Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Nghiên cứu hành vi tổ chức – bài tập hành vi tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.03 KB, 5 trang )

Nghiên cứu hành vi tổ chức – bài tập hành vi tổ chức
Nhân tố con người vừa là động lực vừa là mục tiêu cho sự phát triển xã
hội, vì vậy nhân tố con người có ý nghĩa quyết định cho sự thành bại của
tất cả các tổ chức.Tư tưởng này cứ hiển hiện trong tâm trí tôi trong suốt
quá trình học môn O.B(Organizational Behavior) –“Môn Quản trị hành vi
tổ chức”. Đây là một môn học khá mới mẻ ở Việt nam, tuy nhiên sau khi
tham gia học môn này tại cở sở đào tạo của trường Đại học Griggs tại
Việt nam cùng với sự nhiêt tình giảng dạy của thầy giáo, tôi đã hiểu thấu
đáo hơn về một số khái niệm quan trọng trong quá trình quản trị hành vi
tổ chức và đặc biệt nhận diện rõ hơn tính cách của chính bản thân mình
để từ đó có định hướng tốt hơn trong công việc
Hành vi của tổ chức là: Nghiên cứu những suy nghĩ của mọi người, cảm
nhận và hành động bên trong và liên quan tới các tổ chức, nghiên cứu một
cách hệ thống các đặc tính cá nhân, nhóm và cấu trúc ảnh hưởng tới hành
vi trong tổ chức
Hầu hết các nghiên cứu về hành vi tổ chức đều lấy con người là yếu tố
trọng tâm mà trong đó trú trọng đến hành vi cá nhân, các giá trị , tính
cách. Bởi người ta nhận ra rằng các cá nhân khác nhau lại có cách cư xử
và làm việc với hiệu quả khác nhau nơi công sở.Các học giả nghiên cứu
về hành vi tổ chức (OB) đã xem xét rất nhiều nguồn và rất nhiều học
thuyết để hiểu được các động lực thúc đẩy hành vi cá nhân.
Mô hình MARS là bước khởi đầu để tìm hiểu về các động lực của hành vi
cá nhân và các hệ quả. Mô hình chú trọng đến bốn tác nhân có ảnh hưởng
trực tiếp đến ý thức hành vi của nhân viên đem lại hiệu quả làm việc, đó
là: động lực(motivation), năng lực(ability), ý thức công việc(role
perception) và yếu tố tình huống(situational factors). Mô hình này cho
thấy bốn tác nhân này cùng có ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của cá
nhân nó là phần không thể thiếu của bất kỳ nhân tố nào. Áp dụng mô hình


với bản thân tôi, tôi nhận thấy tôi là một người rất nhiệt huyết với công


việc(đó là động lực), tôi hiểu rất rõ công việc của mình phải làm (đó là ý
thức công việc), tôi đã được trang bị kiến thức về ngành nghề mình đang
làm (cụ thể là tôi đã tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân khoa Tài chínhngân hàng và hiện tôi đang làm tại một ngân hàng quốc doanh) – đây là
nhân tố năng lực- Đã có đủ ba nhân tố cần thiết nhưng tôi khó có thể là
một cán bộ lãnh đạo nếu như không nhận được sự hỗ trợ các đồng
nghiệp(điều này có nghĩa đã thiếu đi yếu tố tình huống)
Con người thể hiện rất nhiều loại hành vi khác nhau trong môi trường tổ
chức, hiện nay tài liệu về hành vi tổ chức đề cập đến năm loại hành vi:
hiệu quả công việc, ý thức trách nhiệm của cá nhân trong tổ chức,hành vi
cản trở công việc, tham gia và gắn bó với tổ chức và đi làm chuyên cần.
Nhưng để xây dựng được năm loại hành vi kể trên thì trong mỗi cá nhân
đều có những tính cách cá nhân điển hình nhất định . Tính cách đã được
nhìn nhận một cách nghiêm túc trong tổ chức, tính cách mang lại hành vi
tương ứng trong công việc, trong các phản ứng stress, tính cách cá nhân
giúp con người tìm được công việc thích hợp nhất với nhu cầu của mình.
Hiện nay ở Việt nam, kiểm tra tính cách cá nhân trong việc tuyển dụng là
còn hạn chế. Với những kiến thức đã được học trong một thời gian nhất
định cùng với việc kiểm tra tính cách của mình qua hai bài test Big5 và
MBTI tôi nhận thấy mình mang tính cách hướng nội điển hình: khi hành
động một việc làm gì tôi thường phải suy xét trước rồi mới quyết định
hành động hay không , và khi cần thư giãn cho giải toả áp lực tôi thường
tìm đến những không gian yên tĩnh hay nghe một bản nhạc nhẹ nhàng nào
đó.Nhưng trái lại với tính cách này nhiều lúc tôi lại có những cơn bốc
đồng khao khát tự do, đôi khi làm cho người khác ít ngờ nhất, và chính
bản thân tôi tôi cũng không nghĩ có những lúc mình có tính cách ấy, có lẽ
lúc đó yếu tố (S)hay các đặc điểm giác quan hoạt động mạnh hơn lúc nào
hết, tinh thích các thông tin phải rành mạch rõ ràng.


Nhưng những lúc như thế tôi có thể kiểm soát được bản thân đè nén cơn

bốc đồng của mình lại bằng cách tìm nhìn ngươc lại vấn đề là mình làm
như thế đã đúng trong thời điểm này chưa? Tôi là người rất nhiệt huyết và
tận tâm với công việc(đó là nhận xét của sếp đánh giá tôi), kín đáo, trầm
lặng, là người đáng tin cậy mọi người rất hay tâm sự với tôi những điều
khó nói của họ như để tìm một sự cảm thông, chia sẻ từ tôi, có một đồng
nghiệp cùng làm việc với tôi trong năm năm đã nhận xét: “Chị không là
người chỉ bảo dẫn dắt tôi trong công việc mà còn là người chị trong cuộc
sống đời thường ”. Rất dễ thương và đáng mến ngay trong lần gặp đầu
tiên, với vô số những lời khen ngợi (cả đúng lẫn không đúng) dành cho
người khác, đây cũng là những nhận xét của hầu hết những người tiếp
xúc với tôi. Đó là vì tôi là người dễ gần, biết chia sẻ cảm thông và có thái
độ rất vui vẻ, nồng ấm khi gặp mọi người, hay sử dụng các cảm xúc cá
nhân và ảnh hưởng tới người khác, nhạy cảm với nhu cầu và phản ứng
của con người do đó tôi thường là người phát hiện rất nhanh của sự thay
đổi. Nhưng trong các trường hợp khác tôi lại rất lầm lì, khó hiểu với
chính bản thân của mình bởi tôi cũng khá đề cao tính nguyên tắc.
Không biết các bạn có xu hướng hành xử với thế giới bên ngoài như thế
nào? Nhưng với tôi mà cụ thể là trong cách thức giải quyết công việc tôi
có một cá tính rất xấu mà tôi chưa thể nào sửa chữa được đó là tiến hành
công việc mà không cần đến lập kế hoạch vừa tiến hành công việc vừa
tính, điều này nó cũng có những hạn chế nhất định trong xử lý công việc,
nếu công việc xuôi sẻ thì đó là cách xử lý công việc vừa nhanh gọn vừa
không mất thời gian, tiết kiệm được chi phí, giảm stress, nhưng công việc
không thuận lợi thì sẽ bị nhìn nhận là người bất cẩn, thiếu khoa học
không ngăn nắp, điều này là điều tôi cực kỳ phản đối ở test Big 5.Và đây
nữa ai có thể chữa cho tôi “bệnh” này được không : cứ đến khi hạn chót
của kế hoach đến cận kề thì mới bắt tay vào làm, nhưng vào những thời
điểm sát nút đến thế thì lại là lúc tôi làm việc tốt nhất.Có lẽ đây tính cách



điển hình của người thuộc nhóm ISFP trong cách đánh giá tính cách cá
nhân theo phương pháp MBTI. Ngày nay, hầu hết các công việc đều làm
việc theo nhóm, tập thể; nếu không xác định rõ được khả năng của từng
người, sử dụng nhân sự vào những vị trí không phù hợp khả năng, tính
cách và sở thích thì dự án khó có thể thành công hoặc đạt được hiệu quả
cao. Dưới sự góp sức của MBTI, một công cụ giúp chúng ta đánh giá,
phân loại các cá nhân vào những loại người đặc trưng, mỗi loại người có
những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau trong khả năng chuyên môn, mối
quan hệ đồng nghiệp, xã hội và trong môi trường làm việc,... Dựa trên sự
“hỗ trợ” hữu ích của MBTI giúp các nhà tuyển dụng, quản lý, tổ chức
tuyển chọn, sắp xếp các nhân viên một cách thích hợp trong công việc,
trong một nhóm cộng tác để đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên MBTI
không luôn luôn cho kết quả mong đợi do còn mặt hạn chế đó là tâm
trạng của người test, hoăc sự thành thật để bộc lộ tính cách cá nhân chưa
hẳn đã được chính xác một cách tuyệt đối trong bài test. Điều này ảnh
hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển nhóm và cũng khó có được sự
khắc phục hoàn hảo nào bởi lẽ con người là một đối tượng “phức tạp”
nhất
Tính cách cá nhân giải thích xu hướng của hành vi bởi hành vi không
phải lúc nào cũng đồng nhất với tính cách của mỗi con người trong mọi
hoàn cảnh. Nghiên cứu các đặc điểm tính cách cá nhân giúp chúng ta có
thêm hiểu biết giá trị về hành vi cá nhân trong tổ chức. Tính cách cá nhân
cũng thể phát triển thông qua giao tiếp với xã hội và qua trải nghiệm. Với
riêng cá nhân tôi, sau khi được học môn “Quản trị hành vi tổ chức” và
qua hai bài test Big 5 và MBTI tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã
mang đến cho tôi rất nhiều điều bổ ích trong đó quan trọng hơn cả là đã
hiểu thêm được chính tính cách bản thân để từ đó có định hướng đúng
cho công việc hiện tại và phát triển tốt hơn nữa trong tương lai.



Nguồn tài liệu:
1/ Sách tham khảo: Quản trị hành vi tổ chức
2/Một số bài báo



×