BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
ĐỖ THỊ ĐIỆP
THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG MỸ A,
HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01
HÀ NỘI, 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
ĐỖ THỊ ĐIỆP
THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG MỸ A,
HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01
PGS.TS. PHẠM VIỆT CƯỜNG
HÀ NỘI, 2016
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn thuộc chương trình đào tạo Thạc sỹ Y
tế công cộng, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè và
gia đình.
Để đạt được kết quả hôm nay, trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Việt Cường đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo và
các em học sinh trường THPT Chương Mỹ A đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập
tài liệu cho chủ đề luận văn của mình.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn thư viện trường Đại học Y tế công cộng đã
tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập các tài liệu liên quan tới bài
tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo và các
phòng ban trường Đại học Y tế công cộng đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho quá trình
học tập và nghiên cứu.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình những người bạn thân thiết nhất của tôi đã cùng chia sẻ những khó khăn và
giành cho tôi những tình cảm, sự chăm sóc quý báu trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2017
Đỗ Thị Điệp
ii
DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt
BLHĐ
CDC
ĐTNC
ĐHYTCC
ĐTV
GD – ĐT
Giải nghĩa
Bạo lực học đường
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
Đối tượng nghiên cứu
Đại học Y tế công cộng
Điều tra viên
Giáo dục – Đào tạo
NCV
Nghiên cứu viên
PVS
Phỏng vấn sâu
THPT
Trung học phổ thông
THCS
Trung học cơ sở
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
iii
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 2
MỤC TIÊU ............................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 5
1.1. Định nghĩa bạo lực ............................................................................................ 5
1.2. Phân loại bạo lực .............................................................................................. 5
1.3. Bạo lực học đường và phân loại bạo lực học đường .......................................... 8
1.3.1. Khái niệm bạo lực học đường ........................................................................ 8
1.3.2. Phân loại bạo lực học đường ......................................................................... 8
1.4. Thực trạng bạo lực học đường trên thế giới và tại Việt Nam ............................. 9
1.4.1. Bạo lực học đường trên thế giới ..................................................................... 9
1.4.2. Bạo lực học đường tại Việt Nam .................................................................. 10
1.5. Một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực học đường. ................................. 12
1.5.1. Yếu tố cá nhân học sinh ............................................................................... 12
1.5.2. Yếu tố gia đình ............................................................................................. 14
1.5.3. Yếu tố trường học/thầy cô ............................................................................ 15
1.5.4. Yếu tố bạn bè ............................................................................................... 16
1.5.5. Yếu tố môi trường xã hội .............................................................................. 16
1.6. Quy định về xử lý bạo lực học đường tại Việt Nam…….................................. 17
1.7. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu..................................................................... 21
1.8. Khung lý thuyết .............................................................................................. 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................... 25
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa..................................................................................... 25
2.1.2. Đối tượng loại trừ ........................................................................................ 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 25
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 25
iv
2.4. Cỡ mẫu ........................................................................................................... 25
2.4.1. Cỡ mẫu định lượng ...................................................................................... 25
2.4.2. Cỡ mẫu định tính ......................................................................................... 26
2.5. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................... 26
2.5.1. Phương pháp chọn mẫu định lượng ............................................................. 26
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu định tính: ............................................................... 27
2.6. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 28
2.6.1. Phương pháp thu thập số liệu định lượng .................................................... 28
2.6.2. Phương pháp thu thập số liệu định tính ........................................................ 29
2.7. Công cụ và biến số nghiên cứu ....................................................................... 29
2.7.1. Công cụ nghiên cứu ..................................................................................... 29
2.7.2. Biến số nghiên cứu ....................................................................................... 29
2.7.3. Các chủ đề nghiên cứu định tính .................................................................. 32
2.8. Thước đo ........................................................................................................ 33
2.9. Phân tích số liệu:............................................................................................. 34
2.9.1. Số liệu nghiên cứu định lượng ...................................................................... 34
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................. 35
2.11. Sai số và các biện pháp khắc phục ................................................................ 35
2.11.1. Sai số và hạn chế của nghiên cứu............................................................... 35
2.11.2. Biện pháp khắc phục .................................................................................. 36
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ .................................................................................... 37
3.1. Mô tả một số thông tin của đối tượng nghiên cứu ........................................... 37
3.2. Thực trạng bạo lực và bị bạo lực của của đối tượng nghiên cứu ...................... 43
3.2.1. Thực trạng bạo lực học đường ..................................................................... 43
3.2.2. Thực trạng bị bạo lực học đường ................................................................. 52
3.3. Một số yếu tố liên quan đến vấn đề bạo lực học đường ................................... 60
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực ................................................ 63
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng bị bạo lực ........................................ 63
CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN ................................................................................. 66
4.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu ................................................................. 66
v
4.2. Thực trạng bạo lực/bị bạo lực học đường ........................................................ 66
4.2.1. Thực trạng bạo lực học đường ..................................................................... 66
4.2.2. Thực trạng bị bạo lực học đường ................................................................. 69
4.3. Các yếu tố liên quan đến bạo lực học đường ................................................... 70
4.4. Các yếu tố liên quan đến bị bạo lực học đường ............................................... 75
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN .................................................................................. 79
5.1. Thực trạng bạo lực và bị bạo lực học đường ................................................... 79
5.2. Một số yếu tố liên quan ................................................................................... 79
5.2.1. Các yếu tố liên quan tới hành vi bạo lực học đường ..................................... 79
5.2.2. Các yếu tố liên quan tới tình trạng bị bạo lực học đường ............................. 80
CHƯƠNG 6 - KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 83
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 91
Phụ lục 1: Phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu ................................................. 91
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi khảo sát. .............................................................................. 92
Phụ lục 3: Mẫu phiếu phỏng vấn sâu học sinh ..................................................... 108
Phụ lục 4: Nội dung phỏng vấn sâu Bí thư Đoàn Thanh niên ............................... 109
Phụ lục 5: Nội dung phỏng vấn sâu Giáo viên chủ nhiệm .............................. 109115
Phụ lục 6: Biến số nghiên cứu định lượng ..................................................... 109116
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Số lượng học sinh của Trường THPT Chương Mỹ A năm học 2015-2016 ..... 21
Bảng 3.1: Mô tả thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ................................... 37
Bảng 3.2: Thông tin chung về phụ huynh học sinh ............................................... 38
Bảng 3.3: Mô tả đặc điểm về gia đình của đối tượng nghiên cứu ........................... 39
Bảng 3.4: Mô tả đặc điểm liên quan đến bạn bè của đối tượng nghiên cứu ............ 40
Bảng 3.5: Hành vi bạo lực theo một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 44
Bảng 3.6: Hành vi bạo lực theo một số đặc điểm của gia đình ............................... 45
Bảng 3.7: Hành vi bạo lực theo một số đặc điểm về bạn bè ................................... 46
Bảng 3.8: Hành vi bạo lực học đường theo một số đặc điểm về nhà trường ........... 47
Bảng 3.9: Hành vi bạo lực theo một số đặc điểm về môi trường xã hội .................. 48
Bảng 3.10: Hành vi bạo lực theo một số hành vi nguy cơ ...................................... 49
Bảng 3.11: Hành vi bạo lực theo một số vấn đề khác của đối tượng nghiên cứu .... 50
Bảng 3.12: Lý do thực hiện hành vi bạo lực học đường và người thực hiện
hành vi bạo lực ..................................................................................................... 51
Bảng 3.13: Bị bạo lực theo một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ....... 52
Bảng 3.14: Bị bạo lực học đường theo một số đặc điểm của gia đình .................... 53
Bảng 3.15: Bị bạo lực học đường theo một số đặc điểm về bạn bè ........................ 54
Bảng 3.16: Bị bạo lực học đường theo một số đặc điểm về nhà trường .................. 55
Bảng 3.18: Bị bạo lực học đường theo một số hành vi nguy cơ ............................. 56
Bảng 3.19: Bị bạo lực học đường theo một số vấn đề khác của đối tượng ............. 57
Bảng 3.20: Phân bố đặc điểm của người thực hiện hành vi bạo lực ........................ 59
Bảng 3.21: Mô hình hồi quy logistic về các yếu tố liên quan đến hành vi
bạo lực thể chất...................................................................................................... 60
Bảng 3.22: Mô hình hồi quy logistic về các yếu tố liên quan đến hành vi
bạo lực lời nói........................................................................................................ 60
Bảng 3.23: Mô hình hồi quy logistic về các yếu tố liên quan đến hành vi
bạo lực xã hội ........................................................................................................ 61
Bảng 3.24: Mô hình hồi quy logistic về các yếu tố liên quan đến hành vi
bạo lực điện tử ..................................................................................................... 612
Bảng 3.25: Mô hình hồi quy logistic về các yếu tố liên quan đến
bị bạo lực thể chất ............................................................................................... 633
Bảng 3.26: Mô hình hồi quy logistic về các yếu tố liên quan đến
bị bạo lực lời nói .................................................................................................... 64
Bảng 3.27: Mô hình hồi quy logistic về các yếu tố liên quan đến
bị bạo lực xã hội ................................................................................................. 634
Bảng 3.28: Mô hình hồi quy logistic về các yếu tố liên quan đến
bị bạo lực điện tử ................................................................................................. 634
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố nghề nghiệp của phụ huynh học sinh ………………………44
Biểu đồ 3.2: Phân bố mối quan hệ của đối tượng nghiên cứu với nhà trường….....47
Biểu đố 3.3: Phân bố thực trạng hành vi bạo lực của học sinh……………………48
Biều đồ 3.4: Phân bố tỷ lệ người hỗ trợ thực hành vi bạo lực……………………..57
Biểu đố 3.5: Thực trạng bị bạo lực học đường của học sinh………………………58
Biểu đồ 3.6: Phân bố tỷ lệ người học sinh chia sẻ khi bị bạo lực………………….66
Biểu đồ: 3.7: Phản ứng của học sinh khi chứng kiến hành vi bạo lực học đường…67
1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Bạo lực học đường hiện nay thực sự đang trở thành mối lo lắng và quan tâm
lớn của toàn xã hội bởi hậu quả và tính chất ngày càng nghiêm trọng. Nghiên cứu
cắt ngang mô tả kết hợp định lượng và định tính được thực hiện trên 406 học sinh
nhằm tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường và một số yếu tố liên quan ở học sinh
trường trung học phổ thông Chương Mỹ A, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội
năm 2016.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong vòng 6 tháng trước thời điểm nghiên cứu,
41,9% số học sinh đã từng có hành vi bạo lực học đường, trong đó bạo lực về lời
nói chiếm tỷ lệ cao nhất (35,5%), tiếp theo là bạo lực xã hội (26,8%), bạo lực thể
chất (14%) và thấp nhất là bạo lực điện tử (12,6%). Các yếu tố chính được xác định
liên quan đến hành vi bạo lực bao gồm: Giới tính, khối lớp, từng bị người nhà gây
thương tích, có bạn thân từng có hành vi bạo lực học đường và từng nghĩ đến tử tự.
Về bị bạo lực học đường, tỷ lệ học sinh từng bị ít nhất một hành vi bạo lực
trong vòng 6 tháng qua là 32%, trong đó bị bạo lực lời nói chiếm tỷ lệ cao nhất với
25,4%, tiếp đến là bị bạo lực xã hội (16%), bị bạo lực thể chất (12,3%) và thấp nhất
là bị bạo lực điện tử (10,1%). Các yếu tố chính được xác định liên quan đến bị bạo
lực bao gồm: Giới tính, khối lớp, từng bị người nhà gây thương tích, học sinh biết
về việc bị nhà trường kỷ luật do hành vi bạo lực học đường, từng hút thuốc lá, từng
mang hung khí trong người trong năm học qua và từng chứng kiến các vụ bạo lực
xảy ra tại nơi sinh sống.
Từ kết quả nghiên cứu, nhà trường nên tăng cường tuyên truyền về phòng
chống bạo lực học đường qua các buổi sinh hoạt tập thể hoặc hoạt động ngoại khóa;
tăng cường gắn kết giữa giáo viên và học sinh để giúp giáo viên hiểu được tâm tư,
tình cảm, nguyện vọng của các em, kịp thời điều chỉnh những nhận thức chưa đúng
đắn và những hành vi chưa phù hợp với những chuẩn mực; đối với gia đình tạo môi
trường sống lành mạnh, không để xảy ra tình trạng bạo lực trong gia đình, luôn
giám sát chặt chẽ con cái để ngăn ngừa và phát hiện sớm các hành vi nguy cơ của
bạo lực học đường.
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạo lực trong giới trẻ đang là một vấn đề y tế công cộng trên toàn cầu. Theo
Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm ước tính có 200.000 người trẻ tuổi từ
10-29 bị sát hại, tử vong do các hành vi bạo lực là một trong bốn nguyên nhân tử
vong hàng đầu trong nhóm tuổi này. Có tới hàng triệu người khác phải chịu thương
tích liên quan đến bạo lực cần điều trị y tế và vô số những trường hợp khác bị các
vấn đề sức khỏe tâm thần và có hành vi nguy cơ cao như hút thuốc lá, lạm dụng
rượu và ma túy do hành vi bạo lực mà họ đã từng trải qua. Đặc biệt, theo báo cáo
của Cơ quan phòng, chống tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC), mỗi năm trên
thế giới có khoảng 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên quan trực tiếp đến bạo
lực học đường [4].
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, bạo lực học đường đã trở thành
mối quan tâm của nhiều gia đình, nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội. Hiện
tượng học sinh đánh nhau ngày càng trở lên phổ biến, không chỉ diễn ra ở một vài
nơi mà rộng khắp trên cả nước; không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở cả nông
thôn, không chỉ giữa nam sinh với nhau mà còn giữa nữ sinh với nữ sinh; không chỉ
giữa học sinh này với học sinh kia mà còn cả nhóm học sinh với học sinh [17].
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đạo tạo trên toàn quốc cũng cho thấy, trong 5 năm từ
2010-2014 đã có tới 7.735 học sinh, sinh viên tham gia đánh nhau, bị xử lý kỷ luật.
Những vụ bạo lực học đường thường gây ra những hậu quả về mặt thể xác, đó là
những vết bầm tím, trầy xước, tổn thương vùng ngoài da, gãy xương, thậm chí
không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của các em [10]. Đặc biệt theo thống kê
của Cục Quản lý môi trường y tế tại 63 tỉnh/thành phố, riêng trong năm 2014 có tới
88 trường hợp ở học đường (trẻ dưới 19 tuổi) tử vong liên quan vấn đề bạo lực [2].
Bạo lực học đường ngày càng diễn ra dưới nhiều hình thức như: chửi thề, nói
xấu, chia rẽ bè phía, miệt thị; Nhắn tin hoặc gửi thư uy hiếp, bắt nạt, trấn lột đồ đạc
hoặc tiền bạc; Uy hiếp bằng hình ảnh, thông tin mang tính chất bạo lực, đồi trụy
trên mạng internet; Dùng vũ lực như tát, đá, đấm, đánh, giật tóc, lột quần áo; Quay
video clip các hành vi bạo lực và đưa lên mạng internet…và các phương tiện sử
3
dụng cũng đa dạng hơn như: dao, mã tấu, giày dép, sách vở, bút, kiếm, ống sắt, dao
lam, thư truyền tay, mạng internet, điện thoại di động…. [1]. Những đối tượng có
hành vi bạo lực bao gồm cả lứa tuổi tiểu học cho tới trung học và thậm chí ở những
bậc học cao hơn. Tuy nhiên, vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở nhóm học sinh
THPT. Đây là lứa tuổi mà cơ thể các em đang có nhiều biến đổi về mặt tâm sinh lý,
suy nghĩ nông nổi, cho rằng mình đã là người lớn, muốn tự bản thân giải quyết các
mâu thuẫn, đặc biệt dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, kích động, thích thể hiện “bản lĩnh”
bằng vũ lực. Đó chính là những yếu tố thúc đẩy các em dễ có những hành vi thiếu
kiểm soát bản thân, dẫn tới bạo lực [1].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về bạo lực và các hành vi nguy cơ liên quan
đến bạo lực học đường không nhiều, đặc biệt là trên đối tượng học sinh THPT vùng
nông thôn. Đi sâu vào nghiên cứu vấn đề bạo lực học đường và các yếu tố liên quan
sẽ là cơ sở đề xuất cho nhà trường các biện pháp phòng chống bạo lực ở học sinh
một cách phù hợp nhất.
Qua phỏng vấn nhanh Ban giám hiệu Trường THPT Chương Mỹ A, giáo
viên chủ nhiệm và một số học sinh cho thấy bạo lực học đường trên địa bàn huyện
Chương Mỹ nói chung và tại Trường THPT Chương Mỹ A nói riêng có xu hướng
gia tăng cả về số lượng, loại hình và mức độ nghiêm trọng. Chỉ riêng trong kỳ I,
năm học 2015-2016, tại Trường THPT Chương Mỹ A đã có 4 vụ học sinh đánh
nhau xảy ra, trong đó có những vụ gây chấn thương rất nghiêm trọng.
Để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề bạo lực học đường ở học sinh THPT,
tác giả tiến hành nghiên cứu “Thực trạng bạo lực học đường và một số yếu tố liên
quan ở học sinh trường Trung học phổ thông Chương Mỹ A, huyện Chương Mỹ,
Thành phố Hà Nội năm 2016”.
4
MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng bạo lực học đường ở học sinh trường Trung học phổ thông
Chương Mỹ A, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội năm 2016.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực học đường ở học sinh trường
Trung học phổ thông Chương Mỹ A, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội
năm 2016.
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa bạo lực
Theo Tổ chức Y tế thế giới trong Báo cáo thế giới về bạo lực và sức khỏe
“Bạo lực là việc cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực đối với
bản thân, người khác hoặc một nhóm người, cộng đồng, dẫn đến hậu quả hoặc nguy
cơ dẫn đến chấn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển
hoặc gây ra các tổn hại khác” [64].
Như vậy theo định nghĩa này: Bạo lực bao gồm những hành vi bạo lực giữa
các cá nhân cũng như hành vi tự tử và xung đột vũ trang. Nó bao gồm một loạt các
hành vi, không chỉ là những hành vi thể chất mà còn bao gồm các mối đe dọa và đe
dọa. Ngoài tử vong và thương tật, bạo lực còn dẫn đến vô số những hậu quả không
rõ ràng như tổn hại về tâm lý, thiếu thốn và kém phát triển, gây tổn hại đến phúc lợi
của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
1.2. Phân loại bạo lực
Có nhiều cách phân loại bạo lực, tuy nhiên theo Báo cáo thế giới về bạo lực
và sức khỏe năm 2002, Tổ chức Y tế thế giới chia bạo lực ra làm 3 lĩnh vực chính
tùy thuộc vào đặc điểm hành động của bạo lực [64], bao gồm:
1) Bạo lực tự thân
2) Bạo lực giữa các cá nhân
3) Bạo lực nhóm, tập thể
Sự phân loại ban đầu dựa trên sự khác nhau giữa bạo lực của người tự gây ra
cho chính mình hay gây ra bởi người khác, bởi một nhóm ít người hay bởi nhiều
người như các tổ chức chính trị, tổ chức khủng bố, nhóm quân sự.
Dưới 3 dạng bạo lực chính ở trên, mỗi loại bạo lực còn được chia nhỏ hơn
phản ánh nhiều dạng bạo lực chi tiết hơn nữa.
Bạo lực tự thân
Bạo lực cá nhân được chia làm 2 dạng chính là hành vi tự sát và tự hành hạ
bản thân. Thể thứ nhất bao gồm các hành vi nghĩ đến tự sát, cố gắng tự sát nhưng
chưa thành và tự sát thành công. Thể thứ hai là các hành động tự hành hạ bản thân
6
Bạo lực giữa các cá nhân: cũng chia làm hai thể
Bạo lực gia đình và bạo lực tình dục: Loại hình bạo lực này rất phổ biến giữa
các thành viên trong gia đình và với đối tác quan hệ tình dục, thông thương (nhưng
không phải luôn luôn) xảy ra trong nhà. Loại hình bạo lực này bao gồm các hình
thức như lạm dụng trẻ em, bạo lực tình dục và hành hạ người cao tuổi.
Bạo lực cộng đồng: Bạo lực xảy ra giữa các cá nhân không có mối quan hệ
ruột thịt, có thể quen biết hoặc không quen biết nhau tr ước đây, thường xảy ra ở
ngoài. Loại hình bạo lực này bao gồm bạo lực ở giới trẻ, các hành động bạo lực
ngẫu hứng, hiếp dâm hoặc quấy rối tình dục bởi người lạ và các hành động bạo lực
xảy ra tại các cơ quan như trường học, công sở, trại giam…
Bạo lực tập thể:
Không giống với 2 dạng bạo lực trên, các loại hình bạo lực này thường có
động cơ rõ ràng bởi số lượng lớn các cá nhân hoặc của một tổ chức nào đó. Thường
là bạo lực của các nhóm lớn hơn như các quốc gia, nhóm dân quân và các tổ chức
khủng bố để đạt được các mục tiêu chính trị, kinh tế hoặc xã hội. Chính vì hành
động bạo lực này gây ra bởi nhiều cá nhân nên hình thức và diễn biến vô cùng phức
tạp.
Về bản chất hành vi bạo lực bao gồm:
- Bạo lực thể chất
- Bạo lực tình dục
- Bạo lực tinh thần
- Bỏ rơi/thiếu quan tâm
Hình 1 dưới đây dưới đây mô tả các dạng bạo lực và bản chất của các hành vi bạo
lực:
7
BẠO LỰC
Bạo lực tự
thân
Tự sát
Bạo lực giữa
các cá nhân
Hành hạ
bản thân
Gia đình/
đối tác
Trẻ
em
Đối
tác
Bạo lực
tập thể
Xã
hội
Cộng
đồng
Người
già
Ngườ
i lạ
Người
quen
Bản chất của
hành vi bạo lực
Thể chất
Tình dục
Tinh thần
Bỏ rơi
Hình 1: Các dạng bạo lực và bản chất của bạo lực
Chính
trị
Kinh
tế
8
1.3. Bạo lực học đường và phân loại bạo lực học đường
1.3.1. Khái niệm bạo lực học đường
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tại tờ
thông tin năm 2015: Bạo lực học đường là một phần thuộc bạo lực giới trẻ, xảy ra ở
những người trong độ tuổi từ 10-18 tuổi. Một số hành vi bạo lực bao gồm bắt nạt,
tát, đánh – thường gây tổn hại về tâm lý nhiều hơn so với thể chất. Một số hình thức
khác như bạo lực băng đảng và tấn công vũ lực (có hoặc không sử dụng vũ khí) có
thể dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng, thậm chí tử vong [23, 65].
Trường hợp bạo lực học đường: được định nghĩa là các hành vi bạo lực ở độ
tuổi 10-18, xảy ra trong khuôn viên nhà trường, trên đường tới trường hoặc từ
trường về nhà, và trong các hoạt động do nhà trường tổ chức [25].
Bắt nạt học đường: là một hành động đối xử thô bạo trong giới học sinh với
nhau. Các hành vi bắt nạt bao gồm từ các hành động bạo lực về thể chất (đá, xô
đẩy) cho đến việc sử dụng lời nói (đặt tên hay đe dọa), và bạo lực tinh thần như gây
lời đồn, xa lánh/cô lập [57].
1.3.2. Phân loại bạo lực học đường
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, bạo lực học đường được phân loại dựa
trên phân loại của một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam [8, 61, 68].
Trong đó bạo lực học đường được chia thành 4 nhóm sau:
-
Bạo lực thể chất: bao gồm các hành vi như đánh, đấm, đá, đẩy, tát, dứt tóc,
kéo tai, xé quần áo, trấn lột, cướp đồ vật của một/một nhóm học sinh khác;
-
Bạo lực bằng lời nói: bao gồm các hành vi như gán/gọi biệt danh (mang ý
nghĩa xấu), chế nhạo làm tổn thương nhau, sỉ nhục, dùng lời nói đe doạ/ép
buộc một/một nhóm học sinh khác làm theo ý mình;
-
Bạo lực xã hội: bao gồm các hành vi như phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay,
tạo/phát tán tin đồn (mang ý nghĩa xấu) cho một/một nhóm học sinh khác;
-
Bạo lực điện tử: bao gồm các hành vi như nhắn tin, gọi điện để uy hiếp đe
doạ/ép buộc một/một nhóm học sinh khác làm theo ý mình, sử dụng email,
ảnh cá nhân để uy hiếp, đe doạ, ép buộc một/một nhóm học sinh khác làm theo
9
ý mình, lập/tham gia các hội trên mạng để cô lập/tẩy chay một/một nhóm học
sinh khác.
Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu này, khái niệm bạo lực học đường được
hiểu là hành vi bạo lực giữa các học sinh/nhóm học sinh với nhau, xảy ra trong
khuôn viên nhà trường, trên đường tới trường hoặc từ trường về hoặc trong các hoạt
động do nhà trường tổ chức, bao gồm các hành vi được phân loại ở trên. Khái niệm
này không đề cập đến hành vi bạo lực giữa giáo viên đối với học sinh và ngược lại.
1.4. Thực trạng bạo lực học đường trên thế giới và tại Việt Nam
1.4.1. Bạo lực học đường trên thế giới
Theo báo cáo về thực trạng phòng chống bạo lực năm 2014 của Tổ chức Y tế
thế giới, số liệu được ghi nhận từ 133 quốc gia trên toàn thế giới cho thấy, trung
bình mỗi năm có khoảng 200.000 người trẻ tuổi từ 10-29 tuổi tử vong do bạo lực,
đây là nguyên nhân tử vong đứng thứ tư trong nhóm tuổi này. Trong đó có đến 80%
nạn nhân là nam giới. Đi đôi với mỗi vụ tử vong, nhiều trường hợp hơn nữa phải
nhập viện điều trị do thương tích và việc điều trị cho các nạn nhân của bạo lực là
gánh nặng lớn đối với hệ thống y tế. Ngoài cái tử vong và thương tích, bạo lực trong
giới trẻ có thể dẫn đến những vấn đề về sức khoẻ tâm thần và làm gia tăng hành vi
nguy cơ như hút thuốc lá, sử dụng rượu và ma túy và tình dục không an toàn. Người
thực hiện hành vi bạo lực và nạn nhân của bạo lực giới trẻ thường có một lịch sử lâu
dài liên quan đến bạo lực, và nhiều người là nạn nhân của sự ngược đãi trẻ em [65].
Kết quả khảo sát về hành vi nguy cơ ở học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 tại Mỹ
năm 2015 của CDC, có 7,8% học sinh cho biết đã từng tham gia đánh nhau, 20,2 %
học sinh từng bị cướp đồ, 15,5% từng bị bạo lực điện tử trong vòng một năm qua,
4,1% học sinh từng mang vũ khí (sung, dao) đến trường trong vòng 1 tháng trước
thời điểm nghiên cứu. Đặc biệt có tới 5,6% học sinh cho biết đã không đi học một
hoặc nhiều ngày trong vòng 1 tháng qua vì cảm thấy ở trường hoặc trên đường đến
trường/từ trường về nhà không an toàn [37].
Một nghiên cứu trên quy mô quốc gia về bạo lực học đường quy mô quốc gia
trên 5.939 học sinh của 121 trường THPT tại Nam Phi năm 2012 cho thấy, 22,2%
học sinh cho biết đã bị từng bị đe doạ hoặc là nạn nhân của một cuộc tấn công, cướp
10
tài sản hoặc tấn công tình dục tại trường trong năm qua. Trong đó 12,2% từng bị đe
dọa bằng bạo lực, 6.3% từng bị tấn công, 4,7% từng bị tấn công tình dục hoặc
cưỡng hiếp và 4,5% từng bị cướp ở trường [46].
Một nghiên cứu khác tiến hành trong nhóm học sinh THPT tại Thổ Nhĩ Kỳ
năm 2011 cũng cho kết quả tương tự khi một tỷ lệ rất cao (83%) học sinh trả lời
từng liên quan đến các hành vi bạo lực trong trường học, trong đó, có 17% là nằm
trong vòng quay của bạo lực (violence/bullying cycle) nghĩa là từng là nạn nhân của
bạo lực và sau đó đi thực hiện hành vi bạo lực với các học sinh khác [49].
Nghiên cứu Qiao YJ và cộng sự năm 2010 khi tiến hành điều tra tỷ lệ và các
yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực thể chất trên 5.718 học sinh từ lớp 7 đến 12 tại
Bắc Kinh cho thấy trong số học sinh tham gia nghiên cứu, thì có 14,3% học sinh
cho rằng đã tham gia hành vi bạo lực thể chất trong vòng 12 tháng qua [49].
1.4.2. Bạo lực học đường tại Việt Nam
Theo báo cáo Thống kê của Vụ Công tác học sinh sinh viên, thống kê từ 38
Sở Giáo dục & Đào tạo gửi về Bộ, từ năm 2003 đến cuối năm 2010 có tới hơn
8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ luật. Cụ thể là nữ sinh tụ tập
đánh nhau, đánh hội đồng, làm nhục bạn; nam sinh dùng dao, kiếm, mã tấu chém
nhau ngay trong trường học,… Tất cả những vụ bạo lực này đều xuất phát từ những
mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu,… hay đơn giản không có mâu thuẫn nhưng
“thấy ghét là đánh”. Theo số liệu đựợc Bộ Giáo dục và Đào tạo thống kê năm 2012,
trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong
và ngoài trường, trung bình khoảng 5 vụ/ngày. Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau, cứ hơn 11.000
học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau, cứ 9 trường thì có một trường
xảy ra việc học sinh đánh nhau. Trong hội thảo tâp ̣ huấn công tá c bảo đảm an ninh ,
trâṭ tự trường học và công tác học sinh, sinh viên năm 2014 - 2015, Bộ Giáo dục &
Đào tạo cho biết, từ năm 2010 đến 8/2014 đã có tới 7.735 học sinh, sinh viên tham
gia đánh nhau, bị xử lý kỷ luật. Tỷ lệ phạm pháp của đối tượng này cũng ngày càng
gia tăng về tính chất, mức độ lẫn sự nghiêm trọng trong các vụ việc [10].
11
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang năm 2012 trên 392 học sinh
tại trường THPT Trần Phú, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội cho thấy tỷ lệ học sinh đã
từng tham gia hành vi bắt nạt/bạo lực học đường chiếm 46,9%; trong đó tỷ lệ từng
có hành vi bắt nạt/bạo lực thể chất; sử dụng lời nói; mối quan hệ x ã hội; và điện tử
lần lượt là 17,1%, 41,8%, 25,3%, và 12,8%. Tỷ lệ các em học sinh từng bị bắt
nạt/bạo lực học đường nói chung là 42,4% với tỷ lệ từng bị bắt nạt/bạo lực về thể
chất; sử dụng lời nói; mối quan hệ xã hội; và điện tử lần lượt là 19,6%, 35,3%,
17,6%, và 5,9%. Trong đó các yếu tố quan trọng liên quan đến bạo lực học đường
được xác định là giới tính; sử dụng chất gây nghiện; mang vũ khí; có bạn th ân tham
gia vào các vụ bắt nạt/bạo lực; từng bị người nhà đánh; và có ý định tự tử [8].
Một nghiên cứu khác của Đinh Anh Tuấn tại 8 trường Trung học ở TP Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định (4 trường THCS và 4 trường THPT) trên 496 học sinh năm
2013 cho thấy tỷ lệ học sinh từng đánh nhau là 29,8%, tỷ lệ học sinh nói xấu, xúc
phạm bạn là 62,5%. Đặc biệt có 2,2% học sinh dùng hung khí tấn công bạn [3].
Trong hội thảo "Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng - Thực trạng
và giải pháp" diễn ra tại Hà Nội ngày 26/11/2014, do Sở GD-ĐT Thành phố Hà Nội
tổ chức, các báo cáo của Viện nghiên cứu Y - Xã hội và Tổ chức từ thiện Plan Việt
Nam, đã công bố kết quả nghiên cứu về bạo lực giới trong trường học. Nghiên cứu
được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2014, với 3.000 học sinh của 30 trường
THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội, sử dụng phương pháp bảng hỏi và phỏng vấn
sâu. Kết quả cho thấy, khoảng 80% học sinh cho biết từ trước đến nay đã bị bạo lực
giới trong trường học ít nhất một lần, 71% bị bạo lực trong vòng 6 tháng qua. Trong
đó, bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục...) chiếm tỷ lệ
cao nhất 73%, bạo lực thể chất (tát, đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh đập...) là 41%
và bạo lực tình dục (tin nhắn với nội dung tình dục, sờ, hôn, hiếp dâm, yêu cầu
chạm vào bộ phận sinh dục, lan truyền tin đồn tình dục...) chiếm 19% [6].
Một khảo sát khác trên 297 học sinh một số trường phổ thông tại TP Hồ Chí
Minh năm 2014 (39,4% là học sinh THCS và 60,6% là học sinh THPT) cho thấy
52,1% học sinh trả lời đã từng là nạn nhân của bạo lực học đường. Hành động mà
học sinh thường làm nhất khi bị bạo lực là báo với giáo viên (41,2%), phản ứng tức
12
thời bằng cách nói lại bạn chiếm 38,8% và về nhà nói chuyện với người thân trong
gia đình chiếm 36,7%. Phản ứng bạo lực nhất là đánh lại bạn chiếm 29,6 % [14].
1.5. Một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực học đường.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố bao gồm: yếu tố cá nhân, yếu tố gia
đình, yếu tố nhà trường/thầy cô, yếu tố bạn bè và môi trường xã hội có liên quan với
các hành vi bạo lực học đường ở học sinh.
1.6.1. Yếu tố cá nhân học sinh
Có nhiều yếu tố dẫn đến hành vi bạo lực học đường, trong đó có yếu tố liên
quan đến cá nhân học sinh bao gồm tuổi, giới, kết quả học tập, thiếu hụt kỹ năng
sống, các vấn đề sức khỏe tâm thần và các hành vi nguy cơ khác của học sinh…
Học sinh THPT đã bước qua lứa tuổi dậy thì, bắt đầu giai đoạn muốn khẳng
định bản thân. Các em đang trong giai đoạn hình thành, phát triển tâm lý và thể chất
cho nên luôn hiếu động và tìm mọi cách thể hiện cái tôi bản thân. Và khi phải chịu
nhiều áp lực căng thẳng gây nên những rắc rối trong đời sống tâm lý, nếu không
nhận được sự khuyên bảo, chỉnh đốn kịp thời, các em dễ rơi vào những hành động
quá khích, khó kiểm soát bản thân. Với tâm lý muốn được thể hiện và muốn được
công nhận, việc tiếp nhận những thông tin và những tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đều rất dễ rối nhiễu tâm lý lứa tuổi của các em. Vì thế, do đặc điểm tâm lý lứa
tuổi, do người chưa thành niên thiếu kìm chế, không làm chủ được bản thân, khi các
em quá khích có thể không xác định được những hành động mình gây ra có thể gây
nguy hại cho người khác và cho chính bản thân mình [1, 3, 8].
Hành vi bạo lực xuất hiện phổ biến hơn và có mức độ nghiêm trọng hơn ở
nhóm học sinh nam so với nữ sinh. Có khá nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các em
học sinh nam thường tham gia nhiều hơn vào các hoạt động bạo lực; trong khi đó,
tỷ lệ này được tìm thấy ở các nữ sinh thường thấp hơn khá nhiều [8]. Xét về hình
thức bạo lực, học sinh nam thường có những hành vi ẩu đả, bắt nạt, tổ chức đánh
nhau thậm chí có sử dụng vũ khí như dao, gậy, súng ngắn; trong khi đó, các hành vi
chủ yếu ở nhóm nữ sinh gồm có trêu chọc bằng lời nói, đặt biệt danh, cô lập. Tính
cách bốc đồng, hiếu động thái quá, khả năng kiểm soát bản thân kém khi bị khiêu
khích và việc phải chịu đựng nhiều áp lực căng thẳng trong cuộc sống cũng như
13
trong học tập, kết quả học tập kém, hay phải đối mặt với sự thất vọng trong một thời
gian dài cũng được chứng minh là có ảnh hưởng tới hành vi bạo lực ở cả nam và nữ
học sinh. Nhiều em coi hành vi đánh nhau như một cách để khẳng định chính mình,
nâng cao vị thế của bản thân. Trong nhiều trường hợp khác, một số học sinh lại
chọn thực hiện hành vi bạo lực như một cách để bảo vệ bản thân thoát khỏi cảnh
nạn nhân. Ngoài ra, hành vi bạo lực cũng chính là một trong những hệ quả của sự
thiếu kỹ năng sống ở học sinh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, “Kỹ năng sống là khả năng thích nghi một cách
tích cực của hành vi, cho phép các cá nhân ứng phó một cách có hiệu quả với những
yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày” [66].
Một thực trạng đáng lo ngại là giới trẻ hiện nay, đặc biệt là học sinh THPT
chưa được trang bị các kỹ năng sống cơ bản một cách toàn diện và hệ thống, dẫn
đến việc các em bị thiếu hụt rất nhiều kỹ năng cần thiết như kỹ năng tự nhận thức,
kỹ năng đối phó với căng thẳng, kỹ năng giải quyết vấn đề, và kỹ năng ứng xử với
các mối quan hệ bạn bè, các mâu thuẫn ở lứa tuổi học trò, dễ bị kích động bạo lực
[10].
Bên cạnh các yếu tố liên quan đến tâm sinh lý phát triển lứa tuổi, một số yếu
tố về sức khỏe tâm thần và trầm cảm cũng được các nghiên cứu chỉ ra là có ảnh
hưởng làm tăng hành vi bạo lực ở học sinh, bao gồm việc từng có ý định tử tự [8],
cảm giác bất an, buồn chán cả ngày, cảm giác bực bội, dễ cáu giận và mất kiểm
soát. Đây cũng chính là một biểu hiện của việc chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng
sống cũng như khả năng đối phó và giải quyết các vấn đề ở học sinh [40].
Việc sử dụng rượu bia và chất kích thích cũng được một số nghiên cứu
chứng minh là một trong những yếu tố có mối liên quan với hành vi bạo lực ở học
sinh. Các chất này không chỉ tạo ảo giác, khiến con người cảm thấy hưng phấn mà
nó còn làm cho họ mất khả năng kiểm soát hành vi, muốn thể hiện cái tôi của bản
thân. Ngoài ra, việc sử dụng các chất gây nghiện cũng làm trầm trọng thêm hành vi
bạo lực ở lứa tuổi vị thành niên và thanh niên, làm tăng thêm tình trạng mang hung
khí và tính bốc đồng của giới trẻ [8,66].
14
1.5.2. Yếu tố gia đình
Gia đình chính là nơi hình thành cho các em nhân cách sống và cách ứng xử
trong xã hội văn minh, nơi giáo dục cho các em những cảm nhận đầu tiên về quan
hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và giữa mỗi người
với chính bản thân mình [1]. Chính vì vậy ảnh hưởng từ cha mẹ và môi trường gia
đình là yếu tố trung tâm tác động đến các hành vi bạo lực ở giới trẻ.
Một kết quả nghiên cứu tại Nam Phi năm 2012 cho thấy rằng, các em học
sinh chứng kiến bạo lực càng nhiều, sinh sống trong gia đình thiếu hoặc có người
phạm tội và có nhiều bạn bè có hành bi bạo lực thì càng có xu hướng diễn ra bạo
lực đối với người khác. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận với rượu, thuốc phiện và vũ khí
càng nhiều thì khả năng có hành vi bạo lực càng cao [46];
Một nghiên cứu khác cũng giải thích rằng, bạo lực gia đình đối với trẻ em sẽ
để lại những hệ quả tiêu cực trong việc phát triển và hoàn thiện cách của trẻ. Bằng
chứng là bạo lực sẽ có xu hướng chuyển giao hành vi này cho thế hệ sau. Tác giả
khẳng định, những người chứng kiến cảnh bạo lực hoặc chính họ là nạn nhân của
bạo lực, sẽ ít nhiều tiếp nhận hành vi bạo lực đó trong tâm trí. Với trẻ em sống trong
gia đình có hành vi bạo lực, lớn lên ra ngoài xã hội có thể rụt rè, sợ hãi người khác,
không dám bày tỏ suy nghĩ của mình, nhưng cũng có thể sử dụng bạo lực để giải
quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc sống. Có 15,5% thanh thiếu niên phạm
tội bạo lực thì gia đình có mối bất hòa, 14,3% là cha mẹ nghiện rượu, 2,6% là cha
mẹ có hành vi bạo lực đối với con cái [9]. Ngoài ra, cấu trúc gia đình cũng là một
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi bạo lực ở học sinh. Một số nghiên cứu đã
chứng minh rằng trẻ em lớn lên trong các gia đình chỉ có bố hoặc mẹ có nguy cơ rất
cao với bạo lực [46].
Bên cạnh đó, tình trạng kinh tế của gia đình cũng có ảnh hưởng đến hành vi
bạo lực ở học sinh. Theo kết quả điều tra quốc gia về bạo lực học đường tại Georgia
năm 2006, học sinh ở những gia đình có điều kiện kinh tế thấp có xu hướng bạo lực
hơn so với những gia đình có điều kiện kinh tế trung bình (48% và 44%). Tuy
nhiên, nguy cơ này lại cao hơn ở những gia đình có thu nhập cao (51,5%) [18]. Xu
hướng này cũng phù hợp với thực trạng tại Việt Nam. Giải thích cho thực trạng này,
15
Bộ GD-ĐT Việt Nam đã chỉ ra rằng những gia đình khá giả, kiếm được nhiều tiền
thì một trong những cách thể hiện sự giàu sang của bố mẹ là nuông chiều con cái,
cho tiền, mua sắm cho con không thiếu thứ gì để họ cảm thấy hãnh diện vì con mình
không thua kém người khác. Tuy nhiên, họ không hiểu rằng đấy là một trong những
nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch chuẩn của trẻ, thích hơn người, và sẵn sàng bắt
nạt người khác để khẳng định mình [4, 52].
1.5.3. Yếu tố trường học/thầy cô
Một thực tế nhức nhối là có rất nhiều vụ bạo lực xảy ra chính từ nhân cách
của những người thầy, người cô khi đứng trước những hành vi lệch chuẩn của trẻ,
thay vì thầy cô nên giữ thái độ bình tĩnh, ân cần chỉ bảo để các em dần dần nhận ra
sự không đúng đắn và từ bỏ nó thì các thầy, cô lại quát tháo, đánh đập, nhiếc móc
hoặc trừng phạt các em, điều đó không những làm các em không thay đổi mà chỉ
làm tăng thêm những hành vi đó ở học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường thiếu hoặc ít
quan tâm đến những xích mích, những mâu thuẫn của học sinh cũng là nguyên nhân
dẫn đến bạo lực học đường ngày càng tăng. Hơn nữa, giáo viên chủ nhiệm lớp, thầy
cô bộ môn ít quan tâm, theo sát để nắm bắt tâm tư, tình cảm của các em học sinh
[7]. Điều này được chứng minh qua các vụ việc các “clip” nữ sinh đánh nhau được
đưa lên các trang mạng xã hội thì nhà trường mới biết và biện pháp cuối cùng để xử
lý bao giờ cũng là đình chỉ hoặc buộc thôi học.
Nghiên cứu tổng quan của Sarah Lindstom Johnson (2009) cũng đã đưa ra
nhận định học sinh có nhận thức quy tắc của trường và tin tưởng họ càng tốt thì
càng ít có xu hướng bạo lực học đường diễn ra. Khi đó, học sinh sẽ có mối quan hệ
tích cực với giáo viên, cảm thấy thân thiện với ngôi trường của họ, cảm thấy môi
trường tích cực và trật tự [54]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Phương Thảo,
Cao Hàn Thi năm 2012 được thực hiện trên 340 học sinh từ lớp 8-12 của 8 trường
trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm
tác giả này đã kết luận rằng, sự kém tuân thủ quy định ở trường, ấn tượng tiêu cực
về trường học là một trong những nhân tố tác động đến hành vi bạo lực học đường
của học sinh hiện nay [9].
16
Một nghiên cứu của Rosembloom và Way năm 2004 cũng chỉ ra rằng thái độ
không thân thiện hay quá nghiêm khắc của giáo viên đã vô tình gián tiếp dẫn tới sự
thù hằn trong học sinh. Ngoài ra, tỷ lệ bạo lực học đường có xu hướng cao hơn khi
giáo viên có sự đối xử không công bằng giữa các học sinh, khi học sinh phải chịu
nhiều áp lực từ học tập. Tỷ lệ này cũng thấp hơn một nửa nếu giáo viên chuẩn bị
giáo án tốt và dành phần lớn thời gian để giảng dạy thay vì kiểm soát lớp học [58].
1.5.4. Yếu tố bạn bè
Ảnh hưởng từ bạn bè đồng trang lứa nhìn chung được xem xét như một yếu
tố khá quan trọng và tích cực trong mối quan hệ cá nhân, tuy nhiên, nó cũng có thể
gây ra các tác động tiêu cực, tùy vào tình bạn của mỗi người [29]. Trong một số
trường hợp, khi hành vi bạo lực xảy ra trong môi trường học đường, bạn bè có thể là
đối tượng lên tiếng can ngăn và giúp đỡ nạn nhân, nhưng cũng có thể chỉ im lặng
đứng xem, đơn giản chỉ vì để tránh trở thành nạn nhân tiếp theo [36]. Thậm chí,
nhiều em còn có hành vi hò reo, cổ vũ, khiêu khích, kích động bạo lực, rồi có thể sử
dụng điện thoại, máy quay phim quay lại như một trò vui. Ngoài ra, những học sinh
có bạn bè vi phạm pháp luật cũng được chứng minh là thường có hành vi bạo lực
[64].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang năm 2013 cũng chỉ ra rằng, những
học sinh có bạn thân từng tham gia vào hành vi bạo lực thì có nguy cơ bạo lực thể
chất và bạo lực mối quan hệ xã hội cao gấp 3,4 lần nhóm còn lại [8].
1.5.5. Yếu tố môi trường xã hội
Cộng đồng nơi học sinh đang sống có ảnh hưởng rất quan trọng tới bản thân
và gia đình học sinh đó. Nhìn chung, học sinh sống ở vùng thành thị thường liên
quan đến bạo lực học đường nhiều hơn các em sống ở vùng nông thôn. Theo nghiên
cứu của Noemi E. Olsen và cộng sự năm 2010 về xu hướng bắt nạt giữa học sinh
thành thị, ngoại ô, và nông thôn cho thấy, tỷ lệ bạo lực học sinh ở thành thị cao hơn
ở nông thôn và ngoại ô do học sinh thành thị có nguy cơ bị stress và phải đối mặt
với các vấn đề về học hành và xã hội cao hơn học sinh ở nông thôn. Bên cạnh đó,
những học sinh sống cạnh hàng xóm có tỷ lệ phạm tội cao thường có xu hướng dễ