Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 99 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Nhật Bằng


ii

LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả nghiên cứu này, trong thời gian học tập và thực hiện
luận văn tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự
giúp đỡ vô cùng tận tình của cơ sở đào tạo, cơ quan công tác, gia đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái
Nguyên, các thầy cô tại Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Quản lý tài
nguyên, Khoa Môi trường đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình đào tạo.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, người thầy
đã trực tiếp hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu, hết lòng tận tụy vì học trò.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tạo điều kiện của Uỷ ban nhân dân huyện
Nghi Lộc, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã được lựa chọn điều tra; các phòng:
Tài nguyên & Môi trường; Phòng Nông nghiệp; Phòng Tài chính – Kế hoạch; Chi
cục Thống kê huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí Lãnh đạo đơn vị đang


công tác, cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện tốt cho tôi
hoàn thành khóa học này.

Thái Nguyên, ngày 18 tháng 10 năm
2017
Tác giả luận văn

Lê Nhật Bằng


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... viii
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài.......................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.................................................... 4
1.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam......................4
1.1.1. Trên Thế giới........................................................................................... 4
1.1.2. Tại Việt Nam............................................................................................ 8
1.2. Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp....................................... 11
1.2.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất............................................................ 11

1.2.2. Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp.................................................................................................... 14
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.............15
1.3. Xu hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hoá.........................17
1.3.1. Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên Thế giới........................19
1.3.2. Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam................................. 22
1.4. Xác định các loại hình sử dụng đất bền vững............................................... 24
1.4.1. Loại hình sử dụng đất............................................................................ 24
1.4.2. Cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất bền vững trong sản xuất
nông nghiệp.................................................................................................... 25
1.5. Một số kết quả nghiên cứu đánh giá về sử dụng đất bền vững ở Việt Nam..25


Chương 2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................... 30
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 30
2.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 30
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tác động đến sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp của huyện Nghi Lộc................................................ 30
2.2.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và các loại hình
sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.................................................................. 30
2.2.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp......30
2.2.4. Lựa chọn và đề xuất loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu
quả bền vững cho vùng nghiên cứu.............................................................. 311
2.2.5. Xác định các giải pháp phát triển các loại hình sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp có triển vọng cho sản xuất nông nghiệp tại huyện Nghi Lộc......31
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 31
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.................................................... 31
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu.................................................. 31
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu................................................. 32
2.3.4. Phương pháp chuyên gia....................................................................... 32

2.3.5. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất..............................................32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................. 34
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp của huyện Nghi Lộc.......................................................... 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 34
3.1.2. Các nguồn tài nguyên............................................................................ 36
3.1.3. Thực trạng môi trường.......................................................................... 41
3.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................... 43
3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và các loại hình sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp........................................................................... 47
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất......................................................................... 47
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp...................................... 48
3.2.3. Các tiểu vùng kinh tế sinh thái của huyện Nghi Lộc..............................49


3.2.4. Loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện..........52
3.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất trên đất sản xuất nông nghiệp.55
3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT trên đất sản xuất nông nghiệp.55
3.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT trên đất sản xuất nông nghiệp ..60
3.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT trên đất sản xuất nông
nghiệp............................................................................................................. 62
3.4. Lựa chọn và đề xuất loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả
bền vững cho vùng nghiên cứu........................................................................... 66
3.5. Xác định các giải pháp phát triển các loại hình sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp có triển vọng cho sản xuất nông nghiệp tại huyện Nghi Lộc....................68
3.5.1. Giải pháp sử dụng đất........................................................................... 68
3.5.2. Giải pháp kỹ thuật................................................................................. 68
3.5.3. Giải pháp thị trường sản phẩm............................................................. 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 69
1. Kết luận........................................................................................................... 69

2. Kiến nghị.......................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 71
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Nghi Lộc.....................44
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng năm 2016...................46
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Nghi Lộc năm 2016......................... 47
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Nghi Lộc
năm 2016........................................................................................ 49
Bảng 3.5. Phân vùng kinh tế sinh thái theo đơn vị hành chính......................51
Bảng 3.6. Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Nghi Lộc...................... 52
Bảng 3.7. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp............................................................... 56
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính ở tiểu vùng 1..................56
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính trên đất sản
xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 1.......................................................57
Bảng 3.10. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính trên
đất sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 1..........................................57
Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính ở tiểu vùng 2................58
Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính trên đất sản
xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 2.......................................................59
Bảng 3.13. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính trên
đất sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 2..........................................59
Bảng 3.14. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả xã hội loại hình sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp...................................................................... 61
Bảng 3.15. Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất chính trên
đất sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 1..........................................61

Bảng 3.16. Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất chính trên
đất sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 2..........................................62
Bảng 3.17. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả môi trường sử dụng đất......63


vii

Bảng 3.18. So sánh mức sử dụng phân bón của các nông hộ với quy trình kỹ
thuật................................................................................................64
Bảng 3.19. Lượng thuốc bảo vệ thực vật thực tế sử dụng và khuyến cáo......65
Bảng 3.20. Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất chính
trên đất sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 1.................................. 66
Bảng 3.21. Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất chính
trên đất sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 2.................................. 66
Bảng 3.22. Đánh giá tổng hợp khả năng lựa chọn loại hình sử dụng đất trên
đất sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 1..........................................67
Bảng 3.23. Đánh giá tổng hợp khả năng lựa chọn loại hình sử dụng đất
trên đất sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 2..................................67


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CPTG

Chi phí trung gian

FAO


Tổ chức lương thực thế giới

GTSX

Giá trị sản xuất

GTGT

Giá trị gia tăng

GTNC

Giá trị ngày công

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTCT

Hệ thống canh tác

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

KT-XH

Kinh tế xã hội




Lao động

LM

Lúa mùa

LX

Lúa xuân

LE

Đánh giá đất

LUT

Loại hình sử dụng đất

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

NXB

Nhà xuất bản

TNHH


Thu nhập hỗn hợp

TNT

Thu nhập thuần

Tr. đ

Triệu đồng

UBND

Uỷ ban nhân dân


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất là tài sản của quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động
đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất còn là vật mang của các hệ sinh thái
tự nhiên và các hệ sinh thái canh tác, đất là mặt bằng để phát triển nền kinh tế
quốc dân. Trong lĩnh vực nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt
đồng thời cũng là môi trường sản xuất ra lương thực, thực phẩm, là một nhân
tố quan trọng của môi trường sống và nhiều trường hợp lại chi phối sự phát
triển hay huỷ diệt các nhân tố khác của môi trường. Vì vậy, chiến lược sử dụng
đất hợp lý là một phần của chiến lược nông nghiệp sinh thái bền vững của tất
cả các nước trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay.
Do sự gia tăng dân số nhanh, nhu cầu phát triển ngày càng nhiều, con người
đã khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên

đất đai dẫn đến nguy cơ giảm dần về số lượng và chất lượng của nguồn lực tài
nguyên này. Trong sản suất nông nghiệp, đất đai không những là đối tượng lao
động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, con người khai thác các
nguồn lợi tự nhiên từ đất để đảm bảo các nhu cầu về lương thực và vật dụng của
xã hội. Vì vậy sản xuất nông nghiệp là một hệ thống có vai trò quan trọng trong
mối quan hệ của tự nhiên với kinh tế - xã hội. Quan điểm phát triển nông
nghiệp bền vững đã định hướng những đề tài nghiên cứu cùng những ứng dụng
quan trọng và cấp bách trong sản xuất nông nghiệp của thế giới nói chung và của
Việt Nam nói riêng.
Đối với các địa phương thuộc vùng trung du miền núi, điều kiện giao thông
khó khăn, việc lưu thông hàng hoá với các địa phương khác không thuận lợi thì
việc sản xuất ra lương thực tại chỗ để đảm bảo an ninh lương thực là vấn đề
luôn được đề cao; do vậy đất nông nghiệp lại càng có vai trò quan trọng.


2

Mặt khác đất nông nghiệp nói chung và đất nông nghiệp nói riêng ở các
tỉnh trung du miền núi thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên,
khả năng


mở rộng cũng rất hạn chế, nên việc tìm ra hướng sử dụng hợp lý, hiệu quả, phát
huy được tiềm năng đất đai và phát triển bền vững cho nông nghiệp miền núi là
việc làm có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với các địa phương miền núi.
Nghi Lộc là một huyện có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ ra vào thành phố
Vinh - nơi trung tâm văn hóa chính trị của tỉnh và giao lưu kinh tế văn hóa của khu
vực Bắc miền trung. Nền kinh tế bước đầu phát triển, cùng với sự gia tăng về
dân số, kéo theo áp lực về nhà ở, tốc độ đô thị hoá tăng nhanh đã làm cho diện

tích đất dùng trong sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm. Hiện nay, áp lực về
vấn đề lương thực đã giảm xuống, xu hướng độc canh cây lúa ở huyện không
còn nhiều. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng diễn ra ở tất cả các xã trong huyện đã tạo
ra nhiều sản phẩm hàng hoá. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng
hoá còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn
Thế Đặng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất
các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện
Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định và lựa chọn được các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
phù hợp và đề xuất hướng sử dụng đất hợp lý cho huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Đánh giá những lợi thế và hạn chế của điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội
tác động đến sản xuất nông nghiệp của huyện.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và các loại hình sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện.
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của địa
phương.
- Xác định được yêu cầu và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
(LUT) hiệu quả bền vững trên địa bàn nghiên cứu.


- Xác định các giải pháp phát triển các loại hình sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp có triển vọng cho vùng nghiên cứu.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Là cơ sở dữ liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong lĩnh
vực sử dụng đất ở trung du miền núi.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá để lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất

nông nghiệp (LUT) thích hợp vào sản xuất, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp
với điều kiện thực tế của địa phương góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam
1.1.1. Trên Thế giới
Trong thập kỷ gần đây sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và
sự bùng nổ của dân số đã gây áp lực rất lớn đối với đất đai. Để giảm thiểu một
cách tối đa sự thoái hoá tài nguyên đất do thiếu trách nhiệm và hiểu biết của
con người, đồng thời tạo cơ sở cho những định hướng sử dụng đất theo quy
hoạch và bền vững trong tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng của việc
bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nên trên thế giới công tác
nghiên cứu về đất và đánh giá đất đã được thực hiện khá lâu và dần được chú
trọng hơn, đặc biệt đối với các nước phát triển.
Bước vào thế kỷ XXI mặc dù khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển như vũ
bão song với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường sinh
thái thì nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cơ bản đối
với loài người. Đất nông nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sản
xuất nông nghiệp. Trên Thế giới tuy nền sản xuất nông nghiệp của các nước phát
triển không giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thì quốc
gia nào cũng thừa nhận. Hầu hết các nước đều coi sản xuất nông nghiệp là cơ sở
nền tảng của sự phát triển. Khi dân số ngày một tăng nhanh thì nhu cầu con
người ngày càng lớn nên nhu cầu lương thực thực phẩm là một sức ép nặng nề
lên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Để đảm bảo an ninh lương thực loài người
phải tăng cường các biện pháp khai hoang đất đai. Do đó đã phá vỡ cân bằng sinh
thái của nhiều vùng, đất đai bị khai thác triệt để, các biện pháp gìn giữ độ phì
nhiêu cho đất không được coi trọng. Kết quả là hàng loạt diện tích đất bị thoái
hoá trên phạm vi toàn cầu qua các hình thức bị mất chất dinh dưỡng và chất hữu

cơ, bị xói mòn, bị nhiễm mặn và bị phá hoại cấu trúc của tầng đất… Đất nông
nghiệp bị suy thoái, biến chất và ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông
sản [26].


Trái đất của chúng ta, với tổng diện tích bề mặt là 510 triệu km2 trong đó đại
dương chiếm 361 triệu km2 (71%), còn lại diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu km2
(29%).[3]
Theo FAO (1990), những loại đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp như đất
phù sa, đất nâu rừng chỉ chiếm 12,6%. Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%.
Hiện nay toàn bộ đất đai tốt nhất trên thế giới đã bị con người tác động
vào. Diện tích đất đang canh tác của thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự
nhiên (khoảng 1500 triệu ha), và được FAO đánh giá là:
Đất có năng suất cao:

14%

Đất có năng suất trung bình:

28%

Đất có năng suất thấp:

58%

Xã hội phát triển ngày càng cao, nhu cầu xây dựng ngày càng lớn. Người ta
ước tính một người cần 0,1 ha đất làm chỗ ở và các nhu cầu văn hoá, giao
thông, v.v... ) dẫn đến hàng năm thế giới mất đi khoảng 8 triệu ha đất nông
nghiệp do chuyển sang xây dựng cơ bản
Nguồn tài nguyên đất thế giới hàng năm luôn bị giảm đi về số lượng cũng như

chất lượng, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang sử dụng cho
mục đích khác (chủ yếu là dùng cho xây dựng). Đất nông nghiệp còn mất đi do xói
mòn, nhiễm mặn, ô nhiễm khác, v.v... khoảng 4 triệu ha. Như vậy, mỗi năm nhân
loại mất đi 12 triệu ha đất nông nghiệp.
Những đất còn lại thì bị giảm sút về chất lượng do nhiều nguyên nhân như xói
mòn, rửa trôi, đặc biệt ở vùng nhiệt đới ẩm do mưa lớn cùng với đất dốc, 1 ha
đất trong 1 năm mất từ 100 - 150 tấn đất. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác
như: Khô hạn, chất thải rắn và lỏng, bụi, v.v... đã làm cho đất bị ô nhiễm thoái
hóa. Bên cạnh đó, tình trạng kết von, đá ong hoá, hoang mạc hóa, v.v... ngày càng
gia tăng.
Song song với việc đất nông nghiệp ngày càng bị mất mất và xấu đi thì sự
bùng nổ dân số trên cả thế giới ngày càng báo động. Dân số thế giới mỗi năm tăng
từ 80 - 85 triệu người. Với năng suất như hiện nay, mỗi người cần 0,2 - 0,4 ha đất


nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Muốn nuôi sống 80 - 100 triệu
người


dân tăng/năm cần phải khai hoang 20 - 30 triệu ha đất mỗi năm. Như vậy muốn
đất nông nghiệp khỏi mất đi hàng năm thì phải khai hoang mở rộng diện tích từ 30
- 40 triệu ha. Song tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới chỉ có hạn. Theo
nhiều nhà khoa học tính toán, trong 3,2 tỷ ha đất của trái đất chúng ta đã khai
thác 1,5 tỷ ha, còn 1,7 tỷ ha với tốc độ khai thác 40 triệu ha/năm thì chỉ còn 40
năm nữa là không có đất để khai hoang mở rộng diện tích.
Tóm lại, việc con người khai thác và sử dụng bừa bãi không có khoa học làm
cho đất nông nghiệp giảm cả về số lượng và chất lượng. Nhiều vùng đất trên
thế giới đã trở thành sa mạc không thể canh tác được, các hệ sinh thái đất khô
cằn rất nhạy cảm với việc khai thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý. Nghèo
đói, mất ổn định chính trị, phá rừng, chăn thả quá mức và các hoạt động tưới tiêu

nghèo nàn đều đóng góp vào sa mạc hoá. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn
mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi trường đất có nguy
cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 20 năm tới. Khoảng 1,2
tỷ người của hơn 110 nước đang bị đe doạ bởi vấn đề này [1].
Tổng diện tích đất trên thế giới 14.700 triệu ha, trừ diện tích đóng băng
vĩnh cửu là 1.360 triệu ha thì diện tích đất còn lại chỉ có 13.340 triệu ha. Trong đó
phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất đó là khô, quá lạnh, dốc, nghèo dinh
dưỡng, quá mặn, quá phèn, hay bị ô nhiễm, bị phá hoại do các hoạt động sử dụng
đất không hợp lý của con người… Diện tích đất có khả năng canh tác còn 3.030
triệu ha, hiện con người mới khai thác hơn 1.500 triệu ha đất canh tác, trên thế
giới hiện có 2.000 triệu ha đất đã và đang bị thoái hoá, trong đó có 1.260 triệu ha
tập trung ở châu Á, Thái Bình Dương, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu
người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia châu Á Thái Bình
Dương là dưới 0,15 ha. Theo tính toán của tổ chức lương thực thế giới (FAO)
với trình độ sản xuất trung bình như hiện nay trên thế giới để có đủ lương thực,
thực phẩm thì mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác [1]. Tỷ lệ đất có khả năng
canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36% trong đó
những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen,
đất rừng nâu chỉ chiếm khoảng 12,6%; những


loại đất quá xấu như vùng băng tuyết, hoang mạc, đất núi chiếm 40,5%; còn lại là
các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất mỏng… Diện
tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích tự nhiên. Bình quân
diện tích đất nông nghiệp trên đầu người toàn thế giới là 0,12 ha. Ở các nước
khác nhau thì bình quân diện tích đất nông nghiệp cũng khác nhau như ở Mỹ là
0,25 ha/ người; Bungari 0,7 ha/người; ở Pháp 0,64 ha/người; ở Nhật 0,065
ha/người.
Ngày nay, thoái hoá đất và hoang mạc hoá là một trong những vấn đề
môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt và giải

quyết nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, đất bị
thoái hoá có ở khắp nơi trên thế giới: châu Á chiếm 38%; châu Phi 25,2%; châu
Mỹ 20,5% ; châu Âu 11,1%; châu Đại Dương 5,2%. Thoái hoá đất có nhiều dạng
và do nhiều nguyên nhân gây ra. Các dạng thoái hoá: xói mòn nước chiếm 55%;
xói mòn gió 28%; … Tác động của con người đối với sự thoái hoá đất; chặt phá
rừng 29,5%; chăn thả quá mức 34,5%; quản lý kém 28%; hoạt động công nghiệp
1,2%. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp trên đất.
Theo tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho biết, tình trạng thoái hoá
đất gia tăng đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe doạ tới tình hình an
ninh lương thực đối với khoảng ¼ dân số thế giới sống phụ thuộc trực tiếp vào đất.
Thoái hoá đất ngoài vấn đề đe doạ tới an ninh lương thực còn là mối nguy cơ phá
hoại các nguồn tài nguyên và sinh thái làm mất đa dạng sinh học và các nguy cơ
khác.
Việc con người khai thác và sử dụng bừa bãi không có khoa học làm cho đất
nông nghiệp giảm cả về số lượng và chất lượng. Nhiều vùng đất trên thế giới đã
trở thành sa mạc không thể canh tác được, các hệ sinh thái đất khô cằn rất nhạy
cảm với việc khai thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý. Nghèo đói, mất ổn
định chính trị, phá rừng, chăn thả quá mức và các hoạt động tưới tiêu nghèo nàn
đều đóng góp vào sa mạc hoá. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất
100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi trường đất có nguy cơ


làm giảm 10-20% sản lượng lương thực thế giới trong 20 năm tới. Khoảng 1,2 tỷ
người của hơn 110 nước đang bị đe doạ bởi vấn đề này [32].


1.1.2. Tại Việt Nam
Theo báo cáo Tổng điều tra đất đai năm 2015, Tổng diện tích tự nhiên của cả
nước là 33.123.077 ha, trong đó 31.000.035 ha đất đã được sử dụng vào các
mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp, chiếm 93,59% tổng diện tích tự

nhiên; còn
2.123.042 ha đất chưa được sử dụng vào các mục đích, chiếm 6,41% tổng diện
tích tự nhiên. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp có diện tích là 27.302.206 ha,
chiếm 82,43% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 87,07% tổng diện tích đất đã
sử dụng; nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích là 3.697.829 ha, chiếm 11,16%
tổng diện tích tự nhiên và chiếm 11,93% tổng diện tích đất đã sử dụng; nhóm
đất chưa sử dụng có diện tích là 2.123.042 ha, chiếm 6,41 % tổng diện tích tự
nhiên cả nước. Theo các loại đối tượng sử dụng, quản lý, diện tích đất đã được
giao cho các loại đối tượng sử dụng là 26.802.054 ha, chiếm 80,92% tổng diện
tích tự nhiên. Trong đó, hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng 15.894.447 ha,
chiếm 47,99% tổng diện tích tự nhiên, bằng 59,30% diện tích đất của các đối
tượng sử dụng; các tổ chức trong nước đang sử dụng 10.518.593 ha, chiếm
31,76% tổng diện tích tự nhiên và bằng 39,25% diện tích đất đã giao cho các đối
tượng sử dụng; tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng 45.717 ha,
chiếm 0,17% diện tích đất đã giao cho các đối tượng sử dụng; cộng đồng dân cư
và cơ sở tôn giáo đang sử dụng là 343.294 ha, chiếm 1,28% diện tích đất đã giao
cho các đối tượng sử dụng. Diện tích đất giao cho các đối tượng để quản lý là
6.321.023 ha, chiếm 19,08% tổng diện tích tự nhiên của cả nước.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 24.725 ha, trong đó, diện tích đất trồng
cây lâu năm tăng 29.471 ha và diện tích đất trồng cây hàng năm giảm 4.746 ha.
Diện tích đất trồng cây lâu năm cả nước tăng 29.471 ha chủ yếu do hiện nay
việc trồng các loại cây lâu năm (đặc biệt là keo lá tràm) đem lại thu nhập kinh tế
cao, ổn định đời sống nên người dân sử dụng đất đồi, đất rừng, chuyển từ cây
hàng năm hiệu quả thấp sang để trồng cây lâu năm.


Đất trồng cây hàng năm có diện tích đất lúa giảm 3.230 ha và có sự biến động
ở hầu hết các tỉnh. Diện tích đất trồng lúa giảm là do nhiều diện tích đất trồng
lúa



kém hiệu quả, năng suất thấp đã được chuyển qua đất trồng cây lâu năm, cây
hàng năm…; mặt khác quá trình đô thị hóa, phát triển nhanh các công trình công
cộng, trụ sở cơ quan, các công trình sự nghiệp cũng làm giảm diện tích đất lúa
chuyển sang loại đất khác. Một số tỉnh có diện tích đất trồng lúa tăng là do
chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp
và đất nuôi trồng thủy sản sang trồng lúa.
Diện tích đất lâm nghiệp của cả nước giảm 4.027 ha, trong đó giảm chủ yếu ở
đất rừng sản xuất (6.023 ha), đất rừng phòng hộ tăng (46 ha), đất rừng đặc
dụng tăng (1.949 ha). Giảm diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu do đất lâm nghiệp
chuyển sang các loại: đất trồng cây lâu năm, đất sản xuất kinh doanh, đất có mục
đích công cộng, đất giao thông… Một số tỉnh tăng diện tích đất lâm nghiệp do việc
trồng rừng đem lại giá trị kinh tế lớn nên các địa phuơng đẩy mạnh phong trào
trồng rừng, phát triển kinh tế vườn
Diện tích đất phi nông nghiệp tăng chủ yếu là đất chuyên dùng (10.664 ha),
đất ở (3.317 ha). Hiện nay, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh cùng với việc xây
dựng mới các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hình thành các khu du lịch,
các khu vui chơi giải trí, phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi… đã làm cho diện
tích đất chuyên dùng tăng rất lớn để đảm bảo cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã
hội; mặt khác do chuyển từ đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng và các loại đất phi
nông nghiệp khác sang xây dựng các công trình như giao thông, thủy lợi, cơ sở
giáo dục
– đào tạo và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất ở…
Trong đó, đất đồi núi chưa sử dụng giảm 34.139 ha, đất bằng chưa sử
dụng giảm 1.272 ha, đất núi đá không có rừng cây tăng 27 ha. Diện tích đất chưa
sử dụng giảm do đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp
phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, với điều kiện thực tế của từng địa
phương.
Diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp có sự chuyển dịch theo
hướng tăng diện tích đất cây trồng có giá trị, thích ứng với biến đổi khí hậu đặc



biệt là sau đợt hạn hán ở Miền Trung, Tây Nguyên và hạn hán xâm nhập mặn ở
Đồng bằng sông Cửu Long.


Đối với đất phi nông nghiệp đặt biệt là đất ở và đất sản xuất kinh doanh
phi nông nghiệp biến động tăng, chủ yếu do xây dựng các công trình công cộng,
hình thành các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dân cư trong đô thị, các tuyến dân
cư nông thôn do nhu cầu tăng dân số.
Đất chưa sử dụng tiếp tục được đưa vào sử dụng cho mục đích nông
nghiệp, trồng rừng, khoanh nuôi rừng với quy mô khác nhau, đất chưa sử dụng là
đất bãi bồi ven biển, đã được khai thác để đưa vào sử dụng, trong những năm
tới những vùng đất bãi bồi ven biển cũng phải được quy hoạch, trồng rừng lấn
biển, góp phần phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm,
thu nhập cho nông dân và cải thiện môi trường sinh thái ở các địa phương.
Thực tế mấy năm trở lại đây, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại đặc biệt là diện tích
đất trồng lúa ngày càng giảm do chuyển sang xây dựng đô thị và các khu công
nghiệp. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong 10 năm (20002010), bình quân diện tích đất nông nghiệp giảm 50m2/người, đây là con số còn
rất khiêm tốn. Đáng báo động hơn là tình trạng suy giảm chất lượng đất nông
nghiệp do rửa trôi, xói mòn, khô hạn, sa mạc, mặn hoá, phèn hoá, chua hoá, thoái
hoá lý hoá học đất, ô nhiễm … suy thoái chất lượng đất dẫn đến giảm khả năng
sản xuất, giảm đa dạng sinh học và nhiều hậu quả khác. Những tác động tiêu cực
trên đây ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 50% diện tích đã và đang sản xuất nông
nghiệp, đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp
bền vững ở nước ta [1]. Thoái hoá đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều
vùng rộng lớn ở nước ta, đặc biệt là vùng rừng núi, nơi tập trung ¾ quỹ đất. Trên
50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng và trên 60% diện tích đất (13
triệu ha) ở vùng miền núi có những vấn đề liên quan tới công trình suy thoái hoá

đất, nguyên nhân suy thoái có nhiều, song chủ yếu do phương thức canh tác
nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số, tình trạng chặt phá đốt
rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp lý, lạm dụng các chất
hữu cơ trong sản xuất, việc triển khai các công trình giao thông, nhà ở khu đô thị
mới … Sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy giảm các quần


thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người
đã tới mức báo động [9].
Ở Việt Nam hiện có 15,7 triệu ha đất bi xói mòn, rửa trôi mạnh, chua, 9 triệu
ha đất có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu ha đất thường bị khô hạn và sa mạc
hoá, 1,9 triệu ha đất bị phèn hoá, mặn hoá. Ngoài ra còn các tình trạng ô nhiễm
do phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công
nghiệp, làng nghề, sản xuất dịch vụ, chất độc hoá học để lại sau chiến tranh [1]…
Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và thách thức lớn với một nước nông
nghiệp như nước ta hiện nay. Sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay cần
hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh
lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới
xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp dựa trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và
không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần
thiết để đảm bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai
1.2. Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.2.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả, khi nhận thức con người còn
hạn chế, người ta thường quan niệm kết quả và hiệu quả là một. Sau này khi
nhận thức con người phát triển cao hơn, người ta nhận thấy rõ sự khác nhau giữa
hiệu quả và kết quả.
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi
hướng tới, nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là

hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao
động nói chung, hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng
thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản
phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian [20].
Kết quả là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích con người, được
biểu hiện bằng những tiêu chí cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa
nguồn tài


nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét kết quả
đó đã được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu
ích hay không? Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà phải đánh giá chất lượng hoạt
động tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là
nội dung của đánh giá hiệu quả.
Trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả
sử dụng đất trong hoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị
thu được bằng tiền. Đồng thời các mặt hiệu quả xã hội là thể hiện mức thu hút lao
động trong quá trình hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng đất. Riêng đối với
ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử
dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là
lượng nông sản thu hoạch được, nhất là những loại nông sản có ý nghĩa chiến lược
(lương thực, sản phẩm xuất khẩu…) để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội của
đất nước [20].
Vậy hiệu quả của sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp
tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế,
khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn
cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế
quốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế [5].
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu

cây trồng vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các
nước trên thế giới. Không những chỉ là vấn đề quan tâm của nhà khoa học, các nhà
hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn mong muốn của
nông dân những người tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Hiện nay các
nhà khoa học đều cho rằng, vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đất không chỉ xem
xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó, mà phải xem xét trên tổng thể
các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.


×