BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN VĂN GHI
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
TẠI 4 KHOA CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH HẬU GIANG NĂM 2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ: 60.72.07.01
Hà Nội – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN VĂN GHI
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
TẠI 4 KHOA CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH HẬU GIANG NĂM 2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ: 60.72.07.01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM TRÍ DŨNG
Hà Nội - 2017
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................................ iv
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU................................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 4
1.1. Khái niệm về bệnh viện, chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện........................... 4
1.2. Khái niệm, vai trò và tầm quan trọng của trang thiết bị y tế ................................. 5
1.3. Quản lý trang thiết bị y tế ...................................................................................... 8
1.3.2. Chu trình quản lý trang thiết bị y tế [20], [26], [29] ........................................... 8
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đảm bảo nhu cầu trang thiết bị y tế [20] ................... 13
1.5. Các văn bản pháp lý trong công tác quản lý trang thiết bị y tế ........................... 15
1.6. Thực trạng quản lý trang thiết bị y tế ở các nƣớc trên thế giới ........................... 16
1.7. Thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại Việt Nam ............................................. 17
1.8. Qui định của Nhà nƣớc về kiểm chuẩn trang thiết bị y tế ................................... 20
1.9. Nghiên cứu thực trạng quản lý trang thiết bị y tế ở các nƣớc trên thế giới và tại
Việt Nam ..................................................................................................................... 21
1.10. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang .............................................. 26
KHUNG LÝ THUYẾT ....................................................................................................... 28
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 30
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................... 30
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 32
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 32
2.4. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu........................................................................... 32
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu............................................................................... 33
2.6. Các biến số trong nghiên cứu ............................................................................ 34
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá ............................................................................................. 34
2.8. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................................... 36
2.9. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................. 37
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ......................... 37
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 39
ii
3.1. Thực trạng công tác quản lý trang thiết bị chẩn đoán tại khoa Chẩn đoán hình
ảnh - thăm dò chức năng, Xét nghiệm, Vi sinh, Giải phẫu bệnh ................................ 39
3.2. Đánh giá thực trạng quản lý trang thiết bị chẩn đoán tại 5 khoa phòng nghiên
cứu............................................................................................................................... 50
3.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý trang thiết bị chẩn đoán tại khoa Chẩn
đoán hình ảnh - thăm dò chức năng, khoa xét nghiệm, khoa Vi sinh, khoa Giải phẫu
bệnh và Phòng Vật tƣ Y tế-Trang thiết bị của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang .. 58
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ...................................................................................................... 63
4.1. Thực trạng công tác quản lý trang thiết bị chẩn đoán tại khoa Chẩn đoán hình
ảnh - thăm dò chức năng, Xét nghiệm, Vi sinh, Giải phẫu bệnh ................................ 63
4.2. Đánh giá thực trạng quản lý trang thiết bị chẩn đoán tại các khoa tham gia
nghiên cứu ................................................................................................................... 65
4.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng trang thiết bị chẩn đoán tại các khoa
nghiên cứu ................................................................................................................... 70
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 73
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 76
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 79
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN
:
Bệnh nhân
BS
:
Bác sỹ
BV
:
Bệnh viện
CB
:
Cán bộ
CĐHA-TDC :
Chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng
CSSK
:
Chăm sóc sức khỏe
CSYT
:
Cơ sở y tế
CT
:
Chụp cắt lớp (Computed Tomography)
ĐD
:
Điều dƣỡng
ĐTNC
:
Đối tƣợng nghiên cứu
DVYT
:
Dịch vụ y tế
GPB
:
Giải phẫu bệnh
KCB
:
Khám chữa bệnh
KTV
:
Kỹ thuật viên
NB
:
Ngƣời bệnh
NC
:
Nghiên cứu
NCV
:
Nghiên cứu viên
NVYT
:
Nhân viên y tế
PGS
:
Phó giáo sƣ
PVS
:
Phỏng vấn sâu
QĐ
:
Quyết định
TT
:
Thông tƣ
TTB
:
Trang thiết bị
TTBCĐ
:
Trang thiết bị chẩn đoán
TTBYT
:
Trang thiết bị y tế
VT-TTBYT :
Vật tƣ - trang thiết bị y tế
WHO
:
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
XN
:
Xét nghiệm
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng phân loại trang thiết bị y tế bệnh viện .............................................. 6
Bảng 1.2: Bảng phân loại TTBYT theo nội dung chuyên môn .................................. 7
Bảng 1.3: So sánh tình hình sử dụng một số loại TTB công nghệ cao ..................... 16
Bảng 1.4: Tần suất sử dụng một số TTB hiện đại tại một số quốc gia ..................... 16
Bảng 1.5: Tình hình sử dụng chẩn đoán cận lâm sàng năm 2004 – 2005 ................ 18
Bảng 3.1. Số lƣợng và loại TTBCĐ so với danh mục bộ Y tế ................................. 39
Bảng 3.2: Thông tin chung về TTBCĐ tại khoa Chẩn đoán hình ảnh - thăm dò
chức năng .................................................................................................................. 40
Bảng 3.3: Thông tin chung về TTBCĐ tại khoa Xét nghiệm ................................... 43
Bảng 3.4: Thông tin chung về TTBCĐ tại khoa Vi sinh .......................................... 45
Bảng 3.5: Thông tin chung về TTBCĐ tại khoa Giải phẫu bệnh ............................. 47
Bảng 3.6: Kinh phí mua sắm trang thiết bị chẩn đoán .............................................. 48
Bảng 3.7: Kinh phí dùng để bảo dƣỡng, sửa chữa trang thiết bị chẩn đoán ............. 49
Bảng 3.8: Tỷ lệ TTBCĐ hỏng cần sửa chữa tại các khoa ......................................... 50
Bảng 3.9: Tỷ lệ TTBCĐ sử dụng không hết công suất (%) tại các khoa.................. 50
Bảng 3.10: Thông tin chung của ĐTNC ................................................................... 50
Bảng 3.11: Tỷ lệ ĐTNC đồng ý quản lý tốt, chƣa tốt TTBCĐ qua công tác đầu tƣ,
mua sắm..................................................................................................................... 52
Bảng 3.12: Tỷ lệ ĐTNC đồng ý quản lý tốt, chƣa tốt TTBCĐ ................................. 53
Bảng 3.13: Tỷ lệ ĐTNC đồng ý quản lý tốt, chƣa tốt TTBCĐ qua công tác quản
lý hiện trạng............................................................................................................... 54
Bảng 3.14: Tỷ lệ ĐTNC đồng ý quản lý tốt, chƣa tốt TTBCĐ ................................. 55
Bảng 3.15: Tỷ lệ ĐTNC đồng ý quản lý tốt, chƣa tốt TTBCĐ ................................. 56
Biểu đồ 3.1: Đánh giá chung của ĐTNC đánh giá công tác quản lý TTBCĐ .......... 58
v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trang thiết bị y tế (TTBYT) là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định chất lƣợng, hiệu quả trong công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho thầy thuốc trong
khám, chẩn đoán, điều trị chính xác. Cùng với sự tiến bộ vƣợt bậc của nền Y học
trên thế giới, nhu cầu chẩn đoán sớm, nhanh, chính xác ngày càng cần thiết trong
đó phải kể đến vai trò của chẩn đoán xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.
Bệnh viện Đa khoa Hậu Giang là bệnh viện hạng II tuyến Tỉnh trực thuộc
Sở Y tế Hậu Giang. Đã và đang góp phần trong việc nâng cao công tác chăm sóc
sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu sự quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Tuy
nhiên, Hiện tại bệnh viện gặp một số bất cập trong công tác quản lý TTB do đa số
đƣợc thụ hƣởng từ dự án nên công tác quản lý về đầu tƣ, chất lƣợng, khai thác sử
dụng chƣa đƣợc tốt. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành “thực trạng và
một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị chẩn đoán tại 4 khoa cận lâm
sàng bệnh viện Đa khoa tỉnh hậu giang năm 2017”.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp định lƣợng và định tính
đƣợc thực hiện từ tháng 02/2017 đến tháng 08/2017. Đối tƣợng nghiên cứu định
lƣợng gồm 52 CBYT đang làm việc tại 4 khoa cận lâm sàng, đƣợc tham gia phát
vấn bộ câu hỏi có cấu trúc, sử dụng thang đo Likert từ 1 điểm (rất chƣa tốt) đến 5
điểm (rất tốt). Nghiên cứu định tính, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu lãnh đạo
bệnh viện, lãnh đạo các khoa phòng và một số nhân viên liên quan.
Kết quả nghiên cứu cho thấy số lƣợng và loại TTBCĐ tại các khoa nghiên
cứu đạt tỷ lệ mức trung bình lần lƣợt là 59,9% và 52,7%.
Với tổng số 106 TTBCĐ tại các khoa nghiên cứu, có 100 TTB hoạt động
bình thƣờng chiếm tỷ lệ 94,33%. Tỷ lệ TTBCĐ hỏng và đang sửa chữa thấp
5,6%. Tỷ lệ CBYT đánh giá là quản lý TTBCĐ tốt là 69,2% và quản lý chƣa tốt
TTBCĐ là 30,8%. Nghiên cứu cũng phân tích một số yếu tố quan trọng có ảnh
hƣởng tích cực đến sử dụng TTBCĐ tại bệnh viện đó là: Yếu tố Quy trình, Yếu tố
Nhân lực, Yếu tố Cơ sở vật chất, Yếu tố Tài chính. Qua kết quả nghiên cứu bệnh
viện cần tiếp tục thực hiện đầy đủ và chặt chẽ các nguyên tắc và quy định về quản
lý, sử dụng TTBCĐ tại đơn vị. Đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ của
đội ngũ sử dụng TTBCĐ.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang thiết bị y tế (TTBYT) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
chất lƣợng, hiệu quả trong công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho thầy thuốc trong khám,
chẩn đoán, điều trị chính xác góp phần thực hiện tốt vai trò chăm sóc sức khỏe nhân
dân đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, trong những năm gần đây
ngành Y tế cũng đã có những bƣớc phát triển nhẩy vọt về mặt công nghệ, các cơ sở
khám chữa bệnh từ Trung ƣơng tới địa phƣơng đã đƣợc trang bị các thiết bị hiện đại
và cập nhật với nền y tế trong khu vực. Các thiết bị thăm dò chức năng, thiết bị
phòng mổ, chẩn đoán hình ảnh và các máy xét nghiệm đã và đang đƣợc số hóa với
bộ vi xử lý, chƣơng trình phần mềm tự động hóa góp phần tăng hiệu suất làm việc,
nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị [20].
Tại Việt Nam, trong những năm vừa qua Bộ Y tế đã đầu tƣ nâng cấp TTBYT
cho các cơ sở y tế thuộc các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y học cổ
truyền… Tuy nhiên TTBYT hiện nay của các BV nhìn chung còn thiếu, chƣa đồng
bộ và lạc hậu so với một số nƣớc trong khu vực. Hầu hết các TTBYT đang sử dụng
tại các cơ sở y tế chƣa đƣợc định kỳ kiểm chuẩn, bảo dƣỡng và sửa chữa, không đủ
nguồn vốn để đầu tƣ đổi mới. Trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chƣa đủ
để khai thác hết các tính năng kỹ thuật và công suất của TTB hiện có. Năng lực của
cán bộ kỹ thuật TTBYT chƣa theo kịp những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ.
Hiện nay, TTBYT tại các cơ sở y tế rất đa dạng, phong phú về chủng loại, đƣợc đầu
tƣ bằng các nguồn vốn khác nhau, nhƣng cũng chƣa đáp ứng đƣợc việc phục vụ số
lƣợng bệnh nhân ở các bệnh viện. Sự yếu kém về mặt quản lý, khai thác sử dụng,
bảo trì sửa chữa dẫn đến những bất cập trong việc phát huy tính năng và hiệu quả
đầu tƣ của TTBYT cũng nhƣ sự lãng phí lớn [8].
Bệnh viện Đa khoa Hậu Giang là bệnh viện hạng II tuyến Tỉnh trực thuộc Sở
Y tế Hậu Giang, với qui mô 600 giƣờng kế hoạch, khám, chẩn đoán và điều trị cho
hơn 600 lƣợt bệnh nhân mỗi ngày. Đã và đang góp phần lớn trong việc nâng cao
công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và góp phần giảm thiểu sự quá tải cho các
bệnh viện tuyến trên [2]. Với bối cảnh thực tế của bệnh viện ngoài sự nỗ lực rất lớn
của đội ngũ thầy thuốc và nhân viên y tế (NVYT) của bệnh viện thì rất cần có một
hệ thống TTB công nghệ cao đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác khám chữa bệnh
2
(KCB) để góp phần nâng cao chất lƣợng của bệnh viện. Ngoài ra, cùng với sự tiến
bộ vƣợt bậc của nền Y học trên thế giới, nhu cầu chẩn đoán sớm, nhanh, chính xác
ngày càng cần thiết trong đó phải kể đến vai trò của chẩn đoán xét nghiệm, chẩn
đoán hình ảnh.
Nâng cao hiệu quả quản lý TTB chẩn đoán sẽ nâng cao chất lƣợng KCB tại
các bệnh viện, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế, từ đó thu hút ngƣời
dân đến KCB, góp phần làm giảm sự quá tải cho bệnh viện tuyến trên, đồng thời
ngƣời dân đƣợc hƣởng các dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại tuyến y tế cơ sở, vì vậy
giảm đƣợc phần chi phí cho việc đi lại không cần thiết. Do đó, việc nghiên cứu thực
trạng và một số yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý trang thiết bị y tế chẩn đoán
tại các khoa cận lâm sàng bệnh viện là rất cần thiết.
Mặc khác bệnh viện chƣa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực TTBYT mà
cụ thể là thiết bị chẩn đoán (thiết bị có giá trị cao). Chính vì những lý do nêu trên,
chúng tôi chọn đề tài: “thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trang
thiết bị chẩn đoán tại 4 khoa cận lâm sàng bệnh viện Đa khoa tỉnh hậu giang năm
2017” để nghiên cứu, với hy vọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý TTBCĐ,
đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng quản lý trang thiết bị y tế chẩn đoán tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Hậu Giang.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý trang thiết bị y tế chẩn
đoán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang.
4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về bệnh viện, chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện
1.1.1. Khái niệm về bệnh viện
Cùng với thời gian, khái niệm bệnh viện cũng có nhiều thay đổi. Trƣớc đây
bệnh viện đƣợc coi là “nhà tế bần” cứu giúp những ngƣời nghèo khổ. Chúng đƣợc
thành lập giống nhƣ những trung tâm từ thiện nuôi dƣỡng ngƣời ốm yếu và ngƣời
nghèo. Ngày nay, bệnh viện đƣợc coi là nơi chẩn đoán và điều trị bệnh tật, nơi đào
tạo và tiến hành các nghiên cứu khoa học, nơi xúc tiến các hoạt động chăm sóc sức
khỏe, và ở một mức độ nào đó là nơi trợ giúp cho các nghiên cứu y sinh học.
Các tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đề cập nhiều đến khái
niệm bệnh viện. Theo khái niệm của WHO, bệnh viện là một phần không thể thiếu
của một tổ chức y tế xã hội, có chức năng cung cấp cho dân cƣ các dịch vụ chữa trị
và phòng bệnh toàn diện, cũng nhƣ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại gia đình;
bệnh viện cũng là trung tâm đào tạo các nhân viên y tế và trung tâm nghiên cứu y
học [31].
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện
Bệnh viện là là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời
bệnh và có các nhiệm vụ sau [6]:
Cấp cứu, Khám bệnh, chữa bệnh
Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi ngƣời bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa
bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nƣớc quy định.
Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà
nƣớc.
Chuyển ngƣời bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng để giải
quyết.
Đào tạo cán bộ
Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở các bậc đai học và
trung học. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến
dƣới để nâng cao trình độ chuyên môn.
Nghiên cứu khoa học
5
Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng, những
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ
ngƣời bệnh.
Chỉ đạo tuyến
Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dƣới thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên
môn.
Kết hợp với bệnh viện tuyến dƣới thực hiện các chƣơng trình về chăm sóc
sức khỏe ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và cấp ngành.
Phòng bệnh
Song song với khám bệnh, chữa bệnh phòng bệnh là nhiệm vụ quan trọng
của Bệnh viện.
Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thƣờng xuyên thực hiện nhiệm vụ
phòng bệnh, phòng dịch.
Hợp tác quốc tế:
Tạo thêm nguồn kinh phí đầu tƣ của nƣớc ngoài và các tổ chức kinh tế khác
nhƣng phải đúng theo các quy định của Nhà nƣớc.
Quản lý kinh tế trong Bệnh viện
Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nƣớc về thu, chi ngân sách
của Bệnh viện từng bƣớc tổ chức việc hạch toán chi phí về khám bệnh, chữa bệnh
trong Bệnh viện.
1.2. Khái niệm, vai trò và tầm quan trọng của trang thiết bị y tế
1.2.1. Khái niệm về trang thiết bị y tế
Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật tƣ cấy ghép, thuốc thử và
chất hiệu chuẩn, phần mềm (Soflware) đƣợc sử dụng riêng lẽ hay phối hợp với nhau
theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con ngƣời nhằm một
hoặc nhiều mục đích sau: [7], [16], [18].
+ Chẩn đoán, phòng ngừa, theo dõi, điều trị và làm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp
tổn thƣơng, chấn thƣơng;
+ Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ công tác giải phẫu và quá trình
sinh lý;
+ Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
+ Kiểm soát sự thụ thai;
6
+ Khử trùng các thiết bị y tế, bao gồm các hóa chất sử dụng trong qui trình
xét nghiệm;
+ Vận chuyển chuyên dụng hoặc sử dụng phục vụ cho hoạt động y tế;
+ Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện
pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con ngƣời;
Thiết bị y tế đƣợc dùng độc lập sẽ không phát huy đƣợc hiệu quả nhƣ mong
muốn trên cơ thể con ngƣời, cần phải phối hợp với các phƣơng pháp nhƣ: dƣợc lý
học, miễn dịch học hay trao đổi chất thì chức năng của chúng mới đƣợc hoàn thiện
hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
1.2.2. Phân loại trang thiết bị y tế
Dựa vào công dụng của TTB, ngày nay ngƣời ta có thể phân loại TTBYT
bệnh viện ra 10 nhóm TTB chính nhƣ sau [7]:
Bảng 1.1: Bảng phân loại trang thiết bị y tế bệnh viện
STT TÊN NHÓM
1
Nhóm thiết bị chẩn đoán hình ảnh: máy chụp X - Quang các loại, máy
cộng hƣởng từ, máy chụp cắt lớp điện toán, máy chụp mạch máu xóa nền ,
máy chụp cắt lớp Positron (PET/CT), máy siêu âm…
2
Thiết bị chẩn đoán điện tử sinh lý: máy điện tâm đồ, điện não đồ, điện cơ
đồ, máy đo lƣu huyết não...
3
Thiết bị labo xét nghiệm: sắc ký khí, quang phổ kế, máy đếm tế bào…
4
Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ: máy thở, máy gây mê, máy
theo dõi (monitoring), máy sốc tim, máy tạo nhịp tim, dao mổ điện…
5
Thiết bị vật lý trị liệu: máy điện phân, điện giao thoa, điều trị sóng ngắn,
tia hồng ngoại, laser trị liệu…
6
Thiết bị quang điện tử y tế nhƣ: Laser CO2, phân tích máu bằng Laser…
7
Thiết bị đo và điều trị chuyên dùng nhƣ: máy đo chức năng hô hấp, máy đo
thính giác, máy tán sỏi ngoài cơ thể, gia tốc điều trị ung thƣ, thiết bị cƣờng
nhiệt, máy chạy thận nhân tạo…
8
Các thiết bị điện y tế phƣơng đông nhƣ: máy dò huyệt, máy châm cứu…
9
Nhóm thiết bị y tế thông thƣờng dùng ở gia đình: huyết áp kế, nhiệt kế…
10
Nhóm các thiết bị thông dụng phục vụ cho hoạt động của bệnh viện: thiết
bị thanh tiệt trùng, máy giặt, xe ô tô cứu thƣơng…
7
Phân loại theo chuyên khoa: Bao gồm thiết bị chẩn đoán hình ảnh, thăm dò
chức năng, hồi sức cấp cứu, phòng mổ, thiết bị xét nghiệm (hóa sinh, huyết học, vi
sinh), giải phẫu bệnh, chuyên khoa mắt, RHM, TMH, sản phụ khoa, tim mạch…
Phân loại theo nội dung chuyên môn của y học, ngày nay ngƣời ta có thể phân loại
TTBYT thành 4 loại [10].
Bảng 1.2: Bảng phân loại TTBYT theo nội dung chuyên môn
STT
TÊN NHÓM
Thiết bị y tế: Các loại máy, thiết bị hoặc hệ thống thiết bị đồng bộ phục vụ
1
cho công tác chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng, nghiên cứu khoa học
và đào tạo trong lĩnh vực y tế.
2
Phương tiện vận chuyển chuyên dụng bao gồm: Phƣơng tiện chuyển
thƣơng (xe cứu thƣơng, xuồng máy…), xe chuyên dụng lƣu động cho y tế.
Dụng cụ vật tư y tế bao gồm: Các loại dụng cụ, vật tƣ, hóa chất xét nghiệm
3
đƣợc sử dụng cho công tác chuyên môn trong khám chữa bệnh và chăm
sóc sức khỏe.
4
Các loại vật tư, dụng cụ cấy ghép trong cơ thể gồm: Xƣơng nhân tạo, vít
cố định xƣơng, van tim, tai ốc điện tử, thủy tinh thể nhân tạo…
1.2.3. Vai trò và tầm quan trọng của trang thiết bị y tế
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, sự
quan tâm đầu tƣ của Đảng và Chính phủ cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe
nhân dân, tình trạng sức khỏe ngƣời dân Việt Nam đã có những cải thiện rõ rệt, thể
hiện ở các chỉ tiêu sức khỏe cơ bản nhƣ: tuổi thọ trung bình, tỷ suất chết trẻ em, tỷ
suất chết mẹ, suy dinh dƣỡng…
Ngành Y tế Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ, từ việc
đầu tƣ, ứng dụng các trang thiết bị y tế, công nghệ kỹ thuật cao “đã thành công
trong một số lĩnh vực với trình độ ngang tầm với các nƣớc trong khu vực và một số
nƣớc tiên tiến nhƣ: phẫu thuật nội soi, kỹ thuật can thiệp nội mạch, ghép tạng, kỹ
thuật y học hạt nhân, ứng dụng sóng siêu cao tần, laser, kỹ thuật bơm bóng đối xung
động mạch chủ, siêu lọc máu, tuần hoàn ngoài cơ thể, kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm, nuôi cấy tế bào gốc sinh tinh để điều trị vô sinh…”. Trong đó có vai trò,
8
đóng góp tích cực của TTBYT với chức năng là một trong ba yếu tố quan trọng đó
là Thầy thuốc – thuốc – TTBYT, quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả của công tác
chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân; hỗ trợ tích cực cho ngƣời thầy
thuốc trong công tác phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
WHO đã khẳng định trang thiết bị y tế thuộc vào một chuyên môn của ngành
y tế, nó thâm nhập và phát triển sâu rộng vào các kỹ thuật khám chữa bệnh của tất
cả các chuyên khoa, bộ môn của ngành y tế. Trong thời kỳ phát triển nhƣ vũ bão
hiện nay của công nghệ trên thế giới chỉ sau có công nghiệp vũ trụ, quốc phòng và
an ninh, nên công nghiệp thiết bị y tế đã nhanh chóng ứng dụng những thành tựu
mới nhất vào việc chẩn đoán, điều trị để đạt đƣợc mục tiêu cao nhất “ vì sức khỏe
của con ngƣời”.
Tại Diễn đàn toàn cầu lần thứ nhất về TTBYT (First Golbal Forum on
Medical Devices) do WHO tổ chức từ 09 – 11/9/2010 tại Bangkok, Thái Lan cũng
đã nhấn mạnh lại “Ngày nay, có nhiều chủng loại TTBYT khác nhau lƣu hành trên
thị trƣờng. Chúng bao gồm từ các thiết bị chẩn đoán và điều trị có giá trị lớn, công
nghệ cao nhƣ máy gia tốc tuyến tính giúp điều trị các bệnh ung thƣ cho đến các ống
nghe khám bệnh và các trang thiết bị khác hỗ trợ bác sỹ, nhân viên y tế thực hiện
các công việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân hàng ngày. TTBYT còn bao gồm
cả các thiết bị trợ giúp cải thiện cuộc sống hàng triệu ngƣời dân nhƣ: xe đẩy, máy
trợ thính, kính thuốc, máy điều hòa nhịp tim và các thiết bị cấy ghép…”. Ngoài việc
quan tâm đến tính an toàn, sáng tạo; tăng cƣờng khả năng tiếp cận đến các TTBYT
chất lƣợng, tiên tiến một cách có hiệu quả, diễn đàn rất quan tâm và nhấn mạnh đến
tính đặc thù của TTBYT và công tác đào tạo, hƣớng dẫn sử dụng cũng nhƣ sửa
chữa, bảo dƣỡng đảm bảo TTBYT hoạt động hiệu quả [30].
1.3. Quản lý trang thiết bị y tế
1.3.1. Khái niệm quản lý trang thiết bị y tế
Quản lý TTBYT là chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc
lĩnh vực TTBYT đảm bảo giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt
động tối ƣu và đảm bảo những chƣơng trình và mục tiêu của hệ thống đó, nhằm
phát triển, khai thác và sử dụng có hiệu quả TTBYT đƣợc đầu tƣ trong ngành [22] .
1.3.2. Chu trình quản lý trang thiết bị y tế [20], [26], [29]
1.3.2.1. Quản lý đầu tư mua sắm trang thiết bị
9
* Xét về góc độ quản lý, hoạt động mua sắm TTBYT phải xây đựng kế
hoạch đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
+ Kịp thời.
+ Đủ dùng.
+ Đúng chuẩn loại.
+ Đảm bảo chất lƣợng cao.
+ Chi phí hợp lý.
+ Đúng thủ tục, quy chế quản lý mua sắm của Nhà nƣớc.
Đáp ứng đƣợc các yêu cầu trên, đòi hỏi ngƣời quản lý, bộ phận quản lý phải
có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác và luôn phải cập nhật kiến thức
chuyên môn, cũng nhƣ hệ thống văn bản pháp luật để thực hiện đạt kết quả tốt nhất.
Tránh trƣờng hợp TTBYT đƣợc đầu tƣ mua sắm không sử dụng gây lãng phí. Tuy
nhiên với những thiết bị hiện đại, đồng bộ, giá trị kinh tế cao thì việc chọn mua thiết
bị có cấu hình phù hợp với yêu cầu sử dụng, chất lƣợng tốt, đúng thủ tục, quy chế,
giá cả hợp lý là rất khó.
Điều đó rất khó vì chúng ta thiếu kinh nghiệm trong sử dụng, thiếu kiến thức
đối với các TTBYT mới đƣợc đƣa vào sử dụng tại Việt Nam, trong khi đó những
loại TTBYT mới đƣợc sử dụng trong ngành y tế ngày càng nhiều, thiếu thông tin về
các nhà sản xuất TTBYT, thông tin về giá...
Mặc khác, trong công tác quản lý Nhà nƣớc, các quy chế quản lý mua sắm
luôn thay đổi, đồi hỏi ngƣời quản lý phải luôn cập nhật kiến thức chuyên môn, cũng
nhƣ văn bản quy phạm pháp luật để triển khai hoạt động mua sắm đạt kết quả tốt.
* Để chọn mua đƣợc trang thiết bị y tế đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyên môn,
đúng với tiêu chuẩn phân tuyến kỹ thuật và giá cả hợp lý cần có các yêu cầu sau
đây:
+ Có đầy đủ tài liệu kỹ thuật (cataloges)chào hàng các thiết bị cần mua ít
nhất 3 hãng để làm cơ sở so sánh (về cấu hình, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lƣợng).
+ Có đầy đủ chứng nhận đánh giá chất lƣợng, xuất xứ hàng hóa theo tiêu
chuẩn (CO, CQ).
+ Thiết bị có khả năng kết nối với các thiết bị khác và nâng cấp đƣợc khi cần
thiết.
+ Có đào tạo, hƣớng dẫn sử dụng và bảo dƣỡng thiết bị.
10
+ Có cam kết cung cấp vật tƣ tiêu hao, linh kiện, phụ tùng thay thế giá thấp ít
nhất là 5 năm kể từ khi hết thời gian bảo hành.
+ Thời gian bảo hành thiết bị ít nhất là 12 tháng.
+ Là Công ty có uy tín cung cấp trên thị trƣờng Việt Nam.
* Để đáp ứng kịp thời về vật tƣ tiêu hao, phụ tùng thay thế thiết bị ta cần
thực hiện các công việc sau:
+ Tổng hợp nhu cầu sử dụng các khoa để lập kế hoạch cung cấp.
+ Lập kế hoạch mua sắm vật tƣ tiêu hao, phụ tùng thay thế, dụng cụ và TTB
phải tiến hành theo tháng, quý, năm.
Xây dựng kế hoạch mua sắm vật tƣ tiêu hao, phụ tùng thay thế, dụng cụ và
TTBYT là một trong những chức năng nhiệm vụ của phòng Vật tƣ – trang thiết bị y
tế để đáp ứng cho đơn vị.
Nhìn chung khi lên kế hoạch đầu tƣ mua sắm, cần phải cân nhắc kỹ: về nhu
cầu sử dụng của đơn vị; khả năng tài chính, nguồn kinh phí; thế hệ công nghệ, cấu
hình kỹ thuật thích hợp; điều kiện hạ tầng lắp đặt, trang bị (diện tích, điện, nƣớc,
môi trƣờng...); cán bộ quản lý, khai thác sử dụng; hiệu quả phối hợp chuyên môn tại
đơn vị.
1.3.2.2. Quản lý sử dụng, bảo quản trang thiết bị
Muốn khai thác tối đa công suất TTBYT, chủ đầu tƣ cần phải:
- Xác định nhu cầu khám chữa bệnh, tần suất sử dụng thiết bị của đơn vị
nhiều hay ít.
- Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất để lắp đặt, vận hành thiết bị.
- Đào tạo tốt đội ngũ cán bộ trực tiếp vận hành và cán bộ kỹ thuật thiết bị y
tế.
- Bảo đảm kinh phí hoạt động; cung cấp đủ vật tƣ tiêu hao, phụ tùng thay
thế kịp thời.
- Có bộ phận kỹ thuật đảm nhiệm công tác bảo dƣỡng, sửa chữa thiết bị (có
thể đơn vị tự tổ chức bảo dƣỡng, sửa chữa hoặc ký hợp đồng với một Công ty ngoài
cơ quan có chức năng, trình độ, chuyên nghiệp cao về kỹ thuật TBYT).
1.3.2.3. Quản lý hiện trạng trang thiết bị
Một số nội dung chính trong quản lý hiện trạng TTBYT:
- Quản lý số đầu máy/ địa điểm lắp đặt/ đơn vị quản lý.
11
- Quản lý tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết bị (tài liệu hƣớng dẫn sử dụng,
bảo dƣỡng sửa chữa thiết bị).
Lập hƣớng dẫn sử dụng:
Đây là văn bản qui phạm kỹ thuật cần phải viết ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu
bằng chữ đậm trên khổ giấy A4 và đƣợc thủ trƣởng cơ quan ký duyệt, đóng dấu,
treo trên máy.
a) Kiểm tra trƣớc khi mở máy.
b) Trình tự vận hành máy.
c) Tắt máy làm vệ sinh và bảo quản
Lập nhật ký sử dụng máy :
Sau mỗi lần sử dụng máy, thiết bị - ngƣời vận hành phải ghi vào nhật ký vận
hành những thông tin sau: Ngày, tháng, năm sử dụng/ thời gian sử dụng/ người sử
dụng/ tình trạng máy sau khi sử dụng.
Nếu máy có sự cố trong ca làm việc thì báo ngay lãnh khoa, phòng VTTTB
cùng lập biên bản và xác định mức độ hƣ hỏng, nguyên nhân, hƣớng khắc phục.
Việc nhật ký máy ghi đầy đủ hàng ngày sẽ giúp cho công tác đánh giá hiệu
quả khai thác sử dụng và tính đƣợc hiệu quả đầu tƣ.
Lập sổ theo dõi (quản lý) thiết bị hay gọi là lý lịch thiết bị:
Mỗi cuốn lý lịch dùng cho một thiết bị, trong đó cần ghi các thông tin: Tên
thiết bị (bao gồm: ký hiệu mã, model, nƣớc sản xuất), cấu hình, năm nhận thiết bị,
giá tiền, nguồn kinh phí, đơn vị cung cấp thiết bị, tên ngƣời quản lý trực tiếp, vị trí
lắp đặt, tình trạng thiết bị lúc tiếp nhận. ngoài ra còn có các trang để ghi: số lần
hỏng hóc, ngày dừng máy để sửa chữa, bộ phận sửa chữa, chất lƣợng (các chức
năng của máy) sau sửa chữa, di biến động của thiết bị (bao gồm cả phần mua sắm
nâng cấp, chuyển đơn vị, ngƣời sử dụng).
1.3.2.4. Quản lý chất lượng trang thiết bị
Chất lƣợng thiết bị đƣợc đánh giá theo các chỉ số cơ bản sau:
- Thiết bị là sản phẩm của dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn quản lý chất
lƣợng nào? ISO, FDA, EC, TCVN, TCN
- Chứng chỉ kiểm chuẩn: theo định kỳ 6 tháng hoặc 12 tháng (tuỳ theo từng
thiết bị) tất cả TTBYT đang sử dụng tại các cơ sở phải đƣợc cơ quan có thẩm quyền
đến kiểm định và cấp chứng chỉ.
12
- Biên bản kiểm chuẩn: là tài liệu ghi lại các kết quả trong quá trình kiểm
chuẩn, đặc biệt là các số liệu và kết quả của việc kiểm đo lƣờng. Đây là tài liệu gốc
có tính chất pháp lý quan trọng vì nó là cơ sở để đánh giá, phân tích kết quả kiểm
chuẩn. Ngƣời kiểm chuẩn, phƣơng tiện đo phải ghi lại đầy đủ và trung thực các số
liệu, không đƣợc tùy tiện vứt bỏ các số liệu mà mình cảm thấy vô lý.
- Uy tín, kinh nghiệm của nhà sản xuất
Ngoài 4 thông số trên chất lƣợng còn phụ thuộc vào: Điều kiện lắp đặt, bảo
quản, Trình độ của ngƣời trực tiếp khai thác sử dụng, Tính an toàn và hiệu quả.
Hiện nay trong ngành y tế công việc kiểm chuẩn để đánh giá chất lƣợng các
trang thiết bị rất còn hạn chế và tùy tiện do những lý do sau: Chƣa chấp hành
nghiêm các pháp lệnh đo lƣờng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; Dự toán
cấp kinh phí hàng năm không có kinh phí để kiểm chuẩn TTB; Trang thiết bị để
kiểm chuẩn chƣa đáp ứng kịp nhu cầu kiểm chuẩn TTB.
1.3.2.5. Quản lý bảo dưỡng - sửa chữa trang thiết bị:
Điều kiện vật chất cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa TTB: nhân lực, dụng
cụ sửa chữa, thiết bị đo lƣờng chuyên dụng, tài liệu kỹ thuật, phụ tùng thay thế, kinh
phí cho hoạt động bảo dƣỡng, sửa chữa.
Bảo dưỡng TTB: là tiến hành bảo dƣỡng theo kế hoạch. Dựa vào số lƣợng,
chủng loại TTB trong phạm vi quản lý, ngƣời phụ trách xây dựng lịch bảo dƣỡng
theo yêu cầu cụ thể của từng loại thiết bị và trình độ cán bộ kỹ thuật cần để tiến
hành một hoạt động bảo dƣỡng để làm cơ sở phân công công việc cho từng ngƣời.
Thông thƣờng ta chia ra làm 3 loại bảo dƣỡng:
a. Bảo dƣỡng thƣờng nhật: vệ sinh TTBYT hàng ngày, lau TTBYT sau khi sử dụng
(tất cả các TTBYT hay dùng tại các khoa phòng).
b. Bảo dƣỡng thƣờng quy: các TTBYT nhƣ máy thở, máy hút đờm…
c. Bảo dƣỡng thƣờng kỳ: 3 tháng, 6 tháng, 1 năm 1 lần.
Lƣu ý: những máy có giá trị cao nhƣ máy, máy CT, MRI… những nhân viên
thực hiện công tác bảo dƣỡng máy phải đƣợc đào tạo, hoặc tìm đến những đơn vị
bảo dƣỡng có thƣơng hiệu để hiệu chỉnh các thông số nhầm đảm bảo cho máy hoạt
động chính xác.
Nếu thực hiện bảo dƣỡng dự phòng tốt thì thiết bị có tuổi thọ cao, nâng cao
hiệu quả sử dụng trong đầu tƣ.
13
Sửa chữa TTB:
Mặc dù công tác bảo dƣỡng theo kế hoạch đƣợc tiến hành tốt, song TBYT
vẫn có hỏng hóc bất thƣờng cần đƣợc tổ chức sửa chữa kịp thời.
Có hai hình thức sửa chữa TTBYT đƣợc áp dụng:
Tự sửa chữa
Đƣợc thực hiện bởi phòng vật tƣ – thiết bị y tế của đơn vị.
Trong trƣờng hợp máy hƣ nặng không có phụ tùng thay thế ngay phòng VT
– TBYT phải báo cho khoa để biết lý do không hoạt động đƣợc, đối với các thiết bị
lớn lãnh đạo khoa và phòng vật tƣ-TBYT phải báo cáo ban giám đốc để có hƣớng
xử lý. Khi bàn giao sửa chữa cần phải có biên bản giao nhận máy ghi rõ tình trạng
của máy, các phụ kiện đi theo máy và phải ký tên ghi rõ họ tên ngƣời nhận máy.
Thuê sửa chữa
Trƣờng hợp TTBYT bị hỏng nặng mà phòng vật tƣ không thể tự sửa chữa
đƣợc thì báo cho lãnh đạo bệnh viện để ký hợp đồng thuê các đơn vị khác có khả
năng sửa chữa TTBYT đó.
- Có loại hợp đồng ký cho việc sửa chữa 1 lần hỏng hóc của một thiết bị cụ thể.
- Có loại hợp đồng ký cho việc bảo dƣỡng sửa chữa cho một thiết bị trong
một năm.
- Có loại hợp đồng ký cho việc bảo dƣỡng sửa chữa cho tất cả các loại
TTBYT của đơn vị trong 1 năm.
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đảm bảo nhu cầu trang thiết bị y tế [20]
1.4.1. Yếu tố nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực bao gồm các kỹ sƣ, bác sĩ, dƣợc sĩ, kỹ thuật viên và các nhà
kinh tế hoạt động trong lĩnh vực TTBYT. Nguồn nhân lực này đƣợc phân bố với
một tỷ lệ hợp lý ở các lĩnh vực: quản lý, đào tạo, nghiên cứu - phát triển, sản xuất
kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật y tế.
Ở Việt nam cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chủ chốt về lĩnh vực thiết bị y tế
còn ít, chỉ có trƣờng đại học Bách khoa Hà nội, Bách khoa Thành Phố Hồ Chí
Minh, Học viện kỹ thuật. Ngoài ra còn một cơ sở đào tạo nữa là trƣờng Cao đẳng
nghề Kỹ thuật thiết bị y tế Hà Nội và trƣờng Cao đẳng nghề Kỹ thuật thiết bị y tế
Bình Dƣơng, hai trƣờng này đang đào tạo bậc trung cấp, cao đẳng với số lƣợng
khoảng 300 học viên mỗi năm. Với số lƣợng trên 1000 cơ sở y tế trên toàn quốc,
14
nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn, nhƣng khả năng đáp ứng thì còn nhiều hạn
chế.
1.4.2. Yếu tố khoa học công nghệ
Sự phát triển nhanh và đa dạng của khoa học công nghệ ở thời kỳ “Kinh tế tri
thức” đã và đang tác động mạnh mẽ đến cuộc sống con ngƣời. Sự tác động này
mang tính tích cực. Ngành Y tế đang phải đứng trƣớc các yêu cầu mới đó là:
- Độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị phải rất cao
- Thời gian phát hiện bệnh phải rất sớm
- Công tác chẩn đoán và điều trị phải đi từ vĩ mô đến vi mô, từ toàn thân đến
bộ phận, từ bộ phận đến tế bào và từ tế bào đến các siêu vi mô.
1.4.3. Yếu tố cung ứng trang thiết bị y tế
Hệ thống cung ứng và lƣu thông phân phối trang thiết bị y tế đƣợc hình
thành một mạng lƣới từ Trung ƣơng đến các địa phƣơng và đƣợc mở rộng với sự
tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
Một số tỉnh có các công ty dƣợc - trang thiết bị y tế có nhiệm vụ cung cấp
các dụng cụ, vật tƣ cho các cơ sở y tế trong tỉnh.
Các huyện có các cửa hàng kinh doanh vật tƣ dụng cụ y tế và các cửa hàng
dƣợc - vật tƣ y tế.
Ngoài các công ty thiết bị y tế của Nhà nƣớc còn có rất nhiều các công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các công ty liên doanh hoạt đông trong lĩnh
vực kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật y tế. Hiện nay khối này là chủ yếu.
1.4.4. Yếu tố xác định nhu cầu trang thiết bị
Điểm để hình thành nhu cầu trang thiết bị y tế là do phát triển mô hình bệnh
tật ngày càng phức tạp và đa dạng, đồng thời yếu tố tâm lý của ngƣời bệnh là muốn
phát hiện bệnh tật bằng những thiết bị hiện đại nhất hiện có tại Việt Nam.
Để xác định đƣợc nhu cầu TTBYT trƣớc hết phải do sự hoạch định của các
nhà chuyên môn y tế trên cơ sở mô hình bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh của
nhân dân.
1.4.5. Yếu tố pháp lý
Yếu tố pháp lý là hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến nghiên cứu phát
triển, sản xuất kinh doanh, đảm bảo chất lƣợng, các dịch vụ KHKT và cả định
hƣớng phát triển, chính sách phát triển TTBYT.
15
1.4.6. Yếu tố tài chính
Tài chính là yếu tố vô cùng quan trọng và có tính chất quyết định đến đảm
bảo nhu cầu TTBYT. Muốn sử dụng tối ƣu đƣợc nguồn vốn, ta phải xây dựng đƣợc
các kế hoạch đầu tƣ bao gồm: kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch trung hạn và kế hoạch
dài hạn
Phân bổ hợp lý giữa phần “cứng” và phần “mềm”. Đầu tƣ “cứng” là đầu tƣ
vào thiết bị và duy trì thiết bị. Đầu tƣ “mềm” là đầu tƣ đào tạo cán bộ sử dụng, khai
thác, bảo quản và duy trì hoạt động đúng quy trình của thiết bị.
1.5. Các văn bản pháp lý trong công tác quản lý trang thiết bị y tế
Quyết định số 130/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 Quyết định của Thủ
tƣớng chính phủ về việc phê duyệt chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế giai
đoạn 2002 – 2010 [16].
Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002 Quyết định của Bộ Y tế về việc
ban hành Danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng
khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản [9].
Quyết định số 54/2014/QĐ-TTg ngày 19/09/2014 Quyết định của Thủ tƣớng
chính phủ về miễn thuế nhập khẩu đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp rắp
sản phẩm trang thiết bị y tế cần đƣợc ƣu tiên nghiên cứu chế tạo.
Quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2007 Quyết định của Bộ
Khoa học Công nghệ về ban hành danh mục phƣơng tiện đo phải kiểm định [5].
Chỉ thị số 01/2003/CT-BYT ngày 16/3/2003 Chỉ thị của Bộ Y tế về việc tăng
cƣờng công tác quản lý trang thiết bị y tế [11].
Thông tƣ số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 Thông tƣ của Bộ Y tế hƣớng
dẫn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh liên kết
hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của
các cơ sở y tế công lập [13].
Thông tƣ số 13/2002/TT-BYT ngày 13/12/2002 Thông tƣ của Bộ Y tế hƣớng
dẫn điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế [10].
Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 Nghị định của Chính phủ quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập [17].
16
Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 Nghị định của chính phủ quy
định về quản lý trang thiết bị [18].
1.6. Thực trạng quản lý trang thiết bị y tế ở các nƣớc trên thế giới
Ngày nay TTBYT hiện đại là sản phẩm của việc ứng dụng những thành tựu
khoa học công nghệ tiên tiến đã giúp cho việc chẩn đoán nhanh chóng, chính xác,
an toàn, hiệu quả và ít biến chứng cho ngƣời bệnh.
Trang thiết bị y tế rất đa dạng về chủng loại và có rất nhiều mẫu mã, kiểu
dáng trong cùng chủng loại. Theo thống kê của WHO, hiện nay có hơn 10.500 loại
trang thiết bị y tế đang đƣợc sử dụng, từ những thiết bị hiện đại nhƣ máy chụp cộng
hƣởng từ (Magnetic Resonance Imaging - MRI), máy chụp mạch máu
(Angiography), CT Scanner đa dãy đầu dò, đến các loại đơn giản nhƣ: máy trợ
thính, kính thuốc, nẹp, vít dùng trong phẫu thuật chỉnh hình, kim khâu phẫu thuật….
Để sử dụng các TTBYT hiệu quả, cần phải có kế hoạch đầu tƣ và phân bổ
hợp lý. Khi so sánh tình hình đầu tƣ máy CT và MRI tại một số nƣớc trên thế giới,
có thể thấy sự chênh lệch khá lớn giữa các nƣớc này.
Bảng 1.3: So sánh tình hình sử dụng một số loại TTB công nghệ cao [33]
ĐVT: Nghìn người
Singapore
Malaysia
Indonesia
Số dân bình quân một máy MRI
310
1.100
15.400
Số dân bình quân một máy CT
148
356
1.520
Số ngƣời bình quân một máy chụp cắt lớp và MRI tại Indonesia lớn hơn rất
nhiều so với các nƣớc trong khu vực nhƣ: Singapore và Malaysia, hai nƣớc có mức
GDP bình quân đầu ngƣời cao. Nhƣng khi so với Canada thì việc TTBYT công
nghệ cao của các nƣớc này còn ở mức thấp. Ở các nƣớc phát triển, bên cạnh việc
đầu tƣ TTBYT công nghệ cao tại các cơ sở khám chữa bệnh cũng rất lớn.
Bảng 1.4: Tần suất sử dụng một số TTB hiện đại tại một số quốc gia
ĐVT: Lần sử dụng/năm/máy
Nƣớc
MRI
CT SCAN
Canada
4.666
7.745
Mỹ
3.412
5.298
17
Xét về giá trị kinh tế, TTBYT chiếm một phần hết sức to lớn: WHO đã báo
động cho cộng đồng thế giới rằng khối lƣợng tài sản TTBYT trên toàn thế giới
khổng lồ, chi phí hàng năm để duy trì hoạt động và bổ sung TTBYT gấp 1,5 lần chi
phí thuốc chữa bệnh cho toàn nhân loại. Hiện tƣợng lãng phí tiền của trong lĩnh vực
này khá lớn.
Nhƣ vậy, ta có thể thấy TTBYT có vai trò rất to lớn trong việc chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân loại. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất
trang thiết bị y tế hiện đại đã đem lại cho con ngƣời rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên,
việc sử dụng TTBYT trên thế giới đang còn chƣa hợp lý, chƣa phát huy đƣợc hết
hiệu quả nên chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn [7].
1.7. Thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại Việt Nam
1.7.1. Một số thành tựu đã đạt được
Đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc, trong hơn mƣời năm thực hiện đổi mới vừa
qua, Ngành Y tế đã đầu tƣ nâng cấp trang thiết bị cho các cơ sở thuộc các lĩnh vực:
y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y học cổ truyền, đào tạo nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế. Đặc biệt các Trung tâm
Y tế chuyên sâu tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai ứng dụng nhiều
tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, sử dụng nhiều phƣơng tiện hiện đại trong khám,
chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lƣợng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Từng bƣớc đổi mới công tác quản lý, sắp xếp và tổ chức lại hệ thống công ty,
xí nghiệp thiết bị y tế, các viện nghiên cứu và trƣờng đào tạo, bƣớc đầu lập lại trật
tự trong lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu TTBYT. Một số nhà máy, xí nghiệp
sản xuất TTBYT đã đƣợc đầu tƣ chiều sâu đổi mới công nghệ. Những TTBYT
thông thƣờng, thiết bị nội thất bệnh viện sản xuất trong nƣớc đã đƣợc tăng cả về số
lƣợng và chất lƣợng, đáp ứng đƣợc nhu cầu của Ngành Y tế và bƣớc đầu xuất khẩu.
Tại các bệnh viện tỉnh, các khoa chủ yếu nhƣ: Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA),
Xét nghiệm sinh hóa, phòng mổ và Hồi sức cấp cứu đã đƣợc trang bị một số thiết bị
cơ bản: máy X - quang cao tần - tăng sáng truyền hình, máy siêu âm, nội soi, xét
nghiệm sinh hóa nhiều chỉ số, máy huyết học, máy gây mê, máy thở, máy sốc tim,
máy theo dõi bệnh nhân v.v…
Theo báo cáo kiểm tra 720 bệnh viện năm 2005 của Vụ Điều trị - Bộ Y tế
cho thấy tình hình sử dụng chẩn đoán cận lâm sàng năm 2004 – 2005 tăng cao:
18
Bảng 1.5: Tình hình sử dụng chẩn đoán cận lâm sàng năm 2004 – 2005 [12]
Đơn vị: Triệu lượt
STT
Nội dung
Năm 2004
Năm 2005
Tỷ lệ (%)
1
XN sinh hóa
35.4
42.8
120.90
2
XN huyết học
54.2
56.2
103.69
3
XN vi sinh
6.6
8.1
122.72
4
Chụp X-quang
7.7
8.8
114.28
5
Siêu âm
4.7
5.7
121.27
6
Chụp CT Scanner, MRI
0.369
0.427
115.71
7
Nội soi chẩn đoán
0.420
0.55
130.95
Bên cạnh đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc và viện trợ, ngành y tế Việt Nam đã
từng bƣớc mở rộng xã hội hóa, cho phép một số hình thức huy động tài chính để
trang bị thêm máy móc, trang bị. Hiện nay hình thức phổ biến trong các bệnh viện
công huy động tài chính dƣới các hình thức: liên doanh, liên kết đặt máy phân chia
lợi nhuận hoặc đặt máy độc quyền cung cấp hóa chất. Nhờ phƣơng thức này, nhiều
dịch vụ kỹ thuật cao đã đƣợc triển khai (mà không có nguồn vốn nhà nƣớc) nhƣ
chẩn đoán hình ảnh (MRI, CT scan, siêu âm), xét nghiệm, nội soi chẩn đoán và can
thiệp; nguồn thu tài chính của bệnh viện tăng lên và giúp phát triển kỹ thuật tại các
bệnh viện. Nhƣ vậy, cùng với chủ trƣơng tự chủ hóa, việc xã hội hóa trong thời
gian qua đã thu hút đƣợc một lƣợng vốn tƣơng đối lớn cho Ngành Y tế, góp phần
làm giảm gánh nặng đầu tƣ cho y tế bằng nguồn ngân sách Nhà nƣớc [13].
1.7.2. Một số bất cập và thách thức lớn
Mặc dù đạt đƣợc một số kết quả ban đầu nhƣ trên, trong lĩnh vực trang thiết
bị còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải đƣợc quan tâm, chỉ đạo giải quyết trong giai
đoạn tới, cụ thể [14]:
1.7.2.1. Hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý nhà nước trong lĩnh vực trang
thiết bị chưa được hoàn chỉnh
Hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực TTBYT
còn thiếu và chƣa cập nhật thƣờng xuyên. Cụ thể là:
Thiếu chính sách khuyến khích, hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất TTBYT
trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thế giới.