Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV AIDS đang được điều trị tại trung tâm phòng, chống HIV AIDS tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN VĂN HẢI

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
ARV CỦA NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS ĐANG ĐƢỢC ĐIỀU TRỊ TẠI
TRUNG TÂM PHÕNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH HẢI DƢƠNG
NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Mã số: 60.72.07.01

Hà Nội, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN VĂN HẢI

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
ARV CỦA NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS ĐANG ĐƢỢC ĐIỀU TRỊ TẠI
TRUNG TÂM PHÕNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH HẢI DƢƠNG,
NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Mã số: 60.72.07.01

TS. Phan Thị Thu Hƣơng


Ths. Đoàn Thị Thùy Dƣơng

Hà Nội, 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Em xin đƣợc gửi lời cám ơn trân trọng tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
Sau đại học cùng toàn thể thầy cô giáo Trƣờng ĐH YTCC; Em xin trân trọng
cám ơn Ban giám đốc cùng toàn thể anh chị em đồng nghiệp tại Trung tâm
phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dƣơng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể cho
em hoàn thiện chuyên ngành thạc sỹ QLBV khóa học 2014-2016.
Với tất cả lòng yêu mến và sự biết ơn chân thành, sâu sắc em xin gửi lời
cảm ơn tới: TS. Phan Thị Thu Hƣơng (Phó cục trƣởng Cục phòng, chống
HIV/AIDS), Ths Đoàn Thị Thùy Dƣơng (Trƣờng ĐH YTCC) - những ngƣời
Thầy đã hƣớng dẫn em tận tình chu đáo, nêu một tấm gƣơng sáng về tinh thần
học tập, làm việc; giúp em cảm nhận đƣợc tình thầy trò, tình đồng nghiệp và dìu
dắt em trên suốt chặng đƣờng học tập, nghiên cứu khoa học.
Em cũng xin ghi nhận tấm lòng và chia sẻ niềm vui này tới các bạn bè
thân yêu, những ngƣời đã luôn động viên, khích lệ và sát cánh bên em trong suốt
thời gian qua.
Để có đƣợc nhƣ ngày hôm nay, con xin ghi nhớ công ơn cha mẹ đã sinh ra
và nuôi dƣỡng con nên ngƣời. Cuối cùng xin dành trọn lòng biết ơn và gửi tình
cảm thân thƣơng nhất tới những ngƣời thân trong gia đình, vợ và các con những
ngƣời luôn sát cánh, giúp đỡ, động viên về vật chất cũng nhƣ tinh thần trong
những tháng ngày qua.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Học viên


Trần Văn Hải


ii
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................. 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 4
1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS...................................................................................... 4
1.2. Tình hình điều trị ARV trên thế giới và Việt Nam ................................................... 5
1.2.1. Tình hình điều trị ARV trên thế giới ...................................................................... 5
1.2.2. Tình hình điều trị ARV tại Việt Nam .................................................................... 8
1.2.3. Mục tiêu 90-90-90 của Liên hợp quốc ................................................................... 9
1.3. Khái niệm về tuân thủ điều trị ARV ....................................................................... 10
1.3.1. Điều trị bằng thuốc kháng virus ........................................................................... 10
1.3.1.1. Mục đích............................................................................................................ 10
1.3.1.2. Lợi ích của điều trị ARV sớm ........................................................................... 11
1.3.1.3. Nguyên tắc điều trị ............................................................................................ 11
1.3.2. Tuân thủ điều trị ARV.......................................................................................... 11
1.3.2.1. Khái niệm tuân thủ điều trị ARV ...................................................................... 11
1.3.2.2. Yêu cầu về tuân thủ điều trị .............................................................................. 11
1.3.2.3. Đánh giá sự sẵn sàng tuân thủ điều trị .............................................................. 12
1.3.2.4. Hỗ trợ tuân thủ điều trị ...................................................................................... 13
1.3.2.5. Theo dõi tuân thủ điều trị tại các cơ sở điều trị HIV ........................................ 13
1.3.2.6. Các biện pháp đảm bảo tuân thủ điều trị ........................................................... 14
1.4. Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan ......................... 14
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................................ 15
1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................................................... 20
1.5. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ................................................................................. 26
KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ........................................................................ 27

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................. 28
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................................. 28
2.1.1. Nghiên cứu định lƣợng ........................................................................................ 28
2.1.2. Nghiên cứu định tính ............................................................................................ 28


iii
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 28
2.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................. 29
2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu...................................................... 29
2.4.1. Cỡ mẫu ................................................................................................................. 29
2.4.2. Phƣơng pháp chọn mẫu ........................................................................................ 30
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................................. 31
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu ....................................................................................... 31
2.5.2. Quy trình thu thập số liệu ..................................................................................... 31
2.6. Xử lý và phân tích số liệu ....................................................................................... 34
2.7. Các nhóm chỉ số, biến số nghiên cứu ...................................................................... 34
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá đƣợc sử dụng trong nghiên cứu ............................................. 35
2.8.1. Kiến thức đạt về điều trị ARV ............................................................................. 35
2.8.2. Tuân thủ điều trị ARV trong vòng 7 ngày trƣớc thời điểm phát vấn................... 35
2.9. Khống chế sai số ..................................................................................................... 35
2.10. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................................. 36
2.11. Ứng dụng thực tiễn của đề tài ............................................................................... 36
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 37
3.1. Thực trạng kiến thức và tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân .............................. 37
3.1.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ........................................................... 37
3.1.2. Thông tin về điều trị ARV ................................................................................... 40
3.1.3. Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân ......................................................... 45
3.1.4. Thực trạng kiến thức về điều trị ARV ................................................................. 47
3.2. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV ..................................................... 50

3.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học ...................................................................................... 50
3.2.2. Các yếu tố sử dụng rƣợu bia, ma túy ................................................................... 51
3.2.3. Yếu tố về thuốc và đặc điểm điều trị ................................................................... 52
3.2.4. Yếu tố về dịch vụ, sự hỗ trợ của gia đình ........................................................... 53
3.2.5. Yếu tố kiến thức về điều trị ARV ........................................................................ 55
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................................. 56
4.1. Kiến thức về điều trị ARV và một số liên quan ...................................................... 56


iv
4.2. Tuân thủ điều trị ARV và các mối liên quan .......................................................... 59
4.3. Điểm mạnh của nghiên cứu..................................................................................... 66
4.4. Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................................... 67
4.5. Ý nghĩa và tính ứng dụng của nghiên cứu. ............................................................. 68
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 69
5.1. Kiến thức về điều trị ARV và các mối liên quan .................................................... 69
5.2. Tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan ................................................. 69
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 72
Tiếng Việt ....................................................................................................................... 72
Tiếng Anh ....................................................................................................................... 72
Phụ lục 1. BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHO BỆNH NHÂN ..................................... 77
Phụ lục 2. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN TỪ BỆNH ÁN NGOẠI TRÚ ............... 87
Phụ lục 3. CÁCH ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM KIẾN THỨC ........................................... 88
Phụ lục 4. HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM .............. 89
Phụ lục 5. HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU TRƢỞNG KHOA - ĐDT ................... 91
Phụ lục 6. HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM ......................................................... 93
Phụ lục 7. GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU ............................................. 95
Phụ lục 8. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .................................................................... 96
Phụ lục 9. GIAI ĐOẠN LÂM SÀNG VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ARV ..................... 101



v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AIDS

Acquired immunodeficiency syndrome

ARV

(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời)
Antiretroviral
(Thuốc kháng vi rút)

BHXH
BHYT

Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế

BN

Bệnh nhân

BVĐK
CBYT

Bệnh viện đa khoa
Cán bộ y tế


CĐ, ĐH
CD4
CS

Cao đẳng, đại học
Tế bào lympho T CD4+
Chính sách

CSSK
DPLTMC
ĐT
ĐT ARV
ĐT MMT
ĐTNC

Chăm sóc sức khỏe
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Điều trị
Điều trị thuốc kháng vi rút
Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
Đối tƣợng nghiên cứu

DVYT
HAART
HIV

Dịch vụ y tế
Hoạt động trị liệu kháng vi rút
Human immunodeficiency virus infection


KB
KBCB
KCB
MSM
MT

(Vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời)
Khám bệnh
Khám bệnh chữa bệnh
Khám chữa bệnh
Nam có quan hệ tình dục đồng giới với nam
Ma túy

NTCH
QĐ-BYT
QĐ-TTg
QĐ-UBND
SL
TB

Nhiễm trùng cơ hội
Quyết định của Bộ Y tế
Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ
Quyết định của Ủy ban nhân dân
Số lƣợng
Tế bào


vi
TCMT


Tiêm chích ma túy

TDP

Tác dụng phụ

THCS
THPT
TP

Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thành phố

Trung tâm
TT

Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dƣơng
Tuân thủ

TT-BYT

Thông tƣ của Bộ Y tế

TTĐT
UBND

Tuân thủ điều trị
Ủy ban nhân dân


WHO

Tổ chức Y tế thế giới


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1. Đặc điểm nhân khẩu học và thời gian phát hiện nhiễm HIV/AIDS ............. 37
Bảng 3. 2. Tỷ lệ đi làm xa nhà, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ ...................................... 39
Bảng 3. 3. Thông tin về sử dụng rƣợu bia, ma túy của bệnh nhân ................................ 39
Bảng 3. 4. Tình hình sử dụng ma túy của bệnh nhân ..................................................... 40
Bảng 3. 5. Thông tin về điều trị ARV ............................................................................ 40
Bảng 3. 6. Thông tin về sự hỗ trợ trong điều trị ARV ................................................... 41
Bảng 3. 7. Thông tin về yếu tố cung cấp dịch vụ tại Trung tâm .................................... 43
Bảng 3. 8. Tỷ lệ bỏ liều/uống sai giờ/không đúng cách trong tuần ............................... 45
Bảng 3. 9. Kiến thức về điều trị ARV của bệnh nhân.................................................... 47
Bảng 3. 10. Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV ............................................................ 47
Bảng 3. 11. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về điều trị ARV .................................. 49
Bảng 3. 12. Các yếu tố nhân khẩu học liên quan đến tuân thủ điều trị .......................... 50
Bảng 3. 13. Sử dụng rƣợu bia, ma túy và tuân thủ điều trị ............................................ 51
Bảng 3. 14. Yếu tố về thuốc, đặc điểm điều trị liên quan đến tuân thủ điều trị ............. 52
Bảng 3. 15. Các yếu tố về sự hỗ trợ liên quan đến TTĐT ............................................. 53
Bảng 3. 16. Các yếu tố về dịch vụ và sự hài lòng liên quan đến TTĐT ........................ 54
Bảng 3. 17. Yếu tố giữa kiến thức điều trị ARV liên quan đến TTĐT .......................... 55


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu 3. 1. Nguyên nhân lây nhiễm HIV ......................................................................... 38
Biểu 3. 2. Tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV trong tuần qua ................................................... 45
Biểu 3. 3. Lý do khiến bệnh nhân không tuân thủ điều trị trong tuần qua..................... 46
Biểu 3. 4. Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đạt và không đạt về điều trị ARV .................. 48


ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Quá trình điều trị ARV là rất phức tạp, đòi hỏi sự phải tuân thủ điều trị nghiêm
ngặt về thời gian, liều lƣợng, cách dùng thuốc ARV để hạn chế sự nhân lên và đột biến
kháng thuốc của vi rút HIV nhằm kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, tăng
chất lƣợng cuộc sống.
Để tìm hiểu sự tuân thủ điều trị ARV tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh
Hải Dƣơng “Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm
HIV/AIDS đang được điều trị tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hải
Dương năm 2016” với thiết kế mô tả cắt ngang có hồi cứu thông tin từ hố sơ bệnh án,
nhằm đạt đƣợc mục tiêu mô tả kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị ARV, tìm hiểu
một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở ngƣời nhiễm HIV/AIDS.
Kết quả nghiên cứu có 56,8% bệnh nhân đạt điểm kiến thức về điều trị ARV;
60,4% bệnh nhân tuân thủ điều trị ARV trong tuần qua. Các yếu tố giúp tăng cƣờng
khả năng tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân nhƣ: nữ giới có khả năng tuân thủ điều trị
cao gấp 1,9 lần nam giới (p<0,05); ngƣời có sự hỗ trợ tích cực của ngƣời nhà tuân thủ
điều trị cao gấp 10,9 lần (p<0,05); Ngƣời sử dụng các biện pháp nhắc nhở uống thuốc
tuân thủ điều trị cao gấp 2,52 lần (p<0,05); ngƣời tham gia đầy đủ 3 buổi tập huấn tuân
thủ cao gấp 2,05 lần(p<0,05);, ngƣời bệnh có thẻ BHYT tuân thủ điều trị cao gấp 2,09
lần ngƣời không có thẻ BHYT ((p<0,05).
Các yếu tố làm giảm khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân là những ngƣời
phải đi làm xa nhà tuân thủ điều trị kém hơn 2,12 lần ngƣời không phải đi làm xa nhà
(p<0,05) và bệnh nhân sử dụng bia rƣợu không tuân thủ điều trị gấp 3,96 lần so với
những bệnh nhân không sử dụng bia rƣợu.

Từ kết quả nghiên cứu các khuyến nghị đƣợc đƣa ra là cần phải có các nội quy,
quy định duy trì hoạt động tƣ vấn điều trị ARV;; đẩy mạnh hoạt động truyền thông tại
các khu công nghiệp và cung cấp địa chỉ của các nhà tuyển dụng để ngƣời nhiễm
HIV/AIDS có công ăn, việc làm ổn định; vận động ngƣời nhiễm sử dụng thẻ BHYT
trong khám bệnh, chữa bệnh để hạn chế khó khăn về tài chính nhằm tăng cƣờng sự
tuân thủ điều trị ARV của ngƣời nhiễm HIV/AIDS.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới tính đến hết năm 2014 số ngƣời nhiễm
HIV/AIDS trên toàn cầu còn sống là 36,9 triệu ngƣời, số ngƣời chết do HIV/AIDS
khoảng 39 triệu ngƣời, trong đó 14,9 triệu ngƣời sống chung với HIV đƣợc điều trị
bằng thuốc kháng vi rút (ARV)[67].
Tại Việt Nam tổng số ngƣời nhiễm HIV đang còn sống là 227.114 ngƣời, số bệnh
nhân AIDS là 71.115 ngƣời và số tử vong là 74.442 ngƣời. Liệu pháp điều trị cho ngƣời
nhiễm HIV/AIDS bằng thuốc ARV đƣợc triển khai tại nƣớc ta từ năm 2005, đến nay cả
nƣớc có 312 phòng khám ngoại trú và 526 điểm cấp phát thuốc ARV tại xã/phƣờng, số
ngƣời nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV là 95.752 ngƣời[10, 15]. Số ngƣời nhiễm
HIV/AIDS còn sống đƣợc tìm thấy trên địa bàn Hải Dƣơng là 1.889 ngƣời. Từ năm
2006, tỉnh đã bắt đầu triển khai chƣơng trình điều trị ARV, hiện đang điều trị cho 1.273
bệnh nhân tại các cơ sở y tế[37].
Quá trình điều trị bằng thuốc ARV rất phức tạp, việc lựa chọn thuốc điều trị
cũng đƣợc xem xét tùy từng bệnh nhân. Về nguyên tắc phải kết hợp 3 loại thuốc hoặc
nhiều hơn ba loại thuốc kháng retrovirus cùng một lúc, mỗi loại tác động ở những cơ
chế khác nhau lên chu trình sao chép của HIV. Sự kết hợp này cũng làm giảm nguy cơ
kháng thuốc. Từ 2008 đã ra đời dạng thuốc viên kết hợp ba trong một, thuận tiện hơn
cho việc điều trị. Tác dụng của thuốc ARV làm ức chế sự phát triển và nhân lên của vi
rút nên khi ngƣời nhiễm HIV đƣợc điều trị sẽ giảm nguy cơ chuyển sang AIDS, giảm

mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và giảm nguy cơ tử vong. Điều trị bằng thuốc ARV
còn làm giảm nguy lây truyền HIV sang ngƣời khác; giúp cải thiện chất lƣợng cuộc sống
của ngƣời nhiễm HIV/AIDS và giúp họ tự tin hòa nhập với cộng đồng[3, 5, 7].
Do HIV có tỷ lệ nhân lên và đột biến rất cao, nếu không tuân thủ điều trị (nghĩa là
thuốc không đƣợc dùng đều đặn, đủ liều và đúng giờ) sẽ dẫn đến việc nồng độ thuốc
trong máu thấp, xuất hiện các đột biến của HIV kháng thuốc. Khi có hiện tƣợng kháng
một loại thuốc trong nhóm xảy ra thì thông thƣờng sẽ dẫn đến việc kháng tất cả thuốc
của nhóm đó. Vì thế, việc không tuân thủ một phác đồ điều trị có thể dẫn đến hiện tƣợng


2

HIV kháng lại với nhiều loại thuốc kháng virut do đó trong quá trình điều trị ngƣời
nhiễm HIV cần tuyệt đối tuân thủ điều trị. Ngƣời bệnh nên đi khám, theo dõi sức khỏe
đều đặn tại cơ sở y tế và xây dựng thời gian biểu dùng thuốc hợp lý, đúng cách[27].
Mặc dù không có tiêu chuẩn vàng để đánh giá sự tuân thủ điều trị, tuy nhiên có
nhiều nghiên cứu đã đƣợc tiến hành để đánh giá về tỷ lệ TTĐT ARV ở ngƣời nhiễm
HIV/AIDS. S. Anuradha và cộng sự (2013) nghiên cứu trên 250 bệnh nhân đang điều
trị miễn phí ARV tại Ấn Độ có 96,8% bệnh nhân TTĐT[49]. Nghiên cứu của Emma
Rosamond Nony Weaver và cộng sự (2012) tại Indonesia cho thấy có 77% bệnh nhân
TTĐT trong 3 tháng qua[48]. Nghiên cứu của Văn Đình Hòa và cộng sự (2013) cho kết
quả 64,6% bệnh nhân TTĐT ARV[17]. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến việc
TTĐT có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra các biện pháp thích hợp để cải thiện tình
trạng không TTĐT. Một số yếu tố ảnh hƣởng tiêu cực đến TTĐT nhƣ yếu tố cá nhân,
độ tuổi, thời gian tham gia điều trị ARV, sử dụng bia rƣợu… đã đƣợc biết đến qua các
nghiên cứu của Golin C.E, Nguyễn Thị Thu Trang[36, 51].
Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dƣơng là đơn vị y tế đi đầu trong
lĩnh vực chăm sóc và điều trị cho ngƣời nhiễm HIV/AIDS của tỉnh. Theo nghiên cứu của
Đinh Thị Thúy Vân tại Trung tâm năm 2014, tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tử vong
trong quá trình điều trị ARV là 15,36%, tỷ lệ bỏ điều trị ARV là 17,46%[45]. Để hạn chế

những tác động tiêu cực xảy ra trong quá trình điều trị ARV cũng nhƣ đƣa ra một số
khuyến nghị nhằm tăng cƣờng hiệu quả, chất lƣợng điều trị ARV tại Trung tâm phòng,
chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dƣơng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Một số yếu tố liên
quan đến tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị tại
Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dương năm 2016”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị ở ngƣời nhiễm HIV/AIDS
đang điều trị ARV tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dƣơng năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị ở ngƣời nhiễm
HIV/AIDS đang điều trị ARV tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dƣơng
năm 2016.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS
HIV/AIDS là tình trạng bệnh mãn tính không thể chữa khỏi, hệ thống miễn dịch
của ngƣời nhiễm HIV/AIDS sẽ bị suy yếu dần dẫn đến tình trạng tử vong do mắc các
bệnh NTCH. Hiện nay do chƣa có thuốc điều trị khỏi và chƣa có vắc xin phòng bệnh
đặc hiệu nên các biện pháp nhằm hạn chế tối đa tác hại và sự lan truyền của HIV trong
cộng đồng chủ yếu là dự phòng với 3 mục tiêu chính: hạn chế tốc độ lây lan HIV, làm
chậm quá trình tiến triển từ nhiễm HIV tới bệnh AIDS và làm giảm ảnh hƣởng của
HIV/AIDS tới kinh tế, xã hội.
Kể từ ca nhiễm HIV đƣợc phát hiện đầu tiên tại Mỹ năm 1981 cho đến nay loài

ngƣời đã trải qua gần 40 năm đối phó với đại dịch có quy mô lớn, phức tạp. Tính đến hết
năm 2014, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, tổng số ngƣời nhiễm HIV/AIDS trên
thế giới còn sống là 36,9 triệu ngƣời, số ngƣời chết do HIV/AIDS khoảng 39 triệu ngƣời.
Khu vực Châu Phi chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất từ đại dịch HIV/AIDS với 25,8 triệu
ngƣời hiện đang nhiễm HIV/AIDS. Đến thời điểm hiện tại, dịch HIV trên thế giới về cơ
bản đã ngăn chặn và hạn chế tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ chết ở ngƣời nhiễm HIV/AIDS.
Tại Khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, năm 2013 có 4,8 triệu ngƣời nhiễm
HIV/AIDS (chiếm 2% số ngƣời trƣởng thành); số ngƣời nhiễm mới là 350.000 ngƣời,
250.000 ngƣời chết liên quan đến HIV/AIDS và khoảng 33% ngƣời trƣởng thành nhiễm
HIV đƣợc điều trị ARV[65-67]. Thái Lan là nƣớc duy nhất trong khu vực có tỷ lệ hiện
nhiễm gần 1%, trƣớc đó tỷ lệ nhiễm HIV ở ngƣời trƣởng thành của nƣớc này là 1,3%
trong năm 2009. Tại Campuchia, tỷ lệ hiện nhiễm ở ngƣời trƣởng thành giảm xuống còn
0,5% trong năm 2009. Tuy nhiên tỷ lệ hiện nhiễm HIV lại đang gia tăng ở những quốc gia
vốn có tỷ lệ hiện nhiễm thấp nhƣ Bangladesh, Pakistan (nơi tiêm chích ma túy là hình thái
lây truyền HIV chính). Hình thái lây truyền HIV tại Châu Á chủ yếu vẫn tập trung ở nhóm
ngƣời tiêm chích ma túy, ngƣời bán dâm, khách làng chơi và nam quan hệ tình dục đồng
giới[19, 64].


5

Tại Việt Nam, trƣờng hợp nhiễm HIV đầu tiên đƣợc phát hiện tại thành phố Hồ
Chí Minh vào năm 1990. Tính đến tháng 6 năm 2015 số ngƣời nhiễm HIV/AIDS còn
sống đƣợc báo cáo là 227.144 ngƣời, trong đó có 71.115 ngƣời đã chuyển sang giai
đoạn AIDS, và đã có 74.442 ngƣời tử vong do HIV/AIDS. 100% số tỉnh thành phố,
98,9% số quận huyện và 80,3% số xã, phƣờng đã có ngƣời nhiễm HIV/AIDS. Một số
xã, phƣờng có số ngƣời nhiễm HIV cao gấp 10 lần số ca nhiễm trung bình của toàn
quốc và tập trung chủ yếu ở các vùng xa, dân tộc thiểu số. Dịch HIV ở Việt Nam tập
trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao là ngƣời tiêm
chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ bán dâm. Theo ƣớc tính của

các chuyên gia, hiện có tới khoảng 260 ngàn ngƣời nhiễm HIV đang sống trong cộng
đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2015, số ngƣời xét nghiệm phát hiện mới nhiễm HIV là
3.204 ngƣời, số ngƣời nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là 1.326 ngƣời, số ngƣời
nhiễm HIV/AIDS tử vong 1.500 ngƣời. Trong số ngƣời nhiễm HIV/AIDS phát hiện tập
trung chủ yếu ở nam giới (66%), nữ giới (34%). Tỷ lệ ngƣời nhiễm mới đƣợc phát hiện
tiếp tục có xu hƣớng gia tăng trong nữ giới. Về đƣờng lây truyền: Lây qua đƣờng tình
dục là 52%, lây truyền qua đƣờng máu giảm còn 35,4%. Xu hƣớng lây truyền qua đƣờng
tình dục ngày càng gia tăng liên tục từ 2007 trở lại đây[6, 10].
Tại Hải Dƣơng đến năm 2015, số ngƣời nhiễm HIV/AIDS còn sống trên địa bàn
là 1.889 ngƣời và 1.527 ngƣời đã tử vong do AIDS. Trong năm 2015, số HIV mới phát
hiện là 109 ngƣời, số chuyển AIDS là 133 ngƣời, tử vong do AIDS là 26 ngƣời. Đến
nay, 260/265 xã (chiếm 98% số xã/phƣờng/thị trấn) và 12/12 huyện của Hải Dƣơng đều
đã phát hiện đƣợc ngƣời nhiễm HIV/AIDS[38].
1.2. Tình hình điều trị ARV trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình điều trị ARV trên thế giới
Kể từ khi dịch HIV/AIDS đƣợc phát hiện đến nay nhiều hoạt động can thiệp, dự
phòng, chăm sóc và điều trị cho ngƣời nhiễm HIV/AIDS đã đƣợc triển khai mạnh mẽ.
Trong đó, liệu pháp điều trị bằng thuốc ARV đã đƣợc tiến hành tại hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Năm 1987, lần đầu tiên thuốc AZT (Azydothimidine) đƣợc thử nghiệm


6

thành công. Năm 1989 đã có hƣớng dẫn điều trị AZT cho ngƣời nhiễm HIV và bệnh
nhân AIDS trên cơ sở số lƣợng tế bào CD4 của ngƣời bệnh. Đến năm 1996, thế giới bắt
đầu sử dụng phác đồ phối hợp ít nhất ba loại thuốc (HAART) trong điều trị cho ngƣời
nhiễm HIV/AIDS. Từ đó làm giảm đáng kể các trƣờng hợp tử vong do AIDS[60].
Với phƣơng cách điều trị sớm nhằm mang lại các lợi ích cho bản thân ngƣời
nhiễm, có thể kéo dài cuộc sống của ngƣời nhiễm HIV/AIDS đến 40 năm, đồng thời
giảm nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng và xã hội. Khi tuân thủ điều trị, ngƣời nhiễm

có tải lƣợng virút HIV trong máu giảm và khi xuống dƣới 1.000 bản sao/mm3 máu thì
hầu nhƣ không còn khả năng lây nhiễm cho ngƣời khác[18]. Vì vậy, năm 2013 Tổ
chức Y tế thế giới đã ban hành hƣớng dẫn về điều trị ARV theo nguyên tắc "Hợp nhất
về việc sử dụng các loại thuốc kháng vi rút để điều trị và phòng chống lây nhiễm HIV"
trên toàn cầu. Những hƣớng dẫn này đề nghị điều trị sớm và nâng cao ngƣỡng để bắt
đầu điều trị ARV ở mức CD4 là 350 tế bào/mm3 đến 500 tế bào/mm3 nhằm kéo dài
tuổi thọ và giảm khả năng lây truyền HIV cho ngƣời khác. Tất cả phụ nữ mang thai bắt
đầu điều trị ARV không phụ thuộc vào số lƣợng tế bào CD4 và tiếp tục suốt đời hoặc
cho đến khi các nguy cơ lây nhiễm HIV cho trẻ sơ sinh đã qua. Trẻ em dƣới 5 tuổi nên
bắt đầu điều trị ARV ngay sau khi khẳng định đƣợc tình trạng nhiễm HIV/AIDS. Ƣu
tiên sử dụng phác đồ kết hợp ba loại thuốc ARV trong một viên thuốc duy nhất, phác
đồ này gồm tenofovir + lamivudine (hoặc emtricitabine) + efavirenz (TDF + 3TC
(hoặc FTC) + EFV) đã đƣợc lựa chọn bởi vì nó là đơn giản, ít độc hại và có thể đƣợc
sử dụng trong mọi lứa tuổi, trừ trẻ nhỏ. Trẻ em dƣới ba tuổi nên sử dụng một chế độ
bao gồm một loại thuốc gọi là lopinavir/ritonavir (LPV/r). Nếu các nƣớc tích cực trong
trong việc triển khai việc điều trị ARV có thể đạt đƣợc mục tiêu toàn cầu điều trị cho
15 triệu ngƣời vào cuối năm 2015. So với các tiêu chuẩn hiện hành, các hƣớng dẫn mới
có thể giảm số tử vong do AIDS và nhiễm HIV mới từ 36% -39%[5, 66]. Tỷ lệ bao phủ
của chƣơng trình điều trị thuốc ARV ngày càng đƣợc mở rộng, một số nƣớc nhƣ
Botswana, Campuchia, Croatia, Cuba, Guyana,.. đã đạt tỷ lệ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn
đƣợc điều trị thuốc ARV từ 80% số ngƣời nhiễm trở lên. Trong khi đó Việt Nam, Ấn


7

Độ, Indonexia, Bờ Biển Ngà, Nam Phi,… là những nƣớc có tỷ lệ bệnh nhân đƣợc điều
trị với độ bao phủ dƣới 40%[61].
Tháng 7/2011, Tổ chức Y tế thế giới và chƣơng trình phối hợp phòng chống
HIV/AIDS của Liên hợp quốc đã khởi xƣớng Sáng kiến tiếp cận điều trị 2.0 nhằm
giảm những bất cập, thách thức hiện nay của chƣơng trình điều trị, nhƣ: sự tuân thủ

điều trị, chi phí điều trị, tiếp cận điều trị, hệ thống cung cấp dịch vụ…. Điều trị 2.0 là
một sáng kiến về điều trị mới bao gồm những vấn đề chuyên môn, tổ chức triển khai và
quản lý nhằm đơn giản hóa cách điều trị HIV/AIDS hiện nay và tăng cƣờng việc tiếp
cận tới thuốc điều trị. Chiến lƣợc này là một quá trình gồm 5 lĩnh vực: Tối ƣu hóa phác
đồ điều trị; cung cấp dịch vụ chẩn đoán tại cơ sở chăm sóc và điều trị tiện ích; Giảm
chi phí điều trị; Củng cố hệ thống cung cấp dịch vụ bằng lồng ghép chặt chẽ vào hệ
thống y tế cơ sở hiện có; Tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng, của ngƣời nhiễm và
ngƣời có hành vi nguy cơ cao. Việt Nam là nƣớc tham gia mô hình này từ năm 2012
thí điểm tại tỉnh Điện Biên và Cần Thơ[9, 46].
Theo Tổ chức Y tế thế giới, kết quả điều trị ARV đến năm 2014 nhƣ sau: 9,7
triệu ngƣời ở các nƣớc thu nhập thấp và thu nhập trung bình đã đƣợc điều trị kháng
virus; Số phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS đƣợc sử dụng thuốc dự phòng lây truyền
HIV từ mẹ sang con đã tăng lên trên 900.000 ngƣời; Bốn trong số năm ngƣời mới đƣợc
đƣa vào điều trị ARV sống ở tiểu vùng Sahara, Châu Phi; ARV cho trẻ em cũng đƣợc
mở rộng, tuy nhiên chỉ có một phần ba số trẻ em cần ART đang đƣợc điều trị; Liệu
pháp điều trị ARV mở rộng quy mô ở các nƣớc thu nhập thấp và trung bình đã cứu
khoảng 4,2 triệu sinh mạng; phòng ngừa bệnh nhiễm trùng cơ hội cho khoảng 800.000
trẻ em; Số ca tử vong liên quan đến AIDS đã giảm từ 2,3 triệu năm 2005 xuống còn 1.7
triệu năm 2011. Tại các nƣớc triển khai mạnh mẽ việc điều trị ART (nhƣ Brazil hay
Trung Quốc), tỷ lệ tử vong ở những ngƣời sống chung với HIV đã giảm 80% . Ở Nam
Phi, tuổi thọ trung bình tăng từ 54 tuổi (2005) lên 60 tuổi (2011)[65].


8

1.2.2. Tình hình điều trị ARV tại Việt Nam
Hiện nay, toàn quốc có 312 phòng khám ngoại trú và 526 điểm cấp phát thuốc
ARV tại xã/phƣờng; đang điều trị ARV cho 95.752 bệnh nhân, trong đó 91.156 ngƣời
lớn, 4.596 trẻ em. Tình trạng điều trị muộn đã đƣợc cải thiện với tỷ lệ CD4 <100 tế bào
khi bắt đầu điều trị ARV giảm từ 51% của năm 2012 xuống còn 34,4% năm 2015. Tỷ

lệ BN đã điều trị ARV ít nhất 36 tháng có tải lƣợng HIV dƣới 1.000 bản sao/ml là
95,1%, trong đó ở điều trị ARV bậc 1 là 92,9%. Tình trạng HIV kháng thuốc ở mức độ
thấp với tỷ lệ HIV kháng thuốc trên BN điều trị ARV từ 36 tháng trở lên là 4,6%. Triển
khai thí điểm mô hình điều trị ARV cho 7 tỉnh miền núi khi phát hiện ngƣời nhiễm
HIV điều trị ngay không phụ thuộc tế bào CD4. Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phƣơng
kiện toàn mạng lƣới phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS nhằm đảm bảo tính bền
vững của chƣơng trình điều trị ARV, đồng thời thực hiện chi trả điều trị HIV/AIDS
qua bảo hiểm y tế sau khi nguồn viện trợ kết thúc[5, 10, 12, 15].
Để thực hiện mục tiêu trên và đáp ứng với hƣớng dẫn điều trị mới của Tổ chức
Y tế thế giới, năm 2015 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3047/QĐ-BYT ngày
22/7/2015 về Hƣớng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS để thay thế cho các
hƣớng dẫn về chăm sóc và điều trị ARV không còn phù hợp, trong đó nâng tiêu chuẩn
bắt đầu điều trị chung cho tất cả các bệnh nhân từ mức 350 tế bào CD4/mm3 lên 500 tế
bào CD4/mm3, ngoài ra một số trƣờng hợp nhƣ phụ nữ nhiễm HIV mang thai, trẻ em,
ngƣời đồng nhiễm lao/HIV,… đƣợc điều trị ARV ngay không phụ thuộc vào ngƣỡng tế
bào CD4[5].
Hải Dƣơng bắt đầu triển khai hoạt động chăm sóc, điều trị cho ngƣời nhiễm
HIV/AIDS từ năm 2006. Tính đến nay, toàn tỉnh có 5 phòng khám ngoại trú thực hiện
điều trị cho ngƣời nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh và một số địa bàn lân cận. Tổng số
bệnh nhân điều trị ngoại trú bằng thuốc ARV tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS và
4 BVĐK tuyến huyện là 1.273 bệnh nhân, trong đó có 68 bệnh nhân trẻ em; trên 90%
bệnh nhân điều trị ARV đã đƣợc dự phòng nhiễm lao bằng INH, 205 ngƣời nhiễm
HIV/AIDS mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội vào điều trị nội trú. Trƣớc tháng 7/2015


9

các phòng khám ngoại trú tại tuyến huyện đƣợc triển khai tại các Trung tâm y tế huyện
một chức năng. Từ tháng 7/2015 bệnh nhân từ các phòng khám ngoại trú tại tuyến huyện
đã đƣợc bàn giao về cho các BVĐK cùng huyện quản lý, chăm sóc và điều trị cho ngƣời

nhiễm HIV/AIDS để đảm bảo chế độ BHYT cho bệnh nhân[37, 43].
1.2.3. Mục tiêu 90-90-90 của Liên hợp quốc
Tại hội nghị AIDS toàn cầu ở Australia tháng 7 năm 2014, Liên Hợp quốc đã
đƣa ra các mục tiêu toàn cầu đến năm 2020, gồm: 90% số ngƣời nhiễm HIV/AIDS biết
đƣợc tình trạng HIV của mình; 90% số ngƣời đã chẩn đoán nhiễm HIV đƣợc điều trị
ARV và 90% số ngƣời đƣợc điều trị ARV kiểm soát đƣợc tải lƣợng vi rút ở mức thấp
để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho ngƣời khác. Việt Nam là
nƣớc đầu tiên trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng hƣởng ứng chƣơng trình 9090-90 của Liên hợp quốc. Theo Cục phòng, chống HIV/AIDS các mục tiêu 90-90-90 là
những dấu mốc quan trọng có tính chiến lƣợc trong phòng, chống HIV/AIDS nói
chung cũng nhƣ để có thể kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030, bởi vì:
- 90% số ngƣời nhiễm HIV biết đƣợc tình trạng nhiễm HIV của mình: Nếu một
ngƣời nhiễm HIV mà không biết mình nhiễm thì họ sẽ không chủ động dự phòng và do
đó có thể vô tình làm lây nhiễm HIV cho ngƣời thân và cho ngƣời khác trong cộng
đồng. Ngƣời nhiễm HIV không biết tình trạng nhiễm HIV của mình cũng sẽ không tiếp
cận sớm với các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Về phía cơ quan phòng,
chống HIV/AIDS cũng nhƣ cung cấp dịch vụ, nếu chúng ta không biết đƣợc ai là ngƣời
nhiễm thì không thể tiếp cận và cung cấp đƣợc các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS
cho họ. Không biết đƣợc số ngƣời nhiễm HIV thực tế trong cộng đồng cũng sẽ gây khó
khăn trong việc lập kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS.
- 90% số ngƣời đã chẩn đoán nhiễm HIV đƣợc điều trị ARV: Việc điều trị sớm
bằng thuốc ARV sẽ giúp cho ngƣời nhiễm HIV tiếp tục kéo dài cuộc sống khỏe mạnh,
giảm các nhiễm trùng cơ hội và giảm nguy cơ tử vong do HIV/AIDS. Hơn nữa, việc
điều trị sớm bằng thuốc ARV và đúng sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm HIV qua quan


10

hệ tình dục và giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con. Do vậy điều trị sớm ARV sẽ làm
giảm nguy cơ lây lan HIV ra cộng đồng.
- 90% số ngƣời đƣợc điều trị ARV kiểm soát đƣợc tải lƣợng vi rút ở mức thấp để

sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây truyền HIV sang ngƣời khác: Việc kiểm soát tải
lƣợng vi rút HIV ở mức thấp dƣới ngƣỡng phát hiện là chỉ báo quan trọng liên quan đến
chất lƣợng và tuân thủ điều trị bằng thuốc kháng HIV. Khi một ngƣời điều trị ARV kiểm
soát đƣợc vi rút ở mức thấp không chỉ đảm bảo sức khỏe cho chính ngƣời bệnh mà còn
giảm nguy cơ lây lan HIV ra cộng đồng và tránh tạo ra các chủng HIV kháng thuốc.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy: Với mục tiêu 90% số ngƣời nhiễm HIV
biết đƣợc tình trạng nhiễm HIV của mình thì Việt Nam đã đạt đƣợc khoảng 78%. Mục
tiêu 90% ngƣời nhiễm HIV đƣợc điều trị ARV thì còn quá xa so với mục tiêu của Liên
hợp quốc do chỉ khoảng 45% số ngƣời chẩn đoán HIV đƣợc điều trị bằng thuốc ARV.
Với mục tiêu 90% số ngƣời đƣợc điều trị ARV kiểm soát đƣợc tải lƣợng vi rút ở mức
thấp và ổn định thì hiện tại chúng ta chƣa có nguồn lực tổ chức xét nghiệm tải lƣợng vi
rút một cách thƣờng quy trong thời gian qua nên chƣa có số liệu chính xác.
Có thể nói mục tiêu 90-90-90 là những mục tiêu hết sức tham vọng và thách
thức nhƣng nó hết sức cụ thể. Thực hiện đƣợc những mục tiêu này không chỉ là bảo vệ
sức khỏe tính mạng của con ngƣời mà còn là sự ổn định và phát triển của quốc gia.
Trong bối cảnh dịch HIV mang tính toàn cầu và tác động toàn cầu, nếu Việt Nam làm
tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS nói chung và thực hiện thắng lợi các mục tiêu
90-90-90 thì nó không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với ngƣời dân Việt Nam mà cả với
cộng đồng quốc tế và điều quan trọng đó là tiền đề để tiến tới kết thúc đại dịch AIDS
vào năm 2030[11, 63].
1.3. Khái niệm về tuân thủ điều trị ARV
1.3.1. Điều trị bằng thuốc kháng vi rút
1.3.1.1. Mục đích
- Ngăn chặn tối đa và lâu dài quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể
- Phục hồi chức năng miễn dịch


11

1.3.1.2. Lợi ích của điều trị ARV sớm

- Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến HIV
- Giảm mắc các bệnh NTCH
- Dự phòng lây truyền HIV từ ngƣời nhiễm sang ngƣời khác
- Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
1.3.1.3. Nguyên tắc điều trị
- Phối hợp thuốc: Dùng phối hợp ít nhất 3 loại thuốc ARV
- Điều trị sớm: Điều trị ngay khi ngƣời bệnh đủ tiêu chuẩn nhằm ngăn chặn khả
năng nhân lên của HIV, giảm số lƣợng HIV trong máu và giảm phá hủy tế bào miễn dịch
- Điều trị liên tục, suốt đời: Ngƣời bệnh cần đƣợc điều trị ARV suốt đời và theo
dõi trong suốt quá trình điều trị
- Đảm bảo tuân thủ điều trị ARV: Ngƣời bệnh cần thực hiện uống thuốc đúng
liều, đúng giờ, đúng cách theo chỉ định[5].
1.3.1.4. Giai đoạn lâm sàng và phác đồ điều trị (Phụ lục 9)
1.3.2. Tuân thủ điều trị ARV
1.3.2.1. Khái niệm tuân thủ điều trị ARV
- Tuân thủ điều trị ARV là uống thuốc đủ liều đƣợc chỉ định và uống đúng giờ.
Tuân thủ điều trị là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự thành công của điều trị,
tránh sự xuất hiện kháng thuốc
Tuân thủ điều trị = dùng ARV đều đặn
Tuân thủ điều trị = không quên uống thuốc
Tuân thủ điều trị = dùng ARV đúng thời gian[2, 5, 29]
1.3.2.2. Yêu cầu về tuân thủ điều trị
Cần đảm bảo tuân thủ điều trị ít nhất 95% số thuốc để ức chế HIV và dự phòng
kháng thuốc. Nếu tuân thủ <95% (có nghĩa là bỏ hoặc uống sai cách >5% số viên thuốc
hoặc dùng thuốc muộn > 1 giờ) thì có nguy cơ kháng thuốc và thất bại điều trị.


12

Đối với bệnh nhân dùng thuốc 2 lần/ngày có nghĩa là 60 lần/tháng và 14

lần/tuần: Tuân thủ điều trị >95% nghĩa là không quên uống thuốc quá 3 lần/tháng và
nếu tính trong 1 tuần thì không đƣợc quên lần nào.
Nếu với bệnh nhân dùng thuốc 1 lần/ngày nghĩa là 30 lần/tháng và 7 lần/tuần thì
tuân thủ 95% nghĩa là không quên uống thuốc quá 1 lần/tháng và nếu tính trong 1 tuần
thì không đƣợc quên lần nào.
Không tuân thủ điều trị:
- Quên liều, dùng sai liều: trong 1 ngày quên 1 liều thuốc ARV hoặc quên nhiều
liều của 1 hoặc nhiều thuốc ARV, quên nhiều lần, nhiều ngày hoặc toàn bộ ngày điều trị
trong tháng; uống nhiều hơn hoặc ít hơn lƣợng thuốc đƣợc chỉ định (nhỡ >5% số thuốc)
- Dùng sai cách: Không uống thuốc theo đúng hƣớng dẫn của bác sỹ đối với
thuốc ARV nhƣ: nên uống sau bữa ăn, uống trƣớc khi ngủ,… nhằm tránh tác dụng phụ
(nôn, buồn nôn, ảo giác,….) và phát huy hiệu quả tốt nhất của thuốc.
Dùng sai giờ: Sai quá 1 giờ so với thời gian uống thuốc hàng ngày.
Hướng dẫn cách xử lý khi quên uống thuốc ARV:
Khi phát hiện ra quên uống thuốc theo lịch, ngƣời bệnh phải uống ngay liều
thuốc vừa quên. Tiếp theo tính thời gian uống liều kế tiếp theo lịch nhƣ thƣờng lệ:
- Nếu thời gian đến liều kế tiếp còn trên 4 tiếng, uống liều đó vào đúng thời gian
theo lịch nhƣ bình thƣờng
- Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn dƣới 4 tiếng, KHÔNG ĐƢỢC uống
liều kế tiếp theo lịch cũ mà phải đợi trên 4 tiếng mới đƣợc uống
- Nếu quên hơn 2 liều trong một tuần, ngƣời bệnh phải báo cho bác sỹ điều trị
để đƣợc hƣớng dẫn[3, 5, 7].
1.3.2.3. Đánh giá sự sẵn sàng tuân thủ điều trị
- Thể hiện sự hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và về điều trị ARV; tầm quan trọng của
việc tuân thủ điều trị; tác dụng phụ của thuốc ARV; sự cần thiết phải theo dõi sau điều trị.
- Có ngƣời hỗ trợ/giám sát điều trị
- Có cuộc sống ổn định


13


- Thể hiện sự tuân thủ qua điều trị hoặc dự phòng NTCH, qua thăm khám định
kỳ hoặc tham gia các lớp tập huấn trƣớc điều trị[7].
1.3.2.4. Hỗ trợ tuân thủ điều trị
Đánh giá các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến sự tuân thủ điều trị của ngƣời bệnh
- Nhận thức của ngƣời bệnh về sự cần thiết của việc tuân thủ điều trị ARV
- Tính chất công việc của ngƣời bệnh
- Khoảng cách đi lại từ nhà đến phòng khám
- Sự hỗ trợ tuân thủ điều trị của các thành viên trong gia đình
- Các thuốc điều trị phối hợp khác: điều trị Methadone, điều trị lao,…
Các can thiệp hỗ trợ tuân thủ điều trị
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ tuân thủ điều trị cho ngƣời bệnh
- Cung cấp thông tin cơ bản về HIV, các thuốc ARV và vấn đề tuân thủ điều trị
ARV cho mỗi ngƣời bệnh.
- Thảo luận với ngƣời bệnh về cách thức hỗ trợ tuân thủ điều trị và thực hiện các
can thiệp hỗ trợ tuân thủ điều trị phù hợp
- Sử dụng các công cụ nhắc uống thuốc nhƣ tin nhắn điện thoại, sổ theo dõi
Các nhóm cần đƣợc hỗ trợ tuân thủ đặc biệt
- Phụ nữ mang thai trƣớc khi sinh và sau khi sinh
- Trẻ vị thành niên
- Trẻ em
- Ngƣời có biểu hiện rối loạn về sức khỏe tâm thần, rối loạn do sử dụng các chất
gây nghiện, sử dụng rƣợu[5, 7, 31].
1.3.2.5. Theo dõi tuân thủ điều trị tại các cơ sở điều trị HIV
- Theo dõi việc đến khám và lĩnh thuốc theo lịch của ngƣời bệnh. Liên hệ với
ngƣời bệnh để nhắc nhở họ đến khám và lấy thuốc đúng hẹn qua điện thoại hoặc mạng
lƣới đồng đẳng viên/ngƣời hỗ trợ điều trị.
- Đánh giá sự tuân thủ điều trị tại mỗi lần đến khám để có sự hỗ trợ kịp thời: hỏi
về việc quên không uống thuốc, số lần quên uống, thời gian uống.



14

- Theo dõi diễn biến lâm sàng, kết quả xét nghiệm CD4 và tải lƣợng HIV để
đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân[5].
1.3.2.6. Các biện pháp đảm bảo tuân thủ điều trị
Tư vấn trước điều trị:
- Lợi ích của việc điều trị ARV
- Điều trị kéo dài suốt đời
- Khi điều trị vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng lây truyền vi rút cho ngƣời
khác và điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội nếu có chỉ định
- Đến thăm khám định kỳ để đánh giá điều trị
- Các tác dụng phụ và cách theo dõi xử trí
- Tƣơng tác với các thuốc điều trị khác có thể xảy ra
- Tuân thủ tuyệt đối chế độ điều trị: uống thuốc đủ số lƣợng theo đúng thời gian
chỉ định
- Đối với thuốc uống 2 lần/ngày phải uống cách nhau 12 giờ (nếu ngƣời bệnh
quên uống thuốc ≥ 3 lần/tháng, điều trị có thể thất bại; không đƣợc chia thuốc cho
ngƣời khác).
Sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng
- Xác định ngƣời hỗ trợ/giám sát điều trị trong gia đình, cung cấp tƣ vấn và hỗ
trợ cho ngƣời hỗ trợ/giám sát
- Động viên ngƣời nhiễm tham gia vào các hoạt động hỗ trợ sự tuân thủ điều trị.
- Huy động các tổ chức xã hội và phối hợp hoạt động của các tổ chức này trong
việc hỗ trợ ngƣời nhiễm tuân thủ điều trị[7].
1.4. Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan
Tuân thủ nghiêm ngặt điều trị ARV là chìa khóa để duy trì ức chế HIV; giảm
nguy cơ kháng thuốc; cải thiện sức khỏe tổng thể, chất lƣợng cuộc sống và sự sống còn
cũng nhƣ giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. Ngƣợc lại, không tuân thủ là nguyên nhân
chính của thất bại điều trị. Để đạt đƣợc sự tuân thủ điều trị ARV là một yếu tố quyết

định quan trọng của kết quả lâu dài ở những ngƣời nhiễm HIV. Mất kiểm soát virus


×