Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

sáng kiến mot so bien phap giup tre mam non hoc tot hoat dong tao hinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 22 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng chính là sự thể hiện
những biểu tượng ấn tượng và suy nghĩ tình cảm của trẻ là sự giao tiếp “ nói
chuyên ” bằng các hình thức .vẽ giúp trẻ suy nghĩ và hình thành các ý tưởng
sáng tạo đồng thời còn là một hình thức rèn luyện trí tuệ .
Dạy vẽ cho trẻ mầm non không nhằm đào tạo thành họa sĩ mà thông qua vẽ
nhằm khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ ,cho trẻ hứng thú trước
cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ .dạy vẽ còn giúp cho trẻ bước đầu
làm quen với các phương tiện và ngôn ngữ tạo hình như : đường nét ,hình dáng
màu sắc bố cục ...thông qua đó phát triển năng lực quan sát phát triển trí nhớ trí
tưởng tượng sáng tạo đồng thời có ý nghĩa tích cực trong việc chuẩn bị cho trẻ
vào lớp 1 sau này.
Hoạt động tạo hình luôn giữ vai trò quan trọng đối với trẻ Mầm Non. Ở lứa
này là thời kỳ nhạy cảm với cái đẹp ở xung quanh, có thể coi đây là thời phát
cảm của những xúc cảm thẩm mỹ nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện
một cách sinh động mạnh mẽ những xúc cảm tình cảm tạo trạng thái tinh thần
khoan khoái khiến đứa trẻ cảm thấy gắn bó thiết tha với con người và cảnh vật
xung quanh, làm nảy sinh ở trẻ lòng ham muốn những điều tốt lành để đem
niềm vui đến cuộc sống của trẻ và mọi người.
Đối hoạt động tạo hình trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu quan sát, miêu tả các đối
tượng để có sự hiểu biết. Nhờ có hoạt động tạo hình trẻ có điều kiện tiếp thu cái
đẹp, trải nghiệm các xúc cảm tình cảm, giao tiếp, học hỏi kỹ năng xã hội qua
hình tượng được miêu tả, trẻ được rèn luyện các kỹ năng hoạt động thực tiễn,
thói quen làm việc tự giác,tính tích cực.
Hoạt động tạo hình tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát
triển thẩm mỹ, trẻ nhận ra những nét độc đáo, hấp dẫn của đối tượng miêu tả về
hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỷ lệ, sự sắp xếp không gian..Làm cho xúc cảm
thẩm mỹ càng trở nên màu sắc hơn và trí tưởng tượng ngày càng phong phú.

1




Tạo hình luôn giữ vai trò to lớn trong việc hình thành nhân cách, các kỹ
năng phối hợp của mắt tay, rèn luyện sự khéo léo linh hoạt trong vận động của
tay, góp phần chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào trường phổ thông và thói quen
trong học tập sau này. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
-Tìm ra một số giải pháp giúp trẻ tiếp thu tốt môn tạo hình.
-Phát triển khả năng thẩm mỹ của trẻ và phát hiện năng khiếu cá nhân giúp
trẻ phát triển khả năng vẽ sau này.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
-Trẻ 5-6 tuổi trường Mẫu Giáo Sao Mai
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Căn cứ vào mục đích và đối tượng nghiên cứu nêu trên tôi đã thực hiện
bằng các biện pháp sau:
- phương pháp trực quan hành động
-Phương pháp quan sát.
-Phương pháp thực hành.
-Phương pháp dùng lời.

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ giáo viên cần nắm rõ đặc điểm tính

cách của trẻ ,có thể cho trẻ thực hiện một số kỹ năng đơn giản như : vẽ các nét
thẳng ,nét ngang nét cong ,tô màu ....vẽ tự do theo ý thích trên giấy hoặc vẽ bằng
phấn trên bảng con .có thể tiến hành nhiều lần, ở nhiều không gian hoạt động

khác nhau .giáo viên cần quan sát và ghi chép kỹ năng,su hướng của từng trẻ để
đánh giá khả năng của trẻ làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt
động .
Để xác định và lựa chọn cân đối các hoạt động cho trẻ vẽ , giáo viên cần
nghiên cứu tài liệu và tự bồi dưỡng chuyên môn để hiểu sâu đặc trưng các thể
loại hướng dẫn trẻ vẽ như : vẽ theo mẫu nhằm dạy cho trẻ những kĩ năng vẽ
2


đường nét cơ bản, tạo hình dáng các đồ dùng quen thuộc, gần gũi, dạy trẻ biết
cách quan sát đồ vật từ tổng thể đến chi tiết: vẽ trang trí dạy cho trẻ làm quen
với cách sắp xếp hình vẽ và màu sắc đơn giản trên một hình hay đồ vật, làm cho
đồ vật trở nên đẹp hơn: vẽ theo đề tài nhằm củng cố những kĩ năng vẽ đường nét
cơ bản, hướng dẫn trẻ biết phối hợp các nét vẽ cơ bản tạo nên hình dáng, các đồ
vật và sắp xếp chúng thành bức tranh đơn giản có nội dung theo một đề tài cho
trước, thông qua đó phát triển ở trẻ trí nhớ, trí tưởng tưởng sáng tạo...vẽ theo ý
thích giúp trẻ phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo, trẻ bộc lộ dược những
cảm xúc của mình về hế giới xung quanh thông qua các hình vẽ.
Trẻ vẽ gì ở lứa tuổi mẫu giáo? tại sao cần thiết phải học môn học này ở lứa
tuổi này mà không để cho trẻ học ở bậc học trên, trong khi trẻ còn quá nhỏ…..
không cần thiết? có một đại diện nổi tiếng là G.ke rschen stiner khi trả lời câu
hỏi trẻ vẽ gì? Đã khẵng định “Trẻ vẽ những gì trẻ biết. Một đại diện khác là
V.stern chỉ rõ hơn “Trẻ vẽ những gì nó nghĩ nó biết chứ không phải nó nhìn
thấy”Như vậy việc cho trẻ vẽ, tô màu, bố cục tranh từ ở lứa tuổi này là rất cần
thiết. Ngay những năm đầu đời trẻ đã nhận biết được thế giới xung quanh theo
cách cảm nhận của riêng trẻ như: hồn nhiên, ngộ nghĩnh, màu sắc lung linh
mang tính cầu vồng và cổ tích……Trẻ cần đựơc thể hiện để thoả mãn những gì
trẻ đã thấy, biết và thích thú khi tự mình khám phá thế giới xung quanh bằng
giấy, bút, màu và thích mọi người ghi nhận những gì trẻ đã thể hiện qua lời khen
của người lớn.

Ngay từ lứa tuổi mẫu giáo khi mà cuộc sống xung quanh trẻ luôn có sự yêu
thương của cha mẹ, cô giáo, của bạn bè thì những gì trẻ vẽ đựơc trong tranh
thường trong sáng đáng yêu. Nhưng để trẻ hình thành được một sản phẩm cần có
sự khéo léo của đôi tay, trẻ 4 tuổi còn vụng về trong cách cầm, nắm các phương
tiện như: bút, viết, thao tác chưa chính xác đó cũng là điều dể hiểu, nhưng nếu ở
lứa tuổi này không có sự rèn luyện hướng dẫn của cô giáo mẫu giáo thì sự phát
triển của trẻ cũng trở nên khập khiễng cho các bậc học trên, mặt khác vô tình bỏ
qua ở trẻ một giai đoạn của sự phát triển về sinh lý như rèn luyện cơ tay, khả
năng thẩm thấu của mắt, khả năng tưởng tượng của trẻ, khả năng lao động thể

3


lực để tạo ra sản phẩm và một khả năng quan trọng đó là giúp trẻ biết yêu quý
cái đẹp.
Đối với trẻ hoạt động tạo hình là loại nghệ thuật hấp dẫn lôi cuốn nhất.Trẻ
nhìn thế giới theo cách nghĩ của trẻ vì lứa tuổi này đặc điểm tâm lí rất hiếu động
thích tìm tòi khám phá, thích bắt chước, thích độc lập…Đại đa số trẻ thích học
tạo hình vì hoạt động này tạo ra hứng thú tích cực, mà đường nét, hình dạng
được xem là phương tiện cơ bản rất quan trọng làm phát triển khả năng tạo hình.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Năm học 2014—2015 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5 tuổi, tại khu
Trung Tâm và thực hiện chương trình đổi mới. Tuy cùng một lứa tuổi song sự
phát triển của trẻ không đồng đều, đại đa số khi học giờ tạo hình sản phẩm cuả
trẻ chất lượng không cao, rất nhiều sản phẩm không theo yêu cầu của cô, trẻ khó
khăn trong việc thể hiện tạo hình như: tỷ lệ bố cục tranh, đường nét, màu sắc và
nét vẽ …Là những bài học đầu tiên làm nền móng cho trẻ và có tác dụng bồi
dưỡng khả năng thẩm mỹ cho trẻ, nhưng kết quả của trẻ thấp không như mong
đợi của tôi.
*Thuận lợi:

- Cảnh quan nhà trường Xanh, Sạch, phù hợp với sự phát triển toàn diện của
trẻ.
- Luôn được sự quan tâm của BGH nhà trưòng, tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành tốt nhiệm vụ năm học hằng năm.
*Khó khăn
- Đa số trẻ chưa được học qua các lớp nhỏ tuổi chưa được tiếp cận chương
trình đổi mới, vì vậy việc trẻ tiếp thu rất hạn chế.
- Cha mẹ trẻ đa số là nông dân, vì vậy, hạn chế thời gian để trao đổi phối hợp
với giáo viên trong việc thông tin 2 chiều cũng như bổ sung kiến thức cho trẻ
khi ở nhà.
- Đa số cháu chưa có kỷ năng cầm bút. Việc hứng thú với môn học tạo hình
còn thấp.

4


CHƯƠNG II:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ VẼ
1.Tích cực trong việc tự học tự rèn:
- Bản thân không ngừng học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ,hiện nay tôi đã học
xong lớp đại học để trau dồi thêm kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn
- Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi tích luỹ thêm kinh nghiệm
-Thường xuyên tự tay vẽ tranh ảnh để dạy không những môn tạo hình mà tất cả
các môn học khác, vẽ, tô màu để rèn luyện khả năng vẽ của bản thân.
- Tôi thường xuyên tham khảo tài liệu qua các báo tạp san MN, thông tin trên
mạng một số tranh vẽ của trẻ được đăng tải.
- Thường xuyên xem các chương trình trên VTV2 như góc sáng tạo…để học tập
.
- Bên cạnh đó tôi lưu trữ những hình ảnh đẹp qua báo, tạp chí, lịch có tác dụng
trong việc cung cấp thông tin cho trẻ, trong lớp học của trẻ tôi luôn tạo không

gian xanh, sạch, thoáng rộng, trang trí phù hợp với lứa tuổi trẻ.
2.Rèn kỹ năng cầm bút tư thế ngồi:
Kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi đúng có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho các
cấp học sau này của trẻ, trẻ cầm bút và ngồi đúng tư thế tạo cho trẻ cảm giác
thoải mái không gò bó, trong suốt quá trình trẻ thực hiện cầm bút đúng và ngồi
đúng tư thế trẻ sẽ vẽ đường nét mềm mại..Tạo mọi điều kiện cho trẻ vẽ,viết đẹp.
Bản thân đứa trẻ không bổng dưng cầm bút đúng và ngồi đúng tư thế mà phải có
sự hướng dẫn uốn nắn, giám sát của cô giáo.
Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi không đòi hỏi ở trẻ vẽ đẹp, đều mà chú ý
đến cách cầm bút, tư thế ngồi,trong các giờ học nói chung và môn học tạo hình
nói riêng luôn bao quát uốn nắn, sửa ngay khi trẻ cầm bút chưa đúng cách, tôi
mạnh dạn đề nghị nhà trường lắp bảng Mê ka ngay trong lớp học, để trẻ được
thoả thích vẽ , vẽ tự do thể hiện những đường nét theo ý trẻ nhiều lần như thế
tay trẻ cầm bút sẽ cứng cáp hẳn lên . Ngoài nhũng lúc hoạt động chung, lúc trẻ
chơi tôi tạo điều kiện cho trẻ cầm bút vừa vẽ vừa chơi không những rèn cách
cầm bút mà còn cũng cố kiến thức vừa học.
5


Ví dụ: Tôi cho trẻ vẽ các hình cơ bản đã học như hình vuông, tròn,…vẽ
nét cong, nét thẳng…Không những rèn luyện sự khéo léo đôi bàn tay mà cách
cầm bút đúng, trẻ sẽ ghép các hình đã học thành đối tượng trẻ vẽ như ngôi nhà,
cây cối, xe ô tô…

Khi vào hoạt động vẽ trẻ sẽ dể dàng hoàn thành sản phẩm của mìmh.
- Tạo môi trường trong và ngoài lớp học :
Sáp xếp bố trí các góc chơi cho trẻ hợp lý ,treo tranh chủ đề trong lớp phải vừa
tầm với trẻ .tranh ảnh phải mang tính thẩm mỹ hài hòa để nâng cao nhận thức
của trẻ về bố cục tranh màu sắc đường nét nhất là ở các góc nghệ thuật.
6



Thường xuyên treo tranh mẫu trong góc lưu và treo sản phẩm tạo hình của trẻ ở
góc nghệ thuật và góc sản phẩm của bé cho phụ huynh cùng quan sát .nên sử
dụng tranh vẽ ,sản phẩm của trẻ để trang trí vào các hộp dựng đồ dùng các ô
cửa sổ để khuyến khích trẻ có nhiều ý tưởng .

3. Hướng dẫn trẻ hoạt động tích cực sáng tạo :
- Để hướng dẫn và rèn kỹ năng đồng thời đánh giá đúng khả năng của trẻ qua
tranh vẽ cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ không vội vàng nôn nóng
trước kết quả học tập của trẻ không cầm tay vẽ hộ trẻ phải kiên trì vận dụng các
phương pháp dạy học trên lớp và ở mọi lúc mọi nơi ở mọi từng bước động viên
kịp thời để tạo hứng thú cho trẻ .
Khi đánh giá tranh vẽ của trẻ cần dựa trên yêu cầu của giờ học và khả năng tư
duy của từng độ tuổi .không áp đặt tư duy của người lớn vào đánh giá tranh cảu
trẻ ,mà tôi cần tìm ra những điểm mạnh tiến bộ hoặc ý tưởng riêng của trẻ để
động viên khen ngợi trẻ.
4. Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động :
Tạo môi trường xung quanh trẻ như: cô treo tranh ảnh của trẻ vẽ, xắp xếp đồ
dùng và các nguyên vật liệu tạo hình , trang trí lớp theo các chủ điểm, tạo điều

7


kiện trẻ được thường xuyên tiếp xúc môi trường tự nhiên, giáo viên cung cấp
kiến thức làm tăng vốn hiểu biết cho trẻ về thế giới xunh quanh.

Ví dụ: Chủ điểm gia đình :
Cô trưng bày nhiều đồ dùng để ăn, để uống…tranh ảnh gia đình, quần áo đồ
dùng cá nhân trẻ…

Cô gợi hỏi trẻ:
- Trong gia đình cháu có những ai? Gia đình cháu có mấy con? Là gia đình đông
con hay ít con?
- Có những đồ dùng gì? Đồ dùng nào để ăn ? Đồ dùng nào để uống?
Ví dụ: Chủ điểm tết và mùa xuân:
Trang trí nhiều loại hoa ở góc thiên nhiên và gợi hỏi trẻ để trẻ nói lên cảm nhận
của mình và biểu lộ cảm xúc phù hợp với đối tượng trẻ quan sát bằng các câu
hỏi:
- Các cháu thấy lớp mình có đẹp không?
- Có nhiều hoa, đây là hoa gì?
- Hoa có màu gì? Cánh hoa như thế nào?
- Những loại hoa có đặc điểm gì giống và khác nhau? Hoa dùng để làm gì?
Cho trẻ tiếp xúc với những đồ dùng đó và yêu cầu cháu nêu lên ý kiến của
mình một cách tự nhiên. Điều đó tạo ra cho trẻ cảm giác sung sướng và mong
muốn tái tạo khi trẻ thấy hứng thú thực sự vào ý tưởng tạo hình thì trẻ tích cực

8


hoạt động tập trung sức lực của mình để thực hiện giờ học một cách chủ động,
sáng tạo.
Thay đổi các hình thức vào bài để gây hứng thú cho trẻ
Thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng trước
những điều mới lạ nhưng dễ chán với những gì quen thuộc. Vì vậy, tôi luôn suy
nghĩ thay đổi cách hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng dùng
những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi tạo tình huống
bất ngờ, thay đổi không gian lớp để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học. Qua
đó, giờ học trở nên hào hứng, không gò bó mà vẫn đạt kết quả cao.
Gây hứng thú cho trẻ bằng các mô hình, sa bàn để trẻ quan sát sử dụng trí
tưởng tượng hoàn thành bài vẽ của mình:

Ví dụ 1: Tôi cho trẻ “Vẽ vườn cây ăn quả” Tôi lấy ra một mô hình sa bàn
và rất nhiều những cây ăn quả đặt ở ngoài sa bàn, tôi cho trẻ lên đặt các cây vào
trong sa bàn đó để tạo thành một vườn cây. Rồi cho trẻ quan sát để vẽ bức tranh
về “vườn cây ăn quả”. Trẻ đã rất thích thú thực hiện đạt được kết quả cao.

Ví dụ 2: Làm tranh về Tết Trung Thu (Một thể loại vẽ, in có sử dụng
nguyên vật liệu tự nhiên như: rau, củ, quả).
- Tôi tạo không khí lớp học bằng các loại đèn lồng.

9


- Bảng treo tranh của trẻ là một tấm nhựa thể hiện bầu trời đêm có điểm
nhấn là vầng trăng cổ tích và dải ánh sáng bạc có điểm xuyết bằng các bóng điện
nhấp nháy. Với bảng treo sản phẩm này khi trẻ dán các bức tranh của mình lên
trông sẽ rất đẹp và lung linh, điều đó giúp trẻ thích thú và tự tin hơn.
Ví dụ 3: Vẽ về biển
- Tôi cho trẻ gấp thuyền, ca nô, tàu thuỷ... từ chiều hôm trước, và chuẩn bị
3 bến cảng. Một bến vẽ thuyền, 1bến vẽ ca nô, 1bến vẽ tàu thuỷ.
- Vào giờ học tôi cho trẻ đi lấy đồ dùng trẻ gấp được và hỏi: “Hôm trước
các con đã gấp được những cái gì? Thuyền buồm, tàu thuỷ... là những phương
tiện gì? Nó hoạt động ở đâu? Vậy con thích chơi trò chơi với đồ chơi các con đã
tạo được không? Cô đã thiết kế được các bến cảng cho tàu thuỷ, thuyền buồm,
ca nô và chúng mình cùng chơi trò chơi cho các phương tiện đó về đúng bến của
mình nhé.
- Sau khi chơi xong tôi cho trẻ ngồi xung quanh mình và hỏi: “Các con
thường nhìn thấy thuyền, ca nô, tàu thuỷ hoạt động ở đâu? Vậy những ai đã
được đi biển rồi? Các con thấy biển như thế nào? ” Trẻ kể theo hiểu biết của trẻ.
Và cho trẻ xem 3 bức tranh vẽ về biển được cô xắp xếp nội dung bố cục vào thời
gian khác nhau. Để trẻ tự nhận xét các bức tranh vẽ về biển theo ý hiểu của

mình. Bằng ngôn ngữ miêu tả, tôi hướng trẻ nhận xét về vẻ đẹp của các bức
tranh qua nội dung, mầu sắc, bố cục xắp xếp: về cảnh biển lúc bình minh, buổi
trưa và cảnh biển khi hoàng hôn buông xuống…
- Có thể nói hiệu quả ngôn ngữ miêu tả rất cao giúp trẻ tái tạo, hình dung
một cách sinh động. Khi trẻ đã có kiến thức về biển, tôi sẽ hỏi trẻ thích vẽ biển
vào thời điểm nào, có những gì ở biển, rồi gợi ý cho trẻ cách vẽ bãi cát, sắc xanh
của mây trời, của làn nước, hình dạng của thuyền buồm, dãy núi, cánh chim hải
âu bay lượn.
Kết quả không những trẻ khá vẽ được mà những trẻ yếu cũng tạo ra sản
phẩm có nội dung và mầu sắc bức tranh thật sinh động.

10


Ngoài ra tôi còn cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội, giúp trẻ có cảm
xúc tốt. Trên cơ sở đó, bộc lộ trí tưởng tượng sáng tạo bằng các đường nét đơn
giản có tính khái quát cao, mầu sắc tươi sáng và quan trọng là trẻ sẽ gửi vào đó
các ấn tượng của mình về thế giới xung quanh.
Ví dụ: Những giờ học cho trẻ học ngoài trời để tiếp xúc với thiên nhiên
như: Vẽ hoa mùa xuân, vẽ trường mầm non, vẽ vườn cây ăn quả, vẽ theo ý
thích, thổi hoa từ màu nước, làm cây quất, làm cây thông Noel...
Với cách thay đổi các hình thức vào bài, các tiết học tôi thấy trẻ có cảm giác
sảng khoái, hứng thú và bài có kết quả cao.
4. Nghiên cứu kỹ yêu cầu bài:
Khi dạy một hoạt động vẽ nào đó tôi nghiên cứu kĩ yêu cầu bài dạy qua đó
thể hiện rõ trọng tâm bài dạy xác định rõ đề tài hay tiết mẫu mà có biện pháp
thích hợp cho từng loại tiết dạy hình thức tổ chức sáng tạo phối hợp nhiều thủ
thuật khác nhau.
*Đối với tiết mẫu:
Song song với lời giới thiệu, cô cần tạo điều kiện cho trẻ tri giác, khâu này

cần được thực hiện chu đáo giúp trẻ xác định mục đích, định hướng kỹ năng vẽ
tốt vì vậy mẫu cô phải đẹp, thể hiện nội dung chính
- Khi trẻ nêu nhận xét tập cho trẻ thói quen nói mạch lạc, rõ ràng có hình ảnh
Ví dụ:1 “Vẽ ô tô chở khách”
Cho trẻ quan sát tranh mẫu hoặc vật mẫu nêu lên nhận xét.
+ Thân xe là hình chữ nhật lớn nằm ngang.
+ Đầu xe là hình chữ nhật đứng.
+ Cửa xe là hình vuông nhỏ.
+ Bánh xe là hình tròn bằng nhau.
Sau đó cô tóm tắt ý trẻ, nhấn mạnh lại những đặc điểm thẩm mỹ cô dùng lời
nói hấp dẫn biểu cảm.
Ví dụ 2: “Vẽ ngôi nhà”
+ Mái nhà hình tam giác
+ Khung nhà hình vuông

11


+ Cửa ra vào là hình chữ nhật nhỏ đứng
+ Cửa sổ là 2 hình vuông nhỏ bằng nhau.

*Đối với tiết đề tài:
Cô tiếp tục cho trẻ nói về ý định của mình sẽ vẽ gì? Vẽ như thế nào? Qua đó
gợi ý, góp thêm chi tiết phụ, giúp cho bức tranh thêm sinh động phong phú và đa
dạng và lưu ý cho trẻ vẽ vật càng gần càng to, vật càng xa càng nhỏ.
Ví dụ: “Vẽ thuyền trên biển”
Cô nói: Các cháu xem những thuyền tấp nập qua lại, thuyền càng ở gần trong
lớn, màu sắc đậm rõ, càng ra xa càng nhỏ và nhạt dần trên cao những tia nắng
mặt trời chiếu xuống biển cả cũng như bừng sáng lên rực rỡ.
Đối với tiết dạy vẽ theo đề tài cô có thể dùng 2- 3 tranh gợi ý cùng đề tài khác

nhau về nội dung.:
Vẽ về biển
- Tôi cho trẻ vẽ thuyền, ca nô, tàu thuỷ... từ chiều hôm trước, và chuẩn bị
3 bến cảng. Một bến vẽ thuyền, 1bến vẽ ca nô, 1bến vẽ tàu thuỷ.
- Vào giờ học tôi cho trẻ đi lấy đồ dùng trẻ gấp được và hỏi: “Hôm trước
các con đã gấp được những cái gì? Thuyền buồm, tàu thuỷ... là những phương
tiện gì? Nó hoạt động ở đâu? Vậy con thích chơi trò chơi với đồ chơi các con đã
tạo được không? Cô đã thiết kế được các bến cảng cho tàu thuỷ, thuyền buồm,

12


ca nô và chúng mình cùng chơi trò chơi cho các phương tiện đó về đúng bến của
mình nhé.
- Sau khi chơi xong tôi cho trẻ ngồi xung quanh mình và hỏi: “Các con
thường nhìn thấy thuyền, ca nô, tàu thuỷ hoạt động ở đâu? Vậy những ai đã
được đi biển rồi? Các con thấy biển như thế nào? ” Trẻ kể theo hiểu biết của trẻ.
Và cho trẻ xem 3 bức tranh vẽ về biển được cô xắp xếp nội dung bố cục vào thời
gian khác nhau. Để trẻ tự nhận xét các bức tranh vẽ về biển theo ý hiểu của
mình. Bằng ngôn ngữ miêu tả, tôi hướng trẻ nhận xét về vẻ đẹp của các bức
tranh qua nội dung, mầu sắc, bố cục xắp xếp: về cảnh biển lúc bình minh, buổi
trưa và cảnh biển khi hoàng hôn buông xuống…

*Đối với tiết vẽ theo ý thích:
Cô phải tôn trọng ý thích trẻ ,tín nhiệm vào khả năng hiểu biết của trẻ
không áp đặt gò bó ý đồ tạo hình của cô dưới bất cứ hình thức nào chỉ cần cô tạo
ra niềm say mê hứng thú qua cách tổ chức linh động của cô.
Ví dụ : Cho trẻ hát múa bài “Em vẽ” Cô gợi hỏi; Bạn đã vẽ được những
gì?( Con gà trống, con mèo lười sưởi nắng, con bướm trắng lượn vườn hồng,
bác mặt trăng toả ánh sáng, vẽ nhiều mái nhà..) Cô nói bạn vẽ nhiều tranh quá,

thế các cháu biết vẽ gì nào?
Hoặc sắp đến hội thi “bé khéo tay cấp trường” rồi đấy các cháu thích
tham gia vẽ không? Vậy chúng ta cùng thi xem hoạ sỹ nào vẽ đẹp nhất nhé.
Hoặc Cô cháu mình hôm nay đi xem triển lãm tranh của lớp Mẫu giáo E
Với cảm xúc được tạo qua tri giác với kiến thức nắm được cách bố cục
tranh , sử dụng màu , luật xa gần, với niềm hứng thú say me đề tài trẻ thể hiện
yêu cầu tiết học một cách chủ động, tích cực sáng tạo và cô đặt biệt quan tâm

13


những cháu chưa nhận biết được màu sắc, chưa tập trung chú ý bằng cách đặt
những câu hỏi dể, ngắn gọn động viên khuyến khích cháu tham gia trả lời, dần
dần cháu đi vào nề nếp lớp.Trong quá trình vẽ cô luôn bao quát lớp, phát hiện
những cháu chưa biết cách thể hiện tranhvẽ, cô gợi ý kịp thời giúp cháu hoàn
thành nhiệm vụ tiết học, tiếp tục gây hứng thú không chỉ đối với quá trình vẽ mà
cả đối với kết quả hoạt động nhằm tiếp tục bồi dưỡng hứng thú, khả năng cảm
thụ đánh giá, hình thành các cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ mong muốn vẽ, vẽ cẩn
thận để người khác hiểu và vui trước sản phẩm của mình thể hiện .Từ đó thấy
nhận xét sản phẩm cũng là một bước quan trọng cần tổ chức nhiều hình thức
khác nhau.
* Nhận xét sản phẩm:
Có tiêt cô cần hỏi trẻ cháu thích tranh vẽ bạn nào? Vì sao cháu thích? Nhưng
cũng có tiết cho cháu đọc tìm tranh mình, mang tranh tặng bạn hoặc cho cháu
giới thiệu tranh vẽ của mình.
Trẻ rất trân trọng sản phẩm của mình, trẻ rất vui khi sản phẩm của mình làm ra
được nhiều người khen ngợi. Chính vì vậy, việc nhận xét sản phẩm của trẻ sao
cho thật khách quan mà không làm mất hứng thú của trẻ là rất quan trọng. Muốn
dạy trẻ biết cách nhận xét tranh, giáo viên phải có vốn hiểu biết, cách nhận xét
tranh. Khi đánh giá tranh vẽ của trẻ, cần dựa trên yêu cầu của tiết học và khả

năng vẽ của từng trẻ. Trong khi nhận xét tranh không nên trách phạt hoặc phê
bình gay gắt đối với những trẻ chưa thực hiện với yêu cầu của bài mà cần động
viên trẻ là chính.
Khi dạy trẻ nhận xét tranh của bạn, hay giới thiệu tranh của mình, những lần đầu
tiên cung cấp kiến thức cho trẻ hay gợi ý hướng dẫn trẻ nhận xét về nội dung,
mầu sắc, bố cục bức tranh. Nếu chưa cân đối thì gợi ý cho trẻ vẽ thêm một vài
chi tiết để lần sau trẻ vẽ được đẹp hơn. Nhiều lần như vậy, trẻ sẽ biết nhận xét
tranh của mình. Từ chỗ biết nhận xét tranh của mình, trẻ biết nhận xét tranh của
bạn. Vẽ xong, tôi còn cho trẻ tự đặt tên cho bức tranh của mình.
5.Lựa chọn hình thức giới thiệu bài:

14


Mặc dù phần giới thiệu bài trong tiết tạo hình chỉ trong thời gian ngắn
nhưng phần này rất quan trọng và sáng tạo, hấp dẫn sự thu hút, chú ý của trẻ
ngay từ đầu, do vậy không chỉ dùng bài bài thơ, câu đố, tranh ảnh, cô có thể thay
đổi nhiều hình thức khác nhau.
a. Giới thiệu bằng một trò chơi nhỏ:
*Ví dụ 1: Vẽ những quả bóng tròn.(Chủ điểm Trường MN)
Cô có thể cho trẻ chơi cùng thổi bóng bay cùng cô, lúc này trẻ rất thích, cô nói:
À! Các cháu thổi được những quả bóng gì? ( Bóng tròn ) bóng càng to lên thì
như thế nào ?( càng tròn)
- Không những trẻ biết được quả bóng tròn mà biết quả bóng có nhiều màu sắc
khác nhau trẻ được nhìn trực tiếp và sờ quả bóng nhìn thấy sự to dần lên để cung
cấp cho trẻ sự đa dạng của sự vật giúp trẻ khi thể hiện phong phú trong sản
phẩm.
*Ví dụ 2: Vẽ các loại quả (Chủ điểm cây xanh)
Cô cho trẻ chơi gieo hạt đồng thời cô chuẩn bị các loại cây ăn quả, cô
nói : Ồ! Những cây này đã lớn lên rồi đấy cho ta quả gì nào ? (Cháu kể tên các

loại quả, nhận xét đặc điểm các loại quả) bạn A đã vẽ các loại cây ăn quả, cô
cháu ta cùng xem nhé. Các cháu bạn vẽ như thế nào? Thế các cháu có thích vẽ
giống bạn không? Như vậy cháu hứng thú vẽ đẹp mà trẻ hình thành rất rõ chi tiết
tạo nên sản phẩm do cô cung cấp qua vật thật, tôi luôn dùng phương pháp tích
hợp lồng ghép các môn khác để giúp trẻ nắm bắt thông tin qua tiết tạo hình.
B . Giới thiệu bằ ng hình thức câu chuyện nhỏ:
Ví dụ : Vẽ thêm đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống tô màu bức tranh (Chủ điểm
gia đình)
Vào bài cô tạo tình huống cô dẫn trẻ đi thăm gia đình bạn Trang .Cô nói:
Cả gia đình bạn Trang đang làm gì( đang ăn cơm) trên bàn gồm có những đồ
dùng gì?( trẻ kể) bạn trang yêu thích mái ấm nhà mình mỗi khi cả nhà đi làm về
quây quần bên bàn ăn để ăn cơm cùng nhau chuyện trò một gia đình thật hạnh
phúc, bạn đã vẽ bức tranh cả nhà đang chuẩn bị vào bàn ăn và có nhiều người đi
làm chưa về thiếu một số đồ dùng cô và các cháu vẽ những đồ để ăn và uống

15


cho đầy đủ với số người nhà bạn Trang nhà bạn . không những trẻ vẽ được đồ
dùng để ăn , để uống mà còn biết số người trong gia đình đông con hay ít con vẽ
cho đủ tô màu bức tranh gia đình hoàn chỉnh.
C. Giới thiệu bằng bài thơ,câu đố,:
Ví dụ1: Vẽ ngôi nhà (Chủ điểm gia đình)
Vào bài cô cho trẻ đọc bài thơ “Em yêu nhà em”
Các cháu vừa được đọc bài thơ nói về gì?( Ngôi nhà em) Nhà bé có gì? Mái ngói
màu gì?..
Từ đó dẫn dắt vào bài dạy.
Ví dụ2: Vẽ cây (Chủ điểm cây xanh)
Vào bài cô cho trẻ đọc bài thơ “Cây sẽ mau lớn”
Cây cho ta quả

Bóng mát bé chơi
Cây cho gổ tốt
Đóng bàn nghế ngồi
Bé siêng chăm bón
Tưới nước bắt sâu
Cây sẽ lớn mau
Đâm hoa kết trái.
Ví dụ 3: Vẽ ô tô (Phương tiện giao thông)
Vào bài cô đố: Xe gì bốn bánh
Chạy bon bon
Máy nổ giòn
Kêu bình bịch
Cô hỏi; Đó là gì nào ? (Xe ô tô) xe ô tô là phương tiện giao thông nào? Xe có
mấy bánh…
Trẻ được biết về xe ô tô qua câu đố lúc này cô sẽ cho trẻ xem tranh.
-Từ đó giúp trẻ tự nguyện tham gia vẽ, trẻ nghĩ rằng, trẻ vẽ theo ý trẻ chứ
không phải cô áp đặt hay bắt buộc.Khi bản thân trẻ hứng thú say mê tích cực

16


hoạt động tập trung sức lực của mình, thể hiện yêu cầu tiết học một cách chủ
động, sáng tạo
6.Lồng ghép tích hợp thông qua các môn học khác:
Đặt biệt thông qua các môn học khác lồng ghép tích hợp một cách phù
hợp khéo léo giúp trẻ cũng cố kỹ năng mà trẻ đã được học.
* Lồng ghép môn MTXQ:
Qua tạo hình cô cho trẻ tìm hiểu các đẳc điểm hình dáng, công dụng chất
liêu…
Ví dụ: Vẽ quả

Hình dáng quả to, nhỏ, dài, nhẵn, sần sùi…
Màu sắc: Màu xanh, vàng…
Mùi vị: Qủa chua ,ngọt, …
* Làm quen văn học:
Trẻ cảm nhận qua thơ, câu đố , đồng dao…Kết hợp tranh ảnh.
Ví dụ: Vẽ ngôi nhà
Trẻ đọc thơ “Em yêu nhà em” trẻ đọc thơ về ngôi nhà của mình và cảm nhận
tình cảm qua thể hiện bài thơ.
Ví dụ: Vẽ tàu hoả
Cô đố:

Tàu gì mà có nhiều toa
Chạy trên đường sắt kéo ga, keó còi.

* Môn giáo dục âm nhạc:
Trong bất cứ tiết học nào âm nhạc giúp trẻ thêm phấn khởi để hoạt động
và tạo hình cũng thế âm nhạc đem đến trẻ niềm vui ..
Ví dụ: Vẽ quà tặng chú bộ đội:
Ví dụ : Vẽ quả
Trẻ được nghe bài hát quả gì, từ đó trẻ biết bài hát có những loại quả gì và kể
thêm những quả trẻ biết.
Trẻ có thể hát bài cháu thương chú bộ đội, chú bộ đội đi xa…trẻ cảm nhận tình
yêu thương với các chú bộ đội và mong muốn gởi tấm lòng mình đến với các
chú bộ đội.

17


* Làm quen toán:
Trẻ vẽ biết tương ứng với số mấy, to, nhỏ , cao, thấp, dài ngắn…

Ví dụ: Vẽ hoa
Hoa có bao nhiêu cánh, màu sắc, cánh to, cánh nhỏ…
Ví dụ : Vẽ tàu hoả
Có bao nhiêu toa tàu , cửa sổ…Toa tàu hình gì,cửa sổ hình gì?
7. Dạy mọi lúc mọi nơi:
Để giúp trẻ ham thích vẽ, vẽ đẹp không chỉ trong tiết học mà còn tiếp tục
phát huy ở hoạt động góc, ở góc nghệ thuật, góc học tập, trẻ có thể tái tạo lại
các hình ảnh mà trẻ được nhìn thấy, đã được học vẽ và tô màu tranh trong vở
“Vở làm quen với toán” “Vở tô theo chủ điểm” Giúp trẻ phân biệt màu sắc tô
màu đẹp không lem ra ngoài.
Ở góc thiên nhiên, trẻ được miêu tả hình dáng, màu sắc của một số cây lá,
động vật dưới nước, giúp trẻ có biêu tượng hình ảnh quen thuộc, từ đó đưa vào
tranh vẽ thêm đẹp.
Cháu vẽ trên sàn gạch theo ý thích của mình cô lưu ý uốn nắn cho trẻ
nhận xét rõ ràng, hình ảnh sinh động giúp trẻ có nhiều cảm xúc, biểu tượng, trí
tưởng tượng đưa vào tranh vẽ của mình một cách hứng thú, sáng tạo.
*Trò chuyện đầu giờ:
Qua trò chuyện đầu giờ cô cùng trẻ trò chuyện trao đổi thông tin qua đó
cô cung cấp ,kiến thức và tìm hiểu nắm bắt ý thích của trẻ , kỹ năng của trẻ, trẻ
được biết những đặc điểm rõ nét của những đồ vật, hiện tượng xung quanh về
con người gần gũi với trẻ.
*Hoạt động dạo chơi:
Môi trường thiên nhiên xung quanh trẻ bao gồm cây cối, hoa lá, khung
cảnh thiên nhiên xung quanh trẻ, hãy cùng trẻ đi dạo chơi tìm cho trẻ khung
cảnh thiên nhiên của ánh nắng mặt trời rực rỡ, những khóm cây khoác lên mình
mảnh lá xanh non đung đưa mềm mại trong gió, những bông hoa muôn màu…
Trẻ cảm nhận xét các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên tâm hồn trẻ ngập tràn
niềm vui sướng trẻ sẽ có cảm xúc yêu thích những bức tranh thiên nhiên trẻ sẽ

18



hứng thú vẽ tranh theo trí tưởng tượng, vẽ đồ chơi, đám mây, cỏ hoa, ngôi nhà…
là những đề tài yêu thích trong các bức tranh của trẻ.
Ví dụ: Trường MN
Trong trường có, nhiều cô nhiều bạn, nhiều cầu trượt xích đu, lớp học, cây
xanh..
Giúp trẻ hiểu khung cảnh trường MN trẻ thêm yêu và tô màu bức tranh
sống động hoặc vẽ hoa trong vườn trường có nhiều loài hoa, nhiều màu sắc khác
nhau.
8. Phối hợp với phụ huynh:
Ở trường mầm non công tác tuyên truyền với phụ huynh rất quan trọng
để phụ huynh hiểu con em họ đến trường hằng ngày học những gì bằng nhiều
hình thức như .
-Tôi trưng bày sản phẩm trẻ hoặc tranh cô và trẻ tự làm để phụ huynh
hằng ngày có thể nhìn thấy.
-Tôi thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh tìm hiểu khả năng vẽ của trẻ
có kế hoạch ,biện pháp cùng phối hợp bồi dưỡng thích hợp cho trẻ có hiệu quả.
Mỗi lần trẻ thực hiện và hoàn thành được sản phẩm tôi cho trẻ đem tranh trẻ vẽ
giới thiệu cho bố mẹ, ông bà cùng xem phụ huynh rất thích và rất vui khi thấy
tác phẩm của trẻ qua đó vận động phụ huynh tìm và đem những nguyên liệu trẻ
cần vẽ, rồi tích hợp ý kiến phụ huynh đã đóng góp và sự đóng góp của đồng
nghiệp giúp cho chất lượng chăm sóc giảng dạy nói chung và môn tạo hình nói
riêng ngày một nâng cao và có kết quả tốt.

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Bằng tất cả lòng yêu nghề, mến trẻ với những biện pháp hình thức tổ chức
trên nhằm giúp cho trẻ có được hỹ năng vẽ tốt, kết quả đã đạt được như sau:

19



Tổng số
cháu

34
34

Kỹ năng tạo hình
Đầu năm (tháng 9 )

Cuối năm ( tháng 4)

Tốt: 3 trẻ - 8,5%
Khá: 7 trẻ - 20,5%
Trung bình: 14 trẻ 41,5%
Yếu : 10 trẻ 29,5%
- Khoảng 18 trẻ không tập trung
chú ý trong giờ chiếm 53 %
- 20 trẻ chưa biết nhận xét sản
phẩm chiếm 58.8%

Tốt: 13 trẻ : 38%
Khá: 15 trẻ : 44%
Trung bình: 6 trẻ (18%)
Yếu: 0 trẻ
- 100 % trẻ hứng thú trong giờ
học.
- Khoảng 31 trẻ biết cách nhận
xét sản phẩm chiếm 91 %.


PHẦN III: KẾT LUẬN
Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi
gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em
là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Đối với việc giáo
dục và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, hoạt động tạo
hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển trẻ nhỏ về mọi mặt như:
thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Hoạt động tạo hình là một hoạt
động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và
phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ thuật, trong các hình thức hoạt
động mang tính nghệ thuật.
Được vận dụng những phương pháp trên tôi thấy kết quả đạt cao, 100% trẻ
hứng thú học, trẻ vẽ và tô màu đẹp phù hợp, tỷ lệ bức tranh cân đối, sử dụng các
phương pháp này giờ học thoải mái nhẹ nhàng linh hoạt không áp đặt gò bó
trẻ.Từ những biện pháp trên bản thân nhận được sự khen ngợi và ủng hộ của ban
giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp, các bậc phụ huynh yên tâm và tin yêu
cô giáo khi gởi gắm con vào trường.
* Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình giảng dạy, giúp trẻ có những kỹ năng vẽ tốt tôi rút ra những
kinh nghiệm.

20


- Bản thân không ngừng học hỏi luôn đổi mới phương pháp dạy và học
- Có ý thức trách nhiệm cao.
- Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp, tham khảo sách báo, tạp san MN, để tìm ra
những phương pháp có hiệu quả giúp trẻ vẽ tốt.
- Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, câu đố, câu chuyện, trò chơi có nội dung phù hợp
với đề tài giới thiệu lồng nghép trong giờ dạy

- Tranh mẫu phải đẹp, màu sắc rõ ràng, có tính nghệ thuật.
- Động viên trẻ hoàn thành sản phẩm.
- Kết hợp phu huynh có kế hoạch bồi dưỡng trẻ.
- Linh hoạt trong tiết dạy, sáng tạo, biết vận dụng một số trò chơi, câu đố, câu
chuyện.. mới lạ, hấp dẫn đưa vào tiết học.
- Thu hút trẻ tham gia tích cực hơn.
- Không ngừng thay đổi hình thức, không rập khuôn, áp đặt gò bó trẻ,tạo trạng
thái toải mái giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động chung, phát triển óc sáng tạo.
- Yêu nghề mến trẻ nhiệt tình công tác.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi rút ra được trong những năm
học vừa qua. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo để
tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ trong những năm học tới.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện:

Võ Thị Thu Hồng

MỤC LỤC
Trang
21


PHẦN I:

MỞ ĐẦU

1

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:


1

II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

2

III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

2

IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2

PHẦN II: CHƯƠNG I: NỘI DUNG

2

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:

2

II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

4

CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VẼ

5


III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

18

PHẦN III: KẾT LUẬN

18

Bài học kinh nghiệm

19

22



×