Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Giải pháp quản lý đất đô thị phường bãi cháy thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.95 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------

ĐẶNG VIỆT

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TẠC TƯỢNG SƠN ĐỒNG – HOÀI ĐỨC
HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH

Hà Nội - Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------

ĐẶNG VIỆT
KHÓA 2009-2011 LỚP CH09Q

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TẠC TƯỢNG SƠN ĐỒNG – HOÀI ĐỨC
HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH
MÃ SỐ: 60.58.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS NGUYỄN LÂN
TS. NGUYỄN TRUC ANH

Hà Nội - Năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo GS.TS.NGUYỄN LÂN
và TS. NGUYỄN TRÚC ANH. Những người đã luôn tận tình hướng dẫn,
động viên khích lệ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học đã
cung cấp những lời khuyên quý giá và những tài liệu liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu luận văn của tôi.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Khoa đào tạo trên đại học, trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn

Đặng Việt


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------------1
1. Lý do chọn đề tài:----------------------------------------------------------------------------1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:----------------------------------------------------------2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: -------------------------------------------------------3
4. Phương pháp nghiên cứu:------------------------------------------------------------------3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:------------------------------------------------------------3
6. Cấu trúc luận văn:---------------------------------------------------------------------------4
B. PHẦN NỘI DUNG.------------------------------------------------------------------------5
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI
VÀ THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ SƠN ĐỒNG HUYỆN HOÀI ĐỨC –
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.----------------------------------------------------------------------5
1.1.Tổng quan về làng nghề truyền thống thành phố Hà Nội. -----------------------5
1.1.1.Làng nghề truyền thống tỉnh Hà Tây cũ (Giai đoạn trước khi sáp nhập
Tỉnh Hà Tây vào TP.Hà Nội ngày 1-8-2008). ------------------------------------------5
1.1.2.Làng nghề truyền thống Hà Nội. --------------------------------------------------7
1.1.3.Làng nghề truyền thống Hà Tây trên đường hội nhập Thủ đô Hà Nội. ------9
1.2.Lịch sử hình thành phát triển và đặc điểm làng nghề
tạc tượng Sơn Đồng. ------------------------------------------------------------------------ 11
1.2.1.Lịch sử hình thành phát triển làng nghề tạc tượng Sơn Đồng. -------------- 11
1.2.2.Những đặc điểm cơ bản của làng tạc tượng Sơn Đồng. ---------------------- 13
1.3.Thực trạng làng nghề tạc tượng sơn đồng ----------------------------------------- 20
1.3.1. Thực trạng phát triển nghề truyền thống. -------------------------------------- 20
1.3.2. Thực trạng quy hoạch, kiến trúc.----------------------------------------------- 21

1.3.3.Thực trạng hạ tầng kỹ thuật.------------------------------------------------------ 26
1.4.Những vấn đề tồn tại cần giải quyết.------------------------------------------------ 28
1.4.1. Nghề truyền thống .--------------------------------------------------------------- 28
1.4.2. Quy hoạch kiên trúc và hạ tầng kỹ thuật.---------------------------------- ---- 28
1.4.2.1 Cấu trúc làng nghề truyền thống ---------------------------------------------28


1.4.2.2 Quy hoạch kiến trúc làng nghề ----------------------------------------------29
1.4.3. Du lịch làng nghề. ---------------------------------------------------------------- 31
1.4.3.1 Văn hóa lễ hội. ------------------------------------------------------------------31
1.4.3.2 Sản phẩm du lịch và dịch vụ --------------------------------------------------32
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TẠC TƯỢNG SƠN ĐỒNG.----- 33
2.1.Khái niệm làng nghề, bảo tồn và phát triển. ------------------------------------- 33
2.1.1Một số khái niệm liên quan đến làng nghề.------------------------------------ 33
2.1.2 Khái niệm bảo tồn, phát triển. -------------------------------------------------- 34
2.1.3 Các hiến chương quốc tế về bảo tồn. ------------------------------------------ 34
2.2.Làng nghề truyền thống trong Quy hoạch chung thành phố Hà Nội. ------------ 36
2.3.Định hướng phát triển kinh tế xã hội của xã Sơn Đồng- Hoài Đức. ----- 39
2.4.Chủ trương chính sách của nhà nước đối với làng nghề, nông thôn mới. ---- 40
2.4.1.Quy chuẩn quy hoạch xây dựng các điểm dân cư NT hiện tại. ------------ 40
2.4.2.Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. ---------------------------------------------- 41
2.4.3. Quyết định số 554/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về Phê duyệt
đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến
năm 2020.--------------------------------------------------------------------------------- 45
2.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp quy hoạch bảo tồn phát triển
làng nghề truyền thống. -------------------------------------------------------------------- 46
2.5.1.Tác động của đô thị hóa đến làng nghề. ----------------------------------------- 46
2.5.2.Cấu trúc của làng nghề truyền thống.------------------------------------------ 47

2.5.3.Văn hoá, lễ hội. ------------------------------------------------------------------- 49
2.5.3.1 Văn hóa ------------------------------------------------------------------- 49
2.5.3.2 Lễ hội làng nghề Sơn Đồng -------------------------------------------- 51
2.5.4.Nghề truyền thống của làng tạc tượng Sơn Đồng. --------------------------- 55
2.5.4.1 Quy mô tổ chức sản xuất ----------------------------------------------- 55
2.5.4.2 Sản phẩm nghề, đào tạo nghề------------------------------------------ 56


2.5.4.3 Khu tập trung nguyên liệu--------------------------------------------- 57
2.5.5.Du lịch làng nghề. ---------------------------------------------------------------- 58
2.6.Kinh nghiệm bảo tồn phát triển làng nghề .--------------------------------------- 59
2.6.1.Kinh nghiệm bảo tồn phát triển làng nghề trên thế giới. -------------------- 59
2.6.1.1 Làng nghề truyền thống gốm sứ Cảnh Đức Trấn-------------------- 59
2.6.1.2 Làng cổ Hahoe của Hàn Quốc ----------------------------------------- 62
2.6.2.Kinh nghiệm bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam. ------------------- 67
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TẠC TƯỢNG SƠN ĐỒNG HUYỆN HOÀI ĐỨC – THÀNH
PHỐ HÀ NỘI.-------------------------------------------------------------------------------- 72
3.1.Quan điểm quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề. ------------------------ 72
3.2.Nguyên tắc quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề------------------------- 73
3.3.Phân khu chức năng và định hướng phát triển không gian.------------------- 75
3.3.1. Phân khu chức năng. ------------------------------------------------------------ 75
3.3.1.1 Khu vực dân cư------------------------------------------------------------- 77
3.3.1.2 Khu vực ngoài dân cư ----------------------------------------------------- 77
3.3.2. Định hướng phát triển không gian.. ------------------------------------------- 78
3.4.Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất. ----------------------------------------------- 80
3.4.1. Khu vực dân cư ------------------------------------------------------------------ 80
3.4.2. Khu vực ngoài khu dân cư . ---------------------------------------------------- 84
3.5.Giải pháp quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan khu vực dân cư ----- 85
3.5.1.Khu trung tâm công cộng.------------------------------------------------------- 85

3.5.1.1 Khu trung tâm công cộng cũ -------------------------------------------- 86
3.5.1.2 Khu trung tâm công cộng mới ------------------------------------------ 86
3.5.2.Khu ở. ------------------------------------------------------------------------------ 86
3.5.2.1 Khu ở cũ ------------------------------------------------------------------- 86
3.5.2.2 Khu ở mới ----------------------------------------------------------------- 88
3.5.3.Các công trình có giá trị văn hoá, lịch sử.------------------------------------- 90
3.5.4.Khu đất cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kho tàng.. --------------- 91


3.5.5.Các khu đất dành phát triển du lịch làng nghề.------------------------------- 93
3.5.6.Các khu đất dành phát triển nghề truyền thống.------------------------------ 95
3.5.7.Phương án quy hoạch bảo tồn và phát triển làng Sơn Đồng. --------------- 97
3.6.Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật và môi trường. -----------------------------------100
3.7.Giải pháp quản lý bảo tồn và phát triển làng nghề -----------------------------103
3.7.1.Hương ước làng nghề. ----------------------------------------------------------103
3.7.2. Quy định, quy chế về quy hoạch bảo tồn phát triển làng nghề. ----------103
C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. --------------------------------------------------------105
1. KẾT LUẬN.-------------------------------------------------------------------------------105
2. KIẾN NGHỊ. ------------------------------------------------------------------------------107


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Bảng 1.1: Thống kê diện tích đất làng Sơn Đồng
2. Bảng 1.2: Thống kê số hộ tham gia lao động các lĩnh vực.
3. Bảng 2.1: Bảng 19 tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
4. Bảng 3.1 : Hệ thống các công trình công cộng chính.
5. Bảng 3.2: Cơ cấu sử dụng đất của mô hình cơ cấu nông nghiệp và dịch vụ.
6. Bảng 3.3 : Đề xuất cơ cấu sử dụng đất trong cụm công nghiệp.
7. Bảng 3.4 : Bảng thống kế quy hoạch sử dụng đất làng Sơn Đồng.
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.

1. Hình 1.1.Vị trí làng Sơn Đồng trong bản đồ địa chínhh.Hoài Đức – Hà Nội.
2. Hình 1.2. Hình ảnh sản xuất về làng Sơn Đồng.
3. Hình 1.3. Sơ đồ hiện trạng làng Sơn Đồng
4. Hình 1.4. Tượng phật hoàn chỉnh.
5. Hình 1.5. Quy trình tạc tượng Phật tại làng Sơn Đồng.
6. Hình 1.6. Bằng chứng nhận do Hiệp hội làng nghề Việt Nam trao tặng.
7. Hình 1.7. Hình ảnh về nhà ở làng nghề Sơn Đồng.
8. Hình 1.8. Một số công trình công cộng làng Sơn Đồng.
9.Hình 1.9. Hình ảnh công trình văn hóa di tích lịch sử làng Sơn Đồng.
6. Hình 1.10. Hạ tầng kỹ thuật làng Sơn Đồng.
7. Hình 1.11. Cổng cổ còn sót lại.
8. Hình 1.12. Cổng mới xây trên đường vào làng.
9.Hình 1.13. Các cửa hàng bày bán sản phẩm tại mặt đường.
6. Hình 2.1. Cổng làng Mông Phụ - Đường Lâm .
7. Hình 2.2. Hình ảnh lễ hội làng Sơn Đồng vào ngày 6/2 âm lịch hàng năm.
8. Hình 2.3. Một số sản phẩm nghề mới ngoài tượng Phật.
9. Hình 2.4. Thành phố Cảnh Đức Trấn


10. Hình 2.5. Nhà ở nằm sát đồng ruộng làng Hahoe.
11.Hình 2.6: Cảnh quan ven sông làng Hahoe
12.Hình 2.7 : Sự thống nhất hình thức kiến trúc của làng Hahoe.
13. Hình 2.8: Lễ hội thần linh ở làng Hahoe
14. Hình 2.9: Đường trong làng Hahoe
15. Hình 2.10: Đường làng gốm Bát Tràng .
16. Hình 3.1: Mô hình cấu trúc làng xã mới.
17. Hình 3.2: Cơ cấu hiện tại làng Sơn Đồng
18. Hình 3.3: Cơ cấu phát triển mới làng Sơn Đồng
19. Hình 3.4: Các khu vực làng nghề theo bán kính trung tâm Hà Nội và
trung tâm quận huyện.

20. Hình 3.5: Mô hình bảo tồn và phát triển làng nghề.
21. Hình 3.6 : Xu hướng biến đổi đất ở trong làng Sơn Đồng.
22. Hình 3.7: Nhà cổ truyền thống gắn với tuyến du lịch làng.
23. Hình 3.8: Mô hình nhà ở nông thôn mới.
24. Hình 3.9: Giải B cuộc thi Kiến trúc nhà ở nông thôn
25. Hình 3.10: Các điểm di tích lịch sử được xếp hạng – cần bảo tồn
26. Hình 3.11 : Sơ đồ cơ cấu cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
27. Hình 3.12: Một số tuyến du lịch làng nghề.
28. Hình 3.13 : Sơ đồ đánh giá hiện trạng làng Sơn Đồng.
29. Hình 3.14 : Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất làng Sơn Đồng.
30. Hình 3.15 : Sơ đồ quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan.


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và
quốc phòng.” [1]
Đất đai là nền tảng để phát triển đô thị, ở đó con người sinh sống, làm
việc và sử dụng các dịch vụ. Cùng với sự hình thành đô thị, đất đai cũng từng
bước được chia thành đất đô thị, đất ngoại ô và đất nông thôn; Đất đô thị có
nguồn gốc chủ yếu từ đất nông nghiệp: về địa lý, do kinh tế đô thị phát triển,
nhân khẩu tập trung vào đô thị, quy mô đô thị phải mở rộng ra vùng nông
nghiệp phụ cận làm cho đất nông nghiệp bị suy giảm, về kinh tế, đô thị mở
rộng làm cho giá đất xung quanh đô thị tăng cao buộc phải nâng cao số tầng
xây dựng mở rộng ra các vùng xung quanh.
Đặc điểm của đất đô thị là đa dạng về mục đích sử dụng: hệ thống kinh

tế đô thị là phức tạp và đa dạng, xã hội hóa cao độ, chuyên môn hóa triệt để,
tạo ra tính đa dạng về mục đích sử dụng đất đô thị; Đất đô thị khó thay đổi
mục đích sử dụng: đất đô thị, khi đầu tư càng nhiều thì việc thay đổi mục đích
sử dụng càng trở nên khó khăn vì phải thay đổi cả kết cấu nền móng và điều
chỉnh lợi ích của những người đang sử dụng công trình; việc chuyển đất đô thị
thành đất nông nghiệp là không thể và không khả thi; Sử dụng đất đô thị có
tác động mạnh đến môi trường sinh thái và hiệu quả kinh tế đối với đất đai ở
vùng lân cận .
Ở các nước phương Tây, tốc độ đô thị hóa được đẩy mạnh vào thập kỷ
70 thế kỷ XX đã tạo ra những áp lực lớn đối với chính quyền đô thị, đất ngày
[1]

Luật Đất đai Việt Nam. 1993, Lời nói đầu


2

cảng trở nên khan hiếm và đắt đỏ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
không đáp ứng nhu cầu dân số ngày một gia tăng, ô nhiễm môi trường tác
động lớn đến đời sống của dân cư đô thị và các vùng phụ cận; để phát triển
bền vững, các nước đã phải siết chặt chính sách đất đô thị và tăng cường quản
lý đất đai đô thị; Quản lý đất đai đô thị theo quan điểm bền vững dựa trên 3
trụ cột, kinh tế, xã hội và môi trường đã trở thành chiến lược toàn cầu và
chiến lược của các quốc gia.
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, thực hiện CNH-HĐH đất nước
để trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 với mục tiêu: dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Nhu cầu đất đai cho xây
dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp và đô thị ngày càng lớn. Trong quá trình
Đổi mới, chính sách, pháp luật đất đai đã từng bước được hoàn thiện, quản lý
Nhà nước về đất đai được tăng cường để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất

nước.
Quảng Ninh là một trong 3 đỉnh của tam giác trọng điểm về phát triển
kinh tế vùng Bắc bộ: Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh. Để tài nguyên đất đai
trở thành nguồn nội lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh đòi
hỏi phải tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý đất đai, đặc biệt quỹ đất dành
cho phát triển công nghiệp và đô thị, Thành phố Hạ Long, trung tâm hành
chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Ninh. Thành phố
Hạ Long cũng là một trong những đơn vị hành chính đi đầu trong lĩnh vực đổi
mới công tác quản lý đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu của thành phố và tỉnh.
Bãi Cháy là một đơn vị hành chính cấp phường, nằm trên trục quốc lộ
18 cửa ngõ của thành phố nối Hạ Long với thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía
Bắc; Bãi cháy là một đô thị được hình thành lâu đời như một địa danh du lịch
nổi tiếng của Việt Nam; ngày nay, trong quá trình CNH-HĐH, Bãi cháy đang
phát triển năng động, trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch nghỉ


3

dưỡng của thành phố Hạ Long. Việc quản lý đất đai đô thị có vị trí quan trọng
đối với sự phát triển của phường Bãi Cháy nói riêng, thành phố Hạ Long nói
chung; vì vậy công tác quản lý đất đô thị được chính quyền địa phương chú
trọng và đã đạt được nhiều thành quả quan trọng; Tuy nhiên trước yêu cầu
phát triển đối với một đơn vị hành chính quan trọng của thành phố; công tác
quản lý đất đô thị Bãi Cháy cũng đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết:
- Việc quản lý Nhà nước về đất đai còn buông lỏng, đặc biệt công tác
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất
lượng; việc tổ chức giao đất, cho thuê đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư cũng
như việc đăng ký cấp giấy chứng nhận chưa đảm bảo nguyên tắc quản lý đất
đai theo quy hoạch và pháp luật;
- Việc sử dụng đất còn lãng phí, một số “quy hoạch treo”, “dự án treo”,

Sử dụng đất không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt, tự
chuyển đất quy hoạch cho công trình công cộng thành đất ở, tình trạng lấn
chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển nhượng đất trái
phép chưa được ngăn chặn kịp thời; tình hình khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp
luật về quản lý, sử dụng đất vẫn là một vấn đề bức xúc nhất của địa bàn...
Từ tình hình trên, là học viên Cao học quản lý đô thị, lại công tác trong
ngành Tài nguyên Môi trường, tôi thực hiện đề tài luận văn như sau:
“Giải pháp quản lý đất đô thị phường Bãi Cháy, thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh”
Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
- Mục đích: Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý
đất đô thị phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Nhiệm vụ:
+ Đánh giá thực trạng quản lý đất đô thị phường Bãi Cháy, TP Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh.


4

+ Đề xuất một số giải pháp quản lý đất đô thị phường Bãi Cháy, thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung nghiện cứu: trong khuôn khổ thời gian thực tập và thời
gian làm luận văn cho phép. Tôi tập trung vào một số nội dung quản lý Nhà
nước về đất đai trên địa bàn đô thị: Pháp luật (Đất đai, Xây dựng; Nhà ở; Quy
hoạch); Quy hoạch (QH xây dựng đô thi, QH sử dụng đất); Giao đất, thu hồi
đất, cho thuê đất, Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Cấp giấy phép xây

dựng.
+ Về địa bàn nghiên cứu: P. Bãi Cháy, TP.Hạ Long, T.Quảng Ninh;
+ Về thời gian nghiên cứu: Từ 2006-2010 (kỳ kế hoạch sử dụng đất)
Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu quản lý đất đai đô thị
trong mối quan hệ với các nhiệm vụ quản lý đô thị theo pháp luật, quy hoạch,
tổ chức bộ máy và các hoạt động nghiệp vụ
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập các thông tin cơ bản về: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
từ Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh;
+ Thông tin về tình hình quản lý sử dụng đất đai: Sở Tài nguyên và
Môi trường Quảng Ninh và Phòng Tài nguyên và Môi trường TP.Hạ Long;
+ Thu thập các thông tin khác có liên quan trên sách, báo, tạp chí,
Interrnet.


76

Để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thống
nhất quản lý đất đai, cần có những biện pháp sau :
- Tích cực tuyên truyền vận động người dân thực hiện đăng ký giấy chứng
nhận quyền sở dụng đất;
- Xử phạt mạnh tay đối với những trường hợp xây nhà chưa có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, kiên quyết không giải quyết các tranh chấp về
nhà đất khi giao dịch chưa có giấy chứng nhận quyền sở dụng đất.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
+ Với vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố tiềm lực quan trọng trong phát
triển kinh tế xã hội của phường. Bãi Cháy là một trong những trung tâm phát
triển phía Tây của thành phố Hạ Long, có vị thế chức năng đặc biệt quan
trọng và đang trên đà phát triển rất nhanh. Hệ thống giao thông đường bộ,
đường thuỷ thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá, tác động
thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ. Đây là
một trong những điều kiện vô cùng thuận lợi để Bãi Cháy trỏ thành trung tâm
thương mại, du lịch, dịch vụ, nghỉ dưỡng của Thành Phố hạ Long;
+ Cùng với sự phát triển với tốc độ nhanh của phường Bãi Chấy, đất
đô thị đang được sử dụng nhiều cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển
đô thị và các khu công nghiệp, khu du lịch… Quản lý đất đô thị phường Bãi
Cháy, thành phố Hạ Long được xác lập trên cơ sở pháp luật (đất đai, xây
dựng, nhà ở, quy hoạch đô thi); quy hoạch (quy hoạch đô thị và quy hoạch sử
dụng đất) với bộ máy quản lý Nhà nước theo mô hình thống nhất; cơ sở vật
chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
công tác trước mắt;
+ Quản lý đất đai đô thị bãi Cháy đã góp phần quản lý và sử dụng hợp
lý tài nguyên đất đai của địa phương trong quá trình phát triển đô thị Bãi

Cháy. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng đất đô thị phường Bãi Cháy vẫn
gặp nhiều khó khăn do : cơ chế chính sách chưa phù hợp; sự thiếu đồng bộ
giữa các văn bản pháp luật, năng lực tổ chức bộ máy cán bộ còn hạn chế, bộc
lộ nhiều khiếm khuyết, tính chuyên nghiệp, chính quy chưa cao; Chưa được
đầu tư tin học hoá ….
+ Việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của phường và thành phố Hạ Long. Để thực


78

hiện được cần áp dụng toàn diện các giải pháp về chính sách, pháp luật, quy
hoạch, tổ chức bộ máy và hoạt động chuyên môn vụ: đo đạc, lập bản đồ hồ sơ
địa chính, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài
sản khác trên đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất cho thuê đất ,
thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư; thanh tra kiểm tra việc thi hành
pháp luật đất đai trong quản lý và sử dụng đất;


79

KIẾN NGHỊ
+ Đối với Quốc Hội, Chính phủ:
Trên cơ sở tổng kết thi hành các Luật Đất đai 2003, xây dựng Luật đất
đai mới cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước hiện nay. Luật đất
đai mới cần chi tiết, cụ thể, để sau khi ban hành không cần nhiều Nghị định,
Thông tư đi kèm mới thực hiện được. Cùng với việc hoàn thiện pháp luật đất
đai, cần rà soát bổ sung sửa đổi các luật có liên quan như Luật Xây dụng, Nhà
ở, Quy hoạch đô thị để tạo lập một hệ thống pháp luật đồng bộ trong việc
quản lý đất đai và phát triển đô thị;

+ Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh:
- Về pháp luật: Những văn bản nhà nước đã ban hành, địa phương cần
cụ thể hoá bằng các văn bản của địa phương mình theo đúng quy định của
Pháp luật;
- Về quy hoạch: Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai
đoạn 2001-2010, rút kinh nghiệm để chỉ đạo việc lập và tổ chức thực hiện quy
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010, kế hoạch sử đất 5 năm 2011-2015
cấp tỉnh, huyện, xã của Quảng Ninh đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng theo
quy định pháp luật;
- Củng cố bộ máy tổ chức của ngành Tài nguyên và Môi trường cấp
huyện và cơ sở trong đó có Thành phố Hạ Long và phường Bãi Cháy
+ Đối với UBND thành phố Hạ Long:
- Quán triệt, tổ chức thực hiện và tăng cường công tác tuyên truyền
giáo dục pháp luật đất đai và quản lý đô thị trong nhân dân địa phương;
- Tổ chức thực hiện lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất phường Bãi
Cháy giai đoạn 2011-2020;
- Bố trí kế hoạch, ngân sách để sớm thực hiện quy hoạchchi tiết phường
Bãi Chãy đến 2020;


80

+ Đôi với UBND Phường Bãi Cháy:
- Bố trí đủ cán bộ cho công tác quản lý đất đai và đô thị phường Bãi
Cháy;
- Thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực cán bộ;
- Tăng cường năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật quản lý đất đô thị
phường Bãi Cháy;



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Tuấn Anh (2006), Giải pháp bảo tồn và khai thác giái trị cảnh
quan kiến trúc làng nghề truyền thống ngoại thành Hà Nội dưới tác
động của đô thị hóa, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kiến trúc Hà Nội.
2. Nguyễn Thế Bá, Lê Trọng Bình, Trần Trọng Hanh, Nguyễn Tố Lăng
( 1997), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị , Nhà xuất bản Xây dựng.
3. Bộ Xây Dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây
dựng, Hà Nội
4. Phạm Hùng Cường ( 2000), Những vấn đề về sự chuyển biến cấu trúc
khu ở trong các làng xã ven Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc, Hội Kiến trúc
sư Việt Nam, số 1.
5. Phạm Hùng Cường (2003), Không gian mở với việc hình thành tính văn
hoá trong các khu dân cư đô thị, Tạp chí Kiến trúc, số 5, tr.54-56.
6. Phạm Hùng Cường (2008), Đô thị hoá vùng ven và những vấn đề quy
hoạch phát triển, Hội thảo khoa học “Quy hoạch phát triển đô thị Việt
Nam - Cơ hội và thách thức”.
7. Vũ Cao Đàm ( 2000), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản
Khoa học Kỹ thuật.
8. Nguyễn Bá Đang - Nguyễn Văn Than (1995), Nhà ở nông thôn truyền
thống và cải tiến, Nhà xuất bản Xây dựng.
9. Vũ Tam Lang ( 1991), Kiến trúc cổ Việt Nam, Nhà xuất bản Xây dựng
Hà Nội.
10. Nguyễn Luận (2002), Làng sinh thái cho các quần cư nông thôn, Tạp
chí Kiến trúc, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hà Nội, số 2.
11. Nguyễn Luận (1999), Nét quê xứ Bắc, Bản thảo viết cho bản sắc văn
hóa Việt Nam, Hà nội.


12. Hàn Tất Ngạn (1999), Cảnh quan kiến trúc, Nhà xuất bản Xây dựng,
Hà Nội.

13. Đặng Đức Quang ( 2000), Thị tứ làng xã , Nhà xuất bản xây dựng Hà
Nội.
14. Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu
chí quốc gia về nông thôn mới.
15. Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng về phê
duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm
nhìn đến năm 2050
16. Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng về phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội
đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
17. Phạm Thị Thơ (2007), Bảo tồn và phát triển không gian làng nghề
Triều Khúc dưới tác động của đô thị hóa, Luận văn thạc sỹ, Đại học
Kiến trúc hà Nội.
18. Nguyễn Quốc Trung (2002), Một số giải pháp quản lý qui hoạch xây
dựng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với làng nghề ngoại
thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn
thạc sỹ, Đại học Kiến trúc Hà Nội.
19. Đỗ Đức Viêm (1997), Quy hoạch xây dựng và phát triển các điểm dân
cư nông thôn, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội.
20. Vụ Quản lý Kiến trúc- Quy hoạch - Bộ Xây dựng (1998), Hướng dẫn
lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng các thị trấn, thị tứ, Nhà xuất bản
Xây dựng, Hà Nội.



×