Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân qua mô hình BIG 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.16 KB, 7 trang )

Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân qua mô hình BIG 5
1 = Cực kỳ phản đối;
2 = Rất phản đối;
3 = Phản đối;
4 = Trung lập;
5 = Đồng ý;
6 = Rất đồng ý;
7 = Cực kỳ đồng ý
Tôi tự thấy mình

1

1.Hướng ngoại nhiệt huyết
2.Chỉ trích, tranh luận
3.Đáng tin cậy, tự chủ
4.Lo lắng, dễ phiền muộn
5.Sẵn sàng trải nghiệm, một con người
phóng khoáng
6.Kín đáo, trầm lặng
7.Cảm thông, nồng ấm
8.Thiếu ngăn nắp, bất cẩn
9.Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định
10.Nguyên tắc, ít sáng tạo

2

3

4

5



6

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

MBTI
Q1.Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn:
Qua nghiên cứu nội dung gợi ý về việc đánh giá nguồn năng lượng định
hướng tự nhiên của bản thân, tôi chọn điều phù hợp nhất về tính cách là: Hướng nội
(I).
Q2.Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên: Điều phù
hợp nhất đối với bản thân tôi là: Giác quan (S).
Q3.Việc hình thành sự phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất: Điều
phù hợp nhất đối với bản thân tôi là: Lý trí (T).
Q4.“Xu hướng hành xử của bạn” với thế giới bên ngoài: Điều phù hợp
nhất đối với bản thân tôi là: Đánh giá (J)
Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của tôi là:
I

S


T

1

J

7


BÁO CÁO
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC
I.GIỚI THIỆU

Báo cáo phân tích về tính cách cá nhân được lập trên cơ sỏ các kiến thức tiếp
thu được từ môn học quản tri hành vi tổ chức của chương trình đào tạo MBA (Thạc
sỹ quản trị kinh doanh). Việc phân tích đánh giá của báo cáo dựa trên sự kiểm
nghiệm thực tế và các phương pháp nghiên cứu khoa học. Báo cáo phân tích sẽ xem
xét đến yếu tố: xu hướng phát triển, các tác động tích cực và tiêu cực của tính cách
cá nhân con người, qua đó tìm ra phương pháp, cách kiểm soát các ảnh hưởng tiêu
cực, phát huy tính tích cực. Việc phân tích, đánh giá nhằm mục đích xem xét những
hành vi phản ánh các tính cách cá nhân từ đó xác định các giá trị cá nhân và quản
trị hành vi cá nhân một cách hiệu quả và tích cực.
Thông qua việc tiếp thu các kiến thức của môn quản trị hành vi tổ chức và kết
quả thực hành bài test BIG5 và MBTI, cá nhân tôi đã xác định được tính cách của
mình, hiểu thêm nhiều điều về bản thân. Đó là các hành vi ứng xử trong cuộc sống,
những trải nghiệm quá khứ, các ưu điểm, hạn chế của bản thân, dự đoán và điều
chỉnh các hành vi ứng xử theo các xu hướng tự nhiên và xu hướng xã hội, các giá trị
mong muốn đạt được trong tương lai… Phương pháp nghiên cứu khoa học sẽ giúp
cho việc tự đánh giá bản thân được thuận lợi hơn, khách quan hơn, mang lại ý nghĩa
và giá trị thiết thực hơn trong cuộc sống.

Trong bản báo cáo này sẽ tập trung đi sâu phân tích, đánh giá các nội dung
chính sau đây:
1-Một số khái niệm và luận điểm cơ bản về tính cách cá nhân
2-Tính thực tiễn của báo cáo phân tích
3-Phân tích, đánh giá chủ đề tính cách cá nhân và liên hệ thực tế bản thân
4-Hệ quả của việc phân tích tính cách cá nhân với hành vi tổ chức
II-PHÂN TÍCH

1-Một số khái niệm và luận điểm cơ bản về tính cách cá nhân
Tính cách cá nhân là biểu hiện tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con
người, mà có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của người đó.
Một người có thể có nhiều tính cách và nhiều người có thể có cùng 1 tính cách. Tính
cách cá nhân với các biểu hiện rất phức tạp, có thể đồng nhất nhau, nhưng cũng có
thể khác biệt mâu thuẫn trái ngược nhau. Tính cách là yếu tố quan trọng nhất của
con người. Người ta thường đánh giá hành động, lời nói và đôi khi là suy nghĩ của 1
người để suy ra tính cách của người đó và cuối cùng đưa ra kết luận về bản chất của
người đó. Tuy nhiên trong mỗi cá nhân những vận động nội tại bên trong và những
tác động của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành và
thay đổi tính cách con người.
Có quan niệm cho rằng “Tính cách là một loại thuộc tính tâm lý phức hợp,
đặc trưng, điển hình cho mỗi cá nhân, phản ảnh hệ thống thái độ với hiện thực khách
quan và thể hiện trong một hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng của cá
nhân đó”. Xét đến quan niệm Mác xít về cá nhân đã dựa trên quan điểm duy vật về
2


lịch sử, con người được xét đến như là sản phẩm của môi trường xã hội và thừa
nhận vai trò tích cực của con người trong nhận thức và cải tạo môi trường đó.
C.Mác đã khẳng định: "Bản thân xã hội sản sinh ra con người với tính cách là con
người như thế nào, thì con người cũng sản sinh ra xã hội như thế ấy”. Chẳng thế mà

tạo hóa đã tạo ra hàng tỷ con người trên trái đất này mà không một ai hoàn toàn
giống ai. Sự khác biệt không chỉ ở vẻ bên ngoài của mỗi người, mà khác biệt và
phức tạp hơn cả là tính cách cá nhân của từng người một. Tính cách cá nhân của con
người ảnh hưởng sâu sắc đến xu hướng hành vi cư xử cá nhân của họ. Trong sự phát
triển của xã hội hoặc của tổ chức nói chung, sự phát triển của cá nhân là thước đo, là
đặc trưng cho sự phát triển xã hội/ của tổ chức đó. Chính vì vậy đối với mỗi tổ chức
hay cá nhân thì việc hiểu được tính cách cá nhân và xu hướng cư xử của cá nhân
trong tổ chức là một yếu tố vô cùng quan trọng để tạo lập nên một tổ chức hoạt động
hiệu quả cao. Tuy nhiên, để hiểu rõ được tính cách cá nhân của mỗi người đôi khi
ngay đối với chính bản thân con người đó cũng không phải là điều dễ dàng mà ai
cũng nhận thấy.
Hành vi cá nhân là tổng thể các cư xử, trạng thái cảm xúc, các mối liên hệ
tương tác của cá nhân với thế giới bên ngoài. Các cá nhân khác nhau có hành vi cư
xử, đạo đức, lối sống, làm việc… khác nhau đó là do giá trị, tính cách cá nhân quyết
định xu hướng hành vi con người. Các nhân tố khác ảnh hưởng đến giá trị cá nhân là
những nhận thức, thái độ biểu cảm, sự chịu đựng… của con người. Các nhân tố này
tạo nên động lực, năng lực làm việc, ý thức công việc và hệ quả là hành vi cá nhân.
Tính cách cá nhân là cơ sở hình thành giá trị nhân cách và quyết định hành vi
cá nhân. Một tổ chức được hình thành bởi nhiều cá nhân hoặc các nhóm cá nhân.
Việc nghiên cứu hành vi tổ chức trước hết phải dựa trên sự nghiên cứu về cá nhân,
hành vi, các mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân trong tổ chức đó. Những tác
động bên ngoài vào tổ chức thực chất là tác động trực tiếp lên một, một nhóm cá
nhân hoặc toàn bộ các cá nhân trong tổ chức. Hành vi của những cá nhân, nhóm cá
nhân này là những yếu tố cơ bản quyết định hành vi tổ chức. Việc xác định, dự đoán
xu hướng hành vi cá nhân sẽ giúp cho tổ chức vận hành linh hoạt hơn. Nếu xu
hướng hành vi cá nhân là tốt sẽ tác động tích cực đến hoạt động của tổ chức và
ngược lại nếu xu hướng hành vi cá nhân không tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt
động của tổ chức. Chính vì vậy nghiên cứu tính cách, hành vi cá nhân là cơ sở để
nghiên cứu hành vi tổ chức.
Nghiên cứu tính cách, hành vi con người là 1 khâu quan trọng trong công tác

quản lý nhân sự của 1 tổ chức. Trong quản lý nhân sự, việc xây dựng và phát triển
các nhóm tuy không mang tính chất quyết định nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến
mục tiêu của 1 tổ chức, sự thành công hay thất bại của 1 dự án. Chính bởi tầm quan
trọng của nó mà các nhà quản lý đã đưa ra nhiều giải pháp quản lý hữu hiệu, trong
đó không thể không kể đến công cụ MBTI (Myers – Briggs – Type – Indicator).
MBTI là 1 công cụ phổ biến để xác định tính cách cá nhân giúp các thành viên trong
nhóm hiểu nhau hơn.
Hiện nay một số tổ chức thường sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện
đại và sử dụng những câu hỏi trắc nghiệm về ghi nhận tính cách cá nhân hay
phương pháp đánh giá Myers-Briggs nhằm khám phá được những nét cơ bản về tính
cách cá nhân và xu hướng hành vi cư xử của cá nhân đó.
2-Tính thực tiễn của báo cáo phân tích
3


Báo cáo phân tích này tập trung vào việc đánh giá, phân tích tính cách cá
nhân, xác định các giá trị nhân cách, những trải nghiệm và các hành vi ứng xử của
bản thân. Đây là cơ hội để tôi hiểu rõ hơn tính cách của bản thân từ đó tìm ra
nguyên nhân, các giải pháp, phương thức để điều chỉnh, thay đổi, định hướng, hoàn
thiện hành vi, nâng cao giá trị nhân cách nhằm đạt tới những giá trị tích cực, hiệu
quả hơn trong tương lai.
Những nội dung sẽ được đề cập trong báo cáo phân tích về tính cách cá nhân
của bản thân bao gồm: phân tích tính cách cá nhân thông qua bài test BIG5 và đánh
giá MBTI, định hướng nghề nghiệp, tạo động lực làm việc, nhưng liên hệ thực tế…
3-Phân tích, đánh giá chủ đề tính cách cá nhân và liên hệ thực tế bản
thân
Việc trả lời 10 câu hỏi BIG5 - Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân và bảng
đánh giá MBTI đã giúp tôi hệ thống hóa và nhận biết rõ hơn tính cách của mình
cũng như xu hướng hành vi cư xử của bản thân - đây là những điều mà trước đó bản
thân tôi thường cảm nhận một cách mơ hồ, không rõ ràng. Trong mười điểm ghi

nhận tính cách cá nhân, bản thân tôi có sự phân cực rõ ràng, không có những ý kiến
mang tính chất trung lập. Tôi phản đối với quan điểm cho rằng tôi hướng ngoại,
nhiệt huyết; sẵn sàng trải nghiệm, một con người phóng khoáng; thiếu ngăn nắp, bất
cẩn hay lo lắng, dễ phiền muộn. Tôi đồng tình với những quan điểm cho rằng tôi là
một con người chỉ trích, tranh luận bởi đó là cách thức để chúng ta đi đến một
phương án tối ưu nhất trong mọi vấn đề, tôi không có thói quen giải quyết các vấn
đề theo cách “dĩ hòa vi quý”; đáng tin cậy, tự chủ là đặc tính rõ nét trong giải quyết
các vấn đề công việc mà các đồng nghiệp, các cộng sự và những người lãnh đạo đã
ghi nhận về tôi; vì là người có tính cách hướng nội nên tôi khá kín đáo, trầm lặng; là
người giải quyết công việc dựa trên tư duy lô gic nên bản thân luôn giữ được sự
điềm tĩnh, cảm xúc ổn định, tuy nhiên tôi cho rằng điểm yếu của tôi là khi giải quyết
các vấn đề khá nguyên tắc.
Những đặc điểm tính cách của tôi càng được thể hiện rõ qua kết quả của bài
đánh giá MBTI, bốn chữ cái biểu hiện tính cách của tôi là ISTJ. I - Hướng nội: suy
nghĩ trước rồi mới hành động, hướng vào bên trong của suy nghĩ, mối quan tâm,
sáng tạo và sự tưởng tượng; S - Giác quan: Tôi thường sống với hiện tại, chú ý tới
các cơ hội hiện tại, dựa trên thực tại để giải quyết công việc, có khả năng ứng biến
tốt nhất từ những kinh nghiệm trong quá khứ, ưa thích những thông tin rõ ràng rành
mạch, phân tích; T - Lý trí: tôi thường có thói quen phân tích thông tin một cách
tách bạch, khách quan, dựa trên những nguyên tắc và thông tin đáng tin cậy để đưa
ra các quyết định; và J - Đánh giá: thích sự trật tự và cấu trúc trong mối quan hệ,
thích kiểm soát việc ra quyết định và mong muốn giải quyết vấn đề nhanh chóng
nhưng phải đảm bảo nguyên tắc, khách quan, không chấp nhận những vấn đề không
rõ ràng..
Các thông tin cơ bản về tính cách cá nhân trên theo cá nhân tôi nhận thấy rất
bổ ích, nó có thể giúp tôi định hướng và tiên đoán được những hành vi cư xử trong
tương lai của mình. Tôi cảm thấy mình sẽ phù hợp với những hành vi cư xử trong
tương lai của mình sẽ mang đến sự tận tâm, thân thiện, dễ gần và mang tính hướng
nội. Tuy nhiên có một đặc điểm trong tính cách của tôi mà tôi cần thấy phải được
tác động thay đổi dần, đó là tâm lý không thích sự thay đổi. Bản chất của con người

tôi không thích sự thay đổi, nhưng điều này trong thực tế cũng như trong tương lai
4


đầy rẫy sự biến động không ngừng thì nét tính cách này sẽ là một nhược điểm của
tôi. Sự thay đổi đôi khi cũng là những cơ hội tốt, nếu tôi không biết nắm giữ và
thích nghi thì tôi sẽ không mang lại sự thành công. Những thông tin về tính cách
cũng đã định hướng được cho tôi môi trường mà tôi thích nghi và làm việc có hiệu
quả hơn cả: đó là những công việc mang tính giấy tờ, xử lý thông tin và số liệu,
những quy trình thực hiện rõ ràng, lo gic, yêu cầu mang tính cẩn trọng và tận tâm.
Có thể nhận thấy qua thực tiễn dưới đây giúp tôi xác định và giải thích được
về tính cách và hành vi cư xử của mình:
Trong quan hệ giao tiếp với người khác, tôi ưa thích những mối quan hệ một
- một, tôi khá hạn chế trong những mối quan hệ rộng rãi, mà chỉ thích hợp với
những mối quan hệ nhỏ và cảm thấy thoải mái trong những mối quan hệ nhỏ đó. Đối
với những mối quan hệ nhỏ đó, tôi rất dễ cảm thông, chia sẻ, nồng ấm, và thực sự là
một con người đáng tin cậy để người khác có thể chia sẻ những vấn đề. Tuy nhiên
khi đưa tôi ra một môi trường rộng lớn hơn, tôi lại có xu hướng nhút nhát, thu mình
và kém hòa đồng. Tính cách này của tôi được giải thích theo kết quả từ bản điều tra
là do tôi là một con người có xu hướng hướng nội.
Đối với công việc, tôi là một con người khá tận tâm với công việc. Tôi thường
xác định được những nhiệm vụ phải hoàn thành và luôn luôn cố gắng hoàn thành
những công việc được giao trong thời gian cho phép, luôn cảm thấy áy náy đối với
những công việc không thể làm tốt. Tôi không thích những công việc còn dở dang
cũng như sự lề mề, không chu đáo tận tình trong việc thực hiện công việc. Tôi thích
những công việc cụ thể, những thông tin về công việc phải rõ ràng, rành mạch và
không thích phải suy đoán khi có những thông tin không rõ ràng, lập kế hoạch cụ
thể trước khi hành động, tập trung vào hành động hướng công việc. Tính cách này
của tôi được giải thích theo kết quả từ bản điều tra là do tôi là một con người lý trí
và đánh giá.

Cũng với tính cách hướng nội giải thích cho các hoạt động yêu thích của tôi là
được đọc sách, xem phim, đi dã ngoại cùng người thân mà ít tham gia vào các hoạt
động cộng đồng lớn như một buổi ca nhạc ngoài trời hay những buổi lễ mitting, hội
họp.
Một ví dụ cụ thể khác giúp tôi xác định được rõ được những nét tính cách
hành vi của mình. Trước đây, tôi công tác tại bộ phận kinh doanh của một chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Chi nhánh Hoàng Mai).
Công việc yêu cầu phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và giải quyết các nhu cầu
của khách hàng có liên quan đến hoạt động cho vay. Đây là công việc khá thú vị vì
có khả năng tiếp xúc với nhiều người khác nhau, và nội dung rất phong phú: từ tiếp
cận hồ sơ, tiếp xúc thực tế với khách hàng, giải quyết công việc, công việc yêu cầu
bạn là một người năng động, có khả năng thuyết phục và giải quyết tốt, đồng thời
phải nắm vững các quy trình nghiệp vụ. Áp lực từ công việc cũng rất cao, bạn phải
giải quyết các hồ sơ theo đúng thời hạn – mà đôi khi những bộ hồ sơ rất phức tạp so
với thời hạn đề ra, và phải giải quyết những mâu thuẫn giữa khách hàng và ngân
hàng (vì thông thường khách hàng luôn có những nhu cầu cao hơn so với khả năng
đáp ứng của ngân hàng, và bạn phải làm trung gian để hòa giải mâu thuẫn đó), đôi
khi các vấn đề yêu cầu bạn phải phát huy hết sức sáng tạo vì những tình huống đưa
ra không có trong những quy trình giải quyết mà bạn được biết. Khi tiếp nhận công
việc, tôi đã cố gắng hết sức mình, tận tâm với công việc để giải quyết hết những
5


công việc được giao, tôi luôn cố gắng giải quyết công việc đúng hạn vì luôn lo lắng
khi thời hạn của công việc đã cận kề. Việc tiếp xúc với khách hàng và thuyết phục
họ là một trong những vấn đề khiến tôi lo ngại nhất vì bản thân tôi là một con người
ít tiếp xúc rộng và ngại va chạm. Một vấn đề khác là giải quyết những tình huống
ngoài quy trình luôn làm tôi cảm thấy không thoải mái và tự chủ. Tuy nhiên với bản
tính ngại thay đổi, tôi đã cố gắng hoàn thành công việc mà không có ý định rút lui.
Điều này đã gây cho tôi khá nhiều stress trong công việc, đôi khi dẫn đến hiệu quả

không như mong muốn. Sau này, tôi được lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam bổ nhiệm là phó Giám đốc Chi nhánh Hoàng Mai trực
tiếp phụ trách bộ phận tín dụng. Ban đầu khi nhận quyết định, tôi cảm thấy buồn vì
phải rời xa môi trường làm việc đã gắn bó nhiều năm, và điều cơ bản là tâm lý ngại
thay đổi của tôi không sẵn sàng trải nghiệm thay đổi và sóng gió. Xen lẫn cảm giác
buồn là niềm vui bởi vì bản thân tôi được lãnh đạo cấp trên tin tưởng giao cho trọng
trách mới cao hơn. Song bản thân tôi tự nghĩ ở môi trường làm việc mới hiện tại là
những công việc giấy tờ, theo trình tự quy trình rõ ràng, tiếp xúc với những nhóm
nhỏ, không còn làm việc trực tiếp với khách hàng, số liệu làm việc rõ ràng, minh
bạch phù hợp với tính cách đã phát huy hết khả năng làm việc của tôi. Hiệu quả
công việc được nâng cao, stress trong công việc giảm rõ rệt. Như vậy sự thay đổi
phù hợp với tính cách đã mang lại hiệu quả tích cực đối với tôi. Tuy nhiên ở cương
vị mới đòi hỏi trách nhiệm cao hơn, tôi thấy rằng phải phát huy được tính cách, sở
trường sẵn có của bản thân, đồng thời cần phải điều chỉnh tính cách cho phù hợp với
công việc hiện tại, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao phó.
4-Hệ quả của việc phân tích tính cách cá nhân với hành vi tổ chức
Trong cuộc sống tôi luôn tâm niệm và xây dựng cho mình các mối quan hệ
gia đình, bạn bè, công việc một cách tương đối đầy đủ rõ ràng. Tuy nhiên có thể
những điều này chưa biểu đạt hết những đặc điểm, tính cách, hành vi ứng xử của
bản thân nhưng tôi luôn tin rằng những vấn đề phức tạp nảy sinh trong cuộc sống
cho dù khó khăn đến đâu với ý chí và nghị lực của mình vẫn có thể giải quyết được
bằng rất nhiều cách khác nhau như: phát triển các mối quan hệ, cải thiện hiệu quả
làm việc theo nhóm, theo đội, tạo động lực làm việc, chế ngự căng thẳng (stress)
giải quyết xung đột một cách tích cực, xây dựng tổ chức theo hướng lành mạnh…
Bằng những ảnh hưởng của cá nhân mình, với vai trò và vị trí lãnh đạo hiện nay tôi
có thể vận dụng linh hoạt những kết quả nghiên cứu này để tìm hiểu tính cách, tâm
lý, xu hướng hành vi của những thành viên trong tổ chức nhằm xây dựng, phát triển
tổ chức hoạt động có hiệu quả hơn.
Qua nghiên cứu, phân tích tính cách, hành vi cá nhân của bản thân mình tôi
nhận thức được rằng để có được những hành vi cá nhân và những hệ quả tích cực,

cần nghiên cứu tính cách, năng lực để định hướng nghề nghiệp, sắp xếp nhân lực, bố
trí công việc một cách phù hợp, tạo động lực làm việc bằng cách gắn hiệu quả công
việc với những giá trị mà cá nhân hướng tới. Tuy nhiên không phải giá trị của mỗi
con người đều giống nhau do đó cần thiết phải xây dựng giá trị tổ chức một cách
thống nhất với những giá trị phổ biến nhất của đa số cá nhân. Một điều quan trọng
không kém là phải giáo dục ý thức đối với các cá nhân về giá trị chung của tổ chức
cần đạt được. Đành rằng trong xã hội hiện tại không phải bất cứ tổ chức nào cũng có
được sự tập trung, thống nhất các giá trị cá nhân với giá trị chung của tổ chức mà có
các nhân tố không có giá trị chung hoặc mang những giá trị trái ngược, tiêu cực đòi
6


hỏi các nhà quản lý phải mạnh tay loại bỏ. Có như vậy mới tạo ra sự đồng nhất để
xây dựng một tổ chức phát triển mạnh mẽ, hoạt động có hiệu quả hơn.
III-KẾT LUẬN

Tóm lại, tính cách và hành vi ứng xử là một chủ đề rất phong phú. Không ai
rõ ràng theo một tính cách nào cả, mà thường có xu hướng chủ đạo, đôi khi chủ đạo
là thế này, nhưng trong một số tình huống khác lại không như vậy. Việc trắc nghiệm,
đánh giá tính cách của bản thân, kiểm nghiệm lại quá trình hình thành, phát triển
tính cách cá nhân rất có ích cho tôi trong việc lý giải thực tế cuộc sống, kiểm
nghiệm những công việc đã hoàn thành, định hướng các công việc trong tương lai
theo hướng cải biến tích cực nhất. Việc nghiên cứu tính cách, giá trị cá nhân giúp
cho bản thân tôi cũng như mọi người hiểu được giá trị cốt lõi của mình để giúp cho
việc định hướng tương lai, lựa chọn và ra quyết định đúng đắn hơn, giúp cho hành
vi, tính cách cá nhân không mâu thuẫn mà đồng nhất với mục tiêu của tổ chức và
cũng là mục tiêu của cuộc sống.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Quản trị hành vi tổ chức. Tác giả: McShane, S.L. và Von Glinow,..
2. Organizational Behavoir. Tác giả: John R.Scherhorn; James G.hunt; Richard N.Osborn.

3.

Tạp chí Triết học, số 1 -1990, tr. 25

4. Webside: Chungta.com
5. Giới thiệu về qlý (Organisation and Behaviour), BPP Proessional Education

7



×