Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp cho xã Ngọc Phái – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.78 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MA THỊ HÀ

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO XÃ NGỌC PHÁI, HUYỆN CHỢ ĐỒN,
TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý Tài Nguyên

Khóa học

: 2010 – 2014

Người hướng dẫn : ThS.Nông Thu Huyền

Thái Nguyên, năm 2014




65

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo khoa Quản lí tài
nguyên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khóa học ở
trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn với đề
tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp cho xã
Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”.
Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị, cơ quan
và nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, nơi đã
đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại nhà
trường.
Tôi vô cùng cảm ơn cô giáo - cán bộ giảng dạy ThS.Nông Thu Huyền giảng
viên khoa Quản lí tài nguyên, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi
tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lí tài nguyên đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
UBND huyện Chợ Đồn, phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Chợ Đồn, các ban
ngành đoàn thể cùng nhân dân trong huyện đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động
viên, cộng tác giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Thái Nguyên, ngày…tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Ma Thị Hà



66

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

UBND

Uỷ ban nhân dân

BVTV

Bảo vệ thực vật

GTSX

Giá trị sản xuất

CPSX

Chi phí sản xuất

TNT

Thu nhập thuần




Lao động

GTNCLĐ

Giá trị ngày công lao động

HQSDV

Hiệu quả sử dụng vốn

VL

Very Low ( rất thấp)

L

Low (thấp)

M

Medium ( trung bình)

H

High (cao)

VH

Very high ( rất cao)


LUT

Land Use Type ( loại hình sử dụng đất)

FAO

Food and Agricuture Ogannization - Tổ chức
nông lương Liên hiệp quốc


67

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai của Việt Nam năm 2012 ................................................. 12
Bảng 2.2: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của huyện Chợ Đồn.................... 14
Bảng 4.1: Thành phần dân tộc của xã Ngọc Phái năm 2013 ................................... 27
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Ngọc Phái - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc
Kạn năm 2013 ............................................................................................... 31
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Ngọc Phái năm 2013 ................ 32
Bảng 4.4: Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của xã Ngọc Phái năm 2013...... 34
Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của xã Ngọc Phái ............. 37
Bảng 4.6: Phân cấp mức độ đánh giá về hiệu quả kinh tế....................................... 38
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã ............. 39
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế của LUT cây ăn quả .................................................... 42
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của LUT rừng sản xuất ............................................... 43
Bảng 4.10: Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất xã Ngọc Phái ...................... 45
Bảng 4.11: So sánh mức bón phân của các nông hộ của xã Ngọc Phái so với quy
trình kỹ thuật ................................................................................................. 47



68

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Cơ cấu sử dụng đất của xã Ngọc Phái năm 2013 ....................... 32
Hình 4.2. Người dân thôn Phiêng Diềng 1 đang cấy lúa xuân ................... 35
Hình 4.3. Mùa Hồng thôn Bản Diếu ......................................................... 36
Hình 4.4. Hộ ông Lê Văn Cường, thôn Cốc Thử bơm nước tưới vụ xuân . 40
Hình 4.5. Người dân thôn Bản Diếu thu hoạch khoai tây.......................... 41
Hình 4.6. Cánh đồng thuốc lá thôn Nà Tùm ............................................. 42
Hình 4.7: Rừng mỡ bị sâu ong ăn lá ở thôn Bản Cuôn 2 ........................... 44


69

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 2
1.3.Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2
1.4.Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài........................................................................ 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3
2.1.Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp ....................................... 3
2.2.1. Khái niệm về đất và đất nông nghiệp ......................................................... 3
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp ......................... 4
2.2. Sử dụng đất và những quan điểm về sử dụng đất .......................................... 4
2.2.1. Sử dụng đất và các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất ............................... 4
2.2.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững............................................................... 8
2.3.Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế
giới và Việt Nam ............................................................................................... 11

2.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới ...................................... 11
2.3.2. Tình hình sử dụng đất của Việt Nam........................................................ 12
2.3.3. Tình hình sử dụng đất của huyện Chợ Đồn .............................................. 13
2.4. Vấn đề hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất ................... 15
2.4.1. Vấn đề hiệu quả sử dụng đất .................................................................... 15
2.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất ................................................................. 15
2.5. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ........................................... 19
2.5.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong định hướng sử dụng đất ...................... 19
2.5.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ........................... 19
2.5.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp ...................................................... 20
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 21
3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .................................................................. 21
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 21
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội xã Ngọc Phái ...................... 21
3.3.2. Đánh giá hiện trạng và xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của
xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn .......................................................................... 21
3.3.3.Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất
nông nghiệp....................................................................................................... 21


70

3.3.4. Lựa chọn và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả
cho xã Ngọc Phái ............................................................................................. 21
3.3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các loại hình sử dụng đất
trong tương lai ................................................................................................... 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 21

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ...................................................... 21
3.4.2. Phương pháp phân vùng nghiên cứu. ....................................................... 22
3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất. .............................. 22
3.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.................................................... 23
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 24
4.1. Khái quát về điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Ngọc Phái, huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................. 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội.......................................................................... 26
4.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội đến hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp của xã Ngọc Phái ....................................................... 29
4.2. Đánh giá hiện trạng và xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của
xã Ngọc Phái - huyện Chợ Đồn -Tỉnh Bắc Kạn ................................................. 30
4.2.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Ngọc Phái .................................. 30
4.2.2.Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Ngọc Phái ............................. 32
4.2.3. Xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Ngọc Phái .......... 33
4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.. 36
4.3.1. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 36
4.3.2. Hiệu quả xã hội........................................................................................ 44
4.3.3. Hiệu quả môi trường ................................................................................ 46
4.4. Lựa chọn và định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả
cao cho xã Ngọc Phái ........................................................................................ 49
4.4.1 Lựa chọn LUT có hiệu quả cho xã Ngọc Phái ........................................... 49
4.5. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong
tương lai. ........................................................................................................... 50
4.6.1. Giải pháp chung....................................................................................... 50
4.5.2. Các giải pháp cụ thể................................................................................. 52
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 54
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 54
5.2. Đề nghị ....................................................................................................... 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 56


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho
con người. Không có đất thì không có bất cứ một ngành sản xuất nào, không có một
quá trình lao động nào diễn ra và cũng không có sự tồn tại của xã hội loài người.
Đất đai là nền tảng của mọi quá trình hoạt động của con người, nó không chỉ là đối
tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đất là cơ sở của
sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất
nông nghiệp, tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất
một cách có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia,
nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai.
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người.
Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát
triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đất làm bàn đạp cho việc
phát triển các ngành khác. Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý, có
hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề
toàn cầu. Mục đích của việc sử dụng đất là làm thế nào để bắt nguồn tư liệu có hạn
này mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất, đảm bảo
lợi ích trước mắt và lâu dài. Nói cách khác, mục tiêu của loài người là phấn đấu xây
dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế, xã hội, môi trường một cách bền
vững. Để thực hiện mục tiêu này cần bắt đầu từ nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong
nông nghiệp một cách toàn diện.
Ngọc Phái là một xã trung du miền núi thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Xã
Ngọc Phái là một xã có số dân khá đông và nền kinh tế nông nghiệp giữ vị trí chủ đạo

trong quá trình sản xuất nên đời sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Diện
tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở,
đất chuyên dùng khác đã có tác động lớn đến việc sản xuất nông nghiệp. Vì vậy làm thế
nào để sử dụng hợp lý và hiệu quả vốn đất nông nghiệp hiện có đang là vấn đề được các
cấp chính quyền quan tâm nghiên cứu để đưa ra các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây
trồng một cách hợp lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Việc đánh giá một cách tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh
hưởng đến tình hình sử dụng đất, hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất, từ đó định


2

hướng cho người dân trong xã Ngọc Phái khai thác và sử dụng đất đai hợp lý, bền
vững là một trong những vấn đề cần thiết và hết sức quan trọng.
Với những vấn đề thực tế nêu trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa quản
lý Tài Nguyên, dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của ThS.Nông Thu Huyền, em tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải
pháp cho xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Ngọc Phái để từ
đó lựa chọn được loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao và đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, phù hợp với điều kiện tự
nhiên kinh tế- xã hội của xã Ngọc Phái,huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
1.3.Yêu cầu của đề tài
- Số liệu điều tra, thu thập và phân tích phải chính xác, khách quan.
- Đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phù
hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Ngọc Phái.
1.4.Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, vận dụng kiến

thức đã học vào thực tiễn.
+Nâng cao khả năng tiếp cận, điều tra, thu thập và xử lý thông tin của sinh
viên trong quá trình làm đề tài.
- Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó đề xuất được
những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững, phù hợp với điều kiện
kinh tế -xã hội của địa phương.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp
2.2.1. Khái niệm về đất và đất nông nghiệp
Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con
người, con người sinh ra trên mặt đất, sống và lớn lên nhờ vào các sản phẩm từ đất.
Nhưng không phải ai cũng hiểu đất là gì? Đất sinh ra từ đâu? Đất quý giá như thế
nào? Và tại sao phải giữ gìn nguồn tài nguyên này?
Cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về đất đai. Khái niệm đầu tiên
của học giả người Nga Docutraiep năm 1987 cho rằng “Đất là vật thể tự nhiên cấu tạo
độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tập hợp của 5 yếu tố hình thành đất, đó là:
Đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian”[2]. Tuy vậy, khái niệm này chưa đề cập
đến sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh, do đó sau này
một số học khác đã bổ sung các yếu tố: nước của đất, nước ngầm và đặc biệt là vai trò
của con người để hoàn chỉnh khái niệm về đất nêu trên.
Theo C.Mac: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến, quý báu nhất của
sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh
của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”Các Mac (1949) [1].
Các nhà kinh tế, quy hoạch và thổ nhưỡng Việt Nam cho rằng: Đất đai là

phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được và đất đai được hiểu
theo nghĩa rộng như sau: Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao
gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và bên dưới bề mặt đó
bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối...) các
dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập
đoàn thực vật, trạng thái định cư của con người trong quá khứ và hiện tại để lại.
Như vậy, đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất, có khái
niệm phản ánh quá trình phát sinh hình thành đất, có khái niệm thể hiện mối quan
hệ giữa đất với cây trồng và các ngành sản xuất nhưng khái niệm chung nhất có thể
hiểu: Đất đau là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng, gồm: khí
hậu và bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt
nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; theo chiều ngang, trên
mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng , địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các
thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với
hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×