Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thông tin khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐỖ THANH TÙNG

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ THÔNG TIN KHÁM CHỮA BỆNH TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60720701

ĐỒNG THÁP, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐỖ THANH TÙNG

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ THÔNG TIN KHÁM CHỮA BỆNH TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM VĂN ĐỞM

ĐỒNG THÁP, 2017




i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Y tế Công cộng đến
nay đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ban giám hiệu, cùng tất cả Quí thầy cô giáo nhà trường đã không quãng ngại
đường xa, khó khăn cách trở truyền dạy cho tôi kiến thức, kinh nghiệm, tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu;
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy TS. Phạm Văn Đởm và Ths.
Trần Thị Hồng đã tận tâm truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu khoa
học quý báu, định hướng và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
này;
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, tập thể cán bộ và anh chị em đồng
nghiệp tại Bệnh viện đa khoa Kiên Giang đã tạo điều kiện, quan tâm và giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập số liệu, cung cấp thông tin trong cả quá trình hoàn thiện luận
văn;
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình, các anh/chị, em đồng nghiệp và
bạn bè đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên: Đỗ Thanh Tùng
Lớp QLBV K8 Đồng Tháp


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 5
1.1. Quản lý bệnh viện ................................................................................................................ 5
1.1.1. Khái niệm về bệnh viện ............................................................................................ 5
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện ..................................................................... 5
1.2. Ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB ............................................................................. 8
1.2.1. Định nghĩa................................................................................................................. 8
1.2.2. Một số thuật ngữ liên quan đến ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB ................ 8
1.2.3. Lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB....................................... 10
1.3. Một số yếu tố cần thiết để triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB.................. 12
1.3.1. Hạ tầng công nghệ thông tin ................................................................................... 12
1.3.2. Kinh phí .................................................................................................................. 13
1.3.3. Nhân lực .................................................................................................................. 14
1.3.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành ...................................................................... 14
1.3.5. Chính sách............................................................................................................... 15
1.3.6. Phần mềm quản lý bệnh viện .................................................................................. 16
1.4. Tình hình ứng dụng CNTT quản lý TTKCB ..................................................................... 19
1.4.1. Trên thế giới ............................................................................................................ 19
1.4.2. Tại Việt Nam .......................................................................................................... 19
1.5. Thông tin về bệnh viên Đa Khoa Kiên Giang ................................................................... 20
1.6. Công tác ứng dụng CNTT của BVĐKKG. ........................................................................ 24
1.7. Phần mềm quản lý TTKCB tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang ......................................... 26


iii

KHUNG LÝ THUYẾT ........................................................................................................... 29

CHƯƠNG 2: ĐÔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................................... 30
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 30
2.3 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................................ 30
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................................................... 30
2.5 Phương pháp thu thập số liệu............................................................................................. 31
2.5.1 Công cụ thu thập số liệu .......................................................................................... 31
2.5.2 Quy trình thu thập số liệu ........................................................................................ 32
2.6. Các biến số nghiên cứu ...................................................................................................... 33
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................................. 34
2.8. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................................... 34
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ................................................... 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 36
3.1. Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB tại BVĐKKG ................................... 36
3.1.1. Thực trạng về nhân lực trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB tại
BVĐKKG ......................................................................................................................... 36
3.1.2. Thực trạng về cơ sở hạ tầng về CNTT trong quản lý TTKCB tại BVĐKKG ........ 39
3.1.3. Thực trạng về phần mềm quản lý TTKCB tại BVĐKKG ...................................... 44
3.2. Những thuận lợi và khó khăn quá trình ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB ............. 56
3.2.1. Yếu tố thuận lợi. ..................................................................................................... 56
3.2.2. Yếu tố khó khăn. ..................................................................................................... 60
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................................... 62
4.1. Thực trạng ứng dụng CNTT quản lý TTKCB tại BVĐK Kiên Giang .............................. 62
4.1.1. Cơ sở hạ tầng thiết bị .............................................................................................. 62
4.1.2. Nguồn nhân lực CNTT trong quản lý TTKCB ....................................................... 63
4.1.3. Ứng dụng phần mềm quản lý TTKCB tại bệnh viện. ............................................. 64
4.1.4. Lợi ích việc ứng dụng CNTT quản lý TTKCB tại BVĐKKG ............................... 65


iv


4.2. Những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố thảnh hưởng tới việc triển khai CNTT quản lý
TTKCB tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang............................................................................... 65
4.2.1 Thuận lợi .................................................................................................................. 67
4.2.2 Khó khăn .................................................................................................................. 69
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 72
KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 75
PHỤ LỤC................................................................................................................................. 79


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BA
BGĐ
BHYT
BN
BS
BVĐKKG
BVVP
BYT
CBYT
CLS
CNNT
ĐD
ĐHYTCC
DS
HSSK

KCB
NHS
QLBV
TTKCB

Bệnh án
Ban giám đốc
Bảo hiểm y tế
Bệnh nhân
Bác sĩ
Bệnh viện đa khoa Kiên Giang
Bệnh viện Việt Pháp
Bộ Y Tế
Cán bộ y tế
Cận lâm sàng
Công nghệ thông tin
Điều dưỡng
Đại học y tế công cộng
Dược sĩ
Hồ sơ sức khỏe
Khám chữa bệnh
Nữ hộ sinh
Quản lý bệnh viện
Thông tin khám chữa bệnh


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Công suất sử dụng giường bệnh, ngày điều trị bình quân, số lượt khám bệnh

trong 3 năm ................................................................................................................... 24
Bảng 1.2: Kinh phí đầu tư cho hoạt động CNTT trong 2 năm 2012 và 2013............... 26
Bảng 2: Danh sách phục lục phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm ................................... 31
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.................................................... 37
Bảng 3.2: Số lượng Bác sĩ và Điều dưỡng theo từng khoa ........................................... 37
Bảng 3.3: Trình độ chứng chỉ tin học của cán bộ y tế BVĐKKG ................................ 38
Bảng 3.4: Trình độ chứng chỉ tiếng anh của cán bộ y tế BVĐKKG ............................ 39
Bảng 3.5: Số lượng máy tính tại các khoa sử dụng quản lý TTKCB ........................... 39
Bảng 3.6: Thời gian và mục đích sử dụng của máy tính tại 4 khoa nghiên cứu ........... 40
Bảng 3.7: Số lượng máy tính kết nối mạng LAN, Internet tại các khoa nghiên cứu .... 42
Bảng 3.8: Đánh giá chức năng của phần mềm quản lý TTKCB Khoa Khám .............. 45
Bảng 3.9: Đánh giá chức năng của phần mềm quản lý TTKCB tại khoa cấp cứu ....... 46
Bảng 3.10: Đánh giá chức năng của phần mềm quản lý TTKCB tại nội trú ................ 48
Bảng 4.1: Tổng hợp đánh giá các phân hệ phần mềm theo tiêu chí nội dung .............. 64


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Đánh giá của cán bộ y tế về máy tính và máy in có đáp ứng nhu cầu quản lý
TTKCB ......................................................................................................................... 41
Biểu đồ 2: Đánh giá của cán bộ về mạng LAN và internet có đáp ứng nhu cầu quản lý
TTKCB ......................................................................................................................... 43
Biểu đồ 3: Lợi ích của việc ứng dụng CNTT quản lý TTKCB đối với Bệnh nhân và
Nhân viên Y tế ............................................................................................................. 52
Biểu đồ 4: Lợi ích của việc ứng dụng CNTT quản lý TTKCB trong việc hỗ trợ cán bộ y
tế quản lý thông tin và quy trình khám bệnh ................................................................ 53
Biểu đồ 5: Lợi ích của việc ứng dụng CNTT quản lý TTKCB trong việc hỗ trợ cán bộ y
tế kiểm soát thông tin và quy trình khám bệnh ........................................................... 55
Biểu đồ 6: Yếu tố thuận lợi của phần mềm .................................................................. 57

Biểu đồ 7: Đánh giá sự quan tâm và hỗ trợ của bệnh viện .......................................... 58


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang với quy mô 1500 giường bệnh, là tuyến điều
trị cao nhất, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân trong
tỉnh, với dân số 1 triệu 400 ngàn dân. Hằng năm, trong quá trình hoạt động của mình,
bệnh viện đã sản sinh ra một khối lượng rất lớn các thông tin khám chữa bệnh
(TTKCB) của bệnh nhân tới khám và điều trị. Việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong trong quản lý thông tin khám chữa bệnh là một yêu cầu cấp thiết đã được Lãnh
đạo Bệnh viện quan tâm và đưa vào ứng dụng từ năm 2012. Sau 5 năm thực hiện việc
ứng dụng CNTT trong quản TTKCB mang lại nhiều lợi ích thiết thực tuy nhiên cũng
gặp một số khó khăn.
Xuất phát từ cấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý thông tin khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa kiên
giang năm 2017”.
Nghiêu cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính được thực hiện từ
tháng 02/2017 đến tháng 08/2017 tại Bệnh viện đa khoa Kiên Giang. Đối tượng nghiên
cứu định lượng gồm 180 bác sĩ và Điều dưỡng tại 4 khoa, được tham gia phát vấn theo
bộ câu hỏi có cấu trúc. Nghiên cứu định tính, chúng tôi tiến hành phòng vấn sâu lãnh
đạo bệnh viện, lãnh đạo các khoa phòng và một số nhân viên liên quan.
Kết quả nghiên cứu cho thấy Bệnh viện đa khoa Kiên Giang được đầu tư từ hệ
thống phần cứng và phần phần mềm tương đối đồng bộ, đội ngũ cán bộ y tế có có năng
lực về CNTT, đa số đều sử dụng được phần mềm quản lý TTKCB. Những lợi ích mang
lại sau khi triển khai ứng dụng CNTT quản lý TTKCB là giảm thời gian chờ của bệnh
nhân và năng suất làm việc của cán bộ y tế được nâng cao. Đối với cán bộ quản lý việc
ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý
và điều hành được tốt hơn nhờ thông tin được cập nhật khi có thay đổi. Ứng dụng

CNTT trong quản lý TTKCB được thành công thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ đắc lực


ix

từ ban Giám đốc Bệnh viện là yếu tố quyết định ngoài ra cò một số yếu tố khác bao
gồm năng lực về CNTT của cán bộ và nhân viên y tế, trang thiết bị phần cứng và phần
mềm được đầu tư hợp lý là những thuận lợi đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn một số khó
khăn bao gồm: Thiếu các văn bản quy định hướng dẫn của ngành y tế về ứng dụng
CNTT quản lý TTKCB, việc liên kết chia sẽ TTKCB với BHYT còn khó khăn do
không đồng nhất hệ thống. Bệnh cạnh đó việc quy hoạch chưa hợp lý trong quá trình
nâng cấp mở rộng diện tích sử dụng dẫn đến cơ sở hạ tần CNTT thiếu tính liên kết.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho lãnh đạo bệnh
viện, cơ quan quản lý các cấp nhanh chóng xây dựng các văn bản quy định hướng dẫn
và chiến lược cụ thể về ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB, quan tâm tới việc sửa
chữa, nâng cấp hệ thống CNTT quản lý TTKCB mang tính bền vững lâu dài nhằm góp
phần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế nước nhà.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật công nghệ
thông tin đang dần chứng tỏ tầm ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Đối với hoạt động của ngành y tế, có thể thấy rằng công nghệ thông tin ngày càng đóng
vai trò quan trọng, không chỉ là mũi nhọn cho quá trình cải cách hành chính trong công
tác quản lý, điều hành mà còn “đỡ đầu” cho việc triển khai và ứng dụng thành công các
kỹ thuật cao trong công tác khám chữa bệnh.
Trong những năm qua ngành Y tế Tỉnh Kiên Giang đã và đang triển khai ứng
dụng Công nghệ thông tin (CNTT) tới các đơn vị bệnh viện trong tỉnh bước đầu đạt kết

quả khả quan, 100% bệnh viện tỉnh, huyện và trên 80% trạm y tế xã, phường ứng dụng
CNTT vào các hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp, hỗ trợ khám và điều trị. 100%
cán bộ, y bác sĩ trong các bệnh viện tỉnh, huyện và trên 50% cán bộ của trạm y tế
xã/phường được đào tạo cơ bản về tin học, đào tạo nghiệp vụ chung; Phát triển mạng y
tế của tỉnh phục vụ chẩn đoán, chữa bệnh từ xa. Kết nối hệ thống chẩn đoán bệnh từ xa
giữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh với các bệnh viện đầu ngành tại thành phố Hồ Chí Minh
và các bệnh viện khác trong cả nước; giữa bệnh viện Đa khoa tỉnh với các bệnh viện đa
khoa tuyến huyện [21].
Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang với 1500 giường bệnh, là tuyến điều trị cao
nhất, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh,
với dân số 1 triệu 400 ngàn dân [3]. Hằng năm, trong quá trình hoạt động của mình,
bệnh viện đã sản sinh ra một khối lượng rất lớn các thông tin khám chữa bệnh
(TTKCB) của bệnh nhân tới khám và điều trị. Điều 59 luật khám chữa bệnh 2009 có
ghi TTKCB là “tài liệu ghi chép tình hình bệnh tật và các chế độ điều trị, có ý nghĩa
quan trọng trong quản lý bệnh nhân, nghiên cứu khoa học, chứng từ tài chính và pháp
y”. Thông tin khám chữa bệnh được xem như một công cụ hữu hiệu để quản lý bệnh
nhân trong bệnh viện, theo dõi sự tiến triển của các bệnh viện hiện nay [2].


2

Thông tin khám chữa bệnh là một loại tài liệu lưu trữ đặc biệt là về cấu tạo và ý
nghĩa mang lại nhiều lợi ích cho nhiều người dân cũng như các cơ quan chức năng.
Đặc biệt việc ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB là một khái niệm mới tại Việt
Nam, do đó còn nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng CNTT quản lý TTKCB để
thay thế thông tin khám chữa bệnh truyền thống. Hiện tại các bệnh viện hầu như đã
được tin học hóa việc thủ tục giấy tờ và các khâu khám chữa bệnh cũng như sử dụng
CNTT vào quản lý TTKCB dần thay thế thông tin khám chữa bệnh giấy mới chỉ được
một số bệnh viện áp dụng.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị CNTT được đầu tư. Nguồn nhân lực có trình độ

CNTT và chuyên môn được tăng cường. Xong, số lượng chuyển tuyến từ các bệnh
viện huyện về bệnh viện tỉnh vẫn còn tăng cao tỷ lệ chuyển tuyến của một số bệnh viện
có nơi tăng đến 166%. Tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã thực hiện được nhiều
giải pháp để hạn chế tình trạng quá tải. Tuy nhiên, sự quá tải cục bộ của một số chuyên
khoa chưa được cải thiện đáng kể, có khoa công suất sử dụng giường bệnh trên 100%
trong 5 năm liên tục [3].
Với số lượng bệnh nhân khám và điều trị cao, việc quá tải bệnh viện thường
xuyên xảy ra, công tác quản lý thông thường lộ ra nhiều bất cập và trì trệ. Do vậy việc
ứng dụng CNTT quản lý TTKCB trong quá trình hỗ trợ công tác quản lý bệnh viện là
một yêu cầu thực tế và cấp thiết. Do đó BGĐ bệnh viện quyết tâm đưa CNTT quản lý
TTKCB vào nhằm hỗ trợ công tác quản lý trong bệnh viện.
Với mong muốn đưa ra một bức tranh tổng thể về thực trạng công tác ứng dụng
CNTT quản lý TTKCB tại BVĐK Kiên Giang. Từ đó đánh giá những thuận lợi và khó
khăn trong việc ứng dụng CNTT quản lý TTKCB tại bệnh viện để tìm ra những nguyên
nhân tồn tại và đề xuất giải pháp khắc phục, tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý thông tin khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa kiên
giang năm 2017”. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp lãnh đạo bệnh viện xây dựng chiến lược


3

phát triển tổng thể ứng dụng CNTT quản lý TTKCB trong bệnh viện trong thời gian
tiếp theo.


4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thông tin khám
chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang, năm 2017.

2. Phân tích một số thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý thông tin khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang, năm
2017.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Quản lý bệnh viện
1.1.1. Khái niệm về bệnh viện
Cùng với thời gian, khái niệm bệnh viện cũng có nhiều thay đổi. Trước đây,
bệnh viện được coi là “nhà tế bần” cứu giúp những người nghèo khổ. Chúng được
thành lập giống như những trung tâm từ thiện nuôi dưỡng người ốm yếu và người
nghèo. Ngày nay, bệnh viện được coi là nơi chẩn đoán và điều trị bệnh tật, nơi đào tạo
và tiến hành các nghiên cứu y học, nơi xúc tiến các hoạt động chăm sóc sức khỏe, và ở
một mức độ nào đó là nơi trợ giúp cho các nghiên cứu y sinh học [14].
Theo khái niệm WHO, bệnh viện là một phần không thể thiếu của một tổ chức y
tế xã hội, có chức năng cung cấp cho dân cư các dịch vụ chữa trị và phòng bệnh toàn
diện, cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại gia đình; bệnh viện cũng là trung tâm
đào tạo các nhân viên y tế và trung tâm nghiên cứu y học [14].
Bệnh viện là một cơ sở y tế trong khu vực dân cư bao gồm giường bệnh, đội ngũ
cán bộ có trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý, có trang thiết bị cơ sở hạ tầng để phục
vụ bệnh nhân. Theo quan điểm hiện đại, bệnh viện là một hệ thống, một phức hợp và
một tổ chức động:
 Một hệ thống lớn bao gồm: Ban Giám đốc, các phòng nghiệp vụ, các khoa lâm
sàng, cận lâm sàng.
 Một phức hợp bao gồm rất nhiều yếu tố có liên quan từ khám bệnh, bệnh nhân
vào viện, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc…
 Một tổ chức động bao gồm đầu vào là bệnh nhân, cán bộ y tế, thuốc men, trang
thiết bị cần có để chẩn đoán, điều trị. Đầu ra là bệnh nhân khỏi bệnh ra viện

hoặc phục hồi sức khỏe hoặc bệnh nhân tử vong [18].
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện
Bệnh viện có 07 chức năng và nhiệm vụ chính: Cấp cứu-khám bệnh-chữa bệnh;
Đào tạo cán bộ; Nghiên cứu khoa học; Chỉ đạo tuyến; Phòng bệnh; Hợp tác quốc tế và
Quản lý kinh tế trong bệnh viện [4].


6

Nhà nước khuyến khích các bệnh viện thực hiện công tác xã hội hóa y tế theo
Nghị định 43/2006/NĐ-CP, thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch
vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động
sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách Nhà nước. Để thực hiện những
nhiệm vụ trên Bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang (BVĐKKG) tiên phong đi đầu trong
lĩnh vực y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh, bước đầu bệnh viện cũng đã áp dụng thành công
các chức năng chính của bệnh viện [18].
(1) Cấp cứu – khám bệnh – Chữa bệnh:
Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi bệnh nhân đến cấp cứu, khám bệnh, chữa
bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định. Tổ chức khám sức
khỏe, chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.
(2) Đào tạo cán bộ y tế:
Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trên đại học, đại
học và trung học. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến
dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.
(3) Nghiên cứu khoa học về y học:
Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến bộ
kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ
truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu
lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành. Kết hợp với

bệnh viện bạn và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh
viện.
(4) Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật:
Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng I, II, III) thực hiện việc
phát triển kỹ thuật chuyên môn. Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các
chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn các tỉnh, thành phố và các
ngành.


7

(5) Phòng bệnh:
Phối hợp với các Bệnh viện tuyến dưới thường xuyên thực hiện nhiệm vụ
phòng bệnh, phòng dịch.
(6) Hợp tác quốc tế:
Hợp tác với các Bệnh viện, các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo quy
định của Nhà nước.
(7) Quản lý kinh tế y tế:
Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao Ngân sách nhà nước cấp. Thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện
hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế:
viện phí, BHYT, đầu tư nước ngoài và của các tổ chức kinh tế khác [4].
Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện đã và đang thực
hiện áp dụng 07 chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện tại đơn vị. Nhờ vào việc ứng
dụng này đã đem lại nhiều thuận lợi trong công tác quản lý điều hành của BGĐ. Ưu
điểm nổi bật nhất là việc quản lý thông tin bệnh nhân, tiền sử bệnh, tài chính viện phí
rất thuận tiện và truy xuất nhanh chóng. Nhờ vào ứng dụng CNTT nên việc lưu trữ dữ
liệu được đảm bảo nhằm phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học cho lực
lượng y bác sĩ trẻ. Công tác phòng bệnh và hợp tác quốc tế cũng được hưởng lợi rất
nhiều từ công nghệ thông tin trong y tế. Ngoài ra vấn đề tài chính của bệnh viện tư

nhân là yếu tố quan trọng của đơn vị nên khi áp dụng CNTT vào quản lý giúp ích rất
nhiều trong công tác thống kê, báo cáo nhằm giảm thời gian và nguồn nhân lực đáng kể
của đơn vị. Ngoài những ưu điểm thì việc ứng dụng CNTT cũng bộc lộ những nhược
điểm như nhân viên chưa quen các thao tác trên phần mềm quản lý, tuổi tác nhân viên
ảnh hưởng rất lớn cho việc triển khai. Thực tế áp dụng tại đơn vị những nhân viên lớn
tuổi rất khó khăn trong việc thực hiện các thao tác trên hệ thống phần mềm. Hiện nay
các phần mềm QLBV tự phát, không được sự quản lý tập trung từ các cơ quan chức
năng như BYT hay BHYT...


8

Trong phạm vi nghiên cứu này chỉ tập trung vào chức năng chính của việc
ứng dụng CNTT trong quản lý thông khám chữa bệnh của bệnh nhân tới khám và điều
trị tại BVĐKKG: Do tính đặc thù của bệnh viện đa khoa Kiên Giang là số lượng bệnh
nhân nhiều nên việc kê đơn, thanh toán viện phí, thống kê báo cáo rất khó khăn. Công
tác quản lý bệnh viện cũng như thông tin khám chữa bệnh của bệnh nhân rất phức tạp.
Chữ viết của các bác sĩ khó đọc do đó khó khăn cho người sử dụng TTKCB, dễ gây ra
rủi ro do nhầm lẫn. Ghi diễn biến của bệnh chưa đầy đủ, còn sai sót trong ghi chép
TTKCB. Khó khăn trong việc lưu trữ và tìm kiếm thông tin bệnh nhân.
1.2. Ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB
1.2.1. Định nghĩa
Ứng dụng CNTT quản lý TTKCB là một hệ thống quản lý thông tin sức khỏe
bệnh nhân được quản lý dựa trên công nghệ hiện đại, giao tiếp và lưu trữ trên các hệ
thống máy tính [16].
Việc ứng dụng CNTT quản lý TTKCB chính là một thông tin khám chữa bệnh
được lưu trữ trong một hệ thống, hệ thống này được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ người sử
dụng thông qua: các dữ liệu bệnh nhân chính xác và đầy đủ, các công cụ giám sát và
nhắc nhở, hệ trợ giúp quyết định, các liên kết tới cơ sở tri thức y học và nhiều phương
tiện trợ giúp khác.

1.2.2. Một số thuật ngữ liên quan đến ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB
+ Hồ sơ sức khỏe tự động (AHR – Automated Health Record): Thuật ngữ hồ sơ
sức khỏe tự động đã được sử dụng để mô tả một hệ thống lưu trữ các hình ảnh, hồ sơ
sức khỏe trên máy tính. Thông thường, các tài liệu được quét vào máy tính và các hình
ảnh được lưu vào đĩa quang học. Hệ thống này được sử dụng hầu hết vào những năm
đầu thập kỷ 1990. Với hệ thống này, thông tin được quét hình ảnh, lưu trữ và có thể
truy cập được. Theo cách này thì các thông tin có thể được sử dụng và truy cập tuy
nhiên khả năng sử dụng hệ thống cho các chức năng tương tác và hỗ trợ người sử dụng
bị hạn chế rất nhiều [33].


9

+ Bệnh án điện tử EMR (Electronic Medical Record): là phiên bản số của bệnh
án bằng giấy được tạo ra bởi các bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế trong một cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh. Hệ thống bệnh án điện tử là một hệ thống độc lập cho phép lưu
trữ, thu thập, sửa đổi và bổ sung các thông tin chăm sóc sức khỏe [7].
+ Hồ sơ y tế điện tử EHR (Electronic Health Record): là phiên bản số của hồ sơ
y tế bao gồm thông tin nhân khẩu học, tiêm chủng, dị ứng và nhóm máu; Thông tin
tóm tắt quá trình điều trị, các triệu chứng và bệnh, , dấu hiệu sinh tồn, kết quả cận lâm
sàng, điều trị bằng thuốc…. [7].
+ Hồ sơ bệnh nhân dựa trên máy tính (CPR – Computer based patiend patient
records): Tại Mỹ, thuật ngữ hồ sơ bệnh nhân dựa trên máy tính đã được giới thiệu từ
năm 1990. Điều này được định nghĩa là một tập hợp các thông tin y tế cho một bệnh
nhân được liên kết bởi một hệ nhận dạng của bệnh nhân. CPR tập trung vào các chức
năng như cảnh báo y tế, đặt hàng thuốc, cung cấp các dữ liệu tích hợp đăng ký bệnh
nhân, nhập viện, các chi tiết về tài chính, các thông tin ghi chép từ y tá, phòng xét
nghiệm, điện quang và dược phẩm [33].
+ Chuẩn quốc tế HL7 (Health Level 7): HL7 cung cấp giao thức chuẩn về quản
lý, trao đổi và tích hợp các dữ liệu y tế giữa các hệ thống thông tin y tế nhằm hỗ trợ các

hoạt động y tế [7].
+ HL7 CDA (Health Level 7 Clinical Document Architecture): là một tài liệu
tiêu chuẩn quy định cấu trúc và ngữ nghĩa các dữ liệu lâm sàng phục vụ mục tiêu trao
đổi dữ liệu giữa các bên liên quan [7].
+ Chuẩn hình ảnh số trong truyền thông y tế DICOM (Digital Imaging
Communications in Medicine): là chuẩn quốc tế xác định giao thức trao đổi, lưu trữ, xử
lý và chia sẻ dữ liệu hình ảnh giữa các thiết bị y tế và các hệ thống thông tin y tế [7].
+ Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý và truyền hình ảnh PACS (Picture Archiving
and Communication System): lưu trữ, xử lý, khai thác cơ sở dữ liệu, âm thanh, hình
ảnh, truyền hình ảnh động và các dữ liệu khác từ những thiết bị chẩn đoán hình ảnh
như siêu âm, Xquang, CT scanner, cộng hưởng từ hạt nhân... Các lĩnh vực ứng dụng


10

nhiều nhất của PACS là chẩn đoán hình ảnh từ xa (Teleradiology), chẩn đoán giải phẫu
bệnh từ xa (Telepathology) [7].
1.2.3. Lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB
Một số tổ chức y tế đang thành công trên con đường áp dụng CNTT trong quản
lý TTKCB. Sự phát triển này trở nên khả thi hơn nhờ những tiến bộ trong công nghệ
máy tính được sử dụng vào lĩnh vực y tế. Những công nghệ và ứng dụng mới như vậy
có khả năng cải thiện được chất lượng chăm sóc sức khoẻ, nâng cao những cơ sở khoa
học trong ngành Y, giảm giá tiền của các dịch vụ y tế, hỗ trợ đào tạo các chuyên gia
chuyên ngành [11].
Việc ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB chắc chắn sẽ tác động tích cực đến
chất lượng chăm sóc bệnh nhân qua 4 con đường:
Đầu tiên, ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB cung cấp một phương tiện cải
tiến cả việc truy nhập cũng như chất lượng dữ liệu.
Thứ hai, chúng cho phép những nhà cung cấp dịch vụ y tế có thể tổng hợp thông
tin về bệnh nhân vượt qua cả yếu tố thời gian và không gian.

Thứ ba, các bác sỹ có thể tham khảo các tri thức Y học một cách dễ dàng hơn.
Cuối cùng, việc ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB cung cấp khả năng trợ
giúp quyết định của những nhà chuyên môn.
Việc ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB cho những kết qủa nghiên cứu trở
nên hữu ích hơn. Các nhà nghiên cứu có thể mở rộng cũng như truy nhập dữ liệu dễ
dàng hơn. Thêm nữa, những kết quả ấy còn có thể được chuyển tới các nhà chuyên gia
để tiếp tục ghiên cứu và phát triển thành một tài liệu chuyên ngành.
Ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB cũng hỗ trợ cho việc giảm giá thành của
các dịch vụ y tế. Thông tin cải tiến sẽ giảm bớt các dịch vụ thừa, không cần thiết. Việc
trình bày những yêu cầu và viết báo cáo cũng được tự động hoá thông qua hệ thống
máy tính nên chi phí hành chính giảm đi đáng kể. Hiệu quả làm việc của bác sỹ cũng
được tăng đáng kể nhờ việc rút ngắn thời gian tìm kiếm thông tin, giảm bớt được
những thông tin không chính xác.


11

* Lợi ích đối với bệnh nhân
Đối với bệnh nhân, việc ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB giúp họ có thể tự
truy cập vào hồ sơ riêng của mình và biết được tình trạng bệnh của mình như thế nào
và đã được điều trị bằng các thuốc gì, xét nghiệm ra sao... Khi bệnh nhân có một thông
tin khám chữa bệnh được quản lý bằng CNTT thì bệnh nhân sẽ được cấp một mã số
riêng, khi bệnh nhân mang theo thẻ có mã số, chẳng may có vấn đề gì đó như cảm, ốm
đột ngột trên đường, hoặc bị tai nạn phải vào bệnh viện, bệnh viện biết mã số của bệnh
nhân đó, có thể vào xem bệnh nhân có tiền sử bệnh gì để tránh xảy ra những điều đáng
tiếc. Như vậy sẽ giảm thiểu được tối đa những xử lý không chính xác khi bệnh nhân đi
cấp cứu [1]. Một thông tin khám chữa bệnh được ứng dụng CNTT tiên tiến với các
chức năng toàn diện có thể gửi các nhắc nhở y tế đến điện thoại hay máy tính cá nhân
của bệnh nhân, nó được xem như chiếc “Phao cứu sinh” giúp bệnh nhân kéo dài thêm
tuổi thọ. Theo một nghiên cứu về tầm soát ung thư cổ tử cung cho thấy chức năng nhắc

nhở y tế trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB góp phần đảm bảo 13000
cuộc sống/năm với chi phí tiết kiệm từ 152 triệu USD đến 456 triệu USD mỗi năm
[26].
Ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB còn góp phần công khai, minh bạch
trong khám chữa bệnh cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân biết: Kết quả xét nghiệm, tiền
thuốc lưu trong đơn (tức là trong máy), theo dõi được diễn biến bệnh nếu bệnh nhân
đến khám đều đặn [1]. Đồng thời cũng góp phần giảm các chi phí cho chăm sóc sức
khỏe của bệnh nhân [26].
* Lợi ích đối với ngành y tế
Ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB lưu trữ các dữ liệu giúp ích cho quá trình
khám điều trị bệnh, chăm sóc bệnh nhân một cách trực tiếp hay gián tiếp. Nó có thể
được sử dụng để đánh giá chất lượng chăm sóc, nghiên cứu, giáo dục và quản lý chăm
sóc sức khỏe. Hơn thế nữa dữ liệu trong máy tính giúp cho việc truy cập nhanh chóng
và nhiều dữ liệu cần thiết có thể được chia sẻ giữa các bác sĩ từ đó các bác sĩ có thể rút
ra các kinh nghiệm trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân [13]. Ứng dụng CNTT trong


12

quản lý TTKCB tiêu chuẩn hỗ trợ cải thiện hiệu quả tiến trình công việc, cải thiện giao
tiếp giữa bác sĩ và chuyên gia, có thể tạo điều kiện tuân thủ quy định và nâng cao
doanh thu cho bệnh viện[13].
Ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ y tế
trong việc cung cấp điều trị, chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Đồng thời nó cũng
giúp giảm các vụ kiện liên quan đến chuyên môn bởi vì thông tin khám chữa bệnh
được ứng dụng CNTT toàn diện sẽ giúp giảm bớt các sai sót của nhân viên y tế [19],
thông qua các chức năng hiện đại sẵn như hệ thống trợ giúp trong quyết định lâm sàng
và nhắc nhở y tế.
Ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB còn cho chúng ta nghiên cứu và thu thập
dữ liệu về các bệnh hiếm một cách hiệu quả và đầy đủ toàn diện [27]. Giúp tinh giản

các quy trình làm việc lâm sàng tiết kiệm được thời gian trong khám và điều trị bệnh.
Việc duy trì các đường mòn dữ liệu và các thông tin liên quan có thể giúp cho
việc phân tích của các nghiên cứu y tế, kiểm toán, đảm bảo chất lượng, giám sát dịch tễ
học và giám sát dịch bệnh dễ dàng hơn [31].
1.3. Một số yếu tố cần thiết để triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB
1.3.1. Hạ tầng công nghệ thông tin
Hạ tầng CNTT là tất cả các yếu tố vật chất liên quan đến CNTT như:
- Phần cứng: Các thiết bị bị máy chủ, máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy
in,... là các thiết bị dùng để lưu trữ, xử lý dữ liệu.
- Hệ thống mạng: là tập hợp các thiết bị như máy chủ, máy tính, máy in,… được
kết nối với nhau nhằm chia sẻ tài nguyên. Môi trường kết nối truyền tải dữ liệu có thể
là dây dẫn (cáp đồng, cáp quang), sóng (đối với các mạng không dây). Có thể phân hệ
thống mạng theo phạm vi địa lý như sau:
+ Mạng nội bộ (LAN: Lacal Area Network): mạng có phạm vi trong một
tòa nhà.
+ Mạng đô thị (MAN: Metro Area Network): mạng có phạm vi trong đô
thị.


13

+ Mạng diện rộng (WAN: Wide Area Network): mạng diện rộng, có
phạm vi rộng có thể gồm một hay nhiều mạng MAN.
+Mạng toàn cầu (Internet): Mạng chia sẻ trên phạm vi toàn thế giới.
- Hệ điều hành: là chương trình chạy trên máy tính cá nhân, máy chủ, các thiết
bị kỹ thuật số. Dùng để quản lý phần cứng, các tài nguyên phần mềm trên thiết bị đó.
Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần
cứng.
- Hệ thống các ứng dụng: là các phần mềm có khả năng làm cho máy tính thực
hiện trực tiếp một công việc nào mà ngưuời dùng muốn thực hiện.

- Hệ thống phần cứng là yếu tố đảm bảo cho việc vận hành, ứng dụng CNTT
diễn ra an toàn và thông suốt.
1.3.2. Kinh phí
Ngoài các yếu tố hạ tầng CNTT, để triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý
TTKCB thì vấn đề đảm bảo nguồn kinh phí cần phải được quan tâm đặc biệt. Các loại
chi phí chính cho hoạt động bao gồm chi phí xây dựng hệ thống, chi phí duy trì hệ
thống, chi phí hoạt động, phí đầu tư trang thiết bị phụ trợ, phí đào tạo v.v,,,
- Kinh phí duy trì hệ thống: Bao gồm các loại chi phí bảo trì, bảo dưỡng, vận
hành hệ thống, chi phí cho các công việc sao lưu dữ liệu, nhập, chuyển đổi dữ liệu sang
dạng điện tử, v.v
- Kinh phí thu hút, đãi ngộ: đây cũng là một dạng của kinh phí hoạt động nhưng
không phải bắt buộc với mọi tổ chức tiến hành ứng dụng CNTT quản lý TTKCB, nó
chỉ thể hiện mức độ quan tâm của tổ chức đối với việc phát triển và đảm bảo cho việc
thu hút nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình tin học hóa của tổ chức.
- Kinh phí đào tạo: Kinh phí đảm bảo cho việc đào tạo bổ sung cho các nhân
viên mới khi tiếp cận vào hệ thống CNTT như quy trình tác nghiệp, thao tác hệ thống,
sử dụng phần mềm chuyên dụng… Đào tạo cho người lao động khi có một công nghệ
mới được ứng dụng, thay đổi quy trình, đào tạo bổ sung nâng cao trình độ hằng năm.


14

Hoạt động của hệ thống thông tin là liên tục vì vậy việc duy trì nguồn kinh phí
và tiến độ đầu tư kinh phí cũng như đảm bảo và cân đối nguồn kinh phí cho phù hợp
với quy mô và mục tiêu là rất quan trọng. Khi ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB
nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức, đơn vị và vì thế không thể dừng hoạt động
của hệ thống vì nó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới đơn vị.
Trừ các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực CNTT còn lại thông thường nguồn kinh
phí cho ứng dụng CNTT của tổ chức, đơn vị thường khá hạn chế so với các loại chi phí
khác, chính vì vậy việc cân đối chi phí cho các hạng mục và đầu tư chi phí một cách

tiết kiệm, hiệu quả sẽ đảm bảo thành công cho quá trình triển khai ứng dụng CNTT
trong quản lý TTKCB.
1.3.3. Nhân lực
Nhân lực trong hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB bao gồm lãnh
đạo, chuyên gia CNTT, đội ngũ Bác sĩ, Điều dưỡng và NVYT. Để tiến hành ứng dụng
CNTT quản lý TTKCB cần đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có chất lượng.
Một hệ thống phát triển nhân lực đúng đắn sẽ đáp ứng đầy đủ yêu cầu nhân lực
cho quá trình ứng dụng CNTT quản lý TTKCB. Muốn vậy cần có dự báo đúng nhu cần
hân lực để có chiến lược đào tạo, xây dựng kho nhân lực cân bằng về cơ cấu và thành
phần, đầy đủ về kỹ năng. Tiếp theo là việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực ấy.
Lãnh đạo chính là kiến trúc sư trưởng và là linh hồn của công trình đó. Quy mô
và chất lượng của công trình được quyết định bởi người lãnh đạo. Do đó nhận thức về
tiềm năng và hiệu quả của việc ứng dụng CNTT quản lý TTKCB thì khả năng thành
công mới cao.
Đối với nhân viên y tế, nhận thức về việc ứng dụng CNTT là sự hiểu biết về lợi
ích mà nó đem lại trong công việc đang thực hiện, để qua đó thường xuyên trao đổi,
học hỏi nâng cao trình độ CNTT của mình.
1.3.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành
Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành là một yếu tố tác động khá nhiều đối với
quá trình tin học hóa của một tố chức. Nếu coi yếu tố hạ tầng CNTT là phần xác, yếu


×