Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Nghiên cứu giải pháp chuẩn bị kỹ thuật đô thị vệ tinh xuân mai theo hướng bền vững tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.41 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM VĂN TRỌNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT ĐÔ
THỊ VỆ TINH XUÂN MAI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TỚI NĂM 2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM VĂN TRỌNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT ĐÔ
THỊ VỆ TINH XUÂN MAI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TỚI NĂM 2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng đô thị
Mã số: 60.58.02.10


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. CÙ HUY ĐẤU


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa Sau Đại học - Trường Đại
học Kiến Trúc Hà Nội, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kỹ
thuật cơ sở hạ tầng đô thị.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Cù Huy Đấu đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng. Xin
cảm ơn các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, các cán bộ giảng viên trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
cũng như nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Xây
thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Viện Quy hoạch xây
dựng Hà Nội và các cơ quan ban ngành khác đã cung cấp những tài liệu quý
báu và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, các bạn bè đồng nghiệp đã giúp
đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn Thạc sỹ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2017

Phạm Văn Trọng.


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Văn Trọng


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CBKT

Chuẩn bị kỹ thuật

QHPTTL

Quy hoạch phát triển thủy lợi

QHCHN

Quy hoạch chung Hà Nội


ĐTVT

Đô thị vệ tinh

TP

Thành phố

TNM

Thoát nước mưa


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Sơ đồ vị trí – mới liên hệ vùng

Hình 1.2

Cảnh quan khu vực núi Thoong

Hình 1.3

Quốc lộ 6


Hình 1.4

Thị trấn Xuân Mai

Hình 1.5

Đường liên xã

Hình 2.1

Nguyên tắc thoát nước mưa bền vững

Hình 2.2

Các cấp độ giải pháp kiểm soát

Hình 2.3

Ý tưởng phát triển đô thị

Hình 2.4

Tổ chức và phân bố các chức năng chính của đô thị

Hình 2.5

Phân vùng chức năng và cảnh quan đô thị vệ tinh Xuân
Mai

Hình 2.6


Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

Hình 2.7

Xu thế biến đổi của nhiệt độ không khí trung bình năm trên
địa phận Hà Nội

Hình 2.8

Xu thế biến đổi của lượng mưa năm trên địa phận Hà Nội

Hình 2.9

Xu thế biến đổi của lượng mưa mùa mưa trên địa phận Hà
nội

Hình 2.10

Xu thế biến đổi của lượng mưa mùa khô trên địa phận Hà
Nội

Hình 2.11

Xu thế biến đổi của bốc hơi thoát nước tiềm năng năm trên
địa phận thành phố Hà Nội


Số hiệu hình


Tên hình

Hình 2.12

Ý tưởng tạo không gian thoát lũ cho sông

Hình 2.13

Di dời đê vào bên trong để tạo không gian cho dòng sông

Hình 2.14

Hạ thấp cao độ bãi ven sông và tạo thêm sông nhánh

Hình 2.15

Thay thế các con đường bằng các trụ đỡ

Hình 2.16

Hình ảnh sân vườn, vỉa hè Khu đô thị Ecopark được tăng
cường mặt phủ bằng cây xanh

Hình 3.1

Hình phân chia lưu vực đô thị vệ tinh Xuân Mai

Hình 3.2

Đường quá trình lũ sông Bùi


Hình 3.3

Đường tần suất mực nước mưa 5 ngày

Hình 3.4

Thu gom tái sử dụng nước mưa trong nhà

Hình 3.5

Nước mưa từ mái cho thoát vào vùng thảm thực vật

Hình 3.6

Bê tông Hydromedia

Hình 3.7

Sân đường có thảm thực vật tăng cường khả năng tự ngấm
cho nước mưa

Hình 3.8

Vùng trũng thực vật trên vỉa hè kết hợp trồng cây xanh

Hình 3.9

Dải phân cách được vùng trũng thực vật


Hình 3.10

Hình ảnh đề xuất cải tạo kênh thoát nước

Hình 3.11

Hình ảnh mương trong thành phố


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng,
biểu

Tên bảng, biểu

Bảng 1.1

Bảng dân số, mật độ dân số phân theo độ tuổi lao động

Bảng 1.2

Tổng hợp mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính

Bảng 1.3

Bảng tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất

Bảng 1.4

Tổng hợp mạng lưới đường bộ hiện trạng


Bảng 1.5

Thống kê hiện trạng các trạm biến áp

Bảng 1.6

Thống kê các trạm bơm tưới chính khu vực nghiên cứu

Bảng 1.7

Thống kê các trạm bơm tiêu chính khu vực nghiên cứu
Các tuyến đê trong ranh giới nghiên cứu Đô thị Vệ Tinh

Bảng 1.8

Xuân Mai

Bảng 1.9

Tổng hợp cảnh báo lũ

Bảng 1.10

Thông số chính của hồ chứa

Bảng 1.11

Thông số lũ rừng ngang


Bảng 2.1

Mực nước tính toán có chu kỳ theo tần suất (số năm)

Bảng 3.1

Bảng thống kê lượng mưa 5 ngày tại Xuân Mai

Bảng 3.2

Bảng kết quả tính toán tần suất lý luận


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2013), TCVN 9845 : 2013 Tính toán
các đặc trưng dòng chảy lũ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), TCVN 9901 : 2014 Công trình
thủy lợi Yêu cầu thiết kế đê biển, Hà Nội.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2016), TCVN 9902 : 2016 Công trình
thủy lợi Yêu cầu thiết kế đê sông, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2012), QCVN 04 - 05 :
2012/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Công trình thủy lợi - Các quy
định chủ yếu về thiết kế, Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và môi trường (2012), Kịch bản BĐKH, nước biển dâng
cho Việt Nam, NXB Tài nguyên - môi trường và bản đồ Việt Nam.
6. Bộ Tài nguyên và môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc
gia ứng phó với BĐKH, NXB Tài nguyên - môi trường và bản đồ Việt Nam.
7. Bộ Xây dựng (2008), Hướng dẫn xây dựng phòng chống thiên tai,
NXB Xây dựng.

8. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây
dựng QCXDVN 01:2008/BXD, NXB Xây dựng.
9. Bộ Xây dựng (2009), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Số liệu điều
kiện tự nhiên dùng trong xây dựng QCVN 02:2009/BXD, NXB Xây dựng.
10. Bộ Xây dựng (2016), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Các công trình
hạ tầng kỹ thuật QCVN 07:2016/BXD, NXB Xây dựng.
11. Bộ Xây dựng (1987), Tiêu chuẩn Việt Nam Quy hoạch xây dựng đô
thị - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4449 - 1987, NXB Xây dựng.
12. Thủ tướng chính phủ (2015), Quyết định 495/QĐ-TTg ngày
14/4/2015 về Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP Quy Nhơn


và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
13. Hoàng Văn Huệ (2001), Mạng lưới thoát nước, NXB Khoa học và
kỹ thuật.
14. Trần Thị Hường (2002), Chuẩn bị kỹ thuật cho khu đất xây dựng đô
thị, NXB Xây dựng.
15. Phạm Trọng Mạnh (2014), Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật khu đất
xây dựng, NXB Xây Dựng.
16. IMHEN và UNDP (2015), Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản
lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH
[Trần Thục, Koos Neefjes, Tạ Thị Thanh Hương, Nguyễn Văn Thắng, Mai
Trọng Nhuận, Lê Quang Trí, Lê Đình Thành, Huỳnh Thị Lan Hương, Võ
Thanh Sơn, Nguyễn Thị Hiền Thuận, Lê Nguyên Tường], NXB Tài Nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
17. Phạm Thị Hải Vân (2012), nghiên cứu mô hình quản lý thoát nước
mưa theo hướng bền vững cho thành phố Nha Trang, trường đại học Kiến
Trúc hà Nội.
18. Đoàn Cảnh, NCVCC(2007), ứng dụng kỹ thuật sinh thái
(Ecological Engineering) xây dựng hệ thống tiêu thoát nước đô thị bền vững
(SUDS), góp phần phòng chống ngập úng, sụt lún và ô nhiễm ở thành phố Hồ

Chí Minh, Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu, viện SInh học nhiệt đới,
viện khoa học và công nghệ Việt Nam.
19. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2011), Tài liệu
hướng dẫn “Đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích
ứng”, NXB Tài nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam.
20. Nguyễn Việt Anh (2009) “thoát nước đô thị bền vững” tạp chí xây
dựng.


21. Trần Hữu Uyển (2003), Các bảng tính toán thủy lực cống và
mương thoát nước, NXB Xây dựng.
22. Nguyễn Lê Hùng (2014), Câu chuyện từ Hà Lan,
/vi/ac70a688/cau-chuyen-tu-ha-lan.html.
Tiếng Anh:
23. National climate change strategy (2012), Climate change &
Singapore: Challenges. Opportunities. Partnerships, National Climate change
Secretariat, Prime Minister’s Office, Republic of Singapore.
24. PUB The national water Agency (2013), Strengthen Singapore’s
flood resilience, Singapore.


MỤC LỤC
Lời cảm ơn.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.
Dạnh mục các bảng biểu.
Danh mục các hình vẽ.
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA

ĐÔ THỊ XUÂN MAI.....................................................................................01
1.1.

Giới thiệu chung về thị trấn Xuân Mai.............................................01

1.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................01
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội........................................................................08
1.1.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng kỹ thuật..........................................................13
1.2.

Thực trạng chuẩn bị kỹ thuật của đô thị Xuân Mai........................18

1.2.1. Thực trạng cao độ nền xây dựng...........................................................18
1.2.2. Thực trạng hệ thống thoát nước............................................................20
1.2.3. Thực trạng các công tác CBKT khác....................................................20
1.3.

Ảnh hưởng điều kiện tự nhiên đến công tác chuẩn bị kỹ thuật......27

1.3.1. Mưa bão, ngập úng và lũ lụt.................................................................27
1.3.2. Qua trình sụt lún nền đất......................................................................28
1.4.

Đánh giá thực trạng công tác chuẩn bị kỹ thuật của đô thị Xuân

Mai................................................................................................................. 29
1.4.1. Đánh giá về cao độ nền xây dựng........................................................ 29
1.4.2. Đánh giá về hệ thống thoát nước ........................................................ 30



CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP
CHUẨN

BỊ

KỸ

THUẬT

KỸ

THUẬT

HƯỚNG

TỚI

BỀN

VỮNG............................................................................................................33
2.1.

Cở sở lý luận.......................................................................................33

2.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững........................................................33
2.1.2. Các nguyên tắc phát triển bền vững....................................................34
2.1.3. Các yêu cầu và nguyên tắc cơ bàn trong CBKT hướng tới đô thị phát
triển bền vững................................................................................................34
2.1.4. Hệ thống thoát nước đô thị bền vững SUDS.......................................43
2.2.


Cở sở pháp lý......................................................................................47

2.2.1. Các văn bản pháp quy liên quan..........................................................47
2.2.2. Quy hoạch phát triển của đô thị Xuân Mai đến năm 2030 tầm nhìn đến
năm 2050........................................................................................................47
2.2.3. Kịch bản biến đổi khí hậu cho thành phố Hà Nội................................57
2.3.

Kinh nghiệm trong công tác chuẩn bị kỹ thuật hướng tới bền vững

trên thế giới và việt Nam.............................................................................62
2.3.1. Kinh nghiệm trên thế giới.....................................................................62
2.3.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam....................................................................67
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT HƯỚNG
TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG............................................................... 69
3.1.

Quan điểm nghiên cứu, lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu và định

hướng giải pháp chuẩn bị kỹ thuật..............................................................69
3.1.1. Quan điểm nghiên cứu..........................................................................69
3.1.2. Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu......................................................69
3.1.3. Giải pháp tính toán cao độ xây dựng tối thiểu và thoát nước nước mưa
cho khu đất xây dựng......................................................................................70


3.2.

Giải pháp quy hoạch cao độ nền xây dựng nhằm thích ứng với biến


đổi khí hậu.....................................................................................................71
3.2.1. Khu vực phía bắc sông Bùi...................................................................73
3.2.2. Khu vực giới hạn bởi đê hữu Bùi, đường 21A và phía tây kênh Văn
Sơn..................................................................................................................73
3.2.3. Khu vực giới hạn bởi phía đông kênh Văn Sơn đường 21A và đê hữu
Bùi..................................................................................................................78
3.2.4. Khu vực phía tây nam đường Hồ Chí Minh.........................................79
3.3.

Giải pháp thoát nước mưa nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu..80

3.3.1. Lưu vực phía bắc sông Bùi...................................................................80
3.3.2. Lưu vực giới hạn bởi đê hữu bùi, đường 21A và phía tây kênh Văn
Sơn..................................................................................................................81
3.3.3. Lưu vực giới hạn bởi phía đông kênh Văn Sơn đường 21A và đê hữu
Bùi.................................................................................................................. 81
3.3.4. Lưu vực phía tây nam đường Hồ Chí Minh..........................................82
3.4.

Giải pháp thoát nước mưa bền vững.................................................82

3.4.1. Giải pháp kỹ thuật.................................................................................82
3.4.2. Giải pháp phi công trình.......................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................96
Kết luận
Kiến nghị
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

PHẦN MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài.
Đánh giá chung phát triển đô thị hóa Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có
nhiều chuyển biến số lượng. Số lượng đô thị trong cả nước tăng lên nhanh
chóng, đến nay có 772 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 15 đô thị loại I, 14
đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 64 đô thị loại IV và 630 đô thị loại V. Về dân
số thành thị (gồm dân số nội thành, nội thị và thị trấn) đạt khoảng 30,4 triệu
người, tập trung tại 2 đô thị loại đặc biệt và 15 đô thị loại I khoảng 14,8 triệu
người chiếm 49% dân số các đô thị trên toàn quốc). Tỷ lệ đô thị hóa trung
bình cả nước đạt khoảng 34%, tăng trung bình 1% năm. Về đất đô thị, tổng
diện tích cả nước 331.698 km2, diện tích đất đô thị không có biến động so với
năm 2013, đến nay, tổng diện tích đất tự nhiên toàn đô thị đạt 34,017 km2
chiếm khoảng 10,26% diện tích đất tự nhiên của cả nước, nội thành nội thị
14.760 km2 chiếm khoảng 4,42% diện tích đất tự nhiên của cả nước. Nhiều
khu vực nội thành nội thị vẫn còn 50-60% diện tích đất nông nghiệp hoặc để
trống chưa sử dụng phát triển đô thị.
Đô thị hóa tăng nhanh ở khu vực các đô thị lớn, lan tỏa và phân bố đồng
đều hơn trên phạm vi cả nước. Nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp, phát
triển mở rộng về quy mô đất đai, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Đô thị đã
khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước. Tính riêng 5 đô thị trực thuộc
Trung ương năm 2014 đã góp khoảng 52,6% GDP cả nước, toàn bộ 772 đô
thị đã đóng góp khoảng 72% GDP cả nước.
Với sự phát triển nhanh chóng và sự đóng góp to lớn của khu vực đô thị
trong sự phát triển chung của cả nước nhưng tốc độ đô thị hóa nhanh, hệ
thống đô thị phát triển “quá nóng”, mặc dù hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đã
được quan tâm đầu tư nhưng không đáp ứng yêu cầu. Hệ thống hạ tầng kỹ



2

thuật không đồng bộ, tốc độc xây dựng cơ sở hạ tầng ở phần lớn đô thị Việt
Nam đều chậm so với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Tình trạng ngập
úng, ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều đô thị ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của người dân.
Hà Nội là một trong những thành phố lớn nhất cả nước, hiện tại dân số của
thành phố đã vượt 7 triệu người. Với tốc độ tăng dân số hàng năm 2.34%.
Mặc dù ngay từ khi mở rộng địa giới hành chính thành phố đã quan tâm đặc
biệt đến quy hoạch phát triển, đầu tư nhiều công trình hạ tầng phục vụ sự phát
triển cho Thành phố. Nhưng do tốc độ phát triển quá nóng, cơ sở hạ tầng ở
trung tâm Hà Nội cũng như các đô thị lân cận như thị trấn Xuân Mai ngày
càng quá tải bộc lộ nhiều bất cập. Mặt khác do biến đổi khí hậu gây ra nhiều
hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng lến đến sự phát triển đô thị của thành
phố nói chung cũng như thị trấn Xuân Mai nói riêng. Nguy cơ mưa lớn, ngập
lụt, lũ quét sạt lở đất luôn hiện hữu đe dọa sự phát triển của thành phố.
Vì vậy việc “ Nghiên cứu giải pháp chuẩn bị kỹ thuật đô thị vệ tinh Xuân
Mai theo hướng bền vững tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050” là hết sức
cần thiết và cấp bách.
 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Đề xuất được các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật cho đô thị vệ tinh Xuân Mai
hướng tới phát triển bền vững.
 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các đô vệ tinh Xuân Mai thuộc Thành
phố Hà Nội.
Đối tượng nghiên cứu: Hạ tầng kỹ thuật của đô thị Xuân Mai bao gồm san
nền và thoát nước mưa .
 Phương pháp nghiên cứu của đề tài.



3

Điều tra, thu thập, xử lý và tổng hợp các tài liệu, dữ liệu về hiện hạ tầng kỹ
thuật của thị trấn Xuân Mai.
Phân tích và đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, hướng tới phát triển đô thị
Xuân Mai một cách bền vững.
Đánh giá và kế thừa có chọn lọc các phương pháp chuẩn bị kỹ thuật. Từ đó
đưa ra kết luận và kiến nghị.
 Ý nghĩa khoa học của đề tài.
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật nhằm đảm
bảo cho sự phát triển bền vững của đô thị Xuân Mai đến năm 2030 tầm nhìn
đến năm 2050
- Ý nghĩa thực tiễn: hoàn thiện các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật đô thị
Xuân Mai, đồng thời có thể áp dụng cho những khu vực có điều kiện tương
đồng.
 Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị,phụ lục và các tài liệu tham khảo
phần nội dung chính của luận văn có 3 chương:
Chương 1: Thực trạng hệ thống Hạ Tầng kỹ thuật của đô thị Xuân Mai.
Chương 2: Cơ sở khoa học xây dựng các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật đô
thị Xuân Mai hướng tới bền vững.
Chương 3: Đề xuất giải pháp chuẩn bị kỹ thuật độ thị Xuân Mai hướng
tới bền vững.
 Các khái niệm (thuật ngữ)
- Chuẩn bị kỹ thuật (CBKT) khu đất xây dựng: là giải pháp sử dụng và
cải tạo điều kiện tự nhiên phục vụ cho kỹ thuật xây dựng và tổ chức không
gian đô thị, không gian sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức cảnh quan và môi
trường đô thị.



4

- Biến đổi khí hậu (BĐKH) : là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với
trung bình và hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian
dài, thường là vài thập kỷ hoặc là dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự
nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con
người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
- Kịch bản biến đổi khí hậu : là giả định cơ sở khoa học về sự tiến triển
trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, phát thải nhà kính,
BĐKH và nước biển dâng. Lưu ý rằng kịch bản BĐKH khác với dự báo thời
tiết và dự báo khí hậu là nó chỉ đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát
triển kinh tế - xã hội và hệ thống khí hậu.
- Phát triển bền vững (PTBV): Là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu
của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ tương lai.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


96


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN:
- Đô thị Xuân Mai nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung là trung tâm
chính trị, trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có vai trò thúc đấy phát triển kinh
tết xã hội cho cả nước. Vài chục năm trở lại đây, với sự bùng nổ phát triển của
đất nước, quá trình đô thị hóa ở thành phố Hà Nội phát triển một cách nhanh
chóng, gây sức ép lớn lên hạ tầng kỹ thuật của thành phố, phát sinh ra nhiều
vấn đề bất cập. Đô thị vệ tinh Xuân Mai cũng không tránh khỏi được các vấn
đề trên, với việc thông qua quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn
đến năm 2050 đã xác định chức năng cụ thể của đô thị Xuân Mai là một đô thị
vệ tinh có chức năng hỗ trợ giảm sự quá tải cho trung tâm Hà Nội. Đô thị
Xuân Mai sẽ phát triển nhanh chóng với nhiều dự án đầu tư lớn, quá trình đô
thị hóa của đô thị Xuân Mai cần đáp ứng được để đón đầu sự phát triển, để
tránh được sự quá tải và bất cập thì cần phải nghiên cứu đầy đủ các yếu tố tác
động để phát triển hạ tầng kỹ thuật một cách bền vững nhằm phục vụ cho sự
phát triển bền vững của đô thị Xuân Mai trong tương lai.
- Trong những năm gần đây hiện tượng BĐKH diễn ra rõ rệt ảnh hưởng
đến mạnh toàn thế giới. thành phố Hà Nội cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của
hiện tượng BĐKH. Thời tiết ngày càng phức tạp hơn, các hiện tượng thiên tai
lũ lụt ngày càng khắc nhiệt hơn, ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của hạ
tầng kỹ thuật của đô thị. Hiện tượng lũ lụt, sụt lún … luôn thường trực đe dọa
đô thị. Để xử đối phó tốt được những đe dọa trên cần thiết trong quá trình quy
hoạch và xây dựng cần phải nghiên cứu kỹ về BĐKH từ đó có các phương án
đề phòng trước các vấn đề xảy ra, hạn chế thiệt hại phải gánh chịu
- Ngoài ra với các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật hiện tại đang áp dụng ở
Việt Nam đã phát sinh nhiều bất cấp, nhiều biện pháp không còn phù hợp với



97

sự phát triển hiện tại. Chúng ta cần thiết phải thay đổi tư duy hiện tại, tìm
kiếm những cái mới để áp dụng vào, nhằm thích ứng nhanh chóng với sự thay
đổi và phát triển liên tục của xã hội.
KIẾN NGHỊ:
Sau khi nghiên cứu về các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật đô thị Xuân Mai
theo hướng bền vững, tác giả có các kiến nghị :
- Kiến nghị UBND thành phố Hà Nội và cơ quan có chức năng của đô thị
Xuân Mai xem xét nghiên cứu các biện pháp đưa ra, đồng thời có những
nghiên cứu sâu hơn, đánh giá những lợi ít nó đem lại. đồng thời đưa vào áp
dụng những biện pháp đưa ra nhằm đảm bảo cho sự phát hạ tầng kỹ thuật bền
vững từ đó làm nền tảng cho sự phát triển bền vũng của kinh tế xã hội
- Trong suốt quá trình quy hoạch và phát triển các cơ quan chức năng cần
phải khảo sát, nghiên cứu và đánh giá đúng các điều kiện hiện trạng, dự báo
tốt sự phát triển của tương lai, xây dựng các kịch bản phát triển, kịch bản
BĐKH để từ đó có những hướng phát triển phù hợp nhất cho đô thị.
- UBND cần có kế hoạch tuyên truyền giáo dục người dân ý thức tầm quan
trọng của sự phát triển bền vững của hạ tầng kỹ thuật. Khi hiểu được sự quan
trọng thì sẽ có được sự đồng thuận, góp ý để quá trình xây dựng sẽ dễ dàng
hơn.
- Cơ quan quản lý cần nghiêm túc, quản lý chặt trong suốt quá trình phát
triển, đảm bảo theo đúng quy hoạch thiết kế đã được duyệt, tạo sự hài hòa,
thống nhất.



×