Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

“Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Nam Cương, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.54 KB, 105 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................. i
DANH MỤC VIẾT TẮT...........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................vii
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..............................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................3
1.1. Cơ sở lý luận về nông thôn mới..........................................................................3
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản..................................................................................3
1.1.3. Vị trí, vai trò của nông thôn mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước..............................................................................................................6
1.1.4. Mục tiêu của xây dựng Nông thôn mới............................................................7
1.1.5. Vị trí phạm vi của xây dựng Nông thôn mới....................................................7
1.1.6. Nội dung xây dựng Nông thôn mới.................................................................8
1.1.7. Các nguyên tắc xây dựng nông thôn mới.........................................................8
1.1.8.Tiêu chí xây dựng nông Thôn mới....................................................................9
1.2. Cơ sở pháp lý xây dựng nông thôn mới............................................................10
1.2.1. Các văn bản pháp lý về xây dựng nông thôn mới..........................................10
1.3. Thực tiễn xây dựng nông thôn mới...................................................................12
1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới...........12
1.3.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.............................................15
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................21

i


2.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................21
2.2 Phạm vị nghiên cứu...........................................................................................21
2.3 Nội dung nghiên cứu.........................................................................................21


2.3.1. Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên,thực trang phát triển kinh tế xã hội 21
2.3.2. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất xã Nam Cườg, huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn................................................................................................................... 21
2.3.3 Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch xây dưng nông thôn mới
tai xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn, Tỉnh Bắc Kạn.................................................22
2.3.4. Những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch xây dưng nông thôn
mới trong thời gian tiếp theo tại xã Nam Cường.....................................................22
3.4 Phương án nghiên cứu.......................................................................................22
3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập tài kiệu, số liêu..............................................22
3.4.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu..............................................................22
3.4.3 Phương pháp so sánh......................................................................................23
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................24
3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội xã Nam
Cường......................................................................................................................24
3.1.1 Điều kiện tự nhiên..........................................................................................24
3.1.2. Các nguồn tài nguyên....................................................................................25
3.1.3 Thực trang phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.............................................28
3.1.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã Nam Cường
giai đoạn 2012– 2016..............................................................................................35
3.2. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn........37
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai...............................................................................37
3.2.2. Tình hình biến động đất đai...........................................................................42

ii


3.2.3 Hiện trang sử dụng đất tại xã Nam Cường......................................................47
3.3 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông mới ở xã Nam Cường.
................................................................................................................................. 50
3.3.1. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình nông thôn mới theo 19 tiêu chí xã

Nam Cường.............................................................................................................50
3.3.2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới.................62
3.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới xã Nam cường............77
3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông
thôn mới..................................................................................................................81
3.4.1. Gải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch......................................................81
3.4.2. Giải pháp huy động vốn.................................................................................81
- Tăng cường huy động các nguồn lực: đấu giá quyền sử dụng đất, vận động các
doanh nghiệp, nhân dân tích cực tham gia đóng góp ngày công lao động, hiến vật,
kinh phí vào chương trình xây dựng nông thôn mới................................................81
3.4.3. Giải pháp về quản lý đất đai và phòng chống thiên tai...................................82
3.4.4. Giải pháp về nguồn nhân lực.........................................................................82
3.4.5. Giải pháp về tuyên truyền, nhận thức............................................................83
KẾT LUẬ N VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................84
1. Kết luận...............................................................................................................84
2. Kiến nghị.............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................86
PHỤ LỤC................................................................................................................ 87

iii


iv


DANH MỤC VIẾT TẮT

CP

Chính phủ


KT – XH

Kinh tế, xã hội

CNH - HDH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

ANQP

An ninh quốc phòng

BCĐ

Ban chỉ đạo

TDTT

Thể dục thể thao

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHHGĐ


Kế hoạch hóa gia đình

UBMTTQ

Uỷ ban mặt trận tổ quốc

NTM

Nông thôn mới

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

THCS

Trung học cơ sở

TH

Tiểu học


v


DANH MỤC BẢNG

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao thành hàng hóa đang là hướng đi
nâng cao thu nhập cho người dân xã Quang Thuận huyện Chợ Đồn.......................18
Hình 3.1. Hình ảnh chụp từ trên cao khu trung tâm xã Nam Cường........................35
Hình 3. 2 : Hình ảnh đường liên thôn nối giữa 2 thôn Phiêng Cà- Cọn Pỏong........52
Hình 3.3 : Bưu điện văn hóa xã Nam Cường...........................................................54
Hình 3.4: Trường THCS Nam Cường......................................................................57
Hình 3.5: Trường TH Nam Cường..........................................................................57
Hình 3.6: Tram y tế xã Nam Cường.........................................................................58
Hình 3. 7: Hình ảnh ngập lụt tại xã Nam Cường.....................................................69
Hình 3.8: Nhà sàn truyền thống của dân tộc tày......................................................77

vii


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trước tình hình đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và hội
nhập với kinh tế toàn cầu,cần có những chính sách cụ thể mang tính đột phá nhằm
giải quyết tất cả các vấn đề kinh tế. Đáp ứng cầu này Nghị quyết của Đảng về nông
nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống,đẩy mạnh tốc độ CNH-HĐH nông nghiêp nông

thôn,việc làm trong giai đoạn hiện nay là xây dựng đươc một mô hình nông thôn
mới đáp ứng yêu cầu phát huy nội lục của nông dân,nông nghiêp và nông thôn,đủ
điều kiện hội nhập kinh tế thế giới.Thực hiên nghị quyết đại hội X,tại hội nghị lần
thứ 7 khóa X về “Nông nghiệp,nông dân và nông thôn”thủ tướng chính phủ đã ban
hành”Bộ chỉ tiêu Quốc gia về nông thôn mới”(Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
16/4/2009) và “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” tai Quyết
định số 800/QĐ-TTg ngày 06/04/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo xây dưng nông
thôn mới trên cả nước.Cùng với quá trình thực hên chủ trương của Đảng về phát
triển nông thôn,xã có cuộc sống no đủ,văn minh,môi trường trong sạch.
Trước khi xây dưng Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới đời sống
của người dân xã Nam Cường đã được nâng lên một cách rõ rệt. Số hộ nghèo, số
nhà dột nát giảm mạnh; Số nhà văn hóa cấp xã và thôn đã được đầu tư xây dựng;
Các đường trục xã, thôn được cải tạo, nâng cấp. Song vẫn chưa đáp ứng được các
tiêu chí nông thôn mới trong bộ tiêu chí do Chính phủ ban hành. Để đáp ứng được
yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội trong thời kỳ đổi mới tại huyện Chơ đồn nói
chung và xã Nam Cường nói riêng việc đánh giá hiện trạng, định hướng, lập và thực
hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới là cần thiết.
Xã Nam Cương, huyện Chơ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đang xây dựng nông thôn
mới và đạt được nhiều thành tựu đáng kể đời sống của người dân được nâng lên,
xây dựng được các công trình hạ tầng như chơ, trạm ý tế, UBND xã, hệ thống điện,
đường giao thông, thủy lợi được nâng cấp góp phần nâng cao đời sống của người
dân, Tính đến ngày 31/12/2016 xã đã đạt được 7/19 tiêu chí theo chuẩn Nông thôn
mới. Tuy nhiên trong quá trình khai thực hiện đã gặp nhiều khó khăn: Việc triểu
1


khai còn nhiều lúng túng, công tác quy hoạch còn thiếu đồng bộ còn 5 công trình
chưa thực hiện đúng quy hoạch. Vì vậy đòi phải nghiên cứu tình hình thực hiện quy
hoạch xây dụng nông thôn mới của xã để tiếp tục đưa ra các biện pháp pháp phù
hợp nhằm tiếp tục thực hiện phương án quy hoạch đạt hiệu quả cao nhất.

Xuất phát từ những vấn đề đó tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình thực
hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Nam Cương, huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới trên địa
bàn xã Nam Cương, huyện Chơ Đồn,tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện quy hoạch xây dựng
Nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo trên địa bàn xã Nam Cương, huyện Chơ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận về nông thôn mới
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Khái niệm về nông thôn
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị
xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã (Ban
tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, 2013).
- Khái niệm về nông thôn mới
Nông thôn mới là vùng nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hóa, tinh
thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông
thôn và thành thị. Nông thôn được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật
tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò quan trọng làm chủ Nông
thôn mới.
Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được
xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông
nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được

nâng cao, đảm bảo vững An ninh- Chính trị- Trật tự xã hội.
- Khái niệm về quy hoạch nông thôn mới là bố trí sắp xếp các khu chức năng,
sản xuất, dịch vụ, hạ tầng Kinh tế - Xã hội
- Môi trường trên địa bàn theo tiêu chuẩn Nông thôn mới, gắn với đặc thù
tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, được mọi người dân của xã trong mỗi thôn,
mỗi gia đình nhận thức đầy đủ, sâu sắc và quyết tâm thực hiện (Ban tuyên giáo
Thành ủy Hà Nội, 2013).
Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 có các đặc trưng cơ bản sau: Kinh tế
phát triển đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao. Nông
thôn mới được phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại,
môi trường sinh thái được bảo vệ, dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc

3


được giữ gìn và phát huy, chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao, an ninh
quốc phòng tốt, dân chủ được phát huy (Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội 2013).

1.1.2. Chức năng của nông thôn mới
1.1.2.1. Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại
Chức năng cơ bản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nông phụ
chất lượng cao. Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của Nông
thôn mới bao gồm các cơ cấu ngành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp
hiện đại hóa, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức
nông nghiệp hiện đại. Cần phân tách rõ nông thôn và Thành thị; các đặc điểm riêng
của Thành thị và làng xã; phân công hợp lý Thành thị và nông thôn, tức là nhấn
mạnh nông thôn phục vụ Thành thị, ngược lại Thành thị hỗ trợ nông thôn. Đó chính
là cơ sở quan trọng để thực hiện Thành thị và nông thôn phát triển hài hòa. Trong
quá trình hình thành nên đô thị đã xuất hiện 2 loại hiệu ứng: hiệu ứng kinh tế khu
vực và hiệu ứng tập hợp, 2 hiệu ứng này quyết định Thành thị thích hợp để phát

triển công nghiệp, do vậy mà các chức năng của Thành thị cũng được thực hiện xuất
phát trên cơ sở 2 loại hiệu ứng này. Còn với nông thôn thì có thể nói nông nghiệp là
chức năn tự nhiên của nông thôn. Xây dựng Nông thôn mới không có nghĩa là biến
nông thôn trở thành thành thị. Hướng tư duy áp dụng mô hình phát triển của thành
thị vào xây dựng nông thôn vào phần nào đã phủ nhận những giá trị tự có của nông
thôn và khả năng phát triển trên cơ sở giữ vững bản sắc riêng nông thôn ( Cù Ngọc
Hưởng, 2006).
1.1.2.2. Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống
Trải qua hàng ngàn năm phát triển, làng xóm ở nông thôn được hình thành dựa
trên những cộng đồng có phong tực tập quán, truyền thống. Những phong tục tập
quán đã được hình thành từ lâu đời, ở đó con người đối xử tin cậy lẫn nhau trên quy
phạm phong tục tập quán. Ở đó quan hệ huyết thống là mối quan hệ quan trọng
nhất. Chính xác tập thể nông dân cùng huyết thống đã giúp họ khắc phục được
những nhược điểm của kinh tế tiểu thủ; tiểu nông, giúp bà con chống chọi với thiên
tại họa nạn. Cũng chính văn hóa quê hương đã sản sinh ra những văn hóa tinh thần
4


quý báu như lòng kính lão, yêu trẻ, giúp nhau canh gác bảo vệ, giản dị tiết kiệm,
thật thà đáng tín, yêu quý quê hương, vv...tất cả được sản sinh trong hoàn cảnh xã
hội nông thôn. Các truyền thống văn hóa quý báu này đòi hỏi phải giữ gìn và phát
triển trong một hoàn cảnh đặc thù. Môi trường thành thị là nơi có tính mở cao, con
người cũng có tính năng động cao, vì thế văn hóa quê hương ở đây không còn tính
kế tục. Do vậy, chỉ còn nông thôn với đặc điểm sản xuất nông nghiệp và tụ cư theo
dân tộc, dòng tộc mới là môi trường thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục văn hóa quê
hương. Ngoài ra, các hoàn cảnh nông thôn với đặc trưng riêng đã hình thành nên
màu sắc văn hóa làng xã, thể hiện các tư tưởng triết học như trời đất giao hòa, thuận
theo tự nhiên với sự tôn trọng tự nhiên cũng như chú trọng sự kế tục phát triển của
dân tộc.
1.1.2.3. Chức năng sinh thái

Chức năng này chính là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt giữa
thành thị và nông thôn. Nền văn minh nông nghiệp được hình thành từ những tích
lũy trong suốt quá trình lâu dài, từ khi con người thích ứng với thiên nhiên, cải tạo
thiên nhiên, cho đến khi phá vỡ tự nhiên dẫn đến phải chịu đựng các ảnh hưởng xấu
và cuối cùng là tôn trọng tự nhiên. Trong nông thôn truyền thống, con người và tự
nhiên sinh sống hài hòa với nhau, con người tôn trọng tự nhiên, bảo vệ tự nhiên và
hình thành nên thói quen làm việc theo quy luật tự nhiên. Ở thành thị, con người
không tránh khỏi phải đối mặt với những căn bệnh do ô nhiễm không khí, nước
uống, thực phẩm mang lại. Các căn bệnh của xã hội văn minh hiện đại như ung thư,
bệnh tâm não huyết quản, vv... ngày càng gia tăng. Nếu so sánh với hệ thống sinh
thái đô thị, thì hệ thống sinh thái nông thôn một mặt có thể đáp ứng nhu cầu cung
cấp các sản phẩm lương thực hoa quả cho con người, mặt khác cũng đáp ứng được
yêu cầu về môi trường tự nhiên. Thuộc tính sản xuất nông nghiệp đã quyết định hệ
thống sinh thái nông nghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái. Đất đai
canh tác nông nghiệp, hệ thống thủy lợi, các khu rừng thảo nguyên,vv... phát huy
các tác dụng sinh thai như điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm tiếng ồn, cải thiện nguồn
nước, phòng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất,vv... Thông qua sự tuần hoàn của

5


tự nhiên và năng lượng cuối cùng thành thị cũng là nơi được lợi ích từ chức năng
sinh thai của nông thôn.
1.1.3. Vị trí, vai trò của nông thôn mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước
* Về kinh tế
+ Nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao lưu
hội nhập. Để đạt được điều đó cơ cấu hạ tầng của nông thôn phải hiên đại, tạo điều
kiện cho mở rộng sản xuất và giao lưu buôn bán.
+ Thúc đây nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người

tham gia vào thị trường, hạn chế nhiều rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sự
phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữ nông thôn và
thành thị.
+ Phát triển các hình thức sở hữu đa dang, trong đó chú ý xây dưng mới các
hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ chợ các hợp tác xã các ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghê phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát
triển ngành nghề ở nông thôn.
+ Sản xuất hàng hóa nông nghiệp có chất lượng cao, nét độc đáo, đặc sắc của
từng vùng từng đia phương. Tập trung đầu tư vào trang thiết bị, công nghệ sản suất
chế biến nông sản sau thu hoạch vừa có khả năng tận dụng nhiều lao đông vừa đáp
ứng yêu cầu xuất khẩu.
* Về chính trị
+ Phát huy dân chủ với tinh thần thựơng tôn phát luật, gắn với lệ làng hương
ước và pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp luật tôn trọng
kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã.
+ Phát huy tối đa quy chế dân chủ cơ sở, tôn trọng hoạt động của xã hôi, đoàn
thể, các tổ chức hiệp hội vì công đồng, nhằm huy động tổng động lực vào xây dựng
nông thôn mới.
* Về văn hóa – xã hội

6


Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, giúp nhau xóa đói giảm nghèo vươn
lên làm giàu chính đáng.
* Về con người
+ xây dưng hình mẫu người nông dân sản xuất hàng hóa khá giả, giàu có; kết
tinh các tư cách: công dân, thể nhân, dân của làng, người của các dòng họ, gia đình.
+ Người nông dân và cộng đồng nông thôn là trung tâm của mọi chiến lược
phát triển nông nghiệp nông thôn. Đưa nông dân và sản xuất hàng hóa doanh nhân

hóa nông dân, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, thị trường hóa nông thôn.
* Về môi trường
Xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường, du lịch sinh thái. Bảo vệ rừng đầu
nguồn chống ô nhiễm nguồn nước không khí và chất thải từ các khu công nghiệp để
nông thôn phát triển bền vững.
1.1.4. Mục tiêu của xây dựng Nông thôn mới
Mục tiêu của xây dựng Nông thôn mới là nhằm nâng cao đời sống tinh thần,
vật chất của dân cư nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo
hướng hiện đại; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất; sản xuất nông
nghiệp có sức cạnh tranh cao; xây dựng nông thôn mới; phát triển hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y
tế, khu dân cư… xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh giàu đẹp,
bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc dân tộc, an ninh trật tự được giữ vững
theo hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống
chính trị ở nông thôn, củng cố vững chắc liên minh công nhân- nông dân – trí thức.
1.1.5. Vị trí phạm vi của xây dựng Nông thôn mới
Xây dựng Nông thôn mới có thể tạm coi là một bộ phận, hợp phần của tổng
thể phát triển nông thôn. Nếu căn cứ vào diễn giả ngôn từ, Nông thôn mới sẽ khác
biệt với nông thôn hiện nay, hoặc với nông thôn trước kia. Sự khác biệt đó hàm ý sự
thay đổi theo hướng tích cực của vùng nông thôn. Các thay đổi đó có thể về bộ mặt
nông thôn thể hiện ra bên ngoài nói chung, cũng như các thay đổi về chất lượng, về
tinh thần tạo ra động lực thúc đẩy nông thôn tại một vùng phạm vi địa lý nhất định.
Nếu phát triển nông thôn là vấn đề phát triển chung, có sự thống nhất tương đối và
7


có thể chia sẻ các nước khác nhau trên thế giới thì xây dựng nông thôn mới có tính
chất đặc thù. Không nhiều nước sử dụng và phát triển nội dung này thành công
trong phát triển nông thôn.
Xây dựng Nông thôn mới tập trung vào tổ chức thực hiện các nông dung phát
triển nông thôn tại cấp cơ sở. Việc quản lý và thực hiện trên cơ sở cấp quản lý chính

quyền tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng dân cư. Nó có giới hạn về phạm vi địa lý với
từng diện tích tương đối nhỏ, tương đương với mỗi phạm vi sinh sống của mỗi cộng
đồng dân cư nông thôn. Xây dựng Nông thôn mới là một quá trình liên tục và lâu
dài. Các nội dung sẽ bao trùm tất cả các hoạt đông phát triển nông thôn tại cấp cơ
sở. Có nhiều bên với vai trò khác nhau sẽ tham gia vào quá trình xây dựng Nông
thôn mới đó chính là người dân, Nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác.
1.1.6. Nội dung xây dựng Nông thôn mới
Nông thôn mới có năm nội dung cơ bản:
- Thứ nhất là nông thôn mới có làng xã văn minh, sạch sẽ, hạ tầng hiện đại.
- Thứ hai là sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa.
- Thứ ba là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày được nâng cao.
- Thứ tư là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển.
- Thứ năm là xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.
Những nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong quá trình thực
hiện cần phải giải quyết đồng bộ và toàn diện nhằm khơi dậy và phát huy tốt vai trò
người nông dân trong công cuộc xây dựng Nông thôn mởi nước ta ngày càng văn
minh hiện đại.
1.1.7. Các nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
- Nguyên tắc 1: Nội dung xây dựng nông thôn mới phải hướng tới thực hiện
Bộ tiêu chí Quốc gia được quy định tại Quyết định 91/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của
Thủ tướng Chính phủ.
- Nguyên tắc 2: Xây dựng nông thôn mới theo phuơng châm phát huy vai trò
chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính. Nhà nước đóng vai trò định
hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và

8


hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc
dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.

- Nguyên tắc 3: Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương
trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án
khác đang triển khai ở nông thôn có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần
thiết; có cơ chế chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh
tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư.
- Nguyên tắc 4: Được thực hiện gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có
quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch.
- Nguyên tắc 5: Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp Uỷ
Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch,
kế hoạch, tổ chức thực hiện, hình thành cuộc vận động “Toàn dân xây dựng nông
thôn mới” do Mặt trận tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức Chính trị- Xã hội vận động
mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới.
- Nguyên tắc 6: Công khai, minh bạch về quản lý và sử dụng các nguồn lực;
tăng cường tính chủ động trong quá trình tổ chức thực hiện cho cấp xã; phát huy vai
trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở trong
việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
1.1.8.Tiêu chí xây dựng nông Thôn mới
- Căn cứ quyết định số: 491/QĐ - TTg ngày16/4/2009 của thủ tướng chính
phủ về ban hành bô chỉ tiêu quốc gia về nông thôn mới.
- Căn cứ thông tư số 54/2009/TT – BNNPTNN ngày 21/8/2009 của bộ nông
nghiệp và PTNN về sự hướng dẫn tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
tiêu chí để xây dưng mô hình nông thôn mới:
- Tiêu chí số 1 : Quy hoạch
- Tiêu chí số 2 : Giao thông
- Tiêu chí số 3 : Thủy lơi
- Tiêu chí số 4 : Điên nông thôn
- Tiêu chí số 5 : Trường học
9



- Tiêu chí số 6 : Cơ sở vật chất văn hóa
- Tiêu chí số 7 : Chợ nông thôn
- Tiêu chí số 8 : Bưu điện
- Tiêu chí số 9 : Nhà ở dân cư
- Tiêu chí số 10 : Thu nhập
- Tiêu chí số 11 : Hộ nghèo
- Tiêu chí số 12 : Cơ cấu lao động
- Tiêu chí số 13 : Hình thức tổ chúc sản xuất
- Tiêu chí số 14 : Gíao dục
- Tiêu chí số 15 : Y tế
- Tiêu chí số 16 : Văn hóa
- Tiêu chí số 17 : Môi trường
- Tiêu chí số 18 : Hệ thống tổ chức chính trị
-Tiêu chí số 19 : An ninh trật tự xã hội
1.2. Cơ sở pháp lý xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Các văn bản pháp lý về xây dựng nông thôn mới
- Xây dựng nông thôn mới được thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý sau:
- Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
- Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
- Luật Thương mại ngày 14/6/2005;
- Nghị quyết 26 – NQ / TW Hội nghị trung ương lần thứ 7 về vẫn đề nông
nghiệp nông dân và nông thôn.
- Căn cứ Nghị quyết số 20 – NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Quyết định số 491/2009/QĐ – TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
-Thông tư số 54/2009/TT – BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới.


10


-Quyết định số 2226/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban
nhân dân huyện Chợ Đồn về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Nam Cường giai đoạn 20102020.
-Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân
dân huyện Chợ Đồn về việc phê duyệt Đồ án xây dựng nông thôn mới xã Nam
Cường giai đoạn 2010-2020.
- Quyết định số 1175/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân
dân huyện Chợ Đồn về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới xã Nam
Cường giai đoạn 2012-2015 định hướng đến năm 2020.
- Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng (QCXDVN01:2008/BXD)
- Quyết định số 491/ QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ v/v
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về quy hoạch xây dưng nông thôn mới
(QCVN14:2009/BXD)
- Quyết định số 800/QĐ – TTg ngày 16/4 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ
phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dưng nông thôn mới giai đoạn
2010 -2020.
- Thông tư số 31/31/2009/TT – BXD, thông tư số 32/2009/TT –BXD ngày
10/9/2009 của BXD ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn mới và
Quy chuển quốc gia về quy hoạch xây dưng nông thôn.
- Thông tư số 54/2009/TT –BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn hướng dẫn bộTiêu chí quốc gia về nông thôn.
- Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn hưóng dẫn bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn
mới.
- Quyết định số 234/2012 của UBND tỉnh Bắc Kan về xây dựng nông thôn

mới giai đoạn 2012- 2020.
- Báo cáo tình hình kinh tế xã hôi của xã giai đoạn 2010-2015 của UBND xã
Nam Cường.
11


- Kế hoạch số 476/KH-UBND ngày 13/5/2011 của UBND tỉnh Bắc Kạn thực
hiên quyết định của Tỉnh ủy Bắc Kạn về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012015 tỉnh Băc Kạn
- Kế hoạch số 582/2016 ngày 05/01/1016 về thực hiên Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyên Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
giai đoạn 2016-2020
- Đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Nam Cường giai đoạn 20122020
1.3. Thực tiễn xây dựng nông thôn mới
1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới
- Có thể nói rằng cho dù tiến trình đô thị hóa và công nghiệp hóa được thúc
đẩy thế nào, các nước có đa phần dân số làm nghề nông (trong đó có Việt Nam)
cũng phải chấp nhận một thực tế: Vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm nữa, số
dân tiếp tục dựa vào nông nghiệp để mưu sinh vẫn là số lớn. Chính vì vậy, xây dựng
nông thôn mới không phải là một quy hoạch kinh tế ngắn hạn mà là một Quốc sách
lâu dài. Những kinh nghiệm xây dựng Nông thôn mới của một số nước Châu Á
dưới đây sẽ là bài học vô cùng quý báu cho Việt Nam trong quá trình thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
1.3.1.1. .Xây dựng nông thôn mới tại Thái Lan
Thái Lan là một nước nông nghiệp truyền thông với dân số nông thôn khoảng
80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững của nông nghiệp, Thái Lan
đã áp dụng một số chiến lược như tăng cường vai trò của các cá nhân và tổ chức
hoạt đông trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm
cho nông dân, giải quyết vẫn đề nợ trông nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết
lập hệ thống bảo hiểm rủ ro cho nông dân.
Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông

nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến
nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát
triển. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh nhờ
một số chính sách sau:
12


- Chính sách phát triển nông nghiệp: Một trong những nội dung quan trọng
nhất của kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội thời kỳ 2000-2005 là kế hoạch cơ cấu lại mặt hàng nông sản của Bộ
Nông nghiệp Thái Lan, nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sản lượng của 12
mặt hàng nông sản, trong đó có các mặt hàng: gạo, dứa, tôm sú, gà và cà phê. Chính
phủ Thái Lan cho rằng, càng có nhiều nguyên liệu cho chế biến thì ngành công
nghiệp chế biến lương thực thực phẩm mới phát triển và càng thu được nhiều ngoại
tệ cho đất nước. Nhiều sáng kiến làm gia tăng giá trị cho nông sản được khuyến
khích trong chương trình Mỗi làng một sản phẩm và chương trình Quỹ làng.
- Mở cửa thị trường khi thích hợp: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư, thu
hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong nước
để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua việc mở cửa cho
các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh. Trong tiếp cận thị trường xuất
khẩu, Chính phủ Thái Lan là người đại diện thương lượng với chính phủ các nước
để các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thực phẩm chế
biến. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà
máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào kết cấu hạ tầng như: Cảng kho lạnh, sàn đấu
giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản
xuất hàng nông nghiệp, thủy hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công
nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nhất là các nước
công nghiệp phát triển.
1.1.3.2. Xây dựng nông thôn mới tại Trung Quốc

Họ chuẩn hoá và hệ thống chất lượng; Cơ quan Phát triển công nghệ và khoa
học quốc gia xúc tiến việc áp dụng khoa học và công nghệ cho chế biến; Bộ Đầu tư
xúc tiến đầu tư vào vùng nông thôn (Tuấn Anh, 2012). Xây dựng nông thôn mới ở
Trung Quốc Từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20, Trung Quốc đã chọn hướng phát
triển nông thôn bằng cách phát huy những công xưởng nông thôn thừa kế được của
những công xã nhân dân trước đây, thay đổi sở hữu và phương thức quản lý để phát
triển mô hình “công nghiệp hưng trấn”. Các lĩnh vực như chế biến nông lâm sản,
13


hàng công nghiệp nhẹ, máy móc nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp... đang
ngày càng được đẩy mạnh. Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định
ra các biện pháp thích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu đường.
Chính phủ hỗ trợ, nông dân xây dựng. Với mục tiêu “ly nông bất ly hương” Trung
Quốc đã thực hiện đồng thời 3 chương trình phát triển nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
- Chương trình đốm lửa: điểm khác biệt của chương trình này là trang bị cho
hàng triệu nông dân các tư tưởng, tiến bộ khoa học, bồi dưỡng nhân tài đốm lửa,
nâng cao tố chất nông dân. Sau 15 năm thực hiện, chương trình đã bồi dưỡng được
60 triệu thanh niên nông thôn thành một đội ngũ cán bộ khoa học cốt cán, tạo ra
một động lực tiềm năng thúc đẩy nông thôn phát triển theo kịp với thành thị.
- Chương trình giúp đỡ vùng nghèo: mục tiêu là nâng cao mức sống của các
vùng nghèo, vùng miền núi, dân tộc ít người; mở rộng ứng dụng thành tựu khoa học
tiên tiến, phổ cập tri thức khoa học công nghệ và bồi dưỡng cán bộ khoa học cốt cán
cho nông thôn xa xôi, tăng sản lượng lương thực và thu nhập của nông dân. Sau khi
thực hiện chương trình, ở những vùng này, số dân nghèo giảm từ 1,6 triệu người
xuống còn 5 vạn người, diện nghèo khó giảm từ 47% xuống còn 1,5% Tại hội nghị
toàn thể Trung ương lần thứ 5 khóa XVI của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, năm
2005, lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra quy hoạch “Xây dựng nông thôn mới xã hội
chủ nghĩa”. Đây là kế hoạch xây dựng mới đã được Trung Quốc đưa vào kế hoạch

phát triển kinh tế xã hội năm năm lần thứ XI (2006-2010). Tuy vậy, dù với rất nhiều
cố gắng, phát triển nông thôn cấp cơ sở và nông thôn mới tại Trung Quốc cũng chưa
đạt được các mục tiêu đề ra để thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn. Mô hình
nông thôn mới của Trung Quốc chưa được coi là thành công khi hiện nay, khoảng
cách giữa khu vực thành thị và nông thôn vẫn đang ngày càng rộng ra. Còn tồn tại
nhiều vấn đề trong khu vực nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc (Nguyễn Quang
Dũng, 2010)
1.3.1.3 . Xây dựng nông thôn mới tại Nhật Bản
Từ năm 1979, ở tỉnh Oi-ta, Nhật Bản là hình thành và phát triển phong trào “
Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP), mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực
14


này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản. Người khởi
xướng phong trào OVOP của thế giới là tiến sỹ Morihikô Hiramatsu nhấn mạnh ba
nguyên tắc chính xây dựng phong trào OVOP. Đó là địa phương hóa rồi hướng tới
toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn
mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng báo,
hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Câu chuyện từ những kinh nghiệm trong quá tình xây
dựng các thương hiệu đặc sản nổi tiếng của Nhật Bản như nấm hương, rượu Shochu
lúa mạch, chanh Kabosu... cho thấy những bài học sâu sắc rồi tự chế biến, tự tiêu
thụ sản phẩm mà không phải qua thương lái. Họ được hưởng toàn bộ thành quả chứ
không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian nào. Chỉ tính riêng trong 20 năm
kể từ năm 1979- 1999, phong trào OVOP “ Mỗi làng, một sản phẩm” của đất nước
Nhật Bản đã tạo ra được rất nhiều sản phẩm bình dị và đơn giản như nấm, cam, cá
khô, chè, măng tre...được sản xuất với chất lượng và giá bán cao.
Theo tiến sỹ Hiramáts, gần 30 năm hình thành và phát triển, sự thành công của
phong trào OVOP đã có lôi cuốn không chỉ các địa phương trên đất nước Nhật Bản
mà còn rất nhiều khu vực, đáng chú ý là các quốc gia ở Châu Á như Thái Lan,
Philipin...tận dụng được nguồn lực địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng, bảo

tồn các làng nghề truyền thống, đã thu được những thành công nhất định trong phát
triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm của phong trào OVOP
của Nhật Bản (Phương Ly, 2012).
1.3.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
1.3.2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên phạm vị toàn quốc
Tính hình hết năm 2016, Chương trình xây dựng nông thôn mới đang được
triển khai rộng khắp cả nước, bước đầu đã thực hiện và đặt được những kết quả nhất
định.
* Về tổ chức, bộ máy triển khai chương trình:
Ở Trung ương: Đã thành lập Ban chỉ đạo, Văn phòng điều phối Trung ương
đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ở Địa phuơng: Đến nay đã có 100% các tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo
chương trình xây dựng nông thôn mới do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng
15


ban ngành quy chế làm việc và phân cồn nhiệm vụ cho các thành viên. 100% số
huyện đã thành lập ban chỉ đạo cấp huyện; 100% số xã đã thành lập Ban quản lý
xây dựng nông thôn mới cấp xã. Một số xã ngoài việc thành lập Ban quản lý cấp xã
còn thành lập Ban phát triển thôn bàn chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
xây dựng nông thôn mới (Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng NTM trung
ương, 2015).
* Bộ phận giúp việc Ban chỉ đạo:
Có 63 tỉnh thành đã thành lập văn phòng điều phối theo đúng hướng dẫn của
Trung ương; đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số lượng của Văn
phòng điều phối do trưởng ban chỉ đạo quyết định, trong đó có Chánh văn phòng là
lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các thành viên khác là cán bộ
hoạt động chuyên trách và cán bộ hoạt động theo chế độ kiệm nhiệm cấp phòng của
các Sở, ngành liên quan (Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Trung ương, 2016).

* Về ban hành văn bản hướng dẫn
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 5 Nghị định và 31 Quyết định
phục vụ xây dựng nông thôn mới. Các bộ ngành đã ban hành 8 Thông tư hướng dẫn
xây dựng nông thôn mới giúp các xã tổ chức thực hiện. Các địa phương đều đã ban
hành các Nghị quyết, quyết định để chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới. Tuy
nhiên, trong thời gian qua, việc chỉ đạo từ Trung ương hầu như mới chỉ tập trung
vào chỉ đạo triển khai chung, chưa chú ý chỉ đạo huyện điểm, xã điểm (Ban chỉ đạo
chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trung ương, 2016).
* Về công tác quy hoạch
Đến nay mới có 93% số xã cả nước hoàn thành quy hoạch chung: Bắc Trung
Bộ đạt 99.9%, Đồng bằng Sông Hồng đạt 99.6%, Tây Nguyên đạt 92.3%. Nhìn
chung, chất lượng công tác quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu, những xã đã làm
quy hoạch sản xuất thì lại thiếu tính kết nối vùng sản xuất hàng hóa. Hiện tượng
người dân xây dựng vào phần đất đã quy hoạch diễn ra phổ biến ở địa phương (Ban
chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trung ương, 2015).

16


Bên cạnh một số địa phương triển khai mạnh công tác lập, thẩm định, phê
duyệt quy hoạch này như : tỉnh Bắc Kạn 112/112 xã đã duyệt xong quy hoạch
chung, quy hoạch chi tiết. Tỉnh Thái Bình 267/267 số xã đã giải quyết xong quy
hoạch chung, 80 xã đã lập xong quy hoạch chi tiết...Cả nước có 3 địa phương có tỷ
lệ phê duyệt quy hoạch thấp dưới 10% là Điện Biên, Bình Phước là 3%. Cá biệt có
139 xã vùng miền núi phía Bắc và Đông Nam Bộ chưa triển khai công tác quy
hoạch. Chất lượng đồ án quy hoạch nhìn chung còn thấp, nhiều xã quy hoạch thiếu
đồng bộ và không phù hợp với quy hoạch chung của huyện, của vùng (Ban chỉ đạo
chương trình MTQG xây dựng NTM chung, 2015).
* Về kết quả thực hiện Chương trình nông thôn mới tại các địa phương
Tính Đến nay cuối năm 2016 có 2223 xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng 693 xã

so với cuối năm 2015 xã tăng từ 4,7 tiêu chí/xã năm 2011 lên 8,47 tiêu chí/ xã năm
2014; năm 2016 là 13,1 tiêu chí/năm. có 93,1% số xã có khoảng trên 9000 mô hình
sản xuất có hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân, bao gồm: mô hình sản xuất hàng
hóa theo chuỗi giá trị có ứng dụng công nghệ cao, cánh đồng lớn, gắn sản xuất, chế
biến và tiêu thụ nông sản, liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân; thu nhập của
dân cư nông thôn năm 2013 tăng 1.8 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn
đến hết 2013 là 12,6% giảm bình quân 2% trong thời điểm kinh tế khó khăn (Ban
chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng NTM chung, 2015).
1.3.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Với nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực, Bắc Kạn đã có những đổi thay lớn về hạ
tầng giao thông từ nông thôn đến đô thị; các lĩnh vực văn hóa - xã hội như giáo dục,
y tế, xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn
nâng lên rõ rệt. Hơn 5 năm qua, đã có hàng trăm mô hình trồng trọt, chăn nuôi như:
Chăn nuôi gà thả đồi, nuôi trâu sinh sản, nuôi dê, nuôi lợn, trồng cam quýt, hồng
không hạt, chè, rau an toàn… được xây dựng thành công, góp phần từng bước nâng
cao đời sống của nhân dân; giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn trên địa
bàn tỉnh năm 2016 xuống còn 31,09% theo chuẩn nghèo đa chiều.
Đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã có 3 xã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới,
gồm: Quân Bình, Cẩm Giàng (Bạch Thông) đã có quyết định công nhận; xã Cường
17


Lợi (Na Rì) đã có hồ sơ trình UBND tỉnh thẩm định để công nhận. Mức độ đạt tiêu
chí các xã còn lại đang tăng dần. Có 1 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 36 xã đạt từ 10-14
tiêu chí (tăng 8 xã so với năm 2015); 69 xã đạt từ 5-9 tiêu chí và chỉ còn 1 xã đạt
dưới 5 tiêu chí (giảm 5 xã so với năm 2015). Bình quân mỗi xã đạt 8,89 tiêu chí
(tăng 0,89 tiêu chí so với năm 2015).
Có được kết quả này, bộ máy tổ chức thực hiện chương trình đã được thành
lập từ cấp tỉnh tới cơ sở và được thường xuyên kiện toàn phù hợp. Công tác đào tạo,
tập huấn được các cơ quan chuyên môn quan tâm triển khai với các chuyên đề thiết

thực, có nhiều cải tiến theo hướng chất lượng, hiệu quả, đổi mới phương thức và nội
dung tập huấn, đi sâu vào tháo gỡ những khó khăn vướng mắc ở cơ sở. Những năm
qua, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức hàng trăm lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác
xây dựng nông thôn mới các cấp; tổ chức nhiều đợt thăm quan học tập kinh nghiệm
cho cán bộ ban chỉ đạo huyện, các xã điểm của tỉnh và cán bộ Văn phòng Điều phối
tỉnh. Sau thăm quan, tập huấn, cán bộ đã có nhiều chuyển biến về kiến thức chuyên
môn, chủ động làm tốt công tác tham mưu, giúp việc cho ban chỉ đạo các cấp trong
tổ chức thực hiện chương trình.

Hình 1.1. Phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao thành hàng hóa đang là
hướng đi nâng cao thu nhập cho người dân xã Quang Thuận huyện Chợ Đồn
* Mục tiêu phấn đấu

18


×