Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 107 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Lê Quang Huy

năm 2017


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và
gia đình. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thanh
Hải người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu trong
quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Môi trường; Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Lập Thạch; Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi
trường tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và người


than đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
luận văn này.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Lê Quang Huy

năm 2017


3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... ii
MỤC LỤC.......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................... x
MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................2
2.1. Mục tiêu chung...................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................. 3
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.................................. 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài...................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm nước sạch....................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm nước hợp vệ sinh............................................................5
1.1.3. Khái niệm nước sinh hoạt................................................................5
1.1.4. Khái niệm ô nhiễm nước................................................................. 5
1.1.5. Vai trò của nước sạch đối với cuộc sống......................................... 6
1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài..................................................................... 8
1.3. Cơ sở thực tiễn.................................................................................10
1.3.1. Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên thế giới......................10
1.3.2. Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt ở Việt Nam....................... 13


4
1.3.3. Các giải pháp khi nguồn nước bị ô nhiễm..................................... 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .32
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................... 32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................32
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................32
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.....................................................32
2.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................ 32
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc 32
2.3.2. Đánh giá tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt tại huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc..............................................................................32
2.3.3. Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện
Lập Thạch................................................................................................32
2.3.4. Điều tra người dân về chất lượng và nhu cầu sử dụng nước cho
sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch.................................................32
2.3.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý và sử dụng nguồn nước sinh hoạt

tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc....................................................... 32
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................. 33
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp............33
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp............................................33
2.4.3. Vị trí và thời gian lấy mẫu..............................................................34
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu....................................................................36
2.4.5. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu....................................... 37
2.4.6. Phương pháp tổng hợp và so sánh................................................40
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................... 41
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
41 3.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................41


5
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................... 45
3.2. Đánh giá tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt tại huyện
Lập Thạch................................................................................................ 47
3.3. Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện
Lập Thạch................................................................................................ 52
3.3.1.
Đánh giá chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn huyện
Lập Thạch . 52
3.3.2. Đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện
Lập Thạch.................................................................................................58
3.3.3. Đánh giá chất lượng nước máy tại huyện Lập Thạch....................60
3.4. Điều tra người dân về chất lượng và nhu cầu sử dụng nước cho
sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch.................................................61
3.4.1. Đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt địa bàn
huyện Lập Thạch..................................................................................... 61
3.4.2. Điều tra nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên địa

bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.....................................................63
3.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý và sử dụng nguồn nước sinh hoạt
tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.......................................................64
3.5.1.......................................Về quản lý chất lượng nước sinh hoạt
64
3.5.2. Chính sách quản lý nhà nước về vấn đề nước sạch và vệ sinh
môi trường...............................................................................................65
3.5.3. Giải pháp về khoa học công nghệ..................................................65
3.5.4. Ý thức của cộng đồng về vấn đề nước sinh hoạt hiện nay............66
3.5.5. Về phía đơn vị cung cấp nước....................................................... 66
3.5.6. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ chất lượng
nguồn nước............................................................................................. 66


6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................ 68

1. Kết luận................................................................................................68
2. Kiến nghị..............................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 71



vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Chú giải


FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc

HĐND

Hội đồng nhân dân

HGĐ

Hộ gia đình

KLN

Kim loại nặng

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

QCCP


Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

QH

Quốc hội

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TT

Thông tư

UBND

Uỷ ban nhân dân


UNICEF

Quỹ nhi đồng liên hợp quốc

VSMTNT

Vệ sinh môi trường nông thôn

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đô thị.........................................14
Bảng 1.2: Một số bệnh xảy ra và lây lan do sử dụng nguồn nước không hợp
vệ sinh ở Việt Nam.........................................................................21
Bảng 1.3. Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe liên quan đến nước và vệ sinh ở
Việt Nam........................................................................................ 23
Bảng 2.1: Vị trí và thời gian lấy mẫu nước mặt trên địa bàn huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc....................................................................34
Bảng 2.2: Vị trí và thời gian lấy mẫu nước ngầm trên địa bàn huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.................................................................... 35
Bảng 2.3: Vị trí và thời gian lấy mẫu nước cấp sinh hoạt tại vòi chảy của các
hộ gia đình trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc...........36
Bảng 2.4. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước mặt..........37
Bảng 2.5. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước ngầm.......39
Bảng 2.6. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước cấp sinh

hoạt..40 Bảng 3.1: Tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.................................................. 47
Bảng 3.2. Tổng hợp các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa
bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc........................................... 51
Bảng 3.3. Kết quả phân tích mẫu nước mặt trên địa bàn huyện Lập Thạch. 53
Bảng 3.4. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm trên địa bàn huyện Lập Thạch 58
Bảng 3.5: Kết quả phân tích mẫu nước máy trên địa bàn huyện Lập
Thạch..............................................................................................60
Bảng 3.6: Kết quả điều tra đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh
hoạt địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.............................. 62
Bảng 3.7: Kết quả điều tra nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người
dân trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.......................63


9


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Tỉ lệ các loại nước trên thế giới.................................................11
Hình 1.2. Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua các năm16
Hình 1.3. Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn.....................................................17
Hình 3.1. Vị trí địa lý của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.....................41
Hình 3.2. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2016........................44
Hình 3.3. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2016...................44
Hình 3.4: Hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc................................................49
Hình 3.5. Kết quả phân tích DO, SS, BOD5 và COD trong nước mặt.........54
Hình 3.6. Kết quả phân tích NH +, NO

4

Hình 3.7. Kết quả phân tích

NO3-

2

và PO 3- trong nước mặt..........55
4

và Fe trong nước mặt.......................... 56

Hình 3.8. Kết quả phân tích Pb, Cd và As trong nước mặt....................... 57
Hình 3.9. Kết quả phân tích Cl- và Coliform trong nước mặt....................57


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước sạch và vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được
quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn
đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu.
Việt Nam hiện có khoảng gần 70% dân số sinh sống ở khu vực nông
thôn, bình quân mỗi năm phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt,
1.300 triệu m3 nước thải và khoảng 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật;
có tới trên 80% khối lượng rác thải, nước thải, rác thải sinh hoạt và hầu hết
lượng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh và
xả trực tiếp ra môi trường. Do đó, môi trường nông thôn, nguồn nước sạch
kể cả nước mặt và nước ngầm đang chịu những áp lực ngay chính từ hoạt

động sản xuất và sinh hoạt, đồng thời còn chịu sự tác động từ các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề và các khu đô thị lân cận, đòi hỏi
phải có những giải pháp đồng bộ nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm.
(Bộ TN&MT, 2015) [5].
Do điều kiện kinh tế thấp, nhiều hộ gia đình ở nông thôn vẫn sử
dụng nước sông, ao hồ kênh rạch để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Việc sử
dụng nguồn nước không đảm bảo đã dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe con
người. Theo thống kê, khoảng 90% dân cư Việt Nam bị nhiễm các loại giun,
sán đường tiêu hóa. Các bệnh tiêu chảy, hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn là 3
trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất, trong đó tiêu chảy là bệnh đứng thứ
6 trong các bệnh có tỷ lệ tử vong lớn nhất. Điều đáng nói, số người mắc các
bệnh này tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn. (Cục Quản lý môi trường y
tế, 2016), [15]
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước đã có 86%
người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trong đó,
vùng có số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh cao nhất tiếp tục
là Đông Nam Bộ với 94,5%, đồng bằng sông Hồng 91% và đồng bằng sông


2
Cửu Long 88%. Tỷ lệ số dân được tiếp cận nước hợp vệ sinh thấp nhất ở
vùng Bắc Trung Bộ


(81%) mặc dù đây là vùng có số hộ ở nông thôn cao thứ 4/7 vùng trong
toàn quốc. (Bộ NN&PTNT, 2015) [1].
Kết quả thực hiện của Chương trình mục tiêu quốc gia đã cho thấy, tỉ lệ
số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng đáng kể qua các năm, tuy nhiên
tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch còn rất thấp, mới chỉ đạt
42% theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (QCVN 02/2009/BYT). Trong số 86% dân số

sử dụng nước hợp vệ sinh, cũng chỉ có khoảng 32% hộ dân được sử dụng
nước từ các công trình cấp nước tập trung, còn lại là từ các công trình nhỏ
lẻ như: giếng đào, giếng khoan, bể chứa nước mưa... Việc kiểm tra, đảm bảo
chất lượng nước cấp từ các nguồn nêu trên cũng đang cho cho thấy nhiều
vấn đề cần tiếp tục được quan tâm giải quyết. (Chính phủ, 2015) [12].
Huyện Lập Thạch là một điển hình với nhu cầu sử dụng nước sạch của
người dân ở một số xã chưa được đáp ứng đủ. Nhiều nơi nước sạch chưa tới
thì người dân phải sử dụng nước giếng cho dù chất lượng nguồn nước không
đảm bảo, nước giếng nhiễm bẩn nặng, mà nước máy thì yếu hay chưa tới thì
người dân phải mua nước máy với giá cao, và thời gian được cấp nước máy
cũng rất ngắn. Trước tình trạng thực tế về nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt
của người dân huyện Lập Thạch, điều cần thiết là cần có một tầm nhìn xa để
có một hoạch định vững chắc giải quyết nhu cầu cấp nước cho các xã trong
địa bàn huyện.
Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài “Đánh giá chất lượng nguồn
nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc” được thực
hiện với mục tiêu làm rõ hơn về thực trạng chất lượng và tình hình cung cấp
nước sạch tại một số xã, thị trấn trong huyện nhằm tìm ra giải pháp và nâng
cao hiệu quả cho vấn đề trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, chất lượng nguồn nước sinh hoạt, việc sử dụng
nước sinh hoạt tại huyện Lập Thạch để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo các yêu cầu cho dân cư trên địa
bàn nghiên cứu.


2.2. Mục tiêu cụ thê



- Đánh giá thực trạng và nhu cầu sử dụng nguồn nước sinh hoạt của
người dân huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đánh giá chất lượng các nguồn nước mà người dân huyện Lập Thạch
đang sử dụng để sinh hoạt.
- Tìm hiểu các nguyên nhân tác động đến chất lượng nguồn nước
sinh hoạt trên địa bàn huyện Lập Thạch, từ đó đề xuất một số giải pháp
để tăng cường việc cung cấp nước sạch cho người dân.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp người học nâng cao và hoàn thiện kiến thức đã học, rút ra
kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
- Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác xây dựng kế hoạch quản lý
nguồn nước sinh hoạt một cách hiệu quả trong giai đoạn mới, nhằm hướng
tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trường huyện Lập
Thạch.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được nhu cầu sử dụng và xác định được chất lượng các
nguồn nước hiện tại mà người dân đang sử dụng.
- Xây dựng được một số giải pháp phục vụ công tác quản lý và cung cấp
nước sạch cho người dân huyện Lập Thạch.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú quanh ta.
Nước được sử dụng trong mọi mặt của đời sống con người. Hiện nay nhu
cầu chất lượng cuộc sống ngày càng cao, do đó chất lượng nước sử dụng
cũng phải tốt hơn. Chúng ta cần phải phân biệt được nước sạch và nước
hợp vệ sinh để sử dụng cho cho phù hợp, tránh những ảnh hưởng đến chất

lượng cuộc sống cũng như trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
1.1.1. Khái niệm nước sạch
Theo Điều 2, Luật Tài nguyên nước năm 2012, nước sạch là nước có
chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam. Cụ
thể nước sạch là nguồn nước: trong, không màu, không mùi, không vị, không
chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh cho con người. Nước sạch theo quy
chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y
tế ban hành ngày 17/6/2009. (Quốc hội, 2012) [20]
Nước sạch là một nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hằng ngày của
mọi người và đang đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện
sinh hoạt cho nhân dân. Nước sạch có chất lượng cao hơn nước hợp vệ sinh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành nghiên cứu cơ cấu bệnh tật
ở khu vực châu Á và đi đến nhận xét như sau: tại một số nước Châu Á có tới
60% bệnh nhiễm trùng và 40% dẫn tới tử vong là do dùng nước sinh hoạt
không hợp vệ sinh. Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) lại cảnh báo rằng:
Hàng năm tại các nước đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5
tuổi bị chết và 5 triệu trẻ em bị tàn tật do dùng nước bị ô nhiễm.


1.1.2. Khái niệm nước hợp vệ sinh
Là nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các thành
phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, được đưa vào sử
dụng trực tiếp hoặc sau khi xử lí. Ngoài ra, nước sinh hoạt hợp vệ sinh còn
kết hợp quan sát từ các nước sau để đánh giá:
- Nước máy: Nước máy là nước chủ yếu từ các công trình từ bơm
hoặc bơm dẫn, có hệ thống ông cung cấp nước đến nhiều gia đình và thõa
mãn điều kiện nước trong, không màu, không mùi, không bị được đưa vào
sử dụng trực tiếp hoặc qua xử lí.
- Nước giếng, nước giếng khoan: Nước ở giếng phải cách xa hướng gió

nhà vệ sinh, chuồng trại, gia súc, thành giếng được xây cao bằng gạch hoặc
đá, giếng sâu ít nhất 3m, sân giếng được lát gạch sạch sẽ.
1.1.3. Khái niệm nước sinh hoạt
Theo Điều 2, Luật Tài nguyên nước năm 2012, nước sinh hoạt là nước
sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người.
Nguồn nước sinh hoạt là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh
hoạt hoặc có thể xử lý thành nước sinh hoạt. (Quốc hội, 2012) [20]
Nước sinh hoạt dùng để uống cần đạt tiêu chuẩn về màu sắc (không
quá 15 độ màu, không có màu lạ); độ đục (không quá 2 độ), mùi (không có
mùi hôi, mùi lạ), không có váng cặn, độ axit thích hợp (pH = 6,5-8,5), độ cứng
phù hợp (không quá 300mg CaC03/lít, Fe không quá 0,3 mg/lít), Mn (không
quá 0,3 mg/lít), Cu (không quá 1,0 mg/lít), Zn (không quá 3,0 mg/lít), As
(không quá 0,01 mg/lít), Hg (không quá 0,001 mg/lít), Pb (không quá 0,01
mg/lít), Cr (không quá 0,05 mg/lít), xianua (không quá 0,07 mg/lít), florua
(không quá 1,5 mg/lít), vi khuẩn nhóm E.coli (không có vi khuẩn)…
Nước mặt (nước sông, rạch, ao hồ, suối) có xử lý lắng trong và tiệt trùng.
1.1.4. Khái niệm ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất nước, có hại
cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt
của một hay nhiều chất lạ vượt quá ngưỡng chịu đựng của sinh vật.


Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa về ô nhiễm nước như
sau: "Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với
chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại khi sử dụng cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi cũng như
các loài hoang dại”. (Lê Văn Khoa, 2011) [19].
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo:
- Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt. Ô nhiễm này
còn được gọi là ô nhiễm không xác định nguồn gốc.

- Nguồn gốc nhân tạo: Là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng
lỏng. Chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt
động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại
ô nhiễm nước như ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô
nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. (Lê Văn Khoa, 2011) [19].
1.1.5. Vai trò của nước sạch đối với cuộc sống
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong
cuộc sống của con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất
thì nước và môi trường nước đóng vai trò rất quan trọng. Nước tham gia
vào quá trình tái sinh thế giới hữu cơ. Nguồn gốc của sự hình thành và tích
lũy chất hữu cơ sơ sinh là hiện tượng quang hợp được thực hiện dưới tác
dụng của năng lượng mặt trời với sự góp phần của nước và không khí. Trong
quá trình trao đổi chất, nước có vai trò trung tâm. Những phản ứng lý, hóa
học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi của rất
nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể. Nước
chiếm khoảng 70-75% trọng lượng cơ thể con người. Nếu thiếu nước sẽ gây
rối loạn chuyển hóa các chất dẫn đến khát nước, rối loạn nhiệt độ cơ thể, rối
loạn tâm thần. Mỗi người chúng ta cần có ít nhất là 1,5 lít nước uống mỗi
ngày. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan
đến nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn


tiêu hóa, hấp thu sử dụng tốt lương thực, thực phẩm... đều cần có nước.
Nước chiếm khoảng 80% thành phần mô não được cấu tạo bởi nước, việc
thường xuyên thiếu nước làm giảm sút tinh thần, khả năng tập trung kém
và đôi khi mất trí nhớ. Ngoài ra, nước còn có nhiệm vụ thanh lọc và ngăn
ngừa những độc tố gây bệnh ung thư và các loại sỏi đường tiết niệu,
bàng quang, niệu quản... xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hô
hấp một cách hiệu quả. (Lê Văn Khoa, 2011) [19].

Nước sạch giúp cho con người duy trì cuộc sống hàng ngày bởi con
người sử dụng nước sạch để cung cấp cho các nhu cầu ăn uống, hoặc sử
dụng cho các hoạt động sinh hoạt như tắm rửa, giặt giũ, rửa rau, vo gạo...
Để thỏa mãn các nhu cầu vệ sinh cá nhân và sinh hoạt, mỗi người cần
tới khoảng 120 lít nước/ngày. Nước sạch không chỉ là trong, không màu,
không mùi, không vị mà còn phải an toàn đối với sức khỏe của người sử
dụng. Nếu sử dụng nước không sạch thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe,
vì nước là môi trường trung gian chuyển tải các chất hóa học và các loại vi
khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được.
(Lê Văn Khoa, 2011) [19].
Các hóa chất thường gặp trong nước như sắt, chì, măng gan, asen,
thủy ngân, nitrit, nitrat, amoni, hóa chất bảo vệ thực vật, các sản phẩm dầu,
mỡ và các hóa chất dùng trong công nghiệp… Nếu hàm lượng của các chất
này trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây hại đối với sức khỏe
như ngộ độc kim loại nặng (asen, thủy ngân, chì, hóa chất bảo vệ thực vật).
Nếu hàm lượng hóa chất thấp hơn, có thể chưa ảnh hưởng ngay đến sức
khỏe, nhưng các hóa chất có khả năng tích tụ trong các mô của cơ thể, về lâu
dài có thể gây nên các bệnh nhiễm độc mãn tính hoặc ung thư. (Lê Văn Khoa,
2011) [].
Việc sử dụng nước bị nhiễm bẩn các yếu tố vi sinh vật cũng là nguyên
nhân gây nên các bệnh hoặc các vụ dịch đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ,
thương hàn. Nước cũng như thực phẩm rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn


E. Coli, Salmonella gây bệnh tiêu chảy, phẩy khuẩn tả gây bệnh tả… Nhiều
người


dùng chung một nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh có thể gây bùng
phát các vụ dịch trong cộng đồng và nếu phân hoặc chất thải của những

người này không được quản lý tốt, gây ô nhiễm môi trường thì dịch bệnh lại
càng có nguy cơ lan rộng hơn.
Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu đồng thời còn đóng vai trò
điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng
khí trong đất, đó là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của thực vật. (Lê
Văn Khoa, 2011) [19].
1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII;
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội
khóa XIII;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 Quy định việc thi
hành Luật Tài nguyên nước.
- Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 Quy định về phương
pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
- Nghị định của chính phủ số 54/2015/NĐ-CP ngày 08/6/2015 Quy định
về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 Quy định lập, quản lý
hành lang bảo vệ nguồn nước.
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 Thoát nước và xử lý
nước thải.
- Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 về sản xuất, cung cấp
và tiêu thụ nước sạch.
- Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15/9/2008 về việc thu thập, quản
lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường.


- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 Quy định cho phép
thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

- Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.
- Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
- Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/3/2009 Quy định đánh giá
khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
- Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 Phê duyệt chiến lược
quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.
- Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22 tháng 10 năm 2012 Phê
duyệt điều chỉnh bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn triển khai công tác theo dõi
- đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Công văn số 2411/BYT-MT năm 2015 tăng cường kiểm tra giám sát
chất lượng nước sinh hoạt do Bộ Y tế ban hành.
- Quy chuẩn 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống (đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở
chế biến thực phẩm).
- Quy chuẩn 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt (sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử
dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở
chế biến thực phẩm).
- Quy chuẩn 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước mặt.
- Quy chuẩn 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước dưới đất.


Các văn bản của tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành có liên quan tới tài
nguyên nước:
- Quyết định số 1438/QĐ-UBND ngày 15/5/2017 của UBND tỉnh về phê
duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai

thác nước.
- Quyết định số 1087/QĐ-UBND ngày 18/4/2014 của UBND tỉnh về phê
duyệt Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông
thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 3818/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh về
phê duyệt đồ án Quy hoạch cấp nước đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 762/QĐ-CT ngày 29/3/2013 về phê duyệt kết quả Bộ
chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Quyết định số 523/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của Chủ tịch UBND
tỉnh Vĩnh Phúc Phê duyệt kế hoạch điều tra, theo dõi - đánh giá nước sạch
và VSMT nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012.
- Quyết định số 1285/QĐ-CT ngày 14/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về việc phân bổ chi tiết các Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2012.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên thế giới
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh
hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua
xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển.
Theo Liên Hiệp Quốc, nhu cầu toàn thế giới về nước sẽ vượt quá mức cung
40% vào năm 2030. Cùng với vấn đề biến đổi khí hậu, khan hiếm nước ngọt
sẽ là một trong những thách thức lớn nhất với nhân loại trong những năm
tới.


Thiếu nước sẽ ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và bảo đảm an ninh
lương thực, đồng thời đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống, sinh hoạt của
người dân ở bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào. Sự phí phạm trong việc
sử dụng nguồn nước, cũng như những tranh chấp của các quốc gia là nguy cơ

dẫn tới các cuộc xung đột vũ trang và chiến tranh vì nguồn nước trong tương
lai không xa.
Nước bao phủ 71% diện tích trái đất, trong 1.386 triệu km3 tổng
lượng nước trên trái đất thì trên 97% là nước mặn, và trong tổng lượng nước
ngọt trên trái đất thì 68% là băng và sông băng; 30% là nước ngầm; nguồn
nước mặt như nước trong các sông hồ, chỉ chiếm khoảng 93.100 km3, bằng
1/150 của 1% của tổng lượng nước trên trái đất (Hình 1.1.). Tuy nhiên, nếu
trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có khoảng 0,003% là nước ngọt sạch mà
con người có thể sử dụng được. (Gleick, P. H., 1996) [33].
Số lượng ít ỏi nước ngọt sẵn sàng để sử dụng lại phân bố không
đồng đều. Khu vực châu Á và Nam Mỹ được coi là có nguồn tài nguyên
nước dồi dào nhất, trong khi châu Phi và Trung Đông lại là những khu vực
thường xuyên hạn hán. Hiện nay, lượng nước sinh hoạt trung bình dành cho
người dân ở châu Á chỉ đạt khoảng 15-30% so với trong thập niên 50 của thế
kỷ XX và dự báo đến năm 2025 lượng nước sinh hoạt trung bình sẽ giảm đến
70%.

Hình 1.1. Tỉ lệ các loại nước trên thế giới


×