Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Quản lý quy hoạch đô thị chúc sơn huyện chương mỹ, thành phố hà nội theo hướng phát triển đô thị sinh thái (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.05 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HOÀNG TẤN TRÚC

QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ CHÚC SƠN
HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HOÀNG TẤN TRÚC
KHÓA: 2011-2013

QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ CHÚC SƠN
HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.KTS.TRƯƠNG VĂN QUẢNG

Hà Nội – 2013


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình minh họa, sơ đồ, đồ thị
Danh mục bảng biểu
A. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 
Lý do chọn đề tài nghiên cứu............................................................................................ 1 
Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 3 
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 4 
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................................... 4 
Cấu trúc luận văn .............................................................................................................. 5 
Các khái niệm khoa học .................................................................................................... 5 
B. PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 8 
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
SINH THÁI TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI .................................................... 8 
1.1. Quan điểm và xu hướng phát triển đô thị sinh thái trên Thế giới và ở Việt
Nam

............................................................................................................................. 8 


1.1.1.Khái quát lịch sử hình thành .................................................................................. 8 
1.1.2. Quan điểm và xu hướng phát triển ...................................................................... 11 
1.2. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch đô thị sinh thái tại Việt Nam và trên
thế giới ........................................................................................................................... 13 
1.1.2. Công tác quản lý quy hoạch đô thị sinh thái tại một số nước trên thế giới ......... 13 
1.2.2. Công tác quản lý quy hoạch đô thị sinh thái tại Việt Nam ................................. 18 
1.2.3. Những ưu điểm và hạn chế trong thực tiễn phát triển đô thị theo hướng phát
triển đô thị sinh thái....................................................................................................... 23 


1.3. Thực trạng công tác quản lý đô thị Chúc Sơn ....................................................... 25 
1.3.1. Vị trí và quy mô dân số ....................................................................................... 25 
1.3.2. Điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế xã hội của thị trấn Chúc Sơn .................... 26 
1.3.3. Thực trạng quản lý các đồ án quy hoạch và dự án đầu tư................................... 28 
1.3.4. Thực trạng về quản lý môi trường ...................................................................... 30 
1.3.5. Đánh giá tổng hợp hiện trạng khu vực nghiên cứu ............................................. 31 
1.4. Khái quát định hướng quy hoạch chung đô thị Chúc Sơn ................................... 32 
1.4.1. Mô hình quy hoạch đô thị sinh thái Chúc Sơn .................................................... 32 
1.4.2. Định hướng quy hoạch sử dụng đất .................................................................... 33 
1.4.3. Định hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan ...................................... 33 
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
QUY HOẠCH ĐÔ THỊ CHÚC SƠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
SINH THÁI ...................................................................................................................... 37 
2.1. Lý luận về phát triển đô thị bền vững .................................................................... 37 
2.1.1. Trên thế giới ........................................................................................................ 37 
2.1.2. Tại Việt Nam ....................................................................................................... 38 
2.2. Lý luận về quy hoạch đô thị sinh thái ..................................................................... 40 
2.2.1. Các tiêu chí để đánh giá một đô thị sinh thái ...................................................... 40 
2.2.2. Các nguyên tắc chính trong quy hoạch đô thị sinh thái ...................................... 42 

2.3. Lý luận về công tác quản lý quy hoạch đô thị sinh thái ........................................ 43 
2.3.1. Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị................................................ 43 
2.3.2. Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý đô thị sinh thái ......... 44 
2.4. Kinh nghiệm công tác quản lý quy hoạch đô thị sinh thái ................................... 48 
2.4.1. Kinh nghiệm tại các nước phát triển ................................................................... 48 
2.4.2. Kinh nghiệm tại các nước đang phát triển .......................................................... 51 
2.4.3. Kinh nghiệm trong nước ..................................................................................... 55 
2.5. Các vấn đề tác động đến công tác quản lý quy hoạch đô thị Chúc Sơn theo
hướng phát triển đô thị sinh thái ................................................................................... 57 


2.5.1. Một số quy định quản lý quy hoạch đô thị Chúc Sơn theo đồ án quy hoạch
chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt ...... 57 
2.5.2. Quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc chung thủ đô Hà Nội (Dự thảo).......... 60 
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ CHÚC SƠN
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI ................................................ 65 
3.1. Quan điểm và mục tiêu ............................................................................................ 65 
3.1.1. Quan điểm ........................................................................................................... 65 
3.1.2. Mục tiêu .............................................................................................................. 65 
3.2. Đề xuất các nguyên tắc và tiêu chí quy hoạch đô thị sinh thái ............................. 65 
3.2.1. Nguyên tắc .......................................................................................................... 65 
3.2.2.Tiêu chí: ............................................................................................................... 66 
3.3.Các yêu cầu chung trong quản lý quy hoạch đô thị Chúc Sơn theo hướng phát
triển đô thị sinh thái ........................................................................................................ 68 
3.3.1. Quản lý quy mô phát triển đô thị ....................................................................... 68 
3.3.2. Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan............................................................. 68 
3.3.3. Quản lý tài nguyên môi trường ........................................................................... 69 
3.4. Các giải pháp quản lý quy hoạch đô thị Chúc Sơn theo hướng phát triển đô
thị sinh thái ....................................................................................................................... 69 
3.4.1. Giải pháp 1: Quản lý theo các tiêu chí quy hoạch đô thị sinh thái ..................... 69 

3.4.2. Giải pháp 2: Xây dựng quy định quản lý đô thị theo phân vùng sinh thái, chức
năng đô thị. .................................................................................................................... 75 
3.4.3. Giải pháp 3: Quản lý quy trình thực hiện quy hoạch .......................................... 93 
3.4.4. Giải pháp 4: Quản lý quy hoạch đô thị sinh thái có sự tham gia của cộng
đồng và các bên liên quan. ............................................................................................ 94 
3.4.5. Giải pháp 5: Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý quy hoạch đô thị........... 97 
3.5. Tổ chức bộ máy quản lý thực hiện .......................................................................... 98 
3.5.1. Nguyên tắc xây dựng mô hình quản lý thực hiện ............................................... 98 
3.5.2. Cơ cấu nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền .............................................. 99 
3.5.3. Đề xuất mô hình quản lý thực hiện. .................................................................. 100 


C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 101 
Kết luận ......................................................................................................................... 101 
Kiến nghị ........................................................................................................................ 102 
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 103 
Tiếng Việt ....................................................................................................................... 103 
Tiếng Anh ....................................................................................................................... 104 
Các trang Web ............................................................................................................... 105 
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 105 


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.KTS. Trương Văn Quảng,
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi bằng tất cả sự tâm huyết. Cảm ơn thầy đã dành
thời gian chỉ bảo tận tình cho tôi cũng như đã khích lệ, ủng hộ nghiên cứu của tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy trong khóa
cao học Quản lý đô thị và công trình 2011 – 2013 đã bổ sung cho học viên các kiến
thức không thể thiếu làm cơ sở lý luận nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng kiểm tra tiến độ đã
cho tôi những góp ý quý báu về nội dung luận văn cũng như đã ủng hộ nghiên cứu
của tôi.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn đến cơ quan, đồng nghiệp của tôi tại
Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu,
cũng như đã có những góp ý giá trị cho nghiên cứu của tôi. Cuối cùng, gia đình đã
luôn ở bên cạnh và động viên để tôi hoàn thành luận văn này.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Tấn Trúc


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Đô thị sinh thái đã không còn là khái niệm mới mẻ tại Việt Nam. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu khoa học, nhiều bài viết học thuật bàn về mô hình này, cũng
như đưa ra nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí tham khảo đối với một đô thị sinh thái. Tuy
nhiên, nếu như các tiêu chí thiết kế quy hoạch là điều kiện cần thì việc quản lý quy
hoạch và kiểm soát xây dựng mới là điều kiện đủ để các khu đô thị sinh thái được
hình thành theo đúng nghĩa.
Thực tế tại Việt Nam chưa có điều luật nào quy định về tiêu chuẩn xây dựng khu
đô thị sinh thái cũng như quy chế quản lý. Nghị định số 11/2013/NĐ-CP của Thủ

tướng Chính phủ ban hành ngày 14/01/2013 có đề ra nguyên tắc đầu tư phát triển đô
thị, trong đó “Bảo đảm khai thác và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực;
bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai nhằm mục
tiêu phát triển bền vững. Tạo ra môi trường sống tốt cho cư dân đô thị; bảo đảm lợi
ích của cộng đồng hài hoà với lợi ích của Nhà nước và nhà đầu tư (Trích Điều 3). ”
Tuy nhiên trong Nghị định 11/2013/NĐ-CP chưa có quy định riêng biệt nào đối với
đô thị sinh thái. Nghị định số 42/2009/NĐ-CP về Phân loại đô thị về phân loại đô
thị chưa quy định thế nào là đô thị sinh thái. Cũng trong năm 2009 Quốc hội đã
thông qua Luật Quy hoạch đô thị, song cả Luật Quy hoạch đô thị cũng chưa đề cập
đến đô thị sinh thái.
Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, dân số đô thị hiện nay khoảng
28%, dự kiến khoảng 38% vào năm 2015 và đạt 50% vào năm 2025. Cùng với quá
trình đô thị hóa, người dân cũng đòi hỏi ngày một cao hơn về chất lượng sống tại
các đô thị như: yêu cầu được cung cấp các dịch vụ tốt hơn, môi trường phát triển
bền vững hơn, văn hóa- văn minh đô thị được nâng cao…; Đồng thời, không phải
chịu những tác động tiêu cực của quá trình phát triển như: quá tải hạ tầng đô thị, tắc
đường, ngập lụt, ô nhiễm môi trường, các giá trị văn hóa, kiến trúc, cảnh quan bị
mai một. Từ nhu cầu của thị trường và thực tiễn phát triển của đô thị, các nhà đầu tư
đã và đang tiến hành xây dựng quy hoạch các dự án khu đô thị mới theo mô hình


2

sinh thái. Một loạt những dự án đô thị theo hướng sinh thái đang được xây dựng và
phát triển tại Việt Nam như khu đô thị Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên, khu đô thị
Ecolake ở Bình Dương hay Diamond Island ở TP. Hồ Chí Minh. Các đồ án, dự án
đó đang dần được hoàn thiện để đưa vào sử dụng, được chính quyền địa phương
chấp thuận cùng với sự ủng hộ của người dân. Tuy nhiên hiện nay, cụm từ “đô thị
sinh thái” đang bị lạm dụng trên thị trường bất động sản. Nắm bắt được nhu cầu của
người dân, nhiều dự án đô thị gắn mác sinh thái đã ra đời nhưng thực chất không hề

có cái gì gọi là sinh thái, ngoài cái tên gọi đầy hấp dẫn gắn vời những từ như
“Garden “, “River”, hay “Eco”. Đánh giá về việc nhiều doanh nghiệp hiện nay lạm
dụng “cụm từ” sinh thái để gắn mác vào các công trình, dự án, ông Đào Ngọc
Thanh, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico)
cho rằng, do nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, hiện nay, có khá nhiều dự án
được gắn mác “sinh thái”, nhưng trên thực tế không hề có gì cả. TS. Lưu Đức Hải,
Phó Chủ tịch Hội quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cũng thừa nhận, hiện nay,
nhiều chủ đầu tư đánh vào tâm lý ưa thích môi trường sống chất lượng cao, xanh,
sạch và yên tĩnh của người thành thị muốn hoà mình với thiên nhiên nên hầu hết các
dự án bất động sản đang có xu thế cộp “mác" đô thị xanh, sinh thái... để tăng sức
hút cho mình. Rõ ràng, chúng ta đang thiếu các mô hình phù hợp để quản lý cũng
như các văn bản pháp quy quy định cụ thể về quy hoạch xây dựng đô thị sinh thái.
[13]
Bên cạnh đó, quy trình thực hiện quy hoạch tại Việt Nam còn nhiều bất cập. Sự
thiếu nhất quán giữa đồ án quy hoạch chung và quy hoạch phân khu 1/2000 đã làm
đồ án không đạt được mục tiêu ban đầu, bằng chứng là sự thay đổi về chức năng sử
dụng đất, không gian xanh nhường chỗ cho đất ở thương mại, mật độ và tầng cao bị
vượt so với quy hoạch được duyệt. Giả sử nếu áp dụng vào các đồ án quy hoạch đô
thị sinh thái thì sẽ hoàn toàn phá vỡ nguyên tắc và chỉ tiêu của đồ án. Vấn đề này
liên quan đến công tác quản lý sau quy hoạch, và trách nhiệm của các đơn vị có
thẩm quyền.


3

Trả lời phỏng vấn trên Báo Xây dựng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh
Nghị đã khẳng định rằng:” Định hướng của Việt Nam trong thời gian tới là phát
triển các mô hình đô thị tiên tiến trên thế giới như đô thị sinh thái, đô thị xanh, đô
thị bền vững, đô thị cân bằng, đô thị thông minh… mà ở đó con người là trung tâm
của sự phát triển.” [17]. Vì vậy trong khi chưa có văn bản nào quy định rõ ràng thế

nào là “xanh”, thế nào là “sinh thái” thì hơn hết việc nghiên cứu giải pháp quản lý
phù hợp và chặt chẽ để các đô thị sinh thái được xây dựng và hình thành theo đúng
nghĩa, góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống đô thị Việt Nam là việc
làm hết sức cần thiết và quan trọng.
Hiện nay Thành phố Hà Nội đang tiến hành triển khai các quy hoạch chung thị
trấn sinh thái theo đồ án Quy hoạch chung Hà Nội đã được Thủ tướng phê duyệt.
Thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ là khu vực có địa hình cảnh quan tự nhiên
đẹp, sinh thái, có nhiều giá trị lịch sử. Việc đề xuất giải pháp quản lý quy hoạch và
xây dựng sẽ giúp các nhà quản lý định hướng phát triển thị trấn theo đúng quy
hoạch phê duyệt và bảo tồn được sinh thái tự nhiên khu vực.
Từ những lý do trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “ Quản lý quy
hoạch đô thị Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội theo hướng
phát triển đô thị sinh thái”. Tác giả hi vọng luận văn này sẽ đóng góp một phần
nhỏ trong việc đưa ra các điều luật quản lý quy hoạch để phát triển đô thị sinh thái ở
Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
- Mục tiêu: Đề xuất giải pháp quản lý quy hoạch cho các đô thị sinh thái nói chung.
Áp dụng cụ thể vào đô thị Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
- Mục đích:Góp phần hoàn thiện công cụ quản lý quy hoạch phát triển đô thị theo
hướng sinh thái có hiệu quả.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các giải pháp quản lý quy hoạch theo hướng phát triển đô thị sinh thái.
- Phạm vi nghiên cứu : đô thị Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội


4

Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp khảo sát thực địa:
- Điều tra, khảo sát, thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn

- Đi học tập, tham quan tại Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Thụy Điển là
những nước có trình độ đô thị phát triển cao để đúc rút kinh nghiệm về quy hoạch
và quản lý đô thị, về áp dụng cho địa phương.
• Phương pháp nghiên cứu tài liệu
-

Đọc các báo cáo về thị trấn sinh thái của các tổ chức quốc tế như
UNHabitat, WorldBank…

-

Tài liệu tham luận trong các hội thảo về quy hoạch và phát triển đô thị

-

Các tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc xanh như LOTUS, LEED

-

Sách tham khảo nước ngoài về kiến trúc, quy hoạch tại các nước phát triển
như Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Canada....

-

Kế thừa số liệu từ các luận văn nghiên cứu về đô thị sinh thái trước đây

-

Tài liệu trên các trang web chuyên ngành.
• Phương pháp chuyên gia

• Phương pháp phỏng vấn

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


Ý nghĩa khoa học
-

Góp phần bổ sung cơ sở lý luận, khoa học để xây dựng các giải pháp,
quản lý quy hoạch đô thị sinh thái ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói
riêng.

-

Là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy.

• Ý nghĩa thực tiễn
-

Góp phần xây dựng công cụ quản lý quy hoạch đô thị sinh thái Chúc Sơn
theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt

-

Kết quả nghiên cứu của đề tài còn có thể áp dụng cho các đô thị sinh thái
khác tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.


5


Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm các phần sau đây:
I. Phần mở đầu
II. Phần nội dung nghiên cứu
Gồm 3 chương:
Chương I: Thực trạng về công tác quản lý quy hoạch đô thị theo mô hình sinh
thái tại Việt Nam và thủ đô Hà Nội
Chương II: Cơ sở lý luận khoa học trong công tác quản lý quy hoạch đô thị theo
hướng phát triển đô thị sinh thái
Chương III: Giải pháp quản lý quy hoạch đô thị Chúc Sơn theo hướng phát triển
đô thị sinh thái
III. Phần kết luận và kiến nghị
Các khái niệm khoa học
(1) Khái niệm về phát triển bền vững (PTBV)
Theo Ủy ban thế giới về môi trường và Phát triển (World Commission on
Environment and Development) trong báo cáo chung “Tương lai của chúng ta” năm
1987, chính là “Phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm
tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau” - (Development that
meets the need of the present without compromising the ability of future generations
to meet their own needs). PTBV được thể hiện ở cả 3 lĩnh vực: kinh tế - xã hội –
môi trường và hạt nhân của nó chính là con người.
(2) Khái niệm về đô thị sinh thái
- Đô thị sinh thái là đô thị đảm bảo sự phát triển bền vững về môi trường và bền
vững về kinh tế, nhăm nâng cao chất lượng sống cho người dân đô thị, tiến tới xây
dựng một xã hội bền vững về văn hóa. (Theo World Bank)
- Đô thị sinh thái là đô thị phát triển đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên hay cụ thể
hơn là sự định cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc
sống nhưng sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên (Theo tổ chức sinh
thái đô thị, Australia)



6

- Theo quan điểm của Richard Register (Nhà thiết kế, nhà xây dựng, một người theo
chủ nghĩa thực dụng, nhìn xa trông rộng, ông là người suốt ba mươi năm chống lại
sự lộn xộn đô thị, trong khi ủng hộ việc tái thiết các thành phố hài hòa với thiên
nhiên. Ông là tác giả của hai cuốn sách, trong đó có cuốn sách nổi tiếng là Village
Wisdom : Future Cities và hàng loạt các bài viết về các vấn đề sinh thái đô thị) về
các thành phố sinh thái bền vững, thì đó là các đô thị mật độ thấp, dàn trải, được
chuyển đổi thành mạng lưới các khu dân cư đô thị mật độ cao hoặc trung bình có
quy mô giới hạn được phân cách bởi các không gian xanh. Hầu hết mọi người sinh
sống và làm việc trong phạm vi khoảng cách đi bộ và đi xe đạp.[8]
(3) Khái niệm về kiến trúc sinh thái
Kiến trúc sinh thái hay còn gọi là kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững được
hiểu là kiến trúc mà trong suốt vòng đời của công trình kể từ khi xây dựng, sử dụng
cho đến khi loại bỏ đều được tiến hành theo các nguyên tắc là:
+ Cộng sinh với môi trường tự nhiên.
+ Sử dụng các loại vật liệu tuần hoàn và tái sinh.
+ Tạo môi trường bên trong lành mạnh, dễ chịu.
+ Hoà nhập với môi trưòng nhân văn của lịch sử và khu vực.
+ Ứng dụng các công nghệ mới tiết kiệm năng lượng.
Tiêu chuẩn và các chỉ tiêu đánh giá công trình Xanh đã được ban hành và áp
dụng ở nhiều nước phát triển và đang phát triển từ đầu gần hai thập kỷ qua. Các
nước trên thế giới đều có hội đồng kiến trúc xanh của riêng mình kèm theo các bộ
chỉ tiêu đánh giá như Green Mark của Singapore, LEED của Hoa Kỳ, Green Star
của Úc, hay gần đây là bộ chỉ tiêu dự thảo LOTUS của Hội đồng kiến trúc xanh
Việt Nam. Kiến trúc sinh thái là xu hướng tất yếu để đối phó với những tác động
xấu của môi trường như biến đổi khí hậu và nóng lên của Trái đất.
(4) Khái niệm về Quản lí qui hoạch đô thị
Quản lý đô thị trước hết là quản lý Nhà nước ở đô thị. Quản lý Nhà nước ở

đô thị là hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước can thiệp vào các nguồn lực
như tài nguyên thiên nhiên, tài chính và con người nhằm tạo dựng một môi trường


7

thuận lợi cho hình thức định cư ở đô thị, trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc
gia và lợi ích đô thị để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở đô thị bao gồm xây dựng khuôn khổ pháp lý
cho sự phát triển bao gồm các văn bản pháp quy, lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện
chương trình đầu tư phát triển; tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong
quyền hạn và phạm vi quản lý đảm bảo cho các hoạt động kinh tế xã hội trên địa
bàn và kiểm soát sự phát triển vì mục tiêu bền vững.
Ba lĩnh vực chính của công tác quản lý đô thị là: Quản lý phát triển không gian;
Quản lý cung cấp dịch vụ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội; và Quản lý trật tự, an
toàn và công bằng xã hội ở đô thị.
(5) Khái niệm về Quản lí qui hoạch đô thị sinh thái
Bao gồm các nội dung: kiểm soát quy hoạch phát triển các đô thị sinh thái, quản lý
xây dựng đô thị sinh thái theo quy hoạch, ban hành các văn bản pháp quy quy định
tiêu chuẩn quy hoạch khu đô thị sinh thái trên cơ sở hài hòa giữa nhà nước, chủ đầu
tư và cộng đồng dân cư.
(6) Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng
Ðịnh nghĩa thuật ngữ “Sự tham gia của cộng đồng” Theo Clanrence Shubert là quá
trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch,
thực hiện, quản lý sử dựng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi
hoạch động. Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham
gia của cộng đồng.
- Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà Chính phủ và cộng đồng cùng
nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp các dịch vụ
đô thị cho tất cả cộng đồng.

- Sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo cho những người chịu ảnh hưởng của dự
án được tham gia vào việc quyết định dự án.
- Sự tham gia của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn lực của cộng đồng, qua
đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu quả kinh tế và
hiệu quả chính trị cho nhà nước.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


101

C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Trước yêu cầu cấp bách về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu,
thì đô thị sinh thái là giải pháp phù hợp để đảm bảo phát triển bền vững, cũng như
là mô hình phát triển thích hợp nhất với điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội tại Việt
Nam. Quản lý đô thị theo hướng sinh thái bền vững thực chất là việc hướng con
người sống trong đô thị sống có trách nhiệm với xã hội và có ý thức bảo vệ môi
trường. Có rất nhiều các nguyên tắc và các hành động cần thiết để xây dựng một đô
thị sinh thái đúng nghĩa, tránh hoàn toàn tình trạng các đô thị sinh thái “ảo” như
hiện nay. Điều này chỉ có thể được thực hiện bắng sự nỗ lực và hợp tác chặt chẽ

không chỉ riêng của các nhà quản lý, các nhà quy hoạch, kiến trúc sư, kỹ sư,… mà
còn của các tổ chức, đoàn thể và mọi cá nhân.
Trên cơ sở đánh giá các tiềm năng về kinh tế, xã hội, thiên nhiên của đô thị
Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, luận văn đề xuất các giải pháp quản lý đảm
bảo đô thị Chúc Sơn phát triển đúng theo mô hình hướng sinh thái. Đồng thời là đô
thị kiểu mẫu, cũng như là một thử nghiệm cho việc phát triển đô thị sinh thái đúng
nghĩa tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Luận văn đã đề xuất năm giải
pháp trong việc quản lý quy hoạch đô thị Chúc Sơn theo hướng sinh thái bền vững,
đó là:
1. Quản lý quy hoạch theo các tiêu chí quy hoạch đô thị sinh thái.
2. Quản lý theo phân vùng sinh thái và chức năng đô thị.
3. Quản lý quy trình thực hiện quy hoạch.
4. Quản lý có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan.
5. Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý quy hoạch đô thị.
Trong đó, luận văn đặt trọng tâm vào giải pháp quản lý khung cấu trúc thiên
nhiên của đô thị Chúc Sơn, bảo tồn cảnh quan và các giá trị văn hóa khu vực.
Việc đề xuất các dự án phát triển đô thị ngoài việc tăng tính hấp dẫn của dự
án quy hoạch, còn là khẳng định tính chất cũng như hướng phát triển sinh thái của
đô thị. Mặt khác, việc tăng cường sự tham gia của các bên liên quan là hành động


102

chưa bao giờ là muộn, đặc biệt là đối với đô thị sinh thái thì cộng đồng đóng vai trò
chính trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc đô thị. Do thời gian nghiên cứu có hạn
nên các giải pháp trên đây mới chỉ là các đề xuất ban đầu của tác giả, cần phải tiếp
tục nghiên cứu thêm, và có những điều chỉnh phù hợp với thực tế phát triển. Tuy
nhiên, luận văn cũng góp phần vào việc hoàn thiện công cụ quản lý quy hoạch phát
triển đô thị theo hướng sinh thái, là tài liệu tham khảo cho các văn bản pháp lý liên
quan đến đô thị sinh thái sau này.

Kiến nghị
Đô thị Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội là một đối tượng nghiên cứu điển
hình trong công tác quản lý đô thị hướng theo mô hình sinh thái bền vững. Do đó
luận văn xin có một số kiến nghị việc điều chỉnh, bổ sung hệ thống thể chế một cách
toàn diện và thống nhất bao quát các vấn đề từ công tác quản lý quy hoạch đô thị
theo hướng phát triển sinh thái.
Trên cơ sở thực trạng và điều kiện phát triển đô thị tại Việt Nam, trong tương
lai chúng ta cần thống nhất khái niệm đô thị sinh thái, xây dựng và ban hành các
văn bản, tiêu chuẩn pháp lý có liên quan đến đô thị sinh thái. Đối với công tác phân
loại đô thị, cần tiến hành rà soát và đưa đô thị sinh thái vào danh mục các đô thị có
tính chất đặc biệt để quản lý. Bổ sung và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế đô
thị sinh thái theo các tiêu chí đề xuất.
Hệ thống hoá các quy trình thực hiện xây dựng theo quy hoạch, đưa việc xây
dựng chương trình, kế hoạch thực hiện xây dựng theo quy hoạch được quy định cụ
thể trong các điều luật về Phát triển đô thị mới để các nhà quản lý cũng như các Chủ
đầu tư có căn cứ, cơ sở thực hiện.
Đối với đô thị Chúc Sơn đã được định hướng trong Quy hoạch chung Thủ đô
Hà Nội là phát triển theo mô hình sinh thái. Vì vậy, trong công tác lập quy hoạch
cần được áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch về đô thị sinh thái, áp dụng một
cách có chọn lọc các kinh nghiệm phát triển đô thị sinh thái ngoài nước. Bên cạnh
đó, đô thị Chúc Sơn nằm trong hành lang vành đai xanh của Hà Nội, do đó trong
công tác quản lý cần có các yêu cầu nguyên tắc đảm bảo đô thị phát triển theo đúng


103

hướng sinh thái, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, góp phần quản lý và bảo vệ
hành lang xanh của Thủ đô Hà Nội theo quy hoạch.
Đề xuất thành lập Ban quản lý khu đô thị sinh thái trực thuộc UBND Thành
phố Hà Nội. Ban quản lý các khu đô thị sinh thái có vai trò quản lý, gắn kết giữa

Chủ đầu tư và các Sở ban ngành cũng như phát triển các chương trình tuyên truyền
và hỗ trợ thực hiện đồ án quy hoạch sinh thái đồng bộ và theo tiêu chuẩn chung.
Trong quá trình quản lý khai thác, UBND thành phố nên kết hợp với Chủ đầu tư
đưa ra các cơ chế khuyến khích cộng đồng tham gia khai thác và quản lý khu đô thị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Xây dựng (2012), Kỷ yếu hội thảo “Tương lai đô thị Việt Nam- Hành
động hôm nay”
2. Bùi Quang Bình (2011), Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị khu đô thị sinh thái
và thử nghiệm đánh giá cho các khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội, Luận
văn thạc sĩ ngành Khoa học môi trường.
3. Nguyễn Hữu Dũng (2012), Giáo trình giảng dạy cao học Quản lý môi trường
đô thị, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội
4. Trần Thị Hường (2012), Giáo trình giảng dạy cao học Sinh thái và quy hoạch
môi trường, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội
5. Trương Quang Học (2010), Bài giảng “Phát triển bền vững: Lý thuyết và
thực tiễn Việt Nam”
6. Nguyễn Tố Lăng (2006), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển, Tài liệu
giảng dạy cao học trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
7. Bùi Thị Kim Nhung (2009), “ Nghiên cứu một số tiêu chí đánh giá đô thị
sinh thái và khả năng áp dụng trong điều kiện Việt Nam. Nghiên cứu điển
hình tại khu đô thị mới Linh Đàm”, Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên
ngành Khoa học Môi trường.


104

8. Ngân hàng thế giới (2010), Các thành phố Eco2 - Các đô thị sinh thái kiêm
kinh tế.
9. Bùi Kiến Quốc (2006), Viện Nghiên cứu đô thị Paris, bài viết về đô thị sinh

thái trên tạp chí Tia Sáng, Bộ Khoa học công nghệ.
10. Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
11. Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050.
12. UBND TP. Hà Nội phối hợp với TP. Huế và TP. Hồ Chí Minh (2010), Kỷ
yếu hội thảo khoa học “Phát triển đô thị bền vững”.
13. UBND Huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội (2012), Các số liệu về hiện
trạng tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của thị trấn Chúc Sơn
14. Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn (2013), đồ án Quy hoạch
chung thị trấn sinh thái Chúc Sơn đến năm 2030,
15. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (2013), Quy chế quản lý quy hoạch, kiến
trúc chung thành phố Hà Nội (Dự thảo).
Tiếng Anh
16. Bio Regional Development Group and the Commission for Architecture and
the Built Environment (CABE) (2008), What makes an Eco-town.
17. Douglas Farr (2008), John Wiley & Sons Inc, Sustainable Urbanism, Urban
Design with Nature.
18. Global Enviroment Centre Foundation (2005), Eco-town in Japan
19. Homes and Communities Agency (England) (2009), Eco-town report,
Learning from Europe on eco- towns.
20. The Guiness Partnership (2008), Beyond Eco-town Applying the Lesson
from Europe, Report and Conclusions.
21. UN Habitat (2009), Global report on human settlements 2009, Planning
sustainable cities.


105


22. US Green Building Council, Leadership in Energy & Environmental Design
Các trang Web
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
PHỤ LỤC
- Phụ lục 1: Quyết định số 2512/QĐ-UBND ngày 07/06/2012 của Ủy ban nhân
dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung thị trấn
sinh thái Chúc Sơn đến năm 2030, tỷ lệ 1/5000.
- Phụ lục 2: Các bản vẽ A3
1. Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng của đô thị Chúc Sơn
2. Bản vẽ hiện trạng sử dụng đất đô thị Chúc Sơn
3. Bản vẽ hiện trạng Kiến trúc cảnh quan đô thị Chúc Sơn.



×