Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.75 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ VĂN KHƯƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ VĂN KHƯƠNG
KHÓA: 2011-2013

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị & công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH TUẤN HẢI

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội, Khoa Sau đại học và Khoa Quản lý đô thị đã tạo điều kiện để tôi hoàn
thành tốt chương trình cao học và bản luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Đinh Tuấn
Hải đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Tiến sỹ cùng toàn thể các thầy cô
giáo của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Khoa Sau đại học đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm qúy báu trong suốt quá trình học và
nghiên cứu luận văn tốt nghiệp tại trường.
Xin chân thành cảm ơn Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, các Sở, Ban,
Ngành có liên quan đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu, đồng thời cũng xin cảm ơn
gia đình, người thân và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành bản
luận văn này./.
Học viên: Lê Văn Khương


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng./.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Văn Khương


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình vẽ, sơ đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 4
Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 5
NỘI DUNG ................................................................................................... 6
Chương 1. Tổng quan về công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng
công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................................. 6
1.1. Khái niệm chung về đầu tư xây dựng: .............................................. 6
1.1.1. Dự án đầu tư xây dựng:................................................................. 6
1.1.2. Vị trí và vai trò của đầu tư xây dựng: ............................................. 6
1.1.3. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình: .......................... 7

1.1.4. Phân loại dự án và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng
công trình: ............................................................................................... 7
1.1.5. Khái niệm thẩm định dự án: ........................................................... 9
1.2. Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa
bàn thành phố Hà Nội: ............................................................................. 9


1.2.1. Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: ................. 9
1.2.2. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình: ............ 9
1.2.3. Công tác tiếp nhận thụ lý hồ sơ thẩm định dự án:......................... 12
1.2.4. Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng: ................................. 12
1.3. Hiện trạng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng: ................ 15
1.3.1 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức các cơ quan tham gia thẩm
định dự án:............................................................................................. 15
1.3.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình: ............... 18
1.3.3. Thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình: ............... 22
1.3.4. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư: .......................................... 25
1.4. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
trên địa bàn thành phố Hà Nội: ............................................................. 26
1.4.1. Những kết quả đạt được: ............................................................. 26
1.4.2. Những tồn tại trong công tác thẩm định dự án: ............................ 28
1.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại: .................................................. 34
1.5. Đánh giá chung: ............................................................................ 39
Chương 2. Cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình.
..................................................................................................................... 41
2.1. Cơ sở pháp lý:................................................................................... 41
2.1.1. Các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn: ..................... 41
2.1.2. Các văn bản liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư trên địa
bàn thành phố Hà Nội: ........................................................................... 42
2.1.3. Ảnh hưởng của một số Luật và Nghị quyết Chính phủ đến công tác

thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình: ......................................... 43
2.2. Cơ sở lý luận:.................................................................................... 50
2.2.1. Mục đích của thẩm định dự án: .................................................... 50
2.2.2. Quan điểm đánh giá dự án đầu tư của nhà nước: .......................... 51


2.2.3. Yêu cầu của thẩm định dự án: ...................................................... 52
2.2.4. Ý nghĩa của việc thẩm định các dự án đầu tư: .............................. 53
2.2.5. Nội dung thẩm định dự án:........................................................... 53
2.2.6 Phương pháp đánh giá, thẩm định dựa án đầu tư: .......................... 61
2.2.7. Môi trường pháp lý: .................................................................... 67
2.2.8. Thông tin phục vụ công tác thẩm định dự án:.............................. 68
2.2.9. Quy trình thực hiện thẩm định dự án:........................................... 69
2.2.10. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định dự
án đầu tư xây dựng công trình: .............................................................. 70
2.3. Nhu cầu đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Hà
Nội trong thời gian tới: ........................................................................... 74
2.3.1. Giao thông: .................................................................................. 74
2.3.2. Cấp nước: .................................................................................... 76
2.3.3. Thủy lợi, thoát nước và xử lý nước thải: ...................................... 77
2.3.4. Xử lý chất thải rắn: ...................................................................... 77
2.3.5. Nghĩa trang: ................................................................................. 77
2.4. Đánh giá chung: ................................................................................ 77
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư xây
dựng công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội ...................................... 79
3.1. Quan điểm và mục tiêu: ................................................................... 79
3.1.1. Quan điểm: .................................................................................. 79
3.1.2. Mục tiêu:...................................................................................... 80
3.1.3. Nguyên tắc nâng cao hiệu quả đấu thầu: ...................................... 80
3.2. Giải pháp hoàn thiện về công tác thẩm định dự án đầu tư: .......... 81

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện về tổ chức thẩm định dự án đầu tư: ............. 85
3.3.2. Về căn cứ và phương tiện thẩm định dự án: ................................. 87
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện về nội dung thẩm định dự án đầu tư:........... 88


3.2.4. Hoàn thiện về cơ chế chính sách: ................................................. 91
3.2.5. Giải pháp hoàn thiện về phương pháp thẩm định dự án đầu tư: .... 92
3.2.6. Giải pháp hoàn thiện về hệ thống cơ sở thông tin phục vụ công tác
thẩm định:.............................................................................................. 94
3.2.7. Giải pháp về cải tiến quy trình thẩm định dự án: .......................... 95
3.2.8. Các giải pháp khác: ...................................................................... 97
KẾT LUẬN ................................................................................................. 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................
PHỤ LỤC: ......................................................................................................


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BC

Báo cáo

BCĐT

Báo cáo đầu tư

BCNCTKT

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

BCNCKT


Báo cáo nghiên cứu khả thi

BCKT-KTh

Báo cáo kinh tế – Kỹ thuật

CP

Chính phủ

DA

Dự án

DAĐT

Dự án đầu tư xây dựng công trình

NSNN

Ngân sách Nhà nước

TT

Thông tư

TTHC

Thủ tục hành chính


UBND

Ủy ban nhân dân

QLNN

Quản lý nhà nước

QLDA

Quản lý dự án

GCNĐT

Giấy chứng nhận đầu tư

ISO

International Standardization Organization (hệ thống tiêu
chuẩn quốc tế về quản lý)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 1.1. Số lượng dự án thẩm định giai đoạn 2011-2013


10

Bảng 1.2. Danh mục dự án đầu tư ngoài ngân sách được thẩm tra

12

cấp giấy CNĐT giai đoạn 2011-2013
Bảng 1.3. Đánh giá thời gian thẩm định hồ sơ dự án đầu tư giai

12

đoạn 2011-2013
Bảng 1.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình

20

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Tên sơ đồ, biểu đồ

Trang

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình thực hiện dự án đầu tư nguồn vốn ngân

13

sách
Hình 1.2: Sơ đồ thực hiện dự án đầu tư nguồn vốn ngoài ngân

14


sách
Hình 1.3: Sơ đồ giải quyết một thủ tục hành chính

23

Hình 3.1. Sơ đồ hoàn thiện quy trình thực hiện dự án đầu tư nguồn

83

vốn ngân sách Thành phố
Hình 3.1. Sơ đồ hoàn thiện quy trình thực hiện dự án đầu tư nguồn
vốn ngoài ngân sách Thành phố

84


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, chính sách khuyến khích
đầu tư của Nhà nước, thành phố Hà Nội đã thu hút nhiều dự án đầu tư lớn ở
cấp quốc gia và địa phương với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn trong và
ngoài nước. Trong những năm qua, quá trình phát triển đô thị của thành phố
Hà Nội đã đạt những thành tựu đáng kể, nhiều khu nhà ở, khu thương mại,
văn hóa, thể thao, dịch vụ khách sạn, nhiều tuyến đường đã và đang hình
thành như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, tòa tháp văn phòng, khu liên hợp
thể thao quốc gia, khu Trung Hòa - Nhân Chính, khu nhà ở Linh Đàm... tạo
nên sự thay đổi lớn về hình ảnh đô thị, đáp ứng một phần nhu cầu quỹ nhà ở,
tạo đà phát triển cho Thủ đô.
Tuy nhiên quá trình phát triển đô thị vẫn còn nhiều những bất cập, công
tác quản lý đô thị chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa. Nguồn lực đầu tư của nhà

nước còn hạn hẹp, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư,
công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, việc thu hút đầu tư
không tập trung, dàn trải dẫn tới tình trạng nợ xây dựng cơ bản tăng, nhiều dự
án chậm bị tiến độ, gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường, lãng phí đất
đai và nguồn lực đầu tư.
Cùng với việc tập trung nhiều cơ sở cấp trung ương, trường đào tạo,
công nghiệp… trong trung tâm thành phố, đã thu hút nhiều người đến lao
động và sinh hoạt. Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế của Hà Nội
luôn trong tốp đứng đầu của cả nước. Cùng với Luật cư trú ra đời đã tạo điều
kiện thu hút nhiều lao động và di dân từ các khu vực khác vào thành phố để
sinh sống, tạo nên tình trạng tăng trưởng dân số quá mức, gây nên sự quá tải
cho hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật: dịch vụ y tế, cơ sở giáo dục, vui
chơi giải trí, TDTT; cấp điện, cấp nước, thoát nước, đặc biệt là hệ thống giao
thông quá tải gây ùn tắc nghiêm trọng, thiếu nhà máy xử lý nước thải và nhà

1


máy xử lý chất thải rắn… Để đáp ứng các yêu cầu đó, việc triển khai các dự
án xây dựng công trình để đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp
ứng nhu cầu dân sinh là yêu cầu cấp bách của Thành phố.
Việc ban hành và đi vào thực hiện các Luật có liên quan trực tiếp đến
hoạt động quản lý đầu tư và xây dựng ở Việt nam thời gian qua như Luật Xây
dựng (2003), Luật Đầu tư (2005), Luật Doanh nghiệp (2005) và các luật khác
đã hoàn thiện và khắc phục những hạn chế khi thực hiện theo cơ chế cũ. Các
cơ quan quản lý nhà nước đã có những công cụ cơ bản trong việc quản lý các
dự án xây dựng công trình.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, việc quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình được thực hiện theo Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày
21/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội. Theo quy định trên, trình tự, thủ tục

triển khai dự án đã cơ bản được hướng dẫn khá chi tiết, cụ thể. Đặc biệt trong
công tác trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện, công tác thẩm định dự án cũng bộc lộ một số hạn chế. Đó là, trong
thủ tục triển khai một dự án đầu tư xây dựng công trình như: Giới thiệu địa
điểm; lựa chọn chủ đầu tư, nhà đầu tư thực hiện dự án; Cấp giấy phép quy
hoạch; Cấp giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận đầu tư; Thẩm định nhu cầu sử
dụng đất... có nhiều sự chồng chéo, làm thời gian thực hiện dự án kéo dài, gây
lãng phí đầu tư và bức xúc cho các chủ đầu tư, nhà đầu tư.
Mặt khác, trong bối cảnh một số quy định liên quan đến hoạt động đầu
tư xây dựng công trình có sự thay đổi trong thời gian gần đây như: Luật Thủ
đô; Luật Đấu thầu 2013; Luật Đất đai 2013; một số Luật đã được Quốc hội
thông qua như: Luật đầu tư công, Luật Xây dựng...; Các văn bản của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng như: Nghị quyết số 43/NQ-CP của
Chính phủ ngày 06/6/2014 về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục
hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải
thiện môi trường kinh doanh, Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư

2


phát triển đô thị mới... có tác động không nhỏ đến công tác quản lý nhà nước
đối với dự án đầu tư xây dựng công trình. Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu
về công tác thẩm định các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình
trên phương diện khoa học và các quy định mới nhằm hoàn thiện hơn công
tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, tác giả chọn
đề tài Một số giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định đối với dự án đầu
tư xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội để nghiên cứu, với
mong muốn xây dựng một quy trình thẩm định các thủ tục triển khai dự án
đầu tư xây dựng đầy đủ, hoàn chỉnh, phù hợp với các quy định của pháp luật,
tạo sự thuận tiện, dễ hiểu cho các nhà đầu tư. Góp phần cải cách các thủ tục

hành chính theo yêu cầu hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá công tác thẩm định các thủ tục thực hiện dự án đầu tư xây
dựng công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phân tích những tồn tại, bất
cập của công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình và nguyên nhân.
- Nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về
công tác thẩm định các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác thẩm định
các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội
phù hợp với các quy định của pháp luật, tạo sự thuận tiện, dễ hiểu cho các nhà
đầu tư. Góp phần cải cách các thủ tục hành chính theo yêu cầu hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
(1) Dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách
Thành phố.
(2) Dự án đầu tư xây dựng có sử dụng đất, sử dụng vốn ngoài ngân
sách do UBND thành phố Hà Nội quản lý.
(Trừ các dự án thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và

3


các dự án được phân cấp cho cấp huyện quản lý theo quy định).
- Phạm vi nghiên cứu:
Công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình là
một quá trình xuyên suốt từ giai đoạn chấp thuận đầu tư (lựa chọn nhà đầu tư)
đến giai đoạn vận hành của dự án. Tuy nhiên, trong đề tài này tôi chọn phạm
vi nghiên cứu bao gồm:
(1) Quy trình thẩm định các thủ tục thực hiện dự án từ giai đoạn chấp
thuận đầu tư đến giai đoạn phê duyệt dự án đầu tư.

(2) Quy trình thẩm định các thủ tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng có
sử dụng đất, sử dụng vốn ngoài ngân sách từ giai đoạn xác định nhà đầu tư
đến giai đoạn cấp giấy chứng nhận đầu tư.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, theo đối tượng và phạm vi nghiên
cứu đã lựa chọn, luận văn sử dụng phương pháp gồm:
- Phân tích hệ thống: để kết hợp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn liên
quan đến chất lượng hoạt động thẩm định dự án.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp chuyên gia và tham khảo nghiên cứu của các người đi
trước kết hợp với kinh nghiệm qua quá trình công tác của bản thân.
5. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Cơ sở khoa học:
Hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề về quy trình thẩm định
đối với dự án đầu tư xây dựng công trình.
Đưa ra các đặc điểm của công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng
công trình, những nhân tố ảnh hưởng, các điều kiện để thẩm định dự án
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Cơ sở thực tiễn:

4


Phân tích và đánh giá thực trạng công tác thẩm định đối với dự án đầu
tư trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đưa ra những tồn tại trong quy trình thẩm
định dự án đầu tư xây dựng công trình và nguyên nhân của những tồn tại đó.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm
hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn
thành phố phù hợp với quy định của pháp luật. Các quan điểm được xây dựng

cùng với những tồn tại đã phân tích là định hướng để hoàn thiện quy trình
thẩm định dự án đầu tư.
Cấu trúc luận văn:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG: Gồm 03 chương:
Chương 1. Tổng quan về công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng
công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 2. Cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu tư xây dựng công
trình.
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu
tư xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


KẾT LUẬN

Đối với công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, công tác
thẩm định dự án đầu tư góp phần quan trọng trong việc ra quyết định lựa chọn
những dự án đầu tư có hiệu quả cho xã hội và nền kinh tế. Với những kết quả
đạt được thông qua thực hiện đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác
thẩm định dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội” luận án đã có những
đóng góp chủ yếu sau đây:
1. Trên cơ sở hệ thống hoá những quan niệm về thẩm định dự án đầu tư
do các tổ chức và các nhà nghiên cứu đưa ra, luận án đã xây dựng khái niệm
khoa học, làm rõ bản chất, vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư để ra
quyết định đầu tư. Luận án đã phân tích, làm rõ sự cần thiết phải tiến hành của
công tác thẩm định dự án đầu tư, mục tiêu, yêu cầu và nội dung thẩm định dự án.
2. Luận án trình bày có cơ sở khoa học những vấn đề lý luận cơ bản về
công tác thẩm định dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố. Luận án đã làm rõ
những nhân tố ảnh hưởng cũng như các điều kiện để thẩm định dự án đầu tư có
chất lượng. Đây là những căn cứ quan trọng để đánh giá thực trạng và đề xuất
các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng luận án đã đưa ra những
tồn tại trong công tác thẩm định dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội
thời gian qua, đó là: Sự nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và vai trò của công
tác thẩm định dự án; Sự phối hợp trong tổ chức thẩm định chưa hợp lý, hiệu
quả; Vai trò của công tác kiểm soát chất lượng còn yếu kém; nội dung thẩm
định chưa đầy đủ, còn nhiều điểm bất cập; phương pháp thẩm định còn đơn
giản, truyền thống.
4. Luận án đã tập trung phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong
công tác thẩm định dự án đầu tư đầu tư xây dựng công trình, bao gồm: cơ chế
quản lý, vấn đề sở hữu và các chính sách có liên quan; sự phối hợp trong tổ

99



chức thực hiện; thu thập và xử lý thông tin.
5. Trên cơ sở lý luận khoa học về công tác thẩm định dự án đầu tư xây
dựng công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội, cùng với những phân tích,
đánh giá thực trạng, luận án đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác
thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình trong thời gian tới.
6. Những giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây
dựng công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội với nội dung chủ yếu sau:
(1) Giải pháp nâng cao nhận thức về công tác thẩm định dự án đầu tư:
nhận thức đầy đủ về vai trò của công tác thẩm định dự án, về sản phẩm của
công tác thẩm định, về đặc điểm thẩm định dự án đầu tư.
(2) Hoàn thiện về tổ chức thẩm định dự án đầu tư trên cơ sở cải tiến
quy trình tổ chức thẩm định dự án; nâng cao vai trò của kiểm soát chất lượng
thẩm định; kiện toàn và củng cố lại hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ
công tác thẩm định dự án.
(3) Hoàn thiện về nội dung thẩm định dự án theo hướng thẩm định đầy
đủ và kỹ lưỡng trên tất cả các nội dung, phù hợp với các quy định mới về đầu
tư xây dựng công trình như Luật Đất đai, Luật Đấu thầu...
(4) Hoàn thiện về phương pháp thẩm định dự án theo hướng lựa chọn
các phương pháp thẩm định phù hợp với từng nội dung. Sử dụng các phương
pháp cần đưa ra những phân tích, đánh giá định lượng.
(5) Các giải pháp khác có liên quan như nâng cao chất lượng công tác lập
dự án, tăng cường mối liên hệ với các tổ chức bên ngoài như tổ chức tư vấn.
Với trình độ, kinh nghiệm và thời gian thực hiện đề tài có hạn, mặt
khác do nội dung đề tài khá phức tạp và đa dạng, tác giả đã cố gắng thực hiện
đáp ứng mục tiêu đặt ra tuy nhiên luận án không tránh khỏi những thiếu sót.
Tác giả xin chân thành cám ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy
cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý cùng bạn bè và đồng nghiệp để tác
giả có thể tiếp tục hoàn thiện luận án.

100



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
2. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 43/NQ-CP của Chính phủ ngày 06/6/2014
về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong hình
thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường
kinh doanh.
3. Chính phủ (1999), Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999
về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.
4. Chính phủ (2000), Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng
ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP.
5. Chính phủ (2003), Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 1 năm
2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây
dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP và Nghị định số
12/2000/NĐ-CP.
6. Chính phủ (2005), Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7 tháng 2 năm 2005
về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
7. Thái Bá Cẩn (2003), Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, Nxb
Tài chính, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Chọn (1999), Quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh
doanh trong xây dựng, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
9. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội;
10. Đinh Tuấn Hải (2011-2013), tài liệu giáo trình giảng dạy môn quản lý dự
án, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội;



11. Trần Thị Mai Hương (2003), “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu
tư”, Tạp chí Xây dựng.
12. Trần Thị Mai Hương (2003), “Áp dụng phương pháp phân tích rủi ro
trong thẩm định dự án đầu tư”, Tạp chí Xây dựng.
13. Trần Thị Mai Hương (2006), “Đề xuất giải pháp trong việc vận dụng các
phương pháp thẩm định dự án đầu tư”, Tạp chí Xây dựng.
14. Trần Thị Mai Hương (2006), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
thẩm định dự án đầu tư”, Tạp chí Xây dựn.
15. Đinh Thế Hiển (2002), Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư,
Nxb Thống kê, Hà nội.
16. Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, Nxb Tài chính, Hà
Nội.
17. Đinh Văn Khiêm, Nguyễn Văn Các, Đỗ Tất Lượng, Trần Văn Mùi
(2009), Giáo trình kinh tế xây dựng, Nhà xuất bản xây dựng.
18. Nguyễn Bạch Nguyệt (2000), Lập và Quản lý dự án đầu tư, Nxb Thống
kê, Hà Nội.
19. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2002), Kinh tế đầu tư, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
20. Ngô Thị Phương (2002), Phân tích, đánh giá hiệu quả KTXH của dự án
đầu tư XD (thông qua dự án Trung Yên - Từ Liêm - Hà Nội), luận văn
thạc sĩ trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
21. Từ Quang Phương (2005), Quản lý dự án đầu tư, Nxb Lao động xã hội,
Hà nội.
22. Phạm Phụ (1991), Phân tích và lựa chọn dự án đầu tư, Trường Đại học
Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
23. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
24. Quốc hội (2005), Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;



25. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội
26. Quốc hội (2013), Luật Đất đai năm 2013;
27. Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu năm 2013;
28. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng (sửa đổi);
29. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công;
30. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (2013), Báo cáo giám sát đánh giá đầu tư
thành phố Hà Nội năm 2013;
31. Tổng Cục thống kê, Niêm giám thống kê 2011, 2012, 2013, Nxb Thống
kê, Hà Nội;
32. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa sau Đại học (2002), Đầu tư và
thẩm định dự án, Nxb Thống kê, Hà nội.
33. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Kế hoạch và phát triển (2003),
Dự báo phát triển kinh tế xã hội, Nxb Thống kê, Hà nội.
34. Vũ Công Tuấn (2002), Thẩm định dự án đầu tư, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
35. UBND Thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND
ngày 02/10/2012 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội Quy định một
số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng các dự án trên địa bàn TP Hà
Nội;


PHỤ LỤC:
Ví dụ: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình:
I. Thông tin chính của dự án:
1. Tên dự án: Dự án Cải tạo chỉnh trang đồng bộ hạ tầng kỹ thuật tuyến
phố Nguyễn Trãi - Trần Phú (đoạn từ Khuất Duy Tiến đến cầu Hà Đông).
2. Chủ đầu tư: Sở Giao thông vận tải.
3. Địa điểm xây dựng: Trên địa bàn các quận Thanh Xuân, Hà Đông
4. Diện tích sử dụng đất: Trên cơ sở mặt bằng tuyến đường hiện trạng.
II. Tính pháp lý của hồ sơ trình thẩm định phê duyệt:

1. Tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty Cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng
ABC.
2. Chủ nhiệm lập dự án: Kỹ sư Nguyễn Văn A.
3. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng: Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành
của Việt Nam.
4. Hồ sơ dự án trình thẩm định:
a) Tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình số 1119/TTrGTVT ngày 31/8/2009 và Tờ trình số 184/TTr-GTVT ngày 8/3/2010 nộp bổ
sung ngày 22/3/2010 của Sở Giao thông vận tải.
b) Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng công trình;
c) Thiết kế cơ sở công trình, bao gồm Thuyết minh và các Bản vẽ thiết
kế cơ sở;
5. Các văn bản pháp lý liên quan:
- Quyết định số 5221/QĐ-UBND ngày 8/10/2009 của UBND Thành
phố Hà Nội phê duyệt điều chỉnh nguồn vốn các dự án thuộc chương trình
mục tiêu chỉnh trang, nâng cấp và tăng cường trật tự đô thị phục vụ kỷ niệm
1000 năm Thăng Long - Hà Nội (năm 2009);


- Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 01/2/2010 của UBND Thành phố
Hà Nội phê duyệt điều chỉnh, bổ sung tên danh mục và nguồn vốn các dự án
thuộc chương trình mục tiêu chỉnh trang, nâng cấp và tăng cường trật tự đô thị
phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (năm 2010);
- Văn bản số 8592/UBND-GT ngày 7/9/2009 về việc hạ ngầm các
tuyến đường dây điện lực trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 7/01/2010 của UBND Thành phố
phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Cải tạo chỉnh trang đồng bộ hạ tầng kỹ
thuật tuyến phố Nguyễn Trãi - Trần Phú (đoạn từ Khuất Duy Tiến đến cầu Hà
Đông) - Phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội;
- Thông báo kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình số
562/TB-KH&ĐT ngày 28/10/2009 của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Các văn bản liên quan khác.
III. Tóm tắt những nội dung chính của dự án:
1. Mục tiêu đầu tư xây dựng: Cải tạo chỉnh trang đồng bộ hạ tầng kỹ
thuật tuyến đường Nguyễn Trãi - Trần Phú (đoạn từ Khuất Duy Tiến đến cầu
Hà Đông) góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng phát triển Thủ đô Hà Nội;
Giảm thiểu tai nạn giao thông; Cải tạo cảnh quan đô thị và tạo dựng tuyến phố
văn minh hiện đại, kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
2. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng chủ yếu: Cải tạo chỉnh trang hạ
tầng kỹ thuật tuyến đường Nguyễn Trãi - Trần Phú (đoạn từ Khuất Duy Tiến
đến cầu Hà Đông) nhằm chỉnh trang và tạo dựng cho thủ đô Hà Nội diện mạo
mới, khang trang, sạch đẹp hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Quy mô đầu tư:
- Sắp xếp bố trí cơ cấu mặt cắt ngang trên nguyên tắc đảm bảo phù hợp
với các dự án có liên quan đang triển khai như: Đường sắt đô thị; Tuyến xe
buýt BRT thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội.


- Thảm mặt đường; Hè vỉa; Chiếu sáng; Tổ chức giao thông; Cải tạo hệ
thống thoát nước.
3. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở): gồm các nội dung:
3.1 Bề rộng mặt đường chỉnh trang, nâng cấp:
- Đoạn từ Khuất Duy Tiến đến nút giao Lương Thế Vinh (L=540m):
Mặt cắt ngang Bnền = 46,5-59 m (theo nền đường hiện trạng); Bhè phải =
3,3-6,3 m; B hè trái = 3,2 - 5m; Làn đường dự kiến dành cho xe ô tô B =
10,25-11 m; Làn đường dự kiến dành cho xe máy và xe thô sơ B tối thiểu =
6m (cho một hướng), những đoạn mặt đường cũ chưa đủ bề rộng thì xén hè để
đảm bảo đủ bề rộng.
- Đoạn từ Lương Thế Vinh đến Cầu Hà Đông (L=2800m): Bnền =
41,75-53m (theo nền đường hiện trạng) Bhè phải = 1,7-8,5 m; B hè trái = 0,75
– 5,5m; Làn đường dự kiến dành cho xe ô tô B = 10,25-11 m; Làn đường dự

kiến dành cho xe máy và xe thô sơ B tối thiểu = 6m (cho một hướng), những
đoạn mặt đường cũ chưa đủ bề rộng thì xén hè để đảm bảo đủ bề rộng.
- Dải phân cách giữa: B=3m để bố trí làn đường sắt đô thị. Trong khi
chưa triển khai dự án đường sắt đô thị thì giữ nguyên giải phân cách giữa
B=1,5m như hiện trạng.
3.2 Kết cấu mặt đường: Rải thảm mặt đường bê tông nhựa.
3.3 Lát hè bó vỉa:
- Lát hè bằng Gạch bolck P7 + P10.
- Bó vỉa: bó vỉa vát BTXM mác 250 kích thước 23x26x100 cm có đan;
tại giải phân cách giữa dùng vỉa 18x53x100 cm.
3.4 Tổ chức giao thông: Tổ chức giao thông trên tuyến theo điều lệ báo
hiệu đường bộ 22TCN-237-01, vạch sơn trên tuyến, vạch sơn chỉ dẫn đường,
biển báo.


3.5 Thoát nước: Nâng cổ ga thu hàm ếch và ga thu trực tiếp. Tại một số
vị trí xén hè phải thay mới ga thu trực tiếp nối dài bằng cống tròn D400.
3.6 Chiếu sáng: Chỉnh trang hệ thống chiếu sáng trên tuyến, trồng bổ
sung các đoạn chiếu sáng có khoảng cách lớn để đảm bảo khả năng chiếu
sáng vào ban đêm trên toàn tuyến.
3.7 Các hạng mục phụ trợ khác: Đoạn nằm trên đường Nguyễn Trãi
hiện có hệ thống hào kỹ thuật đã được đầu tư trước đây (nằm dưới mặt đường
dải xe buýt hiện nay) trong quá trình cải tạo lại mặt đường sẽ tiến hành nạo
vét, cải tạo lại hệ thống hào kỹ thuật này trước khi cải tạo lại mặt đường phía
trên làm cơ sở cho dự án hạ ngầm các tuyến dây vào hệ thống hào kỹ thuật.
3.8 Khớp nối với các dự án khác: Cơ cấu mặt cắt ngang được tính toán
có khớp nối với dự án đường sắt đô thị và tuyến buýt BRT. Dự án hạ ngầm sẽ
được triển khai trước và chỉ thực hiện hoàn trả nguyên trạng đến phần nền mặt
đường và hè hiện tại, việc chỉnh trang phía trên được thực hiện vào dự án này.
4. Loại, cấp công trình: Công trình giao thông.

5. Thiết bị công nghệ (nếu có): Không.
6. Giải phóng mặt bằng và tái định cư: Dự án không phải thực hiện giải
phóng mặt bằng và tái định cư.
7. Tổng mức đầu tư của dự án:
Tổng cộng:

75.603 Triệu đồng

Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí quản lý dự án:

63.137 Triệu đồng
953 Triệu đồng

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

3.568 Triệu đồng

- Chi phí khác:

1.072 Triệu đồng

- Chi phí dự phòng:

6.873 Triệu đồng


×