Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Nhận thức về nhân cách người CSND của HV trường Cao đẳng CSND II (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Vũ Thanh

NHẬN THỨC VỀ NHÂN CÁCH
NGƢỜI CẢNH SÁT NHÂN DÂN CỦA HỌC VIÊN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN II

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Vũ Thanh

NHẬN THỨC VỀ NHÂN CÁCH
NGƢỜI CẢNH SÁT NHÂN DÂN CỦA HỌC VIÊN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN II
Chuyên ngành: Tâm lí học
Mã số: 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN PHƢƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Học viên

Nguyễn Vũ Thanh


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cô khoa Tâm lí học và những thầy cô
đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Văn Phương, người thầy
kính mến đã hết l ng quan tâm, gi p đ và hướng dẫn nghiên cứu gi p tôi hoàn thành
luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô ph ng Sau đại học đã tạo điều kiện gi p đ
tôi trong quá trình học và thực hiện luận văn.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các đồng chí Ban giám hiệu, lãnh đạo các khoa,
ph ng, bộ môn và học viên của Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II đã tạo điều
kiện cho tôi học tập và điều tra khảo sát để hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi
những đ ng g p quý báu để hoàn ch nh luận văn.
Học viên

Nguyễn Vũ Thanh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa


Trang

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NHẬN THỨC VỀ NHÂN CÁCH
NGƢỜI CẢNH SÁT NHÂN DÂN CỦA HỌC VIÊN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN ............................ 5
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 5
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu nhận thức ........................................................ 5
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu nhân cách ........................................................ 6
1.2. Những khái niệm cơ bản ....................................................................................... 14
1.2.1. Nhận thức ...................................................................................................... 14
1.2.2. Nhân cách ...................................................................................................... 18
1.2.3. Nhân cách người Cảnh sát nhân dân ............................................................. 21
1.3. Nhận thức về nhân cách người Cảnh sát nhân của học viên
trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân ...................................................................... 25
1.3.1. Đặc điểm nghề nghiệp của người Cảnh sát nhân dân ................................... 25
1.3.2. Đặc điểm tâm lí của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân ............. 27
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về nhân cách người Cảnh sát nhân dân
của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân ........................................ 34
1.3.4. Tiêu chí đánh giá nhận thức về nhân cách người Cảnh sát nhân dân
của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân ....................................... 39
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................... 41
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ NHÂN CÁCH
NGƢỜI CẢNH SÁT NHÂN DÂN CỦA HỌC VIÊN

TRƢỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN II ................... 42


2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .............................................................................. 42
2.1.1. Khái quát về trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II .................................... 42
2.1.2. Khái quát về khách thể nghiên cứu ............................................................... 43
2.1.3. Quá trình nghiên cứu thực trạng ................................................................... 44
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức về nhân cách người Cảnh sát nhân dân
của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II ............................................. 48
2.2.1. Nhận thức chung về nhân cách người Cảnh sát nhân dân ............................ 48
2.2.2. Nhận thức về phẩm chất nhân cách người Cảnh sát nhân dân ..................... 50
2.2.3. Nhận thức về năng lực trong nhân cách người Cảnh sát nhân dân ............... 71
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về nhân cách người Cảnh sát nhân dân
của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II ..................................... 88
2.3. Biện pháp nâng cao nhận thức về nhân cách người Cảnh sát nhân dân
cho học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II ............................................ 92
2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ................................................................................ 92
2.3.2. Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao nhận thức về nhân cách người
Cảnh sát nhân dân cho học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II ...... 93
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................... 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 101
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANQG

:


An ninh quốc gia

CAND

:

Công an nhân dân

CNH-HĐH :

Công nghiệp h a – hiện đại h a

CSND

:

Cảnh sát nhân dân

CSVN

:

Cộng sản Việt Nam

ĐLC

:

Độ lệch chuẩn


ĐTB

:

Điểm trung bình

NXB

:

Nhà xuất bản

NL

:

Năng lực

PC

:

Phẩm chất

TLH

:

Tâm lí học


TP HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

TTATXH

:

Trật tự an toàn xã hội

TTCT

:

Tư tưởng chính trị


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Mô tả khách thể nghiên cứu ....................................................................... 44

Bảng 2.2.

Quan niệm về khái niệm nhân cách người CSND ..................................... 48

Bảng 2.3.


Sự cần thiết của PC TTCT đối với người CSND ...................................... 50

Bảng 2.4.

So sánh nhận thức về sự cần thiết của PC TTCT đối với người CSND
giữa nh m HV nam và HV nữ .................................................................. 51

Bảng 2.5.

So sánh nhận thức về sự cần thiết của PC TTCT đối với người CSND
giữa nh m HV Cao đẳng và HV Trung cấp .............................................. 52

Bảng 2.6.

So sánh nhận thức về sự cần thiết của PC TTCT đối với người CSND
giữa nh m HV là học sinh đi học và HV là cán bộ đi học ........................ 53

Bảng 2.7.

Sự cần thiết của PC đạo đức đối với người CSND .................................... 54

Bảng 2.8.

So sánh nhận thức về sự cần thiết của PC đạo đức đối với người CSND
giữa nh m HV nam và HV nữ ................................................................... 56

Bảng 2.9.

So sánh nhận thức về sự cần thiết của PC đạo đức đối với người CSND

giữa nh m HV Cao đẳng và HV Trung cấp .............................................. 56

Bảng 2.10. So sánh nhận thức về sự cần thiết của PC đạo đức đối với người CSND
giữa nh m HV là học sinh đi học và HV là cán bộ đi học ........................ 57
Bảng 2.11. Sự cần thiết của PC ý chí đối với người CSND......................................... 58
Bảng 2.12. So sánh nhận thức về sự cần thiết của PC ý chí đối với người CSND
giữa nh m HV nam và HV nữ ................................................................... 60
Bảng 2.13. So sánh nhận thức về sự cần thiết của PC ý chí đối với người CSND
giữa nh m HV Cao đẳng và HV Trung cấp .............................................. 61
Bảng 2.14. So sánh nhận thức về sự cần thiết của PC ý chí đối với người CSND
giữa nh m HV là học sinh đi học và HV là cán bộ đi học. ....................... 62
Bảng 2.15. Nhận biết biểu hiện PC TTCT của người CSND ...................................... 63
Bảng 2.16. So sánh nhận thức về PC TTCT giữa các nh m khách thể
theo giới tính, trình độ đào tạo, đối tượng đào tạo..................................... 64
Bảng 2.17. Nhận biết biểu hiện PC đạo đức của người CSND .................................... 65
Bảng 2.18. So sánh nhận thức về PC đạo đức giữa các nh m khách thể


theo giới tính, trình độ đào tạo, đối tượng đào tạo..................................... 66
Bảng 2.19. Nhận biết biểu hiện PC ý chí của người CSND......................................... 67
Bảng 2.20. So sánh nhận thức về PC ý chí giữa các nh m khách thể
theo giới tính, trình độ đào tạo, đối tượng đào tạo..................................... 68
Bảng 2.21. Kết quả giải quyết tình huống 1, 2, 3, 4 ..................................................... 68
Bảng 2.22. Sự cần thiết của NL chung đối với người CSND ...................................... 72
Bảng 2.23 So sánh nhận thức về sự cần thiết của NL chung của người CSND
giữa nh m HV nam và HV nữ ................................................................... 73
Bảng 2.24. So sánh nhận thức về sự cần thiết của NL chung của người CSND
giữa nh m HV Cao đẳng và HV Trung cấp .............................................. 74
Bảng 2.25. So sánh nhận thức về sự cần thiết của NL chung của người CSND
giữa nh m HV là học sinh đi học và HV là cán bộ đi học ........................ 75

Bảng 2.26. Sự cần thiết của NL chuyên môn đối với người CSND ............................ 76
Bảng 2.27. So sánh nhận thức về sự cần thiết của NL chuyên môn nghiệp vụ
của người CSND giữa nh m HV nam và HV nữ ...................................... 78
Bảng 2.28. So sánh nhận thức về sự cần thiết của NL chuyên môn nghiệp vụ
của người CSND giữa nh m HV Cao đẳng và HV Trung cấp .................. 79
Bảng 2.29. So sánh nhận thức về sự cần thiết của NL chuyên môn nghiệp vụ
của người CSND giữa nh m HV là học sinh đi học và HV là cán bộ ...... 80
Bảng 2.30. Nhận biết các biểu hiện NL chung của người CSND ................................ 82
Bảng 2.31. So sánh nhận thức về NL chung của người CSND giữa các nh m
khách thể theo giới tính, trình độ đào tạo, đối tượng đào tạo .................... 83
Bảng 2.32. Nhận biết biểu hiện NL chuyên môn nghiệp vụ ........................................ 83
Bảng 2.33. So sánh nhận thức về NL chuyên môn của người CSND giữa các nhóm
khách thể theo giới tính, trình độ đào tạo, đối tượng đào tạo ................... 84
Bảng 2.34. Kết quả giải quyết tình huống 5, 6, 7 ......................................................... 85
Bảng 2.35. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhận thức về nhân cách
người CSND của HV trường Cao đẳng CSND II ...................................... 89
Bảng 2.36. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nhận thức về nhân cách
người CSND của HV trường Cao đẳng CSND II ...................................... 91


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoa học tâm lí đã ch ra rằng, nhận thức là một trong ba mặt quan trọng của
đời sống tâm lí con người, nhận thức c mối quan hệ chặt chẽ với x c cảm và hành
động. Trong đ , nhận thức là cơ sở quan trọng của x c cảm và hành động, nhận thức
c chức năng định hướng, điều khiển, điều ch nh hành động. Khi cá nhân nhận thức
đ ng, sẽ hình thành thái độ đ ng và hành động đ ng.
Bất kỳ hoạt động nào của con người muốn đạt hiệu quả cao, mang lại cho xã

hội những giá trị nhất định thì cũng đều đ i hỏi ở chủ thể các phẩm chất (PC) và năng
lực (NL) tương ứng. Sự kết hợp hài h a, thống nhất giữa PC và NL tạo nên một cấu
trúc nhân cách hoàn ch nh đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp. Những PC và
NL này không tự nhiên c , mà đ là kết quả của một quá trình sinh sống, lao động, học
tập và rèn luyện thường xuyên, liên tục dưới sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Bản thân
chủ thể muốn xây dựng cho mình nhân cách phù hợp với yêu cầu của hoạt động nghề
nghiệp thì trước hết cần phải nhận thức đ ng và đầy đủ về nhân cách đ .
Công an nhân dân (CAND) nói chung và Cảnh sát nhân dân (CSND) nói riêng
là lực lượng vũ trang nhân dân, c chức năng “tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo
vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh
ph ng, chống tội phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản
lý nhà nước về ANQG, TTATXH; đấu tranh ph ng, chống âm mưu, hoạt động của các
thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về ANQG, TTATXH” [24].
Chính chức năng của lực lượng CSND đã tạo nên tính đặc thù trong hoạt động nghề
nghiệp của người Cảnh sát so với các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp khác.
Trong thực tiễn công tác đấu tranh ph ng, chống tội phạm bảo vệ ANQG và
đảm bảo TTATXH, lực lượng CSND đã đạt được nhiều thành tích nhất định g p phần
quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những kết quả đ được Đảng,
Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì trong công tác xây dựng lực lượng
CSND vẫn c n tồn tại những hạn chế nhất định, trong đ vẫn c n “một bộ phận cán


2

bộ, chiến sỹ xuất hiện tư tưởng hoài nghi, giảm s t l ng tin, lý tưởng cách mạng, làm
việc cầm chừng, cá nhân chủ nghĩa, vụ lợi, tiêu cực, cục bộ địa phương, gây mất đoàn
kết nội bộ, thậm chí thoái h a, biến chất, vi phạm pháp luật, làm giảm l ng tin của
nhân dân đối với lực lượng CAND” [4]. Tình trạng trên tồn tại do nhiều nguyên nhân
khác nhau nhưng trong đ nổi lên nguyên nhân ở chính người CSND, đ là “một số

cán bộ, chiến sỹ chưa thật cố gắng phấn đấu tu dư ng đạo đức, rèn luyện học tập, NL
công tác, … vô tổ chức, vô kỷ luật, coi nhẹ các PC người CAND” [16].
Mặt khác, cùng với xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, các tư tưởng, quan
niệm xa lạ với Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng nhiều con đường
và hình thức khác nhau xâm nhập vào đời sống tinh thần của xã hội, sự pha trộn giữa
các giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các lối sống khác nhau thậm chí trái ngược nhau
tất yếu sẽ gây ra sự suy thoái về tư tưởng chính trị (TTCT), đạo đức và lối sống của
cán bộ, chiến sỹ CSND, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, chiến sỹ trẻ. Do đ , việc giáo dục,
rèn luyện nhân cách người CSND thông qua việc nâng cao nhận thức của HV CAND
nói chung và HV trường Cao đẳng CSND II n i riêng về nhân cách người CSND là
vấn đề cần được quan tâm. Thực tế, đã c nhiều công trình khoa học nghiên cứu nhận
thức và nhân cách n i chung. Nhưng chưa c công trình nào nghiên cứu nhận thức về
nhân cách người CSND của HV trường Cao đẳng CSND II.
Xuất phát từ các lý do trên, ch ng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nhận thức về
nhân cách người CSND của HV trường Cao đẳng CSND II”. Kết quả nghiên cứu
của đề tài sẽ cho thấy thực trạng nhận thức về nhân cách người CSND của HV trường
Cao đẳng CSND II, từ đ c cơ sở đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức
về nhân cách người CSND cho HV, g p phần gi p HV trường Cao đẳng CSND II
nâng cao ý thức rèn luyện PC và NL đáp ứng yêu cầu hoạt động nghề nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng nhận thức về nhân cách
người CSND của HV trường Cao đẳng CSND II, đề xuất biện pháp nhằm nâng cao
nhận thức về nhân cách người CSND cho HV trường Cao đẳng CSND II.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu


3

Nhận thức về nhân cách người CSND của HV trường Cao đẳng CSND II.

3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể chính: HV trường Cao đẳng CSND II
Khách thể bổ trợ: giảng viên trường Cao đẳng CSND II
4. Giả thuyết khoa học
Nhận thức về nhân cách người CSND của HV trường Cao đẳng CSND II đạt
mức độ trung bình, chưa đầy đủ, sâu sắc.
C nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về nhân cách người CSND của HV
trường Cao đẳng CSND II, trong đ ảnh hưởng nhiều nhất là các yếu tố chủ quan.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống h a một số vấn đề lý luận cơ bản như: nhận thức, nhân cách, nhân
cách người CSND, đặc điểm tâm lí của HV trường Cao đẳng CSND, đặc điểm nghề
nghiệp của người CSND, các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về nhân cách người
CSND của HV trường Cao đẳng CSND.
5.2. Nghiên cứu thực trạng nhận thức về nhân cách người CSND của HV trường
Cao đẳng CSND II.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về nhân cách người CSND
của HV trường Cao đẳng CSND II.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhận thức của HV chủ yếu ở mức độ biết và hiểu
Đề tài nghiên cứu nhân cách người CSND theo cấu tr c hai thành tố: PC và NL,
được biểu hiện cụ thể ở các thuộc tính: PC (PC tư tưởng chính trị (TTCT), PC đạo
đức, PC ý chí); NL (NL chung; NL chuyên môn nghiệp vụ).
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu chính là 190 HV hệ Trung cấp chính quy và 190 HV hệ
Cao đẳng chính quy của trường Cao đẳng CSND II.
Khách thể nghiên cứu bổ trợ là 10 giảng viên trường Cao đẳng CSND II.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp luận



4

Đề tài nghiên cứu dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin, quan điểm tâm lí học hoạt động về nhận thức và nhân cách.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát các tài liệu như: sách, báo, tạp
chí, luận văn, luận án,… c liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở lý
luận của đề tài, định hướng cho việc nghiên cứu thực trạng.
7.2.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng bảng hỏi khảo sát ý kiến của HV nhằm đánh giá thực trạng nhận thức
về nhân cách người CSND của HV trường Cao đẳng CSND II.
7.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn
Phỏng vấn HV về các nội dung đã chuẩn bị để thu thập thông tin nhằm làm rõ
nhận thức về nhân cách người CSND của HV trường Cao đẳng CSND II.
7.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để mã h a và xử lý các thông số dùng trong đề
tài như: tần số, phần trăm (%), điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (ĐLC), kiểm
nghiệm Independent T-Test.


5

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NHẬN THỨC VỀ NHÂN CÁCH
NGƢỜI CẢNH SÁT NHÂN DÂN CỦA HỌC VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG
CẢNH SÁT NHÂN DÂN
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về nhận thức
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con người: nhận thức,

x c cảm và hành động. Nhận thức c vai tr quan trọng, gi p con người tích lũy tri
thức, kinh nghiệm và giải quyết các vấn đề của cuộc sống một cách đ ng đắn. Từ
trước đến nay, vấn đề nhận thức đã được nhiều tác giả nghiên cứu, có thể kể đến một
số công trình sau:
- Bài báo đăng trên tạp chí TLH số 3 (2006) của tác giả Nguyễn Văn Bắc
“Nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị truyền thống trong học tập”.
- Bài báo đăng trên tạp chí TLH số 7 (2006) của tác giả Đỗ Ngọc Anh “Sự nhận
thức về nghề của sinh viên ngành văn h a thông tin tại TP HCM”.
- Luận văn thạc sĩ TLH của tác giả Đỗ Văn Đoạt (2007) “Nhận thức và thái độ
của sinh viên sư phạm các t nh đồng bằng sông Cửu Long đối với những chuẩn mực
đạo đức”.
- Bài báo đăng trên tạp chí TLH số 6 (2008) của tác giả Đặng Thanh Nga “Thực
trạng mức độ nhận thức pháp luật của người chưa thành niên phạm tội”.
- Bài báo đăng trên Tạp chí TLH số 6 (2008) của tác giả Vũ Duy Yên “Nhận
thức của công chức nhà nước về đạo đức và chuẩn giá trị xã hội hiện nay”.
- Luận văn thạc sĩ TLH của tác giả Nguyễn Thị Minh (2010) “Nhận thức của
sinh viên học viện Hành chính TP HCM về những PC tâm lí của người cán bộ công
chức”.
- Đề tài cấp cơ sở của tác giả Đoàn Văn Điều (2012) “Nhận thức và thái độ của
sinh viên trường Đại học sư phạm TP HCM đối với nghề dạy học”.
- Luận văn thạc sĩ TLH của tác giả Trần Kim An (2012) “Nhận thức của sinh
viên Đại học Kinh tế - tài chính TP HCM về một số giá trị sống theo Unesco”.


6

- Luận văn thạc sĩ TLH của Nguyễn Thị Ái Thơ (2012) “Nhận thức về sức khỏe
sinh sản của sinh viên hệ Cao đẳng trường Đại học Đồng Nai”.
- Luận văn thạc sĩ TLH của Đỗ Thị Hải Yến (2014) nghiên cứu “Nhận thức của
HV Học viện Biên ph ng về nghề sĩ quan biên ph ng”.

Mặc dù, vấn đề mà các tác giả lựa chọn để nghiên cứu nhận thức không giống
nhau nhưng nhìn chung ở các đề tài trên đều c sự tương đồng trong việc lựa chọn
quan điểm về nhận thức và các mức độ nhận thức để tiếp cận nghiên cứu. Hầu hết, các
công trình trên đều nghiên cứu về nhận thức theo quan điểm phân chia lĩnh vực nhận
thức thành 06 cấp độ: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá của tác giả
Benjamin Bloom. Các công trình này không nghiên cứu nhận thức ở tất cả 06 cấp độ
mà chủ yếu nghiên cứu 03 cấp độ đầu: biết, hiểu, vận dụng.
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về nhân cách
Nhân cách là một phạm trù cơ bản của TLH, nhân cách được nhiều nhà khoa
học trên thế giới quan tâm, nghiên cứu ở các g c độ khác nhau, từ đ đã hình thành
nhiều lý thuyết về nhân cách. Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam c nhiều nghiên
cứu về nhân cách, c thể kể đến một số xu hướng và đề tài nghiên cứu sau:
1.1.2.1. Nghiên cứu về nhân cách trên thế giới
Dựa trên nền tảng nguyên tắc quyết định luận trong nghiên cứu tâm lí nói chung
và nhân cách n i riêng, c thể khái quát các công trình, tác phẩm nghiên cứu về nhân
cách trên thế giới thành bốn xu hướng:
- Xu hƣớng thứ nhất: những nghiên cứu nhấn mạnh khía cạnh tâm lí trong
nguồn gốc, biểu hiện của nhân cách, như nghiên cứu của các nhà TLH W. Wundt
(1832 - 1920) và W. Stern (1817 - 1938) [11].
+ Trong tác phẩm “Nhập môn TLH” xuất bản năm 1881 của nhà TLH W.
Wundt đã quan niệm tâm lí là những hiện tượng tinh thần tồn tại trong bộ não con
người. Ông khẳng định nguồn gốc tâm lí và nhân cách là do một hiện tượng tinh thần
khác tự n c ở trong não, đ là “ý thức”, “tổng giác”. Mối quan hệ giữa tâm lí, nhân
cách với ý thức, tổng giác là mối quan hệ khép kín trong não, không c quan hệ với
thế giới khách quan bên ngoài. Do đ , phương pháp nghiên cứu tâm lí, nghiên cứu
nhân cách ch c thể là phương pháp nội quan.


7


+ Trong tác phẩm “Bàn về TLH những khác biệt cá nhân” được xuất bản năm
1900 của nhà TLH W. Stern quan niệm nhân cách như một kiến tr c hoàn ch nh của
đời sống tâm lí con người. Theo quan điểm của ông, thế giới là một tổ chức c thứ bậc
của các “person” mà ở trình độ con người thì những “person” này c được những
thuộc tính của nhân cách. Mặc dù W. Stern đã xác định lập trường triết học của mình
là khắc phục cả chủ nghĩa duy tâm lẫn chủ nghĩa duy vật và nhấn mạnh tính chất trung
tính về tâm lí – sinh lý của các “person” nhưng thực chất ông đã tâm lí h a tất cả mọi
tồn tại bằng cách đưa vào bất cứ một “person” nào các thuộc tính nhân cách.
- Xu hƣớng thứ hai: sinh vật h a nhân cách – những nghiên cứu nhấn mạnh
khía cạnh sinh học trong nguồn gốc, bản chất và biểu hiện của nhân cách. Đại diện cho
xu hướng nghiên cứu này là các nhà TLH như: S. Freud (1856 - 1939), C.G.Jung
(1875 - 1961), E.Kretschmer (1888 - 1964), W.H.Sheldon (1898 - 1970) [11].
+ Phân tâm học của S. Freud là lý thuyết c ảnh hưởng rộng lớn trong số các
học thuyết theo xu hướng sinh vật h a nhân cách. Quan niệm của S. Freud về nhân
cách bao gồm ba mặt: lý thuyết về cấu tạo nhân cách, sự phát triển nhân cách và động
lực của sự phát triển nhân cách. Theo S. Freud, nhân cách là tổ hợp của ba bộ phận
“bản năng”, “ý thức”, “siêu thức” và các bộ phận trên tồn tại không ôn h a trong nhân
cách, giữa ch ng luôn mâu thuẫn và đấu tranh với nhau và bao giờ bộ phận “vô thức”
với các bản năng cũng chiến thắng và quyết định cho toàn bộ hành vi ứng xử, tâm lí
của con người. Từ đ , S. Freud đã giải thích tất cả các hiện tượng tâm lí của con người
từ cấp độ cá nhân đến cấp độ quan hệ gia đình và cấp độ xã hội.
+ Thuyết nhân cách của E. Kretschmer, W.H.Sheldon nhìn nhận con người đơn
thuần ở các đặc điểm sinh học, thể tạng, đặc điểm của hệ thần kinh.
Dựa trên khảo sát lâm sàng năm 1925, E. Kretschmer cho rằng các thành phần
cấu tạo cơ thể c mối quan hệ và quy định các thành phần tâm lí của nhân cách. Ông
mô tả bốn loại nhân cách tương ứng với các đặc tính cơ thể, như: pyknic (ngắn, tr n)
là người hay c phản ứng cực đoan; asthenic (dài, mảnh khảnh) là người sống mơ
mộng, xa thực tế; hypoplastic (thiếu phát triển) là người c nhiều mặc cảm tự ti
và athletic (lực sĩ) là người khoẻ mạnh, tự tin.



8

W.H.Scheldon cũng c những miêu tả tương tự vào năm 1942: những người
dong dỏng cao (ectomorphy/ngoại bì) thì nhạy cảm, rụt rè, kín đáo, hướng nội, t m ,
ham hiểu biết; những người to béo (endormorphy/nội bì) thì hướng ngoại, cởi mở,
thích kết bạn; những người vạm v , thể trạng trung bình (mesomorphy/trung bì) thì
tích cực, hung hăng, ít nhạy cảm, cứng nhắc, thiếu thận trọng.
- Xu hƣớng thứ ba: xã hội h a nhân cách như các học thuyết hành vi của
J.B.Watson (1878 - 1958), thuyết siêu đẳng và bù trừ của Alfred Adler (1870 - 1937),
thuyết lo lắng của K.Horney, thuyết phát huy bản ngã của A. Maslow, thuyết tương tác
xã hội của G.H. Mead [11].
+ Thuyết hành vi của J.B.Watson, E.C.Tolman (1886 - 1959), K.L.Hull (1884 1952) và B.F.Skinner (1904 - 1990). Trong tác phẩm “TLH dưới con mắt của một nhà
hành vi” xuất bản 1913 của F.B.Watson đã cho thấy quan điểm tuyệt đối h a vai tr
của yếu tố môi trường xã hội bên ngoài với sự hình thành nhân cách, môi trường ở đây
không phải môi trường rộng lớn với nhiều mối quan hệ xã hội mà môi trường ch b
hẹp là tổng số các kích thích được tạo ra của môi trường bên ngoài. Cơ chế hình thành
tâm lí, nhân cách là cơ chế “thử và sai”, cơ chế thụ động đáp lại kích thích ngoại giới
của chủ thể như một cái “máy vật lý” chứ không thấy được nhân cách vừa là khách
thể, vừa là chủ thể của thế giới bên ngoài, không thấy được vai tr của hoạt động cá
nhân trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Các thuyết hành vi mới của
Tolman, Hull, Skinner c sự bổ sung yếu tố trung gian vào giữa công thức “S ---> R”
nhưng xét cho cùng vẫn là thuyết hành vi cổ điển của Watson.
+ Thuyết siêu đẳng và bù trừ của Alfred Adler cho rằng không phải bản năng tự
nhiên trong con người là cơ bản, cốt lõi mà c thứ quan trọng hơn, đ là “tình cảm xã
hội”. Ông gọi đây là “NL tâm hồn” sinh ra cùng con người và được phát triển bởi xã
hội. Ông khẳng định cái quyết định sự phát triển nhân cách chính là mong muốn “siêu
đẳng” nhưng mong muốn này c thể không thực hiện được do những khiếm khuyết cơ
thể khi mới sinh hoặc do điều kiện sống không thuận lợi. Do vậy, con người xuất hiện
cảm giác thiếu hoàn thiện, để khắc phục cảm giác đ con người tìm đến phương thức

“bù trừ”. Sự “bù trừ” này c nhiều mức độ khác nhau, tạo ra những phong cách sống


9

khác nhau. Học thuyết siêu đẳng và bù trừ của A.Adler đã phủ nhận vai trò của yếu tố
sinh vật tới sự phát triển nhân cách, coi nhân cách phát triển theo logic của xã hội.
- Xu hƣớng thứ tƣ: TLH hoạt động về nhân cách, đại diện c các nhà TLH
như: A.N.Leonchiev (1903 - 1979), L.X.Vưgotxki (1896 - 1934), … [11].
Các nghiên cứu theo xu hướng này không phủ nhận các yếu tố sinh học trong
cơ thể người đối với nhân cách, không tuyệt đối h a yếu tố môi trường sống với nhân
cách, mà thừa nhận vai tr của tất cả các yếu tố, nhưng bản chất nhân cách phải là bản
chất xã hội – lịch sử và do yếu tố hoạt động của chính chủ thể quyết định. Trong tác
phẩm “Hoạt động – ý thức – nhân cách” của tác giả A.N.Leonchiev đã thể hiện tư
tưởng cơ bản trên về nhân cách “nhân cách là một cấu tạo tâm lí mới được hình thành
trong quan hệ sống của cá nhân, do kết quả hoạt động cải tạo của người đ ”.
1.1.2.2. Nghiên cứu về nhân cách ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về nhân cách cũng phong ph , đa dạng. Những
nghiên cứu này nhìn chung đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của xu hướng thứ tư – đ là
nghiên cứu nhân cách dựa trên nền tảng lý luận của trường phái TLH hoạt động. Các
nghiên cứu về nhân cách ở Việt Nam c thể khái quát thành năm nhóm:
- Thứ nhất, các công trình nghiên cứu thực trạng phát triển nhân cách của học
sinh Việt Nam dựa vào cách tiếp cận hạt nhân của nhân cách, trên cơ sở đ đưa ra
những phương hướng, biện pháp giáo dục hình thành và phát triển nhân cách [22].
- Thứ hai, tổ chức giáo dục hình thành những PC nhân cách quan trọng nhằm
đáp ứng mục tiêu giáo dục và yêu cầu của xã hội hiện đại bằng các biện pháp tác động
tâm lí – giáo dục, dựa trên phương pháp tiếp cận hoạt động như: hình thành động cơ
đ ng đắn của hoạt động học tập; hình thành thái độ tích cực đối với học tập và đối với
các vấn đề xã hội hiện nay; hình thành khả năng tự đánh giá và đánh giá khách quan,
phù hợp; giáo dục hình thành tinh thần trách nhiệm, giáo dục hình thành kỹ năng sống;

giáo dục hình thành khả năng sáng tạo, giáo dục tài năng, nhân tài; … [22].
- Thứ ba, nhóm các công trình nghiên cứu những nhân cách bệnh lý, nhân cách
phát triển lệch lạc, nhân cách đang trong quá trình suy thoái, phát hiện những nguyên
nhân sâu xa của sự lệch lạc để trên cơ sở đ c những biện pháp ngăn ngừa, trị liệu,


10

giáo dục, tư vấn nhằm g p phần tạo ra một xã hội với những con người phát triển lành
mạnh, hài hoà cả về thể chất lẫn tinh thần [22].
- Thứ tƣ, nh m các công trình nghiên cứu Việt hoá hoặc bước đầu thích ứng
một số phương pháp chuẩn hoá đo đạc, đánh giá nhân cách như: Test sáng tạo TSD–Z
Klaus–Urban, Test đánh giá kỹ năng xã hội, Test định hướng giá trị của nhân cách,
Test đánh giá các mặt nhân cách của Cattell 16 PF, Test ph ng chiếu TAT,… [22].
- Thứ năm, nh m các công trình nghiên cứu nhằm đề xuất và đánh giá mô hình
nhân cách của người Việt Nam trong tình hình hiện nay, khi đất nước ta đang bước
vào CNH – HĐH [22].
Với các mục đích nghiên cứu nêu trên, c thể dẫn ra một số công trình như:
- Đề tài “Những đặc trưng và xu thế phát triển nhân cách của con người Việt
Nam trong sự phát triển kinh tế xã hội” mã số KX-07-04 do tác giả Nguyễn Quang
Uẩn làm chủ nhiệm (1995), đã tập trung nhiên cứu những đặc trưng cơ bản trong nhân
cách con người Việt Nam trên ba mặt cơ bản:
+ Định hướng giá trị của nhân cách;
+ Tiềm năng, khả năng của nhân cách;
+ PC, hành vi, nếp sống th i quen của nhân cách.
Trong đ , tác giả nhấn mạnh hệ thống giá trị và định hướng giá trị là thành phần
cơ bản và cốt lõi của nhân cách. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu lý luận và khảo sát
thực tiễn nhằm phát hiện những đặc trưng cơ bản trong nhân cách con người Việt Nam
hiện nay, phân tích những mặt mạnh, mặt chủ yếu, xu thế phát triển và suy thoái của
nhân cách trong sự chuyển đổi kinh tế – xã hội, từ đ dự báo và xây dựng mô hình

nhân cách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta.
- Tác giả Thái Duy Tuyên với đề tài “Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với
việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam” mã số KX-07-10 (1995)
đã khảo sát trên các đối tượng thanh niên công nhân, nông dân, học sinh - sinh viên, trí
thức tại một số TP lớn về “nhu cầu, nguyên vọng của thanh niên” và “định hướng giá
trị của thanh niên”.
Nội dung nghiên cứu tập trung xem xét các vấn đề: lý tưởng, niềm tin của thanh
niên; việc làm, nghề nghiệp, tình yêu, hôn nhân và gia đình. Các số liệu thu được của


11

đề tài đã phác họa bức tranh chung về nhân cách con người Việt Nam qua các mặt:
nhận thức và giá trị, tâm trạng và thái độ, hứng th và thị hiếu, nhu cầu và động cơ,
cảm nghiệm và tự đánh giá, nguyện vọng và ước mơ.
- Một công trình nghiên cứu khác về nhân cách rất đáng được đề cập tới ở đây
do tính cập nhật cũng như quy mô của n , đ là đề tài KX 05 – 07 “Xây dựng con
người Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường,
mở cửa và hội nhập quốc tế” nằm trong chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà
nước “Phát triển văn hoá, con người là nguồn nhân lực trong thời kì CNH – HĐH
2001 – 2005”. Một trong những nhiệm vụ của đề tài này là nghiên cứu sự phát triển
nhân cách con người Việt Nam đáp ứng những yêu cầu thời đại.
Ngoài ra, c n c nhiều luận án, luận văn và công trình khoa học khác nghiên
cứu về nhân cách, về PC tâm lí như:
- Tác giả Khăm Kẹo Vong Phi La trong Luận án phó tiến sĩ (1996) “Nghiên cứu
PC nhân cách người hiệu trưởng trường tiểu học” đã xác định người hiệu trưởng tiểu
học cần c ba nh m PC: nhóm PC đạo đức, nh m PC TTCT, nhóm PC công việc.
Trong đ , nh m PC đạo đức vị trí hàng đầu [14].
- Tác giả Nguyễn Thị Mai Lan trong Luận án tiến sĩ TLH (2000) “Những PC
tâm lí đặc trưng của mã dịch viên” trên cơ sở phân tích vai tr và nhiệm vụ của mã

dịch viên đã đưa ra 22 PC tâm lí thuộc 4 nh m: xu hướng, NL, tính cách, khí chất [18].
- Tác giả Hồ Thị Song Quỳnh (2000) trong đề tài “Thực trạng về nhân cách của
cán bộ chủ chốt cấp phường, xã t nh Bến Tre” đã xác định hệ thống các PC nhân cách
của người cán bộ chủ chốt cấp phường, xã theo 03 nhóm PC: PC TTCT, PC tâm lí đạo đức, PC công tác. Trong đ , tác giả xếp nh m PC TTCT cùng với nh m PC tâm lí
- đạo đức chiếm vị trí hàng đầu [25].
- Luận văn thạc sĩ TLH của tác giả Đặng Thanh Nga (2003) “Tìm hiểu thực
trạng về PC nhân cách của thẩm phán” trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm hoạt động của
Thẩm phán đã xây dựng 06 nhóm PC của Thẩm phán: nhóm PC TTCT; nhóm PC đạo
đức; nhóm PC chuyên môn; nhóm PC ý chí; nhóm PC về NL tổ chức hoạt động xét
xử; nhóm PC liên quan đến việc thiết lập quan hệ với những người tiến hành tố tụng
khác và những người tham gia tố tụng [21].


12

- Luận văn thạc sĩ TLH của tác giả Lê Thu Trà (2011) “Nhận thức về nhân cách
người cha của trẻ chưa thành niên phạm pháp trường giáo dư ng số 02 Ninh Bình” đã
tiếp cận nhân cách người cha theo 03 mặt: đạo đức của nhân cách; mặt ý chí của nhân
cách; mặt uy quyền của nhân cách. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức của các em
về nhân cách người cha n i chung c n chưa c sự đầy đủ, sâu sắc, các em chủ yếu coi
nhân cách người cha thể hiện ở khía cạnh đạo đức như ứng xử tốt với người xung
quanh, yêu thương con cái… Trong khi mặt ý chí và uy quyền ít được các em hiểu biết
đầy đủ hơn [32].
- Luận án tiến sĩ TLH của tác giả Đinh Đức Hợi (2012) “PC nhân cách của giáo
viên trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực miền núi phía bắc Việt Nam” đã phác
thảo 30 PC nhân cách của người giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú, những PC
đ thuộc 03 nhóm: nhóm PC chính trị - đạo đức; nhóm PC NL – trí tuệ; nhóm PC tính
cách – ý chí [12].
Đối với lực lượng vũ trang nhân dân n i chung và lực lượng CSND nói riêng,
cũng c một số công trình nghiên cứu về nhân cách, PC tâm lí như:

- Tác giả Đỗ Văn Thọ trong luận án tiến sĩ TLH (2004) “Những PC tâm lí cơ
bản của Cảnh sát hình sự” trên cơ sở phân tích đặc điểm hoạt động của Cảnh sát hình
sự đã nêu lên hai nh m đặc điểm tâm lí (biểu hiện thông qua tính tích cực và tiêu cực)
và 22 PC tâm lí cần có của người chiến sĩ Công an: lòng yêu nghề, hứng thú với nghề;
lòng trung thành với Đảng CSVN, với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
tinh thần đấu tranh bảo vệ lẽ phải; tinh thần chịu đựng gian khổ, nỗ lực vượt khó; khả
năng tư duy linh hoạt, nhanh nhạy; trí nhớ tốt; khả năng thích nghi cao, dễ hòa nhập;
khả năng giao tiếp tốt; khả năng phản ứng nhanh; l ng dũng cảm; tính kiên quyết; tính
quyết đoán; tính độc lập; khả năng tự chủ, tự kiềm chế; tính thận trọng; tính kiên trì;
tính trung thực; khả năng phán đoán tốt; có lòng tin vào những điều tốt đẹp; khả năng
quan sát tốt; tính kỷ luật cao; tinh thần trách nhiệm cao [30].
- Tác giả Nguyễn Văn Tập trong luận án tiến sĩ TLH (2004) “PC tâm lí của cán
bộ quản giáo trong hoạt động quản lý cải tạo phạm nhân” đã xác định 28 PC tâm lí cần
có của cán bộ quản giáo trong hoạt động quản lý cải tạo phạm nhân: nhận thức sâu sắc
về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HCM; lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng;


13

nắm vững đường lối, chính sách, pháp luật; trung thành với Đảng, với chế độ xã hội
chủ nghĩa; tính giáo dục; tính vị tha, nhân ái; liêm khiết; tận tụy với công việc; tinh
thần trách nhiệm cao; tính công tâm; tính kế hoạch; tính kỷ luật; tính đoàn kết; tính
nguyên tắc; tính trung thực; tính cương quyết; tính kiên trì; tính dũng cảm; tính nghị
lực; tính tự chủ; tính quyết đoán; NL nghiệp vụ Công an; NL tổ chức; NL sư phạm;
NL giao tiếp; th i quen n i năng lịch sự, c văn h a; tác phong đàng hoàng, đĩnh đạc;
tác phong sâu sát, cụ thể, rõ ràng [29].
- Tác giả Nguyễn Sinh Phúc trong luận án phó tiến sĩ (2000) “Cơ sở TLH của
sự hình thành và phát triển nhân cách người thầy thuốc quân đội tương lai” đã nghiên
cứu nhân cách theo cấu trúc 02 thành tố gồm “đức” và “tài”. Từ đ , ông đưa ra mô
hình các PC nhân cách của bác sỹ quân y gồm 15 PC như: NL tổ chức ch huy; NL

chuyên môn; lòng nhân ái; lập trường tư tưởng; sẵn sàng nhận nhiệm vụ; khả năng
giao tiếp; tinh thần trách nhiệm; nhiệt tình công tác; tính kỷ luật; uy tín; trung thực;
ham nghiên cứu khoa học; khiêm tốn; tính tập thể; tính sáng tạo [23].
- Bài báo trên Tạp chí TLH số 12 (2005) của tác giả Phạm Đình Duyên “Một số
đặc điểm nhân cách của người giảng viên trong nhà trường quân sự ở nước ta hiện
nay” đã đề cập đến 04 đặc điểm nhân cách cơ bản của người giảng viên trường quân
sự: có bản lĩnh chính trị cao; có PC đạo đức trong sáng, tốt đẹp; luôn say sưa, tâm
huyết, yêu mến nghề sư phạm quân sự; c trình độ sư phạm cao, có vốn tri thức và tầm
hiểu biết rộng.
- Luận văn thạc sĩ TLH của tác giả Trần Thị Lan Anh (2014) “Tự đánh giá của
sinh viên Học viện CSND về một số PC nhân cách nghề” đã đưa ra 10 PC nổi trội cần
có trong PC nhân cách người CSND, bao gồm: l ng dũng cảm; tính trung thực; tư
tưởng, lập trường vững vàng; kỷ luật; tập trung; tính thống nhất; tính thực tế; tính năng
động; tính linh hoạt, mềm dẻo [1].
- Luận văn thạc sĩ TLH của tác giả Vũ Thị Hà (2013) “Khả năng tự đánh giá PC
tâm lí người CSND của HV trường Cao đẳng CSND II” đã phân loại các PC tâm lí
trong cấu tr c nhân cách người CSND theo 04 nhóm: nhóm PC xu hướng chính trị;
nhóm PC khí chất; nhóm PC tính cách; nhóm PC NL. Đề tài nghiên cứu khả năng tự
đánh giá của HV ở 08 biểu hiện: tinh thần trách nhiệm; ý thức kỷ luật cao; tính linh


14

hoạt; bình tĩnh trong công việc và cuộc sống; NL giao tiếp xã hội; NL kiểm tra đánh
giá; động cơ phục vụ xã hội; niềm tin [9].
1.2. Những khái niệm cơ bản
1.2.1. Nhận thức
1.2.1.1. Khái niệm nhận thức
- Theo từ điển TLH, nhận thức là hiểu được một điều gì đ , tiếp thu được
những kiến thức về điều nào đ , hiểu biết những quy luật về hiện tượng, quá trình nào

đ [7].
- Stephen Worchel và Wayne Shebilsue quan niệm nhận thức ở một phạm vi rất
hẹp “nhận thức là một quá trình diễn dịch thông tin do cảm giác thu thập được” [26].
- Theo tác giả Đặng Phương Kiệt, nhận thức là một thuật ngữ khái quát h a mọi
dạng hiểu biết. Các quá trình hiểu biết bao gồm ch ý, ghi nhớ, suy nghĩ và giải quyết
vấn đề, tri giác và nhận biết hình mẫu [15].
- Theo tác giả Nguyễn Khắc Viện, nhận thức là một quá trình tiếp cận, tiến gần
đến chân lý, nhưng không bao giờ ngừng ở một trình độ nào, vì không bao giờ nắm hết
toàn bộ hiện thực, phải thải dần những cái sai, tức không ăn khớp với hiện thực, đi hết
bước này đến bước khác [34].
- Kế thừa quan điểm từ các nhà TLH Liên Xô (cũ), tác giả Phạm Minh Hạc xem
nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con người, hai mặt c n lại là
tình cảm và hành động. Trong khi hoạt động để tồn tại trong thế giới tự nhiên và môi
trường xã hội, con người phải nhận thức, phản ánh hiện thực xung quanh và cả bản
thân mình, để trên cơ sở đ con người tỏ thái độ, tình cảm và hành động [10].
- Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn “nhận thức là hoạt động đặc trưng của con
người. Trong quá trình sống và hoạt động con người nhận thức – phản ánh hiện thực
xung quanh, hiện thực của bản thân mình, trên cơ sở đ con người tỏ thái độ và hành
động đối với thế giới xung quanh và đối với chính bản thân mình (tự nhận thức)” [33].
Trên cơ sở kế thừa quan điểm của các nhà nghiên cứu trước, ch ng tôi xác định:
nhận thức là quá trình tâm lí phản ánh hiện thực khách quan vào não người, mang
tính chủ thể, mang tính lịch sử xã hội và nhờ nhận thức con người tỏ thái độ, hành
động đối với thế giới xung quanh và với chính bản thân mình.


15

Trong định nghĩa này ch ng tôi xác định hai nội dung sau:
Thứ nhất, nhận thức là quá trình tâm lí phản ánh hiện thực khách quan của não,
mang tính chủ thể. Nếu con người c nhận thức đ ng tức là quá trình phản ánh hiện

thực khách quan đ ng.
Thứ hai, nhận thức c mối quan hệ với x c cảm – tình cảm và hành động. Tức
là khi con người nhận thức đ ng sẽ ch đạo, định hướng, điều khiển x c cảm - tình
cảm và gi p con người tỏ thái độ phù hợp, là động lực th c đẩy con người hành động
và đạt kết quả tốt.
1.2.1.2. Các mức độ nhận thức
- Quan điểm chia nhận thức thành hai mức độ gồm: nhận thức cảm tính và nhận
thức lý tính [33].
+ Nhận thức cảm tính gồm quá trình: cảm giác và tri giác.
Cảm giác là bước nhận thức sơ khai nhất khi con người sử dụng các giác quan
để tiếp x c với sự vật và thu được kết quả là sự nhận biết về các đặc điểm bên ngoài
của sự vật. Sự nhận biết thu được từ quá trình cảm giác ch phản ánh từng thuộc tính
riêng lẻ của sự vật nhờ vào phản ứng trực tiếp của từng giác quan khi tiếp x c với sự
vật. Khi sự vật không c n tác động, không kích thích vào giác quan, quá trình cảm
giác kết th c. Cảm giác c ý nghĩa quan trọng với con người, cảm giác là mối liên hệ
trực tiếp giữa cơ thể và môi trường xung quanh, giúp con người c khả năng định
hướng và thích nghi với môi trường. Nhờ cảm giác, con người thu thập dữ liệu về thế
giới khách quan ở dạng đơn giản nhất, trực quan nhất, đ là cơ sở để tiến hành quá
trình nhận thức cao hơn.
Tri giác là bước nhận thức tiếp theo sau cảm giác. Cũng như cảm giác, quá trình
tri giác bắt đầu khi c tác động trực tiếp của sự vật, hiện tượng đến các giác quan của
con người. Kết th c quá trình tri giác, sản phẩm thu được là tổng hợp các thuộc tính
bên ngoài của sự vật. Không như cảm giác cho kết quả là các thuộc tính riêng lẻ, rời
rạc, tri giác cho kết quả là hình ảnh bên ngoài trọn vẹn của sự vật. N i như vậy, không
c nghĩa phản ánh của tri giác là phép cộng dồn những kết quả phản ánh của cảm giác.
Mà ở tri giác c sự tham gia của kinh nghiệm, tư duy, ngôn ngữ và nhiều chức năng
tâm lí khác để c thể phản ánh một cách đầy đủ nhất, toàn diện nhất những thuộc tính


16


bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Tuy tri giác chưa cho phép con người phản ánh được
tính chất bên trong của sự vật, hiện tượng nhưng nhờ tri giác, con người c những định
hướng nhanh ch ng và chính xác hơn trong thế giới, gi p con người phản ánh c lựa
chọn và mang tính ý nghĩa. Hình ảnh - sản phẩm của tri giác tham gia vào hoạt động tư
duy trực quan hình ảnh và là một bộ phận trong các thao tác của hành động trực quan.
Một phần giống với cảm giác, tri giác cung cấp cho con người nguyên liệu để tiến
hành các bước nhận thức ở mức độ cao hơn, nhưng khác với nguyên liệu do cảm giác
đem đến, c n ở dạng rời rạc, nguyên liệu do tri giác đem đến đã ở dạng hoàn ch nh.
Như vậy, nhận thức cảm tính là quá trình phản ánh về sự vật, hiện tượng khi
ch ng tác động trực tiếp vào các giác quan. Nội dung phản ánh của nhận thức cảm tính
là những thuộc tính trực quan, cụ thể, bên ngoài của sự vật, hiện tượng, những mối liên
hệ và quan hệ đơn giản chứ chưa phải là những thuộc tính bản chất, bên trong, những
mối quan hệ và liên hệ c tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách
quan.
+ Nhận thức lý tính gồm quá trình: tư duy và tưởng tượng.
Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
quan hệ và liên hệ c tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Tư duy sử dụng sản phẩm
của cảm giác, tri giác làm nguyên liệu được lưu giữ trong trí nhớ để tiến hành các thao
tác tư duy và cho ra sản phẩm là cái vừa toàn vẹn, hoàn ch nh, vừa đi sâu vào bản chất.
Các thao tác của quá trình tư duy tiến bộ vượt bậc xét về chất so với phương thức nhận
thức cảm tính. Quá trình cảm giác, tri giác của nhận thức cảm tính ch diễn ra khi sự
vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người. C n quá trình
tư duy được diễn ra ngay cả khi sự vật, hiện tượng không c n trực tiếp tác động vào
con người, mà tư duy nảy sinh trong hoàn cảnh con người c một “vấn đề”, một mâu
thuẫn cần phải giải quyết. Do đ , tư duy hướng con người vào việc tìm kiếm cái mới
chưa từng được biết trước đây, cái c thể được xem là giải pháp cho việc giải quyết
vấn đề, giải quyết mâu thuẫn.
Tưởng tượng là quá trình phản ánh những cái chưa c trong kinh nghiệm cá
nhân, kinh nghiệm xã hội bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những

hình ảnh, những biểu tượng đã c . Tưởng tượng c phần giống tư duy là phản ánh sự


×