Acacia leprosa). Các loài thường có gai, đặc biệt ở
các loài sinh trưởng trong khu vực khô cằn. Chúng thường là các cành bị ngắn
đi, cứng và sắc, hoặc đôi khi là lá kèm dạng lá biến hóa thành.
Mấy năm gần đây, tại Việt Nam, trong các chương trình dự án trồng
rừng kinh tế nguyên liệu, phủ xanh đất trống, đã đưa một số giống keo vào
trồng là:
- Keo tai tượng còn có tên gọi khác là keo lá to hoặc keo mỡ, gỗ màu
nâu sáng, chắc, thớ mịn, dễ cưa xẻ gỗ dùng phục vụ trong sản xuất giấy sợi,
ván dăm, dùng trong xây dựng và đóng đồ mộc. Chiều cao cây trung bình 25 30 m, đường kính 40 - 50 cm, thân thẳng, cành nhỏ, tỉa cành tự nhiên tốt,
phân bố rộng rãi, ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình 23 - 240C. Keo tai
tượng là cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh sau khi trồng từ 8 - 10 tuổi là có thể
cho khai thác gỗ.
- Keo lá tràm: (Tràm bông vàng). Keo lá tràm là cây gỗ nhỡ, chiều cao
15 - 25 m, đường kính 30 - 40 cm vỏ màu xám hoặc xám nâu, tán dày, rậm,
cành thứ cấp mảnh, thon dài và hơi rủ, cây ưa sáng, sinh trưởng phát triển
nhanh, ưa khí hậu nóng ẩm nhiệt độ trung bình 23 - 240C, tái sinh tự nhiên
tốt, có thể trồng được trên nhiều loại đất trồng nhiều ở phía Nam.
- Keo lai: Là một trong những cây được đưa vào trồng rừng phục vụ
nguyên liệu giấy, ván dăm cao cấp, gỗ dán, là loại cây mọc nhanh, canh tác



13

phát triển mạnh, xanh quanh năm và chóng khép tán (sau trồng 2 - 3 năm đã
khép tán). Cây gỗ nhỡ có chiều cao từ 25 - 30 m đường kính 30 - 40 cm, thân
thẳng cành nhánh trung bình, tỉa cành tự nhiên khá tốt nhưng sức chống chịu
gió, bão kém hơn keo tai tượng và keo lá tràm hay gẫy ngang thân, nhất là khi
cây từ 3-5 tuổi. Tuy nhiên tốc độ sinh trưởng của keo lai mạnh hơn so với keo
tai tượng và keo lá tràm, có khả năng tái sinh tự nhiên rất manh, sau trồng 8 10 năm có thể khai thác toàn bộ để rừng tái sinh tự nhiên hoặc trồng mới toàn
diện.
1.2.2. Hiệu quả kinh tế của cây keo
Keo là một loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao và có những
đóng góp to lớn đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các địa
phương nói riêng và cả nước nói chung. Keo hiện nay là một trong những loài
cây chủ lực trong trồng rừng kinh tế của đa số người dân . Keo được đánh giá
là một loại cây mang lại giá trị kinh tế cao. Gỗ keo làm nguyên liệu cho nhà
máy sản xuất giấy, ván dăm, ván nhân tạo, làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu và
đang được thị trường ưa chuộng. Đặc biệt đối với keo có độ tuổi từ 14 – 15
năm sẽ cho gỗ có giá trị cao trong làm mộc, xẻ ván.
Cây keo mang lại hiệu quả xã hội rất to lớn cho địa phương như tạo
công ăn việc làm, giải quyết phần lớn lao động nhàn rỗi của địa phương, nâng
cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, cải
thiện bộ mặt nông thôn, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn
mới ở các địa phương.
Cây keo, ngoài nguồn lợi trực tiếp thu được từ sản phẩm gỗ, còn có giá
trị cải thiện môi trường sinh thái, cải tạo đất - nhất là đối với những vùng đất
nhiễm phèn, chống xói mòn, rửa trôi đất, hạn chế thiên tai, lũ lụt. Cây keo còn
góp phần tạo thêm môi trường xanh sạch, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm


14


không khí do ngành công nghiệp gây ra, giảm thiểu nguy cơ cháy rừng trong
mùa khô.
1.3. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÂY KEO
1.3.1. Gia tăng quy mô cây keo
Phát triển cây keo trước hết là quá trình tăng lên về sản lượng keo được
sản xuất ra. Kết quả này phản ánh năng lực sản xuất keo của một địa phương
hay thể hiện sự gia tăng quy mô sản xuất keo. Sự gia tăng sản lượng nhờ sự
gia tăng không gian sản xuất, nguồn lực huy động vào và năng suất cây keo.
Hai hướng gia tăng sản lượng này gắn với xu hướng tăng năng lực sản xuất
theo chiều rộng và chiều sâu.
Sản xuất cây keo là hoạt động sản xuất nông nghiệp với đặc điểm rất cơ
bản của quá trình này là hoạt động gắn liền với đất và diễn ra trên đất nên gia
tăng sản lượng keo phải bắt đầu từ khai thác diện tích đất canh tác keo phù
hợp.
Sự gia tăng quy mô sản xuất keo thể hiện ở quy mô diện tích trồng cây
keo cũng như số lượng và quy mô các nhà sản xuất keo và cuối cùng thể hiện
ở mức sản lượng keo sản xuất ra cũng như giá trị sản lượng. Diện tích gieo
trồng tăng lên nhưng điều này gặp giới hạn về đất đai và quy luật hiệu suất
giảm dần theo quy mô do đó đến mức nào phải chú trọng hơn tới phát triển về
chất tức tăng năng suất cây trồng.
Gia tăng diện tích cây keo phải huy động và sử dụng quỹ đất hiện có
của địa phương hay vùng một cách hợp lý vào phát triển cây keo. Huy động
và sử dụng quỹ đất hiện có một cách hợp lý là lựa chọn những diện tích có đủ
điều kiện, thích hợp với cây và trên cơ sở quy hoạch tổng thể của vùng địa
phương hạn chế cao nhất tình trạng phát triển tự phát keo. Sử dụng hợp lý
ngoài việc lựa chọn như trên còn bao gồm lựa chọn cách thức canh tác hợp lý
với mật độ cây phù hợp gắn liền với phát triển các cây trồng khác và rừng để



15

giữ nước chắn gió, lấy bóng mát và cân bằng sinh thái. Cần lưu ý nền đất là
một trong những yếu tố cơ bản có tính quyết định đến hiệu quả kinh tế của
vườn cây. Việc chọn đất là mục tiêu xác định và xếp hạn các diện tích đất có
khả năng trồng keo, cây keo thích hợp vùng đất cao, thoáng không bị ngập
hoặc úng nước. Cần chống xói mòn đối với diện tích đất trồng keo vì trong
điều kiện khí hậu nhiệt đới, hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất xảy ra ngay sau
khi thảm thực vật tự nhiên bị đốn hạ, mức độ xói mòn càng nghiêm trọng trên
các đất dốc, đất sườn đồi. Do đó cần áp dụng các biện pháp chống xói mòn
như che phủ mặt đất bằng một thảm thực vật, trồng keo theo đường đồng
mức... Ngoài ra còn bảo đảm diện tích đất nhất dịnh để phát triển cơ sở hạ
tầng đường sá, thủy lợi… Sử dụng hợp lý sẽ giúp giảm thiểu chi phí canh tác
nâng cao chất lượng sản phẩm. Gia tăng quy mô diện tích cây trồng tuy nhiên
khả năng này có giới hạn do quỹ đất bị hạn chế. Vì vậy người ta phải thực
hiện gia tăng quỹ đất thông qua việc khai hoang, phục hóa, khi khai hoang
nên kết hợp cả 2 phương pháp: khai hoang thủ công và khai hoang cơ giới để
khai thác tận dụng quỹ đất và liền vùng liền thửa. Công tác khai hoang càng
đảm bảo chất lượng thì việc chăm sóc vườn cây về sau càng thuận lợi ít tốn
kém.
Các chỉ tiêu phản ảnh số lượng cây keo:
- Diện tích cây công nghiệp và tỷ trọng diện tích cây keo;
- Sản lượng và mức tăng sản lượng keo;
- Năng suất và mức tăng năng suất keo.
1.3.2. Huy động, sử dụng nguồn lực cho phát triển cây keo
- Vốn: Để sản xuất cây keo, vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, thiếu
vốn cây keo sẽ chậm lớn, thu hoạch kém năng suất.
Trong nền kinh tế thị trường, cây keo là nguyên liệu chủ yếu để các nhà
máy chế biến gỗ dùng để xuất khẩu ra nước ngoài thì phải tiêu thụ được nếu



16

không thì khó có thể mở rộng quy mô sản xuất hay phát triển về số lượng.
Việc tiêu thụ ổn định không chỉ bảo đảm đầu ra mà còn nâng cao giá trị của
sản phẩm. Việc kinh doanh bán được giá sẽ nâng cao giá trị cây keo. Nhưng
điều này còn phụ thuộc vào việc mở rộng cây keo từ khâu trồng trọt sang sản
xuất chế biến. Khi đó quy mô sản xuất cây keo không chỉ đóng khung trong
trồng trọt mà cả chế biến. Khi đó nguồn lực sẽ được huy động nhiều hơn.
Trong thời gian qua, vốn để trồng rừng sản xuất nói chung được thực
hiện từ hai nguồn: Nhà nước đầu tư hỗ trợ và vốn nhân dân đóng góp. Về
nguồn vốn đầu tư hỗ trợ của Nhà nước được thực hiện theo thông tư liên tịch
số 02/2008TTLT-BKH-NN-TC ngày 23/6/2008 của Bộ Kế hoạch và đầu tư –
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn
thực hiện Quyết định 147/2007 QĐ –TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất. Còn đối với nguồn
vốn nhân dân tự đóng góp thì vận động nguồn vốn tự có của nhân dân và tạo
cơ chế để nhân dân vay.Điều này đã tạo được niềm tin đối với các hội gia đình
trong việc đã mạnh dạn đầu tư phát triển cây keo lai.
- Lao động: Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông
qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động. Lao động đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong trồng cây keo vì cây keo là cây trồng lâu năm đòi
hỏi phải có đủ nguồn lao động am hiểu về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm.
Cây keo đòi hỏi sự chăm sóc kịp thời và đúng quy trình kỹ thuật mới làm cho
năng suất tăng, chất lượng tốt. Nếu người sản có trình độ văn hoá cao, có kinh
nghiệm trồng và chăm sóc cây keo sẽ lựa chọn giống cây trồng, biện pháp
canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón một cách hợp lý, thời
điểm thích hợp thì cây sinh trưởng, phát triển tốt tạo ra năng suất cao, chất
lượng tốt. Ngược lại, người sản xuất có trình độ văn hoá thấp, thiếu kinh
nghiệm trong sản xuất cây keo sẽ không nắm bắt được kỹ thuật thâm canh,



×