Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới kim văn kim lũ, đại kim, hoàng mai, hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.85 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN THÀNH TRUNG

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU ĐÔ THỊ MỚI KIM VĂN - KIM LŨ,
ĐẠI KIM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN THÀNH TRUNG
KHÓA: 2012 - 2014

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU ĐÔ THỊ MỚI KIM VĂN - KIM LŨ
ĐẠI KIM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. MAI THỊ LIÊN HƯƠNG

Hà Nội - Năm 2014


LỜI CẢM ƠN

Tác giả Luận văn xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học
Kiến Trúc Hà Nội và xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể giáo viên
nhà trường đã truyền đạt cho tôi kiến thức, kinh nghiệm và ủng hộ tôi trong
suốt quá trình học tập, hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan mà tác giả có
điều kiện gặp gỡ, khảo sát và thu thập các thông tin vô cùng quý báu để tác
giả có thể hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS.
Mai Thị Liên Hương đã luôn tâm huyết, tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành
Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên
giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thành Trung


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản Luận văn Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
khu đô thị mới Kim văn - Kim lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội là bản Luận
văn của riêng tôi nghiên cứu. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong Luận văn là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nêu trong Luận văn chưa từng được
công bố trong bất cứ nghiên cứu nào.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thành Trung


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Cụm từ viết tắt

CĐT

Chủ đầu tư

CTR

Chất thải rắn

CP

Chính phủ

ĐTM


Đô thị mới

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật



Nghị định

NXB

Nhà xuất bản

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam



Quyết định

QHCT

Quy hoạch chi tiết

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu

Tên hình

Hình 1.1

Vị trí khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ

Hình 1.2

Sơ đồ vị trí các khu đô thị nghiên cứu

Hình 1.3

Đường giao thông nội bộ khu đô thị Linh Đàm


Hình 1.4

Kết nối giao thông trong khu đô thị Đại Kim - Định Công

Hình 1.5

Hiện trạng phố Định Công - Lối vào khu đô thị Định Công

Hình 1.6

Nút cổ chai phố Nguyễn Hữu Thọ

Hình 1.7

Thu gom rác tại phố Trần Điền - Khu đô thị Định Công

Hình 1.8

Hệ thống giao thông khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ

Hình 1.9

Mặt cắt tuyến đường khu vực phía Tây Bắc

Hình 1.10

Mặt cắt các tuyến đường nội bộ

Hình 1.11


Hiện trạng các ngõ ngách chính khu vực làng xóm cũ

Hình 1.12

Hệ thống cấp nước khu ĐTM Kim Văn - Kim Lũ

Hình 1.13

Hệ thống thoát nước thải khu ĐTM Kim Văn - Kim Lũ

Hình 1.14

Hiện trạng vệ sinh môi trường khu vực làng xóm cũ

Hình 1.15

Sơ đồ tổ chức ban quản lý dự án khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ

Hình 3.1

Chi tiết bố trí cống cáp

Hình 3.2

Bố trí hào kỹ thuật trên tuyến đường

Hình 3.3

Chi tiết bố trí hào kỹ thuật


Hình 3.4

Cải tạo hệ thống giao thông khu vực làng xóm cũ

Hình 3.5

Cải tạo hệ thống thoát nước khu vực làng xóm cũ

Hình 3.6

Minh họa điểm tập trung rác trong khu đô thị

Hình 3.7

Mô hình quản lý nhà nước về chất thải rắn đô thị

Hình 3.8

Sơ đồ phối hợp giữa ba chủ thể

Hình 3.9

Sơ đồ cơ cấu tổ chức ban quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Số hiệu


Tên bảng, biểu

Bảng 1.1

Chi tiết phân bố dân cư trong khu đô thị

Bảng 1.2

Tổng hợp chức năng sử dụng đất

Bảng 1.3

Thống kế số lượng khu ĐTM trên địa bàn quận Hoàng Mai

Bảng 1.4

CTR đô thị phát sinh các năm 2009 - 2010 và dự báo đến
năm 2025

Bảng 1.5

Tổng hợp khối lượng đường giao thông

Bảng 2.1

Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc

Bảng 2.2

Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật


Bảng 3.1

Chiều rộng tối thiểu sử dụng dành cho người đi bộ


MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình minh hoạ
Danh mục bảng, biểu
Mục lục
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2
Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 3
Cấu trúc Luận văn .......................................................................................... 3
NỘI DUNG .................................................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU ĐÔ THỊ MỚI KIM VĂN - KIM LŨ, ĐẠI KIM, HOÀNG MAI,
HÀ NỘI ......................................................................................................... 4
1.1. Những khái niệm sử dụng trong luận văn ...................................... 4
1.1.1. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ................................................. 4
1.1.2. Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị .................................... 4
1.1.3. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống hạ

tầng kỹ thuật đô thị ............................................................................... 6
1.2. Giới thiệu chung về khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim,
Hoàng Mai, Hà Nội .............................................................................. 7


1.2.1. Vị trí địa lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên khu đô thị mới
Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội ............................... 7
1.2.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội khu đô thị mới Kim Văn Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội ................................................ 8
1.3. Tổng quan quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật một số khu đô thị mới
trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội ................................................ 10
1.3.1. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật một số khu đô thị mới trên
địa bàn quận Hoàng Mai .................................................................... 11
1.3.2. Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật một số khu
đô thị mới trên địa bàn quận Hoàng Mai ............................................ 20
1.4. Tổng quan quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới
Kim văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội .............................. 28
1.4.1. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kim Văn Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội .............................................. 28
1.4.2. Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội ...................... 36
1.4.3. Một số vấn đề cần giải quyết .................................................... 38
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI KIM VĂN - KIM LŨ, ĐẠI KIM,
HOÀNG MAI, HÀ NỘI ............................................................................... 40
2.1. Vai trò và những đặc tính của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị .... 40
2.1.1. Vai trò của hạ tầng kỹ thuật đô thị ............................................ 40
2.1.2. Các đặc tính cơ bản của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị .......... 40
2.2. Cơ sở khoa học để quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ........ 41
2.2.1. Một số yêu cầu cơ bản đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật.......... 41
2.2.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý hệ thống
hạ tầng kỹ thuật đô thị ........................................................................ 45



2.1.3. Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức
quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ............................................. 51
2.3 Cơ sở pháp lý quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị................. 54
2.3.1. Hệ thống Luật và các văn bản pháp lý quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật đô thị do cấp Bộ ban hành..................................................... 54
2.3.2. Hệ thống các văn bản pháp lý quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đô thị do UBND thành phố Hà Nội ban hành ..................................... 58
2.3.3. Các chỉ tiêu quy hoạch của đồ án quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500
khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội ..... 59
2.4. Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên thế giới
và Việt Nam. ...................................................................................... 61
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Singapore .... 61
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị
kiểu mẫu Linh Đàm ............................................................................ 64
Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI KIM VĂN - KIM LŨ, ĐẠI KIM,
HOÀNG MAI, HÀ NỘI. .............................................................................. 65
3.1. Đề xuất giải pháp kỹ thuật để quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội ..... 65
3.1.1. Khớp nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong, ngoài ranh giới khu
đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội ............ 65
3.1.2. Đề xuất giải pháp tổ chức đường đây, đường ống ngầm ........... 66
3.1.3. Đề xuất giải pháp cải tạo hệ thống giao thông; thoát nước tại
khu vực làng xóm cũ .......................................................................... 71
3.1.4. Đề xuất giải pháp tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn khu
đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội ............ 73



3.2. Đề xuất giải pháp đổi mới cơ chế quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đô thị .................................................................................................. 77
3.2.1. Chính sách quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ................. 77
3.2.2. Đề xuất đổi mới nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý hệ
thống hạ tầng kỹ thuật đô thị .............................................................. 84
3.2.3. Đề xuất cơ chế phối hợp giữa ba chủ thể: Chính quyền đô thị Chủ đầu tư - Người dân đô thị ............................................................ 86
3.3. Đề xuất giải pháp tổ chức quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô
thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội ................. 88
3.3.1. Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai ......... 88
3.3.2. Đề xuất bổ sung quy định quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu
đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội ............ 91
3.3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai,
Hà Nội.............................................................................................. 104
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ....................................................................... 107
Kết luận...................................................................................................... 107
Kiến nghị.................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Một trong các yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển và thành
công của nhiều lĩnh vực kinh tế đó chính là cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Sự phát
triển và hiện đại hoá các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến
phát triển của đô thị. Quy hoạch phát triển không gian chỉ được thực hiện hiệu
quả khi hạ tầng kỹ thuật đựơc xây dựng đồng bộ và đi trước một bước. Do đó

việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo và quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị sẽ
góp phần nâng cao chất lượng đô thị tạo lập được các không gian đáp ứng hài
hoà các nhu cầu sử dụng cho con người cả về vật chất và tinh thần.
Công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị luôn là một nhiệm vụ
quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với các đô thị. Thực tế, hệ thống hạ tầng
kỹ thuật tại các đô thị chủ yếu do chính quyền địa phương quản lý tuy nhiên
các quy định về cơ chế chính sách quản lý, đầu tư xây dựng còn ít, sơ khai chỉ
mang tính chung chung, chưa có một chính sách cụ thể phân cấp mạnh cho
chính quyền địa phương trong việc thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát;
đồng thời chưa lôi kéo được sự tham gia của cộng đồng trong kiểm soát, đánh
giá và quản lý.
Để đáp ứng được yêu cầu đô thị hoá, việc quản lý đô thị nói chung,
quản lý quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị nói riêng là công việc hết sức quan
trọng. Trong những năm qua, công tác này đã được quan tâm nhưng chưa
thực sự đem lại hiệu quả, việc quản lý quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Nguyên nhân chính là do công tác quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch còn
nhiều bất cập, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều yếu kém.
Cùng với sự phát triển chung của thủ đô, quận Hoàng Mai cũng đang
trong đà phát triển mạnh mẽ, nhiều dự án xây dựng khu đô thị lớn đã và đang


2

được hình thành theo quy hoạch tổng thể. Trong nhiều dự án lớn có dự án khu
đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, nằm ở phía Bắc đường Vành đai 3, phường
Đại Kim, quận Hoàng Mai; với vị trí nằm ở khu vực có tốc độ đô thị hóa cao
của thành phố Hà Nội, đây sẽ là một trong các dự án khu đô thị mới điển hình.
Để góp phần cho việc quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị tốt hơn, tác giả
lựa chọn đề tài tiểu luận “Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới

Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội”.
Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Cụ thể là: Hệ
thống giao thông; hệ thống cấp thoát nước; thu gom, vận chuyển rác thải.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim,
Hoàng Mai, Hà Nội; diện tích nghiên cứu khoảng 26,9 ha; dân số khoảng
10.550 người.
- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật; thực trạng công tác
quản lý, khai thác sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật; phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới
Kim Văn - Kim Lũ;


3

- Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
mới Kim Văn - Kim Lũ.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư xây dựng
hệ thống hạ tầng kỹ thuật; đề xuất mô hình quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật;

đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm
quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ được
hiệu quả.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ giúp cho chính quyền địa phương
cũng như đơn vị chủ đầu tư khu đô thị có thêm cơ sở khoa học để quản lý
hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; góp phần xây dựng một khu đô thị
mới thân thiện, hài hòa với thiên nhiên & môi trường, hệ thống hạ tầng
kỹ thuật đồng bộ & hiện đại, mang đặc thù riêng cho khu vực, đem lại cho
cư dân đô thị cuộc sống tiện nghi và thoải mái, tạo ảnh hưởng tích cực tới
cuộc sống của dân cư khu vực lân cận.
Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận & kiến nghị; nội dung chính của
Luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:


TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


107

PHẦN KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Kết luận
Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật là một trong những tiền đề, điều kiện
nền tảng hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia, vùng lãnh thổ. Sự thiếu hụt, lạc hậu, yếu kém về hạ tầng kỹ thuật là
yếu tố kìm hãm sự phát triển xã hội đó chính là thách thức đặt ra cho những
người quản lý. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chiếm vai trò quan trọng trong
đô thị nói chung, các khu đô thị mới nói riêng; nó bao gồm nhiều chuyên
ngành khác nhau. Vì vậy, quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần tuân thủ các
yêu cầu kỹ thuật trong các giai đoạn xây dựng công trình, từ lập dự án
quy hoạch; thiết kế thầm định; thực hiện xây dựng và quá trình khai thác sử
dụng mới đảm bảo được hiểu quả của hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Công tác
quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị cần sự phối hợp của các bên tham gia với
chính quyền sở tại và người dân; tuân thủ theo các văn bản pháp luật của
chính phủ và địa phương; các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành.
Hiện nay, công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật tại các khu đô thị là vô
cùng cấp thiết. Nhiều khu đô thị đưa vào sử dụng hoặc trong quá trình xây
dựng đã bị xuống cấp hoặc không khớp nối với hạ tầng kỹ thuật xung quanh
do không có bộ phận quản lý một cách chặt chẽ. Chính vì những lí do trên nên
việc đầu tư xây dựng khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ đòi hỏi cấp thiết về
công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm góp phần xây dựng một khu
đô thị hiện đại, bền vững và phát triển.
Việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo được tính hiệu
quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo mục tiêu về môi trường và
thỏa mãn nhu cầu cho đối tượng sử dụng là người dân trong khu đô thị. Từ sự

tiếp thu những kinh nghiệm cũng như những bài học của sự quản lý hệ thống
hạ tầng kỹ thuật của các khu đô thị mới trong nước và nước ngoài, trên cơ sở


108

lý thuyết những khoa học kỹ thuật và chính sách phát triển của hệ thống
hạ tầng kỹ thuật của Nhà nước, Luận văn đưa ra một mô hình quản lý phù hợp
nhằm xây dựng nên một khu đô thị phát triển bền vững tránh sự khập khiễng
mà các khu đô thị khác trên địa bàn quận Hoàng Mai đã gặp phải.
Luận văn đề xuất giải pháp thành lập ban quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật nhằm tạo ra một hệ thống quản lý chuyên môn hóa là đầu nối chặt
chẽ của các cơ quan quản lý của Nhà nước, các cơ quan chuyên ngành, các
bên tham gia dự án với chính quyền địa phương và người dân. Ban quản lý là
một bộ phận giúp đỡ, kiểm tra và hướng dẫn thực hiện đúng theo văn bản
pháp luật, các tiêu chuẩn của Nhà nước, quy phạm đồng thời giám sát thi
công xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ theo đúng
quy hoạch đã được phê duyệt.
Cộng đồng dân cư là thành phần trực tiếp sử dụng hạ tầng kỹ thuật
trong khu đô thị, là người biết rõ nhất yêu cầu cấp thiết của cộng đồng là gì
vì vậy đưa cộng đồng cùng tham gia hỗ trợ quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
là giải pháp cấp thiết bài Luận văn đề cập đến. Để huy động sự tham gia tích
cực của cộng đồng giải pháp luận văn đưa ra là hoàn thiện các quy định và
đưa ra những chính sách, quy chế nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng
trong quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị.
Kiến nghị
a. Đối với chính quyền đô thị.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức
cộng đồng, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý có chuyên
môn cao, chuyên sâu, công nhân có tay nghề giỏi, chú trọng việc sử dụng

công nghệ thông tin trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật.
- Xác định đề tài này như một vấn đề cấp thiết của công tác quản lý hệ
thống hạ tầng kỹ thuật, cần ưu tiên nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh và sớm áp


109

dụng vào công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị mới trên địa bàn
quận Hoàng Mai và làm bài học tham khảo cho nhiều khu đô thị mới trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu đổi mới quy trình cung cấp thông tin rộng rãi cho mọi
đối tượng. Công khai hoá các thông tin quy hoạch, áp dụng các công nghệ tin
học về thông tin để xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý
hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- Mạng lưới hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới nhất thiết phải xây dựng
được phương án thống nhất quản lý. Kiến nghị nên thống nhất giao cho
UBND các quận Hoàng Mai thực hiện công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng và
khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các khu đô thị mới trên địa bàn.
b. Đối với Chủ đầu tư: Đề nghị chủ đầu tư thành lập ban quản lý hệ
thống hạ tầng kỹ thuật để thực hiện giám sát thi công xây dựng đúng tiến độ
và chất lượng theo hồ sơ đã thiết kế được duyệt.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Việt Anh, (2010) “Thoát nước đô thị bền vững”, Tạp chí
môi trường.
2. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, NXB
Xây dựng, Hà Nội.
3. Nguyễn Thế Bá (2007), Giáo trình Lý luận thực tiễn Quy hoạch xây dựng
đô thị ở trên thế giới và Việt Nam, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên Môi trường, (2011), Báo cáo môi trường quốc gia 2011 Chất thải rắn, Công ty cổ phân in và thương mại Hưng Đạt.
5. Bộ Xây dựng (2012), “Tìm giải pháp đa dạng hoá nguồn lực đầu tư và nâng
cao hiệu quả quản lý đô thị” Tạp chí Quy hoạch Xây dựng, (số 60/2012).
6. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng, Hà nội.
7. Võ Kim Cương (2004), Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi, NXB Xây dựng,
Hà Nội.
8. Lê Cường, (2011), “Mô hình quản lý chất thải rắn đô thị quận Hà Đông
theo hướng xã hội hóa”, Tạp chí khoa học Kiến trúc - Xây dựng, (Số 6/2011).
9. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2009), Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, Trường
ĐH Kiến trúc Hà Nội.
10. Phạm Ngọc Đăng (2004), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp,
NXB Xây dựng, Hà Nội.
11. Nguyễn Viết Định, (2013), “Quản lý chất thải rắn tại các đô thị Việt
Nam”, Tạp chí khoa học Kiến trúc - Xây dựng, (Số 12/2013).
12. Mai Liên Hương (2013), “Cơ cấu tổ chức và nhân sự quản lý hệ thống
thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020”, Tạp chí khoa học Kiến trúc Xây dựng, (Số 10/2013).


13. Nguyễn Tố Lăng (2008), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển,
Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
14. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật, NXB Xây
dựng, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Kim Sơn (2011), “Mô hình tổ chức quản lý hệ thống thoát
nước tỉnh lỵ đồng bằng sông Hồng đến năm 2020”, Tạp chí khoa học
Kiến trúc - Xây dựng, (Số 4/2011).
16. Nguyễn Quốc Thắng (2004), Quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị,
Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
17. Nguyễn Hồng Tiến (2006), “Đô thị kiểu mẫu - Yêu cầu về hạ tầng kỹ
thuật đô thị”, Tạp chí người xây dựng, (số 9).
18. Nguyễn Hồng Tiến (2010), “Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật

đô thị - Thực trạng và đề xuất một số giải pháp”, Tạp chí khoa học kiến trúc Xây dựng, (số 3/2010).
19. Nguyễn Hồng Tiến, Nguyễn Hoàng Lân (2004), Quản lý xây dựng đồng
bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, Vụ Hạ tầng kỹ thuật đô thị,
Bộ Xây dựng.
20. UBND thành phố Hà Nội (2005): “Phê duyệt quy hoạch chi tiết quận
Hoàng Mai tỷ lệ 1/2000”, Quyết định số 225/QĐ/2005/QĐ-UB.
21. UBND thành phố Hà Nội (2005): “Phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy
hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ”, Quyết định số
1360/QĐ-UBND.
22. Vũ Thị Vinh (2001), “Hạ tầng kỹ thuật đô thị trong phát triển đô thị
bền vững”, Tạp chí Xây dựng, (số 12).
23. Mai Vũ, (2011), Nghiên cứu giải pháp ứng dụng tuynen kỹ thuật trong
khu đô thị mới, Kỹ thuật hạ tầng đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
24. Website cổng thông tin điện tử của một số cơ quan, đơn vị.



×