Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức khoẻ lao động trong các doanh nghiệp việt nam trong ngành xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.38 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI VỀ AN TOÀN, SỨC KHOẺ LAO ĐỘNG...............................2
1.1.

Một số khái niệm.....................................................................2

1.1.1.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp...............................2

1.1.2.

An toàn, sức khoẻ lao động...............................................2

1.1.3.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn,

sức

khoẻ

lao

động.....................................................................................................
........................... 2
1.2.


Ý nghĩa, vai trò việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp về vấn đề an toàn, sức khoẻ lao động....................................2
1.2.1.

Đối với DN..........................................................................2

1.2.2.

Đối với NLĐ........................................................................3

1.2.3.

Đối với xã hội.....................................................................3

1.3.

Nội dung TNXH của DN về vấn đề an toàn sức khoẻ lao động 3

1.3.1.

Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về ATVSLĐ.............3

1.3.2.

Trách nhiệm đảm bảo sức khoẻ cho NLĐ..........................4

1.3.3.

Trách nhiệm đối với NLĐ bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp.....4


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TNXH VỀ AN TOÀN, SỨC
KHOẺ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG NGÀNH XÂY DỰNG...................................................5
2.1.

Giới thiệu về ngành xây dựng Việt Nam..................................5

2.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển....................................5

2.1.2.

Chuyên ngành và các sản phẩm của ngành......................5

2.1.3.

Đặc thù cơ bản của ngành.................................................6

2.1.4.

Vị trí của ngành xây dựng trong nền kinh tế Việt Nam.....7

2.2.

Thực trạng việc thực hiện TNXH của các DN Việt Nam trong

ngành xây dựng về an toàn, sức khoẻ lao động.................................7



2.2.1.

Thực trạng thực hiện trách nhiệm các tiêu chuẩn về

ATVSLĐ

7

Bụi toàn phần (mg/m³)........................................................................9
2.2.2.

Thực trạng thực hiện trách nhiệm đảm bảo sức khoẻ cho

NLĐ

10

2.2.3.

Thực trạng thực hiện trách nhiệm đối với NLĐ bị tai nạn,

bệnh nghề nghiệp.............................................................................13
2.3.

Đánh giá chung việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp

về an toàn, sức khoẻ lao động ngành xây dựng...............................17
2.3.1.


Mặt đạt được...................................................................17

Việc chấp hành Pháp luật Lao động về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp
ngành Xây dựng có nhiều chuyển biến tích cực. 14 cơ sở sản xuất
ngành xây dựng được cấp chứng nhận ISO 14001 về quản lý môi
trường. Các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đã quan tâm đầu tư đáng
kể về máy móc thiết bị, hệ thống biển báo xây dựng và các điều kiện
an toàn vệ sinh cần thiết cho người lao động.............................17
2.3.2.

Mặt hạn chế.....................................................................17

2.3.3.

Nguyên nhân...................................................................18

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN TNXH VỀ AN
TOÀN, SỨC KHOẺ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM TRONG NGÀNH XÂY DỰNG...........................................20
3.1.

Giải pháp...............................................................................20

3.2.

Kiến nghị...............................................................................21

KẾT LUẬN..........................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

ATVSLĐ

An toàn, vệ sinh lao động

2

CNH - HĐH

3

DN

Doanh nghiệp

4




Lao động

5

NLĐ

Người lao động

6

TNXH

Trách nhiệm xã hội

Công nghiệp hoá – hiện
đại hoá


1

LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề an toàn sức khoẻ lao động luôn là vấn đề nhận được sự
quan tâm lớn của Nhà nước và đã được đề cập khá chi tiết và rõ ràng
trong Bộ Luật lao động, Pháp lệnh bảo hộ lao động và Luật bảo vệ
môi trường. Có thể khẳng định rằng, các quy định của pháp luật Việt
Nam về vấn đề an toàn, sức khoẻ lao động là khá chặt chẽ, phần lớn
phù hợp với quy định quốc tế.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu với khu vực
và thế giới, các DN Việt Nam buộc phải có quan hệ với các đối tác
nước ngoài. Để có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác này, các DN

Việt Nam phải thực hiện một số quy định về TNXH trong lĩnh vực an
toàn, sức khoẻ lao động do các đối tác nước ngoài dựng lên. Một số
bộ quy tắc ứng xử (CoC) quốc tế được áp dụng khá phổ biến ở Việt
Nam đã đề cập khá rõ về vấn đề AT-BVSK như Tiêu chuẩn trách nhiệm
xã hội SA 8000 và WRAP; Hệ thống quản trị môi trường ISO 14000; Hệ
thống quản lý an toàn và sức khoẻ OHSAS 18001 v.v…
Trong tất cả các ngành nghề có thể nói tỷ lệ gặp tai nạn, rủi ro trong lao động thuộc
ngành xây dựng là cao nhất. Một công trình thành công không chỉ nằm ở thiết kế đẹp,
hoàn thiện sớm mà còn đảm bảo được an toàn troàn trong lao động xây dựng. Các nhà
thầu, doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm tới trang thiết bị, công nhân để đảm
bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động cho NLĐ. Để hiểu rõ hơn tình trạng an toàn,
sức khoẻ lao động trong ngành xây dựng và trách nhiệm thực hiện của DN về vấn đề
này, em chọn đề tài: “Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức
khoẻ lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành xây dựng” làm đề tài tiểu
luận.
Bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận việc thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức khoẻ lao
động
Chương 2: Thực trạng thực hiện TNXH về an toàn, sức khoẻ lao động trong các doanh
nghiệp Việt Nam trong ngành xây dựng


2

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị về thực hiện TNXH trong các doanh nghiệp trong
ngành xây dựng


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI VỀ AN TOÀN, SỨC KHOẺ LAO ĐỘNG

1.1. Một số khái niệm
1.1.1.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
TNXH của DN là sự tự cam kết của DN thông qua việc xây dựng
và thực hiện hệ thống các quy định về quản lý, bằng các phương
pháp quản lý thích hợp, công khai, minh bạch trên cơ sở tuân thủ
pháp luật hiện hành; thực hiện các ứng xử trong quan hệ LĐ nhằm
kết hợp hài hoà lợi ích của DN, NLĐ, khách hàng, cộng đồng, xã hội,
người tiêu dùng và đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
1.1.2.

An toàn, sức khoẻ lao động

Là tổng hợp các quy định của nhà nước về các biện pháp bảo
đảm an toàn và vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp và khắc phục những hậu quả của tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động cho người lao động.
1.1.3.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an

toàn, sức khoẻ lao động
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn vệ sinh
lao động là trách nhiệm doanh nghiệp thực hiện đối với người lao
động của mình, bảo vệ lợi ích của người lao động được thể hiện trên
các nội dung:
-

Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao


-

động
Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo đảm sức khỏe của người lao

-

động.
Trách nhiệm đối với người lao động bị tại nạn và bênh nghề

nghiệp.
1.2. Ý nghĩa, vai trò việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp về vấn đề an toàn, sức khoẻ lao động
1.2.1.
Đối với DN
Việc thực hiện TNXH trong các doanh nghiệp về vấn đề ATVSLĐ là yếu tô


quyết định cho sự tồn tại và phát triển bền vững của DN.
- Nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm:
 

khi tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp xảy ra, NLĐ và thân nhân của họ không những

bị mất mát về con người, suy giảm sức khỏe mà khả năng làm việc, thu nhập giảm sút,
dẫn đến đói nghèo và những đau đớn về thể xác, tinh thần. Đôi với NSDLĐ, gây thiệt
hại về chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, nhà xưởng; chi phí về y tế, giám định
thương tật, bệnh nghề nghiệp và bồi thường, trợ cấp cho người bị tại nạn LĐ, bệnh
nghề nghiệp và thân nhân của họ. Uy tín của DN bị ảnh hưởng. Hoạt động sản xuất bị
gián đoạn do phải ngừng việc để khắc phục hậu quả, điều tra nguyên nhân gây tai nạn,

gây tâm lý lo lắng.việc thực hiện trách nhiệm về ATVSLĐ , từng bước cải thiện môi
trường làm việc, nâng cao năng suất LĐ, khi vấn đề an toàn tại nơi làm việc được cải
thiện, sự thiệt hại về nguyên vật liệu và các sự cô cũng như tai nạn LĐ, bệnh nghề
nghiệp giảm xuông thì khôi lượng sản phẩm tăng lên và chất lượng sản phẩm cũng
được nâng cao.
- Khẳng định thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp, tạo sự phát triển bền vững:
Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ cạnh tranh đặc
thù của doanh nghiệp, thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn vệ sinh lao động nhằm
thu hút được lực lượng lao động có trình độ cao, chất lượng tôt, tăng khả năng cạnh
tranh xây dựng thương hiệu trên thị trường cho doanh nghiệp, ngoài ra tạo ra lòng
trung thành, cam kết của người lao động đôi với doanh nghiệp, góp phần phát triển bền
vững cho doanh nghiệp.
1.2.2.

Đối với NLĐ

Đảm bảo an toàn, sức khoẻ cho NLĐ, ngăn ngừa các nguy cơ
xảy ra sự cố làm chấn thương và đe dọa tính mạng của NLĐ, hạn chế
các yếu tố có hại cho sức khỏe của người lao động trong quá trình
làm việc. Thực hiện triệt để trách nhiệm này chính là doanh nghiệp
thiết lập môi trường lao động thuận lợi, ngăn ngừa tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp.
1.2.3.

Đối với xã hội

Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường
lao động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; nâng



cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm
an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản
của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững
của quốc gia.
1.3. Nội dung TNXH của DN về vấn đề an toàn sức khoẻ lao
động
1.3.1.

Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về ATVSLĐ
- DN cần thực hiện các tiêu chuẩn theo đúng quy định, mang

tính khoa học và kỹ thuật nhằm ngăn ngừa nguy cơ mất AT,VSLĐ
- Doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống theo dõi, tránh hoặc xử
lý các nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khoẻ và an toàn của nhân viên.
- Doanh nghiệp phải cung cấp cho nhân viên phòng tắm sạch
sẽ, đồ nấu nước và nếu có thể là các trang thiết bị hợp vệ sinh để lưu
trữ thức ăn.
Nếu có cung cấp chỗ ở cho nhân viên thì doanh nghiệp phải
đảm bảo nơi đó sạch sẽ, an toàn và đảm bảo các yêu cầu cơ bản của
họ.
1.3.2.
Trách nhiệm đảm bảo sức khoẻ cho NLĐ
- Doanh nghiệp cần đảm bảo khám sức khoẻ định kỳ cho NLĐ.
- Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều được
huấn luyện về an toàn và sức khoẻ thường kỳ, hồ sơ huấn luyện này
phải được thiết lập và các huấn luyện đó được lập lại đối với nhân
viên mới vào hoặc chuyển công tác.
- Doanh nghiệp phải đảm bảo một môi trường làm việc an toàn
và lành mạnh để phòng ngừa những tai nạn và thương tích có hại
đến sức khoẻ của người lao động

- Doanh nghiệp phải chỉ định đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm
về sức khoẻ và an toàn cho toàn bộ nhân viên và chịu trách nhiệm
thực hiện các yếu tố về sức khoẻ và an toàn trong tiêu chuẩn này.
1.3.3.
nghiệp

Trách nhiệm đối với NLĐ bị tai nạn, bệnh nghề


- DN cần trả đủ lương, toàn bộ các chi phí y tế, bố trí công việc
phù hợp với mức suy giảm khả năng LĐ của NLĐ, phải có bồi thường
trợ cấp cho NLĐ, đóng các loại bảo hiểm bắt buộc cho NLĐ.
- Doanh nghiệp phải đào tạo cán bộ công nhân viên về an toàn
lao động trong sản xuất, có những biện pháp và hệ thống quản lý
thích hợp đảm bảo an toàn cho cán bộ công nhân viên.
- Doanh nghiệp phải phổ biến kiến thức về ngành công nghiệp
và bất kỳ các mối nguy hiểm nào, phải cung cấp môi trường làm việc
an toàn và vệ sinh, phải có các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tai
nạn và làm tổn hại đến sức khoẻ mà xuất hiện trong lúc có liên quan
đến hoặc xảy ra trong khi làm việc bằng cách giảm tối đa, đến khả
năng có thể được, nguyên nhân gây ra các mối nguy hiểm vốn có
trong môi trường làm việc.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TNXH VỀ AN TOÀN, SỨC
KHOẺ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG NGÀNH XÂY DỰNG
2.1. Giới thiệu về ngành xây dựng Việt Nam
2.1.1.
Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 29-4-1958, Nghị quyết của kì họp thứ VIII Quốc hội khoá I
do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa đã quyết định thành lập Bộ Kiến
trúc, nay là Bộ Xây dựng. Từ đó đến nay, ngày 29-4 hàng năm trở
thành ngày truyền thống của ngành Xây dựng Việt Nam.
- Giai đoạn 1971-1980: Hàng loạt công trình quan trọng đã được
khởi công xây dựng như Thuỷ điện Hòa Bình, Trị An, Xi măng Hoàng
Thạch, Bỉm Sơn..., các công trình khai thác và sàng tuyển than,
tuyển quặng Apatít Lào Cai.
- Giai đoạn 1981-1990: Tập trung vào việc hoàn thành công
cuộc cải tạo XHCN ở các tỉnh miền Nam, tiếp tục hoàn thiện quan hệ
sản xuất XHCN trong cả nước.
- Giai đoạn 1991 – 2000: Các công ty đã được thành lập và
củng cố, tiếp tục đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ, tăng năng
lực sản xuất chuẩn bị những tiền đề tiến tới hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế ở giai đoạn sau.
- Năm 2000 đến nay: Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển
các đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050; Tổng thể
phát triển vật liệu xây dựng, xi măng, cùng với các Chiến lược, định
hướng về cấp nước, thoát nước, quản lý chất thải rắn đô thị...trên
phạm vi cả nước với mục tiêu đảm bảo phát triển ngành Xây dựng
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định
hướng phát triển bền vững.
2.1.2.
Chuyên ngành và các sản phẩm của ngành
 Chuyên ngành thủy lợi và thủy điện:
Xây dựng các công trình dùng sức nước phục vụ sản xuất nông
- ngư nghiệp và các mục đích khác. Sản phẩm của xây dựng thủy lợi


là hồ chứa nước, kênh dẫn nước, trạm bơm tưới tiêu nước, đập chắn

nước, nhà máy thủy lợi điện cung cấp điện năng.

 Chuyên ngành cảng, công trình biển:
Xây dựng cảng sông, cảng biển, các công trình ven sông, ven
biển, tàu thuyền, phục vụ giao thông đường thủy.

 Chuyên ngành cầu đường:
Xây dựng cầu, đường, hầm xuyên núi, hầm sông, núi, làm nhà
máy hoặc cho các mục đích khác, đường sắt, sân bay, cầu đường
thành phố.

 Chuyên ngành dân dụng và chuyên nghiệp:
Ngành xây dựng dân dụng lại có chuyên xây dựng nhà ở,
chuyên xây dựng nhà công cộng. Mỗi loại nhà có những yêu cầu
công nghệ khác nhau nên phải có chuyên môn được đào tạo riêng.
Công trình nhà máy nhiệt điện khác với nhà máy hóa chất, nhà máy
lọc dầu khác với nhà máy xi măng.

 Chuyên ngành xây dựng nông nghiệp:
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp từ quá trình sản xuất
đến chế biến sản phẩm nên xây dựng nông nghiệp cũng rất đa dạng:
trại chăn nuôi, cơ sở chế biến…

 Chuyên ngành cấp thoát nước đô thị:
Xây dựng hệ thống cấp nước đô thị, khu dân cư cũng như hệ
thống thoát và xử lý nước đã dùng, bảo đảm môi trường nước được
sạch sẽ.

 Chuyên ngành môi trường:
Bảo đảm môi trường sinh hoạt và sản xuất đô thị và khu dân cư,

sản phẩm là cây xanh cho đô thị ngăn tiếng ồn, ngăn bụi, tạo môi
trường vi khí hậu, thông gió, các phân xưởng sản xuất, vận chuyển
thu gom rác, xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất.
2.1.3.
Đặc thù cơ bản của ngành
 LĐ trong xây dựng:


Cơ bản là LĐ có nghề nghiệp làm theo định mức nhân công,
được tổ chức theo khoa học. Sản phẩm xây dựng ở mỗi nhóm nghề
đều có mục đích sử dụng khác nhau đòi hỏi phải hình thành những
kiến thức, kỹ năng ở từng chuyên ngành.

 Công cụ trong sản xuất:
Công cụ phụ trợ, công cụ chính, công cụ chuyên chở. Công cụ
lại đa dạng từ công cụ cầm tay thô sơ hoặc hiện đại đến những máy
móc đồ sộ, cần cẩu có sức nâng đến hàng nghìn tấn, cao hàng chục
mét, công nghệ xây dựng phát triển theo hướng cơ giới hóa để nâng
cao chất lượng công trình và hiệu quả kinh tế.

 Sản phẩm của xây dựng:
Là phương tiện cho các hoạt động LĐ sản xuất dịch vụ khác:
nhà máy để sản xuất công nghiệp, cầu, đường là phương tiện của
ngành giao thông … Nhiều khi sản phẩm xây dựng còn là mục đích
của phúc lợi: nhà ở, công trình công cộng.

 Thời gian hoàn thành sản phẩm:
Thường kéo dài, xây dựng nhiều năm nên tác động của thời tiết,
khí hậu làm tăng khó khăn. Thời gian còn chịu những thay đổi của tổ
chức, con người, nhiều khi thay đổi trong quá trình tạo ra sản phẩm

xây dựng làm cho công trình chắp vá, thiếu đồng bộ.
2.1.4.

Vị trí của ngành xây dựng trong nền kinh tế Việt

Nam
Nhìn vào diện mạo đô thị Việt Nam hôm nay phần nào cho thấy
vị trí quan trọng và sức lớn mạnh của ngành xây dựng trong nỗ lực
suốt nửa thế kỷ qua để khẳng định vị trí của một nền kinh tế mũi
nhọn trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Ngành xây dựng là ngành có mức tăng trưởng bền vững hàng
năm và đóng góp tỷ trọng lớn và cơ cấu tăng trưởng GDP của cả
nước. Theo tổng cục thống kê, năm 2016 ngành xây dựng có mức
tăng trưởng khá với mức tăng 10.1% và đóng góp 0.6 điểm phần


trăm vào mức tăng trưởng kinh tế của cả nước.Với vị thế của một
ngành luôn tăng trưởng trong những năm gần đây và có tốc độ tăng
trưởng đứng thứ 3 khu vực châu Á năm 2015 (thống kê của ngành
xây dựng Việt Nam), tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2016, Ngành
Xây dựng Việt Nam có triển vọng phát triển rất lớn trong các năm tới.
2.2. Thực trạng việc thực hiện TNXH của các DN Việt Nam
trong ngành xây dựng về an toàn, sức khoẻ lao động
Những năm gần đây, ngành xây dựng không chỉ là một trong
những ngành tạo ra nhiều việc làm (với hơn 3,3 triệu NLĐ) mà còn là
lĩnh vực để xảy ra các nguy cơ mất ATVSLĐ và các vụ tai nạn lao
động chết người nhiều nhất. Vì thế, thay đổi hành vi của người sử
dụng lao động, trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác
ATVSLĐ tại các công trình xây dựng và doanh nghiệp xây dựng sẽ
mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

2.2.1.

Thực trạng thực hiện trách nhiệm các tiêu chuẩn về

ATVSLĐ
Trong những năm qua, việc chấp hành Pháp luật Lao động về
ATVSLĐ tại các doanh nghiệp ngành Xây dựng có nhiều chuyển biến
tích cực. Các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đã quan tâm đầu tư
đáng kể về máy móc thiết bị, hệ thống biển báo xây dựng và các
điều kiện an toàn vệ sinh cần thiết cho người lao động. Tuy nhiên,
bên cạnh đó vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc
về các tiêu chuẩn ATVSLĐ.
Môi trường lao động trong doanh nghiệp vẫn còn bị ô nhiễm, chưa đáp ứng các
yêu cầu an toàn lao động nhất là tại các tỉnh có các công trình xây dựng lớn, việc đảm
bảo các tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ, nóng ẩm, ồn, rung, và các yếu tô có hại còn
chưa đạt tiêu chuẩn. NLĐ làm việc trong ngành xây dựng hầu hết thường phơi nhiễm
với bụi và khí lơ lửng trong không khí, rung và tiếng ồn lớn tại nơi làm việc.
Khảo sát mới đây của Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật – bảo hộ lao động về
tình hình sức khoẻ và bệnh nghề nghiệp của 550 công nhân tại 28 công trường xây


dựng ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, kết quả cho thấy: dù thời gian làm việc trung bình
8,19 giờ/người/ngày, nhưng có đến 24,5% công nhân cảm thấy căng thẳng trong giờ
làm việc. Các triệu chứng đau mỏi thường gặp trong khi làm việc là mệt mỏi
(40,79%), đau đầu (28,57%), đau thắt lưng (19,25%) và chóng mặt (17,06%). Tỷ lệ
công nhân cảm thấy mệt mỏi sau giờ làm việc chiếm 21,1% đặc biệt có 23,03% cảm
thấy nhanh mệt hơn so với vài năm trước. Theo GS.TS Lê Vân Trình Viện trưởng viện
nghiên cứu khoa học kỹ thuật – bảo hộ lao động, các triệu chứng trên không chỉ bắt
nguồn từ cường độ làm việc căng thẳng, mà còn do công nhân cùng lúc phải tiếp xúc

với các yếu tô độc hai như bụi (70,3%), tiếng ồn (70,1%) và nóng (66,2%), chưa kể
các yếu tô khác như phóng xa, hoá chất 1.
Trong ngày xây dựng, ô nhiễm bụi tại các nhà máy xi măng và các công trường
đang thi công là nghiêm trọng nhất. Ô nhiễm bụi thường phát sinh trong quá trình sản
xuất xi măng, đặc biệt là trong bụi chứa hàm lượng silic tự do cao, chính vì vậy NLĐ
mắc bệnh phổi bụi rất nhiều, hàm lượng tại các doanh nghiệp ngành xây dựng vượt
quá tiêu chuẩn cho phép.

Bảng 1: Nồng độ bụi tại các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
(Khảo sát thực hiện năm 2015)

STT

Địa điểm đo

Hàm lượng SiO2

Bụi toàn phần

Bụi hô hấp

(%)

(mg/m³)

(mg/m³)

1 “Thực trạng điều kiện lao động và tình hình sức khoẻ người lao

động


ngành

xây

dựng

năm

2015”.

Được

lấy

về

/>
từ:


1
2
3
4
5
6
7

Xi măng Hải

Phòng
Xi măng Bỉm
Sơn
Xi măng Sông
Đà
Mỏ Đá Hoà An
Xi măng Nghi
Sơn
Mỏ Đá trắng
Nghệ An
Bê Tông xây
dựng Hà Nội

3–9

4 – 124

6 – 37

3.8 – 13.8

3.3 – 31.8

3 – 35

3.6 – 7.2

3.5 – 14.2

3.5 – 16


22 – 23.2

3 – 230

3 – 25

2.3 – 13.2

3 – 36

8 – 32

5 – 39.5

2.1 – 62.3

2.8 – 34

6–9

0.7 – 5.2

1.5 – 8

Nguồn: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Bước đầu nghiên cứu môi trường lao động
ngành xây dựng và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ NLĐ”.
Ngoài ra, những người phơi nhiễm với tiền ồn lớn đang tồn tại bệnh nghề nghiệp
như điếc, công nhân tiếp xúc lâu với tiếng ồn thường cảm thấy đau và mệt mỏi. Tiếng
ồn trong ngành xây dựng chủ yếu phát sinh từ nhà máy sản xuất, các công trường xây

dựng, từ các phương tiện vận tải, trong các doanh nghiệp này, âm lượng thường vượt
quá tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt ở các hoạt động xây dựng thường được tiến hành
24/24 nên ảnh hưởng rất lớn đến NLĐ và đời sông dân cư xung quanh (phụ lục bảng
2).
Khảo sát tại một sô DN, cho thấy NLĐ đã được trang bị các biện pháp kiểm soát
tiếng ồn ở mức cao nhất (ví dụ như: phương tiện bảo vệ cá nhân), trong khi đó hầu hết
1/3 sô lao động còn lại phơi nhiễm với rung lại không được cung cấp bất kỳ một biện
pháp kiểm soát nào.
Ngoài ra, điều kiện làm việc, sinh hoạt của công nhân xây dựng thường diễn ra
ngoài trời. Vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ NLĐ. Do đặc thù của ngành xây
dựng, nên NLĐ thường phải ở lại các công trường, tại đây công nhân dựng lán trại để
ở, các lán trại này thường là nơi tạm bợ, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo. Vào mùa


đông các lán trại thường ẩm thấp, kèm theo là chăn màn không được giặt dũ thường
xuyên nên tạo ra nhiều muỗi. Vào mùa hè, các lán trại thường rất nóng nực và khó
chịu. Hơn nữa sau một ngày làm việc nặng nhọc, vất vả các công nhân không thể ngủ
do nóng atnh hưởng sức khoẻ làm giảm nặng suất lao động, trên thực tế NLĐ phải
chịu nhiều thiệt thòi, vất vả như vậy, nhưng các doanh nghiệp ngành xây dựng lại đa
sô họ không quan tâm đến chỗ ở, chỗ ngủ, chỗ làm việc của NLĐ. Doanh nghiệp chỉ
quan tâm về năng suất lao động, về thời gian hoàn thành chỉ tiêu mà không để tâm
chăm lo sức khoẻ cho NLĐ.
2.2.2.

Thực trạng thực hiện trách nhiệm đảm bảo sức

khoẻ cho NLĐ
Thực hiện trách nhiệm này, các doanh nghiệp cần tổ chức huấn
luyện, hướng dẫn thông báo cho NLĐ quy định, biện pháp làm việc
an toàn; cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân; chăm lo sức

khỏe người lao động, khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe
định kì, quan tâm bố trí công việc phù hợp sức khỏe người lao động,
nhất là đối với lao động nữ.
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các vụ tai nạn
lao động, mất an toàn, sức khoẻ lao động là do NLĐ không được
huấn luyện hoặc huấn luyện không đầy đủ các kiến thức, kỹ năng
bảo đảm ATVSLĐ trong công việc. Công tác huấn luyện ATVSLĐ
không chỉ cung cấp các lý thuyết về ATVSLĐ mà cần chú trọng vào
việc huấn luyện thực hành, huấn luyện các kỹ năng tự đánh giá rủi
ro, kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động. Đó chính là biện
pháp hiệu quả và ít tốn kém nhằm phòng ngừa và hạn chế các tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra.
Qua đợt khảo sát về nguyên nhân của tình trạng thiếu an toàn
LĐ, các vụ tai nạn lao động liên tục xảy ra cho thấy: Do thiết kế
không đảm bảo an toàn lao động chiếm 18,3% tổng số vụ, bao gồm
cả việc nhiều thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ như: thiết
bị nâng, cẩu trực, cần cẩu tháp… không được kiểm định trước khi
đưa vào vận hành, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, chất


lượng kiểm định của các tổ chức kiểm định không đảm bảo (các vụ
tai nạn, sự cố tại Đồng Tháp, Hà Nội, Hà Tĩnh…); NSDLĐ không huấn
luyện ATVSLĐ cho người lao động chiếm 11,4% tổng số vụ, bao gồm
cả việc NLĐ không được huấn luyện đầy đủ về an toàn trong vận
hành thiết bị, thi công trên công trường, người lao động chỉ được
huấn luyện về an toàn chung trong xây dựng, vận hành thiết bị
chung, trong khi việc sử dụng thiết bị có sự thay đổi liên tục về điều
kiện thi công, như nền móng công trình, các biện pháp thi công của
mỗi công trình, hạng mục khác nhau, do đó, nếu không có việc huấn
luyện bổ sung kịp thời sẽ dẫn đến người lao động thiếu kiến thức an

toàn trong thi công ở những vị trí, hạng mục, công đoạn cụ thể;
người lao động vi phạm quy trình, quy chuẩn an toàn lao động chiếm
11,9% tổng số vụ, bao gồm: người lao động thực hiện sai các quy
định vận hành thiết bị, quy định thi công, quy chuẩn an toàn đối với
vận hành, sử dụng các thiết bị và các phương tiện, công cụ lao động
tại nơi làm việc; người sử dụng lao động không trang bị phương tiện
bảo vệ cá nhân trong lao động chiếm 4% và người lao động không sử
dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 1,5% số vụ 2.
Ngành xây dựng hiện là ngành có tỷ lệ cung cấp các buổi tập
huấn cho người lao động thấp nhất, với khoảng 2/3 người lao động
cho biết họ được tham dự một vài lớp tập huấn (chiếm 61%) so với
75% ở các ngành công nghiệp ưu tiên khác, ¼ người lao động làm
việc trong ngành xây dựng cho biết họ không được tham dự bất kỳ
một khóa tập huấn nào về sức khỏe và an toàn trong suốt khoảng
thời gian 12 tháng, thấp hơn con số do người sử dụng lao động cung
cấp.
Theo kết quả điều tra về các doanh nghiệp thuộc 5 ngành, tình trạng DN chưa bao
giờ huấn luyện cho NLĐ vẫn còn xảy ra, có 5% sô ý kiến ngành Da Giầy – Dệt May;
2 Hải Hà (2017), “Ngành xây dựng tiếp tục dẫn đầu về số vụ tai nạn

lao động”. Được lấy về từ: />

3,1% - ngành Thuỷ sản; 6,3% - ngành Xây dựng và 3,9% - ngành Dịch vụ – Thương
mại khẳng định DN của mình chưa bao giờ huấn luyện AT-VSLĐ cho NLĐ.

Bảng 3: Thời gian giữa các lần huấn luyện về ATVSLĐ cho
NLĐ phân theo ngành năm 2016
Đơn vị tính: %

STT


Tiêu chí

Xây

Thuỷ

đánh giá

dựng

sản

Khai
thác
mỏ

Da

Dịch

giày –

vụ -

Dệt

thươn

may


g mại

1

6 tháng

29,1

6,3

15,5

23,6

45,1

2

1 năm

64,6

87,5

84,5

71,2

45,1


3

2 năm

-

-

-

1,3

5,9

4

3 năm

-

3,1

-

0,4

-

6,3


3,1

-

3,5

3,9

100

100

100

100

100

Chưa bao
5

giờ huấn
luyện
Tổng

Nguồn: Số liệu tổng hợp của Bộ LĐTBXH
Xét tổng thể, có thể khẳng định ngành Khai thác mỏ là ngành
làm rất tốt công tác huấn luyện AT-VSLĐ (100% DN thực hiện huấn
luyện từ 6 tháng đến 1 năm 1 lần), còn doanh nghiệp ngành xây

dựng lại chiếm tỷ lệ cao nhất, 6,3% DN chưa bao giờ huấn luyện cho
NLĐ.
Về vấn đề khám sức khỏe định kì từ chỗ được xem như là sự xa
xỉ đối với người lao động thậm chí còn xa lạ đối với các chủ doanh


nghiệp, thì nay đã được quan tâm để ý chấp hành có tiến bộ hơn, tuy
nhiên thực tế, các doanh nghiệp không thực hiện thường xuyên hoạt
động này. Doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí, thay vì phải mất
hàng trăm triệu đồng cho một lần khám sức khỏe cho người lao động
thì nhiều doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt tối đa 20 triệu đồng, đó
là chưa kể doanh nghiệp lựa chọn cơ sở y tế chưa đạt chuẩn nhưng vì
chi phí thấp nên sẵn sàng đăng kí khám chữa bệnh tại đó, hoặc chỉ
làm thủ tục hồ sơ và khám thể lực chung, các bệnh ngoài da, không
phát hiện các bênh nghề nghiệp,... là xem như hoàn thành nhiệm vụ.
Điều này cho thấy các doanh nghiệp ngành xây dựng đang thờ
ơ, chủ quan trong vấn đề an toàn lao động, không huấn luyện
ATVSLĐ, không khám sức khoẻ định kỳ cho NLĐ, không kiểm tra tu
sửa máy móc định kỳ, không kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng.
2.2.3.

Thực trạng thực hiện trách nhiệm đối với NLĐ bị tai

nạn, bệnh nghề nghiệp
Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành xây dựng cũng ngày
càng lớn mạnh, các khu đô thị mới, khu cao ốc, văn phòng, các nhà
máy và công xưởng ... mọc lên trên khắp cả nước. Tuy nhiên, bên
cạnh các hệ lụy như ô nhiễm môi trường, giao thông… thì tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp đang là vấn đề nhức nhối trong ngành

xây dựng hiện nay. Mà điều này một phần lớn là do sự thiếu trách
nhiệm của các doanh nghiệp đến sự an toàn của NLĐ.
Theo số liệu tổng hợp của Bộ LĐTBXH, năm 2016, cả nước xảy
ra hơn 7.900 vụ tai nạn lao động , làm 8.251 người bị nạn, trong đó
có 862 người chết, 1.952 người bị thương nặng. Năm 2015, số vụ tai
nạn lao động thuộc lĩnh vực xây dựng chiếm 33,1% tổng số vụ tai
nạn lao động trong cả nước với tỷ lệ người chết chiếm tới 39%. Sang


năm 2016, các con số này đã giảm nhưng vẫn đứng đầu lần lượt là
28,6% và 25%

3

(phụ lục biểu 4 ).

Qua đây ta có thể thấy, trách nhiệm thực hiện của các DN trong
ngành xây dựng về an toàn, sức khoẻ lao động cho NLĐ còn kém,
tình trạng tai nạn lao động xảy ra thường xuyên tại các công trình
với những yếu tố gây chấn thương, chết người có tỷ lệ cao là rơi ngã,
vật rơi, vùi rập hoặc điện giật… Bên cạnh tình trạng đáng báo động
về bệnh nghề nghiệp thì tình trạng tai nạn lao động cũng đang báo
động mà một trong những nguyên nhân chính là do sự thò ơ, vô
trách nhiệm của các doanh nghiệp.

Bảng 5: Những yếu tố chấn thương gây chết người có tỷ lệ
cao
(thống kê năm 2016)
STT


Yếu tố
gây chấn
thương

1
2

Số vụ
Tổng số



vụ

người
chết

Số

Bị

người

thương

chết

nặng

Rơi ngã


420

133

151

163

Điện

225

73

77

35

582

60

73

196

1870

59


59

288

3

Vật rơi, vùi

4

rập
Mắc kẹt
giữa vật
thể

3 Phong Vân (2017), “24% vụ tai nạn lao động thuộc ngành xây

dựng”. Được lấy về từ: />

Nguồn: Số liệu tổng hợp của Bộ LĐTBXH
Qua bảng số liệu trên, ta thấy các yếu tố gây chấn thương chính
cao nhất là mắc kẹt giữa vật thể với 1.870 vụ, tiếp đó là yếu tố gây
chấn thương vật rơi và rơi ngã lần lượt là 582 vụ và 420 vụ. Điều này
là do nhiều công trình xây dựng với giàn giáo, móc cầm cẩu không
chắc chắn, hay không có lan can che chắn đúng tiêu chuẩn làm sập
đổ công trình, đứt dây cáp khiến xảy ra tai nạn lao động, số vụ chết
nhiều vô kể. Bên cạnh đó, tai nạn lao động xảy ra do điện giật khá
nhiều chiếm 225 vụ, do thiết bị máy móc không đảm bảo, mạch điện
hở, dây điện không có phích cắm hoặc bị hỏng... đa số đều là nguyên

nhân xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ phía NSDLĐ, từ
thực trạng trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn vệ sinh lao
động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam còn nhiều yếu kém.
Thống kê của Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH) về nguyên
nhân số vụ tai nạn lao động chết người năm 2016 cho thấy, nguyên
nhân do người sử dụng lao động chiếm tới 52,8%.

Bảng 6: Nguyên nhân số vụ tai nạn chết người do NSDLĐ năm
2016
Đơn vị tính: %
STT
1
1.1

Nguyên nhân
Do NSDLĐ
Không xây dựng quy trình, biện
pháp làm việc an toàn

1.2

Thiết bị không đảm bảo ATLĐ

1.3

Không huấn luyện ATLĐ

Tỷ lệ
(%)
52,8%

25,2
14,3
9,7


1.4
1.5

điều kiện lao động kém
Không trang bị đầy đủ phương
tiện bảo vệ cá nhân

2,6
1

Nguồn: Thống kê Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH)
Trong đó, do người sử dụng lao động không xây dựng quy trình,
biện pháp làm việc an toàn chiếm 25,2% tổng số vụ; thiết bị không
đảm bảo an toàn lao động chiếm 14,3% tổng số vụ; người sử dụng
lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động
chiếm 9,7% tổng số vụ và do tổ chức lao động và điều kiện lao động
chiếm 2,6% tổng số vụ, do người sử dụng lao động không trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động chiếm 1%...
Theo các chuyên gia lao động phân tích, nguyên nhân của tình
trạng mất an toàn lao động trong ngành xây dựng nói riêng và trong
các lĩnh vực khác nói chung phần lớn do chủ sử dụng lao động là các
DN, nhà thầu chưa thực sự nhận thức đúng và quan tâm đến công
tác giám sát, huấn luyện, trang bị kiến thức về an toàn lao động cho
người lao động trong bối cảnh phần lớn lao động trong ngành xây
dựng là lao động phổ thông, trình độ văn hóa thấp, ý thức kỷ luật lao

động kém và ít được đào tạo bài bản, không được trang bị kiến thức
cũng như những kỹ năng cơ bản khi làm việc trong môi trường nguy
hiểm. Trong khi đó, công tác quản lý Nhà nước về an toàn lao động
tại các công trình còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Bên cạnh đó, vai trò
giám sát công trình, trong đó có giám sát về công tác an toàn lao
động của tư vấn giám sát, nhà thầu lại chưa làm hết trách nhiệm của
mình nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân người lao động và chính
doanh nghiệp.
Kết quả một đợt thanh tra liên ngành về việc chấp hành các quy
định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiểm
xã hội tại 16 nhà thầu đang thi công các công trình xây dựng trên địa


bàn TP Hà Nội (diễn ra từ ngày 5.5 – 2.6.2016) đã phát hiện thấy các
nhà thầu có nhiều sai phạm trong việc chấp hành các quy định của
pháp luật về lĩnh vực này. Cụ thể, đoàn thanh tra đã phát hiện 147
sai phạm tại các DN. Trong đó, có 9 doanh nghiệp chưa thực hiện
Báo cáo định kỳ 6 tháng và hằng năm về tình hình tại nạn lao động
với cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương; 7 DN chưa xây dựng
thang lương, bảng lương, định mức lao động theo quy định; 4 DN
chưa xây dựng kế hoạch ATVSLĐ và cải thiện điều kiện lao động
hằng năm; 10 DN chưa đo, kiểm tra môi trường lao động tại nơi làm
việc theo quy định; 5 DN chưa đậy kín những giếng, hầm, hố trên
mặt bằng và những lỗ trống trên các sàn tầng hoặc rào ngăn chắc
chắn; chưa phân công cụ thể người ra tín hiệu cẩu tháp... 4
Đoàn Thanh tra cũng phát hiện 6 doanh nghiệp chậm nộp tiền
bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối
với cơ quan bảo hiểm xã hội. Đoàn thanh tra đã lập 3 biên bản vi
phạm hành chính về lao động đối với 3 DN, tham mưu trình Chánh
thanh tra ban hành 3 Quyết định Xử phạt hành chính về lao động với

tổng số tiền 44 triệu đồng.
Qua đây có thể thấy, sự vô trách nhiệm của các doanh nghiệp,
nhà thầu trong ngành xây dựng đến vấn đề an toàn lao động của
công nhân, không coi trọng đến sức khoẻ, tính mạng của NLĐ, mà
đáng ra họ phải được đảm bảo an toàn, được đảm bảo các chế độ
đáng có, người lao động phải được đảm bảo quyền lợi và các điều
kiện cơ bản theo quy định về pháp luật và Công ước của Tổ chức Lao
động quốc tế mà Việt Nam tham gia với tư cách thành viên.
2.3. Đánh giá chung việc thực hiện TNXH của các doanh
nghiệp về an toàn, sức khoẻ lao động ngành xây dựng
2.3.1.

Mặt đạt được

4 Hữu Thành (2016), “ATVSLĐ ngành xây dựng: chỉ có lợi cho doanh
nghiệp”. Được lấy về từ: />

Việc chấp hành Pháp luật Lao động về ATVSLĐ tại các doanh
nghiệp ngành Xây dựng có nhiều chuyển biến tích cực. 14 cơ sở sản
xuất ngành xây dựng được cấp chứng nhận ISO 14001 về quản lý
môi trường. Các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đã quan tâm đầu tư
đáng kể về máy móc thiết bị, hệ thống biển báo xây dựng và các
điều kiện an toàn vệ sinh cần thiết cho người lao động
Bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác ATVSLĐ trong các
doanh nghiệp đã từng bước được củng cố, được trau dồi kiến thức về
an toàn lao động, vệ sinh lao động. Hàng năm, trung bình có trên
70.000 lượt cán bộ quản lý, trên 15.000 lượt chủ doanh nghiệp, trên
700.000 cán bộ làm công tác ATVSLĐ, y tế tại doanh nghiệp và hàng
triệu NLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ. Đây là những chuyển biến
tích cực trong ngành xây dưng cả về nội dung lẫn phương pháp huấn

luyện, qua đó có nâng cao trách nhiệm thực thi nhiệm vụ, bảo đảm
an toàn, sức khoẻ lao động cho NLĐ tại các DN ngành xây dựng, giúp
cải thiện điều kiện làm việc, tăng năng suất lao động, và bảo đảm an
toàn cho người lao động.
Các doanh nghiệp đã và đang thực hiện đầy đủ các chính sách
bảo hiểm xã hội cho người lao động, bồi thường thiệt hại khi có tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tuy nhiên mức độ bồi thường nhiều
khi chưa được thỏa đáng, chưa bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
2.3.2.

Mặt hạn chế

Số vụ tai nạn lao động chết người và số người chết vì tai nạn lao
động đã giảm hơn các năm trước nhưng vẫn ở mức cao. Theo báo
cáo của các công đoàn trực thuộc, năm 2015, các đơn vị đã để xảy
ra 13 vụ tai nạn lao động, làm 15 người chết. Đến năm 2016, số vụ
tai nạn đã giảm xuống, nhưng vẫn ở mức cao nhất trong các ngành.
Tình trạng bệnh nghề nghiệp cũng đang có những diễn biến
phức tạp, Việt Nam hiện có 30 bệnh nghề nghiệp (BNN) đã được đưa
vào danh mục bệnh BNN được thanh toán BHYT và đã có gần 29
nghìn người lao động được Bảo hiểm xã hội Việt Nam thanh toán vì


mắc bệnh nghề nghiệp. Trong đó, hơn 75% là trường hợp là mắc các
bệnh phổi do có liên quan tới bụi phổi silic; bệnh do tiếng ồn nghề
nghiệp khoảng 10% số còn lại là các bệnh do nhiễm hóa chất. Tuy
nhiên, công tác dự phòng bệnh nghiệp trong các doanh nghiệp xây
dựng vẫn còn hạn chế.
Môi trường lao động trong doanh nghiệp vẫn còn bị ô nhiễm, chưa đáp ứng các
yêu cầu an toàn lao động nhất là tại các tỉnh có các công trình xây dựng lớn, việc đảm

bảo các tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ, nóng ẩm, ồn, rung, và các yếu tô có hại còn
chưa đạt tiêu chuẩn. NLĐ làm việc trong ngành xây dựng hầu hết thường phơi nhiễm
với bụi và khí lơ lửng trong không khí, rung và tiếng ồn lớn tại nơi làm
việc.
Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng hiện chưa ý thức được
tầm quan trọng của việc tập huấn ATVSLĐ cho NLĐ, xây dựng là
ngành có tỷ lệ cung cấp các buổi tập huấn cho người lao động thấp
nhất, không cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân cho NLĐ...
Vì thế mà còn nhiều sai phạm xảy ra trong việc chấp hành các quy
định của pháp luật về ATVSLĐ. Khảo sát năm 2016, đoàn thanh tra
đã phát hiện 147 sai phạm tại các DN. Trong đó, có 9 doanh nghiệp
chưa thực hiện Báo cáo định kỳ 6 tháng và hằng năm về tình hình
TNLĐ với cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương; 7 DN chưa xây
dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động theo quy định; 4
DN chưa xây dựng kế hoạch ATVSLĐ và cải thiện điều kiện lao động
hằng năm; 10 DN chưa đo, kiểm tra môi trường lao động tại nơi làm
việc theo quy định; 5 DN chưa đậy kín những giếng, hầm, hố trên
mặt bằng và những lỗ trống trên các sàn tầng hoặc rào ngăn chắc
chắn; chưa phân công cụ thể người ra tín hiệu cẩu tháp...
2.3.3.

Nguyên nhân

Một là, trong công tác quản lý chất lượng công trình: DN không
tổ chức khảo sát, phê duyệt, giám sát việc thực hiện và nghiệm thu
các phương án, biện pháp thi công chưa đúng theo quy định; tổ chức



×