Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông tô lịch (nà nội) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.69 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐẶNG KHÁNH HUY

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HAI BÊN BỜ SÔNG TÔ LỊCH (HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội, năm 2013


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐẶNG KHÁNH HUY
KHÓA 2011 - 2013

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HAI BÊN BỜ SÔNG TÔ LỊCH (HÀ NỘI)

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.KTS. NGUYỄN TRÍ THÀNH

Hà Nội, năm 2013


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sỹ “Quản lý Không gian Kiến trúc cảnh quan
hai bên bờ sông Tô Lịch (Hà Nội)”, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, động viên của rất
nhiều ngƣời.
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cám ơn trân trọng tới Thầy giáo TS. KTS. Nguyễn
Trí Thành, ngƣời trực tiếp chỉ bảo, hƣớng dẫn tận tình và cho tôi những ý kiến quý
báu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Sau
đại học và các giảng viên trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội đã nhiệt tình truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt khóa học này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên,
khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu, và hoàn thành Luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện Luận văn bằng sự nhiệt tình và năng lực của
mình, đồng thời cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ, góp ý của nhiều ngƣời, song Luận văn
này vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong sẽ nhận đƣợc
những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn!
Xin trân trọng cảm ơn!


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

ĐẶNG KHÁNH HUY


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ............................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ........................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA ...................................................................................... viii
A. PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
B. PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC & CÔNG TÁC QUẢN LÝ
QUY HOẠCH HAI BÊN BỜ SÔNG TÔ LỊCH ................................................................... 9
1.1. Sông Tô Lịch trong quá trình phát triển đô thị Hà Nội ....................................... 9
1.1.1. Quá trình phát triển và quản lý đô thị Hà Nội .............................................. 9
1.1.2. Vị trí và đặc điểm của đoạn sông đƣợc chọn nghiên cứu .......................... 14
1.2. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan dọc hai bên đoạn sông nghiên cứu...
........................................................................................................................... 17
1.2.1. Giới hạn và các yếu tố thành phần của không gian kiến trúc cảnh quan dọc
sông Tô Lịch ............................................................................................................. 17

1.2.2. Về cảnh quan và không gian đô thị hai bên bờ sông.................................. 21
1.2.3. Hiện trạng các công trình kiến trúc đô thị .................................................. 23
1.2.4. Hiện trạng các công trình giao thông đô thị ............................................... 26
1.2.5. Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật hai bên bờ sông ...................... 30
1.2.6. Về môi trƣờng đô thị hai bên bờ sông........................................................ 33
1.3. Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Tô
Lịch ........................................................................................................................... 34
1.3.1. Thực trạng công tác lập quy hoạch, thiết kế đô thị .................................... 34
1.3.2. Thực trạng quản lý hoạch và không gian kiến trúc cảnh quan ................... 39
1.3.3. Thực trạng công tác quản lý, khai thác đầu tƣ xây dựng (ĐTXD) hai bên
bờ sông và giám sát của cộng đồng .......................................................................... 42
1.3.4. Thực trạng phƣơng thức quản lý Kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Tô
Lịch
.................................................................................................................... 43
1.3.5. Công tác thanh tra và xử lý vi phạm .......................................................... 44
1.3.6. Những vấn đề bất cập và nguyên nhân ...................................................... 45
1.4. Những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết .......................................................... 48
1.5. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................................. 49
1.5.1. Luận văn Thạc sỹ Kiến trúc – Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai
bên bờ sông Tô Lịch, Đoạn từ Cầu Giấy đến Ngã Tƣ Sở ......................................... 49
1.5.2. Dự án Khảo sát, nghiên cứu xử lý ô nhiễm nƣớc sông Tô Lịch ................ 51
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ QUY HOẠCH KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG TÔ LỊCH .............................................................................. 52
2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ................................ 52


iv

2.2. Cơ sở lý thuyết cho việc tổ chức và quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai
bên bờ sông ................................................................................................................... 53

2.2.1. Lý luận về hình ảnh đô thị của Kenvin Lynch ........................................... 53
2.2.2. Lý luận về thiết kế đô thị hiện đại của Roger Trancik ............................... 54
2.2.3. Thiết kế đô thị và Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ
sông
.................................................................................................................... 55
2.2.4. Những nguyên tắc chung về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai
bên bờ sông ............................................................................................................... 56
2.3. Các điều kiện tác động đến đặc trƣng kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông .... 58
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 58
2.3.2. Các điều kiện văn hóa – xã hội .................................................................. 59
2.3.3. Điều kiện về con ngƣời và nhận thức thẩm mỹ ......................................... 60
2.3.4. Định hƣớng Quy hoạch đô thị .................................................................... 61
2.3.5. Điều kiện Khoa học và công nghệ ............................................................. 61
2.3.6. Quá trình đô thị hóa và thị trƣờng bất động sản......................................... 62
2.3.7. Điều kiện cơ chế chính sách ....................................................................... 62
2.4. Hệ thống quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ở Hà Nội ............................ 63
2.4.1. Công tác thẩm định, phê duyệt Quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, quy định
quản lý kiến trúc cảnh quan liên quan đến khu vực nghiên cứu ............................... 63
2.4.2. Công tác quản lý thực hiện Quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan tại
khu vực .................................................................................................................... 67
2.4.3. Công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm............................................... 68
2.4.4. Vai trò của cộng đồng trong quản lý và thực hiện quy hoạch ................... 69
2.5. Kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nƣớc ...................................................... 70
2.5.1. Kinh nghiệm trong nƣớc ............................................................................ 70
2.5.2. Kinh nghiệm nƣớc ngoài ............................................................................ 75
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUY HOẠCH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI
BÊN BỜ SÔNG TÔ LỊCH .................................................................................................. 83
3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông
Tô Lịch ......................................................................................................................... 83
3.1.1. Các quan điểm quản lý ............................................................................... 83

3.1.2. Các mục tiêu quản lý .................................................................................. 83
3.1.3. Các nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý ........................................... 83
3.2. Tổ chức quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Tô Lịch...... 84
3.2.1. Các nguyên tắc quản lý kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Tô Lịch ...... 84
3.2.2. Trình tự triển khai Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ
sông Tô Lịch ............................................................................................................. 85
3.2.3. Đề xuất quy định Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông
Tô Lịch .................................................................................................................... 86
3.2.4. Tổ chức thực hiện ....................................................................................... 91


v

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai
bên bờ sông Tô Lịch ..................................................................................................... 92
3.3.1. Hoàn chỉnh, nâng cao chất lƣợng quy hoạch và thiết kế đô thị hai bên bờ
sông Tô Lịch ............................................................................................................. 92
3.3.2. Đầu tƣ xây dựng các công trình theo quy hoạch hai bên bờ sông Tô Lịch 94
3.3.3. Quản lý hạ tầng kỹ thuật phục vụ cảnh quan hai bên bờ sông Tô Lịch ..... 95
3.3.4. Hoàn thiện cơ chế chính sách ..................................................................... 97
3.3.5. Nâng cao tổ chức bộ máy quản lý .............................................................. 99
3.3.6. Giải pháp đối với các đối tƣợng quản lý: ................................................. 101
3.3.7. Phát huy vai trò của cộng đồng đối với công tác quản lý ........................ 106
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 109
1. Kết luận ............................................................................................................... 109
2. Kiến nghị............................................................................................................. 110
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... xi
1. Sách báo và tạp chí ................................................................................................ xi
2. Internet .................................................................................................................xiii



1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển không gian kiến trúc Hà Nội gắn với khai thác không gian
hai bên các con sông nhƣ: sông Hồng, sông Đuống, sông Tô Lịch, sông Kim
Ngƣu...
Sông Tô Lịch là một con sông nhỏ, chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng
chính sông Tô Lịch khi chảy qua các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai và huyện
Thanh Trì còn đƣợc gọi là Kim Giang. Sông Tô Lịch là một đƣờng bao của kinh đô
Thăng Long xƣa, là một cạnh của tứ giác nƣớc Thăng Long.
Trƣớc đây, Tô Lịch từng là con sông đẹp và thơ mộng nhất Hà Nội. Tuy
nhiên, do hậu quả của quá trình phát triển đô thị hoá, sông Tô Lịch đã bị biến thành
con sông ô nhiễm nhất Hà Nội. Điều này đã gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới mỹ
quan của thủ đô nói chung và kiến trúc cảnh quan (KTCQ) hai bên bờ sông Tô Lịch
nói riêng.
Hiện nay, việc xây dựng xen các công tình cao tầng là minh chứng của các
giai đoạn phát triển và quản lý tạo ra sự biến đổi không gian KTCQ của thành phố.
Để không gian KTCQ này vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu của phát triển đô thị, vừa
không làm ảnh hƣởng đến các ô nhiễm môi trƣờng và cảnh quan, cần phải có những
nghiên cứu đánh giá 1 cách hệ thông và khoa học về quy hoạch, thiết kế đô thị,
không gian KTCQ ven sông để đƣa ra các định hƣớng về tiêu chí, yêu cầu quản lý,
tổ chức khai thác không gian KTCQ phù hợp với mục tiêu phát triển đô thị của
thành phố Hà Nội.
Do hệ quả lịch sử, đoạn đầu sông Tô Lịch lại là ranh giới tự nhiên giữa 3 quận
Ba Đình, Đống Đa và Cầu Giấy, nên không gian KTCQ hai bên bờ sông đƣợc hình
thành một cách tự phát, thiếu sự thống nhất và chƣa đƣợc quan tâm đúng mức để
quản lý. Bên cạnh đó, việc quản lý xây dựng (QLXD) còn lỏng lẻo, ý thức chấp
hành quy định về quản lý đô thị (QLĐT) của một bộ phận dân cƣ còn kém, công tác

quản lý quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, đất đai,.. cũng còn nhiều tồn tại chƣa phát huy


2

hiệu quả. Từ những vấn đề trên, nghiên cứu “Quản lý không gian KTCQ hai bên bờ
sông Tô Lịch (Hà Nội)” là đề tài có tính cần thiết, cấp bách và tính thực tiễn cao.
Luận văn này quan tâm nghiên cứu công tác quản lý quy hoạch và QLXD các
công trình KTCQ hai bên bờ sông Tô Lịch. Đây là vấn đề lớn và phức tạp song rất
cần sớm nghiên cứu để tìm ra giải pháp hợp lý nhất về quản lý, để tuyến đƣờng hai
bên bờ sông Tô Lịch thành tuyến đƣờng khang trang sạch sẽ, có KTCQ đẹp và đƣợc
quy hoạch hợp lý.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
-

Xác định vai trò của không gian KTCQ hai bên bờ sông Tô Lịch (đoạn từ
đƣờng Hoàng Quốc Việt đến đƣờng Lê Văn Lƣơng).

-

Đánh giá thực trạng không gian KTCQ 2 bên bờ sông Tô Lịch.

-

Đề xuất giải pháp hữu hiệu để quản lý không gian KTCQ hai bên bờ sông Tô
Lịch và các sông khác nói chung trong nội đô Hà Nội.

-

Tạo không gian kết nối giữa các công trình kiến trúc và cảnh quan 2 bên bờ

sông.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu:

KTCQ (công trình kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên, mặt nƣớc, không gian phục
vụ đời sống nhân dân khu vực) và công tác quản lý quy hoạch hai bên bờ sông
Tô Lịch .


Phạm vi nghiên cứu:

Hai bên bờ đoạn đầu sông Tô Lịch (từ đƣờng Hoàng Quốc Việt đến đƣờng Lê
Văn Lƣơng), là ranh giới tự nhiên giữa các quận Ba Đình, Đống Đa và Cầu
Giấy.


3

-

Giới hạn dọc: Đoạn sông từ đƣờng Hoàng Quốc Việt đến đƣờng Lê Văn
Lƣơng dài khoảng 4 km thuộc quản lý của 3 Quận: Quận Cầu Giấy, Quận Ba
Đình và Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội.

-

Giới hạn ngang: Bao gồm không gian mặt nƣớc, không gian KTCQ tiếp giáp

hai bên bờ sông từ tim đƣờng vào khoảng 50 – 200 m.

Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết các nội dung sau đây:
-

Đánh giá hiện trạng không gian KTCQ hai bên bờ sông Tô Lịch.

-

Phân tích các cơ sở khoa học về hiện trạng các yếu tố thiên nhiên, môi
trƣờng đô thị, của đoạn sông nghiên cứu và các yếu tố ảnh hƣởng của nó tới
không gian KTCQ dọc hai bên bờ sông cũng nhƣ tới các mặt khác của đời
sống đô thị.

-

Phân tích và đánh giá về các điều kiện tự nhiên, tình hình quản lý khai thác
không gian KTCQ và những vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị làm cơ sở
khoa học cho những giải pháp mang tính nguyên tắc.

-

Nghiên cứu và đề xuất quan điểm về thái độ ứng xử và những định hƣớng
nhằm mục đích bảo tồn, phát huy và phát triển không gian KTCQ hai bên bờ
sông.

-

Đề xuất các giải pháp về quản lý và tổ chức không gian KTCQ cho khu vực

hai bên bờ sông Tô Lịch.

Phƣơng pháp nghiên cứu [14]
-

Phƣơng pháp tiếp cận định tính và định lƣợng:
+ Căn cứ vào Quy hoạch chung Tổng thể Thủ đô Hà Nội 2030 tầm nhìn
2050 quy hoạch chi tiết 3 quận Cầu Giấy, Ba Đình và Đống Đa. Căn cứu vào
tình hình quy hoạch phát triển hiện trạng KTCQ khu vực hai bên sông Tô
Lịch để nghiên cứu tiếp cận.


4

+ Điều tra, khảo sát xã hội học, bản đồ hiện trạng, bản đồ khu vực hai bên
sông Tô Lịch (thu thập thông tin).
-

Phƣơng pháp tiếp cận định hệ thống:
+ Phân tích các thông tin thu thập đƣợc (đánh giá)
+ Tổng hợp, đề xuất giải pháp quản lý không gian KTCQ hai bên bờ sông Tô
Lịch. Sử dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ thống quản lý phát triển KTCQ theo
dự án đầu tƣ để nghiên cứu khả thi giải pháp đƣợc xác lập theo các nhân tố
quản lý phát triển gồm: Quy hoạch – kiến trúc – kỹ thuật – tài chính – cơ chế
chính sách – quản lý đô thị có tính tổng hợp hệ thống kỹ thuật và hệ thống xã
hội. Trên cơ sở đó, xác nhận nhân tố cơ bản điều khiển các hệ thống để tập
trung nghiên cứu mối quan hệ hữu cơ hình thành giải pháp.

-


Phƣơng pháp xử lý thông tin: Trên cơ sở thu thập thông tin từ công việc
nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê, quan sát phi thực nghiệm gồm: thông
tin định tính và thông tin định lƣợng: Các thông tin định tính và định lƣợng
cần đƣợc xử lý để xây dựng các luận cứ lý thuyết và thực tiễn phục vụ cho
việc chứng minh giả thiết nghiên cứu.

-

Phƣơng pháp thực nghiệm (kiểm chứng kết quả)

-

Phƣơng pháp chuyên gia.

-

Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đã có (các luận án, luận văn đã hoàn
thành liên quan đến đề tài nghiên cứu.

-

Tổng hợp các tài liệu thực tiễn, các hệ thống pháp lý quản lý KTCQ của Việt
Nam và các nƣớc.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

-

Ý nghĩa khoa học:
Đóng góp cơ sở lý luận và khoa học về quản lý không gian KTCQ hai bên bờ

sông trong phát triển đô thị bền vững của thành phố Hà Nội.


5

-

Đề xuất các tiêu chí giải pháp để quản lý không gian KTCQ nói chung và
đặc thù hai bên bờ sông nói riêng.

-

Góp phần nâng cao hiệu quả về quản lý và thẩm mỹ cho KTCQ hai bên bờ
sông Tô Lịch, tạo môi trƣờng trong lành, thân thiện.


-

Ý nghĩa thực tiễn:
Đánh giá về thực trạng KTCQ hai bên sông Tô Lịch, ranh giới và địa bàn
quản lý hành chính cụ thể.

-

Đề xuất các giải pháp quản lý để giúp các nhà QLĐT trên địa bàn cũng nhƣ
cộng đồng có cách thức tiếp cận và quản lý không gian KTCQ phù hợp trong
phát triển đô thị của thành phố.

-


Góp phần giữ gìn bảo vệ môi trƣờng, không gian KTCQ theo quy hoạch
chung của thành phố Hà Nội đã đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt tại quyết định số
1259/QĐ – TTg ngày 26/7/2011.

-

Xây dựng quy chế quản lý khu vực và quản lý theo quy hoạch không gian
KTCQ hai bên bờ sông Tô Lịch tại địa bàn 3 quận Cầu Giấy, Ba Đình và
Đống Đa.

Giải thích từ ngữ và các khái niệm [24]
-

Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo
lập môi trƣờng sống thích hợp cho ngƣời dân sống trong đô thị, đƣợc thể
hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
Quy hoạch đô thị bao gồm: Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy
hoạch hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị.

-

Cảnh quan là không gian chứa đựng vật thể nhân tạo, thiên nhiên và những
hiện tƣợng xảy ra trong quá trình tác động giữa chúng với nhau và giữa
chúng với bên ngoài.


6

-


Cảnh quan thiên nhiên là một bộ phận của bề mặt trái đất, có những đặc
điểm riêng về địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, động thực vật.

-

Cảnh quan nhân tạo là cảnh quan đƣợc hình thành do hệ quả của quá trình
tác động của con ngƣời làm biến đổi cảnh quan thiên nhiên.

-

Không gian trống là không gian bên ngoài công trình, đƣợc giới hạn bởi mặt
đứng của các công trình kiến trúc (kiến trúc lớn), mặt đất, bầu trời và các vật
giới hạn không gian khác nhƣ: cây xanh, mặt nƣớc, địa hình...

-

Kiến trúc cảnh quan là hoạt động có định hƣớng của con ngƣời tác động
vào môi trƣờng nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu
tố thiên nhiên và nhân tạo, nhằm mang lại sự tiện nghi trong sử dụng , môi
trƣờng trong lành và có giá trị thẩm mỹ nhất định.

-

Môi trường kiến trúc cảnh quan là sự hình thành bởi các yếu tố không gian
trống và các yếu tố cảnh quan, trong đó gồm yếu tố cảnh quan thiên nhiên
nhƣ: cây xanh, địa hình, mặt nƣớc và các yếu tố cảnh quan nhân tạo do con
ngƣời tạo ra nhƣ các tác phẩm kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật tạo hình
hoành tráng – trang trí.


-

Quy hoạch cảnh quan là việc tổ chức không gian chức năng trên một phạm
vi rộng mà trong đó chứa đựng các mối quan hệ tƣơng hỗ của các thành phần
chức năng, hình khối và môi trƣờng thiên nhiên và nhân tạo.

-

Thiết kế cảnh quan là hoạt động sáng tạo môi trƣờng vật chất – không gian
bao quanh con ngƣời đáp ứng nhu cầu sử dụng, vệ sinh môi trƣờng và thẩm
mỹ.

-

Kiến trúc đô thị là tổ hợp không gian vật thể đô thị và cảnh quan thiên nhiên,
cảnh quan nhân tạo (cây xanh, mặt nƣớc, thảm thực vật, địa hình) bao gồm
các công trình kiến trúc kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình
ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hƣởng trực tiếp đến cảnh quan
đô thị.


7

-

Quản lý về cơ bản và trƣớc hết là tác động đến con ngƣời để họ thực hiện,
hoàn thành những công việc đƣợc giao; để họ làm những điều bổ ích, có lợi.
Điều đó đòi hỏi ta phải hiểu rão và sâu sắc về con ngƣời nhƣ : cấu tạo thể
chất, những nhu cầu, các yếu tố năng lực, các quy luật tham gia hoạt động
(tích cực, tiêu cực).

Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hƣớng, điều tiết, phối
hợp các hoạt động của cấp dƣới, của nhữgn ngƣời dƣới quyền. Biểu hiện cụ
thể qua việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra,
kiểm soát. Hƣớng đƣợc sự chú ý của con ngƣời vào một hoạt đông nào đó;
điêu tiết đƣợc nguồn nhân lực, phối hợp đƣợc các hoạt đông bộ phận.
Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động đông ngƣời
đƣợc hình thành, tiến hanh trôi chảy, đạt hiệu quả cao bền lâu và không
ngừng phát triển.
Quản lý là tác động của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý một cách gián
tiếp và trực tiếp nhằm thu đƣợc nhƣng diễn biến, thay đổi tích cực. Quản lý
KTCQ là nội dung của QLXD và Quy hoạch nhằm tạo lập một phần hình
ảnh đô thị để đảm bảo hài hòa cảnh thiên nhiên, nhân tạo nhằm xác lập trật
tự đô thị nâng cao chất lƣợng sống và cảm thụ thẩm mỹ của ngƣời dân đô thị.

-

Quản lý kiến trúc cảnh quan là một lĩnh vực chuyên ngành đặc trƣng của
QLĐT, có liên quan đến nhiều lĩnh vực của QLĐT.

-

Quản lý kiến trúc cảnh quan là quản lý các yêu cầu về thiết kế đô thị, quy
hoạch xây dựng đô thị (Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch
chi tiết). Xây dựng quy trình quản lý, kiểm soát phát triển đô thị. Các quy
định quản lý chuyên ngành thuộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà
nƣớc phụ trách.


8


Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung: gồm 3 chƣơng
Chƣơng 1 - Thực trạng kiến trúc cảnh quan và công tác quản lý quy
hoạch hai bên bờ sông Tô Lịch.
Chƣơng 2 - Những cơ sở lý luận và thực tiễn để quản lý không gian
kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Tô Lịch.
Chƣơng 3 - Mô hình / giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan hai bên bờ sông Tô Lịch.
Kết luận và kiến nghị


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


109

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
-

Quản lý KTCQ hai bên bờ sông là 1 bộ phận quan trọng trong việc tổ chức

cảnh quan đô thị. Chất lƣợng KTCQ hai bên bờ sông có ảnh hƣởng quyết
định tới chất lƣợng cảnh quan đô thị, nó thể hiện bộ mặt và trình độ văn
minh cũng nhƣ phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ dân
trí của 1 đô thị.

-

Việc quản lý không gian KTCQ hai bên bờ sông xuất phát từ yêu cầu văn
hóa – tinh thần của con ngƣời

-

Khu vực hai bên bờ sông Tô Lịch là trục cảnh quan quan trọng của Quận
Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa và của Thành phố. Việc quản lý phát triển
KTCQ ở đây gắn liền với việc tìm kiếm các giải pháp hiệu quả kết nối về tổ
chức quản lý, KTCQ giữa các quy hoạch chi tiết, quy hoạch chuyên ngành.

-

Muốn đạt đƣợc mục tiêu quản lý KTCQ khu vực hai bên bờ sông Tô Lịch
trƣớc hết phải khảo sát KTCQ và kề hoạch dự kiến phát triển sông Tô Lịch
để đƣa ra Quy định quản lý quy hoạch KTCQ hai bên bờ sông Tô Lịch, đồng
thời dựa trên những thành quả và kinh nghiệm đã đƣợc nghiên cứu tổng kết
về các giai đoạn phát triển và có tham khảo kinh nghiệm của nƣớc ngoài để
tạo hiệu quả trong công tác quản lý quy hoạch

-

Việc quản lý KTCQ hai bên bờ sông phải bao gồm cả bảo tồn các không gian
chứa đựng di tích, đồng thời việc xây dựng, phát triển, mở rộng không gian

mới phải đáp ứng với nhu cầu thực tế của việc phát triển đô thị.

-

Trên cơ sở những lý luận khoa học đề xuất các giải pháp cụ thể cho việc
quản lý KTCQ khu vực hai bên bờ sông Tô Lịch:
+ Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khi thực hiện Dự án ĐTXD


110

+ Giải pháp về cơ chế chính sách quản lý quy hoạch kiến trúc, khai thác sử
dụng đất, phát huy giá trị của sông Tô Lịch theo định hƣớng quy hoạch.
+ Giải pháp về nâng cao bộ máy quản lý.
+ Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, triển khai
quy hoạch và quá trình khai thác sử dụng.
2. Kiến nghị
-

UBND Thành phố Hà Nội đề xuất với Chính phủ xem xét, nghiên cứu và áp
dụng thí điểm mô hình chính quyền đô thị nhằm cải cách, tinh giảm thủ tục
hành chính trong đầu tƣ xây dựng và giải quyết tình trạng chồng chéo giữa
quản lý hành chính và quản lý ĐTXD.

-

UBND Thành phố cần thành lập cơ quan không chỉ chịu trách nhiệm thực
hiện mà còn phối hợp với các cơ quan liên quan khác giữa các Sở, Ban,
Ngành, cơ quan, đơn vị để chia sẻ vai trò, trách nhiệm thực hiện quản lý và
vận hành khu vực hai bên bờ sông Tô Lịch.


-

Tăng cƣờng năng lực, trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng, UBND các
cấp Quận, Phƣờng trong công tác quản lý đô thị và quản lý thực hiện quy
hoạch theo phân cấp.

-

Hoàn thiện và đổi mới hệ thống pháp luật, pháp quy, quy chế quản lý KTCQ
hai bên bờ sông Tô Lịch.

-

Đẩy mạnh và hoàn thiện Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, đặc biệt là
phải xây dựng đồ án thiết kế đô thị khu vực hai bên bờ sông Tô Lịch theo
quy hoạch phát triển không gian của Quận Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa theo
định hƣớng quy hoạch chung thành phố Hà Nội năm 2030 tầm nhìn 2050 đã
đƣợc phê duyệt.

-

Đề xuất giải pháp, cơ chế quản lý quy hoạch kiến trúc, khai thác sử dụng đất
khu vực hai bên bờ sông Tô Lịch: Thiết lập khung thể chế phù hợp để thực


111

hiện các dự án phát triển đô thị gắn kết với sự tham gia của khu vực tƣ nhân
và cộng đồng. Thực hiện các dự án thí điểm để xây dựng các thể chế cần

thiết và đảm bảo thực hiện hiệu quả các dự án xây dựng.
-

Sở Quy hoạch – Kiến trúc phối hợp với UBND các Quận để rà soát tính khả
thi của các quy hoạch chi tiết và các dự án ĐTXD khu vực hai bên bờ sông
Tô Lịch, báo cáo thƣờng xuyên cho UBND Thành phố Hà Nội.

-

Xây dựng và kiện toàn tổ chức các Đội quản lý về trật tự xây dựng và KTCQ
hai bên bờ sông Tô Lịch.

-

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, giáo dục pháp
luật về quy hoạch đô thị, xây dựng đô thị và KTCQ cho ngƣời dân khu vực

-

Tăng cƣờng công tác quản lý không gian KTCQ khu vực hai bên bờ sông.
Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp Thành phố, các Sở ban
ngành liên quan cùng UBND Quận, Phƣờng với sự tham gia của cộng đồng.

-

Xây dựng trung tâm giao lƣu hợp tác cộng đồng khu vực, tạo cơ chế thích
hợp để tập hợp và thu hút các nguồn lực trong cộng đồng nhƣ các Nhà
chuyên môn, nhân dân địa phƣơng, doanh nghiệp đầu tƣ... trong quá trình
xây dựng và quản lý không gian KTCQ hai bên bờ sông Tô Lịch.



xi

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách báo và tạp chí
Tiếng Việt
1. TS.KTS. Lê Trọng Bình (2006), “Luật và chính sách quản lý xây dựng đô
thị”, Hà Nội.
2. TS. KTS. Lê Trọng Bình (2009), “Quản lý tham vấn cộng đồng trong công
tác quy hoạch đô thị”, Hiệp hội các đô thị Việt Nam.
3. Bộ Xây dựng (03/04/2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD về việc ban
hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng.
4. Bộ Xây dựng (07/4/2008), Thông tƣ số 07/2008/TT-BXD về việc hƣớng dẫn
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
5. Nguyễn Ngọc Châu (2001), “Quản lý đô thị”, NXB Xây dựng, Hà Nội.
6. Chính phủ (05/11/2001), Nghị định số 72/2001/NĐ-CP về việc phân loại đô
thị và cấp quản lý đô thị.
7. Chính phủ (24/01/2005), Nghị định số 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây
dựng.
8. Chính phủ (07/02/2005), Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu
tƣ công trình.
9. Chính phủ (05/01/2006), Nghị định số 02/2006/NĐ-CP về quy chế đô thị
mới.
10. Chính phủ (27/02/2007), Nghị định số 29/2007/NĐ-CP về quản lý kiến trúc
đô thị.
11. Chính phủ (12/2/2009), Nghị định 12/2009/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu
tƣ xây dựng công trình.


xii


12. Chính phủ (15/10/2009), Nghị định số 83/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 1 số
điều Nghị định 12/2009/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công
trình.
13. Chính phủ (07/04/2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP về quản lý không
gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
14. Vũ Cao Đàm (2005), “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXB Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
15. PGS.TS.KTS. Đỗ Hậu & TS. Nguyễn Đình Bồng (2005), “Giáo trình: Quản
lý đất đai và bất động sản đô thị”, Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội.
16. Tô Văn Hùng (2010), “Kiến trúc cảnh quan”, NXB Xây dựng, Hà Nội.
17. TS. Phạm Trọng Mạnh (2005), “Quản lý đô thị”, NXB Xây dựng, Hà Nội.
18. Hàn Tất Ngạn (2000), “Kiến trúc cảnh quan đô thị”, NXB Xây dựng, Hà
Nội.
19. Kim Quảng Quân (2000), “Thiết kế đô thị có minh họa”, NXB Xây dựng,
Hà Nội.
20. Quốc Hội (2003), Luật Đất đai số 13/2003/QH11.
21. Quốc Hội (2003), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11.
22. Quốc Hội (2005), Luật Bảo vê môi trƣờng số 52/2005/QH11.
23. Quốc Hội (2009), Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12.
24. Quốc Hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 19/2009/QH13.
25. Sở Tài nguyên Môi trƣờng Hà Nội (2011), “Dự án Khảo sát, nghiên cứu xử
lý ô nhiễm nước sông Tô Lịch”
26. Thủ tƣớng Chính phủ (26/7/2011), Quyết định số 1259/QĐ-TTg phê duyệt
quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050.


xiii


27. KTS. Lê Thị Minh Tiến (2009), Luận văn Thạc sỹ Kiến trúc đề tài “Tổ chúc
Không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Tô Lịch, đoạn từ Cầu Giấy
đến Ngã Tư Sở”, Trƣờng Đại học Xây dựng.
28. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia I (Cục lƣu trữ Nhà nƣớc) (2000), “Lịch sử Hà
Nội qua tài liệu lưu trữ, Tập 1, Địa giới hành chính Hà Nội từ 1873 đến
1954”, NXB Văn hóa – Thông tin.
29. UBND Thành phố Hà Nội (14/7/2000), Quyết định số 68/2000/QĐ – UB phê
duyệt Quy hoạch chi tiết Quận Ba Đình, tỷ lệ 1/2000.
30. UBND Thành phố Hà Nội (14/11/2000), Quyết định số 5236/QĐ – UBND
phê duyệt Quy hoạch chi tiết Quận Cầu Giấy và Quận Đống Đa, tỷ lệ 1/2000.
Tiếng Anh
31. Lynch, Kevin (1960), “The Image of the City”, MIT Press, Cambridge.
32. Trancik, Roger (1986), “Finding lost space”, Van Nostrand, New York.
2. Internet
33. .



×