Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Thực trạng mắc hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ tiền mãn kinh khám tại bệnh viện 30 4, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.36 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGÔ THANH HỮU

THỰC TRẠNG MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH
KHÁM TẠI BỆNH VIỆN 30-4 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG

MÃ SỐ: 60.72.03.01

HÀ NỘI – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGÔ THANH HỮU

THỰC TRẠNG MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH


KHÁM TẠI BỆNH VIỆN 30-4 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.03.01

Giáo viên hƣớng dẫn:

PGS.TS. BS Lê Xuân Trƣờng

HÀ NỘI – 2016

Giáo viên hỗ trợ:

ThS. Dƣơng Kim Tuấn


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của
các Thầy Cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Với lòng chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban Giám hiệu,
Phòng Giáo vụ, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Y tế Công cộng, cùng các phòng
ban, các bộ môn và quý Thầy Cô giáo Trƣờng Đại học Y tế Công cộng Hà Nội đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và đã giúp cho tôi hoàn thành luận văn này.
Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã để lại những kiến thức, thông tin
quí giá, giúp tôi có tài liệu nghiên cứu và tham khảo trong quá trình thực hiện luận
văn.

Tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện 30-4, các khoa phòng liên
quan, các đồng nghiệp tại Bệnh viện 30-4 đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.BS.
Lê Xuân Trƣờng- Trƣởng Bộ môn Hóa sinh Trƣờng Đại học Y dƣợc Thành phố Hồ
Chí Minh, cùng Ths. Dƣơng Kim Tuấn đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi
hoàn thành tốt luận văn này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới những bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã cùng
tôi chia sẻ những khó khăn và cho tôi những tình cảm, sự chăm sóc tận tình trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2016


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi thực hiện
dƣới sự giám sát của Thầy hƣớng dẫn.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADA

American Diabetes Association

Hội đái tháo đƣờng Hoa kỳ

ATP III

Adult Treatment III

Chƣơng trình điều trị ngƣời lớn

BMI

Body Mas Index

Chỉ số khối cơ thể

BMV

Bệnh mạch vành

CC

Chiều cao


CT

Cholesterol total

Cholesterol toàn phần

ĐMV

Động mạch vành

ĐTĐ

Đái tháo đƣờng

ĐTNC

Đối tƣợng nghiên cứu

FSH

Follicle Stimulating Hormon

Hormon kích thích hoàn thể

G-M

Glucose máu

HA


Huyết áp

HCCH

Hội chứng chuyển hóa

HDL-C

High Density Lipoprotein-

Lipoprotein trọng lƣợng phân tử

cholesterol

cao

IDF

International Diabetes Federation

JNC

Joint National Cholesterol

Chƣơng trình giáo dục Quốc gia về

Education program

cholesterol


LDL-C

Low Density Lipoprotein-

Lipoprotein trọng lƣợng phân tử

LH

cholesterol

thấp

Luteinizing Hormon
RLLM

Rối loạn lipid máu

THA

Tăng huyết áp

TG

Triglycerid

VE

Vòng eo

VE/VM


Vòng eo/vòng mông


iv

VLDL

Very Low Density Lipoprotein

Lipoprotein trọng lƣợng phân tử rất
thấp

VM
WHO
XVĐM

Vòng mông
World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới
Xơ vữa động mạch


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii

MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................x
TÓM TẮT ................................................................................................................. xi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. KHÁI QUÁT TIỀN MÃN KINH ........................................................................4
1.1.1. Khái niệm tiền mãn kinh................................................................................4
1.1.2. Cơ chế tiền mãn kinh .....................................................................................4
1.2. KHÁI QUÁT VỀ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA ..............................................4
1.2.1. Định nghĩa......................................................................................................4
1.2.2. Hậu quả của hội chứng chuyển hóa ...............................................................5
1.3. CÁC THÀNH TỐ CỦA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA ....................................6
1.3.1. Béo phì ...........................................................................................................6
1.3.1.1. Định nghĩa ...............................................................................................6
1.3.1.2. Chẩn đoán béo phì ...................................................................................6
1.3.2. Tăng huyết áp ................................................................................................7
1.3.3. Rối loạn glucose máu.....................................................................................8
1.3.4. Rối loạn lipid máu .........................................................................................9
1.4. TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TRONG VÀ NGOÀI
NƢỚC ................................................................................................................10
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC .. Error! Bookmark
not defined.
1.5.1 Nghiên cứu trên thế giới ...............................................................................10


vi

1.5.2. Nghiên cứu trong nƣớc ................................................................................12

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................13
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................14
2.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................14
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn .......................................................................................14
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................................14
2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ........................................................14
2.3.1. Thời gian tiến hành ......................................................................................14
2.3.2. Địa điểm khảo sát ........................................................................................14
2.4. CỠ MẪU ............................................................................................................14
2.5. KỸ THUẬT CHỌN MẪU VÀ THU THẬP SỐ LIỆU .....................................15
2.6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................15
2.6.1. Các biến số trong nghiên cứu ......................................................................15
2.6.2. Chẩn đoán và đặc điểm hội chứng chuyển hóa ...........................................18
2.6. PHƢƠNG TIỆN, DỤNG CỤ.............................................................................21
2.7. KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU ..................................................................21
2.8. KIỂM SOÁT SAI SỐ.........................................................................................23
2.9. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .........................................................24
2.10. ĐẠO ĐỨC CỦA NGHIÊN CỨU ....................................................................24
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................25
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG KHẢO SÁT ...................................25
3.1.1. Đặc điểm dân số học ....................................................................................25
3.1.2. Đặc điểm nhân trắc ......................................................................................26
3.2. THỰC TRẠNG MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA .....................................27
3.2.1. Thực trạng mắc hội chứng chuyển hóa .......................................................27
3.2.2. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa .................................................................28
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ
CÁC THÀNH TỐ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA ...........................................30
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến hội chứng chuyển hóa ....................................30
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến từng thành tố hội chứng chuyển hóa ..............32



vii

3.3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến béo bụng ..................................................32
3.3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp............................................32
3.3.2.3. Một số yếu tố liên quan tăng glucose máu ............................................34
3.3.2.4. Một số yếu tố liên quan tới rối loạn lipid máu ......................................35
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ............................................................................................38
4.1. BÀN VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƢỢNG KHẢO SÁT ......38
4.1.1 Về dân số học của đối tƣợng khảo sát ..........................................................38
4.1.2. Đặc điểm nhân trắc ......................................................................................39
4.2. TỶ LỆ MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI
CHỨNG CHUYỂN HÓA .................................................................................39
4.2.1. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa .................................................................39
4.2.2. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở đối tƣợng khảo sát................................40
4.2.2.1. Béo phì vùng bụng ................................................................................40
4.2.2.2. Huyết áp ................................................................................................41
4.2.2.3. Glucose máu lúc đói ..............................................................................41
4.2.2.4. Rối loạn lipid máu .................................................................................42
4.2.2.5. Tỷ lệ rối loạn các thành tố của HCCH ..................................................42
4.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HCCH VÀ CÁC THÀNH TỐ CỦA
HCCH ................................................................................................................42
4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến hội chứng chuyển hóa ....................................42
4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến từng thành tố của HCCH................................44
4.3.2.1. Liên quan với béo bụng .........................................................................44
4.3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tăng HA....................................................44
4.3.2.3. Một số yếu tố liên quan đến tăng glucose máu .....................................45
4.3.2.4. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu.....................................45
KẾT LUẬN ...............................................................................................................47
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................49

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI SÀNG LỌC
PHỤ LỤC 2 BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của ATP III .................................................5
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì theo chỉ số BMI của ASEAN áp dụng cho
ngƣời Châu Á trƣởng thành ......................................................................7
Bảng 1.3. Phân độ béo phì trung tâm ..........................................................................7
Bảng 1.4. Phân độ tăng HA tâm thu và tâm trƣơng theo JNC VII .............................8
Bảng 1.5. Phân độ tăng đƣờng máu lúc đói ................................................................9
Bảng 1.6. Phân độ tăng triglycerid máu ....................................................................10
Bảng 1.7. Phân độ giảm HDL - cholesterol máu ......................................................10
Bảng 2.1. Các biến số trong nghiên cứu ...................................................................16
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của ATP III ...............................................18
Bảng 2.3. Phân độ tăng HA tâm thu và tâm trƣơng theo JNC VII ...........................19
Bảng 2.4. Phân độ tăng đƣờng máu lúc đói ..............................................................20
Bảng 2.5. Tiêu chuẩn rối loạn triglycerid và HDL-C theo ATP III ..........................20
Bảng 3.1. Thông tin về đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................25
Bảng 3.2. Trung bình các số đo nhân trắc .................................................................26
Bảng 3.3. Phân loại BMI ..........................................................................................26
Bảng 3.4. Các thành tố cấu thành hội chứng chuyển hóa .........................................27
Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc HCCH phân bố theo các đặc điểm dân số học ........................28
Bảng 3.6. Giá trị trung bình các thành tố của HCCH ...............................................29
Bảng 3.7. Đánh giá glucose, lipid máu .....................................................................29
Bảng 3.8. Phân độ tăng huyết áp ...............................................................................30
Bảng 3.9. Liên quan giữa nhóm tuổi với hội chứng chuyển hóa ..............................30

Bảng 3.10. Liên quan giữa ăn cá, ăn thịt với HCCH ................................................30
Bảng 3.11. Liên quan giữa THA với HCCH.............................................................31
Bảng 3.12. Liên quan giữa chỉ số BMI với HCCH ...................................................31
Bảng 3.13. Liên quan béo phì trung tâm với HCCH ................................................32
Bảng 3.14. Liên quan giữa tuổi với béo bụng ...........................................................32


ix

Bảng 3.15. Liên quan giữa nhóm tuổi với tăng huyết áp ..........................................32
Bảng 3.16. Liên quan giữa chỉ số BMI với THA......................................................33
Bảng 3.17. Liên quan giữa tỉ số vòng eo/vòng mông với tăng huyết áp ..................33
Bảng 3.18. Liên quan giữa nhóm tuổi với tăng glucose máu ...................................34
Bảng 3.19. Liên quan giữa BMI, VE/VM với tăng glucose máu .............................34
Bảng 3.20. Liên quan giữa nhóm tuổi với tăng triglycerid .......................................35
Bảng 3.21. Liên quan giữa BMI với triglycerid ........................................................35
Bảng 3.22. Liên quan béo phì vòng eo/vòng mông với triglycerid ..........................36
Bảng 3.23. Liên quan nhóm tuổi với giảm HDL-C ..................................................36
Bảng 3.24. Liên quan giữa BMI với giảm HDL-C ...................................................37
Bảng 3.25. Liên quan giữa béo phì VE/VM với giảm HDL-C .................................37


x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa của đối tƣợng khảo sát ....................27
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ rối loạn các thành tố cấu thành HCCH .......................................28


xi


TÓM TẮT

Mở đầu: Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một trong những vấn đề thƣờng
gặp và trở thành vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe phụ nữ tuổi già; cần phát hiện
sớm, đặc biệt là giai đoạn tiền mãn kinh.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hiện mắc HCCH và mô tả một số yếu tố liên quan
đến mắc HCCH ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Đối tƣợng - phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có
phân tích. Chúng tôi khảo sát 214 phụ nữ 45-55 tuổi, tiền mãn kinh đến khám ở
phòng khám Nội-Sản Bệnh viện 30-4, thành phố Hồ Chí Minh. Tiến hành đo HA,
chiều cao, cân nặng, vòng eo, vòng mông. Xét nghiệm glucose, triglyceride, HDLCholesterol và so sánh tăng giảm so với trị số bình thƣờng (độ tin cậy: ≥ 98%).
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ mắc HCCH chung: 22,4 %; mắc HCCH gồm 3
thành tố: 58,3%; 4 thành tố: 27,1%; 5 thành tố: 14,6%. Nhóm tăng glucose nguy cơ
mắc HCCH gấp 28,1 lần. Nhóm tăng HA nguy cơ mắc HCCH gấp 26,5 lần. Nhóm
tuổi ≥ 50 tuổi, thừa cân béo phì theo BMI, tăng tỷ lệ VE/VM nguy cơ mắc HCCH
lần lƣợt gấp 1,68 lần, 5,5 lần, 18,0 lần.
Kết luận: Tỷ lệ phụ nữ tiền mãn kinh mắc HCCH còn cao, tỷ lệ tăng
glucose, tăng triglycerid, giảm HDL-C máu có xu hƣớng tăng. Chế độ ăn nhiều thịt
và ít vận động là hai yếu tố làm tăng nguy cơ mắc HCCH. Phải chăng ở phụ nữ ≥50
tuổi có chỉ số VE/VM càng cao thì nguy cơ mắc HCCH càng cao?. Câu hỏi này là
tiền đề cho các nghiên cứu về sau.
.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống của ngƣời phụ nữ có thể chia làm 3 thời kỳ quan trọng: một
là thời kỳ sinh sản, hai là thời kỳ tiền mãn kinh với những thay đổi sinh lý biểu hiện

rất khó chịu, ba là thời kỳ mãn kinh bắt đầu của sự lão hóa; một số bệnh có nguy cơ
tăng ở thời kỳ này nhƣ: loãng xƣơng, đái tháo đƣờng, tim mạch...[4].
Bệnh tật và lão hóa là hai quá trình không thể tránh khỏi trong đời sống con
ngƣời, tiền mãn kinh là dấu hiệu báo động chuẩn bị bƣớc vào giai đoạn lão hóa của
phụ nữ, một hiện tƣợng sinh lý xảy ra ở phụ nữ 45 đến 55 tuổi, với biểu hiện ngƣng
hoàn toàn và vĩnh viễn các chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt [17].
Sự chuyển tiếp từ thời kỳ tiền mãn kinh sang mãn kinh làm xuất hiện nhiều
dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa nhƣ béo trung tâm, chuyển hóa lipid có tính
sinh vữa (tăng triglycerid, tăng lipoproten tỷ trọng thấp, giảm lipoprotein tỷ trọng
cao), tăng glucose máu và tăng insulin máu [15], [19]. Đặc điểm sinh lý thời kỳ tiền
mãn kinh nhƣ: thiếu hụt estrogen, độ nhạy cảm insulin giảm, tăng trọng, giảm hoạt
động thể chất góp phần làm tăng nguy cơ rối loạn lipid máu và rối loạn chuyển hóa
glucose, gây rối loạn chức năng mô mỡ dẫn đến tăng huyết áp và không dung nạp
glucose, tất cả gọi chung là “hội chứng chuyển hóa” [16]. Các thành phần của hội
chứng chuyển hóa đều là các yếu tố nguy cơ tim mạch, do vậy hội chứng này đƣợc
dự báo là tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch cũng nhƣ các biến chứng nặng đe dọa
đến tính mạng ngƣời bệnh. Hội chứng chuyển hóa giờ đây đƣợc xem là hội chứng
“tiền mạch vành” và bệnh tim mạch vẫn là nguy cơ hàng đầu gây bệnh tật và tử
vong ở phụ nữ mãn kinh. Nếu ngăn ngừa kịp thời các yếu tố nguy cơ thì có thể
phòng ngừa tiến triển không những bệnh đái tháo đƣờng, bệnh tim mạch, mà cả các
biến chứng tim mạch [1]. Tại Việt Nam, hội chứng chuyển hóa (HCCH) là vấn đề
sức khoẻ ngày càng phổ biến trong cộng đồng dân cƣ, tuy nhiên việc hiểu biết về
HCCH và các thành tố nguy cơ mắc HCCH của ngƣời dân còn hạn chế.
Nhìn chung ở Việt Nam, các nghiên cứu đa số tập trung vào việc xác định tỷ
lệ mắc HCCH, tỷ lệ xuất hiện các rối loạn thuộc HCCH và chủ yếu trên những bệnh
nhân đang điều trị tại bệnh viện. Trong bối cảnh khi mà HCCH đã trở thành vấn đề


2
thời sự của y học thì việc khảo sát hội chứng này để tìm kiếm cách hạn chế mắc

bệnh là rất cần thiết.
Nhằm cung cấp bằng chứng và biện pháp ngăn ngừa mắc HCCH. Có thể
giúp phần nào cho phụ nữ có cuộc sống khỏe mạnh, hạn chế tối đa bệnh mạn tính,
góp phần vào cải thiện chất lƣợng cuộc sống ở tuổi già. Do đó chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Thực trạng mắc hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố liên
quan ở phụ nữ tiền mãn kinh khám tại Bệnh viện 30-4 thành phố Hồ Chí Minh,
năm 2016”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU CỤ THỂ:
1- Xác định tỷ lệ hiện mắc hội chứng chuyển hóa: glucose, cholesterol total,
high density lipoprotein - cholesterol, low density lipoprotein - cholesterol,
triglycerid ở phụ nữ tiền mãn kinh đến khám tại Bệnh viện 30-4 thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2016.
2- Mô tả một số yếu tố liên quan đến mắc hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ
tiền mãn kinh khám tại Bệnh viện 30-4 thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016.


4

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT TIỀN MÃN KINH
1.1.1. Khái niệm tiền mãn kinh
Tuổi mãn kinh là tuổi chấm dứt vĩnh viễn kinh nguyệt, tuy nhiên sự tắt kinh
ít khi xảy ra đột ngột ở một thời điểm rõ ràng, mà thƣờng chỉ xảy ra sau một khoảng
thời gian từ 2 đến 5 năm với những rối loạn kinh nguyệt. Giai đoạn này thƣờng
đƣợc gọi là giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là giai đoạn đặc trƣng của suy giảm hoặc

thiếu progesteron [6].
1.1.2. Cơ chế tiền mãn kinh
Nguồn gốc của mọi thay đổi trong thời kỳ tiền mãn kinh là do sự giảm đáp
ứng của buồng trứng với các nội tiết tố hƣớng sinh dục (gonadotropin), dẫn đến
những rối loạn trong sự trƣởng thành của noãn bào. Điều này sẽ đƣa đến những chu
kỳ không rụng trứng hoặc rụng trứng khó khăn. Do đó, đầu tiên là lƣợng
progesteron giảm, rồi đến lƣợt estrogen cũng giảm. Ngƣợc lại FSH (Follicle
Stimulating Hormon) và LH (Luteinizing Hormon) lại tăng tiết, chủ yếu là FSH.
Đỉnh LH vắng dần. FSH sẽ lại càng tăng khi chất inhibin ức chế tiết từ tế bào hạt
của buồng trứng, có tác dụng ngăn sự tổng hợp và phóng thích FSH giảm đi.
Hậu quả của sự vắng dần những chu kỳ có rụng trứng và cơ chế phản hồi
ngƣợc âm (negative feedback mechanism) đƣa đến tình trạng cƣờng estrogen tƣơng
đối với nhiều biểu hiện lâm sàng [6].
1.2. KHÁI QUÁT VỀ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
1.2.1. Định nghĩa
Hội chứng chuyển hóa (HCCH) bao gồm một tập hợp các yếu tố nguy cơ tim
mạch và rối loạn chuyển hóa. Các yếu tố thƣờng xuyên xuất hiện trong HCCH bao gồm:
- Rối loạn dung nạp glucose.
- Béo phì, ngày nay nhấn mạnh đến béo phì vùng bụng.
- Rối loạn chuyển hóa lipid kiểu gây xơ vữa động mạch.
- Tăng huyết áp (HA)…[19].


5
HCCH là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đƣợc quan tâm nhất
trong thế kỷ XXI này. Theo Hiệp hội ĐTĐ quốc tế (IDF), HCCH là tập hợp những
yếu tố nguy cơ của hai đại dịch lớn đó là bệnh tim mạch và ĐTĐ typ 2, ảnh hƣởng
đến chất lƣợng sống con ngƣời và tốn kém đáng kể ngân sách y tế toàn dân của
nhiều nƣớc trên thế giới [19].
- Theo tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của ATP III (theo NCEP) [8], mắc

HCCH khi có 3 trong 5 yếu tố trình bày tại bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của ATP III (theo NCEP) [8]
Tăng glucose huyết tƣơng lúc đói

>6,1mmol/L (>110mg/dL)

Tăng triglycerid huyết tƣơng

>1,7mmol/L (>150mg/dL)

Giảm HDL-cholesterol: - Nam

<1,0mmol/L (<40mg/dL)

- Nữ
Tăng huyết áp

<1,3mmol/L (<50mg/dL)
>130/85mmHg hoặc bắt buộc phải
dùng thuốc hạ áp

Béo phì trung tâm (béo bụng)
- Vòng bụng nam

>102cm

- Vòng bụng nữ

> 88cm


1.2.2. Hậu quả của hội chứng chuyển hóa
HCCH làm tăng nguy cơ bị bệnh lý tim mạch cũng nhƣ làm tăng tỷ lệ tử
vong do nguyên nhân này. Các thành phần của HCCH đều là các yếu tố nguy cơ tim
mạch, do đó HCCH đƣợc dự báo làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch cũng nhƣ
các biến chứng nặng đe dọa đến tính mạng ngƣời bệnh. Các thành phần của HCCH
thƣờng xuất hiện cùng với nhau, mỗi yếu tố nguy cơ đơn lẻ lại có tác động qua lại
với nhau làm thúc đẩy nguy cơ chung của HCCH tăng lên một cách đáng kể. HCCH
làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch lên gấp 2 lần so với ngƣời không mắc HCCH.
Khi kết hợp với nhau các thành phần của HCCH có thể có tác dụng cộng hƣởng với
nhau, chúng sẽ thúc đẩy tình trạng sinh xơ vữa rất mạnh dẫn đến hình thành và phát
triển các mảng vữa xơ trong lòng mạch, từ đó gây nên những biến cố tim mạch, nhƣ
béo phì làm tăng đề kháng insulin, ĐTĐ typ 2 và tăng huyết áp. Cả ĐTĐ typ 2 và


6
THA đều đƣợc biết là các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐMV và quá trình xơ vữa động
mạch nói chung.
Mặc dù HCCH chỉ mới đƣợc đề cập trong thời gian gần đây nhƣng căn cứ
theo những hậu quả và di chứng của nó đủ cho thấy vấn đề HCCH trở nên cấp thiết
hơn bao giờ hết. Một bệnh nhân mắc HCCH sẽ phải gánh chịu các bệnh lý về tim
mạch và nội tiết nhƣ: THA, ĐTĐ...
Có ý kiến cho rằng HCCH đã chứa sẵn các yếu tố nguy cơ tim mạch nhƣ:
THA, rối loạn chuyển hóa lipid theo kiểu xơ xữa động mạch. Gần đây các nghiên
cứu, báo cáo nguy cơ tim mạch tăng từ 2 - 4 lần ở các bệnh nhân có HCCH theo
tiêu chí của WHO, ngay cả khi không có ĐTĐ hoặc rối loạn dung nạp glucose.
Nguy cơ tim mạch càng gia tăng nếu bệnh nhân mắc HCCH có ĐTĐ, không dừng
lại ở các biến chứng về tim mạch nhƣ tai biến mạch máu não, đột quỵ... những bệnh
nhân mắc HCCH sẽ có nguy cơ rất cao gặp phải các biến chứng đa cơ quan do bệnh
lý ĐTĐ gây ra [17].
1.3. CÁC THÀNH TỐ CỦA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA

1.3.1. Béo phì
1.3.1.1. Định nghĩa
Béo phì đơn giản là sự tăng bất thƣờng hay quá nhiều mỡ trong mô mỡ, từ đó
có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe. Sự phân bố mỡ ở các vị trí giải phẫu khác
nhau đóng vai trò trong nguy cơ gây ra các nhóm bệnh lý khác nhau do béo phì [8].
1.3.1.2. Chẩn đoán béo phì
Có nhiều phƣơng pháp để chẩn đoán béo phì nhƣng ngƣời ta thƣờng dùng
nhất là dựa vào chỉ số khối cơ thể là BMI (Body Mass Index)
Trọng lƣợng cơ thể (tính bằng kg)
BMI =

────────────────────────
Bình phƣơng chiều cao (tính bằng m²)

Xác định chỉ số khối cơ thể theo tiêu chuẩn đánh giá béo phì của ASEAN áp
dụng cho ngƣời Châu Á trƣởng thành [8].


7
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì theo chỉ số BMI của ASEAN áp
dụng cho ngƣời Châu Á trƣởng thành [40].
BMI (kg/m2)

Phân loại
Gầy

< 18,5

Bình thƣờng


18,5 – 22,9

Có nguy cơ

≥ 23 – 24,9

Béo phì độ 1

25 - 29,9

Béo phì độ 2

≥ 30

Đo vòng eo cũng là thông số hữu ích, trong chẩn đoán béo phì, chỉ số quan
trọng là béo phì trung tâm chính là tỷ số vòng eo/vòng mông (VE/VM) đƣợc dùng
hiện nay. Theo WHO những đối tƣợng có tỷ số VE/VM >0,85 ở nữ là béo phì bất
kể BMI bằng bao nhiêu. Chỉ số BMI đánh giá khối lƣợng mỡ chung trong cơ thể,
còn hai chỉ số kia đánh giá tình trạng béo trung tâm hay còn gọi là béo tạng, béo
vùng bụng hay béo phì dạng nam. Ngƣời ta nhận thấy có một sự tƣơng quan giữa
béo phì dạng nam và phân bố mỡ trong phủ tạng.
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ATP III (NCEP), phân độ béo phì trung tâm
[23].
Bảng 1.3. Phân độ béo phì trung tâm (vòng eo)
Béo phì trung tâm (vòng eo)

Nam

Nữ




> 90 cm

> 80 cm

Không

< 90 cm

< 80 cm

1.3.2. Tăng huyết áp
* Định nghĩa THA
Theo tổ chức y tế thế giới, một ngƣời lớn có:
- HA bình thƣờng: nếu HA động mạch tâm thu (HATT) <140mmHg và HA
động mạch tâm trƣơng (HATTr) <90mmHg.
- THA: nếu HA động mạch tâm thu ≥140mmHg hoặc HA động mạch tâm
trƣơng ≥ 90mmHg.


8
Trong chƣơng trình khảo sát về sức khỏe và dinh dƣỡng Quốc gia lần thứ III
(NHANES III) 1986 – 1994 tại Mỹ, THA đƣợc xác định khi có HATT ≥140mmHg,
HATTr ≥ 90mmHg hoặc đang dùng thuốc điều trị tăng HA hoặc có hơn 2 lần đƣợc
bác sỹ nói là bị THA. Khi nghi ngờ THA, cần phải đo HA ít nhất 2 lần khám khác
nhau sau lần khám đầu tiên [26].
Theo tiêu chuẩn của JNC VII [11], HA của ngƣời trƣởng thành đƣợc phân
thành các mức độ theo bảng 1.4
Bảng 1.4. Phân độ tăng HA tâm thu và tâm trƣơng theo JNC VII

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm trƣơng

(mmHg)

(mmHg)

Huyết áp tối ƣu

< 120

< 80

Huyết áp bình thƣờng

< 130

< 85

Huyết áp bình thƣờng cao

130 – 139

85 – 89

Tăng huyết áp độ 1 (nhẹ)

140 – 159


90 – 99

Tăng huyết áp độ 2 (vừa)

160 – 179

100 – 109

Tăng huyết áp độ 3 (nặng)

 180

 110

Mức độ

1.3.3. Rối loạn glucose máu
Trong đề kháng insulin, tế bào cơ, mỡ và tế bào gan không sử dụng insulin
một cách thích hợp, do gia tăng đƣờng máu, nhu cầu insulin tăng, tụy sản xuất
insulin nhiều hơn. Cuối cùng, tế bào tụy không thể sản xuất đủ nhu cầu insulin của
cơ thể và một lƣợng lớn glucose gia tăng trong máu. Nhiều ngƣời bị đề kháng
insulin có nồng độ glucose máu cao và nồng độ insulin cao lƣu thông trong máu
cùng một lúc.
Tăng glucose máu: do tăng hoạt động của hệ thống gây tăng glucose máu
hoặc suy giảm tụy nội tiết. Mọi trị số >1,8g/L hay 10 mmol/L sau bữa ăn 2 giờ có
thể nghi là đái tháo đƣờng. Những ngƣời có nồng độ glucose máu cao hơn bình
thƣờng nhƣng lúc này không nằm mức ĐTĐ đƣợc gọi là tiền ĐTĐ. Tình trạng này
còn đƣợc gọi là rối loạn đƣờng máu lúc đói hay rối loạn dung nạp glucose [24].



9
Những ngƣời nếu có nồng độ glucose ở mức tiền ĐTĐ thì sẽ có nguy cơ bị
ĐTĐ typ 2. Nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn những ngƣời bị tiền ĐTĐ sẽ phát
triển ĐTĐ typ 2 trong vòng khoảng 10 năm. Những ngƣời bị tiền ĐTĐ cũng có
nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn.
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ATP III (NCEP), tăng đƣờng máu lúc đói khi
glucose huyết > 6,1 mmol/L (>110mg/dL) [22].
Bảng 1.5. Phân độ tăng đƣờng máu lúc đói [22]
Tăng đƣờng máu lúc đói

Tiêu chuẩn



>110 mg/dL (6,1 mmol/L)

Không

<110 mg/dL (6,1 mmol/L)

1.3.4. Rối loạn lipid máu
Các loại apoprotein và lipoprotein đều có thể định lƣợng đƣợc trong máu.
Tuy nhiên, trong lâm sàng, chỉ có 4 thành phần thƣờng xuyên đƣợc định lƣợng và
đánh giá trong chẩn đoán và điều trị là: cholesterol toàn phần (CT), triglyceride
(TG), HDL-C (HDL-cholesterol), LDL-C (LDL-cholesterol). Khi có rối loạn 1
trong 4 thành phần nói trên hoặc kết hợp nhiều loại thì đƣợc gọi là rối loạn lipid
máu (RLLM).
RLLM là sự gia tăng cholesterol máu, tăng TG hoặc cả hai hoặc giảm mức
HDL-C. Nguyên nhân có thể do nguyên phát hoặc thứ phát. Hậu quả RLLM là sự
tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm gia tăng nguy cơ biến chứng tim

mạch và đột quỵ.
Một số yếu tố nguy cơ tim mạch liên quan RLLM đó là hút thuốc lá, tăng
huyết áp, ít hoạt động thể lực, phụ nữ mãn kinh, tiền sử gia đình có BMV (bệnh
mạch vành)…
Phân độ tăng triglycerid và HDL-cholesterol máu theo tiêu chuẩn chẩn đoán
của ATP III (NCEP) [18].


10
Bảng 1.6. Phân độ tăng triglycerid máu
Tăng triglycerid máu

Tiêu chuẩn



> 1,7mmol/L (150mg/dL)

Không

<1,7 mmol/L (150mg/dL)

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ATP III (NCEP)
Bảng 1.7. Phân độ giảm HDL - cholesterol máu
Giảm HDL-C máu

Nam

Nữ




< 1mmol/L (40mg/dl)

<1,3mmol/L (50mg/dL)

Không

>1mmol/L (40mg/dl)

>1,3mmol/L (50mg/dL)

1.4. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
1.4.1 Nghiên cứu trên thế giới
Nhiều số liệu dịch tễ học về HCCH đã đƣợc công bố trên các tài liệu ngoài
nƣớc:
Theo tiêu chuẩn của NCEP thì HCCH ƣớc tính là 24% ở ngƣời trƣởng thành
ở Mỹ, trong đó tỷ lệ này ở ngƣời độ tuổi > 50 chiếm 44 % [47].
Theo nghiên cứu của Chee-Eng Tan tại Singapore công bố năm 2004: tỷ lệ
mắc HCCH ở ngƣời Malaysia là 24,2%, ngƣời Ấn Độ 28,8%, ngƣời Trung Quốc
14,8%, đặc biệt ở ngƣời có độ tuổi 60-69 chiếm 31% [47].
Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về HCCH, chủ yếu là các nghiên cứu trên
nhiều đối tƣợng bệnh lý khác nhau:
- Trên bệnh nhân THA có tuổi, tỷ lệ mắc HCCH rất cao, chiếm 58,6% theo
tiêu chuẩn ATP III có hiệu chỉnh VE ở ngƣời Châu Á, tỷ lệ này thay đổi theo giới
tính nữ nhiều hơn nam và có sự gia tăng theo quá trình tích tuổi, các thành phần
thƣờng gặp nhất trong HCCH là tăng triglycerid (85%), giảm HDL-C, tăng VE và
sau cùng là tăng đƣờng huyết [17].
- Trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 mắc HCCH theo tiêu chuẩn IDF là 59% và xu
hƣớng tăng theo tuổi, tỷ suất HCCH ở nữ gặp nhiều hơn nam [9].

Trên bệnh nhân bệnh ĐMV, tỷ lệ mắc HCCH là 57,9%, thƣờng gặp ở nữ
nhiều hơn nam (67,4% so với 53%) [11].


11
Trong một nghiên cứu lớn ở Bắc Kinh, tỷ lệ mắc HCCH là 13,2%. Một
nghiên cứu tiến hành trên 19.000 đối tƣợng ở độ tuổi trung bình từ 37- 74 tuổi đƣợc
lựa chọn ngẫu nhiên từ 20 vùng thành thị và nông thôn Trung Quốc, tất cả các đối
tƣợng này đƣợc đo về trọng lƣợng, huyết áp, xét nghiệm máu để định lƣợng
glucose, cholesterol máu. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nếu họ đem kết quả
thu đƣợc nhân rộng lên cho dân số Trung Quốc (1,3 tỷ ngƣời) thì có 137 triệu ngƣời
bị thừa cân, trong đó có 18 triệu ngƣời mắc bệnh béo phì, có khoảng 64 triệu đang
mắc HCCH [47].
HCCH ảnh hƣởng đến 44% dân số Hoa Kỳ, ở những ngƣời ngoài tuổi 50.
Một tỷ lệ lớn phụ nữ lớn hơn 50 tuổi có HCCH cao hơn nam giới. Sự phụ thuộc tuổi
của HCCH đƣợc thấy hầu hết ngƣời dân trên thế giới [5].
Theo Mandai N1, Akazawa K, N Hara, Ide Y, Ide K, Dazai U, Chishaki A,
Chishaki H. (2011) tại Nhật bản:
BMI cao (> 26) đƣợc kết hợp với cao huyết áp tâm thu, LDL-C, FBG, và
TG ở cả hai giới. Tăng ≥1.1 đơn vị BMI trong 5 năm qua đã đƣợc kết hợp với tăng
huyết áp tâm trƣơng, LDL-C, TG, HbA1c, và FBG và giảm HDL-C. Ngƣợc lại,
giảm BMI đƣợc kết hợp với giảm huyết áp và LDL-C và tăng HDL-C ở cả hai giới,
và giảm TG ở nam giới và FBG ở phụ nữ [45].
Theo nghiên cứu của Orgaz Gallego MP1, Bermejo López P2 và cộng sự về
Hội chứng chuyển hóa phụ nữ ở độ tuổi trên 45 ở Tây Ban Nha (2014): tỷ lệ hội
chứng chuyển hóa là 61,7% (CI 95%: 56,9-66,4). Tỷ lệ của mỗi thành phần là: cao
huyết áp: 95,8% (CI 95%: 95,7-95,8), béo phì ở bụng: 91% (CI 95%: 90,9-91,0),
thấp lipoprotein mật độ cao cholesterol (HDL-C) cấp độ: 70% (95% CI: 69,8-69,9),
nồng độ chất béo trung tính cao: 56,9% (CI 95%: 56.4- 56.9), nồng độ glucose cao:
54,3% (CI 95%: 54,2-54,3). Nguy cơ tim mạch ở mức vừa phải cho đến khi 65 tuổi,

nhƣng đã cao sau độ tuổi này. Kiểm soát chuyển hóa ở phụ nữ sau mãn kinh là rất tốt
cho đƣờng, kiểm soát huyết áp xấu có liên quan với việc hơn 65 tuổi bị tăng HA [46].


12
1.4.2. Nghiên cứu trong nƣớc
Theo Trƣơng Văn Đạt, nghiên cứu tình hình HCCH ở phụ nữ tiền mãn kinh
tại thành phố Cà Mau, tỷ lệ HCCH là 16,7%, trong đó tỷ lệ 3 thành tố chiếm 73,8%,
4 thành tố chiếm 23,8%, 5 thành tố chiếm 2,4% [12]. Trên bệnh nhân tăng HA,
Giao Thị Thoa, Huỳnh Đinh Lai, Hoàng Anh Tiến thấy HCCH chiếm tỷ lệ 38,93% .
Ở đối tƣợng bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tại Vĩnh Long, Lê Thanh Đức và CS nghiên cứu
thấy đối tƣợng mắc HCCH chiếm tỷ lệ 59,0% [14]. Ở đối tƣợng khác nhƣ bệnh
nhân tăng HA có tuổi, Phan Hải Phƣơng thấy tỷ lệ mắc HCCH là 58,6% [32].
Hoàng Đăng Mịch, nghiên cứu đối tƣợng ở nội thành Hải Phòng thấy tỷ lệ bệnh
nhân nữ mắc HCCH là 68,86% [28]. Nguyễn Thị Vui, nghiên cứu tỷ lệ mắc HCCH
ở cán bộ trung, cao tại phòng khám ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Tỉnh Bình
Định là 40,8% [40]. Trên bệnh nhân động mạch vành, Đỗ Thị Thu Hà nhận thấy
mắc HCCH chiếm tỷ lệ 57,9% [13]. Lê Văn Chi nghiên cứu 350 phụ nữ mãn kinh
có 171 phụ nữ mãn kinh mắc HCCH theo tiêu chuẩn IDF, chiếm tỷ lệ 48,9% [6].
Trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí
Minh, Hồ Thƣợng Dũng, Dƣơng Thị Kim Loan, nghiên cứu thấy tỷ lệ mắc HCCH theo
tiêu chuẩn NCEP-ATP III là 56,5%, ở nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi là 60% và nhóm < 60
tuổi là 50%, tỷ lệ mắc HCCH ở nữ giới cao hơn nam giới (80%, 48,2%) [10].
Ngoài những nghiên cứu trong cộng đồng, còn có những nghiên cứu khác đã
đƣợc thực hiện: của tác giả Lê Thị Thanh Tịnh, nghiên cứu HCCH ở phụ nữ mãn kinh
đến khám tại phòng khám Nội và khoa Nội Bệnh viện Trƣờng Đại học Y khoa Huế;
khoa Nội C Bệnh viện Trung ƣơng Huế, tỷ lệ tăng HA ở phụ nữ mãn kinh có
HCCH chiếm 95,9%, đối tƣợng nghiên cứu HCCH có vòng bụng ≥ 88cm chiếm tỷ
lệ 68,5%; tỷ lệ tăng cân, béo phì (theo BMI) chiếm 63,1% [54]. Nguyễn Thị Lan
Anh nghiên cứu về tình hình HCCH ở phụ nữ trên 45 tuổi tại thành phố Đà Nẵng, tỷ lệ

HCCH là 25,9%; trong đó tỷ lệ mắc HCCH 3 thành tố là 17,7%, 4 thành tố chiếm
11,5%, 5 thành tố chiếm 1,3% [2] .
Qua tham khảo nhiều tài liệu và các đề tài nghiên cứu khoa học, có nhiều
công trình nghiên cứu HCCH trên nhiều đối tƣợng nhƣng đối tƣợng phụ nữ tiền
mãn kinh thì còn giới hạn. Để phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh và sau mãn kinh có sức


×