Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tuân thủ quy định hành nghề y tư nhân và một số yếu tố ảnh hưởng tại thành phố cao lãnh, đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THANH PHỤNG

TUÂN THỦ QUY ĐỊNH HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI THÀNH PHỐ
CAO LÃNH, ĐỒNG THÁP, NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THANH PHỤNG

TUÂN THỦ QUY ĐỊNH HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI THÀNH PHỐ
CAO LÃNH, ĐỒNG THÁP, NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG


MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VÕ ANH HỔ

HÀ NỘI, 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, quý Thầy,
Cô trường Đại học Y tế công cộng đã tận tình hỗ trợ hướng dẫn, giúp đỡ, giảng dạy,
truyền đạt và trang bị những kiến thức cơ bản cho chúng em trong suốt quá trình học tập
tại Trường và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn, Cô
giáo hỗ trợ đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Y tế Đồng Tháp, Phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế,
Thanh tra Sở Y tế, Phòng Y tế thành phố Cao Lãnh, các cơ sở hành nghề y tư nhân trên
địa bàn thành phố Cao Lãnh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình làm luận văn, thu thập số liệu phục vụ cho luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên
để tôi có thể hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu của Nhà trường.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Đồng Tháp, ngày 12 tháng 12 năm 2017
Học viên
Nguyễn Thanh Phụng



ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... .i
MỤC LỤC .......................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ .v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... .vi
TÓM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................. 4
1.1. Khái niệm, vai trò và điều kiện hoạt động của y tế tư nhân ......................................... 4
1.1.1. Khái niệm về y tế tư nhân ................................................................................. 4
1.1.2. Vai trò của y tế tư nhân ..................................................................................... 4
1.1.3. Qui định điều kiện hoạt động của các cơ sở hành nghề y tư nhân .................... 6
1.2. Thực trạng hoạt động y tế tư nhân trên thế giới và Việt Nam ......................................... 10
1.2.1. Hoạt động y tế tư nhân ở thế giới ........................................................................... 10
1.2.2. Hoạt động y tế tư nhân ở Việt Nam ............................................................... 11
1.2.3. Một số kết quả nghiên cứu về thực trạng tuân thủ quy định hành nghề y tư
nhân 20
1.2.4. Một số yếu tố liên quan/ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy định hành nghề y tư
nhân từ các nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................ 21
1.2.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .................................................................... 24
1.3. Khung lý thuyết: ......................................................................................................... 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 28
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 28
2.2.1. Thời gian nghiên cứu: ..................................................................................... 28
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: ...................................................................................... 28
2.3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................... 28

2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu.................................................................................. 28


iii
2.4.1. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 28
2.4.2. Nghiên cứu định tính ....................................................................................... 29
2.5. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................................... 29
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu .................................................................................. 29
2.5.2. Cách tổ chức thu thập số liệu .......................................................................... 30
2.6. Các biến số nghiên cứu, khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá ..................................................... 32
2.6.1. Các biến số nghiên cứu định lượng ................................................................. 32
2.6.2. Các chủ đề nghiên cứu định tính ..................................................................... 32
2.7. Xử lý và phân tích số liệu ........................................................................................... 33
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu .......................................................................................... 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 34
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .................................................................. 34
3.2. Kết quả thực hiện quy định hành nghề của các cơ sở HNYTN .................................. 38
3.2.1. Thực hiện quy định về nhân sự ....................................................................... 38
3.2.2. Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế của cơ sở HNYTN ..................... 39
3.2.3. Tình hình thực hiện quy chế chuyên môn của cơ sở HNYTN ........................ 41
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy định HNYTN ......................................... 49
3.3.1. Ảnh hưởng từ công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra đến việc tuân thủ quy định
HNYTN: .................................................................................................................... 49
3.3.2. Ảnh hưởng thuộc về phía người hành nghề đến việc tuân thủ quy định
HNYTN: .................................................................................................................... 50
3.3.3. Ảnh hưởng từ chính sách, pháp luật đến việc tuân thủ quy định hành nghề: . 51
Chương 4: BÀN LUẬN ..................................................................................................... 55
4.1. Đặc điểm chung của các cơ sở HNYTN ..................................................................... 55
4.2. Kết quả thực hiện quy định hành nghề của các cơ sở HNYTN .................................. 57
4.2.1. Thực hiện quy định về nhân sự ....................................................................... 57

4.2.2. Tình hình thực hiện quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế ................. 58
4.2.3. Tình hình thực hiện quy chế chuyên môn của cơ sở HNYTN ........................ 59
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy định HNYTN.................................. 63


iv
4.3.1. Ảnh hưởng từ công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra đến việc tuân thủ quy định
HNYTN: .................................................................................................................... 63
4.3.2. Ảnh hưởng thuộc về phía người hành nghề đến việc tuân thủ quy định
HNYTN: .................................................................................................................... 64
4.3.3. Ảnh hưởng từ chính sách, pháp luật đến việc tuân thủ quy định hành nghề: . 65
4.4. Ưu điểm, hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục ........................................ 67
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 70
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 72
Phụ lục 1: BẢNG KIỂM THU THẬP SỐ LIỆU TẠI CƠ SỞ HÀNH NGHỀ Y TẾ TƯ
NHÂN ................................................................................................................................ 75
Phụ lục 2:

HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU NGƯỜI QUẢN LÝ, GIÁM SÁT,

THANH TRA, KIỂM TRA HNYTN ................................................................................ 80
Phụ lục 3: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU CHỦ CƠ SỞ HNYTN ........................... 82
Phụ lục 4: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU CHỦ CƠ SỞ HNYTN ........................... 84
Phụ lục 5: CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN HNYTN VÀ HƯỚNG
DẪN ĐÁNH GIÁ BẢNG KIỂM ...................................................................................... 86
Phụ lục 6: BẢNG BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .................................................................... 89


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADR

Phản ứng có hại của thuốc

BHYT:

Bảo hiểm y tế

BSCK

Bác sỹ chuyên khoa

CCDV:

Cung cấp dịch vụ

ĐD:

Điều dưỡng

ĐHYTCC:

Đại học Y tế công cộng

ĐTSĐH:

Đào tạo sau đại học

GPHĐ:


Giấy phép hoạt động

HNYNCL

Hành nghề y ngoài công lập

HNYTN:

Hành nghề y tư nhân

KBCB:

Khám bệnh chữa bệnh

KCB:

Khám chữa bệnh

KHHGĐ:

Kế hoạch hóa gia đình

KTV:

Kỹ thuật viên

NHS:

Nữ hộ sinh


NLCVCM:

Người làm công việc chuyên môn

PVS

Phỏng vấn sâu

RHM:

Răng hàm mặt

SDDV:

Sử dụng dịch vụ

TĐCM:

Trình độ chuyên môn

TMH:

Tai mũi họng

TTBYT:

Trang thiết bị y tế

TTYT:


Trung tâm y tế

YTTN:

Y tế tư nhân


vi
Tên Bảng

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1. 1: Tình hình vi phạm hành nghề y tư nhân toàn quốc năm 2016 ......................... 17
Bảng 1.2: Loại hình HNYTN tại thành phố Cao Lãnh ...................................................... 25
Bảng 3. 1: Tỷ lệ các loại hình HNYTN tại thời điểm nghiên cứu ..................................... 34
Bảng 3. 2: Số lượt người bệnh đến KBCB trung bình trong năm ..................................... 35
Bảng 3. 3: Thời gian làm việc của các cơ sở HNYTN (n=136) ........................................ 36
Bảng 3. 4: Đặc điểm của chủ các cơ sở HNYTN (n=136) ................................................ 37
Bảng 3. 5: Số lượng nhân sự làm việc và tình trạng có chứng chỉ hành nghề tại các cơ sở
HNYTN ............................................................................................................................. 38
Bảng 3. 6: Việc thực hiện quy định về sự có mặt của chủ cơ sở HNYTN ........................ 39
Bảng 3. 7: Việc thực hiện quy định về diện tích của cơ sở HNYTN ................................ 39
Bảng 3. 8: Việc thực hiện quy định về trang thiết bị y tế của các cơ sở HNYTN ............. 40
Bảng 3. 9: Việc thực hiện quy định về giấy phép hoạt động KBCB ................................. 41
Bảng 3. 10: Tình hình thực hiện quy chế kê đơn điều trị ngoại trú tại các cơ sở HNYTN
...........................................................................................................................................42
Bảng 3. 11: Thực hiện quy định về thủ tục hành chính trong kê đơn điều trị ngoại trú tại
các cơ sở HNYTN (n=116)................................................................................................ 43

Bảng 3. 12: Tình hình thực hiện quy định về nội dung kê đơn thuốc trong quy chế kê đơn
điều trị ngoại trú tại các cơ sở HNYTN (n=116) ............................................................... 45
Bảng 3. 13: Tình hình thực hiện quy định về các nội dung khác trong quy chế kê đơn điều
trị ngoại trú tại các cơ sở HNYTN (n=116) ....................................................................... 46
Bảng 3. 14: Tình hình thực hiện quy định về quy chế công tác xử lý rác thải (n=136) .... 47
Bảng 3. 15: Tình hình thực hiện quy định về quy chế sử dụng thuốc (n=136) ................. 48


vii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tư nhân đã có những
đóng góp đáng kể vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, tuy nhiên còn
bộc lộ một số mặt hạn chế như tỷ lệ vi phạm về HNYTN đang có xu hướng tăng cao và
vi phạm hành nghề cũng ngày càng đa dạng. Để tìm hiểu rõ hơn những hạn chế đó, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu “Tuân thủ quy định hành nghề y tư nhân và một số yếu tố ảnh
hưởng tại thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp năm 2017”. Nghiên cứu được tiến hành từ
tháng 01 đến tháng 6 năm 2017 trên tất cả các cơ sở y tư nhân và cán bộ quản lý, thanh
tra, kiểm tra HNYTN trên địa bàn. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp
nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính với mục tiêu là tìm hiểu thực
trạng thực hiện quy định hành nghề về nhân sự, cơ sở vật chất – trang thiết bị y tế, quy
chế chuyên môn và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy định hành
nghề của các cơ sở HNYTN tại địa bàn thành phố Cao Lãnh. Kết quả nghiên cứu trên
toàn bộ 136 cơ sở HNYTN cho thấy: có 3,7% chủ cơ sở không có mặt khi cơ sở hoạt
động, 2,2 % cơ sở không đạt về diện tích, 3,7% cơ sở không đạt về trang thiết bị y tế, số
cơ sở chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chiếm 11%, có 56,9% không
đạt về thực hiện quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú, số cơ sở chưa có hợp đồng xử lý
rác thải y tế đúng quy định là 5,1%.
Đề tài cũng cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy định
HNYTN: trình độ chuyên môn của nhà quản lý; tần suất thanh tra, kiểm tra của cơ quan
quản lý; điều kiện sức khỏe tốt của người hành nghề có ảnh hưởng tích cực đến việc tuân

thủ quy định HNYTN; có chế độ hỗ trợ là tiền hoặc hệ số phụ cấp trách nhiệm thích hợp
đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
công lập sẽ làm giảm tỷ lệ hành nghề không phép.
Khuyến nghị: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra HNYTN trên địa bàn; bổ
sung quy định bắt buộc thực hiện khám sức khỏe định kỳ của người hành nghề khám
bệnh, chữa bệnh.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm 1989, bên cạnh hệ thống y tế nhà nước, hành nghề y tế tư nhân chính
thức được Nhà nước cho phép hoạt động. Chỉ sau một thời gian ngắn, loại hình dịch
vụ này đã phát triển nhanh chóng trên phạm vi cả nước để đáp ứng nhu cầu khám
bệnh, chữa bệnh của người dân và sự phát triển chung của xã hội. Y tế tư nhân có
thể thực hiện được các sơ cứu ban đầu và điều trị được các bệnh thông thường, làm
giảm gánh nặng cho y tế công, đồng thời cũng giúp cho người dân thuận tiện hơn,
có nhiều sự lựa chọn hơn tùy thuộc vào mức độ của bệnh và khả năng tài chính
[15]. Tính đến tháng 6 năm 2017, cả nước có 206 bệnh viện tư nhân, hơn 30.000
phòng khám tư nhân và cơ sở dịch vụ y tế [12]. Qua công tác theo dõi, quản lý cho
thấy nhiều bệnh viện tư nhân có cơ sở khang trang, thiết bị hiện đại, đã đáp ứng
được các kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị, cung cấp nhiều dịch vụ có chất
lượng cho nhân dân [7], [11].
Bên cạnh các thành tựu đã đạt được của hệ thống y tế tư nhân, vẫn còn các vi
phạm quy định hành nghề y tế tư nhân. Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Y tế năm
2016, bộ phận quản lý hành nghề y dược tư nhân cả nước nói chung và quản lý
hành nghề y tư nhân nói riêng vẫn còn thiếu về số lượng, chưa theo kịp sự phát triển
nhanh chóng của các cơ sở y tế tư nhân nên việc triển khai công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát còn hạn chế, chưa phát hiện và ngăn chặn được các vi phạm để xử lý
kịp thời. Qua thanh tra 8.906 cơ sở hành nghề y tế tư nhân thì có 1.910 cơ sở vi

phạm (chiếm 21,4%), phạt tiền 1.213 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 8,5 tỷ đồng,
trong đó đình chỉ hoạt động 126 cơ sở [27]. Thực trạng cũng tương tự tại Đồng
Tháp, theo báo cáo thống kê của Thanh tra Sở Y tế trong năm 2016 có 349 cơ sở
hành nghề y tư nhân được thanh tra, kiểm tra, trong đó có 59 cơ sở vi phạm (chiếm
16,9%), tổng số tiền phạt là 64 triệu đồng [28]. Đặc biệt, tỷ lệ vi phạm cao nhất xảy
ra ở thành phố Cao Lãnh, khi có tới hơn 48% cơ sở y tư nhân được kiểm tra (52/108
cơ sở) đã vi phạm quy định về hành nghề, trong đó các lỗi vi phạm chủ yếu là vừa
khám bệnh vừa bán thuốc để xảy ra khiếu kiện, hành nghề khi chưa có giấy phép
hoạt động, chủ cơ sở vắng mặt mà không thực hiện ủy quyền, không thực hiện quy
chế kê đơn, không mặc áo chuyên môn, ghi chép sổ sách không đầy đủ [22], [21].


2

Những sai phạm trên đã làm mất niềm tin của nhân dân vào công tác chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn quản lý.
Từ thực trạng nêu trên, nghiên cứu về hoạt động của các cơ sở y tư nhân trên
địa bàn thành phố Cao Lãnh là một vấn đề cấp thiết để tìm ra những nguyên nhân
hoặc yếu tố nào tác động đến các hành vi vi phạm một cách đầy đủ, chính xác. Qua
nghiên cứu này sẽ cung cấp các bằng chứng khách quan nhằm đưa ra một số khuyến
nghị thiết thực để quản lý hiệu quả hoạt động hành nghề y tư nhân trên địa bàn
nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tuân
thủ quy định hành nghề y tư nhân và một số yếu tố ảnh hưởng tại thành phố
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2017”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng thực hiện quy định về nhân sự và cơ sở vật chất – trang

thiết bị y tế, quy chế chuyên môn tại các cơ sở y tư nhân trên địa bàn thành phố Cao
Lãnh, Đồng Tháp năm 2017.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ các quy định về nhân
sự, cơ sở vật chất – trang thiết bị y tế, quy chế chuyên môn của các cơ sở y tư nhân.


4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm, vai trò và điều kiện hoạt động của y tế tư nhân
1.1.1. Khái niệm về y tế tư nhân
Hành nghề y tư nhân là việc cá nhân hoặc tổ chức đăng ký để thực hiện
khám bệnh, chữa bệnh [34].
Cơ sở y tư nhân là cơ sở do cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
và quản lý, điều hành [34].
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước là cơ sở do Nhà nước quyết định thành lập
[23].

Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật
KBCB [23].
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ
hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh. Mỗi người hành nghề chỉ được đăng
ký chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện hoạt động theo
quy định của Luật KBCB [23].
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp
giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở KBCB là người có

chứng chỉ hành nghề theo quy đinh của Luật KBCB, chịu trách nhiệm trước pháp
luật và toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở này [14].
1.1.2. Vai trò của y tế tư nhân
Trên thế giới dù có sự khác nhau về chế độ xã hội, nhưng bất kỳ một quốc
gia nào cũng có hệ thống y tế tư nhân (YTTN). Tuy vậy ở mỗi nước vai trò hệ
thống YTTN cũng rất khác nhau dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Ở những nước
phát triển, YTTN phát triển mạnh mẽ có thể cạnh tranh được với y tế nhà nước bằng
cách mở bệnh viện, các viện nghiên cứu, các trung tâm ứng dụng công nghệ cao…
với nhiều loại tiện nghi, trang thiết bị hiện đại phục vụ có chất lượng. Cung cấp y tế


5

tư nhân cũng đang phát triển ở những nước có thu nhập thấp và trung bình. Những
người nghèo cũng như những người giàu thường tìm kiếm sự chăm sóc y tế từ các
nhà cung cấp dịch vụ y tế tư nhân, bao gồm những điều kiện có tầm quan trọng về
vấn đề sức khỏe cộng đồng như bệnh sốt rét, bệnh lao, bệnh lây truyền qua đường
tình dục. Những lý do được người sử dụng dịch vụ đưa ra khi lựa chọn khu vực y tế
tư nhân là sự chấp nhận tốt hơn, thời gian chờ đợi ngắn hơn, bảo mật thông tin hơn
và sự nhạy cảm hơn đối với người sử dụng [43]. Sự phát triển của hệ thống YTTN ở
các nước cũng khác nhau, đa dạng, góp phần làm giảm gánh nặng cho y tế Nhà
nước, người dân dễ dàng tiếp cận lựa chọn các dịch vụ y tế thích hợp cho mình hơn.
Ở nước phát triển như Canada, các cơ sở y tế tư nhân độc lập là một phần
quan trọng của hệ thống chăm sóc sức khỏe gồm công cộng và tư nhân. Các dịch vụ
y tế từ hệ thống y tế độc lập này cung cấp lợi ích cho bệnh nhân và công chúng như
cải thiện tiếp cận với dịch vụ chăm sóc, giảm thời gian chờ đợi, sự lựa chọn tốt hơn
trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sử dụng tốt hơn các nguồn
lực y tế của họ [42].
Ở nước ta, trong những năm gần đây nhờ chính sách khuyến khích của Nhà
nước, số lượng các cơ sở YTTN tăng lên nhanh chóng, Y tế tư nhân đã góp phần

đáp ứng nhu cầu về khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, giảm tải cho tuyến y tế
công lập. Theo báo cáo nghiên cứu về thực trạng, vai trò và tiềm năng của y tế tư
nhân năm 2007 của Chương trình hợp tác y tế Việt Nam- Thụy Điển cho thấy y tế
tư nhân chủ yếu cung cấp dịch vụ sơ cứu ban đầu và điều trị các bệnh thông thường.
Trung bình một người Việt Nam có 1,8 lần sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế tư nhân so
với 1,2 lần tại cơ sở y tế nhà nước tuyến xã và 0,8 lần tại bệnh viện công. Y tế tư
nhân hoạt động mạnh ở lĩnh vực khám bệnh ngoại trú, còn dịch vụ điều trị nội trú
và phòng bệnh hầu như thuộc phạm vi nhà nước [15]. Đến năm 2014, cả nước có
170 bệnh viện tư nhân, hơn 30.000 phòng khám tư nhân và cơ sở dịch vụ y tế; qua
công tác theo dõi, quản lý cho thấy nhiều bệnh viện tư nhân có cơ sở khang trang,
thiết bị hiện đại, đã đáp ứng được các kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị, cung
cấp nhiều dịch vụ có chất lượng cho nhân dân [7]. Tính đến tháng 6 năm 2017 thì cả


6

nước đã có 206 bệnh viện tư nhân, trên 30.000 phòng khám tư nhân và cơ sở dịch
vụ y tế [12].
Y tế tư nhân có thế mạnh là tạo điều kiện cho người dân không phải đi xa,
giảm thời gian chờ đợi, tiết kiệm được thời gian, người dân được quyền lựa chọn
nơi mình tin tưởng, được đón tiếp niềm nở, ân cần hơn.
Do sự phát triển của YTTN, đã bước đầu tác động đến các cơ sở y tế công,
tạo sự động lực canh tranh lành mạnh về chất lượng phục vụ, thái độ chăm sóc và
phục vụ người bệnh.
1.1.3. Qui định điều kiện hoạt động của các cơ sở hành nghề y tư nhân
Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh muốn
hoạt động cần điều kiện chung sau:
- Đối với người hành nghề phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp quy định.
Chứng chỉ hành nghề được cấp một lần, có giá trị trong phạm vi cả nước. Chứng chỉ
hành nghề là một trong các văn bằng liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại

Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận lương y, Giấy chứng nhận là người có bài thuốc
gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền; có văn bản xác nhận quá
trình thực hành, có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa
bệnh.
- Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh (hay còn gọi là chủ cơ sở) phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa
bệnh ít nhất là 36 tháng.
- Trường hợp đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia
đình thì ngoài các điều kiện trên, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có
bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề [23].
1.1.3.1. Điều kiện hoạt động của Phòng khám đa khoa tư nhân


7

Theo quy định của Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành
nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [5] thì điều
kiện cấp phép hoạt động đối với Phòng khám đa khoa là:
Về quy mô phòng khám đa khoa phải đáp ứng ít nhất các điều kiện sau: có ít
nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi; có Phòng cấp cứu; có Buồng tiểu
phẫu; có Phòng lưu người bệnh; có hai bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh;
Về cơ sở vật chất: có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh,
phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu. Phòng cấp cứu có diện tích ít nhất
12m2; Phòng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 15m2; có ít nhất từ 02 giường lưu
trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích mỗi giường ít nhất là 05m2; các
phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu có diện tích ít nhất 10m2.

Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy
chữa cháy theo quy định của pháp luật; bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện
khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
Về thiết bị y tế: có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động
chuyên môn mà phòng khám đa khoa đăng ký.
Về tổ chức nhân sự: người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng
khám đa khoa phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong
các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký; có thời gian khám bệnh, chữa
bệnh ít nhất là 54 tháng là người làm việc toàn thời gian tại phòng khám đa khoa;
các đối tượng khác nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng
chỉ hành nghề và phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng
chỉ hành nghề của người đó.
1.1.3.2. Điều kiện hoạt động của Phòng khám chuyên khoa tư nhân
Theo quy định của Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành
nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [5] thì điều
kiện cấp phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa là:


8

Về cơ sở vật chất: có địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng
các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh; phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám
bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10m2 và nơi đón tiếp người bệnh. Riêng đối
với phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ
phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 12 m2; phòng khám phục hồi
chức năng phải có thêm buồng phục hồi chức năng có diện tích ít nhất là 10 m2;
Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối
với buồng thực hiện thủ thuật, buồng cắm Implant, buồng kế hoạch hóa gia đình;

bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
Về thiết bị y tế: có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động
chuyên môn mà cơ sở đăng ký; có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu
chuyên khoa.
Về nhân sự: người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám
chuyên khoa phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà
phòng khám đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại
chuyên khoa đó; các đối tượng khác có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì
phải có chứng chỉ hành nghề và phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được
ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
Về phạm vi hoạt động chuyên môn: hành nghề theo phạm vi hoạt động chuyên
môn được Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt theo quy định trên cơ sở năng lực thực
tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
Cụ thể phạm vi hoạt động chuyên môn đối với từng loại hình chuyên khoa sau:
- Phòng khám nội tổng hợp: sơ cứu, khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh
nội khoa thông thường, không làm các thủ thuật chuyên khoa; thực hiện kỹ thuật
điện tim, điện não đồ, điện cơ, lưu huyết não, siêu âm, nội soi tiêu hóa.
- Phòng khám chuyên khoa thuộc hệ nội (tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nhi và
chuyên khoa khác thuộc hệ nội): sơ cứu, khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh
chuyên khoa thuộc hệ nội.


9

- Phòng khám chuyên khoa ngoại: sơ cứu, cấp cứu ban đầu về ngoại khoa;
khám và xử trí các vết thương thông thường; bó bột, tháo bột gẫy xương nhỏ; mổ u
nang bã đậu, u nông nhỏ; không chích các ổ mủ lan tỏa lớn.
- Phòng khám chuyên khoa phụ sản - kế hoạch hóa gia đình: cấp cứu ban đầu
về sản, phụ khoa; khám thai, quản lý thai sản; khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa
thông thường; đặt thuốc âm đạo; đốt điều trị lộ tuyến cổ tử cung; soi cổ tử cung, lấy

bệnh phẩm tìm tế bào ung thư; siêu âm sản khoa; đặt vòng tránh thai; hút thai, phá
thai nội khoa đối với thai ≤ 06 tuần khi đáp ứng các điều kiện quy định tại chuẩn
quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành;
- Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt: khám bệnh, chữa bệnh thông
thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt; làm các tiểu phẫu sửa sẹo vết
thương nhỏ dài dưới 02 cm ở mặt; nắn sai khớp hàm; điều trị laser bề mặt; chữa các
bệnh viêm quanh răng; chích, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng; làm răng, hàm giả;
chỉnh hình răng miệng; chữa răng và điều trị nội nha.
- Phòng khám chuyên khoa tai mũi họng: khám bệnh, chữa bệnh thông
thường, cấp cứu ban đầu về tai mũi họng; viêm xoang, chọc dò xoang, chọc hút dịch
u nang; chích rạch viêm tai giữa cấp; chích rạch áp xe amidan; cắt polip đơn giản, u
bã đậu, u nang lành, u mỡ vùng tai mũi họng; cầm máu cam; lấy dị vật vùng tai mũi
họng, trừ dị vật ở thanh quản, thực quản; đốt họng bằng nhiệt, bằng laser; nạo VA.
- Phòng khám chuyên khoa mắt: khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu
ban đầu về mắt; tiêm dưới kết mạc, cạnh nhãn cầu, hậu nhãn cầu; lấy dị vật kết mạc,
giác mạc, chích chắp lẹo; thông rửa lệ đạo.
- Phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng: phục hồi chức năng các hội
chứng liệt thần kinh trung ương và ngoại biên; các bệnh mạn tính hoặc sau khi phẫu
thuật.
- Phòng khám chuyên khoa da liễu: khám bệnh, chữa bệnh các bệnh về da,
bệnh phong và các bệnh lây truyền qua đường tình dục;


10

1.2. Thực trạng hoạt động y tế tư nhân trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Hoạt động y tế tư nhân ở thế giới
Ở các nước đang phát triển, với nhiều lý do khác nhau, YTTN đã được huy
động tham gia cung cấp dịch vụ y tế, giảm bớt gánh nặng cho y tế của Nhà nước,

đồng thời đáp ứng được nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ của người dân. Đối với các
nước Mỹ Latinh và Cận sa mạc Sahara, do khủng hoảng kinh tế, ngân sách Nhà
nước dành cho y tế bị cắt giảm tới 50% dẫn tới hậu quả là y tế Nhà nước không đủ
đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân về khám, chữa bệnh [36] [38]. Ở các nước
mới công nghiệp hoá và các nước khu vực Đông Nam Á, do có sự tăng trưởng kinh
tế cao nên mức sống của người dân tăng lên và nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế cũng
tăng nhưng y tế Nhà nước chưa đáp ứng đủ. Đối với một số nước đang trải qua thời
kỳ quá độ, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường, nguồn
bao cấp của Nhà nước bị cắt giảm, dẫn đến tình trạng thiếu trang thiết bị y tế, suy
giảm tinh thần và thái độ phục vụ của cán bộ Nhà nước, trong đó có Việt Nam. Đó
là những yếu tố và lý do dẫn đến sự phát triển của hệ thống YTTN tại các nước này.
Ở các nước đang phát triển luật pháp cho phép công chức nhà nước làm dịch vụ tư
nhân ngoài giờ hành chính. Cho đến tận ngày nay, đối tượng không chính thống này
vẫn đảm đương một vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ khám, chữa
bệnh cho nhiều người dân nông thôn ở các nước này [41].
Đối với các nước đang phát triển, YTTN chủ yếu cung cấp dịch vụ khám,
chữa bệnh ngoại trú, như ở Ấn Độ, có đến 80% số lượt người bệnh đến khám, chữa
bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân, ở Ai Cập tỷ lệ này là 50%. Tuy vậy, YTTN chỉ
chiếm ưu thế mạnh về điều trị ngoại trú, còn điều trị nội trú vẫn do Nhà nước đóng
vai trò chủ đạo [37].
Ở nước phát triển như Canada, các cơ sở y tế tư nhân độc lập là một phần
quan trọng của hệ thống chăm sóc sức khỏe gồm công cộng và tư nhân. Các dịch vụ
y tế từ hệ thống y tế độc lập này cung cấp lợi ích cho bệnh nhân và công chúng như
cải thiện tiếp cận với dịch vụ chăm sóc, giảm thời gian chờ đợi, sự lựa chọn tốt hơn
trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sử dụng tốt hơn các nguồn
lực y tế của họ [42]. Tuy nhiên, chính quyền cấp tỉnh và ban điều hành các Trường


11


Đại học y tế trên khắp đất nước đang cố gắng điều tiết và giám sát các cơ sở y tế tư
nhân vì những lo lắng của bệnh nhân trong việc cung cấp các dịch vụ y tế trong hệ
thống y tế của họ. Các phòng khám y tế tư nhân vẫn không được giám sát chặt chẽ
nên vào tháng 9 năm 2007, một phụ nữ ở một tỉnh của nước này đã chết sau khi hút
mỡ tại một cơ sở y tế tư nhân vì thế mà các Trường Đại học đã được thúc đẩy vào
việc quản lý các cơ sở y tế tư nhân bởi những lo ngại về số lượng các bác sỹ tại các
cơ sở tư nhân không đủ điều kiện để thực hiện phẩu thuật thẩm mỹ xâm lấn. Cuối
cùng các Trường Đại học đã phối hợp với chính quyền đề xuất thêm quy định cho
họ là cơ quan cấp phép cho tất cả các cơ sở y tế tư nhân, một quy định pháp lý để
kiểm tra, giám sát và khi cần thiết có thể đóng cửa các cơ sở y tế tư nhân không đáp
ứng tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe [39].
Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) cũng là
những dịch vụ mà người dân thường lựa chọn khi đến YTTN vì thường là những
vấn đề nhạy cảm. Đối với những bệnh viêm đường sinh dục, bệnh lây truyền qua
đường tình dục hay các dịch vụ nạo phá thai thường được người dân lựa chọn nơi
điều trị đầu tiên là các phòng khám tư vì các cơ sở tư nhân đảm bảo sự kín đáo và
tiện lợi [40].
Như vậy, có thể thấy ở các nước trên thế giới YTTN đã tham gia vào các loại
dịch vụ rất đa dạng, góp phần làm giảm gánh nặng cho y tế Nhà nước, đồng thời
cũng làm tăng khả năng lựa chọn của người dân đến các cơ sở y tế. Với các ưu điểm
đã được thừa nhận như tính thuận lợi, giá cả phù hợp, thái độ phục vụ tốt, khả năng
chi trả mềm dẻo cho người dân đã làm tỷ lệ sử dụng YTTN khá cao, đặc biệt cho cả
những người nghèo, vùng nghèo. Tuy vậy, chất lượng thực sự của các dịch vụ này
cũng như trình độ chuyên môn của những người hành nghề vẫn là những vấn đề cần
phải được xem xét và đánh giá đầy đủ hơn.
1.2.2. Hoạt động y tế tư nhân ở Việt Nam
1.2.2.1. Sự phát triển của y tế tư nhân ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trước khi thực hiện chính sách đổi mới vào năm 1986, mọi
người dân đều được chăm sóc sức khoẻ (CSSK) miễn phí bởi hệ thống y tế công
của Nhà nước. Người bệnh chỉ phải trả tiền thuốc với giá bao cấp. Dịch vụ YTTN



12

chính thức bị cấm, mặc dù vậy nhân viên y tế vẫn thường khám, chữa bệnh không
chính thức tại nhà. Trong giai đoạn này, hầu hết các xã đều có một mạng lưới nhân
viên y tế thôn bản (YTTB), chủ yếu là y tá sơ cấp được hợp tác xã trả công. YTTB
là những người cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu rất thuận tiện và
hợp lý cho người dân nông thôn. Công cuộc đổi mới kinh tế được bắt đầu năm 1986
với quan điểm chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường. Tác
động của nó đã làm tăng trưởng nền kinh tế, nhưng bên cạnh đó cũng có những ảnh
hưởng tiêu cực. Tổng chi phí cho y tế (kể cả nguồn viện trợ) đứng hàng thứ năm
trong các nguồn tài chính cho y tế tính trên đầu người giảm thực sự. Với tỷ lệ lạm
phát cao, lương của nhân viên y tế giảm cùng với thiếu thuốc và các trang thiết bị y
tế, kết quả là hệ thống YTTB bị sụp đổ ở hầu hết các xã [40].
Đổi mới ngành y tế được bắt đầu vào năm 1989 thể hiện qua việc ban hành
Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân. Đến năm 1993, Nghị quyết 4 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng khoá VII đã điều chỉnh sự đổi mới hệ thống y tế để tiếp tục
sự phát triển của ngành y tế và CSSK của nhân dân [1]. Dưới sự tác động của chính
sách đổi mới ngành y tế, hệ thống khám, chữa bệnh theo tuyến được tự do hoá nên
người bệnh có thể lựa chọn đến bất kỳ một cơ sở y tế nào. Phòng khám tư nhân đã
phát triển ở tất cả các tỉnh, thành phố, song phần lớn dưới dạng phòng khám nhỏ.
Trong số những người mở phòng khám tư nhiều người là bác sỹ được luật pháp cho
phép hành nghề. Tuy nhiên, còn nhiều thầy thuốc tư, đặc biệt ở vùng nông thôn, là
những nhân viên y tế với trình độ thấp hơn, vẫn khám, chữa bệnh với chức năng,
năng lực không đúng theo quy định và không được cấp phép chính thức hoạt động.
Cơ chế để quy định thị trường CSSK tư nhân sau đổi mới không bắt kịp với sự gia
tăng nhanh chóng của các thầy thuốc tư. Dịch vụ của những người HNYTN gần như
không được kiểm soát về cả số lượng cũng như chất lượng. Mặc dù giá dịch vụ có
thể đắt hơn nhưng các thầy thuốc tư vẫn có lợi thế hơn các cơ sở y tế công vì họ

cung cấp dịch vụ gần hoặc ngay tại nhà dân, vào bất kỳ thời gian nào, đáp ứng
những nhu cầu của người bệnh và một điều rất quan trọng cho các đối tượng nghèo
là họ rất linh động trong việc nhận thù lao như có thể cho nợ lại hay trả sau, điều mà
không một cơ sở y tế Nhà nước nào áp dụng được [41].


13

Gần 20 năm sau khi được hợp pháp hoá, khu vực YTTN đã hình thành, phát
triển nhanh chóng và ngày càng trở nên đa dạng. Ngày 30/10/1998, Bộ Y tế đã ghi
nhận cả nước có 19.836 cơ sở YTTN. Đến tháng 6/2001, con số này đã lên tới
27.400 cơ sở YTTN, trong số các cơ sở YTTN có 14 bệnh viện, 1.139 phòng khám
đa khoa, 16.900 phòng khám chuyên khoa và 7.793 cơ sở dịch vụ y tế. Số liệu về
các cơ sở YTTN năm 2014 của Bộ Y tế cho thấy cả nước có hơn 30.000 phòng
khám tư nhân và cơ sở dịch vụ y tế, có khoảng 170 bệnh viện tư nhân, trong đó có
06 bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài, có khoảng 3.020 phòng khám đa khoa, 87
nhà hộ sinh, còn lại là phòng khám chuyên khoa và dịch vụ y tế [7]. Đến tháng 6
năm 2017 thì cả nước đã có 206 bệnh viện tư nhân, trên 30.000 phòng khám tư nhân
và cơ sở dịch vụ y tế [12], tuy nhiên, những con số này còn chưa đúng với thực tế.
Số lượng cơ sở YTTN không có đăng ký kinh doanh hành nghề còn lớn, số lượng
những người cung cấp dịch vụ đơn lẻ không có phòng khám, thầy lang đến khám,
chữa bệnh tại nhà còn phổ biến, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và miền núi. Cho
đến nay, Bộ Y tế chưa thể có con số chính thức về những cơ sở dịch vụ này.
Từ khi được chính thức hợp pháp hoá hoạt động, YTTN đã góp phần không
nhỏ vào cung cấp các loại dịch vụ, cả khám, chữa bệnh và phòng bệnh. Kết quả từ 2
cuộc điều tra trên quy mô lớn của Việt Nam về mức sống dân cư vào năm 1993 và
vào năm 1997 cho thấy có đến 60% số người ốm đã đến các cơ sở YTTN để khám,
chữa bệnh [30]. Đến năm 2012, kết quả số liệu tổng hợp về khảo sát mức sống hộ gia
đình cho thấy tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh ngoại trú trong 12 tháng qua tại các cơ
sở y tế tư nhân vẫn còn ở mức cao 34% so với 21,3 % khám bệnh ở trạm y tế

xã/phường, 38,9 % khám bệnh ở bệnh viện nhà nước, còn lại là khám bệnh ở các cơ
sở khác [31]. Tuy vậy, cũng phải lưu ý là người dân thường chỉ đến các cơ sở YTTN
trong những trường hợp điều trị ngoại trú và khi bị bệnh nhẹ, do trên thực tế quy mô
của các dịch vụ YTTN ở Việt Nam còn nhỏ, chủ yếu chỉ là các phòng khám hay các
cơ sở xét nghiệm. Ở Việt Nam các bệnh viện tư còn rất ít, nhỏ bé về quy mô và chủ
yếu tập trung ở các thành phố lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Qua công tác theo dõi, quản lý công tác hành nghề y tư nhân của Bộ Y tế cho
thấy nhiều bệnh viện tư có cơ sở khang trang, trang thiết bị hiện đại, đã ứng dụng


14

được các kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị, cung cấp nhiều dịch vụ có chất
lượng cho nhân dân [27]. Mặc dù có những ưu điểm nổi bật trong khám, chữa bệnh
như đã đề cập, nhưng chất lượng chăm sóc của YTTN vẫn là một vấn đề rất quan
trọng. Một trong các vấn đề lớn nhất của YTTN ở các nước đang phát triển cũng
như ở Việt Nam là việc kê đơn bất hợp lý và bán thuốc tràn lan, chính điều này đã
góp phần gây ra tình trạng kháng thuốc cũng như tăng tỷ lệ mắc tác dụng phụ [40].
Thêm vào đó do thiếu các trang thiết bị cũng như kiến thức chung về y tế cộng
đồng, việc chẩn đoán và điều trị của các thầy thuốc tư nhân cũng có nhiều bất cập.
Như vậy, tổng kết các tài liệu nghiên cứu đã làm nổi bật lên một xu hướng
điển hình ở các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam. Đó là mặc dù Chính
phủ có một mạng lưới y tế khá rộng, nhưng người giàu cũng như người nghèo vẫn
tiếp tục tìm đến khu vực YTTN, đặc biệt để chữa trị những căn bệnh nhạy cảm.
Hoạt động tích cực của khu vực tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản
tại những vùng nghèo cho thấy khả năng tiếp cận dịch vụ YTTN của những người
đặc biệt khó khăn, những người không được tiếp cận dịch vụ y tế công lập hoặc
không sử dụng nó là khá lớn. Tuy vậy, chất lượng dịch vụ của y tế tư nhân còn là
một vấn đề đáng được quan tâm.
1.2.2.2. Công tác quản lý y tế tư nhân ở Việt Nam

Việc quản lý hành nghề y tư nhân (HNYTN) ở Việt Nam được thể hiện bằng
các văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Chính phủ và Bộ Y tế. Qua thống kê hệ
thống hóa các văn bản pháp luật về HNYTN cho thấy hiện nay có rất nhiều văn bản
pháp luật trực tiếp điều chỉnh các hoạt động HNYTN.
Các văn bản pháp luật thể hiện quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng và
Nhà nước về định hướng, phát triển và quản lý HNYTN như: Nghị quyết số 46NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới; Luật khám bệnh, chữa bệnh số
40/2009/QH12; Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa
bệnh [13] ; Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Y tế


15

hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt
động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Thông tư số 41/2015/TT-BYT [8].
Việc quản lý HNYTN được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật như: Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khám bệnh, chữa bệnh
và một loạt các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn thi hành cũng như
các Quyết định của Bộ Y tế và các Bộ, Ngành có liên quan về quản lý HNYTN.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở pháp lý
quan trọng cho việc hình thành, phát triển và quản lý các tổ chức, cá nhân HNYTN.
Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật khác như pháp luật về khuyến khích đầu tư
trong nước, pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật về doanh
nghiệp, thương mại... cũng là khung pháp lý để xây dựng nên một hệ thống y tế tư
nhân phát triển bên cạnh hệ thống y tế Nhà nước, góp phần làm giảm bớt gánh nặng
của y tế Nhà nước trong cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất
lượng khám, chữa bệnh. Đây là những văn bản hết sức quan trọng phù hợp với
chính sách mở cửa của nền kinh tế thị trường và phù hợp với định hướng của Nhà
nước về xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế. Chưa bao giờ quyền

khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân lại được mở rộng và được chú trọng như hiện
nay.
Mặc dù đã có Luật Giá năm 2012, nhưng vấn đề giá dịch vụ y tế tư nhân vẫn
chưa có quy định cụ thể để có sự kiểm soát của Nhà nước. Giá của các dịch vụ y tế
tư nhân thường cao hơn giá của y tế công lập, đặc biệt là giá của các cơ sở y tế tư
nhân có vốn đầu tư của nước ngoài, giá dịch vụ y tế tư nhân cũng rất khác nhau giữa
các cơ sở.
Hệ thống văn bản pháp luật về HNYTN vẫn còn những mặt tồn tại cần được
khắc phục để hoàn thiện. Một số văn bản pháp luật ban hành mặc dù vẫn còn hiệu
lực nhưng có trường hợp lại bị các văn bản qui phạm pháp luật khác qui định phủ
định nên trong thực tế đã không còn hiệu lực. Các văn bản pháp luật được ban hành
nhưng tính dự báo chưa cao nên sau một thời gian thực hiện đã nảy sinh một số bất
cập nhất định mà không thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp vì tính thứ bậc của văn
bản quy phạm pháp luật. Một vấn đề nhưng được điều chỉnh bằng nhiều văn bản qui


16

phạm pháp luật làm cấp dưới hoặc các đối tượng thực thi pháp luật rất khó khăn khi
thực hiện vì phải dùng nhiều văn bản để đối chiếu, áp dụng. Nghị quyết 46-NQ/TW
ngày 23/2/2005 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã
đề cập đến vấn đề quản lý trong lĩnh vực y tế: “quản lý Nhà nước trong lĩnh vực y
tế còn nhiều bất cập, một số chính sách về y tế không còn phù hợp nhưng chậm
được sửa đổi hoặc bổ sung, việc quản lý hoạt động khám, chữa bệnh và hành nghề
tư nhân chưa chặt chẽ” [3].
Việc quản lý HNYTN còn được thực hiện bởi các cơ quan chuyên môn và
được thực hiện theo sự phân cấp từ Trung ương đến địa phương:
- Bộ Y tế: quản lý HNYTN các bệnh viện tư nhân, các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh có vốn đầu tư của nước ngoài.
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: quản lý HNYTN trên địa

bàn tỉnh.
- Phòng Y tế cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các trạm y tế xã,
phường, thị trấn trực tiếp quản lý, kiểm tra hoạt động của các cơ sở HNYTN trên
địa bàn và giúp Sở Y tế thẩm định bước đầu các điều kiện đối với người xin đăng
ký HNYTN.
Mặc dù các ngành, các cấp trong thời gian đã tăng cường công tác quản lý
HNYTN, tuy nhiên việc quản lý HNYTN vẫn còn những tồn tại cần được khắc
phục. Công tác quản lý HNYTN ở một số địa phương chưa thật sự được coi trọng,
việc xét duyệt cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề (nay là Giấy phép hoạt
động KBCB) của các cơ sở YTTN chưa làm đúng các quy định của pháp luật, coi
nhẹ khâu thẩm định các tiêu chuẩn và điều kiện. Một số nơi còn cấp giấy chứng
nhận sai thẩm quyền hoặc không đúng với loại hình hành nghề theo quy định của
pháp luật. Việc xét cấp giấy chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện
hành nghề còn để quá thời hạn hoặc gây khó khăn phiền hà thậm chí cả tiêu cực cho
đối tượng xin hành nghề [7].
Hệ thống thanh tra y tế còn bất cập, cán bộ thanh tra không đủ, có tỉnh chỉ có
1, 2 người, nơi nhiều nhất như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng
chỉ có khoảng 10 người nhưng lại phải quản lý trên một địa bàn rộng. Số cơ sở


×