Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt xã hoàng long huyện phú xuyên thành phố hà nội trên cơ sở hệ thống thoát nước chi phí thấp (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.67 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

VÕ THỊ KHƯƠNG

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT XÃ
HOÀNG LONG HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI TRÊN CƠ SỞ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
CHI PHÍ THẤP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐỒ THỊ

HÀ NỘI, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

VÕ THỊ KHƯƠNG
KHÓA: 2012 - 2014
NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT XÃ HOÀNG LONG HUYỆN PHÚ
XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRÊN CƠ SỞ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHI PHÍ
THẤP

Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng đô thị


Mã số: 60.58.20.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THANH SƠN

HÀ NỘI, NĂM 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường đại học Kiến trúc Hà Nội,
em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tần tình và tạo điều kiện thuận lợi của nhiều
cá nhân, tập thể để em hoàn thành khóa học thạc sỹ này.
Trước hết cho em được gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo, TS. Trần
Thanh Sơn đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình làm luận văn, em xin chân
thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (Cấp thoát nước) đã
giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập của em tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ủy ban nhân dân xã Hoàng Long đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt thờ gian làm luận văn này.
Tôi gửi lời xin cảm ơn sâu sắc đến gia đình tôi, những đồng nghiệp, bạn bè
đã luôn tin tưởng, động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Luận văn không thể tránh khỏi nhứng thiếu xót, em rất mong được sự chỉ
bảo của các thầy, cô.
Em xin trân trọng và cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Võ Thị Khương



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2014

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Võ Thị Khương


MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục hình minh họa
Danh mục bảng biểu
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
Mục đích nghiên cứu .........................................................................................2
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................3
Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài .................................................................3
Cấu trúc luận văn ...............................................................................................3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT
NƯỚC CỦA XÃ HOÀNG LONG, HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI..............................................................................................................5
1.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hoàng Long....................5

1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................5
1.1.2. Đất đai, địa hình ...................................................................................5
1.1.3. Khí hậu, thời tiết ..................................................................................5
1.1.4. Tài nguyên ............................................................................................5
1.1.5. Danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử ăn hóa.....................................6
1.2.

Tổng quan về vệ sinh môi trường xã Hoàng Long...........................7

1.2.1. Nhà vệ sinh ...........................................................................................7
1.2.2. Vệ sinh chuồng trại ..............................................................................8
1.2.3. Hiện trạng thu gom chất thải ................................................................8


1.2.4. Hiện trạng cấp nước sinh hoạt .............................................................9
1.2.5. Hiện trạng giao thông ...........................................................................9
1.3.

Hiện trạng hệ thống thoát nước của xã Hoàng Long.....................10

1.4.

Khái niệm về hệ thống xử lý nước thải chi phí thấp.......................13


1.5.

Tổng quan kinh nghiệm về ứng dụng hệ thống thoát nước chi phí

thấp..................................................................................................................15
1.5.1. Tổng quan kinh nghiệm ở Việt Nam về ứng dụng hệ thống thoát
nước chi phí thấp..............................................................................................15
1.5.2. Tổng quan kinh nghiệm của nước ngoài về ứng dụng hệ thống thoát
nước chi phí thấp..............................................................................................19
1.6.

Các tiêu chuẩn kiểm soát môi trường cho nước thải ở Việt

Nam..................................................................................................................21
1.7.

Phân tích và đánh giá khả năng áp dụng hệ thống thoát nước chi

phí thấp............................................................................................................22
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
CHI PHÍ THẤP..............................................................................................26
2.1. Hệ thống thu gom nước thải chi phí thấp hệ thống cống nông........26
2.1.1. Các nguyên tắc tính toán thủy lực..........................................................27
2.1.2. Nguyên tắc khả năng đấu nối đến hộ gia đình........................................30
2.2.

Xử lý sơ bộ nước thải..........................................................................33

2.2.1. Song chắn rác........................................................................................33

2.2.2. Hệ thống tách cát...................................................................................33
2.2.3. Xử lý tách dầu, mỡ................................................................................34
2.3. Công trình xử lý sinh học.....................................................................35
2.3.1. Hồ sinh học ổn định nước thải...............................................................35
2.3.2. Bãi lọc ngập nước..................................................................................49
2.3.3. Hệ thống bốc hơi bằng thực vật.............................................................59
2.4. Xử lý bùn cặn trong điều kiện tự nhiên.............................................60
2.5. Tái sử dụng nước thải và bùn cặn cho nông nghiệp............................64


2.5.1. Tái sử dụng nước thải để nuôi trồng thủy sản........................................64
2.5.2. Sử dụng nước thải và bùn cặn trong nông nghiệp.................................65
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO XÃ
HOÀNG LONG HUYỆN PHÚ XUYÊN TRÊN CƠ SỞ HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC CHI PHÍ THẤP..................................................................67
3.1. Lựa chọn sơ dồ dây chuyền công nghệ phù hợp cho hệ thống thoát
nước xã Hoàng Long......................................................................................67
3.1.1. Các phương án dây truyền công nghệ xử lý ..........................................67
3.1.2. Xác định công suất trạm xử lý ...............................................................69
3.1.3. Lựa chọn phương án dây chuyền công nghệ..........................................73
3.2. Tính toán các công trình xử lý trong phương án đề xuất.................74
3.2.1. Tính toán bể tự hoại ...............................................................................74
3.2.2. Tính toán chuỗi ao hồ nối tiếp ...............................................................76
3.3. Đánh giá kỹ thuật, kinh tế phương án................................................80
3.3.1. Đánh giá kỹ thuật....................................................................................80
3.3.1. Đánh giá kinh tế......................................................................................81
3.3.3. Ý nghĩa khi áp dụng dây chuyền công nghệ đề xuất..............................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................85
Kết luận............................................................................................................85
Kiến nghị .........................................................................................................86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Cụm từ viết tắt

CTCN

Công trình cấp nước

XLNT

Xử lý nước thải

HTX

Hợp tác xã

UBND

Ủy ban nhân dân

UNICEF

Tổ chức Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc


VSMT

Vệ sinh môi trường

XLBHNT

Xử lý bốc hơi nước thải

BOD

Nhu cầu ôxy sinh hóa
(Biochemical Oxygen Demand)

COD

Nhu cầu ôxy hóa học
(Chemical Oxygen Demand)

SS

Chất rắn lơ lửng


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA

Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1.


Bản đồ tổng thể xã Hoàng Long

Hình 1.2.

Hình ảnh thoát nước bên ngoài của xã

Hình 1.3.

Hình ảnh người dân xả thải nước trực tiếp ra ao, hồ

Hình 1.4.

Các bước xử lý nước thải của DEWATS

Hình 1.5.

Hệ thống DEWATS đã đi vào hoạt động tại bệnh viện
Nhi Thanh Hoá

Hình 2.1.

Sơ đồ đấu nối tới các hộ gia đình

Hình 2.2.

Phân hủy các chất hữu cơ trong hồ sinh học kỵ khí

Hình 2.3


Các quá trình xử lý BOD trong hồ sinh học tùy tiện

Hình 2.4.

Quá trình chuyển hóa và loại bỏ nitơ trong hồ sinh học

Hình 2.5.

Hệ thống XLNT sử dụng thực vật nổi.

Hình 2.6.

Cơ chế chuyển hóa chất hữu cơ trong hồ trồng cây

Hình 2.7.

Các phương án phân phối và thu nước.

Hình 2.8.

Sơ đồ cấu tạo bãi lọc nhân tạo dòng chảy đứng.

Hình 2.9.

Mặt cắt đứng bãi lọc dòng chảy đứng

Hình 2.10

Cấu tạo bể phốt



DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Số hiệu bảng,

Tên bảng, biểu

biểu
Bảng 1.1.

Các bệnh lây lan qua đường nước

Bảng 1.2.

Một vài con số về hệ thống xử lý

Bảng 1.3.

Hiệu quả xử lý qua từng công đoạn

Bảng 1.4.

Bảng 2.1.

Bảng 2.2.

Bảng 2.3.

Bảng 2.4.


Bảng 2.5.

Bảng 2.6.

Bảng 2.7.

Một số kết quả nghiên cứu tại trạm xử lý phân bùn tại Nam
Định, Việt Nam
Tiêu chuẩn thải nước trong khu dân cư
Qui mô và số liệu xác định lưu lượng tính toán nước thải từ
các công trình công cộng
Đề xuất tổ chức cán bộ công nhân viên cho hệ thống hồ xử
lý sinh học
Các lưu ý nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của bãi lọc tới môi
trường
Tỉ lệ các nguyên tố dinh dưỡng trong nước thải sinh hoạt
vàtrong phân bón
Hàm lượng các chất vi lượng trong bùn cặn nước thải và
phân bón
Giá trị phân bón của các loại bùn cặn trong nước thải,%
trọng lượng khô

Bảng 3.1.

Tải lượng và nồng độ chất bẩn trong nước thải sinh hoạt

Bảng 3.2.

So sánh lựa chọn phương án



1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 10.000 làng xã và trên 80%
dân số sống ở nông thôn. Trong quá khứ cũng như trong hiện tại nông thôn nước
ta luôn là căn cứ địa, nơi cung cấp nhân tài vật lực cho đất nước. Nền nông
nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp hơn 1/3 trong
tổng giá trị GDP của cả nước. Trong khi đó đời sống nhân dân ngoại thành vẫn
còn nghèo, khó khăn, vấn đề cấp nước, thoát nước và vệ sinh nông thôn chưa
đảm bảo. Trên con đường tiến tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước,
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những vấn đề đó là
làm sao để tăng nhịp độ phát triển kinh tế mà vẫn bảo vệ được môi trường ở
nông thôn, nơi mà mức sống bình quân của người dân thấp hơn nhiều so với đô
thị.
Quyết định số 366/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt
chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai
đoạn 2012 - 2015. Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2015 về vệ sinh môi trường có
65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 45% số hộ nông dân
chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; 100% các trường học Mầm non và THPT,
trạm y tế xã ở nông thôn đủ nhà tiêu hợp vệ sinh.
Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2020. Mục tiêu đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn
nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Để đạt được các mục tiêu trên đòi hỏi nước thải phải được xử lý để đảm
bảo vệ sinh môi trường, cần xây dựng hệ thống thoát nước nhằm thu gom nước
thải đến trạm xử lý chung.
Với hệ thống thoát nước truyền thống đòi hỏi chi phí cao. Bên cạnh đó
chi phí đầu tư dùng cho trạm xử lý cũng rất tốn kém, vận hành phức tạp không



2
phù hợp với vùng nông thôn còn nghèo, dân trí thấp người dân còn chưa được
tiếp cận với công nghệ.
Hệ thống xử lý nước thải chi phí thấp có thể xử lý các loại nước thải hữu
cơ như nước thải sinh hoạt với nhiều ưu điểm: Vốn đầu tư thấp, chi phí vận hành
và bảo dưỡng thấp, yêu cầu kỹ năng vận hành không cao, khả năng vận hành
độc lập, thiết kế đơn giản phổ biến với bất kỳ quy mô từ nhỏ đến lớn. Đáp ứng
được nhu cầu phục vụ đơi với ngời dân có thu nhập thấp và trung bình ở vùng
ngoại thành.
Xã Hoàng Long là một xã thuộc huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội.
Qua thu thập thông tin qua báo chí, truyền hình và khảo sát sơ bộ cho thấy tuy là
một xã thuộc địa phận Hà Nội nhưng điều kiện về cấp thoát nước, vệ sinh môi
trường rất kém, nguồn nước chủ yếu dùng nước mưa và nước giếng khoan bị ô
nhiễm chủ yếu do chất thải sinh hoạt người dân nông thôn thiếu kiến thức thực
hành và hầu như không quan tâm đến lĩnh vực vệ sinh môi trường. Phần lớn các
hộ dân không có hệ thống thoát nước, xử lý nước thải sơ bộ trước khi xả vào ao
hồ kênh mương xung quanh.
Vì vậy việc “Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt huyện Phú Xuyên
thành phố Hà Nội trên cơ sơ hệ thống thoát nước chi phí thấp” là rất cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu.
Đề xuất được mô hình thoát nước thải chi phí thấp cho xã Hoàng Long
huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội và đưa ra các thông số kỹ thuật, công nghệ
phục vụ cho mục đích thiết kế .
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt cho cụm dân cư sản xuất nông
nghiệp kết hợp chăn nuôi.
Chọn địa điểm nghiên cứu là xã Hoàng Long huyện Phú Xuyên thành phố
Hà Nội.



3
Đối tượng nghiên cứu:
Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt cho cụm dân cư sản xuất nông nghiệp
kết hợp chăn nuôi.
Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập, tổng hợp số liệu nghiên cứu, tài liệu thực nghiệm.
Kế thừa có chọn lọc các kết quả đã nghiên cứu ở trong nước cũng như ở
nước ngoài.
Phân tích số liệu,đề xuất giải pháp và tính toán thiết ké công nghệ.
Điều tra, khảo sát xã hội.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa về môi trường và sức khỏe công đồng: Giải quyết vấn đề ô nhiễm
môi trường. Môi trường được khôi phục giúp giảm tỷ lệ ốm đau, tử vong của trẻ
em, tăng tuổi thọ người già, giảm tai họa, nguy cơ lây lan của những bệnh truyền
nhiễm liên quan đến môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí.
Tiết kiệm chi phí thuốc men điều trị, chi phí đi lại. Thu nhập của người dân
được đảm bảo, cải thiện đời sống.
Ý nghĩa xã hội: Xử lý nước thải sinh hoạt trên cơ sở hệ thống thoát nước
chi phí thấp là giải pháp quan trọng đóng góp vào sự nghiệp phát triển nông thôn
theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nâng cao ý thức cộng đổng của
người nông dân và tạo cảnh quan thôn xóm.
Ý nghĩa kinh tế: Kết hợp sử dụng nước thải sau xử lý để tưới ruộng, hoa
màu và nuôi trồng thuỷ sản đã tận dụng được nguồn nước, nguồn dinh dưỡng,
giảm thiểu lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường tạo thành chu trình khép kín
bền.
Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo
phần nội dung chính có 3 chương:

+ Chương 1: Tổng quan hệ thống thoát nước xã Xuân Thu huyện Sóc Sơn
thành phố Hà Nội.


4
+ Chương 2: Cơ sở khoa học về xử lý nước thải sinh hoạt trên cơ sở hệ
thống thoát nước chi phí thấp.
+ Chương 3: Đề xuất mô hình xử lý nước thải cho xã Hoàng Long huyện
Phú Xuyên Thành phố Hà Nội trên cơ sở hệ thống thoát nước chi phí thấp.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn đã thực sự trở nên bức bối
và hầu như chưa được giải quyết. Các nguồn nước thải sinh hoạt và rác thải đều
xả trực tiếp vào các nguồn tiếp nhận như các ao hồ, sông mà hầu như không
được xử lý qua một công đoạn nào, dẫn đến sức khoẻ của người dân đang bị đe
doạ rất lớn đặc biệt ỉà các bệnh có liên quan đến nguồn nước. Để cải thiện môi

trường nông thôn hiện nay, điều quan trọng là phải tìm ra giải pháp đơn giản phù
hợp với trình độ quản lý của người nông dân và tận dụng các điều kiện có sẵn.
Nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ dân được xả trực tiếp ra ao hồ mà
không được xử lí qua một công đoạn nào.
Lựa chọn hệ thống vệ sinh và hệ thống thoát nước phù hợp trong điều
kiện nông thôn Việt Nam. Đó là hệ thống dựa trên cơ sở sao cho đảm bảo các
vấn đề kinh tế, môi trường. Chi phí xây dựng các công trình xử lí rẻ đồng thời
giải quyết được vấn đề ô nhiễm và mang lại hiệu quả kinh tế.
Lựa chọn phương pháp xử lí nước thải trên cơ sở hệ thống thoát nước chi
phí thấp.
Lựa chọn đựơc mô hình phù hợp với đặc điểm của xã thôn xã đó là mô
hình hồ sinh học kết hợp nuôi trồng thực vật.
Trong nước thải nông thôn có chứa thành phần các chất dinh dưỡng cần
thiết cho cây trồng nên có thể tận dụng nguồn nước thải này vào mục đích tưới
ruộng và hoa màu. Ngoài ra nước thải sau xử lý có thể sử dụng để rửa chuồng
trại hoặc rửa đường.
Luận văn đề xuất hai mô hình xử lý nước thải nông thôn bằng hổ sinh học
và bãi lọc ngầm qui mô vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện kinh tế của các hộ
nông dân đồng thời cải thiện được môi trường nông thôn, hạn chế ô nhiễm
nguồn nước.
Các mô hình xử lý nước thải bằng hồ sinh học có thể tận dụng tối đa
những điều kiện tự nhiên sẵn có của địa phương, đặc biệt là các ao hồ có sẵn.


86
Đồng thời kết hợp xử lý nước thải trên các ao hồ sinh học với việc nuôi
trồng các loại rau ưa nước như cải xoong, rau muống, rau ngổ, thả bèo hoặc thả
vịt, nuôi cá sẽ giảm được chi phí đầu tư và xây dựng. Công tác quản lý vận hành
các công trình đơn vị trong mô hình đơn giản, phù hợp với trình độ của người
nông dân.

Hiệu quả kinh tế và xã hội từ các mô hình xử lý nước thải đối với người
dân rất lớn. Như vậy các mô hình này vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi
trường và vừa mang lại hiệu quả kinh tế xã hội.
Trên đây là những kết quả mà luận văn đóng góp.

KIẾN NGHỊ:
-

Xử lý nước thải cho vùng nông thôn là một công trình công cộng, chi phí

xây dựng công trình cao so với kinh tế nông thôn. Cần phải kết hợp giữa tuyên
truyền, vận động, xây dựng các mô hình mẫu và hỗ trợ kinh phí mới giải quyết
được vấn đề này.
-

Nhà nước cần có ngày càng nhiều các chính sách hỗ trợ tài chính cho các

vùng nông thôn để có thể thực hiện công tác vệ sinh môi trường, xử lý nước thải
... nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông
thôn.
-

Trước mắt cần qui hoạch, xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng cho

từng thôn xóm.
-

Khuyến khích các đề tài nghiên cứu xử lý nước thải nông thôn cho những

vùng không có sẵn ao hồ tự nhiên.



87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Viết Chiến, Vũ Thị Thanh Hương (1998),
“Một số kết quả bước đầu về xử lý nước thải bằng hồ sinh học tại vùng nông
thôn phía Bắc”, Tạp chí Hoạt động khoa học (Số 2), tr. 29-30;
[2]. Lều Thọ Bách, D.Xanthoulis, Wang Chengduan, Hans brix (2010), Xử
lý nước thải chi phí thấp, Nhà xuất bản Xây dựng;
[3]. Vũ Cao Đàm (1995), Bài giảng phương pháp luận nghiên cứu khoa
học, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật;
[4]. Trần Đức Hạ (1994), Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong
điều kiện tự nhiên, Đại học xây dựng Hà Nội;
[4]. Đào Xuân Học (1997), Thực trạng cơ sở hạ tầng nông thôn Việt nam
và yêu cầu phát triển đến năm 2010, Dự án nâng cao năng lực đào tạo phát triển
bền vững nông thôn, Hà Nội;
[5]. Hoàng Huệ (1996), Xử lý nước thải, Nhà xuất bản Xây dựng;
[6]. Hoàng Huệ (2001), Mạng lưới thoát nước, Nhà xuất bản khoa học và
kỹ thuật;
[5]. Vũ Thị Thanh Hương (2002), “Đánh giá hiệu quả các mô hình xử lý
nước thải và phân rác ở nông thôn”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông
thôn số 11;
[5]. Vũ Thị Thanh Hương (2003), Xây dựng mô hình xử lý phân rác và
nước thải sinh hoạt vùng nông thôn miền Bắc, Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
[5]. Trịnh Xuân Lai (2000), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước
thải, Nhà xuất bản Xây Dựng;
[5]. Nguyễn Thị Hoa Lý (1993), “ Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chăn
nuôi bằng hổ sinh vật trong điều kiện Thành phố Hồ Chí Minh”, Thông báo

khoa học của các trường Đại học, tr. 137-138- 139- 140;


88
[6]. Trần Hiếu Nhuệ (2001), Cấp nước và vệ sinh nông thôn, Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật;
[7]. Công nghệ xử lý nước thải DEWATS. Nguyễn Việt Anh.
[8]. Lương Đức Phẩm, Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học,
Nhà xuất bản Giáo dục;
[9]. Ngô Kế Sương, Nguyễn Lân Dũng (1997), Sản suất khí đốt (BIOGAS)
bằng kỹ thuật lên men kỵ khí, Nhà xuất bản Nông Nghiệp;
[16]. Điều tra, khảo sát, số liệu phòng quản lý dất đai và dân số xã Hoàng
Long;
Nguồn internet.
[17]. Maza, D.D., and Pearson (1986), Arifical freshwater environment:
Waste stabilizatrion pond, Biotechnology 8,176 – 206. CVH Verlagsgesellschafl
weinheim.
[17]. Maza, D.D., Alabaster, GP., pearson,H.W., and Mills, S.W.,(1992).
Waster Stabilixation Ponds: A Design Manual for Eastern Africa. Lagoon
technology internation. Leeds, England.
[17]. Maza, D.D.,(2005). Pond process dessign – a prational guide. In:
A.Shilton (ed.): 168-187 design pond treatmen technology. London: IWA
publishing.



×