Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ CÁC BIỂU HIỆN BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH VÀ HEO CON THEO MẸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.43 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ CÁC BIỂU HIỆN
BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO NÁI SAU
KHI SINH VÀ HEO CON THEO MẸ

Sinh viên thực hiện

:NGÔ VĂN LỊCH

Lớp

:DH07DY

Ngành

:Dược Thú Y

Niên khóa

:2007–2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y


NGÔ VĂN LỊCH

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ CÁC BIỂU HIỆN
BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO NÁI SAU
KHI SINH VÀ HEO CON THEO MẸ
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS NGUYỄN ĐÌNH QUÁT

Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: NGÔ VĂN LỊCH
Tên khóa luận: “KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ CÁC BIỂU
HIỆN BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH VÀ HEO CON
THEO MẸ”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa, ngày ….tháng…..năm……
Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN ĐÌNH QUÁT

ii



LỜI CẢM ƠN!
Con xin kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ đã sinh thành, nuôi
dưỡng và là điểm tựa vững chắc cho con trong suốt thời gian đi học.
Cảm ơn các anh, em trong gia đình đã luôn bên tôi và tạo điều kiện cho tôi
đi học để có được thành quả như ngày hôm nay.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Trần Thị Dân, TS. Nguyễn
Đình Quát đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ, động viên và cung cấp nhiều tài liệu quý
báu giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú y.
Quý thầy cô đã tận tình dạy bảo và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm vô
cùng quý báu trong thời gian theo học ở trường và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể anh, chị ở trại heo đã nhiệt tình hỗ trợ, tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Cảm ơn!
Tất cả các bạn lớp Dược thú y 33 đã giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian
học tập và thực hiện đề tài

 

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Khóa luận “Khảo sát năng suất sinh sản và các biểu hiện bệnh thường
gặp trên heo nái sau khi sinh và heo con theo mẹ” được thực hiện từ ngày
15/01/2012 đến ngày 30/06/2012, trên 97 heo nái và 972 heo con theo mẹ.

(1) Số heo con sơ sinh 11,69 con/ổ, heo con chọn nuôi 10,02 con/ổ và heo
con cai sữa 9,54 con/ổ.
(2) Tỷ lệ thai khô và thai chết tươi bình quân 6,38 %, tỷ lệ heo sơ sinh sống
93,92 %.
(3) Trọng lượng bình quân heo con còn sống 1,42 kg/con, heo con cai sữa
5,65 kg/con.
(4) Thời gian lên giống lại bình quân sau cai sữa 5,28 ngày và khoảng cách
giữa 2 lứa đẻ 151,7 ngày.
(5) Tỷ lệ nhiễm PRRS trên heo nái ở các lứa là 86,36 %.
(6) Nái viêm đường sinh dục chiếm 27,74 %, kém sữa 3,9 %, viêm đường
sinh dục lẫn kém sữa 5,1 % trong tổng số nái khảo sát. Heo nái ở lứa 1 có tỷ lệ viêm
đường sinh dục cao hơn các lứa còn lại.
(7) Tỷ lệ ngày con bị tiêu chảy bình quân trên heo con theo mẹ ở các lứa
5,96 %.
(8) Tỷ lệ ngày con bị tiêu chảy cao nhất ở nhóm nái viêm tử cung có mủ
(7,83 %) và thấp nhất là nhóm nái bình thường (2,81%).
(9) Khi can thiệp điều trị, hiệu quả trên tổng số ca mắc bệnh cao nhất 100 %
ở nhóm nái bị sốt, kém sữa và thấp nhất ở bệnh đường hô hấp trên heo con (64,71
%).

iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA.............................................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CẢM ƠN! .......................................................................................................... iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................ iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... ix

DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ..............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại.......................................................................................3
2.1.1 Vị trí địa lý .........................................................................................................3
2.1.2 Mục tiêu của trại.................................................................................................3
2.1.3 Cơ sở vật chất .....................................................................................................3
2.1.4 Qui mô đàn .........................................................................................................4
2.1.5 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng heo khảo sát ....................................................4
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái ...............................5
2.3 Một số rối loạn thường xảy ra trên heo nái đẻ ......................................................7

v


2.4 Các bệnh trên heo con theo mẹ ...........................................................................12
2.4.1 Tiêu chảy ..........................................................................................................12
2.4.2 Viêm khớp ........................................................................................................13
2.4.3 Bệnh trên đường hô hấp ...................................................................................15
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .....................................17
3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát ...........................................................................17
3.2 Đối tượng khảo sát ..............................................................................................17
3.3 Nội dung khảo sát................................................................................................17
3.4 Dụng cụ ...............................................................................................................17
3.5 Phương pháp khảo sát..........................................................................................17

3.6 Qui trình chủng ngừa và kháng sinh tại trại ........................................................19
3.7 Các chỉ tiêu và cách tính .....................................................................................20
3.7.1 Số heo con đẻ ra trên ổ (con/ổ) ........................................................................20
3.7.2 Số heo con chọn nuôi trên ổ (con/ổ) ................................................................20
3.7.3 Số heo con cai sữa trên ổ (con/ổ) ....................................................................20
3.7.4 Tỷ lệ heo con chọn nuôi (%) ............................................................................21
3.7.5 Tỷ lệ heo con cai sữa (TLHC CS) (%) .............................................................21
3.7.6 Trọng lượng toàn ổ heo con chọn nuôi (kg/ổ) .................................................21
3.7.7 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa (kg/ổ) ......................................................21
3.7.8 Trọng lượng bình quân heo con chọn nuôi (kg/con) .......................................21
3.7.9 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa (kg/con) ............................................21
3.7.10 Số ngày lên giống lại (ngày) ..........................................................................21
3.7.11 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày) .................................................................21
3.7.12 Tỷ lệ nái dương tính PRRS và tỷ lệ bệnh trên heo nái (viêm tử cung, viêm
vú, mất sữa …) .......................................................................................................21

vi


3.7.13 Tỷ lệ bệnh trên heo con (tiêu chảy, viêm khớp, bệnh hô hấp) .......................21
3.7.14 Hiệu quả điều trị .............................................................................................21
3.8 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................22
4.1 Năng suất sinh sản của nái ..................................................................................22
4.1.1 Số heo con đẻ ra ...............................................................................................22
4.1.2 Tỷ lệ thai chết tươi, chết khô và tỷ lệ heo con sơ sinh còn sống .....................23
4.1.3 Số heo con chọn nuôi .......................................................................................25
4.1.4 Tỷ lệ heo con chọn nuôi ...................................................................................25
4.1.5 Số heo con và tỷ lệ lúc cai sữa .....................................................................26
4.1.6 Trọng lượng heo con còn sống theo lứa đẻ .....................................................27

4.1.7 Trọng lượng heo con cai sữa ............................................................................28
4.1.8 Thời gian chờ phối ...........................................................................................30
4.1.9 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ...............................................................................30
4.2 Biểu hiện bệnh lý trên heo nái.............................................................................31
4.2.1 Tỷ lệ nhiễm PRRS ............................................................................................31
4.2.2 Tỷ lệ viêm tử cung trên heo nái sau khi sinh ...................................................32
4.2.3 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung theo lứa ..............................................................33
4.2.4 Những biểu hiện lâm sàng khác của heo nái ....................................................34
4.3 Biểu hiện lâm sàng trên heo con theo mẹ ...........................................................34
4.3.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo lứa đẻ của nái ...................................................34
4.3.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên từng nhóm nái ...................................................35
4.3.3 Những biểu hiện lâm sàng khác của heo con ...................................................36
4.4 Kết quả điều trị ..................................................................................................377

vii


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................38
5.1 Kết luận ...............................................................................................................38
5.2 Đề nghị ..............................................................................................................399
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................450

viii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
APP

Actinobacillus pleuropneumoniae


ELISA

Enzyme – linked immunosorbent assay

MMA

Viêm tử cung (metritis), viêm vú (mastitis), mất sữa (agalactia)

NLTĐ

Năng lượng trao đổi

PRRS

Porcine reproductive and respiratory syndrome (Hội chứng rối
loạn hô hấp và sinh sản trên heo)

TGE

Transmissible Gastro Enteritis

TLHCCS

Tỷ lệ heo con cai sữa

RLSS

Rối loạn sinh sản

ix



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho nái nuôi con ...............................5
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn tập ăn .......................................................5
Bảng 2.3 Một số vi sinh vật gây RLSS trên heo nái .................................................11
Bảng 3.1 phân bố số heo nái và heo con trong khảo sát ...........................................18
Bảng 3.2 Qui trình chủng ngừa bệnh ........................................................................19
Bảng 3.3 Kháng sinh dùng tại trại ............................................................................20
Bảng 4.1 Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ ...........................................................22
Bảng 4.2 Tỷ lệ thai chết tươi, chết khô và tỷ lệ heo con sơ sinh còn sống ..............23
Bảng 4.3 Số heo con chọn nuôi và tỷ lệ chọn nuôi trên ổ theo lứa đẻ .....................25
Bảng 4.4 Số heo con và tỷ lệ lúc cai sữa...............................................................26
Bảng 4.5 Trọng lượng heo con còn sống theo lứa đẻ...............................................27
Bảng 4.6 Trọng lượng heo con cai sữa .....................................................................29
Bảng 4.7 Thời gian chờ phối theo lứa đẻ của nái .....................................................30
Bảng 4.8 Tỷ lệ dương tính PRRS trên heo nái ở các lứa ..........................................31
Bảng 4.9 Tỷ lệ biểu hiện bệnh theo lứa đẻ ...............................................................32
Bảng 4.10 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung theo lứa .....................................................33
Bảng 4.11 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo lứa đẻ của nái ..........................................34
Bảng 4.12 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên từng nhóm nái ..........................................35
Bảng 4.13 kết quả điều trị .........................................................................................37

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
 


Hình 4.1 Thai chết khô .............................................................................................24
Hình 4.2 Viêm tử cung .............................................................................................33
Hình 4.3 Viêm khớp .................................................................................................36
 

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nước ta là một nước nông nghiệp đã và đang phát triển từng ngày trên nhiều
lĩnh vực, trong đó ngành chăn nuôi góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế
nước nhà. Đặc biệt là chăn nuôi heo, mỗi năm cung cấp cho thị trường trong nước
khoảng 70 % – 75 % thực phẩm từ chăn nuôi. Để vượt xa được con số này trong
tương lai các nhà chăn nuôi, phải khắc phục những thiếu sót, tìm ra những phương
pháp quản lý và lai tạo giống mới cho năng suất sinh sản tốt hơn, tỷ lệ nuôi sống
cao … mang lại hiệu quả kinh tế nhất cho nhà chăn nuôi.
Hiện nay, các giống heo có khả năng sinh sản khá cao, tuy nhiên tỷ lệ nuôi
sống thấp, do nhiều nguyên nhân như: chế độ dinh dưỡng, khâu quản lý chăm sóc,
chu chuyển đàn, bệnh tật…dẫn đến chi phí cao mà lợi nhuận thấp, không đáp ứng
được mục tiêu của người chăn nuôi. Để hiểu rỏ về tình hình trên, cần có một khảo
sát thực tế để tìm ra nguyên nhân nhằm đánh giá tình hình và đề ra biện pháp khắc
phục.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự chấp thuận của Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.
Trần Thị Dân, TS. Nguyễn Đình Quát, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát năng
suất sinh sản và các biểu hiện bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh và
heo con theo mẹ”


1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá khả năng sản xuất, tình hình sức khỏe của heo nái và đàn heo con ở
một trại chăn nuôi qui mô vừa.
1.2.2 Yêu cầu
Lập phiếu ghi lại thành tích của nái đẻ trong thời gian thực hiện đề tài. Theo
dõi các chỉ tiêu liên quan sinh sản, bệnh lý lâm sàng trên từng nái và heo con.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại được xây dựng trên khu đất rộng 1 ha bằng phẳng, cách quốc lộ 1A
khoảng 2 km, cách trung tâm huyện Trảng Bom 2,5 km. Đường vào trại heo rộng 5
m nên thuận lợi cho giao thông trong quá trình vận chuyển heo cũng như vận
chuyển nguyên liệu.
2.1.2 Mục tiêu của trại
Đây là trại chăn nuôi heo tư nhân, chủ yếu sản xuất heo thịt để cung cấp cho
thị trường trong nước.
2.1.3 Cơ sở vật chất
Trại có 7 khu chuồng nuôi, mỗi khu có 2 dãy, các khu cách nhau 5 m.
Khu A: nuôi nái bầu và nái chờ phối, gồm 2 dãy A1 và A2 mỗi dãy có 55 ô
chuồng với diện tích mỗi ô là 2,2 m x 1,9 m và khoảng cách giữa 2 dãy chuồng là 1
m.

Khu B: nuôi nái đẻ và nái nuôi con, gồm 2 dãy B1 và B2, mỗi dãy gồm 13 ô
chuồng, các ô chuồng đối xứng nhau qua hành lang, xây theo hướng Đông Tây, mái
lợp bằng tôn và tường được xây bằng gạch cao 70 cm. Phần còn lại được lắp lưới
B40, bên ngoài được che bằng bạt cuốn. Diện tích của sàn đẻ (2 m x 1,6m) trong
mỗi chuồng có lồng úm heo con bằng sắt với diện tích (0,7 m x 0,5 m) có đèn úm
75 W. Hệ thống nước uống được bom từ giếng khoan lên bồn rồi dẫn xuống cho
heo uống bằng núm tự động. Hệ thống cống thoát phân và nước tiểu nằm ở chính
giữa hai bên dãy chuồng.

3


Khu C , D và E nuôi heo thịt gồm 2 dãy, khoảng cách giữa 2 dãy là 1 m, mỗi
dãy có 12 ô chuồng với diện tích 8 m x 6 m, cao 0,8 m.
Khu F và G : nuôi heo cai sữa, gồm 2 dãy, mỗi dãy có 8 ô chuồng với diện
tích 2,2 m x 2 m và khoảng cách giữa 2 dãy là 1 m.
2.1.4 Qui mô đàn
Tổng đàn 1208 con, gồm 102 nái, 2 đực giống, 18 heo hậu bị cái, 605 heo
thịt, 181 heo con sơ sinh đến cai sữa, 300 heo 21 ngày đến 60 ngày tuổi.
2.1.5 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng heo khảo sát
Trước khi đẻ 1 tuần, nái được chuyển từ dãy chuồng bầu sang ô chuồng đẻ
đã làm vệ sinh sạch và cho ăn thức ăn của nái đẻ, lúc này nái được cho ăn tối đa
3kg/ngày. Một ngày trước khi đẻ giảm khẩu phần ăn xuống 2 kg/ngày. Nái sau khi
sinh ngày đầu tiên không cho ăn, ngày thứ 2 cho ăn 2 kg/ngày và tăng dần đến mức
tối đa vào ngày thứ năm. Heo con đẻ ra được lau khô, cắt răng nanh, cắt đuôi, cột và
cắt rốn, sát trùng cuống rốn và đuôi bằng cồn iode. Ghi nhận số con đẻ ra, cân trọng
lượng từng con. Nái đẻ được 2 đến 3 con thì cho heo con bú ngay để tận dụng
nguồn sữa đầu và giúp kích thích heo mẹ đẻ nhanh hơn. Những nái đẻ trên 11 con
được ghép sang nái đẻ ít con. Heo con đem ghép là những heo con đã được bú sữa
đầu. Khi heo nái đẻ được 8 - 9 con thì tiêm oxytocin, đẻ xong tiêm Tetracyclin và

oxytocin vào ngày thứ hai và ngày thứ ba giúp ngăn ngừa viêm tử cung. Tùy trường
hợp khỏe hay mệt có thể truyền glucose 5 %, chích Bio – Bcomplex giúp thú hồi
phục nhanh, tiết sữa đều đặn cho heo con.
Úm heo con bằng bóng đèn 75 W. Khi thấy heo mẹ có nguy cơ mất sữa thì
chuyển heo con sang nuôi ghép nái khác. Heo con tập ăn vào lúc 7 ngày tuổi, cho ăn
ngày 2 lần, tránh để thừa thức ăn và tăng dần lượng thức ăn khi ăn thành thạo. Mỗi
ngày phải kiểm tra tình trạng sức khỏe. Nếu phát hiện heo bị tiêu chảy thì sử dụng
thuốc Bio – colistin (cho uống hoặc tiêm). Heo con được 1 ngày tuổi cho uống
Baycox 5% để phòng cầu trùng. Sau khi sinh 3 ngày chích sắt lần 1 và lần 2 vào
ngày tuổi thứ 10. Heo con được thiến vào ngày tuổi thứ 7, cai sữa lúc 24 đến 28
ngày tuổi và được giữ lại tại chuồng 3 ngày sau đó được chuyển lên dãy cai sữa.

4


Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho nái nuôi con
Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

NLTĐ tối thiểu (Kcal/kg)

2900

Protein tối thiểu (%)

16,5

Xơ thô tối đa


7

Độ ẩm tối đa

13

Ca (%)

0,7 – 1,4

P (%)

0,6

Muối (%)

0,3 – 0,8
(Nguồn: trên bao bì sản phẩm)

Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn tập ăn
Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

NLTĐ tối thiểu (Kcal/kg)

3400

Protein tối thiểu (%)


20

Xơ tối đa

5

Độ ẩm tối đa

13

Ca (%)

0,7 – 1,4

P (%)

0,7

Muối (%)

0,3 – 0,8
(Nguồn: trên bao bì sản phẩm)

2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái
Yếu tố di truyền
Những giống heo có đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản và sức đề
kháng tốt thì thế hệ con cháu của chúng cũng mang đặc điểm đó và ngược lại. Do
đó khi chọn heo làm giống phải dựa trên gia phả của giống đó thông qua ông bà,
cha mẹ của giống đó tốt hay không. Theo Morrow (1986) khả năng sinh sản của các
giống heo ngoại được đánh giá thứ tự từ xấu đến tốt như sau: Duroc, Yorkshire,

Landrace. Thường heo nái lai có khả năng đậu thai tốt và số heo con đẻ ra trong một
lứa nhiều hơn so với heo nái giống thuần. Galvil và ctv (1993) cho rằng tính mắn đẻ

5


của heo nái là do kiểu di truyền của nó, số heo con đẻ ra trên ổ phụ thuộc vào kiểu
di truyền của mẹ. Theo Trần Thị Dân (2003) sự sai lệch về di truyền chịu trách
nhiệm đến 50 % của số phôi thai bị chết.
Yếu tố ngoại cảnh
Ngoại cảnh bao gồm chuồng trại, khí hậu, nhiệt độ, dinh dưỡng, bệnh tật,
chăm sóc, quản lý…đây là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến khả năng sinh sản
của heo nái.
Khí hậu chuồng nuôi gồm có nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, độ thông
thoáng…ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của heo nái.
Chuồng nuôi phải thiết kế phù hợp đúng kỹ thuật, phù hợp với thời tiết, khí
hậu và vệ sinh chăm sóc, nuôi dưỡng quản lý tạo môi trường thuận lợi để nâng cao
năng suất đàn nái. Bên cạnh đó nền chuồng sạch sẽ, độ thông thoáng tốt, không ẩm
thấp sẽ đưa năng suất sinh sản của nái tăng lên từ 10 % - 15 %, ngược lại giảm từ
15 % - 30 % (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1999).
Dinh dưỡng: là yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong chăn nuôi, cho heo
nái hậu bị ăn thức ăn kém phẩm chất sẽ làm kéo dài tuổi thành thục của heo. Theo
Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1999) thức ăn thiếu protein và vitamin hay
thức ăn ẩm mốc kém phẩm chất làm phôi ngừng phát triển. Ngoài ra cần chú ý đến
các loại vitamin, tuy nhu cầu không cần nhiều nhưng giữ vai trò quan trọng đối với
sự sinh sản của heo nái như:
Vitamin A cần cho sự hình thành hoàng thể, giúp định vị phôi bào trong sừng
tử cung, bào thai phát triển bình thường. Thiếu vitamin A heo nái có thể bị sẩy thai,
con đẻ ra ít, heo con sinh ra yếu, nếu thiếu quá nhiều có thể đàn heo con của heo nái
sinh ra không có tròng mắt.

Vitamin E là vitamin rất cần cho cơ quan sinh dục có tác dụng chống vô sinh.
Nếu thiếu vitamin E sẽ làm mất khả năng sinh sản bình thường, bào thai chết, thai
khô, không đủ sữa để nái nuôi con.

6


Sự viêm nhiễm đường sinh dục trước hoặc trong khi phối giống hay sau khi
sanh hoặc các trường hợp bệnh lý khác đều có ảnh hưởng không tốt đến khả năng
sinh sản của heo nái. Khi nái biếng rặn hoặc đẻ khó, việc can thiệp bằng tay hay sử
dụng các dụng cụ khác không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến tình trạng là làm trầy
xước bộ phận sinh dục của heo nái từ đó sẽ gây ra những bệnh hậu sản như viêm âm
đạo, viêm tử cung…làm nái mất sức, khả năng nuôi con kém, chất lượng đàn heo
con thấp.
Chế độ chăm sóc, quản lý góp phần không nhỏ đến năng suất sinh sản của
đàn heo nái. Việc chăm sóc tốt phát hiện kịp thời thú mắc bệnh để điều trị hiệu quả,
làm giảm tỷ lệ heo con chết ngộp, heo con bị mẹ đè, heo con bị nhiễm khuẩn…
2.3 Một số rối loạn thường xảy ra trên heo nái đẻ
(1) Hội chứng MMA ở heo nái sinh sản
Thường xảy ra ở heo nái sau khi sinh từ 12 - 72 giờ, bao gồm tử cung tiết
nhiều dịch viêm; vú sưng cứng, nóng và đỏ; lượng sữa giảm hay mất sữa
Nguyên nhân gây MMA
Khẩu phần không đầy đủ hay không cân đối dưỡng chất, protein trong thức
ăn thừa hay thiếu trong thời gian mang thai có thể làm nái viêm tử cung. Trước và
trong giai đoạn mang thai nên tránh nái dư thừa dưỡng chất sẽ làm nái quá mập.
Những nái quá mập thường đẻ rất khó, lười rặn, đẻ chậm rất dễ gây chết thai và sau
khi đẻ dễ mắc hội chứng M.M.A (Võ Văn Ninh, 1999)
Có nhiều khuyến cáo cho rằng việc bổ sung 9 % chất xơ trong khẩu phần nái
mang thai trong giai đoạn 2 của thai kì đến sinh, sẽ làm giảm hội chứng M.M.A.
Chất xơ có vai trò như chất độn làm nái có cảm giác no đồng thời làm tăng nhu

động ruột, giảm táo bón từ đó làm giảm hội chứng M.M.A (Nguyễn Như Pho và
ctv, 1991)
Quản lý – chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong hạn chế viêm tử cung.
Trong thời gian mang thai heo nái thiếu vận động dễ bị stress do nhốt tập trung gần
nhau, điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi quá nóng, chuồng trại dơ bẩn, có thể gây
nên hội chứng M.M.A (Đặng Đắc Thiệu, 1978).

7


Những nái quá già hay quá nhiều lứa, sẽ làm tử cung co bớp yếu không đẩy
hết sản dịch ứ động, nhau và thai chết ra ngoài, gây sót nhau – sót thai. Nái tơ quá
mập xương chậu hẹp khi sinh làm tổn thương dây thần kinh vùng chậu, hay móc
thai làm tổn thương niêm mạc tử cung và viêm tử cung trên nái.
Kích thích tố giữ vai trò quan trọng trong viêm tử cung, sự mất cân bằng
cũng là nguyên nhân rất lớn gây nên hội chứng M.M.A. Theo nghiên cứu trên heo
nái mắc hội chứng M.M.A, những nái này thường có buồng trứng nhỏ, tuyến giáp
teo lại, tuyến thượng thận rất lớn, mô trong tuyến thượng thận và tuyến yên bị thoái
hóa (Martin và ctv, trích bởi Huỳnh Trọng Đạt, 2005).
Vi sinh vật là nguyên nhân hiện diện trong các trường hợp trường hợp viêm
tử cung, đây là những vi sinh vật cơ hội có rất nhiều ở môi trường như: E.coli,
Streptoccocus, Staphylococcus, Klebsiella, Proteus, Shigella, Pseudomonas… gây
viêm tử cung. Sau khi sinh cổ tử cung mở, sản dịch ứ động là điều kiện lý tưởng
cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển gây viêm tử cung.
Các chứng trong hội chứng MMA
Viêm tử cung
Dạng viêm nhờn (thể cata): Là dạng viêm nhẹ, thường xảy ra ở giai đoạn đầu
1 – 3 ngày sau khi sinh, niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết ra nhiều dịch
nhờn trong hoặc đục, lợn cợn, thường sau vài ngày dịch tiết giảm dần và đặc lại.
Heo nái thường sốt nhẹ, thân nhiệt khoảng 39,5 – 400 C nái vẫn cho con bú và ăn

bình thường. Thể viêm này ít ảnh hưởng đến sức khỏe của nái, heo con vẫn phát
triển bình thường, nếu không được chăm sóc và điều trị không hiệu quả sẽ chuyển
sang dạng viêm có mủ.
Dạng viêm mủ: Tử cung tiết ra dịch nhờn có mủ rất hôi tanh, nguyên nhân do
một số vi sinh vật xâm nhiễm vào tử cung, kết hợp sức đề kháng kém hay dạng
viêm nhờn kế phát. Biểu hiện heo thường sốt 40 – 410C, hô hấp tăng, nái thường
nằm và bỏ ăn, khát nước…Nái mệt mỏi, thường nằm úp, ít cho con bú hay đè con.
Lúc đầu dịch viêm màu trắng đục, sau chuyển sang dạng nhày đặc có màu vàng và
lợn cợn. Về sau mủ chảy ra nhiều hơn có màu vàng hay xanh đặc đôi khi có lẫn

8


máu, mùi rất hôi tanh. Bệnh thường kéo dài 4 – 5 ngày, sau đó mủ đặc lại dính bê
bết ở âm hộ. Thể viêm có mủ can thiệp kịp thời và không triệt để, sẽ chuyển sang
thể viêm mủ lẫn máu.
Dạng viêm có mủ lẫn máu: Dịch viêm chảy ra có mủ lẫn máu, là phản ứng
viêm do tổn thương mao quản gây chảy máu, nái sốt rất cao 40 – 410C bỏ ăn nhiều
ngày, sản lượng sữa giảm dần hoặc mất hẳn, tần số hô hấp tăng, nái khát nước và
mệt mỏi hay nằm không cho con bú và hay đè con. Thành tử cung viêm nặng có
nhiều tiết vật chảy ra mùi rất hôi tanh, dịch viêm có màu xám đen lẫn máu.
Heo nái viêm tử cung sẽ giảm sức đề kháng, khả năng thụ thai giảm, khả
năng nuôi thai trong tử cung không bình thường, số con sơ sinh các lứa sau giảm
đáng kể, viêm tử cung dẫn đến viêm buồng trứng gây chậm động dục và vô
sinh….Mặt khác nái viêm tử cung thường sốt, bỏ ăn, làm sản lượng sữa giảm, heo
con thiếu sữa, không cho con bú và hay đè con, gây còi cọc, tiêu chảy, làm giảm
trọng lượng heo con cai sữa, hao hụt trong giai đoạn theo mẹ cao gây thiệt hại lớn
cho nhà chăn nuôi.
Viêm vú
Viêm vú thay đổi tùy theo mức độ của bệnh, có thể xảy ra trên một vài vú

hay cả bầu vú luôn kèm theo sốt cao, vú bị viêm sưng, nóng, cứng, có màu đỏ bầm,
khi ấn vào sẽ để lại vết lõm và nái rất đau. Vú không tiết sữa nái thường nằm úp
không cho con bú, khi vuốt mạnh sữa chảy ra lợn cợn có thể có lẫn máu. Viêm vú ít
xảy ra nhưng tác hại rất lớn đến người chăn nuôi như: ảnh hưởng trực tiếp đến heo
con sơ sinh như thiếu sữa, còi cọc, tiêu chảy, hao hụt trong giai đoạn theo mẹ cao.
Viêm vú can thiệp không đúng phương pháp và không triệt để sẽ làm vú mất chức
năng tạo sữa, các tuyến bị xơ, sau đó vú teo lại hoăc bầu vú bị xơ cứng (Nguyễn
Như Pho, 1995).
Mất sữa
Kém sữa hay mất sữa là hậu quả của 2 chứng viêm tử cung và viêm vú.
Những xáo trộn về sinh lý của 2 chứng trên làm cho nái không tạo sữa ở mức bình

9


thường, biểu hiện là sản lượng sữa giảm và mất hẳn. Bệnh thường xảy ra từ 1 – 3
ngày sau khi sinh hoặc có thể thấy bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn nuôi con.
(2) Bệnh bại liệt sau khi sinh
Bệnh thường xảy ra sau khi sinh đến 24 giờ (Nguyễn Văn Thành, 1995). Thú
bệnh thường đứng dậy không được, kèm theo sự liệt các cơ như cơ hầu, sự co thắt ở
các cơ ống dẫn sữa làm bầu vú căng cứng sữa, nhưng sữa không xuống được. Thú
có triệu chứng thần kinh như run rẩy, co giật… mất cảm giác 4 chân rồi liệt hẳn.
Theo Đoàn Thị Kim Dung và Lê Thị Tài (2002), hàm lượng Ca trong máu
thiếu một cách đột ngột ở nái mới đẻ. Có thể trong giai đoạn mang thai nhất là giai
đoạn cuối, nái không được cung cấp đủ muối phosphat canxi trong khi giai đoạn
này thai phát triển nhanh, bộ xương cần một lượng lớn Ca nếu khẩu phần ăn không
cung cấp đầy đủ sẽ làm nái bị thiếu và bại liệt.
Theo Nguyễn Như Pho (1995) hàm lượng Ca thấp và kết hợp tăng Mg trong
máu, thú có triệu chứng đi đứng loạng choạng, sau đó tê liệt và mê sảng. Nếu hàm
lượng Ca kết hợp Mg thấp, thú bị co giật mạnh, nhất là phần đầu, cổ, phần thân sau

và 4 chân sau đó nằm liệt. Vì một lý do nào đó sự dự trữ Ca trong xương thú không
cao, khi sữa đầu lấy đi một lượng lớn Ca trong máu, sự vận chuyển Ca từ trong
xương ra bù đắp không đủ sẽ dẫn đến sự giảm thấp hàm lượng Ca máu đưa đến bại
liệt.
Theo Nguyễn Xuân Bình (2002), bại liệt sau khi sinh có thể là do nái quá
già, lượng Ca không đủ cung cấp cho bào thai và tạo sữa nuôi con. Trường hợp nái
đẻ khó, phải can thiệp bằng tay, khi đưa tay vào tử cung làm tổn thương dây thần
kinh hông lớn, dây thần kinh này chỉ đạo sự vận động của 2 chi sau dẫn đến bại liệt.

10


3) Rối loạn sinh sản do vi sinh vật
Bảng 2.3 Một số vi sinh vật gây RLSS trên heo nái (Straw và Wilson, 1980)
Vi
sinh
vật

Bệnh

Triệu chứng trên
nái

Tuổi thai

Biểu hiện của thai và nhau thai

Chẩn đoán

Thai chết cùng lúc

khoảng giữa đến
cuối thai kì

Chết lưu, viêm màng nhau
khuếch tán

KHV nền
đen,HTH bằng
MAT

Do Brucella

Sảy thai bất kì lúc
nào

Thai chết cùng lúc
bất kì giai đoạn nào

Thai phân hủy, phù thủng
dưới da,tích dịch hoặc xuất
huyết ở phúc mạc.Viêm màng
nhau có mủ

Nuôi cấy vsv từ
thai,HTH nái

Nhiễm trùng các
vi khuẩn pha
tạp*


Thường không biểu
hiện lâm sàng

Thai chết cùng lúc
ở bất kì giai đoạn
nào

Thai tự phân hủy và phù
thủng, viêm màng nhau có mủ

Nuôi cấy vsv từ
thai

Do Parvovirus
(PPV)

Không biểu hiện

Thai chết bất kì giai
đoạn nào

Kích thước thai nhỏ, thai khô,
một phần nhau hư bám quanh
thai

IFA trên thai và
HTH trên nái

Giả dại
(Aujeszky’s

disease)

Nhảy mũi, ho,biếng
ăn, bón, chảy nước
miếng, ói, dấu hiệu
thần kinh

Thai chết bất kì giai
đoạn nào

Vùng hoại tử ở gan,thai khô,
thai nhỏ, viêm nhau, hoại tử

IFA trên thai và
HTH trên nái

Dịch tả heo

Bỏ ăn, sốt,xung
huyết, khó thở, ói,
tiêu chảy, lảo đảo,
co giật

Thai chết bất kì giai
đoạn nào

Thai khô, thai phù thủng,báng
nước, đầu và 4 chân bất
thường, xuất huyết lấm tấm,
hoại tử gan


IFA trên thai và
HTH trên nái

Viêm não Nhật
Bản B (JE)

Không biểu hiện

Thai chết bất kì giai
đoạn nào

Giống PPV, phù não, tích
nước xoang ngực, xuất huyết
lấm tấm, hoại tử điểm ở gan,
lách

IFA trên thai và
HTH trên nái

Cúm heo

Kiệt sức, lờ đờ, khó
thở, ho

Thai chết bất kì giai
đoạn nào

Thai nhỏ, thai khô (nhưng ít
khi)


IFA trên thai và
HTH trên nái

Sảy thai bất kì lúc
nào.Thường sinh
sớm trước vài ngày

Xuất huyết dọc cuốn rốn của
thai, vết bong tróc nhỏ hoặc
hoại tử trên nhau thai, thai khô

ELISA, IFA,
PCR

Ít biểu hiện
Do Leptospira

Sốt, biếng ăn (ít)
Tiêu chảy, sảy thai

Vi
khuẩn

Vius

ít thấy biểu hiện
Hội chứng rối
loạn hô hấp sinh
sản (PRRS)


sốt biếng ăn, lờ đờ
vết xung huyết, xảy
thai(đẻ non)

(*): do E.coli, Salmonella, Pasteurella, Listeria, Bacillus....;KHV: kính hiển vi; HTH: huyết thanh học

11


2.4 Các bệnh trên heo con theo mẹ
2.4.1 Tiêu chảy
Theo Trần Thị Dân (2003) tất cả các dạng tiêu chảy đều có liên quan đến
việc tăng số lượng của những chất ảnh hưởng đến áp lực thẩm thấu ở lòng ruột. Khi
ấy nước di chuyển từ gian bào vào dịch chất trong lòng ruột. Lúc trong bụng mẹ bào
thai nhận dưỡng chất trực tiếp từ máu thông qua động mạch rốn, lúc này bộ máy
tiêu hóa chưa hoạt động. Heo con sinh ra bị cắt nguồn dinh dưỡng trực tiếp nên bộ
máy tiêu hóa phải hoạt động để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, tuy vậy sự hoạt
động của bộ máy tiêu hóa vẫn chưa hoàn chỉnh. Chứng tiêu chảy rất đa dạng, bệnh
thường gặp ở heo con từ 1 – 21 ngày tuổi, diễn biến với nhiều mức độ khác nhau và
xảy ra do nhiều nguyên nhân kết hợp.
Nguyên nhân
Trong giai đoạn mang thai, dưỡng chất không đầy đủ như thiếu protein,
vitamine A, thiếu Fe, Cu, Zn…làm rối loạn quá trình trao đổi chất ở bào thai nên
heo con sinh ra yếu, sức đề kháng kém dễ mắc bệnh, nhất là bệnh trên đường tiêu
hóa.
Theo Nguyễn Như Pho (1995), nuôi dưỡng heo mẹ không hợp lý, làm heo
mẹ sau khi sinh sản xuất sữa kém, chất lượng sữa không đảm bảo. Do đó heo con
còi cọc, yếu ớt, làm giảm sức đề kháng… tạo điều kiện cho bệnh phát sinh. Hay do
mẹ mắc hội chứng M.M.A, heo con bú sữa có sản vật viêm hoăc liếm xuống nền

chuồng gây tiêu chảy.
Heo con mới sinh nên hệ thống tiêu hóa hoạt động chưa hoàn chỉnh, sự tiết
dịch tiêu hóa ở dạ dày và ruột không đủ số lượng và chất lượng, lượng HCl thiếu
không đủ tiêu hóa thức ăn. Heo con 1 tháng đầu chưa có lượng HCl tự do nên heo
con dễ bị tiêu chảy (Kvanhixki, 1960).
Theo Trần Thi Dân (2003) thú non ăn quá nhiều sữa hoặc chất thay thế sữa,
khi đó heo con rất dễ bị tiêu chảy do hấp thu kém. Giai đoạn này ruột già có khả
năng hấp thu một lượng nước gấp 3 – 5 lần lượng nước đi qua ruột non. Tuy nhiên
lactose không được tiêu hóa ở ruột non và bị lên men ở ruột già, lượng acid quá

12


nhiều làm pH trong ruột già giảm, ruột già không đảm bảo vai trò hấp thu hết lượng
nước, kết quả làm heo con bị tiêu chảy.
Heo con thiếu Fe nên thiếu máu, làm heo con gầy, xanh xao, làm giảm sức
đề kháng, heo con dễ bị tiêu chảy. Hay heo con bị viêm rốn do E.coli, các chủng
E.coli tiết ra độc tố đường ruột, khi đó áp lực thẩm thấu trong đường ruột tăng lên,
làm tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
Thời kỳ heo con mọc răng cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng làm heo con bị
tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 1985). Ngoài ra còn do đặc tính heo con hay liếm láp nước
đọng và thức ăn heo mẹ cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy cao.
Heo con trong giai đoạn theo mẹ, lớp mỡ dưới da rất mõng nên rất dễ bị mất
nhiệt và heo bị lạnh, từ đó các tác nhân ngoại cảnh như thời tiết thay đổi đột ngột,
chuồng trại ẩm ướt, nhiệt độ úm heo con trong tuần đầu không đủ ấm, heo con bị
lạnh tác động lên thần kinh dẫn đến rối loạn tiêu hóa (Đào Trọng Đạt, 1964, trích
bởi Nguyễn Như Pho, 1995).
Theo Vũ Văn Ngữ và Nguyễn Hữu Nhạ (1977) tiêu chảy phân trắng trên
heo con là hiện tượng loạn khuẩn (dysbacterios). Các vi khuẩn ở ruột luôn cân bằng
đảm bảo cho sự tiêu hóa bình thường. Nhiều tác giả (Lê Minh Chí, 1981, Trần

Trọng Toàn, 1977), nghiên cứu xác định E.coli là tác nhân gây bệnh quan trọng so
với các loại vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy khác.
Những rối loạn chức năng tiêu hóa sẽ làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu ở
lòng ruột do sự chênh lệch nồng độ các cation (Na+, K+) và amion (Cl-) trong dịch
ruột làm ảnh hưởng đến hệ thống đệm trong huyết tương (bicarbonate, phosphate,
proteinate…)
2.4.2 Viêm khớp
Nguyên nhân
Bệnh viêm khớp do những chấn thương cơ học ở cẳng chân như: Heo mẹ đè,
do chuồng quá trơn trợt hay quá nhám, heo con nằm bú bị cọ sát nền chuồng làm
trầy da.

13


×