Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

CÁC ẢNH HƯỞNG của TÍNH CÁCH cá NHÂN đến HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC và GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.45 KB, 4 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
CHỦ ĐỀ: “CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH CÁCH CÁ NHÂN ĐẾN HIỆU QUẢ
CÔNG VIỆC VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC”
GIỚI THIỆU
I - Các thông tin cơ bản:
Tên tôi là Nguyễn Văn Trung – Hiện là Trưởng nhóm quản lý Chi nhánh Tỉnh/Tp
thuộc Phòng Kinh doanh Tổng Công ty Viễn Thông Quân đội (VIETTEL). Nhiệm vụ của
tôi là tổ chức các giải pháp, tác nghiệp, hỗ trợ các Chi nhánh Viettel Tỉnh/Tp trong việc
thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Nhóm của tôi gồm có 5 người.
Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Tôi tự thấy mình
1
1. Hướng ngoại, nhiệt huyết
2. Chỉ trích, tranh luận
3. Đáng tin cậy, tự chủ
4. Lo lắng, dễ phiền muộn
5. Sẵn sang trải nghiệm, một
con người phóng khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng
7. Cảm thông, nồng ấm
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn
9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn
định
10. Nguyên tắc, ít sáng tạo

2

3

4


5
X

6

7

X
X
X
X
X
X
X
X
X

Tính cách cá nhân
Hướng nội
I
Trực giác
N
Suy nghĩ
T
Đánh giá
J
Mục đích: Đánh giá tính cách cá nhân. Sử dụng các kiến thức đã học để khắc phục
những điểm của bản thân, đồng thời phát huy những ưu điểm.
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN HỌC.
1. Cơ sở lý luận:

Mô hình MARS về hành vi cá nhân và các hệ quả:
Các đặc điểm
cá nhân
Mô hình Mars
1


Các giá trị



Tính cách



Nhận thức



Ý
thức
công việc
Động lực
làm việc
Hành vi
và hệ quả

Các cảm xúc và 
thái độ
Stress




Năng lực

Các yếu tố
tình huống

Mô hình Mars, được thể hiện qua hình vẽ trên để tìm hiểu về các động lực của hành vi cá
nhân và các hệ quả. Mô hình đề cập đến bốn tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức
hành vi của nhân viên và đem lại hiệu quả làm việc: Động lực (motivation), năng lực
(ability), ý thức công việc (role perception) và yếu tố hình hướng (Situational factos). Bốn
tác nhân này tạo nên các chữ viết tắt “MARS” của tên mô hình.
Tính cách của cá nhân trong một tổ chức:
Các đặc tính như: đạo đức, tính đa văn hóa và các giá trị khác là một yếu tố tương đối bền
vững (ít biến đổi). Đồng thời nó cũng ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hành vi của cá nhân.
Một đặc điểm cá nhân khác cũng có tính ổn định lâu dài là cá tính. Tính cách của cá nhân
được liên tưởng đến mô hình ổn định trong các hành vi cư xử và tính thống nhất trong suy
nghĩ dung để giải thích xu hướng cư xử của một con người. Cá tính gồm hai chính là nhân
tố chủ quan và khách quan. Thông qua các biển hiện bên ngoài của các cá nhân mà có thể
nhận biết được cá nhân đó thuộc tính cách như thế nào?
Ví dụ: Chúng ta có thể xác định được tính cách hướng nội hay hướng ngoại thông qua
cách mà cá nhân đó giao tiếp trong cuộc sống, trong cộng việc. Những biểu hiện đó xuất
phát từ nội tại. Họ biết họ muốn gì vì vậy họ sẽ quyết định hành động như thế nào để đạt
được mục tiêu ấy: cởi mở hay khép kín?...
Các mảng tính cách chính của cá nhân:
+ Tận tâm (conscientiousness) – đây là những mẫu người có tính thận trọng, đáng tin cậy
và có lý trí. Con người thiếu tận tâm thường là người bất cẩn, thiếu ngăn nắp và thiếu trách
nhiệm.
+ Dễ chấp nhận (agreeableness) – là những mẫu người biết cảm thông và chia sẻ. Những

người với chỉ số dễ chấp nhận thấp thường hay có xu hướng không hòa đồng, dễ nổi nóng
và thiếu kiên nhẫn.
+ Lo âu (neuroticism) - người lo câu rất hay phiền muộn, không thân thiện, chán nản và
hay thiếu tự tin.
2


+ Sẵn sàng học hỏi ( openness to experience) – là những người nhạy bén, linh động, sáng
tạo và ham học hỏi.
+ Hướng ngoại (extroversion) - Những người có tính cách hướng ngoại thường thích di
chuyển, chan hòa và quyết đoán. Ngược lại người hướng nội, thường trầm lặng, nhút nhát
và cẩn trọng.
Phương pháp đánh giá MBTI:
MBTI nhấn mạnh rằng con người vừa hướng nội, vừa hướng ngoại trong việc định hướng
và có xu hướng cụ thể trong nhận thức (qua trực quan hay cảm giác) và đánh giá hoặc
quyết định hành động (suy nghĩ hay cảm xúc). MBTI thiết kế để đo lường những điều trên
cũng như khía cạnh của con người định hướng mình trước thế giới bên ngoài (đánh giá và
cảm nhận).
2. Vai trò của nghiên cứu hành vi tổ chức:
Nghiên cứu hành vi tổ chức giúp các nhà quản lý, các cá nhân hiểu được tính cách,
đặc trưng và các hành vi ứng xử trong cuộc sống, trong công việc. Từ đó vận dụng các
phương pháp, công cụ để điều chỉnh hành vi cho phù hợp với mục tiêu.
3. Liên hệ và kiểm nghiệm thực tế:
Theo trắc nhiệm Big 5 và MBTI thì bản thân thuộc nhóm INTS, nghĩa là nhóm
người có phong thái đĩnh đạc, tự tin. Sự tự tin này, đôi khi có thể bị lầm tưởng là ngạo mạn
bởi những người ít quyết đoán hơn., nhưng thực tế họ đó không phải là bản chất vốn tồn tại
trong tôi.
Tôi là một người khá tự tin, sẵn sàng chia sẻ các thông tin liên quan đến lĩnh vực
chuyên môn của mình. Là người “cầu toàn” nên trước khi hành động hoặc làm một việc gì,
tôi luôn cân nhắc :”Việc đó có hiệu quả không?”. Tình cảm là điểm yếu của tôi. Là người

không dễ dàng tha thứ cho bản thân và người khác.
Tôi thường làm những việc tôi cho là đúng khi mà có thể ý nghĩ đó chưa được mọi
người chấp nhận. Tôi dám chịu trách nhiệm với công việc của mình dù việc đó là đúng hay
sai. Mỗi khi gặp khó khăn, căng thẳng hoặc stress trong công việc, tôi thường tự mình giải
quyết bằng nhiều cách: ngồi 1 mình uống 1 ly cafe, hoặc nghe nhạc hoặc rủ một người bạn
đi uống bia mà không cần nói chuyện gì về công việc.
- Về tính cách cá nhân: Tôi là người sống nội tâm, cầu toàn. Vì vậy, tôi luôn hướng tất cả
mọi việc đến sự hợp lý, hoàn hảo. Nó luôn tạo động lực cho tôi không ngừng hoàn
thiện bản thân, mối quan hệ công việc và xã hội. Tôi tự đặt cho mình kế hoạch dài
hạn và ngắn hạn cho bản thân. Điều này sẽ giúp tôi có thể kiểm soát được tiến độ, khả
năng đạt được các mục tiêu. Từ đó tìm và lựa chọn các giải pháp tối ưu để đạt được
mục tiêu chung. Tôi tự nhận thấy mình là người khá kín đáo và trầm tĩnh nên đôi khi
bị hiểu lầm.
Trong công việc, đối với cấp trên tôi luôn dành sự tôn trọng đối với họ. Mọi quyết
định tôi làm tôi luôn tham khảo hoặc báo cáo cấp trên. Khi công việc của nhóm chưa hoàn
thành hoặc hoàn thành với kết quả chưa cao tôi luôn đứng ra nhận trách nhiệm về kểt quả
của nhóm, trên cơ sở những chỉ đạo của lãnh đao, tôi sẽ tiến hành truyền đạt lại với nhân
viên của mình về quan điểm, cách làm và tầm quan trong của việc mình đang đảm trách.
3


Khi giao việc cho nhân viên cấp dưới, tôi luôn nêu rõ nhiệm vụ, trách nhiệm mà nhân viên
đó phải làm để phát huy khả năng cá nhân của họ nhằm đem lại hiệu quả làm việc cao nhất.
Song song với quá trình giao nhiệm vụ là quá trình theo dõi và đánh giá kết quả làm việc
đồng thời hỗ trợ các nhân viên. Nếu nhân viên của tôi mà làm chưa đúng, chưa tốt, tôi sẽ
hướng dẫn, đóng góp ý kiến. Nếu cố tình làm sai tôi sẽ thẳng thắn góp ý, nếu tái diễn nhiều
lần tôi sẽ đưa ra trước tập thể để đề nghị kỷ luật hoặc nặng hơn thì có thể đề nghị lãnh đạo
cho nhân viên đó nghỉ việc. Khi xảy ra các xung đột giữa các thành viên trong nhóm gây
ảnh hưởng đến mục tiêu chung của nhóm, tôi bình tĩnh trao đổi với từng thành viên trong
nhóm, tìm hiểu nguyên nhân gây xung đột. Khi đã có đầy đủ các thông tin tôi sẽ tiến hành

họp tất cả các thành viên trong nhóm để giải quyết các vấn đề xung đột của từng cá nhân.
Như vậy thể hiện được tính công bằng, công khai, minh bạch đảm bảo quyền lợi hài hòa
giữa các cá nhân.
4. Vận dụng học thuyết, kiểm nghiệm để vận dụng trong ứng xử:
- Thường xuyên vận dụng học thuyết trong đánh giá và nhận xét nhân viên sẽ là công cụ
của các nhà quản lý.
- Thông qua bài trắc nghiệm về bản thân, tôi sẽ cố gắng hoàn thiện một số điểm còn hạn
chế được nêu ra (những người thuộc nhóm INTJ). Hạn chế tính cầu toàn, cởi mở, thường
xuyên giao lưu mở rộng mối quan hệ. Sống năng động và chủ động.
- Phát huy những điểm mạnh của bản thân: đĩnh đạc, tự tin, chu đáo và công bằng trong
việc đánh giá nhân viên.
- Tiếp thu các tính cách, hành vi ứng xử tốt được đưa ra đối với các nhóm khác.
5. Kết luận:
Việc nghiên cứu hành vi tổ chức (OB) là rất quan trọng đối với nhiều lĩnh vực,
ngành nghề, đặc biệt là công tác quản lý và lãnh đạo. Việc nghiên cứu hành vi tổ chức giúp
chúng ta hiểu các ứng xử của các cá nhân trong tổ chức. Ngoài ra, các kiến thức về hành vi
tổ chức cũng giúp bản thân hiểu được các hành vi ứng xử của mình từ đó hoàn thiện tư
cách cá nhân theo hướng tính cực và phù hợp với sự phát triển của cộng đồng và xã hội.

4



×