BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------o0o---------
NGUYỄN NGỌC MINH
QUẢN LÝ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
KHU DI TÍCH CỔ LOA
GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH – VĂN HÓA
LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội – 2014
BỘ XÂY DỰNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------o0o----------
NGUYỄN NGỌC MINH
KHÓA: 2012 – 2014
QUẢN LÝ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
KHU DI TÍCH CỔ LOA
GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH – VĂN HÓA
Chuyên ngành
: Quản lý Đô thị và công trình
Mã số
: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VŨ PHƯƠNG
Hà Nội – 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Quản lý Đô thị và công trình, với lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn tới:
Tiến sĩNguyễn Vũ Phương là người hướng dẫn khoa học có trình độ cao và
kinh nghiệm, đã hướng dẫn tận tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu quả.
Tác giả cũng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Khoa Sau Đại học- Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội, các thầy, cô giáo là giảng viên Khoa Sau Đại học - Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giảng dạy, giúp tác giả tiếp thu được những kiến thức
quý báu về chuyên ngành Quản lý đô thị trong thời gian học tập tại Trường.
Trung tâm bảo tồn di tích và di sản kiến trúc, Phòng Nghiên cứu lịch sử kiến
trúc - Viện Kiến trúc Quốc gia, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội ...
đã giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu phục vụ nghiên cứu để tác giả hoàn thành Luận văn Thạc
sĩ Quản lý đô thị và công trình.
Gia đình, cùng bạn bè đồng nghiệp, những người đã chia sẻ khó khăn, động
viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình.
Tuy đã rất cố gắng, nhưng do điều kiện thời gian, kiến thức của bản thân còn
hạn chế nên nội dung Luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả
mong nhận được sự đóng góp những ý kiến quý báu của Hội đồng khoa học Trường
ĐH Kiến trúc Hà Nội cùng các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè. Đặc biệt mong
mỏi được sự quan tâm sâu sắc của các thầy cô trực tiếp phản biện đối với Luận văn
này để nội dung Luận văn được hoàn thiện hơn, nội dung nghiên cứu của tác giả có
tính thực tiễn cao hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng
năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Ngọc Minh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Ngọc Minh
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi lập nghiên cứu ............................................................. 2
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 3
Các khái niệm, thuật ngữ ................................................................................ 4
Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 6
NỘI DUNG ................................................................................................... 7
Chương 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN KHU DI
TÍCH CỔ LOA ............................................................................................. 7
1.1. Sơ lược về khu di tích Cổ Loa và khu vực nghiên cứu ........................ 7
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển khu di tích Cổ Loa ............................. 7
1.1.2. Giới thiệu vị trí, quan hệ vùng và quy mô khu di tích Cổ Loa............. 11
1.1.3. Giới thiệu hệ thống các di tích trong khu di tích Cổ Loa ..................... 12
1.1.4. Hiện trạng khu di tích Cổ Loa............................................................. 20
1.2. Thực trạng công tác quản lý, bảo tồn di tích trên địa bàn Thành phố
Hà Nội nói chung và khu di tích Cổ Loa nói riêng ................................... 23
1.2.1. Vai trò của di tích đối với sự phát triển của Thành phố Hà Nội .......... 23
1.2.2. Tình hình công tác quản lý bảo tồn di tích trên địa bàn TP. Hà Nội .... 24
1.2.3. Thực trạng công tác quản lý bảo khu di tích Cổ Loa ........................... 26
1.2.4. Thực trạng du lịch tại khu di tích Cổ Loa ........................................... 28
1.2.5. Thực trạng bộ máy quản lý khu di tích Cổ Loa ................................... 28
1.3. Các nghiên cứu liên quan .................................................................... 30
1.3.1. Các nghiên cứu về dự án kiến trúc, quy hoạch .................................... 30
1.3.2. Các nghiên cứu về bảo tồn khu di tích Cổ Loa.................................... 32
1.4. Các vấn đề tồn tại cần được nghiên cứu............................................. 34
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ QUẢN LÝ, BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH CỔ LOA .................................................. 36
2.1. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................... 36
2.1.1. Phân vùng tiềm năng di sản và khu vực bảo tồn ................................. 36
2.1.2. Bảo tồn và phát huy giá trị môi trường cảnh quan di tích .................... 36
2.1.3. Bảo tồn và sử dụng thích ứng di tích .................................................. 37
2.2. Các cơ sở, văn bản pháp lý quốc tế và Việt Nam ............................... 38
2.2.1. Các văn bản pháp lý quốc tế ............................................................... 38
2.2.2. Các văn bản pháp lý Việt Nam: .......................................................... 40
2.2.3. Các văn bản pháp lý liên quan khác .................................................... 41
2.3. Các yếu tố để quản lý bảo tồn khu di tích Cổ Loa gắn với phát triển
du lịch văn hóa............................................................................................ 42
2.3.1. Đặc điểm di tích kiến trúc đặc biệt...................................................... 42
2.3.2. Sự tổng hòa giữa giá trị vật thể và phi vật thể ..................................... 46
2.3.3. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa của Cổ Loa trong quy hoạch di
sản của Thành phố Hà Nội ........................................................................... 49
2.3.4. Vai trò và sự cần thiết của cộng đồng với bảo tồn di tích .................... 50
2.4. Kinh nghiệm trong công tác quản lý bảo tồn các khu di tích............ 55
2.4.1. Kinh nghiệm trên thế giới ................................................................... 55
2.4.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam.................................................................... 57
Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO TỒN KHU DI TÍCH CỔ LOA
GĂN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH – VĂN HÓA ................................... 64
3.1. Quan điểm, định hướng và nguyên tắc quản lý bảo tồn .................... 64
3.1.1. Quan điểm bảo tồn.............................................................................. 64
3.1.2. Nguyên tắc bảo tồn ............................................................................. 65
3.1.3. Đối tượng bảo tồn ............................................................................... 65
3.1.4. Định hướng bảo tồn ............................................................................ 66
3.2. Đề xuất quản lý bảo tồn gắn với phát triển du lịch văn hóa ............. 68
3.2.1. Đề xuất phân khu quản lý, bảo tồn theo tiềm năng và giá trị di sản..... 68
3.2.2. Đề xuất giải pháp quản lý đối với các khu vực phân khu bảo tồn........ 71
3.2.3. Đề xuất khai thác và phát huy tiềm năng du lịch văn hóa.................... 75
3.3. Nâng cao bộ máy quản lý .................................................................... 82
3.3.1. Đối tượng quản lý ............................................................................... 82
3.3.2. Mô hình và cơ cấu tổ chức quản lý ..................................................... 83
3.3.3. Nâng cao nguồn nhân lực của địa phương .......................................... 85
3.3.4. Sự gắn kết với các cơ quan ban ngành ................................................ 86
3.4. Giải pháp quản lý bảo tồn với sự tham gia của cộng đồng................ 87
3.4.1. Cung cấp thông tin.............................................................................. 87
3.4.2. Tham gia nguồn lực ............................................................................ 89
3.4.3. Tham gia quản lý bảo tồn ................................................................... 89
3.4.4. Xây dựng cơ chế phát huy nội lực cộng đồng ..................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 93
Kết luận....................................................................................................... 93
Kiến nghị..................................................................................................... 94
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ đầy đủ
BKHĐT
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
BTN&MT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
BXD
Bộ Xây dựng
HĐND
Hội đồng nhân dân
HTKT
Hạ tầng kỹ thuật
KTXH
Kinh tế xã hội
DSVH
Di sản văn hóa
NĐ
Nghị định
NVH
Nhà văn hóa
QĐ
Quyết định
QHXD
Quy hoạch Xây dựng
THCS
Trung học cơ sở
TP
Thành phố
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
TW
Trung ương
UBND
Ủy ban nhân dân
BQL
Ban quản lý
KDT
Khu di tích
DLVH
Du lịch di sản văn hóa
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng
Tên bảng, biểu
Trang
Bảng 1.1
Bảng thống kê nhà cổ trong Khu di tích Cổ Loa
18
Biểu 1.1
Cơ cấu lao động
20
Bảng 2.1
Phân tích SWOT bảo tồn di sản với sự tham gia của
cộng đồng
54
Bảng 3.1
Phân tích SWOT về khả năng bảo tồn
70
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Vị trí Cổ Loa thời tiền sử
7
Hình 1.2
Bản đồ nước Nam Việt
8
Hình 1.3
Sơ đồ vị trí Cổ Loa với khu vực lân cận
11
Hình 1.4
Sơ đồ bố trí 3 vòng thành
12
Hình 1.5
Các di tích thành lũy còn sót lại
13
Hình 1.6
Đền An Dương Vương
14
Hình 1.7
Giếng ngọc Cổ Loa
14
Hình 1.8
Đình Ngự Triều Di Quy
14
Hình 1.9
Am Mỵ Châu
15
Hình 1.10
Chùa Cổ Loa
15
Hình 1.11
Đình Mạch Tràng
16
Hình 1.12
Chùa Mạch Tràng
16
Hình 1.13
Đình Cầu Cả
16
Hình 1.14
Chùa Cầu Cả
16
Hình 1.15
Đình Thư Cưu
17
Hình 1.16
Chùa Thư Cưu
17
Hình 1.17
Điếm Xóm Chùa
18
Hình 1.18
Điếm Xóm Chợ
18
Hình 1.19
Nhà dân trong khu vực thành Nội
23
Hình 1.20
Nhà dân xen kẽ Đình Ngự Triều Di Quy
23
Hình 1.21
Sơ đồ bộ máy quản lý khu di tích
29
Hình 2.1
Sơ đồ thành Cổ Loa khi mới hình thành
43
Hình 2.2
Hướng phát triển của Cổ Loa hiện tại
45
Hình 2.3
Sơ đồ phân bố cảnh quan di tích
46
2
Hình 2.4
Cố đô Kyoto
55
Hình 2.5
Cố đô Luông Phabang
56
Hình 2.6
Cố đô Huế
58
Hình 2.7
Cố đô Hoa Lư
61
Hình 3.1
Sơ đồ phát triển dài hạn không gian bảo tồn tầm nhìn
2050
66
Hình 3.2
Sơ đồ phân khu theo tiềm năng và giá trị
68
Hình 3.3
Định hướng về mô hình quản lý
83
1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Khu di tích Cổ Loa, đây là Di sản văn hóa - lịch sử Quốc gia. Là khu di
tích rất đặc biệt và phong phú có nhiều thể loại, trải dài hơn 4000 năm lịch sử
từ thời kỳ khởi đầu dựng nước cho đến nay. Là công trình sáng tạo độc đáo
của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước chống ngoại xâm.
Đây cũng là địa bàn cư trú cổ đã phát lộ và còn tiềm ẩn nhiều dấu tích
quan trọng của các giai đoạn văn minh tiền Hán và giai đoạn giao thoa Hán
Việt. Tại đây tập trung rất nhiều hệ thống công trình tôn giáo tín ngưỡng
mang đặc trưng Cổ Loa, là nơi tập trung nhiều nhất các dấu ấn thời An Dương
Vương. Hầu hết thôn xóm cổ trong địa bàn vẫn lưu giữ nhiều di sản dân gian
có giá trị, trong cấu trúc không gian và xã hội nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Ngày nay, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, gây nên các tình
trạng xấu, ảnh hưởng rất lớn tới các giá trị của khu di tích, cụ thể như: tình
trạng xuống cấp và mất dấu di sản; tình trạng đô thị hoá nội tại đang làm mục
ruỗng khu di tích; tình trạng đô thị hoá ngoại vi đang đe doạ tính toàn vẹn của
khu di tích.
Nhằm ngăn chặn sự xâm hại của các yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng đến các
giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, làm hồi sinh giá trị lịch sử văn hoá của
khu di tích thành Cổ Loa trong bối cảnh xã hội mới. Thì việc quản lý bảo tồn,
tôn tạo, khai thác quần thể di tích thành Cổ Loa là rất cần thiết và phải có kế
hoạch triển khai hợp lý.
Mặt khác, việc quản lý bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích này có ý
nghĩa rất lớn lao trong công cuộc giáo dục truyền thống, khai thác tiềm năng du
lịch, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng hình ảnh của Thủ đô trong quá trình hội
nhập.
2
Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về quản lý bảo tồn khu di tích Cổ
Loa, hướng tới xây dựng Khu di tích Cổ Loa trở thành Công viên Lịch sử Sinh thái - Nhân văn của Thủ đô Hà Nội, phù hợp với quy hoạch phân khu tại
khu vực và quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội;
- Tạo sự thống nhất hài hòa về không gian kiến trúc cảnh quan khu di
tích với khu dân cư quanh khu vực khu di tích Cổ Loa;
- Tạo sự kết nối với không gian kiến trúc cảnh quan với các khu vực
khác;
- Tạo dựng bộ mặt khang trang, trật tự và giữ gìn bản sắc.
Đối tượng và phạm vi lập nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Khu di tích Cổ Loa thuộc địa bàn huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội,
nằm trên địa bàn các xã Cổ Loa, Việt Hùng, Dục Tú và Uy Nỗ. Các di sản vật
thể và phi vật thể còn hiện hữu trên địa bàn khu di tích.
- Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ khu di tích Cổ Loa. Khoảng 860.40 ha, trong đó: Xã Dục Tú:
134.54 ha, xã Cổ Loa: 559.37 ha, xã Việt Hùng: 116.44 ha, xã Uy Nỗ: 50.05
ha.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Đây là phương pháp được sửa dụng
xuyên suốt trong quá trình làm luận văn;
- Phương pháp so sánh đối chiếu:
3
+ Đánh giá tiềm năng di tích nhằm đưa ra các nhận định về khả năng bảo
tồn và phát huy giá trị.
+ Bàn luận các kết quả nghiên cứu, dùng các tài liệu, dẫn chứng khoa
học của các nghiên cứu có liên quan, từ đó chọn lọc những ý tưởng có thể áp
dụng vào đề tài.
- Phương pháp khảo sát thống kê:
+ Thu thập số liệu và tài liệu nghiên cứu nhằm xác định ý nghĩa và các
giá trị đặc trưng của di sản.
+ Điều tra cộng đồng (bằng phiếu điều tra). Xác đinh đối tượng, lập mẫu
phiếu điều tra xã hội học, tổ chức thực hiện và xử lý số liệu.
- Phương pháp phân tích SWOT: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã
sử dụng phương pháp SWOT để nhận biết các mặt mạnh, yếu của đối tượng
cũng như xem xét đến các cơ hội và thách thức phải đối mặt.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Góp phần xây dựng quan niệm và các cơ sở khoa học về quản lý không
gian kiến trúc cảnh quan gắn với bảo tồn và phát huy giá trị sẵn có của các
khu di tích;
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về thiết kế, định hướng quy hoạch
lại không kiến trúc cảnh quan nhằm tận dụng được các lợi thế sẵn có để
hướng tới mục đích phát triển du lịch;
- Tạo sự thống nhất hài hòa về không gian kiến trúc cảnh quan khu di
tích với khu dân cư quanh khu vực thành Cổ Loa;
- Tạo sự kết nối với không gian kiến trúc cảnh quan với khu vực khác;
- Tạo dựng bộ mặt khang trang, trật tự và giữ gìn bản sắc.
4
Các khái niệm, thuật ngữ
- Di sản: Theo từ điển tiếng Việt (1998), di sản là tài sản người chết để
lại, của bố mẹ trao lại cho con cái, có thể hiểu cả tài sản về mặt trì thức hoặc
tinh thần. Di sản được đánh giá là bằng chứng liên kết với quá khứ, liên quan
với môi trường thiên nhiên, đó là các công trình lịch sử, các tác phẩm nghệ
thuật và phong tục văn hóa truyền thống [8].
- Di sản văn hóa: Theo Luật Di sản văn hóa - 2001 định nghĩa: “Di sản
văn hóa gồm DSVH vật thể và DSVH phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật
chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua
thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”[32].
-Di sản văn hóa vật thể: “DSVH vật thể là những sản phẩm vật chất có
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền lâu đời trong đời sống của
các dân tộc, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, các công trình xây dựng
kiến trúc, mỹ thuật, các danh lam thắng cảnh, các di vật, cổ vật, bảo vật Quốc
gia”.
- Di sản văn hoá phi vật thể: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm
tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên
quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng,
không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác”[33].
- Bảo tồn di sản: là tiến trình chăm sóc một địa điểm nhằm giữ lại các
giá trị đặc trưng của di sản tại địa điểm đó, bao gồm các công việc được tiến
hành một cách thường xuyên như: gia cố, tôn tạo, phục chế, tu bổ, xây dựng
lại, thích ứng ... hoặc là sự kết hợp của các hành động này. Các công việc
trong bảo tồn di sản được định nghĩa như sau [27].
5
+ Tôn tạo: Bổ sung các thành phần mới nhằm phát huy giá trị của di sản
đáp ứng những nhu cầu mới, các thành phần tôn tạo phải phù hợp hữu cơ với
các thành phần cũ và cấu trúc chung của di tích.
+ Phục chế: Trả lại cấu trúc của di sản về tình trạng đã được biết đến ở
giai đoạn trước bằng cách loại bỏ những thành phần không phù hợp.
+ Bảo toàn: Giữ nguyên trạng, loại trừ các sai lệch, ngăn ngừa các tác
nhân gây hại, giữ gìn lâu dài mà không làm thay đổi di tích.
+ Phục hồi: Dựng lại di tích bằng các chất liệu, kỹ thuật, phương pháp cũ
theo hình thức nguyên gốc nhằm cung cấp những thông tin cụ thể về di tích
đã mất hoặc bổ sung cho sự vẹn toàn của một di tích.
+ Thích ứng: Gắn cho di sản kiến trúc chức năng mới, đáp ứng nhu cầu
về sử dụng đương đại. Công việc này cần cân nhắc và thận trọng để không
làm biến đổi và sai lệch những giá trị vốn có của di tích.
- Du lịch: Theo Luật Du lịch - 2005 định nghĩa: “Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”[34].
Du lịch là một hiện tượng và là sự kiện văn hóa, kinh tế, xã hội tất yếu
của loài người, hoạt động của nó sẽ ngày một gia tăng trên phạm vi toàn cầu ICOMOS 1976.
- Du lịch văn hóa: Du lịch di sản văn hóa hay còn gọi tắt là du lịch văn
hóa – DLVH lần đầu tiên được định nghĩa tại Hội nghị Du lịch đương đại &
chủ nghĩa nhân văn như sau: “Du lịch văn hóa là hình thái du lịch mà một
trong số các mục tiêu đó là khám phá địa điểm và công trình lịch sử” - Hiến
chương ICOMOS - 1976.
6
Cấu trúc luận văn
Lý do chọn ðề tài
PHẦN MỞ ÐẦU
Mục ðích nghiên cứu
Ðối týợng và phạm vi nghiên cứu
Phýõng pháp nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ðề tài
Các khái niệm thuật ngữ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cấu trúc luận vãn
Chýõng 1. Thực trạng công tác quản lý bảo tồn KDT Cổ Loa
Sõ lýợc về khu di
tích Cổ Loa
Thực trạng công tác
quản lý trên địa bàn
Hà Nội và Cổ Loa
Các nghiên cứu liên
quan và các vấn đề
tồn tại
Chýõng 2.Cõ sở khoa học ðể quản lý, bảo tồn khu di tích Cổ Loa
gắn với phát triển du lịch – vãn hóa
Cõ sở lý
thuyết
Cõ sở pháp
lý
Các yếu tố
ðể quản lý,
bảo tồn
Kinh
nghiệm
quản lý
Chương 3. Giải pháp quản lý bảo tồn khu di tích Cổ Loa gắn với
phát triển du lịch – vãn hóa
Quan ðiểm
và ðịnh
hýớng quản
lý bảo tồn
Đề xuất quy
hoạch bảo
tồn gắn với
phát triển
du lịch- văn
hóa
KẾT LUẬN
Nâng cao
bộ máy
quản lý
Giải pháp
quản lý bảo
tồn với sự
tham gia
của cộng
ðồng
KIẾN NGHỊ
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Việc quản lý bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Cổ Loa gắn với phát
triển du lịch văn hóa được triển khai dựa vào các tôn chí sau:
- Bảo tồn toàn vẹn hệ thống các di tích trên mặt đất, dưới mặt đất, cùng
toàn bộ môi trường lịch sử còn sót lại;
- Duy trì, làm bộc lộ và làm tôn lên các giá trị có một không hai của khu
di tích;
- Tạo các điều kiện để khu di tích trở thành một trọng điểm thăm quan du
lịch văn hoá lịch sử của thủ đô, một khoảng nghỉ trong lòng đô thị;
- Đảm bảo sự cân bằng, không đối kháng giữa bảo tồn và phát triển, giữa
di sản và sự tiếp nối của xã hội nông thôn, lấy đó làm phương cách để bảo tồn
trở thành khả thi
Về công tác bảo tồn: Dựa trên kết quả của quá trình nghiên cứu địa bàn,
tham khảo tư liệu lịch sử, phân tích hiện trạng kỹ lưỡng, quy hoạch phân chia
khu vực thành các phân vùng hoạt động Lõi, Trung, Ngoại và Biên để bảo
tồn, kiểm soát phát triển và đầu tư khai thác.Về bảo tồn, các vùng bảo vệ
được quy định cho toàn khu di tích và từng di tích, kèm theo đó là quy chế
kiểm soát hoạt động cụ thể.
Về công tác quản lý: Mô hình quản lý được đề xuất phối hợp chặt chẽ
giữa Ban quản lý di tích, Chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư.
Về công tác phát triển du lịch: Hướng tới chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ
một xã nông nghiệp thành một địa bàn sống bằng bảo tồn và phát triển du lịch
là chính.
94
Tóm lại, những đề xuất của luận văn là những vấn đề thực tiễn đã được
nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng và toàn diện trước mọi giải pháp đề xuất. Từ
sự mở đường của chủ trương sáng suốt mà Chính phủ và thành phố đã đề ra,
tất yếu đưa đến một giải pháp toàn diện hơn và cận thực tiễn hơn các giải
pháp đã từng có. Việc thực thi thành công các công tác trên cần rất nhiều nỗ
lực tiếp theo, nhất là trong cải cách và nâng cao năng lực quản lý, và phải lấy
dân làm gốc.
Kiến nghị
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế và thực trạng trên của khu di tích, để
quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Cổ Loa gắn với phát triển du
lịch văn hóa đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực và hiệu quả.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị
trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa thành Cổ Loa.
- Xây dựng quy hoạch tổng thể bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá
gắn với phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Anh.
- Đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát và định hướng hoạt động bảo tồn,
khai thác các di sản văn hóa.
- Giải pháp xã hội hoá công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá.
Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa,
huy động sức mạnh của cộng đồng dân cư nhất là nhân dân địa phương. Để
làm tốt điều này cần:
+ Ban hành những chính sách thu hút và tập hợp quần chúng vì sự
nghiệp bảo vệ di sản văn hóa. Hình thành quỹ "Bảo tồn di sản văn hóa khu di
tích thành Cổ Loa". Đồng thời, có hình thức khen thưởng thích đáng những
95
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp trực tiếp cho công tác giữ gìn, bảo
tồn di sản văn hóa.
+ Chính quyền địa phương vận động các doanh nghiệp nhất là những
doanh nghiệp trên địa bàn huyện kí kết các chương trình hỗ trợ thực hiện bảo
tồn di sản văn hoá.
- Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên
môn làm công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá.
+ Đối với cán bộ quản lý văn hoá: Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý văn
hóa học tập kinh nghiệm quản lý và khai thác tài nguyên văn hoá tại các tỉnh
thành khác trong nước .
+ Đối với cán bộ thực hiện công việc bảo tồn di sản văn hóa: chú trọng
đào tạo cán bộ, thợ lành nghề có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực
thi nghiệp vụ bảo quản, tu bổ, tôn tạo đối với các di sản văn hóa vật thể; đủ
năng lực để nghiên cứu lập hồ sơ lưu trữ và hoạt động bảo tồn phát huy giá trị
di sản văn hóa.
+ Đối với cán bộ văn hoá cơ sở: tạo điều kiện để cán bộ văn hoá cơ sở
tham gia các lớp tập huấn về bảo tồn và phát huy di sản do huyện, thành phố
hay trung ương tổ chức. Cung cấp cho họ những tài liệu hướng dẫn về di sản
văn hoá để họ được tiếp cận, nghiên cứu vận dụng phù hợp với địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb. Văn hoá - Thông
tin, Hà Nội.
2. Trần Thúy Anh, Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc
Bộ qua một số ca dao tục ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
3. Trần Thúy Anh (chủ biên,2004) Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội
4. Trần Thúy Anh (chủ biên 2011), Giáo trình Du lịch văn hóa, Nxb Giáo dục
Việt Nam
5. Phó Đức An (2004), “Để lễ hội luôn lành mạnh”,- In trong: Báo văn hóa
(số 970), tr.8.
6. Đặng Văn Bài (1995), “Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di
tích”, Tạp chí Văn hóa thông tin (số 2).
7. Đặng Văn Bài (2001), Bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam, Tài liệu bài
giảng Bảo tồn di sản kiến trúc đô thị Việt Nam, Đại học kiến trúc Hà Nội
8. Bộ môn Lý luận và Bảo tồn di sản kiến trúc (2002), Bảo tồn di sản kiến
trúc, giáo trình, Đại học Kiến trúc Hà Nội
9. Bộ môn Lý luận và Bảo tồn di sản kiến trúc (2002), Cơ sở lý luận về bảo
tồn di sản kiến trúc,Đề tài cấp trường, Đại học kiến trúc Hà Nội
10. Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL
ngày 28/12/2012 quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục
hồi di tích.
11. Bộ Xây dựng (2011), Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm
2030 tầm nhìn đến năm 2050
12. Bộ Xây dựng, Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn (03/2011),
Nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích
thành Cổ Loa, tỉ lệ 1:2000
13. Bộ Xây dựng, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia (01/2014),
Đồ án Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích
thành Cổ Loa, tỉ lệ 1:2000.
14. Chính phủ (2002), Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của
Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá;
15. Chính phủ (2005), Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của
Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
16. Chính phủ (2007), Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
17. Chính phủ (2012), Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 quy định
thẩm quyền, trình tự thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ,
phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
14. Chu Quang Chứ (1999), Di sản văn hoá dân tộc trong tín ngưỡng và tôn
giáo Việt Nam, Nxb. Mỹ Thuật, Hà Nội.
18. Cổ Loa xã thần sắc trong Phúc Yên tỉnh Đông Anh huyện Cổ Loa tổng các
xã thần sắc, Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu AD.a11/1
19. Cổ Loa xã thần tích trong Phúc Yên tỉnh Đông Anh huyện Cổ Loa tổng
các xã thần tích, Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu AE.a11/1
20. Cổ Loa xã tục lệ trong Phúc Yên tỉnh Đông Anh huyện Cổ Loa tổng các xã
tục lệ, Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu AF.a7/1
21. PGS.Ts. Phạm Hùng Cường, Giá trị di sản kiến trúc cảnh quan trong các
làng xã truyền thống
22. Di tích lịch sử văn hoá Việt Nam (1991), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
23. Nguyễn Đăng Duy - Trịnh Minh Đức (1993), Bảo tồn di tích lịch sử văn
hóa, Nxb Văn hóa, Hà Nội
24. Đại học Kiến trúc Hà Nội (2001), Bảo tồn Di sản Kiến trúc - Đô thị Việt
Nam, tài liệu khóa học ngắn hạn
25. Đỗ Hậu, “Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng đồng”
26. Hiệp hội các đô thị Việt Nam (2004), Báo cáo tổng hợp kế hoạch bảo tồn,
tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia khu phố cổ Hà Nội, Hà Nội
27. Nguyễn Khởi (2002), Bảo tồn và trùng tu các di tích Kiến trúc, Nxb Xây
dựng, Hà Nội
28. Lê Hồng Lý (chủ biên), Dương Văn Sáu, Đặng Hoài Thu (2010), Giáo
trình Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch, NXB Trường Đại học văn
hóa Hà Nội, Hà Nội
29. Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân (đồng chủ biên) (2010), Địa chí Cổ
Loa, NXB Hà Nội, Hà Nội.
30. Nguyễn Quang Ngọc (2009), Một số vấn đề làng xã Việt Nam, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
31. Nguyễn Vũ Phương (2006), Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc
trung tâm lịch sử đô thị Hà Nội theo hướng du lịch văn hóa, Luận án Tiến sĩ,
Đại học Kiến trúc Hà Nội
32. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Di sản văn hoá
ngày 29 tháng 6 năm 2001