Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TRÌNH BÀY NHỮNG TIÊN ĐỀ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MAC LÊNIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.39 KB, 4 trang )

Câu 3: Trình bày những tiền đề ra đời của triết học Mác-Lênin
* Tiền đề kinh tế-xã hội
Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, thời kỳ mà chủ nghĩa
tư bản đã trở thành hệ thống kinh tế thống trị ở các nước Tây Âu và giai cấp vô sản
đã bước lên vũ đài lịch sử như một lực lượng chính trị độc lập.
Mác nhận xét rằng, đến thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đã trở thành một cơ thê
hoàn chỉnh, làm bộc lộ đầy đủ các mâu thuẫn trong bản chất của nó. Trước hết là mâu
thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội với quan hệ sản xuất có tính
chất tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn này biêu hiện về mặt xã hội là mâu
thuẫn xung đột giữa lao động với tư bản, giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Sự
phát triên của chủ nghĩa tư bản cùng với các mâu thuẫn của nó, đã tạo ra một cơ sở
hiện thực cho những phân tích và khái quát lý luận trong học thuyết của Mác và
Ăngghen.
Sự phát triên của chủ nghĩa tư bản cùng với các mâu thuẫn của nó kéo theo sự
phát triên của phong trào công nhân. Đến cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX,
phong trào công nhân ở các nước Tây Âu đã có bước phát triên mới về số lượng và
chất lượng. Sự tập trung tư bản cùng với sự hình thành những trung tâm công nghiệp
lớn thu hút công nhân thành lực lượng đông đảo, mâu thuẫn giữa lao động và tư bản
trở nên gay gắt làm xuất hiện những cuộc đấu tranh chính trị ngày càng có tổ chức và
tự giác. Các cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Xilêdi (Đức), ở Liông và Pari (Pháp),
phong trào Hiến chương (Anh) vào những năm 30-40 chứng minh rằng: giai cấp công
nhân trở thành lực lượng quyết định các quá trình kinh tế-xã hội-chính trị của thời đại
và bước lên vũ đài lịch sử như một lực lượng chính trị độc lập. Phong trào công nhân
thời kỳ này làm bộc lộ sai lầm của quan niệm tư sản về sự hân hoan chung giữa lao
động và tư sản, tạo nên những thay đổi căn bản trong quan niệm về lịch sử của Mác
và Ăngghen; mặt khác, nó đề ra nhu cầu giải thích về những thực tế của cuộc đấu
tranh của giai cấp vô sản về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản về tổ chức, con
đường và phương tiện cách mạng của giai cấp vô sản. Chủ nghĩa Mác ra đời đã đáp
ứng những đòi hỏi này.



Những phân tích và khái quát lý luận về sự phát triên của chủ nghĩa tư bản và
phong trào công nhân vào nửa đầu thế kỷ XIX là một bộ phận quan trọng trong học
thuyết của Mác và Ăngghen. Vì vậy, sự phát triên của chủ nghĩa tư bản và phong trào
công nhân thời kỳ đó là những điều kiện kinh tế-xã hội cho sự ra đời của triết học.
* Tiền đề lý luận
- Sự ra đời của triết học Mác trước hết có kế thừa những thành quả của triết
học cổ điên Đức. Mác và Ăngghen luôn thừa nhận rằng trong sự phát triên trí tuệ của
mình, hai ông đã chịu ơn nhiều nhà triết học Đức, trong đó nổi bật là Hêghen và
Phoiơbắc.
Công lao to lớn của Hêghen là ở chỗ: Ông đã phê phán những hạn chế cơ bản
của phương pháp siêu hình, đã xây dựng phép biện chứng thành hệ thống và xem nó
là phương pháp luận đúng đắn của mọi nhận thức khoa học. Nhưng Mác và Ăngghen
cũng chỉ ra rằng, triết học Hêghen có những hạn chế lớn, đó là sự giải thích duy tâm
về hiện thực; là sự biện hộ cho những thực tế lịch sử lỗi thời, cho tôn giáo; là triết học
tự biện, trừu tượng, xa rời hiện thực và thực tiễn. Cho nên khi sáng lập triết học của
mình Mác và Ăngghen đã không kế thừa toàn bộ triết học Hê-ghen mà chỉ kế thừa
hạt nhân hợp lý, đó là phép biện chứng, đồng thời cải tạo và xây dựng lại phép biện
chứng trên lập trường duy vật.
Đánh giá về Phoiơbắc, Mác và Ăngghen cho rằng chính nhờ đọc được các tác
phẩm của ông mà họ đã cương quyết đoạn tuyệt với triết học Hêghen. Công lao của
Phoiơbắc là ở sự phê phán quyết liệt chủ nghĩa duy tâm-tôn giáo (nhất là phê phán
Hê-ghen), là sự khẳng định cương quyết tính đúng đắn của các nguyên lý duy vật, là
việc giải thích trên lập trường duy vật bản chất con người, bản chất tôn giáo và đề cao
chủ nghĩa nhân đạo. Nhưng Phoiơbắc cũng có những hạn chế lớn, đó là phương pháp
tư duy siêu hình, (khi phê phán Hêghen, ông đã không thấy được phép biện chứng là
hạt nhân hợp lý nên đã bác bỏ và chuyên sang quan điêm siêu hình); quan điêm trực
quan, trừu tượng, phi lịch sử về bản chất con người, duy tâm trong lĩnh vực xã hội. Vì
vậy khi sáng lập ra triết học của mình, Mác và Ăngghen cũng không kế thừa toàn bộ



triết học Phoiơbắc mà chỉ kế thừa hạt nhân cơ bản đúng đắn đó là nguyên lý duy vật,
đồng thời cải tạo và xây dựng lại chủ nghĩa duy vật dựa trên quan điêm biện chứng.
- Sự ra đời triết học Mác không chỉ do ảnh hưởng của triết học Hêghen và triết
học Phoiơbắc. Mác và Ăngghen khi tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của giai cấp
vô sản đã rút ra những tài liệu thực tiễn phong phú cho những kết luận duy vật-biện
chứng của mình. Ngoài ra, việc hai ông đi sâu nghiên cứu kinh tế-chính trị học cổ
điên và chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán, đã góp phần không nhỏ cho sự hình
thành và hoàn thiện thế giới quan triết học của mình.
* Tiền đề khoa học tự nhiên
Sự ra đời triết học Mác còn được chuẩn bị bởi những thành quả của khoa học
tự nhiên. Những thành quả của khoa học tự nhiên từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ
XIX làm bộc lộ những hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình, ngày càng chứng
minh tính đúng đắn của các nguyên lý duy vật và biện chứng.
Phát hiện bằng thực nghiệm của Maye (được Lômônôxốp công bố) về sự bảo
toàn vật chất và vận động, lý luận của Cantơ về sự hình thành thái dương hệ đã góp
phần khẳng định quan điêm biện chứng về lịch sử vũ trụ và giới tự nhiên: mặt khác
đả phá quan niệm duy tâm, tôn giáo siêu hình về thế giới.
Từ những năm 30 đến 50 của thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên đã có những thành
tựu to lớn. Thời kỳ này có ba phát minh vĩ đại đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu
tranh chống quan điêm siêu hình và chuẩn bị cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện
chứng.
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX phát minh ra quy luật bảo toàn và chuyên
hóa năng lượng. Quy luật này chứng minh rằng: lực cơ học, nhiệt, ánh sáng, điện, từ
các quá trình hóa học, nghĩa là các hình thức khác nhau của vận động vật chất không
tách rời nhau, mà liên hệ và chuyên hóa lẫn nhau nên không hề mất đi. Nó chứng
minh rằng không có sự sinh ra và mất đi của năng lượng, mà chỉ có sự chuyên hóa
năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Như vậy quy luật này là cơ sở khoa học tự
nhiên cho quan điêm biện chứng về thế giới.



Vào những năm 30 của thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên đã phát minh ra học
thuyết cấu tạo tế bào của cơ thê sống. Học thuyết này bác bỏ quan niệm siêu hình về
sự khác biệt tuyệt đối giữa thực vật và động vật. Ngược lại, nó khẳng định sự thống
nhất về nguồn gốc và hình thái giữa thực vật và động vật, giải thích quá trình phát
triên của chúng, đặt cơ sở cho quan điêm duy vật biện chứng về sự phát triên của toàn
hệ sinh học.
Phát minh lớn thứ ba là học thuyết tiến hóa của sinh giới ra đời vào những năm
50 của thế kỷ XIX. Học thuyết tiến hóa chứng minh rằng sinh giới không phải là bất
biến mà thường xuyên biến đổi, nằm trong quá trình tiến hóa không ngừng của giới
tự nhiên. Nó khẳng định sự tiến hóa của sinh giới diễn ra theo con đường chọn lọc tự
nhiên và chọn lọc nhân tạo. Lênin đánh giá rằng thuyết tiến hóa đánh dấu sự cáo
chung của quan niệm siêu hình về tính bất biến của các loài và quan niệm về nguồn
gốc thần thánh của sinh giới đem lại cơ sở thật sự khoa học cho sinh học. Mác và
Ăngghen xác nhận rằng thuyết tiến hóa đem lại cái cơ sở lịch sử tự nhiên cho học
thuyết của hai ông, đã đập tan thần học trong học thuyết về sự phát triên của thực vật
và động vật; rằng trước đó chưa hề có một sự chứng minh nào thành công to lớn như
thế về sự phát triên lịch sử trong giới tự nhiên.
Như vậy, những thành tựu của khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX cũng là
tiền đề cho các quan điêm duy vật và biện chứng về thế giới của Mác và Ăngghen.



×