Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bình luận quy định của pháp luật Dân sự trong vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị xâm phạm.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.75 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................Tr.2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................................................Tr.2
I - Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm
của cá nhân bị xâm phạm trong Luật Dân sự............................................Tr.2
1. Khái niệm, bản chất và cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị xâm phạm....................................Tr.2
2. Những quy định của pháp luật Dân sự hiện hành về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị xâm phạm......................Tr.4
II - Đánh giá những qui định của pháp luật Dân sự hiện hành về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị xâm phạm.. .Tr.9
1. Về xác định hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm...........................Tr.9
2. Về xác định mức bồi thường.................................................................Tr.11
KẾT LUẬN...............................................................................................Tr.13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................Tr.14

1


MỞ ĐẦU
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm là một quyền con người cơ
bản được hầu khắp mọi quốc gia tôn trọng và bảo hộ. Việt Nam cũng không
nằm ngoài số đó. Pháp luật nước ta đã quy định nhiều biện pháp khác nhau để
đảm bảo quyền này cho mỗi cá nhân, trong đó có những quy định của luật
Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm
phạm. Đây là một biện pháp có ý nghĩa thiết thực và vai trò quan trọng giúp ý
thức bảo vệ danh dự, nhân phẩm cho cá nhân lan tỏa sâu rộng trong xã hội.
Dưới đây, em xin trình bày những hiểu biết, đánh giá của mình về quy định
của pháp luật Dân sự trong vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh
dự, nhân phẩm của cá nhân bị xâm phạm.
Bài viết không tránh khỏi thiếu sót, mong thầy cô thông cảm và góp ý,


chỉ bảo cho em. Em xin chân thành cảm ơn!
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I - Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân
phẩm của cá nhân bị xâm phạm trong Luật Dân sự.
1. Khái niệm, bản chất và cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị xâm phạm.
* Khái niệm, bản chất:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm của cá nhân
bị xâm phạm là một loại trách nhiệm pháp lý, trong đó người có hành vi xâm
phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trái pháp luật thì phải bồi thường
những thiệt hại do chính hành vi của mình gây ra. Trách nhiệm bồi thường
này là hậu quả pháp lý bất lợi phát sinh từ hành vi xâm phạm danh dự, nhân
phẩm của người khác mà chủ thể bắt buộc phải thực hiện.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm của cá nhân
bị xâm phạm là một trong những trường hợp của trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng. Giữa người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại không có
2


mối quan hệ hợp đồng với nhau nhưng giữa các chủ thể vẫn phát sinh trách
nhiệm bồi thường. Bởi danh dự, nhân phẩm của cá nhân là quyền nhân thân
bất khả xâm phạm được pháp luật bảo hộ. Bất kỳ hành vi xâm phạm nào cũng
là trái với quy định của pháp luật. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một
trong những biện pháp pháp luật quy định nhằm đảm bảo quyền, lợi ích cho
cá nhân bị xâm phạm quyền nhân thân cơ bản và quan trọng này.
* Cơ sở pháp lý:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm của cá nhân
bị xâm phạm xuất phát trên cơ sở pháp luật công nhận và bảo hộ quyền bất
khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Kế thừa quy định của các bản hiến pháp trước về quyền nhân thân của

cá nhân, Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân
phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối
xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm…”
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm
của cá nhân được quy định cụ thể hơn trong các văn bản pháp luật của nhiều
ngành luật khác nhau tạo thành một hệ thống các quy định về quyền được bảo
vệ danh dự, nhân phẩm; trong đó có thể nói pháp luật Dân sự quy định đầy
đủ, chi tiết hơn cả. Bộ luật Dân sự đã dành hẳn một điều luật riêng biệt để ghi
nhận “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp
luật bảo vệ.” (Điều 37).
Cũng như những ngành luật khác, Luật Dân sự sử dụng những biện
pháp riêng của mình góp phần bảo vệ danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Vì
quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng là quyền nhân thân nên
biện pháp dân sự được dùng để bảo vệ cũng được áp dụng theo Điều 25 Bộ
luật Dân sự. Cụ thể như sau:
“1. Tự mình cải chính;

3


2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc
người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc
người vi phạm bồi thường thiệt hại.”
Bồi thường thiệt hại là một biện pháp quan trọng và thiết thực trong những
biện pháp pháp luật Dân sự sử dụng để đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về
danh dự, nhân phẩm cho cá nhân.
2. Những quy định của pháp luật Dân sự hiện hành về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị xâm phạm.

Là một trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
trách nhiệm bồi thương thiệt hại do danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị xâm
phạm cũng dựa trên các quy định chung, cơ bản về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng như căn cứ xác định trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực
chịu trách nhiệm bồi thường, thời hiệu yêu cầu bồi thường (quy định từ Điều
604, 605, 606, 607 BLDS). Ngoài ra, vấn đề xác định thiệt hại do danh dự,
nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định riêng tại Điều 611 BLDS. Cụ thể
như sau:
* Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Được quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự, cụ thể:
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín,… của cá nhân, … mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường
cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Cũng theo hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày
08/7/2006 thì trách nhiệm bồi thường này chỉ phát sinh khi có đầy đủ các căn
4


cứ sau:
- Phải có thiệt hại xảy ra gồm: Thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất
tinh thần;
- Phải có hành vi trái pháp luật: là những xử sự cụ thể của con người được thể
hiện thông qua hành động trái với các quy định của pháp luật;
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật.
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại
hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại;
- Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.
Trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi mà pháp luật quy định vẫn

phải bồi thường là trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự gây thiệt hại thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải có trách
nhiệm bồi thường. Với quy định này pháp luật đã dự liệu các trường hợp gây
ra thiệt hại dù không có lỗi vẫn phải bồi thường nhằm đảm bảo quyền, lợi ích
hợp pháp của cá nhân.
* Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
Điều 605 Bộ luật Dân sự quy định ba nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
- Thứ nhất: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên
có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng
hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc
nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy đinh khác”.
Bồi thường “toàn bộ” và “kịp thời” là nguyên tắc được thể hiện đầu tiên
trong các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nguyên tắc này
đảm bảo người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường tương xứng với toàn

5


bộ thiệt hại đã gây ra và bồi thường kịp thời, càng nhanh càng tốt để khắc
phục hậu quả. Pháp luật khuyến khích các bên đương sự tự thỏa thuận về mức
bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Tuy nhiên sự thỏa
thuận không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
- Thứ hai: “Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do
lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài
của mình”.
Đây là nguyên tắc thể hiện tính nhân văn của pháp luật Việt Nam. Tuy
nhiên, để giảm mức bồi thường thiệt hại thì người gây ra thiệt hại phải thỏa
mãn đủ hai điều kiện là có lỗi vô ý và thiệt hại gây ra quá lớn so với khả năng
kinh tế của mình.
- Thứ ba: “Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị

thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà
nước cơ thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”.
Với nguyên tắc trên thì người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại có thể
yêu cầu thay đổi mức bồi thường khi mức bồi thường không còn phù hợp với
thực tế. Cụ thể là trong trường hợp mức bồi thường quá thấp gây bất lợi cho
người bị thiệt hại để khắc phục hậu quả gây ra hoặc mức bồi thường quá cao
làm ành hưởng lợi ích của người gây ra thiệt hại.
Nguyên tắc trên đã dự liệu các quy định của pháp luật không thay đổi kịp
theo sự thay đổi của thực tế. Bởi pháp luật mang tính ổn định, tuy không bất
biến nhưng cũng không thể thay đổi từng giờ, từng ngày như sự phát triển của
kinh tế, xã hội.
* Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân:
Xác định năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân là một vấn đề quan

6


trọng trong xác định đúng trách nhiệm bồi thường của người gây ra thiệt hại.
Căn cứ vào độ tuổi, tình trạng tài sản, và khả năng bồi thường thiệt hại của cá
nhân, Điều 606 Bộ luật Dân sự quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của cá nhân như sau:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi đầy đủ phải tự bồi thường;
- Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì
cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha mẹ không đủ để
bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản
đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ
luật Dân sự.
- Người từ 15 tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi
thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ
phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà
có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được
giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hội không có tài sản hoặc không
đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của
mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc
giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Việc quy định người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà
còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã dựa trên nguyên
tắc quy định rằng các chủ thể này phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi.
Bởi người dưới mười lăm tuổi thì trình độ nhận thức và khả năng điều khiển
hành vi còn nhiều hạn chế nên cha, mẹ phải có trách nhiệm bồi thường toàn
bộ thiệt hại do con mình đã gây ra trừ trường hợp tài sản của cha mẹ không đủ
để bồi thường mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường

7


phần còn thiếu.
* Xác định thiệt hại:
Điều 611 xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm:
“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt
hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi
thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác
để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù
đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được
thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Như vậy, hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân có thể
gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần, và người gây thiệt hại sẽ phải bồi
thường cả hai khoản này. Cần lưu ý rằng danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá
nhân là các yếu tố gắn liền với nhân thân chủ thể nên không thể trị giá được
thành tiền. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại này cũng chỉ có ý nghĩa phần nào
khắc phục, khôi phục tình trạng ban đầu trước khi có hành vi gây thiệt hại và
bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị hại.
* Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại:
Điều 607 BLDS quy định: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường
thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, … bị
xâm phạm.”
Trước khi BLDS 2005 ra đời, Bộ luật Tố tụng dân sự (có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 1/1/2005) có quy định về thời hiệu khởi kiện đối với các

8


tranh chấp dân sự. Do đó, khi xác định thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại
cần lưu ý:
- Đối với những trường hợp bồi thường phát sinh kể từ ngày 1/1/2005 (ngày
Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực), thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi
thường thiệt hại là 2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm.
- Đối với những trường hợp phát sinh trước ngày 1/1/2005 thì thời hiệu khởi
kiện là 2 năm, kể từ ngày 1/1/2005.
II - Đánh giá những qui định của pháp luật Dân sự hiện hành về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị xâm
phạm.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm của cá nhân
đã được pháp luật quan tâm bảo vệ đúng mức; thể hiện ở những quy định ghi
nhận và xác định rõ ràng trách nhiệm này trong BLDS cùng các văn bản luật

chuyên ngành, văn bản hướng dẫn thi hành khác, Tuy nhiên, đây là một vấn
đề không đơn giản khi liên quan đến một phạm trù trừu tượng và có ý nghĩa
tinh thần cao như danh dự, nhân phẩm. Bởi vậy, quy định của pháp luật còn
không ít những thiếu sót, hạn chế, gây khó khăn cho việc áp dụng. Dưới đây
là một số điểm pháp luật cần hoàn thiện hơn nữa.
1. Về xác định hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định chung, cụ thể về căn cứ xác định
hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm. Điều này gây khó khăn rất lớn cho
việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm. Có thể dẫn ra một ví dụ như sau: Vụ việc
ca sỹ Phương Thanh kiện blogger Cogaidolong (Lê Nguyễn Hương Trà) vì
hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của Phương Thanh. Ngày
16/10/2007, ca sỹ Phương Thanh đã khởi kiện blogger Cogaidolong (Lê
Nguyễn Hương Trà) trước Tòa án nhân dân quận Tân Bình (TP HCM) vì
blogger đã xúc phạm danh dự của Phương Thanh. Theo Phương Thanh, bài
viết về liveshow “Mưa” vầ bài viết “Chuyện của … Cờ” trên blog của Hương
9


Trà viết về cô với nội dung “sai sự thật, xúc phạm tới danh dự, hạ uy tín” Ca
sỹ Phương Thanh cho rằng trong bài viết “Mưa”, Hương Trà viết “bảo vệ mở
rộng cửa cho khán giả nhào vào. Ghế trống đày..” là không đúng sự thật, hơn
nữa hạ uy tín của một ca sỹ tên tuổi như cô. Blogger Hương Trà lại cho rằng
bài viết là đúng sự thật, vì tối đó trời mưa rất lớn, nơi biểu diễn không có mái
che nên khán giả bị ướt, bảo vệ phải mở cửa cho khán giả vào tránh mưa chứ
không phải để miễn mua vé. Còn bài viết “Chuyện của …Cờ” không phải viết
về Phương Thanh mà viết theo lối phóng tác. Về vụ việc này, có những quan
điểm khác nhau xoay quanhvaans đề mấu chốt: blogger Hương Trà có xâm
phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tíncuar ca sỹ Phương
Thanh hay không. Đây cũng chính là khó khăn dẫn đến vụ việc kéo dài.

Danh dự, nhân phẩm là những khái niệm có tính trừu tượng. danh dự là
sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân về các mặt đạo đức, phẩm chất
chính trị và năng lực của người đó. Danh dự của một con người được hình
thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao và thành
tích mà người đó có được qua những năm tháng của cuộc đời và được xã hội
đánh giá theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa. Danh
dự của một cá nhân bao gồm các yếu tố sau:
- Lòng tự trọng: tức là sự tự đánh giá mình, tự ý thức về giá trị, vị trí của mình
trong xã hội (chà đạp lên lòng tự trọng của người khác chính là xúc phạm đến
danh dự của người đó).
- Uy tín: chính là giá trị về mặt đạo đức và tài năng được công nhận ở một cá
nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi người trong
một tổ chức, một dân tộc cảm phục tôn kính và tự nguyện nghe theo. Trong
danh dự có uy tín, phá hoại uy tín cũng chính là phá hoại danh dự.
Ngoài ra có thể hiểu danh dự bao gồm cả nhân phẩm. Nhân phẩm là phẩm giá
con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tính cách là một con người.
Chà đạp lên nhân phẩm của người khác cũng là xúc phạm đến danh dự người
đó. Nếu danh dự được hình thành qua nhiều năm tháng của cuộc đời và được
10


xã hội đánh giá theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức xã hội chủ
nghĩa thì nhân phẩm lại có từ khi con người mới sinh ra. Bởi vậy, mọi người
đều có quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm như nhau không phân biệt
vào công lao, công tác và những đặc điểm riêng của người có quyền; những
người không có năng lực hành vi dân sự, những người mất năng lực hành vi
dân sự cũng có quyền bảo vệ danh dự và nhân phẩm như mọi cá nhân khác.
Xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm thường thể hiện bằng cách: Dùng
những lời lẽ hoặc hành động có tính chất thóa mạ khinh bỉ để làm nhục người
khác hoặc gán một sự kiện xấu xa cho người khác làm cho xã hội đánh giá sai

hoặc hình dung sai về người đó. Sự đánh giá sai sự thật không phụ thuộc vào
việc người đưa ra những tin tức đó vô tình hay cố ý. Tiêu chuẩn để đánh giá
những sự việc nêu ra là xấu xa hay không xấu xa là những nguyên tắc đạo đức
xã hội chủ nghĩa. Có thể thấy danh dự, nhân phẩm và hành vi xâm phạm danh
dự, nhân phẩm không dễ gì xác định được cụ thể, rõ ràng và cũng không thể
xác định một cách cứng nhắc nhưng nếu pháp luật vẫn bỏ ngỏ vấn đề này thì
các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự,
nhân phẩm bị xâm hại sẽ khó mà đi được vào đời sống thực tiễn.
2. Về xác định mức bồi thường.
* Vấn đề tính toán thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút của người bị hại:
Khó khăn chủ yếu khi tính toán khoản tiền bồi thường do thu nhập bị
mất hoặc bị giảm sút hiện nay là cách tính thu nhập. Trong giai đoạn nền kinh
tế thị trường thì thu nhập của mỗi cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
ngành nghế, độ tuổi, khu vực,… Đồng thời, các thu nhập cũng xuất phát từ rất
nhiều nguồn phong phú. Vì vậy, nếu theo nguyên tắc: thiệt hại phải được bồi
thường toàn bộ và kịp thời” thì liệu đối với những người làm nghề đặc biệt
hoặc làm trong các doanh nghiệp nước ngoài có thu nhập so với mặt bằng
chung là rất cao thì liệu buộc người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ
khoản thu nhập này thì có hợp lý không?

11


Thực tế hiện nay, mỗi nơi áp dụng một cách tính khác nhau, có nơi tính
thu nhập của người bị hại theo mặt bằng chung của lao động cùng loại của địa
phương sau đó cộng thêm một khoản thu nhập phụ bằng 50% thu nhập chính
để người bị thiệt hại đỡ thiệt thòi; song có nơi lại tính toàn bộ thu nhập thực tế
bị mất hoặc giảm sút của người bị thiệt hại, sau đó áp dụng Khoản 2 Điều 605
BLDS để giảm mức bồi thường cho người gây thiệt hại vì xác định thiệt hại
xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây

thiệt hại. Tuy nhiên, cả hai cách tính trên đều có điểm chưa phù hợp. Đặc biệt
cách tính thứ hai không thể áp dụng cho mọi trường hợp được bởi nó chỉ hạn
chế trong trường hợp lỗi của người gây thiệt hại phải là lỗi vô ý. Pháp luật cần
quy định cụ thể về vấn đề này để việc áp dụng pháp luật được thống nhất và
công bằng cho cả người bị hại và người gây thiệt hại.
* Về xác định mức bù đắp tổn thất tinh thần:
Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến danh
dự, nhân phẩm thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính
công khai còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị hại. Vấn đề đặt ra,
thế nào là thiệt hại về tinh thần và căn cứ để ấn định mức bồi thường thiệt
hại? Tinh thần là tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm… những hoạt
động thuộc về đời sống nội tâm của con người và thiệt hại về tinh thần là thiệt
hại gây ra đối với tâm trạng của con người, thể hiện bằng việc con người phải
chịu những lo lắng, đau đớn về tinh thần. Sự đau khổ này biểu hiện khác nhau
với mỗi người và với mỗi trường hợp, mức độ danh dự, nhân phẩm bị xâm
phạm.
Hiện nay, pháp luật quy định mức bù đắp tổn thất tinh thần này do các
bên thỏa thuận, trong trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường
tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Việc để hai
bên tự thỏa thuận là hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên khó khăn đặt ra khi áp dụng
luật giải quyết tranh chấp về vấn đề này. Thực tế hiện nay, bên bị xâm phạm
quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm thường chứng minh tổn thất tinh thần
12


và yêu cầu được bồi thường với mức cao hơn nhiều mức bồi thường trong bản
án, quyết định của Tòa án. Chính vì vậy, người bị hại cảm thấy không thỏa
đáng, thuyết phục, thậm chí gây khiếu kiện kéo dài. Danh dự, nhân phẩm là
một phạm trù xã hội có ý nghĩa thiêng liêng, quan trọng với mỗi cá nhân. Liệu
mức bồi thường tối đa không quá 10 tháng lương pháp luật đặt ra như trên đã

hợp lý chưa?
Đặc biệt, trong lĩnh vực bồi thường tổn thất về tinh thần còn là một vấn
đề nổi cộm, hết sức bức xúc, hiện nay được rất nhiều người quan tâm; đó là
việc bồi thường những tổn thất về tinh thần trong các trường hợp bị báo đài
đưa tin sai sự thật và trường hợp những người bị bắt giam, xét xử oan. Đây
đều là những trường hợp danh dự, nhân phẩm bị xâm hại nghiêm trọng, gây ra
tổn thất tinh thần lớn. Khoản bồi thường thiệt hại tinh thần trong trường hợp
này không thể chỉ mang tính hình thức được. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng
những tổn thất tinh thần này không chỉ ở chính những người bị thiệt hại mà
ngay cả gia đình, những người thân thích của họ đều phải gánh chịu. Đó là nỗi
xấu hổ, bị xã hội khinh thường, mất cơ hội việc làm, mất đi cuộc sống bình
yên thường ngày, …
KẾT LUẬN
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, bồi thường thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị xâm phạm nói riêng là một trong những
loại trách nhiệm pháp lý gây nhiều tranh cãi về căn cứ phát sinh, mức bồi
thường… Hiện nay, quy định của pháp luật về vấn đề này chủ yếu dừng lại ở
các quy định mang tính “định tính” mà không “định lượng” nên gây khó khăn
rất nhiều cho các cá nhân, cơ quan áp dụng pháp luật. Bởi vậy, các vấn đề này
cần được pháp luật quan tâm hoàn thiện hơn nữa!
Danh mục từ viết tắt:
BLDS: Bộ luật Dân sự 2005.
13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.


Hiến pháp 2013.
Bộ luật Dân sự 2005.
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009.
Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số
03/2006/NĐ-HĐTP v/v hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ

luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 2),
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
6. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 2), Nxb.
Giáo dục, Hà Nội, 2009.
7. Phạm Kim Anh, Trách nhiệm dân sự và chế định bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 2005, thực trạng và giải
pháp hoàn thiện, Tạp chí khoa học pháp lí, số 6/2009.
8. Đỗ Văn Đương, Một số vấn đề cần chú ý trong việc nhận thức về việc
bồi thường cho người bị oan sai trong tố tụng hình sự , Tạp chí kiểm
sát, số 16/2005.
9. Đỗ Văn Đại, Lỗi, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Tạp chí khoa học pháp lí, số 2 (57)/ 2010.
10.Lê Thị Trang, Một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng và hướng hoàn thiện, (ngày
8/5/2014).

14



×