Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Ứng dụng công nghệ gis xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.64 MB, 61 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Mã số: CS.2.2013

Chủ nhiệm đề tài:
Th.S Cao Thị Thanh Thủy

1


Quảng Bình, tháng 2 năm 2014

2


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Mã số: CS.2.2013

Xác nhận của Nhà trường:

Chủ nhiệm đề tài:

3



Quảng Bình, tháng 2 năm 2014
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
I. Danh sách thành viên tham gia nghiên cứu
STT

Họ và tên

Trình độ CM

1

Cao Thị Thanh Thủy

Th.S Địa lí

Khoa Khoa học Xã hội Trường ĐH Quảng Bình

2

Trần Thế Hùng

TS Lâm nghiệp

Khoa Nông - Lâm Ngư - Trường ĐH
Quảng Bình

3


Lương Văn Đức

Th.S Môi trường

Khoa Nông - Lâm Ngư - Trường ĐH
Quảng Bình

4

Nguyễn Tiến Đạt

Th.S Địa lý môi
trường

UBMT TQ huyện
Quảng Ninh

5

Phan Thanh Quyết

Th.S Lâm nghiệp

Khoa Nông – Lâm –
Thủy sản. Trường ĐH
Quảng Bình

II. Danh sách đơn vị phối hợp chính

4


Đơn vị công tác


Trung tâm nghiên cứu biến đổi toàn cầu
ICAR

1

Đại học Quốc gia Hà
Nội

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Số kí hiệu

1

Bảng1.1

Tên
Danh sách di tích, danh thắng thành phố
Đồng Hới

Trang
13

2


Bảng 3.1

Cấu trúc dữ liệu thuộc tính các đối tượng
dạng điểm

24

3

Bảng 3.2

Cấu trúc dữ liệu thuộc tính các đối tượng
dạng đường

24

4

Bảng 3.3

Cấu trúc dữ liệu thuộc tính du lịch các đối
tượng dạng vùng

25

5


DANH MỤC HÌNH VẼ, ẢNH
STT Số kí hiệu

1

Hình 3.1

Tên

Trang

Sơ đồ quy trình xây dựng CSDL bằng công cụ

21

GIS
2

Hình 3.2

Cấu trúc về cơ sở dữ liệu thuộc tính du lịch

22

thành phố Đồng Hới
3

Hình 3.3

Sơ đồ cấu trúc CSDL du lịch TP. Đồng Hới

23


4

Hình 3.4

Giao diện cửa sổ trên GIS

26

5

Hình 3.5

Hiển thị và liên kết dữ liệu thuộc tính với dữ liệu

27

không gian trong GIS
6

Hình 3.6

Cập nhật thông tin dữ liệu cho các đối tượng

27

trong GIS
7

Hình 3.7


Truy vấn tìm kiếm thông tin Du lịch trên GIS

28

8

Hình 3.8

Đo khoảng cách và hiển thị tọa độ đối tượng Du

28

lịch
9

Hình 4.1

Cơ sở dữ liệu thuộc tính lớp Di tích danh trến

29

GIS
10

Hình 4.2

Thông tin về dữ liệu Du lịch trên GIS

30


11

Hình 4.3

CSDL về lễ hội đua thuyền truyền thống trên

30

sông Nhật Lệ
12

Hình 4.4

Cơ sở dữ liệu thuộc tính các đối tượng nhà hàng,

31

khách sạn trên GIS
13

Hình 4.5

Cơ sở dữ liệu nhóm đối tượng khách sạn trên
GIS

6

32



14

Hình 4.6

Cơ sở dữ liệu nhóm đối tượng đặc sản

33

15

Hình 4.7:

Cơ sở dữ liệu thuộc tính lớp giao thông thành

33

phố Đồng Hới
16

Hình 4.8

CSDL di tích lịch sử, danh thắng: Khu khảo cổ

34

học Bàu Tró
17

Hình 4.9


CSDL các công trình kiến trúc mới: Cầu Nhật Lệ

34

18

Hình 4.10

CSDL các công trình kiến trúc mới: Ngọn Hải

35

Đăng
19

Hình 4.11

CSDL nhóm di tích lịch sử: Tháp chuông nhà thờ

35

Tam Tòa
20

Hình 4. 12

CSDL Cửa biển Nhật Lệ

36


21

Hình 4.13

CSDL Nhà hàng đặc sản Tân Tây Hồ, phường

36

Đồng Sơn
21

Hình 4.14:

CSDL Bãi tắm Bảo Ninh

37

23

Hình 4.15

CSDL đặc sản bánh bèo, bánh lọc Hải Thành

37

24

Hình 4.16:

CSDL nhóm đặc sản biển Quang Phú


38

25

Hình 4. 17

CSDL Cổng Đông thành Đồng Hới

38

26

Hình 4. 18

CSDL Thành Đồng Hới

39

27

Hình 4. 19

CSDL Cafe Sài Gòn Garden

39

28

Hình 4.20


Bản đồ lớp chợ, siêu thị TP. Đồng Hới

40

29

Hình 4.21

Bản đồ lớp di tích, danh thắngTP. Đồng Hới

41

30

Hình 4.22

Bản đồ lớp giao thông TP. Đồng Hới

42

31

Hình 4.23

Bản đồ lớp nhà hàng, khách sạn TP. Đồng Hới

43

32


Hình 4.24

Bản đồ lớp y tế, giáo dục, giao thông TP. Đồng

44

Hới
33

Hình 4.25

Bản đồ du lịch Tp. Đồng Hới (bản tiếng Việt)

7

45


34

Hình 4.26

Bản đồ du lịch Tp. Đồng Hới (bản tiếng Anh)

45

35

Hình 4.27


Bản đồ du lịch mô hình 3DTp. Đồng Hới 1

46

36

Hình 4.28

Bản đồ du lịch mô hình 3DTp. Đồng Hới 2

47

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GIS

Geographic Information System

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DL

Du lịch

HTTT ĐL

Hệ thống thông tin địa lí


8


A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2025, có quan điểm “Phát triển du lịch trên cơ sở phải
xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến các ngành, lĩnh vực
mang những nội dung văn hóa sâu sắc và đặt trong mối liên hệ với sự phát triển
của du lịch Bắc Trung Bộ, du lịch cả nước và rộng hơn là khu vực ASEAN. Theo
đấy mục tiêu chung và định hướng phát triển ngành du lịch là : “ Đưa Quảng Bình
trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, tương xứng với tiềm
năng và lợi thế của tỉnh.”[21]
Thành phố Đồng Hới là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, là đầu
mối giao thông quan trọng của tỉnh Quảng Bình. Theo dòng thời gian, Đồng Hới có
bề dày lịch sử gắn liền với sự phát triển trung tâm tỉnh lỵ Quảng Bình xưa và nay.
“Thành phố Hoa hồng” xưa vẫn còn lưu giữ nhiều di tích khảo cổ, di tích lịch sử,
văn hóa, lễ hội, nhiều thắng cảnh đẹp; Đồng Hới ngày nay đang vươn lên với những
công trình mới,... là điểm đến du lịch hấp dẫn những năm gần đây. Trong quy hoạch
không gian tổ chức lãnh thổ du lịch của tỉnh, Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong
Nha - Kẻ Bàng: hạt nhân hấp dẫn du khách với các tài nguyên du lịch hấp dẫn bậc
nhất thế giới thì Đồng Hới: trung tâm du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng như nghỉ
dưỡng, lưu trú, mua sắm, vui chơi với các dịch vụ ngày càng phát triển mạnh, đặc
biệt là du lịch biển. Như vậy, Phong Nha - Kẻ Bàng đóng vai trò hạt nhân tạo vùng
còn Đồng Hới là trung tâm chức năng dịch vụ quan trọng: mối quan hệ đặc biệt
trong phát triển du lịch.
Trong những năm gần đây du lịch tỉnh nhà đã gặt hái được nhiều thành công
đáng kể. Năm 2013, hoạt động du lịch của tỉnh đạt được những kết quả đáng khích
lệ. Tổng lượt khách du lịch ước đạt 1.230.000 lượt, tăng 17% so với năm 2012,
khách quốc tế ước đạt 32.400 lượt, tăng 9%. Doanh thu du lịch ước đạt 1.180 tỷ

đồng, tăng 18,7%, trong đó doanh thu chuyên ngành du lịch 415 tỷ đồng, tăng 29%
so với cùng kỳ[12].Chuyên mục Du lịch của tờ The New York Times (Mỹ) bình chọn

9


Quảng Bình, Việt Nam vào top 52 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2014. Đó là
những tín hiệu vui cho sự phát triển ngành du lịch Quảng Bình trong giai đoạn mới.
Đồng thời cũng là những thách thức lớn trong quy hoạch phát triển, công tác đào
tạo, đội ngũ nhân lực, quản lí và khai thác tài nguyên du lịch theo hướng chuyên
môn hóa đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó, công tác quản lý du lịch
thường mất nhiều thời gian cho việc tổng hợp, cập nhật mới thông tin với khối
lượng lớn từ nhiều nguồn, lĩnh vực khác nhau và đơn vị khác nhau.
Hưởng ứng chủ trương của Đảng và Trung ương qua chỉ thị 58CT/TW của Bộ
Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa – hiện đại hóa. Hệ Thông tin địa lý (GIS) là một công cụ máy tính để lập
bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp
các cơ sở dữ liệu thuộc tính với dữ liệu không gian và cho phép phân tích thống kê,
phân tích địa lý. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác
và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân
tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược). Đặc biệt, trong công
tác quản lý về lãnh thổ thì yếu tố không gian và thuộc tính của dữ liệu có một ý
nghĩa rất quan trọng cho phép chúng ta tạo ra cơ sở dữ liệu du lịch (CSDL) với các
hình ảnh thực sinh động, có đầy đủ các thông tin liên quan một cách tổng thể. Vì thế
ứng dụng GIS là một giải pháp phù hợp trong vấn đề hỗ trợ cho công tác quản lý du
lịch.
Đồng thời, đến nay bản đồ du lịch Đồng Hới chưa có đơn vị nào xây dựng. Trong
bản đồ du lịch Tỉnh Quảng Bình, TP. Đồng Hới là một phần quan trọng, là điểm khởi
đầu của một số tuor du lịch nội tỉnh nhưng Đồng Hới chỉ được thể hiện ở phần các
phường trung tâm. Để đáp ứng nhu cầu hội nhập trong quáng bá và phát triển du lịch ,

hướng tới quản lí, quy hoạch chuyên nghiệp, Đồng Hới cần có bộ cơ sở dữ liệu GIS du
lịch Đồng Hới phục vụ cho biên tập bản đồ chuyên đề và quản lí thuộc sở hữu đơn vị
quản lí chức năng của TP. Đồng Hới.
Từ những vấn đề trên, nhóm tác giả đã chọn đề tài : “Ứng dụng công nghệ GIS
xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch thành phố Đồng Hới” để thực hiện nghiên cứu.

10


II. Mục tiêu và giới hạn nghiên cứu
II.1 Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu du lịch thành phố Đồng
Hới phục vụ công tác quản lý, quy hoạch và cộng đồng.
II.2 Giới hạn nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: phạm vi thành phố Đồng Hới
- Thời gian nghiên cứu: 1 năm
- Kinh phí thực hiện: 30.000.000 đồng
III. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
nhân văn để xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch thành phố Đồng Hới.
IV. Nội dung nghiên cứu
IV.1. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng dữ liệu và nhu cầu sử dụng GIS trong
công tác quản lý du lịch;
IV.2. Thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS du lịch thành phố Đồng Hới với
các lớp dữ liệu;
IV.3. Đ i ề u t r a , k hảo sát, thu thập thông tin dữ liệu du lịch làm dữ liệu đầu
vào phục vụ công tác quản lý du lịch;
IV.4. Tiếp nhận, xử lý biên tập và xây dựng CSDL GIS du lịch Đồng Hới
theo thiết kế đã được thống nhất;
IV.5. Lựa chọn thiết kế và biên tập, xuất bản đồ du lịch bằng giấy cho cả
tiếng Anh và tiếng Việt.

V. Phương pháp nghiên cứu
V.1 Phương pháp thu thập tài liệu: Đây là một phương pháp truyền thống
trong nghiên cứu, rất quan trọng cho quá trình thực hiện đề tài. Đối với ngành DL là
một ngành kinh tế tổng hợp với nhiều ngành kinh tế khác nhau (giao thông vận tải,
bưu chính, cung cấp điện, nước, các hoạt động văn hóa – xã hội, lễ hội, làng nghề,
khảo cổ, các khách sạn, nhà hàng, quầy bar, cafe,...), việc thu thập thông tin từ

11


nhiều đơn vị khác nhau, nhiều nguồn khác nhau để có được thông tin tổng hợp và
chính xác nhất.
V.2 Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp: Dựa trên một số các sản
phẩm về DL Quảng Bình đã có hoặc đã nghiên cứu trước, nghiên cứu này tổng hợp
các thông tin để xây dựng bộ CSDL DL thành phố Đồng Hới phục vụ cho công tác
quản lí.
V.3 Phương pháp điều tra thực địa: dựa trên thông tin tổng hợp được, nhóm
nghiên cứu tiến hành thực địa khảo sát các tuyến, điểm DL để kiểm tra hiện trạng
khai thác các loại tài nguyên trong hoạt động DL, thu thập dữ liệu không gian bằng
máy định vị cầm tay và cập nhật dữ liệu thuộc tính.
V.4 Phương pháp bản đồ: Là phương pháp thể hiện trực quan và sinh động,
CSDL DL thành phố xây dựng trên công nghệ GIS được nhóm tác giả đã sử dụng
phương pháp phân loại (Class Analyss) để tạo các lớp dữ liệu chuyên đề, phương
pháp chồng xếp (Overlay Analysis) để thành lập bản đồ DL tổng hợp.
V.5 Phương pháp chuyên gia: Đề tài này có tham khảo các ý kiến chuyên gia
về kĩ thuật cũng như chuyên môn trong DL bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực
GIS và các cán bộ làm công tác quản lí, các chuyên gia tư vấn và các nhà khoa học.
VI. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
VI.1 Trên thế giới:
Ngày nay, hệ thông tin địa lý GIS đã trở thành hệ thống quản lý thông tin

không gian có khả năng lưu trữ, thống nhất, phân tích, mô hình hoá và mô tả nhiều
loại dữ liệu, đặc biệt là khả năng phân tích và liên kết dữ liệu thuộc tính với dữ liệu
không gian. Vì vậy GIS là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa công nghệ bản đồ số,
những thông tin mang tính không gian và hệ thống cơ sở dữ liệu - những thông tin
vô hướng. Công nghệ GIS đã được đưa vào ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như
quy hoạch, địa chính, môi trường, thiết kế các công trình ngầm, an ninh quốc
phòng, giáo dục, kinh tế, xã hội.v.v.
Bên cạnh đó, hệ thông tin địa lý GIS cũng phục vụ rất đắc lực cho các nhu cầu
về DL. Đặc biệt khi DL là ngành công nghiệp không khói, đang trên đà phát triển

12


và có vai trò vô cùng to lớn trong tăng trưởng GDP đất nước và thúc đẩy đất nước
phát triển.
VI.2. Trong nước
Mặc dù ra đời sớm, nhưng đến những năm 1990 công nghệ tiên tiến này mới
được biết đến ở Việt Nam. Tuy tiếp cận muộn song phạm vi ứng dụng của nó là
không nhỏ. Trong những năm gần đây GIS đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng
khẳng định được tính ưu việt của nó qua việc ứng dụng thành công trong nhiều lĩnh
vực như quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường (quản lý tài nguyên rừng, quy
hoạch sử dụng đất, đánh giá xói mòn đất, quản lý lưu vực sông, quản lý và giám sát
chất lượng môi trường…), quản lý kinh tế xã hội (quản lý dân số, cơ sở hạ tầng,
mạng lưới y tế giáo dục….), hỗ trợ trong các chương trình quy hoạch phát triển
(đánh giá thích nghi cây trồng, quy hoạch quản lý đô thị, công nghiệp…).
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính, kinh tế - xã hội,
an ninh trật tự địa phương là hết sức cần thiết, điều này đã được nhấn mạnh trong
chủ trương của Đảng và Chính phủ qua chỉ thị 58-CT/TW của bộ Chính Trị về
“Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa”. Trong công tác quản lý về kinh tế xã hội, an ninh trật tự của 1 phường/xã,

các thông tin thường phải được cập nhật thường xuyên và với khối lượng lớn. Mặt
khác, việc tổng hợp số liệu để theo dõi, quản lý thường mất thời gian do phải tổng
hợp từ nhiều nguồn, nhiều lãnh vực như tình hình sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, buôn bán, v.v... Đặc biệt, yếu tố không gian của số liệu rất quan trọng trong
công tác quản lý của phường/xã như sự phân bố các thành phần kinh tế của từng
khu vực/ ấp trong phường/xã, số đối tượng hình sự cần trong từng tổ dân phố, v.v...
Hệ thống thông tin địa lý (GIS), với khả năng mạnh về phân tích, quản lý dữ liệu
không gian, rất phù hợp trong công tác này.
Đặc biệt với tính năng phân tích không gian, liên kết và truy vấn (tìm kiếm) dữ
liệu linh hoạt, GIS đang thành công trong ứng dụng quản lý và quảng bá phát triển
DL, là trợ thủ đắc lực hỗ trợ việc quản lý, quảng bá DL.
Có thể điểm qua một số công trình liên quan như sau:

13


Năm 2010, TS Hà Văn Hành, Xây dựng bản đồ DL tỉnh Quảng Trị (quang tri
toumap) bằng công nghệ GIS
GisHue - TourMap là phần mềm du lịch ứng dụng công nghệ GIS để tìm kiếm
thông tin về DL, văn hóa Huế phong phú và đa dạng.
Dự án "Xây dựng hệ thống thông tin địa lý tỉnh Thừa Thiên - Huế (GISHue)"
với sản phẩm đầu tiên là phần mềm GisHue - TourMap hay phần mềm Bản Đồ DL
Huế ứng dụng công nghệ GIS sản phẩm này do Trung tâm Công nghệ phần mềm
Thừa Thiên - Huế (Huesoft) phối hợp với công ty Đo đạc ảnh địa hình (APT) và
công ty Tin Học eK xây dựng nhằm cung cấp thông tin phục vụ du khách, các nhà
nghiên cứu, cơ quan quản lý DL, giao thông đô thị...
Năm 2007 Trung tâm hỗ trợ phát triển CNTT Bình Định - Cedasit, đã xây
dựng bản đồ GIS (hệ thống thông tin địa lý) phục vụ DL tỉnh Bình Định. Đây là
dạng bản đồ số rất tiện ích cho khách DL tra cứu thông tin.
Ứng dụng GIS xây dựng CSDL(cơ sở dữ liệu) và một số công cụ hỗ trợ tra

cứu tin du lịch tỉnh Đắk Lắk của tác giả Trần Thị Hồng Liên…
Trong địa bàn tỉnh Quảng Bình có một số đơn vị, dự án thực hiện việc xây
dựng CSDL DL bằng GIS như dự án: “Bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài
nguyên khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng”, Sở Văn hóa -Thể Thao Du lịch, các bản đồ du lịch cầm tay của Trung tâm xúc tiến DL xuất bản, bản đồ số
Google Earth,... Tuy nhiên, riêng thành phố Đồng Hới chưa có đề tài, công trình
nào nghiên cứu một cách chi tiết và có hệ thống, đặc biệt là trong việc ứng dụng
công nghệ mới – công nghệ GIS để xây dựng CSDL về DL nhằm phục vụ cho đa
mục đích.
Các nghiên cứu trên phần lớn đều tập trung xây dựng CSDL trên cơ sở thực
địa, xử lí thông tin và ứng dụng GIS để xây dựng bản đồ hiện trạng từ đó nhận xét,
quy hoạch hoặc sử dung trong lĩnh vực chuyên ngành cụ thể. Người sử dụng có thể
tra cứu, tìm kiếm thông tin trên phần mềm chuyên dụng hoặc trên web GIS. So với
những thành tựu về GIS trên thế giới thì đây là những bài toán ứng dụng phổ biến,

14


nhưng ở Việt Nam nói chung va miền Trung nói riêng thì đây là lĩnh vực mới có ý
nghĩa trong việc tiếp cận đưa GIS ứng dụng trong các lĩnh vực chuyên ngành tại địa
bàn này.
Đối với nghiên cứu này, việc xây dựng hệ CSDL DL có ý nghĩa:
- Về mặt lý luận: tiếp cận công nghệ mới xây dựng bộ CSDL từ đó thay đổi
cách tư duy, hướng tiếp cận trong quản lí, quy hoạch theo hướng hiện đại hóa,
chuyên môn hóa.
- Về mặt thực tiễn: góp phần hỗ trợ cho các bộ quản lí, các nhà quy hoạch tiện
lợi hơn, có cách nhìn tổng thể hơn trong quy hoạch giúp họ điều chỉnh, bổ sung các
chính sách, quyết định một các hợp lí theo từng giai đoạn phát triển. Thông qua đó
nâng cao năng lực quản lí cho cán bộ theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại hóa đáp
ứng với nhu cầu và xu hướng thế giới hiện nay. Đồng thời phục vụ cho cộng đồng
trong việc quảng bá DL, cho những ai cần tìm kiếm thông tin về Đồng Hới. CSDL

này còn là cơ sở (một phần quan trọng), tiền đề để liên kết CSDL vườn Quốc gia
Phong Nha – Kẻ Bàng xây dựng web GIS DL nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói
chung trong tương lai với mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương
theo định hướng bền vững.Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, báo cáo có nội
dung chính như sau:
Chương 1: Một số vấn đề cơ sở lí luận về DL và thành phố Đồng Hới
Chương 2: Khái quát về GIS và những ứng dụng của GIS trong quản lí và quy
hoạch DL
Chương 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu DL thành phố Đồng Hới
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
B. NỘI DUNG
Chương 1. Một số vấn đề cơ sở lí luận về du lịch và thành phố Đồng Hới
1.Tổng quan về thành phố Đồng Hới
Thành phố Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình nằm trên quốc lộ 1A, đường sắt
Thống nhất Bắc Nam và đường Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý
+ Điểm cực Bắc: 18o 4’ vĩ độ bắc và 105o54’ kinh độ đông, điểm cực Nam:

16o 55’ vĩ độ bắc và 106o46’ kinh độ đông.
15


+ Điểm cực Tây: 17o 58’ vĩ độ bắc và 105o37’ kinh độ đông; điểm cực Đông:

17o 10’ vĩ độ bắc và 106o58’ kinh độ đông.
+ Phía Bắc giáp xã Lý Trạch và Nam Trạch, huyện Bố Trạch; phía Nam giáp
xã Vĩnh Ninh và xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh
+ Phía Tây giáp Thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch; phía Đông
giáp Biển Đông
Đồng Hới nằm ở vị trí eo nhất của Việt Nam (từ cửa Nhật Lệ đến biên giới
Việt Lào chỉ có 45 km), có diện tích tự nhiên: 155,54 km2, dân số: 103.988 người[11]

, có 16 đơn vị hành chính, gồm 10 phường và 6 xã, GDP bình quân đầu người đạt
1.500USD (2013). Thành phố Đồng Hới đang đầu tư xây dựng mạnh mẽ hệ thống
cơ sở hạ tầng để phấn đấu trong năm 2015 sẽ trở thành đô thị loại 2 của Việt Nam.
Trải dọc bờ biển dài 12 km về phía Đồng, Đồng Hới có sông Nhật Lệ chảy
giữa lòng thành phố. Đây là một thành phố trẻ, khá yên tĩnh có dải cát trắng ven bờ,
có đồng bằng nhỏ hẹp xen giữa vùng đồi chuyển tiếp và hệ thống sông, suối, hồ ở
phía tây thành phố rất thích hợp cho phát triển du lịch, nghỉ ngơi, giải trí. Đồng Hới
có nhiều tiềm năng phát triển ngành kinh tế du lịch tổng hợp (gồm rừng, biển và
đồng bằng nhỏ) với các sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú, có nhiều đặc sản.
Qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, Đồng Hới vẫn không ngừng phát
triển. Thành phố Đồng Hới bây giờ là một đơn vị hành chính gắn liền với quá trình
hình thành, phát triển của tỉnh Quảng Bình; trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá xã hội và khoa học kỹ thuật, là đầu mối giao thông quan trọng; là động lực phát
triển của cả tỉnh và là đô thị hạt nhân, tác động thúc đẩy tiến trình đô thị hoá trên địa
bàn toàn tỉnh. Theo dòng thời gian, nơi đây có bề dày lịch sử gắn liền với sự phát
triển trung tâm tỉnh lỵ Quảng Bình xưa và nay. “Thành phố Hoa hồng” xưa vẫn còn
lưu giữ nhiều di tích khảo cổ, di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, nhiều thắng cảnh đẹp,
phong tục tập quán, những công trình kiến trúc, những thành tựu về văn hóa, lễ hội,
làng nghề, những tên đất, tên người như: dòng Nhật Lệ, Lũy Thầy, Quảng Bình
quan, trận địa pháo lão dân quân Đức Ninh, em bé Bảo Ninh; các anh hùng: Quách
Xuân Kỳ, Trương Pháp, Lê Trạm, Nguyễn Thị Suốt, Nguyễn Thị Khứu, Phạm
Dung Hạnh, Phạm Thị Nghèng… đã đi vào lịch sử[19]. Đồng Hới ngày nay đang
vươn lên với những công trình mới như Cầu Nhật Lệ, các khu nghỉ dưỡng Sun spa

16


Resort, các nhà hàng, khách sạn ngày càng hiện đại, tiện nghi, sân bay Đồng Hới,
hệ thống các siêu thị, các trung tâm mua sắm, vui chơi, giải trí,... đang là điểm đến
hấp dẫn khách DL trong và ngoài nước trong những năm gần đây.
Trên bản đồ DL Quảng Bình, Đồng Hới có vị trí trung độ của tỉnh, cách khu

DL di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 50 km, cách
khu DL suối Bang 50 km, cách khu cụm Cảng biển Hòn La - khu Lăng mộ Đại
tướng Võ Nguyên Giáp 60 km và cửa khẩu quốc tế Cha Lo 180 km. Đồng Hới cách
thủ đô Hà Nội 486km về phía Nam (tương đương với 1giờ máy bay, 10 giờ tàu
hỏa), cách thành phố Vinh 195 về phía nam ( tương đương 4 giờ xe ô tô), cách Huế
172 km về phía bắc (tương đương 4giờ xe ô tô), cách thành phố Hồ Chí
Minh 1238 km về phía bắc (tương đương với 2 giờ máy bay và 19/ giờ tàu hỏa )Đồng Hới nằm trên tuyến Hành trình di sản Thế giới miền Trung. Ở vị trí cách
Pacxe (Lào) 450 km tương đương 8 giờ xe ôtô, cách Savanakhet (Lào) 270 km
tương đương 6 giờ xe ô tô, các Vienchan (Lào) 780 km tương đương 15 giờ xe ô tô
- Đồng Hới nằm tiếp giáp với hành lang kinh tế Đông Tây, nằm trên trục đường
xuyên Á, thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông - vùng đang triển khai chiến lược phát
triển DL phục vụ xóa đói giảm nghèo. Đồng Hới trở thành đầu mối giao thông quan
trọng với các loại hình giao thông bằng đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường
hàng không thuận tiện. Các tài nguyên DL, cơ sở hạ tầng,... là đòn bẩy thúc đẩy sự
hình thành, phát triển các điểm, tuyến DL và các hoạt động kinh doanh DL trên địa
bàn.
Trong quy hoạch tổ chức không gian lãnh thổ DL của Tỉnh Quảng Bình, Đồng
Hới là một trung tâm DL với các loại hình du lịch chính như: DL gắn với biển; DL
văn hóa - lịch sử; DL đô thị và vui chơi giải trí.[20]. Đồng Hới là điểm đầu của các
tuyến DL nội tỉnh cũng là điểm đến quan trọng trong các tuyến DL nội địa và quốc
tế. Mục tiêu cụ thể về phát triển DL thành phố bền vững đến năm 2020: đến năm
2015 Đồng Hới đón khoảng 1 triệu lượt khách và doanh thu phấn đấu đạt trên 150
tỷ đồng; đến năm 2020 đón khoảng 1,8-2 triệu lượt khách và doanh thu đạt từ 200250 tỷ đồng[22]. Cùng với sự kiện đặc biệt đầu năm, Quảng Bình vừa lọt vào danh
sách 52 điểm đến của năm 2014, do tờ New York Times bình chọn, với vị trí thứ 8.
Đây cũng là thứ hạng cao nhất ở châu Á. Quảng Bình trở thành một trong những

17


điểm đến hấp dẫn nhất trên thế giới trong đó Phong Nha – Kẻ Bàng: khu DL động

lực của Quảng Bình và Đồng Hới: dịch vụ DL sẽ mở ra cơ hội lớn nhưng cũng đầy
thách thức cho các hoạt động tổ chức và kinh doanh DL chuyên nghiệp, ấn tượng và
thân thiện.
2. Du lịch và tài nguyên du lịch
2.1 Khái niệm du lịch
Điều 4, chương 1 Luật DL quy định rõ:
- DL là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
- Khách DL là người đi du lịch hoặc kết hợp đi DL, trừ trường hợp đi học,
làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
- Hoạt động DL là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh
DL, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến DL.
2.2. Khái niệm tài nguyên du lịch
Điều 4, chương 1 Luật DL quy định:
- Tài nguyên DL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn
hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể
được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu
DL, điểm DL, tuyến DL, đô thị DL.
- Tham quan là hoạt động của khách DL trong ngày tới thăm nơi có tài
nguyên DL với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên DL.
- Khu DL là nơi có tài nguyên DL hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự
nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
DL, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
- Điểm DL là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan
của khách DL.

18



- Tuyến DL là lộ trình liên kết các khu DL, điểm DL, cơ sở cung cấp dịch vụ
DL, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng
không.
- Dịch vụ DL là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn
uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng
nhu cầu của khách DL.
- Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch
vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú DL chủ yếu.
2.3. Phân loại tài nguyên du lịch
Điều 13 , chương II Luật DL quy định về tài nguyên DL như sau:
1. Tài nguyên DL gồm tài nguyên DL tự nhiên và tài nguyên DL nhân văn
đang được khai thác và chưa được khai thác.
Tài nguyên DL tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu,
thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích
DL.
Tài nguyên DL nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn
nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao
động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể
được sử dụng phục vụ mục đích DL.
2.4. Phân loại tài nguyên du lịch thành phố Đồng Hới
- Tài nguyên DL tự nhiên gồm: Sông Nhật Lệ, bãi tắm Bão Ninh, bãi tắm Nhật
lệ, bãi tắm Quang Phú, Hồ Phú Vinh, phá Hạc Hải, Bàu Tró,...
- Tài nguyên DL nhân văn:
Di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định công nhận
1 Quảng Bình Quan

Phường Hải Đình

Di tích lịch sử


2 Thành Đồng Hới

Phường Hải Đình

Lịch sử và kiến trúc

3 Cửa Nhật Lệ

Phường Hải Thành và xã

Di tích - Danh

19


Bảo Ninh

thắng

4 Bến đò và tượng đài Mẹ Suốt

Xã Bảo Ninh và phường
Hải Đình

Di tích lịch sử

5 Khảo cổ Bàu Tró

Phường Hải Thành


Di tích khảo cổ

Thành phố Đồng Hới

Di tích khảo cổ

6

Địa điểm lưu niệm Bác Hồ về thăm
Quảng Bình (6 -1957)

7 Trận địa pháo lão dân quân Đức Ninh Xã Đức Ninh

Di tích lịch sử

8 Khu Giao tế Quảng Bình

Xã Đức Ninh

Di tích lịch sử

9 Luỹ Đào Duy Từ

Thành phố Đồng Hới và
huyện Quảng Ninh

Di tích lịch sử

Di tích được UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng
1


Tháp chuông nhà thờ Tam Toà, Tháp
nước, cây đa Chùa Ông

Phường Hải Đình và
phường Đồng Mỹ

Chứng tích tội ác
chiến tranh

2

Sở chỉ huy Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
Quảng Bình

Bắc Nghĩa

Di tích lịch sử

3 Nhà lao Đồng Hới

Phường Hải Đình

Di tích lịch sử

4 Trận địa pháo binh Quang Phú

Xã Quang Phú

Di tích lịch sử


5 Chiến khu Thuận Đức

Xã Thuận Đức

Di tích lịch sử

Trụ sở Tỉnh ủy Quảng Bình trong
6 kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (thời Phường Đồng Sơn
kỳ 1965 - 1973)
7

Trận đánh biệt kích đêm 30/6/1964 ở
Đồng Thành

8 Trận công đồn Bình Phúc

Di tích lịch sử

Phường Hải Thành

Di tích lịch sử

Phường Đức Ninh Đông

Di tích lịch sử

Bảng1.1 Di tích , danh thắng thành phố Đồng Hới
(Nguồn: Trang thông tin điện tử Quảng Bình)
Ngoài ra còn có các công trình kiến trúc mới như ngọn đèn Hải Đăng, cầu

Nhật Lệ, Vực Quành, hệ thống khách sạn, nhà hàng, các trung tâm mua sắm, vui
chơi giải trí,...

20


- “Đặc sản là tên gọi chỉ chung về những sản vật, sản phẩm, hàng hóa (thường
là nông sản) mang tính đặc thù hoặc có nhiều điểm đặc biệt, riêng có mà xuất xứ từ
những vùng, miền, địa phương và tạo nên những nét đặc trưng của một vùng, miền
hay một địa phương nào đó. Khái niệm đặc sản cũng không nhất thiết chỉ về những
sản phẩm, sản vật được ra đời đầu tiên tại vùng, miền hay địa phương nhưng nó
mang tính chất thông dụng, phổ biến tại địa phương hay có chất lượng cao hơn hẳn
những sản phẩm cùng loại và được nhân dân địa phương coi như sản phẩm truyền
thống của địa phương mình” [17].
Trong tiếng Việt, đặc sản thường dùng để chỉ về lĩnh vực ẩm thực đặc biệt là
những những món ăn, thức uống, nguyên liệu, hương liệu, gia vị trong ẩm thực
mang tính đặc thù của một địa phương, đặc sản thường được dùng là quà biếu trong
mỗi chuyến đi, đến từ một vùng miền nổi tiếng về một loại đặc sản nào đó

[17]

.

Trong du lịch, đặc sản được khai thác trở thành sản phẩm du lịch cho du khách
thưởng thức và có những trải nghiệm thú vị. Đồng thời việc trao đổi hàng hóa đặc
sản trong du lịch là yếu tố kích thích phát triển, tạo động lực cho kinh tế hàng hóa
địa phương. Đồng Hới có đặc sản biển (tôm, cua, ghẹ, mực, ngao, cá mú, sò huyết,
đẻn biển, cháo hàu), bánh lọc, bánh bèo, cháo bánh canh bột, gà kiến, cháo và súp
lươn đồng,... là những món ẩm thực ngon tại đây. Du khách cũng có thể mua đặc
sản như khoai gieo, mực khô, mắm ruốc, hải sản biển tươi sống,... mang về làm quà.

Đặc sản của Đồng Hới có thể xếp thuộc nhóm tài nguyên DL nhân văn.
3. Một số vấn đề về quản lí, quảng bá du lịch hiện nay
3.1 Công tác quản lí, quảng bá du lịch:
Theo nguồn của Sở Văn hóa – Thể Thao - Du Lịch tỉnh Quảng Bình ngành
du lịch đã đạt được một số thành tựu nhất định trong giai đoạn 2011 – 2013. “Tổng
lượng du khách đến Quảng Bình đạt 3.208.000 lượt, tăng bình quân 11,2 %/năm.
Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 2.924 tỷ đồng. Tăng 34.7 %. Hệ số lưu trú bình
quân đạt 1,2 ngày / lượt khách.”[13] Tham gia gác hoạt động đối ngoại thúc đầy
quan hệ quốc tế về du lịch với các nước trong khối ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Hợp tác tuyên truyền, quảng bá,xúc tiến DL, chia sẻ kinh nghiệm có nhiều chuyển

21


biến mạnh mẽ, tích cực. Cơ sở hạ tầng ngày đã được quan tâm đầu tư, ngày càng
hoàn thiện dần. Nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch mới có hiệu quả.[1],
Tuy nhiên, công tác quản lí DL Đồng Hới nói riêng và cả nước nói chung
chậm được đổi mới; Luật DL và các luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản
pháp quy hướng dẫn thi hành còn thiếu đồng bộ và chưa phát huy được tiềm năng
thế mạnh của Tỉnh. Công tác quản lý còn bị bó hẹp chưa huy động được các nguồn
lực cho phát triển DL. Nhiều chính sách còn chồng chéo, bó chân lẫn nhau. Hệ
thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành chưa được hình thành và hợp
chuẩn khu vực và quốc tế; thủ tục hành chính. Quy trình quản lý chất lượng dịch vụ
còn nhiều yếu kém, còn tồn tại tình trạng chất lượng dịch vụ kém, chém chặt, chèo
kéo khách, còn rườm rà, nạn ăn xin, hát rong,... Tổ chức bộ máy của ngành có nhiều
thay đổi, chưa thực sự ổn định để phát huy hiệu lực, hiệu quả; quản lý liên ngành,
liên vùng rất yếu. Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch DL còn nhiều bất cập,
hiệu quả chưa được như mong muốn.
Công tác quản lý, bảo vệ môi trường, quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di
sản, phục vụ cho DL đã được quan tâm nhưng chưa phát triển đúng tầm. Vấn đề

giáo dục DL chưa triển khai sâu rộng từ các cấp quản lí đến người dân nên nhận
thức có phần hạn chế. Từ đó các kĩ năng giao tiếp, làm hài lòng khách đến của lao
động tham gia các hoạt động DL thiếu tính chuyên nghiệp. Sự phối hợp các đơn vị
liên ngành, các tổ chức đoàn thể trong công tác giáo dục dục DL còn mờ nhạt.
Các đơn vị kinh doanh và tổ chức các họat động DL chủ yếu là các công ty cổ
phần, doanh nghiệp tư nhân, đơn vị chức năng chủ yếu quản lí về mặt nhà nước nên
[1] Kèm theo Quyết định sô 3349/QĐ – UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 của chủ tịch UBND Tỉnh

khóQuảng
kiểmBình)
soát về chất lượng chuyên môn. Do đó việc cập nhật các thông tin phải
mất một thời gian dài, thiếu chính xác. Chưa có sân chơi chung cho các cá nhân,
đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch để cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất
lượng phục vụ cũng như hỗ trợ lẫn nhau về mặt chuyên môn. Các hoạt động thúc
đẩy sự gia tăng doanh thu, quảng bá còn thiếu tính chuyên nghiệp, nhỏ lẻ, có tính tự
phát nên hiệu quả chưa cao.

22


3.2 Bản đồ du lịch hiện hành
Bản đồ DL Đồng Hới hiện nay là một phần trong bản đồ DL Quảng Bình do
Hiệp Hội DL xuất bản. Bản đồ này có ưu điểm gọn, đẹp phù hợp và thuận lợi cho
du khách sử dụng khi đi DL. Có giới thiệu các tuyến DL nội tỉnh, trong đó Đồng
Hới là điểm đầu của hành trình. Bản đồ có quảng bá hình ảnh và thông tin các đơn
vị, doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực DL. Riêng thành phố
Đồng Hới, bản đồ này chỉ thể hiện phần trung tâm ở phường Đồng Mỹ, Hải Đình,
Đồng Phú và Hải Thành. Các phường còn lại không thể hiện trên bản đồ, điều này
đã không kích thích được sự chú ý của du khách cũng như hạn chế sự phát triển các
hoạt động DL ở những vùng này. Một số đối tượng đặc biệt như đặc sản chưa được

giới thiệu trên bản đồ.
Công tác số hóa bản đồ DL Quảng Bình nói chung và Đồng Hới nói riêng lại
do các đơn vị bên ngoài... không thuộc phạm vi quản lí của các đơn vị chức năng
thành phố Đồng Hới nên việc cập nhật phục vụ cho quản lí và quảng bá thiếu sự
linh hoạt, còn nhiều bất cập.

23


Chương 2 Khái quát về GIS và những ứng dụng của GIS trong quản lí
và quy hoạch du lịch
1. Khái quát về hệ thống thông tin địa lí GIS
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) là lĩnh vực
kết hợp giữa Công nghệ thông tin (CNTT) và thông tin Địa lý. GIS đã đem lại hiệu
quả thiết thực trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu bề mặt trái đất.
Chức năng của GIS là nhập,lưu trữ, quản lí CSDL, truy nhập tra cứu, phân
tihcs và hiển thị thông tin giúp người sử dụng đánh giá, phân tích đưa đến sự quyết
định trong nghiên cứu, quy hoạch và quản lý. Để sắp xếp cho một số hệ thống thông
tin người sử dụng cần phải được cung cấp dữ liệu một cách đầy đủ và hữu hiệu,
điều này đạt được bởi phương pháp của hệ thống quản lý dữ liệu (DBMS). Một
CSDL của hệ thống thông tin địa lý có thể chia làm hai loại dữ liệu cơ bản: dữ liệu
không gian và phi không gian. Mỗi loại có những đặc điểm riêng và chúng khác
nhau về yêu cầu lưu trữ dữ liệu, hiệu quả, xử lý và hiển thị.
Dữ liệu không gian là những mô tả số của hình ảnh bản đồ, chúng bao gồm tọa
độ, quy luật và các ký hiệu dùng để xác định một hình ảnh bản đồ cụ thể trên từng bản
đồ hay hình ảnh bản đồ trên màn hình hoặc trên giấy thông qua thiết bị ngoại vi…
Dữ liệu phi không gian là những diễn tả về đặc tính, số lượng, mối quan hệ
của các hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng. Các dữ liệu phi không gian còn
được gọi là dữ liệu thuộc tính, chúng liên quan đến vị trí địa lý hoặc các đối tượng
không gian và liên kết chặt chẽ với chúng trong hệ thống thông tin địa lý thông qua

một cơ chế thống nhất chung.
Hệ quản trị CSDL cho dữ liệu không gian bao gồm các hệ thống cơ bản sau:
- Hệ thống nhập bản đồ: Hệ thống cung cấp các công cụ để số hóa đối tượng
trên bản đồ. Hiện nay có hai phương pháp để chuyển bản đồ giấy thành bản đồ số
đó là số hóa bản đồ dùng bàn số hóa (digitizer) và vector hóa bản đồ, quá trình
vector hóa có thể thực hiện thủ công qua số hóa trên màn hình (head up digitizing)
hoặc dùng các phân phần chuyên dụng chuyển tự động/ bán tự động từ dạng ảnh
bản đồ sang vector.

24


Nguồn dữ liệu không gian có thể được thu thập từ các phương pháp khác nhau
như bản đồ giấy, sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS), sử dụng các máy đo đạc
thực địa (máy toàn đạc)…vì vậy hệ thống nhập bản đồ phải đáp ứng được chức
năng nhập (import) các dạng (format) dữ liệu khác nhau.
- Hệ thống hiển thị bản đồ: Cung cấp khả năng hiển thị bản đồ trên màn hình
cho người sử dụng xem một cách linh hoạt, trực quan và sinh động.
- Hệ thống tra cứu, hỏi đáp cơ sở dữ liệu: Cung cấp các công cụ cho người sử
dụng tra cứu, hỏi đáp, truy vấn các thông tin cần thiết trong cơ sở dữ liệu, với đặc
điểm linh hoạt, dễ sử dụng, thời gian truy vấn nhanh. Hệ thống cho phép tra cứu
trên cả hai loại dữ liệu: dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.
- Hệ thống phân tích địa lý: Đây là thế mạnh của công nghệ GIS, hệ thống
cung cấp các công cụ cho người dùng xử lý, phân tích dạng dữ liệu không gian. Từ
đó hình thành nên những thông tin dữ liệu mới (thông tin dẫn xuất) phục vụ cho
mục đích người dùng. Bên cạch đó, hệ thống còn cung cấp các công cụ phân tích,
thống kê trên cơ sở dữ liệu thuộc tính tạo nên tính thế mạnh đặc trưng của GIS.
- Hệ thống in ấn bản đồ: Có nhiệm vụ in ấn các bản đồ thành quả ra các thiết
bị đầu ra như máy in, máy vẽ…đặc điểm tương thích với nhiều thiết bị ngoại vi.
Ngày nay, GIS đã trở thành hệ thống quản lý thông tin không gian có khả năng

lưu trữ, thống nhất, phân tích, mô hình hóa và mô tả nhiều loại dữ liệu, đặc biệt là
khả năng phân tích, liên kết dữ liệu thuộc tính với dữ liệu không gian, vì vậy GIS là
sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa công nghệ bản đồ số, những thông tin mang tính
không gian và hệ thống cơ sở dữ liệu - những thông tin vô hướng. Ngược lại, quá
trình thu thập, lưu trữ và phân tích thông tin trên GIS có khả năng phát hiện những
quy luật phân bố của sự vật, hiện tượng, có thể giải thích được các nguyên nhân, dự
báo,... từ đó tác động ngược trở lại vào các chính sách, hoạch định về việc khai thác
và sử dụng các tài nguyên du lịch, đánh giá đúng đắn mang tính khả thi của các chủ
trương, chính sách giúp các nhà quản lí có những quyết định phù hợp về mặt kĩ
thuật cũng như trong quản lí nhà nước.

25


×