Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thực trạng tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan ở công nhân thu gom rác thải đô thị thuộc một chi nhánh công ty TNHH MTV môi trường đô thị hà nội năm 2016 đến 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐỖ KIỀU TRANG

THỰC TRẠNG TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở CÔNG NHÂN THU GOM RÁC THẢI
ĐÔ THỊ THUỘC MỘT CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MTV
MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI NĂM 2016-2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐỖ KIỀU TRANG

THỰC TRẠNG TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở CÔNG NHÂN THU GOM RÁC THẢI
ĐÔ THỊ THUỘC MỘT CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MTV
MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI NĂM 2016-2017

TS. LƯƠNG MAI ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01


HÀ NỘI, 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, các
phòng chức năng trường Đại học Y tế Công cộng đã giảng dạy, tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi học tập để có thể hoàn thành luận văn này.
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm ơn Tiến sĩ Lương Mai
Anh và Thạc sĩ Trần Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin được cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ kinh
nghiệm và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã yêu thương, là
nguồn động viên to lớn trong quá trình học tập để tôi hoàn thành luận văn này!

Tác giả luận văn


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
Thông tin chung về điều kiện lao động của công nhân thu gom rác thải .........3

1.1.


1.1.1. Một số khái niệm..............................................................................................3
1.1.2. Điều kiện lao động của công nhân thu gom rác thải .........................................4
1.2. Thực trạng Tai nạn lao động chung và Tai nạn lao động ở công nhân thu gom
rác thải .........................................................................................................................6
1.2.1.

Khái quát về thực trạng TNLĐ trên thế giới .................................................6

1.2.1.1.

Thực trạng TNLĐ nói chung ..................................................................6

1.2.1.2. Tai nạn lao động ở công nhân thu gom rác thải qua một số nghiên cứu
trên thế giới .............................................................................................................7
1.2.2.

Khái quát chung về thực trạng TNLĐ tại Việt Nam ...................................10

1.2.2.1.

Thực trạng TNLĐ nói chung ................................................................10

1.2.2.2.

TNLĐ ở công nhân thu gom rác thải ....................................................10

1.3. Yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích ở công nhân thu gom rác thải .............11
1.3.1. Yếu tố liên quan đến điều kiện lao động .....................................................11
1.3.1.1. Thời gian làm việc................................................................................12

1.3.1.2. Phương tiện lao động ...........................................................................12
1.3.1.3. TNLĐ do lao động thủ công ................................................................14
1.3.1.4. TNLĐ do làm việc ngoài trời ...............................................................14
1.3.2. Yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân người lao động .............................15
1.3.2.1. Tuổi tác và kinh nghiệm làm việc ........................................................15
1.3.2.2 Hành vi sử dụng thiết bị bảo hộ lao động .............................................15
1.3.2.3. Tình trạng con cái.................................................................................15
1.3.2.4. Căng thẳng tâm lý ................................................................................16
1.4. Giới thiệu tóm tắt địa bàn nghiên cứu ................................................................16
1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu ...............................................................................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................19
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................19
2.2. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu ......................................................19


iii

2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................19
2.4. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ...................................................................19
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng ...................................................................19
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính ......................................................................19
2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ..........................................................20
2.6. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................................21
2.7. Biến số nghiên cứu .............................................................................................21
2.7.1. Nghiên cứu định lượng ...................................................................................21
2.7.2. Chủ đề nghiên cứu định tính ...........................................................................22
2.8. Đạo đức nghiên cức............................................................................................22
2.9. Hạn chế, sai số và cách khắc phục .....................................................................22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................24
3.1. Thông tin chung .................................................................................................24

3.2. Thực trạng TNLĐ ở công nhân thu gom rác thải...............................................27
3.3. Một số yếu tố liên quan đến TNLĐ ...................................................................38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................44
4.1. Đặc điểm chung và điều kiện lao động của đối tượng nghiên cứu ....................44
4.2. Thực trạng TNLĐ ở công nhân thu gom rác thải...............................................45
4.3. Một số yếu tố liên quan đến TNLĐ ở công nhân thu gom rác thải ...................48
4.4. Bàn luận về một số hạn chế của nghiên cứu. .....................................................51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................52
CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ ................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................54
PHỤ LỤC ..................................................................................................................58
Phụ lục 1: Bảng chi tiết biến số nghiên cứu ..............................................................58
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn sâu công nhân đã từng gặp TNLĐ ...............................62
Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn sâu công nhân thu gom rác thải (không bị TNLĐ trong
1 năm qua) .................................................................................................................63
Phụ lục 4: Phiếu phỏng vấn đối tượng nghiên cứu ...................................................65


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu học – xã hội của người lao động (n=447)..................24
Bảng 2: Thông tin về bảo hiểm y tế/bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc của người
lao động (n=447) .......................................................................................................25
Bảng 3: Thông tin về sử dụng thiết bị bảo hộ lao động trong quá trình làm việc
(n=447) ......................................................................................................................26
Bảng 4: Tỷ lê ̣ TNLĐ theo giới tính và độ tuổi ở công nhân thu gom rác thải ..........28
Bảng 5: Tỷ lê ̣ TNLĐ ở công nhân thu gom rác thải theo nguyên nhân ....................28
Bảng 6: Hoàn cảnh xảy ra TNLĐ .............................................................................31
Bảng 7: Tính chất tổn thương khi bị TNLĐ..............................................................34

Bảng 8: Xử trí sau TNLĐ ..........................................................................................35
Bảng 9: Số trường hợp có tiêm phòng sau TNLĐ do vật sắc nhọn ..........................36
Bảng 10: Hậu quả của TNLĐ....................................................................................37
Bảng 11: Kết quả phân tích đơn biến mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân đối
tượng nghiên cứu và tai nạn lao động .......................................................................39
Bảng 12: Kết quả phân tích đơn biến mối liên quan giữa yếu tố điều kiện lao động
và tai nạn lao động ....................................................................................................40
Bảng 13: Kết quả phân tích đơn biến mối liên quan giữa được trang bị bảo hộ lao
động, tham gia tập huấn an toàn lao động với tai nạn lao động................................41
Bảng 14: Mô hình hồi quy đa biến giữa tình trạng bị TNLĐ và các yếu tố liên quan
...................................................................................................................................42


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐTV

Điều tra viên

MTĐT

Môi trường đô thị

MTV

Một thành viên

NCV


Nghiên cứu viên

PV

Phỏng vấn

PVS

Phỏng vân sâu

TGRT

Thu gom rác thải

TNGT

Tai nạn giao thông

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNLĐ

Tai nạn lao động

URENCO

Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội


VSLĐ

Vệ sinh lao động


vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Thu gom rác thải là ngành nghề có nguy cơ cao bị tai nạn lao động (TNLĐ),
nhưng số liệu về vấn đề này tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng còn hạn
chế. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả thực trạng tai nạn lao động ở
công nhân thu gom rác thải từ tháng 3/2016 đến tháng 3/2017 và một số yếu tố liên
quan. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính được sử
dụng trong nghiên cứu này. Nghiên cứu đã phỏng vấn toàn bộ công nhân thu gom
rác thải (TGRT) tại một chi nhánh công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội
(sau gọi là công ty MTĐT Hà Nội). Thông tin về tình hình TNLĐ trong 12 tháng
trước thời điểm điều tra và một số đặc điểm nhân khẩu học, điều kiện làm việc của
công nhân được thu thập và phân tích. Trong 447 đối tượng được đưa vào phân tích,
72 người báo cáo 90 trường hợp TNLĐ trong 1 năm với tỷ suất TNLĐ là 201/1000
người. TNLĐ xảy ra trong tất cả các bước của quy trình thu gom rác thải, nhiều
nhất khi thu gom rác tại hộ gia đình (47,8%), trút rác từ xe gom lên xe tải (22,2%),
và trong khi công nhân di chuyển đến điểm tập kết (16,7%). Loại TNLĐ phổ biến
nhất là tổn thương vật sắc nhọn (33,3%), tai nạn giao thông (17,8%), vật rơi/đè và
ngã (cùng là 13,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ TNLĐ giữa các
nhóm tuổi khác nhau và giữa các ca làm việc khác nhau cho thấy cần tổ chức lao
động hợp lý để góp phần hạn chế TNLĐ cho công nhân thu gom rác thải.


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, cùng với sự gia tăng dân số và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội
là sự gia tăng về khối lượng rác thải sinh hoạt tại các đô thị lớn, đặc biệt là Thủ đô Hà
Nội [2]. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội, trong giai đoạn
2011 - 2015, rác thải sinh hoạt chiếm khoảng 60% tỷ trọng các loại chất thải với tổng
khối lượng rác phát sinh khoảng 6.000 tấn/ngày [8], đòi hỏi một số lượng lớn người
lao động thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy rác, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Công nhân môi trường nói chung và công nhân TGRT nói riêng phải làm việc trong
điều kiện tồn tại nhiều yếu tố nguy hiểm dẫn đến nguy cơ cao bị TNLĐ. Làm việc
ngoài trời trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, làm việc ca đêm với nguy cơ bị tấn
công ảnh hưởng đến tâm lý [12], hay tư thế lao động gò bó là những điều kiện lao
động đặc thù dẫn đến nguy cơ TNLĐ trong đối tượng này. Hơn nữa, TGRT thủ công,
thiếu kiến thức về nguy cơ TNLĐ, thao tác lặp đi lặp lại và tiếp xúc trực tiếp với rác
thải cũng góp phần gây ra những sự cố khiến người lao động bị chấn thương do rác
thải sắc nhọn, trượt ngã/vấp ngã, say nóng/say nắng… [12]. Tại Việt Nam nói chung
và Hà Nội nói riêng chưa có nghiên cứu chuyên sâu về sức khỏe công nhân MTĐT,
đặc biệt trong vấn đề TNLĐ. Hiện tại, công ty MTĐT Hà Nội (URENCO) là một
trong những doanh nghiệp chính chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải ở các quận nội thành và một số quận huyện ngoại thành Hà Nội, với số lượng lớn
công nhân trực tiếp thu gom rác. Công ty có thực hiện thống kê báo cáo TNLĐ hàng
năm theo quy định tuy nhiên con số TNLĐ/ số vụ TNLĐ thực tế có thể cao hơn rất
nhiều so với số liệu thống kê vì nhiều trường hợp người lao động không biết hoặc
không báo cáo đầy đủ [7]. Vậy thực trạng tai nạn lao động hiện nay ở công nhân
TGRT thuộc công ty MTĐT Hà Nội như thế nào và các yếu tố liên quan là gì? Để trả
lời câu hỏi trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng tai nạn lao động và một
số yếu tố liên quan ở công nhân thu gom rác thải thuộc một chi nhánh công ty TNHH
MTV môi trường đô thị Hà Nội, 2016-2017”. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để đề
xuất khuyến nghị phù hợp nhằm xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, hạn
chế nguy cơ tai nạn lao động ở công nhân môi trường đô thị.



2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tai nạn lao động của công nhân thu gom rác thải thuộc một
chi nhánh công ty môi trường đô thị Hà Nội năm 2016 - 2017.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tai nạn lao động của công nhân thu
gom rác thải thuộc một chi nhánh công ty môi trường đô thị Hà Nội.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Thông tin chung về điều kiện lao động của công nhân thu gom rác thải

1.1.1. Một số khái niệm
Công nhân môi trường đô thị (MTĐT): Người làm việc cho một doanh
nghiệp công lập hoặc tư nhân để thu thập và loại bỏ rác từ dân cư, thương mại, công
nghiệp để chế biến tiếp và xử lý. Khối lượng công việc của một công nhân thu gom
rác thường khá lớn. Công nhân MTĐT bao gồm người lao động trực tiếp và lao
động gián tiếp. Đối với lao động trực tiếp có các loại hình lao động khác nhau như:
Thu gom, vận chuyển, xử lý rác.
Điều kiện lao động: Là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh
tế, xã hội, tự nhiên, môi trường và văn hoá xung quanh con người nơi làm việc.
Điều kiện lao động thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng
lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên
tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất [4].

Tai nạn lao động (TNLĐ): Theo điều 142 Bộ Luật lao động năm 2012,
TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể
người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc
thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (trong thời gian làm việc, chuẩn bị hoặc thu
dọn sau khi làm việc) [10]. Trong nghiên cứu này, TNLĐ ở công nhân thu gom rác
thải được ghi nhận thông qua phỏng vấn đối tượng nghiên cứu về số lượt TNLĐ
xảy ra trong vòng một năm trước thời điểm thu thập số liệu nghiên cứu.
Để đánh giá tình hình tai nạn lao động, Tổ chức lao động quốc tế sử dụng hệ
số tần suất tai nạn lao động, được tính bằng tỉ lệ phần nghìn của số ca bị TNLĐ trên
tổng số người lao động trong quần thể lao động được xem xét.


4

K

n.1000
N

Trong đó:
k là hệ số tần suất tai nạn lao động
n là số ca bị TNLĐ trong một năm
N là tổng số người lao động
1.1.2. Điều kiện lao động của công nhân thu gom rác thải
Các rủi ro nghề nghiệp với người lao động có thể xảy ra ở tất cả các bước
trong quá trình quản lý rác thải, từ thu gom rác thải tại hộ gia đình tới khi vận
chuyển đến địa điểm tái chế hoặc tiêu hủy. Tại Việt Nam, thu gom rác thải còn là
ngành thuộc nhóm IV trong các công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm theo
Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành
năm 2012 [1].

Đối tượng lao động
Công nhân thu gom rác thải với nhiệm vụ thu gom rác thải từ các hộ gia đình
tới điểm tập kết chủ yếu lao động với rác và các thành phần của chúng. Tại Việt
Nam, thành phố Hà Nội là đô thị đặc biệt của cả nước với tốc độ đô thị hóa nhanh
chóng. Tính bình quân người dân đô thị tiêu dùng năng lượng, đồ tiêu dùng, thực
phẩm cao gấp 2-3 lần người dân nông thôn, kéo theo lượng rác thải đô thị cũng tăng
gấp 2- 3 lần. Lượng rác thải thu gom biến động theo thời điểm trong ngày, trong
tuần và mùa. Trong năm 2016, chất thải sinh hoạt phát sinh tại Hà Nội khoảng gần
7.000 tấn/ngày, trong đó rác từ hộ gia đình chiếm khoảng 60% [2]. Do vậy, cần một
số lượng lớn những người lao động làm việc để thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu
hủy các lượng rác thải này.
Môi trường làm việc
Công nhân chủ yếu làm việc trên đường phố, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
những điều kiện khí hậu khắc nghiệt như mưa, nắng, tiếp xúc với hơi khí độc, bụi
bẩn kết hợp với chỗ nghỉ tạm bợ trên đường phố. Mức độ đô thị hóa ngày càng tăng
kéo theo sự gia tăng lớn về khối lượng rác thải cần phải giải quyết. Trong khi đó cơ


5

sở hạ tầng thấp kém, thiếu đồng bộ, nhận thức giữ gìn vệ sinh đô thị của người dân
còn hạn chế làm tăng đáng kể cường độ làm việc của công nhân thu gom rác đô thị,
ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của họ.
Thời gian làm việc
Y văn cho thấy hầu hết công nhân thu gom rác phải làm việc ca kíp, mỗi ca
kéo dài 8 giờ, riêng ca cuối cùng cần làm cho đến khi hết rác. Số ca trong ngày thay
đổi tùy khối lượng rác cần xử lý. Nghiên cứu của Dannine Consoli cho thấy thời
gian làm việc của công nhân TGRT thành phố Buffalo, Hoa Kỳ chia thành 2 ca gồm
ca sáng từ 6h đến 14h; ca chiều từ 15h đến 23h đêm. Khi khối lượng công việc lớn,
công nhân TGRT phải tăng ca hoặc làm ngoài giờ hành chính [22]. Tại công ty

MTĐT Hà Nội, công nhân TGRT được chia làm 3 ca làm việc: ca 1 từ 4h sáng đến
12h trưa, ca 2 từ 12h trưa đến 20h tối và ca 3 làm việc từ 18h tối 2h sáng. Do khối
lượng rác thải sinh hoạt phát sinh nhiều vào lúc chiều tối nên có sự giao nhau giữa
ca 2 và ca 3 để tăng cường công nhân.
Tư thế làm việc
Đây là công việc yêu cầu thể lực cao, động tác lặp đi lặp lại như nhấc túi rác
bỏ vào xe hoặc thông qua hệ thống ròng rọc. Đôi khi họ phải nâng nhấc vật nặng
hoặc có kích thước lớn, như đồ nội thất hoặc các thiết bị nhà bếp lớn. Bên cạnh đó,
công nhân duy trì tư thế đứng trong phần lớn thời gian làm việc. Tuy đây là tư thế
khá linh hoạt cho phép người lao động vận động cơ xương khớp chi dưới khi làm
việc nhưng đứng và di chuyển trong thời gian dài gây co cơ, giảm lưu thông máu,
dồn máu xuống chân gây phù, sưng ở bàn chân, cẳng chân và mỏi cơ vào cuối ngày
[45]. Ngoài ra, tư thế bất lợi còn xuất phát từ công cụ lao động không phù hợp với
nhân trắc của người lao động. Các công ty thường trang bị cho công nhân những xe
rác có thùng quá cao hoặc nặng khiến cho việc nâng, kéo và đẩy xe trở nên khó
khăn [34].
Thao tác công việc chủ yếu bằng tay
Tại các nước phát triển, hầu như các quá trình làm sạch đường phố đã được
cơ giới hóa [35]. Trong khi ở các nước đang phát triển, rác thải cần thu gom ít khi
được lưu trữ trong thùng kín mà thường đổ trực tiếp trên mặt đường. Với nguồn lực


6

hạn chế, hầu hết các quá trình làm sạch trên địa bàn đô thị vẫn được thực hiện bằng
lao động thủ công với chổi, xẻng,...Vì thế, công nhân ở các quốc gia này tiếp xúc
trực tiếp với rác nhiều hơn một cách đáng kể so với các đồng nghiệp của họ ở các
nước phát triển, những nơi đã xử lý niêm phong rác bằng túi nhựa và thùng rác
được đậy nắp kín [35]. Với thao tác làm việc chủ yếu với đôi tay, công nhân VSMT
phải đối mặt với nguy cơ gặp chấn thương ở vị trí bàn tay, ngón tay do tiếp xúc trực

tiếp với rác thải chưa qua phân loại, xử lý.
Trang bị bảo hộ cá nhân
Trên thế giới, có bốn loại phương tiện bảo hộ cá nhân cho công nhân TGRT
là quần áo bảo hộ huỳnh quang che phủ toàn bộ bề mặt cơ thể, ủng cao su che chân,
găng tay để bảo hộ từ ngón tay đến cổ tay và khẩu trang để che miệng và mũi [16].
Tại Việt Nam, qua quan sát thực tế, công nhân thường xuyên sử dụng ba loại
phương tiên bảo hộ lao động là quần áo bảo hộ huỳnh quang, găng tay và khẩu
trang; ủng cao su ít được sử dụng.
Ở hầu hết các nước phát triển, số liệu về các vấn đề sức khỏe và TNLĐ liên
quan nghề nghiệp đối với công nhân làm việc trong lĩnh vực này vẫn còn thiếu thì ở
các nước đang phát triển hầu như chưa có. Hầu hết các nghiên cứu bị giới hạn ở
việc đánh giá phơi nhiễm, và thiếu thông tin về yếu tố gây nhiễu có liên quan [2].
Do môi trường làm việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất thải nên công nhân
làm trong ngành vệ sinh MTĐT phải thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố tác hại
nghề nghiệp như bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc, các loại độc tố, hóa chất, các vật sắc
nhọn,... bên cạnh đó là nguy cơ TNLĐ gặp phải trong quá trình tham gia TGRT,
hoặc những tình huống tai nạn ngoài ý muốn do các yếu tố bên ngoài tác động vào
[15], [18], [41].
1.2.

Thực trạng Tai nạn lao động chung và Tai nạn lao động ở công nhân thu
gom rác thải

1.2.1. Khái quát về thực trạng TNLĐ trên thế giới
1.2.1.1.

Thực trạng TNLĐ nói chung

TNLĐ hiện nay là vấn đề Y tế công cộng đáng quan tâm trên toàn cầu ở cả
các nước phát triển và các nước đang phát triển. Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính



7

rằng 270 triệu tai nạn lao động xảy ra mỗi năm và trong số đó đã có khoảng 2,3
triệu lao động tử vong [44]. Theo đó, chi phí y tế cho các ca tai nạn lao động chiếm
khoảng 2,6% đến 3,8% tại Châu Âu. Tỷ lệ xuất hiện TNLĐ đứng đầu là Châu Phi,
theo sau là Châu Á [23]. Tại các nước Đông Nam Á, số người bị TNLĐ cũng rất
lớn. TNLĐ không chỉ gây tổn thất về tính mạng của người lao động mà nó còn gây
ra nhiều tổn thất khác như các thương tổn trên thân thể người lao động làm giảm
sức lao động. Các chi phí trực tiếp và gián tiếp để điều trị, ảnh hưởng tâm lý, số
ngày phải nghỉ làm do tai nạn lao động cũng là một tổn thất rất lớn cho người lao
động và cộng đồng.
1.2.1.2.

Tai nạn lao động ở công nhân thu gom rác thải qua một số nghiên cứu
trên thế giới
TNLĐ góp phần đáng kể vào gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn thế

giới, ở cả các nước phát triển và nước đang phát triển [50]. Công nhân làm việc
trong lĩnh vực thu gom, xử lý rác có nguy cơ nghề nghiệp đặc thù và tỷ lệ TNLĐ
cao hơn công nhân làm việc ngành nghề khác [54].
Năm 2010, trong báo cáo của Liên hiệp lao động làm việc công Canada về
công nhân làm nghề thu gom rác, TNLĐ tác động lên 35% số công nhân [23]. Cũng
trong năm này, một nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã đánh giá TGRT là một trong những
nghề nguy hiểm nhất, có tỷ lệ tử vong là 30/100.000 công nhân. TGRT tưởng chừng
như không nguy hiểm đối với người lao động, nhưng những người làm trong ngành
công nghiệp tại Canada nhận định, đây là một ngành có thể gây nhiều rủi ro về sức
khỏe, khiến cho gần 35000 công nhân ngành này trên nhiều quốc gia bỏ việc bất cứ
lúc nào do tình trạng sức khỏe không đảm bảo [23].

Tỷ lệ TNLĐ khác nhau giữa các nghiên cứu về TNLĐ ở công nhân môi
trường đô thị tuy nhiên nhìn chung đều ở mức khá cao. Iven và cộng sự (1998) báo
cáo rằng 17% trong số 667 công nhân TGRT tại một thành phố của Đan Mạch đã
từng bị một TNLĐ nghề nghiệp. Theo Gutberlet và Baeder (2008), 38% công nhân
làm vệ sinh môi trường tại Brazil có các chấn thương trong quá trình làm việc một
cách khá thường xuyên. Gonese và cộng sự (2006) điều tra được 41% công nhân có


8

một TNLĐ hoặc nhiều hơn trong vòng 1 năm. Từ 2001 đến 2002 tại Zimbabwe:
trong tổng số 153 công nhân thu gom rác, 62 công nhân gặp TNLĐ trong đó có 1
trường hợp tử vong [26]. Englehardr (2003) tính toán được tỷ lệ bị TNLĐ ở công
nhân Florida là 80 TNLĐ trên 100 công nhân MTĐT mỗi năm. Nghiên cứu đánh
giá TNLĐ trên 876 công nhân TGRT đô thị thành phố Addis Ababa, Ethiopia năm
2014 thì tỷ lệ có TNLĐ trong vòng 12 tháng là 383 người chiếm 43,7% [18].
Trong thực tế, TGRT đã được xác định là một trong những công việc nguy
hiểm nhất tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 1992-1997. Thu gom và xử lý rác thải chiếm
hơn 1% tổng số tử vong nghề nghiệp trên toàn nước Mỹ những năm 1992-1997; từ
năm 1992-1997, 111 công nhân TGRT đã tử vong khi đang làm việc [47]. Các báo
cáo từ năm 1980 đến 1992 của Viện sức khỏe nghề nghiệp cũng ghi nhận 450 công
nhân trên 16 tuổi tử vong liên quan đến TGRT [43]. Một nghiên cứu của
Bourdouxhe (1993) báo cáo tỷ lệ TNLĐ cao ở công nhân TGRT: 74% công nhân
làm việc tại công ty nhà nước và 57% tại công ty tư nhân. Thực trạng tương tự được
ghi nhận tại Brazilian, trong một nghiên cứu thì tỷ lệ TNLĐ là 70 TNLĐ trên 100
công nhân thu gom rác trong vòng 1 năm [48]. Tại Hàn Quốc, công nhân trong
ngành công nghiệp quản lý rác thải có tỷ lệ TNLĐ tăng từ 1,27 lên 1,37; Tỷ lệ tử
vong tăng từ 2,57 lên 2,67 trong giai đoạn năm 2010-2011 [37].
Một số nhà nghiên cứu so sánh tỷ lệ TNLĐ trong ngành thu gom xử lý rác
thải với các nhóm nghề nghiệp khác. Một nghiên cứu tại Đan Mạch tiến hành từ

năm 1989 đến 1992 cho thấy tỷ lệ TNLĐ ở công nhân thu gom rác là 99 trên 1000
công nhân, trong khi tỷ lệ này ở công nhân trong ngành công nghiệp nói chung là 17
trên 1000 người [17]. Như vậy, tỷ lệ TNLĐ ở công nhân thu gom rác tại Đan Mạch
cao hơn 5,6 lần công nhân làm việc tại Đan Mạch nói chung. Verbeek (1991) thấy
rằng tỷ lệ mắc khuyết tật do công việc ở công nhân TGRT tại thủ đô của Hà Lan
cao hơn bốn lần so với tỷ lệ này ở công nhân cùng công ty môi trường đó nhưng chỉ
làm việc tại văn phòng [55]. Một nghiên cứu tương tự được thực hiện bởi Yang
(2001) cho người thu gom rác tại Đài Loan [20]. Nguy cơ chấn thương ở lưng và
khuỷnh tay/bàn tay của các công nhân thu gom rác cao hơn 2 lần so với các đồng
nghiệp của họ chỉ làm việc ở văn phòng. Một nghiên cứu cũ hơn của Cmino (1975)


9

so sánh tần suất TNLĐ và sự nghiêm trọng của TNLĐ (số ngày nghỉ việc do gặp
TNLĐ) ở công nhân MTĐT thành phố New York so với công nhân các ngành công
nghiệp khác: công nhân MTĐT có tần suất TNLĐ cao hơn 5 lần so với công nhân
ngành nghề khác, mặc dù tính chất nghiêm trọng của tai nạn thì thấp hơn (1205
ngày nghỉ so với 4846 ngày nghỉ) [33].
Theo nghiên cứu của Ivens và cộng sự (1998), vị trí thương tổn thường gặp ở
công nhân thu gom rác là lưng (15%), đầu gối (12%), và tay (12%) [53]. Thông
thường, chấn thương xảy ra khi người công nhân va chạm với phương tiện giao
thông khi làm việc trên đường phố hay bị ngã do mặt đường trơn trượt. Chấn
thương cũng gắn liền với cường độ làm việc cao và mang, vận chuyển các loại
thùng rác khác nhau [53]. Ở một nghiên cứu khác, trong tổng số 482 công nhân
TGRT tại thành phố Bahir Dar được điều tra, chấn thương thường gặp nhất là tay
(22,7%), sau đó là chân (21,8%) và các bộ phận khác: vai và cổ, lưng, mắt, mũi
[25]. Tương tự, về vị trí thường gặp khi xảy ra TNLĐ, nghiên cứu thực hiện trên
công nhân thu gom rác ở Australia báo cáo kết quả chấn thương gặp ở tay: 9 %,
chân: 20%, lưng: 25%, vai/cổ: 21%. Sự khác nhau giữa tỷ lệ chấn thương ở tay,

chân, lưng có thể do dung tích khác nhau của các thùng chứa rác [44]. Theo kết quả
nghiên cứu các loại thương tổn ở công nhân thu gom rác thành phố Kentucky: Tình
trạng căng cơ và bong gân là loại chấn thương phổ biến nhất ở công nhân TGRT ở
cả công ty nhà nước và tư nhân, mặc dù công nhân làm việc khu vực công có tỷ lệ
bị tình trạng căng cơ cao hơn công nhân công ty tư nhân (64% so với 48%). Bị gãy
xương phổ biến hơn ở khu vực tư nhân (12%) so với khu vực công (8%). Công
nhân làm việc cho tư nhân cũng có tỷ lệ cao hơn các chấn thương thể chất, chật
khớp và thoát vị đệm hơn công nhân làm việc khu vực công [19]. Hậu quả của
TNLĐ bao gồm các tử vong, các chấn thương dẫn đến mất số ngày làm việc. Cũng
trong nghiên cứu của Zemichael tại thành phố Bahir Dar, trong 308 công nhân có
gặp chấn thương, 110 người (35,7%) công nhân phải nghỉ làm từ 1-3 ngày, 25%
công nhân phải nghỉ làm hơn 3 ngày [25]. Trong điều tra trên 325 công nhân nam
Hàn Quốc gặp TNLĐ khi đang TGRT trong giai đoạn 2010 – 2011: 2,5% công


10

nhân đã tử vong; 86,4% bị chấn thương nghỉ việc trên 4 ngày và 11,1% chấn thương
nhẹ nghỉ việc dưới 4 ngày [36].
1.2.2. Khái quát chung về thực trạng TNLĐ tại Việt Nam
1.2.2.1.

Thực trạng TNLĐ nói chung
Tại Việt Nam, tình hình TNLĐ trong những năm gần đây diễn biến phức tạp

có chiều hướng gia tăng. Trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2014, số vụ tai nạn
lao động xảy ra trong cả nước được thống kê báo cáo là hơn 37 nghìn vụ, số vụ có
người chết là hơn 3200 vụ, chiếm 11,5% tổng số vụ tai nạn. Đồng thời, số vụ tai nạn
lao động tăng bình quân từ trên 10% mỗi năm [46]. Một số nguồn số liệu tai nạn lao
động của Việt Nam hiện nay tổng hợp từ báo cáo một số ngành như: Bộ Lao động

và thương binh xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Cục Y tế dự phòng,
Trung tâm y tế, từ điều tra cộng đồng, từ báo cáo của các Doanh nghiệp sử dụng
người lao động. Tuy nhiên số liệu báo cáo thường không đầy đủ và bỏ sót các
trường hợp TNLĐ có thể do liên quan đến cơ chế bồi thường hay thỏa thuận giữa
người lao động và người chủ sử dụng. Ước tính của Tổ chức Lao động thế giới
(ILO) cho thấy, một vụ tai nạn lao động chết người được điều tra đầy đủ có thể
phòng ngừa 600 vụ tai nạn tương tự có thể xảy ra tiếp theo. Nhưng thực tế, con số
báo cáo về TNLĐ luôn chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” nên tác dụng phòng
ngừa rất hạn chế. Do đó, tăng cường và thu thập, sử dụng dữ liệu TNLĐ có ý nghĩa
rất quan trọng đối với việc xây dựng môi trường an toàn và sức khỏe cho người lao
động [57].
1.2.2.2.

TNLĐ ở công nhân thu gom rác thải

Các nghiên cứu về thực trạng sức khỏe công nhân TGRT trên cả nước nói
chung và Hà Nội nói riêng hiện nay vẫn còn bị bỏ ngỏ. Đặc biệt, dữ liệu về thực
trạng tai nạn lao động trên đối tượng công nhân TGRT hầu như chưa có. Có một vài
nghiên cứu trên đối tượng công nhân thu gom rác đô thị như nghiên cứu của Viện
khoa học lao động và các vấn đề xã hội năm 1994 trong đề tài “Nghiên cứu điều
kiện lao động của nữ công nhân thu gom rác đô thị, khuyến nghị và giải pháp”. Khi
nói tới vị trí, tư thế lao động và đi lại trong ca làm việc, công nhân thu gom rác đô
thị chủ yếu làm việc ở các ngõ, phố. Tư thế lao động vừa đi vừa làm, xoay người


11

sang phải, sang trái để thu gom rác; cúi khom hoặc ngửa người phía sau hoặc vặn
người sang phải sang trái để xúc đất, rác lên ô tô, thùng xe [12]. Công nhân làm
việc sau nhiều giờ ngoài trời dẫn đến mệt mỏi, ảnh hưởng đến các thao tác làm việc,

là nguyên nhân gây TNLĐ [11]. Bên cạnh đó các vấn đề về tai nạn giao thông
(TNGT) cũng là nguy cơ lớn đối với họ, đã có các các bằng chứng về TNGT của
các công nhân vận hành xe chở rác và công nhân thu gom rác; chấn thương do các
vật sắc nhọn, bị va đập với các vật cứng, máy móc, và ngã [11]. Theo kết quả điều
tra 345 công nhân của Nguyễn Thị Bích Hạnh trong nghiên cứu “Cải thiện điều kiện
lao động của công nhân làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại công ty
MTĐT Hà Nội” (năm 2016), có 63% công nhân trả lời phỏng vấn đã từng bị thương
trong quá trình làm việc [7]. Tuy nhiên, cấu phần của nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc
ghi nhận số ca bị thương tích ở công nhân mà chưa mô tả chi tiết các thông tin liên
quan về nguyên nhân, hoàn cảnh, hậu quả…của tai nạn lao động cũng như các yếu
tố liên quan. Vì vậy, cần có các nghiên cứu tiếp theo để mang đến bức tranh mô tả
thực trạng tai nạn lao động và cung cấp thông tin làm bằng chứng cho các biện pháp
can thiệp nhằm hạn chế tình trạng tai nạn lao động ở công nhân trực tiếp làm công
việc TGRT.
1.3. Yếu tố nguy hiể m gây TNLĐ ở công nhân thu gom rác thải
Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng TNLĐ có thể xảy ra bởi sự tương
tác, kế t hơ ̣p giữa các yếu tố, đó là sự kết hợp giữa các đặc điểm của điều kiện lao
động và đặc điểm cá nhân người lao động [49].
1.3.1. Yếu tố liên quan đến điều kiện lao động
Nghề công nhân môi trường được biết đến như là một nghề tiếp xúc với các
yếu tố nguy cơ TNLĐ khác nhau do điều kiện làm việc như: tai nạn giao thông, bị
kẹt trong các máy nén rác, bị đâm/chọc bởi các chất thải sắc nhọn; bị trượt hay ngã
[31], [38], [58]. Ngoài ra, tư thế làm việc đòi hỏi người công nhân liên tục cúi
xuống để nâng và vận chuyển khối lượng rác thải lớn, do đó tăng nguy cơ bị các
chấn thương gây ra đau cơ xương khớp.


12

1.3.1.1. Thời gian làm việc

Một vài nghiên cứu ở công nhân thu gom rác đô thị chỉ ra rằng tỷ lệ TNLĐ
khác nhau giữa các thời điểm làm việc. Tại Đan Mạch, tỷ lệ TNLĐ tăng cao điểm
vào tháng 5 và tháng 9 [53], và nhiều TNLĐ xảy ra hơn vào thứ 2 và thứ 5. Một xu
hướng tương tự, tai nạn xảy ra nhiều hơn vào thứ 2 được tìm thấy trong nghiên cứu
của Aarhus (1992). Nghiên cứu tại Brazin cũng cho thấy các TNLĐ hầu hết liên
quan đến ngày thứ hai và thứ 3 của tuần làm việc [48].
Thời gian làm việc ca kíp, bên cạnh các yếu tố nguy cơ bệnh tật, người lao
động với đặc thù làm việc ca đêm có nhiều yếu tố nguy cơ, trong đó có nguy cơ bị
kẻ lạ vô cớ tấn công khiến các công nhân làm ca đêm hoang mang, lo lắng. Không
chỉ bị đánh gây thương tích, có nhiều trường hợp họ gặp phải đối tượng quấy rối
tình dục, sàm sỡ hay đe dọa. Bên cạnh đó các vấn đề về tai nạn giao thông buổi đêm
cũng là nguy cơ lớn đối với họ. Công nhân thường làm việc 6 ngày một tuần bất kể
tình hình thời tiết và giao thông. Họ được phân chia công việc TGRT theo khu vực,
có thể về nhà miễn là hoàn thành công việc tại nơi được phân công. Mặc dù qui
định này cho phép công nhân nghỉ ngơi sau khi hoàn thành công việc song có thể
khiến một số công nhân cố gắng làm việc với cường độ cao để hoàn thành công việc
sớm. Việc bỏ qua việc sử dụng các thiết bị bảo hộ khi làm việc với cường độ nhanh
có thể là nguy cơ dẫn đến TNLĐ [55]. Tại Brazin, nghiên cứu của Camadaa (2012)
ghi nhận rằng mặc dù không phải là yêu cầu nhưng công nhân thường từ bỏ thời
gian một giờ nghỉ ngơi ăn trưa để không làm trì hoãn tiến độ công việc [21]. Lúc
này, mệt mỏi và khả năng kiểm soát kém có thể ảnh hưởng đến an toàn lao động.
1.3.1.2. Phương tiện lao động
Một trong những yếu tố có khả năng cao gây TNLĐ cho công nhân thu gom
rác trong quá trình lao động là xe TGRT. Trung bình, một nhóm công nhân dành từ
4 đến 5 giờ một ngày để chất rác đã thu gom lên các xe tải. Hệ thống giám sát tử
vong và chấn thương nghề nghiệp Hoa Kỳ (NTOF) báo cáo từ năm 1980 đến 1992,
303 công nhân từ 16 tuổi trở lên đã tử vong trong tai nạn liên quan đến xe chở rác.
110 công nhân trong số này tử vong do trượt chân/ngã từ chiếc xe thu gom rác, hoặc
do bị đâm bởi chính chiếc xe [42].



13

Nhiều báo cáo trường hợp công nhân môi trường đã tử vong trong khi làm
nhiệm vụ tại NewYork. Vào tháng Giêng năm 2010, một công nhân đã chết vì bị
gắn giữa móc máy kéo với xe tải chở rác của mình. Trong khoảng giữa năm 2003 và
2005, một công nhân đã ngã xuống phía sau xe tải và bị bánh xe tải đè lên người.
Hai công nhân khác, tại 2 thời điểm khác nhau, ngã xuống từ chiếc xe tải rác đang
di chuyển và tử vong. Một công nhân vệ sinh ngã bên dưới bánh sau của xe tải, và
bị chiếc xe tải cán qua người [51]. Một vài số liệu nữa liên quan đến TNLĐ xảy ra
trong quá trình vận chuyển rác thải, ghi nhận tại Bang New Jersey, Mỹ, từ năm
1992 đến 2002, có 43 trường hợp công nhân thu gom rác tử vong liên quan đến các
xe chứa rác. Theo thống kê, 20 trường hợp trong số đó tử vong do bị vật nặng đè
nén (như bánh xe, thùng chứa rác) hoặc văng ra khỏi xe chở rác trong quá trình di
chuyển, 9 trường hợp do tai nạn giao thông liên quan đến xe chở rác, 8 người tử
vong trong quá trình lái xe, 3 người bị kẹt giữa xe rác và thùng chứa rác khi đang
thu gom [29].
Một cuộc điều tra nguyên nhân các vụ TNLĐ trong khi công nhân đang đổ
rác vào xe chở rác tập trung được thực hiện bởi văn phòng Concord năm 2003. Thứ
nhất, các thùng chứa rác có thể bị bật ra trong di chuyển nếu các thanh khóa thùng
không vào chốt. Thứ hai, các thùng rác có thể rơi nếu các dây cáp bị lỗi hoặc nếu
móc bị long ra khỏi vị trí thùng rác khi nâng thùng rác lên. Điều tra của cơ quan
Quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) cho biết nhân viên của một
công ty xử lý chất thải đã bị trọng thương khi làm việc ở phía sau của xe chở rác
(Các nhân viên đổ rác từ các thùng ở phía sau xe). Khi các thanh khóa gặp vấn đề
trục trặc, thùng chứa rác rơi xuống và đè vào các công nhân gây chấn thương/tử
vong do bị mắc kẹt giữa thùng chứa rác và xe tải [52]. Bên cạnh đó, nghề thu gom
rác yêu cầu thể lực tốt để thường xuyên nâng, kéo, đẩy các thùng rác và người công
nhân phải nâng, đẩy rác trong tư thế bất tiện do các thùng rác thường nặng hơn dung
tích qui định. Chính điều này là nguy cơ dẫn đến các TNLĐ lao động [44]. Hầu hết

chấn thương với chân xảy ra trong tình huống nâng và đổ thùng rác vào xe tải chở
rác [32].


14

1.3.1.3. Thao tác lao động thủ công
Nâng nhấc vật bằng tay là bao gồm tất cả các hoạt động đòi hỏi con người
phải dùng lực tay để nâng, hạ, kéo, mang, vác, di chuyển, nắm giữ một vật bất kỳ.
Tai nạn chủ yếu là chấn thương vùng lưng do mang vác vật nặng hoặc bị vật đè, kẹp
vào chân tay [14].
Bên cạnh đó, quy trình lao động sử dụng bàn tay tiếp xúc trực tiếp với rác
thải sắc nhọn tăng nguy cơ tai nạn lao động cho công nhân. Rác thải sắc nhọn gây ra
nhiều chấn thương đặc biệt đối với bàn tay và ngón tay. Trong đó kim tiêm và chấn
thương do kim tiêm đâm gây nguy hiểm đặc hiểm cho công nhân TGRT. Nguyên
nhân là người dùng đã không vứt bỏ kim tiêm một cách thích hợp và đầu nhọn của
kim tiêm có thể xuất hiện lẫn trong rác thải sinh hoạt. Nghiên cứu của tác giả Janice
Tibbetts về những tai nạn thường gặp phải khi TGRT của công nhân vệ sinh môi
trường báo cáo rằng đã có nhiều công nhân bị bơm kim tiêm chọc vào tay có nguy
cơ cao bị lây nhiễm HIV, phải điều trị bằng thuốc Azidothymidine (AZT) để giảm
nguy cơ lây nhiễm. Cũng trong nghiên cứu này đã mô tả trường hợp một công nhân
bị đâm thủng tay do chạm phải một ly rượu vang vỡ trong túi rác vứt bên lề đường.
Anh bị tổn thương tĩnh mạch tay và phải khâu sáu mũi, nghỉ việc trong 2 tuần để
phục hồi sức khỏe [51]. Một nghiên cứu khác trên 482 công nhân TGRT tại thành
phố Bahir Dar, 308 người chiếm 63,9% trả lời có bị chấn thương liên quan đến công
việc trong vòng 12 tháng. Nguyên nhân phổ biến nhất là tiếp xúc với rác thải sắc
nhọn (23,7%); kéo/đẩy/di chuyển thùng rác nặng (12%), ngã/trượt (3,5%) [25].
Viện Sức khỏe và an toàn Hoàng gia Anh đã khuyến nghị một loạt các biện pháp
kiểm soát rủi ro cho công nhân môi trường bao gồm sử dụng găng tay phù hợp, mặc
quần áo chống đâm thủng, mang thiết bị cấp cứu đầy đủ để đảm bảo các vết thương

được làm sạch kịp thời [28].
1.3.1.4. Lao động ngoài trời
Công nhân MTĐT ngoài TGRT gia đình thì còn TGRT trên đường phố. Do
điều kiện phải làm việc ngoài đường xá nên chỉ một sự lơ đễnh, thiếu quan sát của
người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể sẽ gây tai nạn cho họ [58].


15

Bên cạnh đó, làm việc ngoài trời khi nhiệt độ cao có thể gây ra các hiện tượng chấn
thương là say nóng, mệt lả, co giật do rố i loa ̣n cân bằ ng nhiệt.
1.3.2. Yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân người lao động
1.3.2.1. Tuổi tác, thâm niên và kinh nghiệm làm việc
Theo như các nghiên cứu sức khỏe nghề nghiệp, người trẻ tuổi và ít kinh
nghiệm làm việc có nguy cơ cao nhất với tai nạn nghề nghiệp [54]. Họ không chỉ bị
TNLĐ với tần suất cao hơn mà hậu quả cũng để lại nghiêm trọng hơn. Những người
nhiều kinh nghiệm làm việc thường có nhận thức tốt hơn về những nguy cơ xảy ra
tai nạn trong môi trường làm việc của họ. Trong nghiên cứu của Ivens và cộng sự
trên 667 công nhân TGRT tại Đan Mạch (1998) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
tuổi đời và tuổi nghề với nguy cơ TNLĐ [53]. Ở một xu hướng ngược lại, nhiều
nghiên cứu lại tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rằng nhóm tuổi cao có khả
năng bị TNLĐ cao hơn nhóm tuổi trẻ [40].
1.3.2.2 Hành vi tuân thủ ATVSLĐ và sử dụng thiết bị bảo hộ lao động
Thiết bị làm việc nguy hiểm cộng với thao tác làm việc chưa phù hợp của
công nhân có thể dẫn đến TNLĐ. Sử dụng thiết bị bảo hộ khi lao động giảm thiểu
những tác động có hại cho sức khỏe của công nhân thu gom và xử lý rác thải [23].
Trong nghiên cứu trên công nhân TGRT đô thị tp. Addis, tỷ số chênh TNLĐ giữa
những công nhân sử dụng thiết bị bảo hộ lao động khi thực hiện công việc và công
nhân không sử dụng là 2,62 lần [18]. Trong nghiên cứu của Gellin (1985), mặc dù
bao tay bảo hộ được công ty phát cho tất cả công nhân TGRT, vẫn có nhiều người

không sử dụng khi làm việc và dẫn đến tăng tỷ lệ rách da/ chảy máu khi tiế p xúc với
vâ ̣t sắ c nho ̣n. Nhiều nhà nghiên cứu đã khuyến nghị tăng tỷ lệ sử dụng các thiết bị
bảo hộ trong công nhân MTĐT. Rahkonen (1987) khuyến nghị công nhân MTĐT
nên mặc trang phục được thiết kế chống thấ m nước và chống bám bụi, đồng thời có
màu sắc phản quang để phòng tránh TNLĐ.
1.3.2.3. Tình trạng con nhỏ
Một nghiên cứu cắt ngang đánh giá thương tích nghề nghiệp của công nhân
TGRT đô thị thành phố Addis Ababa, Ethiopia cho thấy qui mô của gia đình người
công nhân là yếu tố liên quan tới thương tích. Những công nhân có có 1-2 người


16

con có nguy cơ TNLĐ bằng một nửa những công nhân có từ 4 người con trở lên
[18]. Giải thích tác giả đưa ra là những người có nhiều con hơn có thể bận rộn hơn
nghĩ về con cái của họ dẫn đến sao lãng khi làm việc, tăng nguy cơ TNLĐ. Một lý
do khác có thể là những người mà qui mô gia đình lớn không đủ khả năng mua thiết
bị bảo hộ cá nhân để dùng thường xuyên khi làm việc.
1.3.2.4. Căng thẳng tâm lý
Căng thẳng tâm lý ở công nhân khiến cơ thể họ luôn ở trạng thái căng cơ bắp
dẫn đến dễ mệt mỏi, thiếu tập trung chú ý và dễ xảy ra sai sót trong quá trình thao
tác, làm việc. Kim (2013) và cộng sự đã nghiên cứu mối quan hệ giữa căng thẳng
trong công việc và các thương tích liên quan đến công việc. Họ kết luận rằng căng
thẳng công việc có thể là một lý do dẫn đến các TNLĐ [27]. Một nghiên cứu trên
561 công nhân thu gom rác tại 4 thị trấn phía Bắc Ethiopia cũng cho thấy căng
thẳng nghề nghiệp có mối liên quan với TNLĐ, những công nhân cho biết họ cảm
thấy căng thẳng trong công việc có tỷ lệ TNLĐ cao hơn 1,94 lần so với công nhân
nói rằng không bị căng thẳng do công việc [24].
1.4. Giới thiệu tóm tắt địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty TNHH MTV MTĐT Hà Nội

(URENCO). URENCO là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND thành phố Hà
Nội, là doanh nghiệp chính chịu trách nhiệm quản lý môi trường, thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải đô thị trên địa bàn Hà Nội, cung ứng các dịch vụ vệ sinh
MTĐT và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Hiện tại, URENCO phụ trách
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải ở 4 quận trung tâm của thành phố Hà Nội là
Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng với khối lượng rác thải sinh hoạt
thu gom trung bình là 3.500 tấn/ngày. Không chỉ phụ trách TGRT sinh hoạt phát
sinh hàng ngày, URENCO còn là công ty hàng đầu về thu gom, xử lý các loại chất
thải khác như chất thải xây dựng, chất thải Công nghiệp, chất thải Y tế nguy hại và
phân bùn bể phốt. Về cơ cấu cán bộ công ty thực hiện các nhiệm vụ về thu gom,
vận chuyển chất thải tại mỗi chi nhánh có trên 500 công nhân.
Nghiên cứu được thực hiện tại URENCO 3 Hai Bà Trưng với tổng số cán bộ
là 503 người. Trong đó số lao động gián tiếp chiếm 3%. Lao động trực tiếp chiếm


17

phần lớn với các chức danh nghề nghiệp khác nhau gồm CN TGRT, công nhân thu
dọn nhà VSCC và lái xe chở rác. Công nhân TGRT làm việc theo 3 như sau: Ca 1:
từ 4h00’ – 12h00; Ca 2: từ 12h00’ – 20h00’; Ca 3: từ 18h00’ – đến khi hết rác.
Công nhân thu dọn nhà vệ sinh công cộng với công việc chính là quét dọn nhà vệ
sinh công cộng làm giờ hành chính từ 7h30’ đến 17h30. Công nhân lái, vận hành
các loại xe chuyên dùng chở phân, rác: công việc chính là vận chuyển rác thải sinh
hoạt từ các điểm tập kết rác lên khu xử lý chất thải Nam Sơn – Sóc Sơn. Thời gian
làm việc chia làm 3 ca: Ca 1: từ 5h00’ – 13h00’; Ca 2: từ 13h00’ – 21h00’; Ca 3: từ
20h00’ – 4h00’sáng.


×