Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

LUẬN văn LUẬT tìm HIỂU một số QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT về đạo đức SINH học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.2 KB, 92 trang )

Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Phần 1
QUYỀN CON NGƯỜI - TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC SINH HỌC
--------------------Mục 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
I. Sơ lược lịch sử phát triển của quyền con người trong tiến trình phát triển của
nhân loại
1. Trên thế giới
2. Ở Việt Nam
II. Một số nội dung cơ bản của quyền con người
1. Khái niệm quyền con người
2. Nội dung cơ bản của quyền con người
III. Một số nội dung mới về quyền con người trong Thế giới hiện đại
Mục 2
GIỚI THIỆU CHUNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC SINH HỌC
I. Khái niệm về đạo đức sinh học
1. Theo quan điểm Triết học
2.Theo quan điểm của Xã hội học
3. Theo quan điểm của Khoa học pháp lý
II. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về đạo đức sinh học.
III. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức sinh học
IV. Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật về đạo đức sinh học trên Thế giới và
ở VN.
1.Trên Thế giới
2. Ở Việt Nam
------------------------------------------Phần 2


TÌM HIỂU MỘT SỐ QUYĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ ĐẠO ĐỨC SINH HỌC

Formatted

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương 1
QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ SINH SẢN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC
Mục 1
Quy chế pháp lý của việc hiến tặng và nhận tinh trùng, nỗn và phơi
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hiến tặng và nhận tinh trùng, nỗn, phơi.
A. Cơ sở thực tiễn
B. Cơ sở lý luận
1. Cơ sở kỹ thuật
a. Thụ tinh nhân tạo
b. Thụ tinh trong ống nghệm
2. Cơ sở pháp lý
II. Quy chế pháp lý của việc hiến tặng tinh trùng, nỗn, phơi
1


Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

1. Ngun tắc vơ danh
2. Điều kiện về chủ thể hiến tặng
2.1 Điều kiện thuộc về yếu tố sinh học

a) Tuổi
b) Sức khoẻ
2.2 Điều kiện thuộc về các yếu tố xã hội
2.3 Điều kiện giới hạn
a) Giới hạn về số lượt
b) Giới hạn về quốc tịch
3. Thỏa thuận hiến tặng tinh trùng, nỗn, phơi dưới góc độ khoa học pháp lý
a) Giả thiết là hợp đồng tặng cho
b) Giả thiết khơng là hợp đồng tặng cho
4. Hiệu lực của thỏa thuận hiến tặng tinh trùng, nỗn, phơi
5. Biến dạng của việc hiến tặng tinh trùng, nỗn, phơi - giao kết mua bán trái
phép

III. Quy chế pháp lý về việc nhận hiến tặng tinh trùng, nỗn, phơi
1. Ngun tắc vơ danh
2. Điều kiện về chủ thể nhận hiến tặng tinh trùng, nỗn, phơi
2.1 Điều kiện thuộc về yếu tố sinh học
a) Tuổi
b) Sức khỏe
2.2 Điều kiện thuộc về các yếu tố xã hội
3. Đặc điểm pháp lý của việc nhận hiến tặng tinh trùng, nỗn, phơi
Mục 2
Trung tâm Học liệu ĐH Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hệ quả pháp lý của việc hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp khoa học

I. Xác nhận quan hệ cha, mẹ-con
1. Xác nhận quan hệ cha, mẹ-con
2. Xác nhận quan hệ mẹ-con
II. Quyền nhân thân

1. Quyền xác định họ, tên
2. Quyền đối với quốc tịch
3.Quyền kết hơn
4. Quyền được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình
III. Quyền tài sản
1. Thừa kế theo di chúc
2. Thừa kế theo pháp luật
Mục 3
Một số biện pháp hỗ trợ sinh sản bằng biện pháp khoa học khác
chưa được pháp luật thừa nhận ở Việt Nam
và thực tiễn một số nước trên Thế giới
I. Mang thai hộ
1. Cơ sở kỹ thuật và ý nghĩa xã hội
a) Cơ sở kỹ thuật
b) Ý nghĩa xã hội
2. Nội dung pháp lý và những hệ quả phát sinh
3. Đánh giá và kết luận

2


Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

II. Lựa chọn giới tính thai nhi
1. Cơ sở kỹ thuật và nhu cầu xã hội
a) Cơ sơ kỹ thuật
b) Nhu cầu xã hội
2. Nội dung pháp lý và một số hệ quả phát sinh

a) Nội dung pháp lý
b) Một số hệ quả phát sinh
3. Đánh giá và kết luận
III. Sinh sản vơ tính ở người
1. Cơ sở kỹ thuật và tác động xã hội
a) Cơ sở kỹ thuật
b) Tác động xã hội
2. Cơ sở pháp lý
3. Đánh giá và kết luận
Formatted

IV. Biến đổi gien phơi thai
1. Cơ sở kỹ thuật và ứng dụng
2. Nhu cầu xã hội
3. Cơ sở pháp lý
4. Đánh giá và kết luận
Chương 2
Quy chế pháp lý về việc hiến tặng các bộ phận cơ thể người

Formatted

I. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở pháp lý
a) Luật so sánh
b) Luật Việt Nam

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Formatted


II. Một số vấn đề liên quan đến việc hiến tặng các bộ phận cơ thể người
1. Ngun tắc thực hiện
2. Cơ sở xác định chết não
3. Cơ thể người - một tài sản đặc biệt
4. Thủ tục hiến tặng xác
5. Hiến tặng các bộ phận cơ thể người

Formatted

III. Đánh giá và kết luận
Chương III
Nội dung pháp lý của việc chuyển đổi giới tính
I. Cơ sở lý luận và tiền đề xã hội
1. Khiếm khuyết sinh học
2. Sự lệch lạc tậm lý
II. Cơ sở thực tiễn
III. Định hình quy chế pháp lý của việc chuyển đổi giới tính
1. Điều kiện thực hiện chuyển đổi giới tính
2. Một số vấn đề phát sinh khi triển khai thực hiện
IV. Hậu quả pháp lý
1. Thủ tục cải chính hộ tịch
2. Quyền kết hơn

3


Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu


Chương IV
Can thiệp y học chấm dứt sự sống bệnh nhân
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Cơ sở thực tiễn
2. Cơ sở lý luận
II. Cơ sở pháp lý

KẾT LUẬN

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4


Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

LỜI MỞ ĐẦU

N

gày nay, cùng với những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế, văn hố,
xã hội, một số vấn đề khác đang thu hút sự quan tâm của tồn nhân
loại đó là những thành tựu của kỹ thuật sinh học. Đây là những lĩnh vực liên
quan trực tiếp đến sự phát triển của con người và gián tiếp chi phối mối quan hệ
trong xã hội, bởi vì chính con người là tiền đề, là yếu tố phát triển của xã hội. Do
đó, nghiên cứu về đạo đức sinh học chính là nghiên cứu về mối quan hệ mật
thiết giữa các quyền cơ bản của con người và những tiến bộ của y học.
Trong khung cảnh xã hội hiện tại, sự phát triển của các ngành khoa học, nhất

là trong lĩnh vực sinh - y học đang diễn ra theo xu hướng tiến bộ, đòi hỏi sự tác
động có chiều hướng tích cực để khơng thốt ra ngồi tầm kiểm sốt của xã hội. Rõ
ràng là giữa các thành tựu khoa học và các quan điểm đạo đức về các thành tựu này
đang có sự cạnh tranh gay gắt và liên tục. Một điều có thể dễ dạng thừa nhận rằng
các ngun tắc về đạo đức nghề nghiệp của các nhà y học khơng đủ để tránh được
những biến chuyển khó kiểm sốt trong lĩnh vực khoa học hiện đại. Do đó, ngồi
đạo đức cần có một quy định chuẩn mực để ra tạo tiêu chí, tiền đề cho đạo đức sinh
học đi đúng mục đích cao đẹp của nó. Lúc này, pháp luật về đạo đức sinh học ra
đời.
Tại Việt Nam, kỹ thuật y học đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, đặc
Trung
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
biệt là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, đã đem lại hạnh phúc cho nhiều cặp vợ chồng vơ
sinh, đẩy lùi nguy cơ bị phá vỡ của những mái ấm thiếu vắng tiếng cười trẻ thơ.
Ngồi ra, một số ứng dụng khác đã được nghiên cứu và thực hiện thành cơng, như
mang thai hộ, biến đổi gien phơi thai, chuẩn đốn và điều trị thai nhi dị tật, chuyển
đổi giới tính... Việc cho, nhận và cấy ghép các bộ phận trong cơ thể từ lâu đã là một
thành tựu y học của con người, là việc làm đáng trân trọng đã được pháp luật Việt
Nam cũng như nhiều nước trên Thế giới thừa nhận.
Nhằm điều chỉnh những mối quan hệ mới phát sinh khi thực hiện những kỹ
thuật này, ngày 12/02/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2003/NĐ-CP về
sinh con theo phương pháp khoa học, và được Bộ Y tế hướng dẫn thi hành bằng
Thơng tư 07/2003/TT-BYT ngày 28/5/2003, đã mở ra một bước ngoặt mới cho sự
phát triển của y học nước nhà trên cơ sở các giá trị đạo đức và chuẩn mực pháp lý
của người Việt Nam. Dự thảo Pháp lệnh về hiến, lấy, ghép, bảo quản mơ, bộ phận
cơ thể người và khám nghiệm tử thi đã được xây dựng và sẽ được trình xin ý kiến
Quốc hội khóa XI trong kỳ họp tháng 7/2003... Tuy nhiên, nội dung các văn bản
này còn nhiều hạn chế, chưa đón đầu được những quan hệ pháp lý phát sinh từ việc
áp dụng những kỹ thuật y học này trong đời sống dân cư. Do đó, cần có một nghiên

cứu hệ thống về khoa học luật đối với những vấn đề này.
Hơn nữa, hiện nay thật sự chúng ta vẫn chưa có một ngành luật cụ thể điều
chỉnh về đạo đức sinh học mà chỉ có những văn bản chun ngành quy định cho
từng lĩnh vực ứng dụng trong y - sinh học. Nhưng có thể nói, nếu chúng ta đặt tất cả
từng lĩnh vực phát triển của y - sinh học vào lăng kính chung của pháp luật thì lâu
dài sẽ có một ngành luật điều chỉnh riêng về đạo đức sinh học.
5


Nguyễn Thò Mộng Thu

Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Từ sự quan tâm của bản thân trước u cầu của thực tiễn, người viết mạnh
dạn lựa chọn đề tài TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
ĐẠO ĐỨC SINH HỌC làm trọng tâm nghiên cứu của Luận văn tốt nghiệp. Tuy
nhiên, đạo đức sinh học, là một khái niệm rộng, khá đa dạng về nội dung. Do hạn
chế về về kiến thức chun mơn và khả năng nghiên cứu tất cả những vấn đề thuộc
phạm trù đạo đức sinh học, đề tài chỉ tiếp cận về mặt pháp lý một số lĩnh vực nhất
định như: các biện pháp hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp khoa học; chuyển đổi
giới tính; can thiệp y học để chấm dứt sự sống của bệnh nhân; hiến tặng các bộ
phận của cơ thể người...
Trong giới hạn đó, nội dung của đề tài gồm 2 phần:
Phần 1 -QUYỀN CON NGƯỜI - TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC SINH HỌC

Phần 2 -TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC SINH HỌC

Bằng những nghiên cứu tổng thuật về quyền con người, nhất là một số vấn
đề mới về quyền con người trong Thế giới hiện đại, phần thứ nhất của đề tài đưa ra

những ý niệm cơ bản nhất liên quan đến pháp luật về đạo đức sinh học, làm rõ mối
quan hệ giữa đạo đức sinh học và pháp luật, cũng như sự cần thiết điều chỉnh nhu
cầu xã hội bằng pháp luật về đạo đức sinh học. Như đã nói, đạo đức sinh học được
xây dựng dựa trên cơ sở tơn trọng quyền con người, phần đầu đề tài đề cập sơ lược
đến lịch sử phát triển quyền con người, một số mối quan hệ giữa quyền con người
và đạo đức sinh học qua đó cho thấy ảnh hưởng của quyền con người đến các vấn
đề sinh học.

Trung tâm
Học
Thơ
@cứu
Tài
tập
Từ đây,
phần liệu
thứ hai ĐH
của đềCần
tài tập trung
nghiên
từngliệu
vấn đềhọc
thực tiễn
cụ và nghiên cứu
thể qua lăng kính pháp lý: Chế độ pháp lý về các biện pháp hỗ trợ sinh sản bằng
khoa học, Quy chế pháp lý của việc hiến tặng các bộ phận cơ thể con người, Nội
dung pháp lý về việc chuyển đổi giới tính, Can thiệp y học để chấm dứt sự sống của
bệnh nhân... Trên cơ sở kỹ thuật chun ngành cụ thể và tham khảo kỹ thuật lập
pháp một số quốc gia trên Thế giới, đề tài xây dựng cơ sở lý luận để giải quyết
những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn Việt Nam, hồn thiện các quy chế

pháp lý có liên quan, đảm bảo những giá trị cao đẹp của người Việt Nam nói riêng
và nhân loại tồn Thế giới nói chung.
Phương pháp duy vật biện chứng Mác Lênin là phương pháp giữ vai trò chủ
đạo trong suốt q trình nghiên cứu đề tài. Do tính chất đặc thù của vấn đề nghiên
cứu, các phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết được vận dụng linh hoạt
trong từng trường hợp cụ thể. Ngồi ra, các phương pháp tiếp cận và nghiên cứu
Luật so sánh, điều tra xã hội học, thống kê tư pháp, liên hệ, tổng hợp... có ý nghĩa
hỗ trợ hiệu quả đối với kết quả nghiên cứu của đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu nội dung của đề tài,
nhưng đây là lĩnh vực còn rất mới lạ trong trong cách nhìn nhận của xã hội nói
chung, hơn nữa các quy định của pháp luật còn nhiều hạn chế, gây khó khăn khi
giải quyết những vấn đề thực tiễn. Do đó, chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự thơng cảm và đóng góp ý kiến của q
Thầy Cơ và các bạn sinh viên để đề tài hồn chỉnh hơn.
Cần Thơ, ngày 09 tháng 7 năm 2003
NGUYỄN THỊ MỘNG THU

6


Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

Phần 1
QUYỀN CON NGƯỜI - TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC SINH HỌC
Mục 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

I. Sơ lược lịch sử phát triển của quyền con người
trong tiến trình phát triển của nhân loại
1. Trên Thế giới
Quyền con người là một nội dung pháp lý mang tính lịch sử, là yếu tố
quan trọng trong mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Tư
tưởng về quyền con người trải qua bốn giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Vào giữa thế kỷ IX đến thế kỷ VII trước cơng
ngun, chế độ cơng xã thị tộc tan rã nhường chỗ cho chế độ chiếm hữu nơ lệ.
Phương thức sản xuất của chế độ chiếm hữu nơ lệ thể hiện tính ưu việt hơn
phương thức sản suất cơng xã thị tộc. Đến thời kỳ Trung cổ, chế độ phong kiến
thay thế chế độ chiếm hữu nơ lệ, mâu thuẫn giai cấp, kết cấu xã hội, tư tưởng
nhân đạo và tự do diễn biến khác đi và phức tạp hơn. Nền kinh tế tồn tại trong
kết cấu xã hội phong kiến đã biến người nơng dân lệ thuộc vào địa chủ cả về tư
liệu sản xuất và cá nhân họ, về các quan hệ xã hội, chính trị và nhân quyền. Tuy
vậy, tâm
cũng cóHọc
nhiều tư
tưởngĐH
xã hội
tiến bộThơ
dũng cảm
ách áp
bức phong
Trung
liệu
Cần
@chống
Tàilạiliệu
học
tập

kiến, bênh vực quyền lợi nơng dân, đưa ra những tư tưởng sơ khai về quyền con
người ở các khía cạnh khác nhau: nguồn gốc các quyền, tự do ý chí, quyền lực
đối với tự nhiên. Nếu gạt bỏ màn sương bao phủ của tín ngưỡng, tơn giáo và
thần thoại, ở cả phương Đơng và phương Tây, có thể thấy những tư tưởng về các
quyền cơ bản của con người, tuy sơ khai nhưng vơ cùng q giá1.
Giai đoạn thứ hai: Thời kỳ Phục hưng là thời kỳ hình thành phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa, mở đầu cho lịch sử phát triển về tư tưởng văn hóa
cách mạng tư sản. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của khoa học
kỹ thuật là cơ sở để con người nhận thức lại chính mình, khẳng định con người
như là một giá trị cao nhất, đặt con người vào vị trí trung tâm, tin tưởng vào khả
năng vơ tận của con người. Đây là thời kỳ phục hưng lại các giá trị nhân văn,
nhân đạo thời cổ đại trên cơ sở nền kinh tế mới, phục hưng các quyền con người
theo tinh thần nhân đạo tư sản về các giá trị con người đã bị xã hội phong kiến
và tơn giáo chà đạp và kềm hãm trong vòng tối tăm, ngu dốt, phi nhân tính. Thời
kỳ này xuất hiện các đạo luật tư sản quan trọng về quyền con người: Đạo luật
của Anh về các quyền, Tun ngơn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Hiến

1

Đối với vấn đề này, Prơtagora và các nhà triết học thuộc trường phái nguỵ biện lần đầu tiên đưa ra
quan niệm về sự bình đẳng giữa những người trong xã hội: "Thượng đế tạo ra mọi người, điều là
người tự do, tự nhiên khơng ai biến thành nơ lệ cả" -Theo Quyền con người trong lịch sử nhân loại NXB Chính trị Quốc gia - 10/1997

7

và nghiên cứu


Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học


Nguyễn Thò Mộng Thu

pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Tun ngơn nhân quyền và dân quyền của
Pháp, Hiến pháp của nước Cộng Hòa Pháp2…
Có thể nói rằng, để đạt đến những giá trị cơ bản và cao q về các quyền
cơ bản của con người, nhân loại đã trải qua cuộc hành trình hơn một ngàn năm
chịu đựng gian khổ, đến thời kỳ này mới giác ngộ và nhận thức được các quyền
thiêng liêng của chính mình và hành động quyết liệt để giành lấy các quyền đó.
Với ngọn cờ tự do, bình đẳng, bác ái, nhân quyền... giai cấp tư sản đã dựa vào
sức mạnh đấu tranh của quần chúng để nắm giữ các quyền lợi kinh tế, chính trị
và nhân quyền cho mình.
Giai đoạn thứ ba: đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản bắt đầu bọc lộ rõ
bản chất phản động, các lực lượng dân chủ cách mạng và các lực lượng tiền thân
của giai cấp vơ sản bắt đầu thức tỉnh và tập hợp lực lượng đấu tranh. Các nhà
chủ nghĩa xã hội khơng tưởng đưa ra những tư tưởng mới, hình dung về một xã
hội mới trong đó con người được hưởng tự do và cơng bằng hơn so với chủ
nghĩa tư bản. Dựa trên hệ thống quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, Mac và Anghen đã hướng tới xã hội khơng có người bóc lột người. Hai ơng
đã phát khởi “đòi vấn đề nhân quyền và dân quyền” trong Tun ngơn điều lệ
tạm thời của Hội liên hiệp cơng nhân quốc tế năm 1864 và Hiến chương và Điều
lệ của Hội liên hiệp cơng nhân quốc tế năm 1866 cũng như trong một số tác
phẩm khác của hai ơng3.
Giai đoạn thứ tư: những tiến bộ cơ bản về con người chỉ có được sau nỗi

Trung
liệu
ĐH
Tài
liệukhỏi
học

kinhtâm
hồng Học
của Chiến
tranh
Thế Cần
giới thứThơ
II, lồi @
người
đã thốt
hiểmtập
họa và nghiên cứu
phát xít, các tư tưởng dân chủ và tiến bộ dành được thắng lợi sau chiến tranh,
các nước trong phe đồng minh chống phát xít và nhiều quốc gia trên thế giới
thấy cần thiết và có thể thành lập một tổ chức quốc tế rộng lớn nhằm ngăn ngừa
các thảm họa có thể xảy ra và bảo vệ quyền con người.
Ngày 24-10-1945, Liên Hiệp Quốc ra đời và thơng qua Hiến chương Liên
Hiệp Quốc, nhằm: "duy trì hồ bình và an ninh thế giới; tin tưởng vào những
quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị con người, ở quyền bình đẳng nam nữ, ở
quyền bình đẳng giữa các nước lớn và nước nhỏ”4. Sau đó, Uỷ ban nhân quyền
của Liên Hiệp Quốc được thành lập.Vấn đề quyền con người thật sự trở thành
mối quan tâm quốc tế rộng lớn. Tun ngơn quốc tế về nhân quyền được long
trọng cơng bố vào tháng 12-1948, trong đó đề cập các quyền và tự do cơ bản của
con người. Lần đầu tiên, quyền con người trở thành một quy tắc chính thức đặt
trên nền tảng của hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế, khẳng định
tính phổ biến cúa các quyền, nhất là quyền bình đẳng; cơng nhận việc thực hiện
nhân quyền là mục tiêu chung của nhân loại; xác đinh tính tồn diện của quyền
con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự - chính trị - kinh tế - xã hội và văn hố .

2


Các đạo luật này xuất phát từ quan điểm của các nhà triết học có tư tưởng lớn, những tư tưởng này kế
thừa và phát huy những quan niệm về tơn giáo, luật pháp và triết học với mục đích là thiết lập quyền
con người dựa trên các ngun tắc cơ bản khơng thể xâm phạm
3
Theo Quyền con người trong lịch sử nhân loại - NXB Chính trị Quốc gia - 10/1997
4
Trích Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945

8


Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

Từ năm 1948 đến 1965, Liên Hiệp Quốc thơng qua 14 Hiệp ước và Nghị
định thư về nhân quyền. Năm 1966 Liên hiệp quốc thơng qua hai cơng ước quan
trong nhất: Cơng ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và Cơng ước về
các quyền dân sự và chính trị. Cho đến nay, Liên Hiệp Quốc đã thơng qua 25
Cơng ước, Hiệp ước và Nghị định thư về quyền con người. Hội nghị nhân quyền
quốc tế lần thứ nhất được tổ chức ở Têhêran và 25 năm sau, vào tháng 6-1993
Hội nghị nhân quyền thế giới lần thứ hai được tổ chức ở Viên được gọi là
“tun ngơn đầu tiên của nhân loại” và là “lý tưởng chung mà tất cả các dân
tộc và tất cả các quốc gia phải đạt tới”5.
Như vậy, vấn đề nhân quyền trong suốt thời gian dài của lịch sử bị giới
hạn vào khn khổ quốc gia, giờ đây được đặt lên bình diện quốc tế, trước tất cả
các thành viên của gia đình nhân loại. Việc thừa nhận quyền con người được
xem là “nền tảng của tự do, cơng lý và hòa bình trên thế giới. Còn sự khơng
hiểu và khinh thường các quyền con người sẽ đưa tới những hành vi dã man,
làm phẫn nộ lương tâm lồi người sẽ được tự do ngơn luận và tín ngưỡng, thốt

khỏi khủng bố và nghèo đói, đã được tun bố là khát vọng cao nhất của con
người”6. Lần đầu tiên luật pháp quốc tế đã thừa nhận quyền có cơng ăn việc làm,
đời sống đảm bảo, quyền bình đẳng nam nữ trong mọi lĩnh vực. Hiện nay đã có
sự tiến bộ trong việc xác định các tiêu chuẩn về nhân quyền và pháp điển hóa
nội dung đó nhân quyền. Nhưng tình hình thực hiện nhân quyền trên Thế giới
vẫn còn nhiều thiếu xót và hạn chế nên các cơ quan nhân quyền quốc tế đặc biệt
chú ý, nhất là ở các nước đang phát triển.

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2. Ở Việt Nam
Quyền con người ở Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của cách mạng Việt
Nam, với Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và được Hiến pháp ghi
nhận. Lịch sử lập hiến Việt Nam cho thấy mỗi bản Hiến pháp là một dấu son đánh
dấu bước ngoặc của cách mạng, của xã hội, và của tồn dân ta. Đặc điểm này được
chứng minh bằng những ghi nhận cụ thể trong các bản Hiến pháp nước ta, cụ thể là:

Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên, là sự khẳng định thành
quả của cuộc Cách mạng tháng Tám. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã
đánh đuổi thực dân Pháp, lật đổ chế độ thực dân phong kiến, giành lại độc lập
cho dân tộc, xây dựng một Nhà nước dân chủ theo hình thức chính thể cộng hòa,
với hai nhiệm vụ lớn trọng đại là: đánh đuổi thực dân Pháp bảo vệ nền độc lập
dân tộc; đồng thời xóa bỏ những ràng buộc phong kiến, đem lại ruộng đất cho
dân cày, tự do dân chủ cho nhân dân và kiến thiết đất nước7. Chế độ quyền cơng
dân, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, chế định này được ghi nhận và quy định
trong Hiến pháp8. Tuy về hình thức được nghi nhận tại vị trí thứ hai sau chính
thể, về nội dung chưa đầy đủ, song các quy định này đã ghi nhận các quyền cơ
bản khác như: quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền tự do ngơn luận, xuất bản,
báo chí, tổ chức hội họp, tự do tín ngưỡng, tơn giáo, tự do cư trú, đi lại. Điều
5


Trích tun ngơn Thế giới về nhân quyền 1948
Trích tun ngơn Thế giới về nhân quyền 1948
Chế định Quyền cơng dân với các đặc điểm lịch sở lập hiến VN - Trần Văn Bách - Nghiên cứu trao đổi.
8
Điều 1 Hiến pháp 1946 khẳng định “Tất cả quyền binh trong nước là của tồn thể nhân dân Việt Nam”

6
7

9


Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

đặc biệt là, Nhà nước Việt Nam khơng chỉ tun bố, thừa nhận nhân quyền về
mặt pháp lý quốc tế mà còn cam kết và chủ động hành động nhân đạo quốc tế.
Ngay từ trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, dù đất nước tạm thời bị chia cắt
làm hai miền, Nhà nước ta đã tham gia bốn cơng ước quốc tế: Cơng ước
Giơnevơ về việc bảo hộ thường dân trong chiến tranh; Cơng ước Giơnevơ về đối
xử với tù binh; Cơng ước Giơnevơ về cải thiện tình cảm của những người thuộc
các lực lượng vũ trang trên biển bị thương, bị bệnh hoặc bị đắm tàu; Cơng ước
Giơnevơ về cải thiện tình cảm của những người thuộc các lực lượng vũ trang
trên bộ bị thương, bị bệnh hoặc bị đắm tàu9. Các Cơng ước được Hội nghị ngoại
giao về thiết lập các cơng ước quốc tế bảo vệ các nạn nhân chiến tranh thơng qua
ngày 12/8/1949 tại Giơnevơ cũng được Nhà nước ta quan tâm.
Hiến pháp năm 1959, bản Hiến pháp thứ hai ghi nhận thắng lợi của cuộc
cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Bắc, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội,

đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Do đó, Hiến pháp đã cụ
thể và thể chế hóa đường lối chiến lược mà Đại hội Đảng lần thứ III đã đề ra:
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Chế
định quyền cơng dân trong Hiến pháp được ghi nhận và tiếp tục khẳng định sự
phát triển các quyền và nghĩa vụ của cơng dân. Theo quy định của Hiến pháp
năm 1959, quyền tự do dân chủ của cơng dân được bình đẳng và mở rộng, quyền
và nghĩa vụ được quy định cụ thể hơn so với Hiến pháp năm 1946.
Hiến pháp năm 1980, ra đời sau khi miền Nam hồn tồn giải phóng và
đất nước đã thống nhất, đã khẳng định thành quả của cách mạng Việt Nam sau
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập
hơn 30 năm. Hiến pháp đã vạch ra phương hướng phát triển của Cách mạng Việt
Nam trong điều kiện đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chế độ quyền cơng dân
được chú trọng hơn, nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân lao
động trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp năm 1980 mở rộng phạm vi của
các quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân, bổ sung nhiều quyền và
nghĩa vụ mới. Hơn nữa, vào năm 1977, Việt Nam đã trở thành thành viên của
Liên Hiệp Quốc. Kể từ đó, Việt Nam đã tham gia nhiều cơng ước quốc tế về
quyền con người và tích cực đóng góp vào các hoạt động bảo vệ nhân quyền.
Mốc thời gian chính, đánh dấu sự cam kết của Nhà nước Việt Nam trong việc
thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền giai đoạn này là vào các năm 1981, 1982 và
1983. Đồng thời Việt nam đã gia nhập một loạt các Điều ước quốc tế về nhân
quyền như Cơng ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng, Cơng ước
về loại trừ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc...
Hiến pháp năm 1992, bản Hiến pháp thứ tư của Nhà nước ta, là Hiến
pháp của thời kỳ đổi mới, đã tổng kết thành quả của cách mạng Việt Nam trong
giữa nữa thế kỷ qua. Hiến pháp năm1992 là cơ sở pháp lý để xây dựng một Nhà
nước pháp quyền, cơng cụ chủ yếu để thực hiện dân chủ đối với nhân dân, điều
chỉnh một cách căn bản những quy định về quyền và nghĩa vụ của cơng dân với
những quy định bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó nhằm thực hiện

9

Theo Việt Nam với việc tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người - Đào Duy Kiên - Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

10

và nghiên cứu


Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh10. Điều này
thể hiện ở giai đoạn từ 1994 đến 1996, Việt Nam tiếp tục gia nhập một loạt các
Cơng ước quốc tế khác về quyền trẻ em hoặc liên quan đến quyền trẻ em do Tổ
chức lao động quốc tế (ILO) thơng qua. Trong năm 2001, Việt Nam đã gia nhập
Cơng ước 182 về nghiên cứu và hành động ngay lập tức để xố bỏ các hình thức
lao động trẻ em tồi tệ nhất, đưa tổng số Cơng ước ILO thơng qua được Việt
Nam phê chuẩn hay gia nhập lên 15 Cơng ước.
Hiến pháp năm 2000, được sửa đổi bổ sung tuy lần này chủ trương của
Nhà nước ta khơng phải là sửa đổi căn bản Hiến pháp năm 1992 mà chỉ sửa đổi
bổ sung một số điều về tổ chức bộ máy Nhà nước, nhưng vẫn khơng thể xa rời
mục tiêu "quyền con người, quyền cơng dân” làm cơ sở để sửa đổi bộ máy Nhà
nước. Như vậy, khơng kể việc tham gia các cơng ước nhân quyền hoặc liên quan
đến nhân quyền do các tổ chức quốc tế thơng qua, tính đến nay, Việt Nam đã ký
kết, phê chuẩn hoặc gia nhập 8 Cơng ước và 2 Nghị định thư bổ sung Cơng ước
trong tổng số 30 Cơng ước và Nghị định thư bổ sung Cơng ước về nhân quyền
do Liên Hiệp Quốc ban hành.Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần IX

tháng 4/2001, Đảng ta xác định mục tiêu "chăm lo cho con người, bảo vệ mọi
quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tơn trọng và thực hiện các điều ước
quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia"11.

Comment [MA1]: Page: 5
Khơng nên nhận định như thế này.

II. Một số nội dung cơ bản của quyền con người
1. Khái niệm quyền con người

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Quyền con người gắn liền với bản chất con người. Theo cách hiểu thơng
thường, quyền con người là quyền được sống. Nhưng mọi người có đặc điểm
riêng mà xâm phạm đến những đặc điểm này là xâm phạm đến bản chất con
người. Quyền con người là quyền cơ bản của con người trong mọi dân tộc, mọi
quốc gia, mọi thời đại và chỉ có con người mới có. Đó là khả năng hành động có
ý thức, u cầu, từ chối hoặc dành lấy một cái gì đó để bảo vệ và phát triển.
2. Nội dung cơ bản của quyền con người
Quyền con người là quyền tự nhiên - vừa phản ánh các nhu cầu tự
nhiên, khách quan vừa thể hiện các quan hệ xã hội, ý chí chủ quan của từng con
người và của xã hội được pháp luật quốc tế và quốc gia ghi nhận, điều chỉnh, và
do cá nhân con người nắm giữ trong mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với
Nhà nước và với cá nhân con người khác.
Quyền con người là quyền cơ bản - thể hiện xu hướng, u cầu, quan
niệm được xác định với những nội dung cụ thể trong chuỗi quan hệ: quyền và
thực hiện quyền; kiểm sốt quyền và bảo vệ quyền... thì quyền mới là thể hiện
năng lực, khả năng, ý chí. Cuộc sống xã hội hiện đại đã xác định quyền con
người với những nội dung cụ thể và hiện thực: quyền kinh tế, xã hội, văn hóa,
10


Vấn đề này được thể hiện tại Điều 50 Hiến Pháp 1992: “Ở nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hố được xã hội tơn trọng thể hiện ở các quyền
cơng dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”.
11
Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần IX, NXB Chính trị quốc gia, HN, 2001, tr134

11


Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

quyền dân sự, chính trị, quyền sống, quyền tự do và nhu cầu hạnh phúc, quyền
phụ nữ, quyền trẻ em12.
Quyền con người là quyền phổ biến - vừa là giá trị chung, vừa mang
tính riêng biệt, đặc thù, vừa có tính nhân loại, vừa có tính giai cấp. Thế giới hiện
đại ngày càng sử dụng phổ biến và ngày càng có nhiều tiếng nói chung về nhân
quyền, nhưng quan niệm nhân quyền cũng được lý giải với những quan điểm
khác nhau, tùy thuộc vào lợi ích và ý chí của giai cấp thống trị. Quyền con người
mang tính nhân loại và tồn cầu vì “tuy mỗi người là duy nhất nhưng chỉ có mỗi
một lồi người”13 vì thế “nhân quyền là tiếng nói chung của nhân loại” nhưng
mỗi giai cấp, mỗi quốc gia va “mỗi nền văn hóa có con đường riêng để giúp họ
thực hiện nhân quyền”14.
Quyền con người là quyền năng hỗn hợp - bao hàm quyền của cá nhân
con người, thể hiện lợi ích cá thể, tự do cá nhân, vừa thể hiện lợi ích của nhóm,
của cộng đồng, của quốc gia, dân tộc. Với tư cách là cá nhân, quyền con người
thể hiện tính riêng biệt, bao hàm cả quyền cơng dân, thể hiện nội dung cơ bản
của quyền cơng dân. Với tư cách thành viên xã hội, quyền con người thể hiện
quyền của tập thể, của nhóm, của các tổ chức, các giai tầng trong xã hội, chủ

quyền quốc gia dân tộc…
Quyền con người phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội,
đặc điểm truyền thống quốc gia, ln mâu thuẫn và bị hạn chế bởi các chế định
pháp lý và đời sống thực tế. Truyền thống lịch sử, văn hóa, bản chất xã hội, ý
Trung
Học
liệu
ĐHtriển
Cần
@ bản
Tàichấtliệu
tập
nghĩatâm
giai cấp
và trình
độ phát
kinh Thơ
tế quy định
quyềnhọc
con người.
Chủ nghĩa Mác khẳng định rằng quyền con người phụ thuộc vào các quan hệ
kinh tế và chế độ chính trị, xã hội, văn hóa nhất định, đặc biệt là cơ sở kinh tế và
phương thức thể hiện quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
Quyền con người liên hệ mật thiết đến quyền lực Nhà nước, xác nhận
vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức xã hội, quản lý đất nước, vừa đặt ra các
u cầu hạn chế và ngăn ngừa sự lạm quyền của Nhà nước và đặt ra các u cầu
hạn chế và ngăn chăn chế độ dân chủ và có thiết chế bảo đảm dân chủ thực sự
cho cơng dân, có kỷ cương pháp luật đủ mạnh và có hiệu lực, đảm bảo an ninh
cá nhân và trật tự an tồn xã hội đó là một Nhà nước tơn trọng nhân quyền. Văn
kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII của Đảng ta xác định: xây dựng

“một Nhà nước giữ vững vai trò nòng cốt trong việc chăm lo cho con người, bảo
đảm các quyền tự do cơ bản của con người” và “nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
là một nội dung cơ bản của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta. Nhà nước ta là
trụ cột của hệ thống chính trị, là cơng cụ thực hiện quyền lực của cơng dân”.
Quyền con người phải được bảo vệ bằng chế độ pháp lý -Trong quan
hệ giữa Nhà nước- pháp luật - quyền con người thì Nhà nước và pháp luật là
12

Hiến chương Liên Hiệp Quốc khẳng định quyền cơ bản này tại Điều 5: “Tin tưởng vào những quyền
cơ bản, nhân phẩm và giá trị cơ bản của quyền con người, tơn trọng và tn thủ triệt để các quyền tự
do cơ bản của tất cả mọi người khơng phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngơn ngữ hay tơn giáo.”
13
Federico Mayer - Trích Quyền con người trong lịch sử nhân loại - NXB Chính trị quốc gia - 10/1997
14
Ghuli - Trích Quyền con người trong lịch sử nhân loại - NXB Chính trị quốc gia - 10/1997

12

và nghiên cứu


Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

cơng cụ, là phương tiện để bảo đảm thực hiện quyền con người. Tun ngơn thế
giới về nhân quyền năm 1948 xác định trong lời nói đầu "quyền con người phải
được luật pháp bảo vệ, nếu con người khơng bắt buộc phải chờ đến những
phương sách cuối cùng, sự nổi dậy chống độc tài, và áp bức”, quyền con người
bao gồm các quyền tự do trong quan hệ với cộng đồng xã hội, là các giá trị xã

hội cần phải được quy phạm hóa bằng pháp luật mang tính khách quan và tất
yếu, khơng thể tùy tiện quy định theo lối “tặng cho”, "ban phúc”, “thu hẹp”
hay “mở rộng” theo ý muốn chủ quan của một cá nhân hoặc quyền lực nào15.
Quyền con người là khái niệm đã được xã hội hóa và quốc tế hóa,
được Nhà nước thừa nhận và được ghi nhận, bảo đảm bằng pháp luật quốc tế.
Trong đời sống quốc tế và các văn bản pháp lý quốc tế hiện nay, quyền con
người được chia thành hai nhóm sau đây:
Nhóm thứ nhất, các quyền dân sự và chính trị như quyền tự do đi lại, cư trú,
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở, quyền được pháp luật bảo vệ về
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm...; quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham
gia quản lý Nhà nước và xã hội, quyền tự do báo chí, tự do ngơn luận.
Nhóm thứ hai, các quyền kinh tế-xã hội-văn hóa như: quyền học tập nghiên cứu,
quyền lao động, quyền kinh doanh, quyền tài sản, quyền thừa kế, quyền phát
minh sáng chế, quyền tự do kết hơn; quyền trẻ em, người già cơ đơn,

III. Một số nội dung mới về quyền con người trong Thế giới hiện đại
Hiện nay, chúng ta đang quan tâm đến những nguy cơ đang đe dọa nền
Trung
tâm
Học
Thơ
@con
Tài
liệu
văn minh
nhân
loại liệu
và cácĐH
giá trịCần
các nhân

văn của
người
như:học
vấn đềtập
sản và nghiên cứu
xuất và tàng trữ vũ khí giết người hàng loạt, vấn đế xung đột vũ trang, vấn đề
khủng bố quốc tế, vấn đề mơi trường, vấn đề đại dịch AIDS lan tràn, vấn đề sản
xuất và mua bán các chất ma túy…Trong hàng loạt các vấn đề đặt ra, một khi nó
đã mang tính chất tồn cầu thì một quốc gia hay một nhóm quốc gia khơng thể
giải quyết, ngăn chặn và bài trừ được những thảm họa đó, mà đòi hỏi phải có sự
phối hợp của tất cả các nước trên Thế giới. Ngày nay, xu thế hội nhập quốc tế
của các nước càng được chú trọng trên tất cả các lĩnh vực, mà chủ yếu là trên
lĩnh vực kinh tế-thương mại. Để đảm bảo cho sự hợp tác cùng có lợi, đòi hỏi các
quốc gia nói chung phải ổn định về chính trị, sửa đổi các quy định của pháp luật
để điều chỉnh cho phù hợp, tơn trong và bảo vệ quyền con người.
Như chúng ta đã biết, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Thế giới đã
bắt đầu một giai đoạn phát triển mới về quyền con người. Liên Hiệp Quốc đã
phát động những năm quốc tế về quyền trẻ em, về người già, người tàn tật,
người bản xứ…và cũng đã triệu tập hàng loạt các Hội nghị quốc tế liên quan đến
quyền con người như: Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về trẻ em (9/1999), Hội

15

C.Mác đã viết rằng: “Luật pháp cũng khơng được thốt khỏi cái nghĩa vụ chung cho tất cả mọi người
là nói lên sự thật. Luật pháp phải làm như thế gấp đơi, bởi vì nó là kẻ thể hiện một cách phổ biến nhất
và thật sự bản chất pháp lý của sự vật. Vì vậy bản chất pháp lý của sự vật khơng thể thích ứng với sự
vật; ngược lại, luật phải thích ứng với bản chất pháp lý của sự vật” - trích Quyền con người trong lịch
sử nhân loại -NXB Cính trị quốc gia -10/1997.

13



Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

nghị thượng đỉnh Thế giới về dân số và phát triển ( 4/1994), Hội nghị quốc tế về
phụ nữ (9/1995), Hội nghị Thế giới về nhân quyền tại Viên (6/1993)16.
Thập kỷ 90 của thế kỷ XX đã tạo đà quan trọng cho nhân quyền thế giới
phát triển và vững bước vào thế kỷ XXI với những quan điểm mới về nhân
quyền hiện vẫn còn giữ ngun giá trị đích thực của nó.
Trước hết, vấn đề “An tồn con người và phát triển con người bền vững” ngày
nay đang được tồn Thế thế giới quan tâm. Cơng ước quốc tế về các quyền dân
sự và chính trị năm 1966 xác định quyền sống là một đương nhiên khơng thể bị
tước đoạt của mỗi con người, trong đó có quyền duy trì sự sống và quyền làm
chủ sự sống. Ngày nay quan niệm về quyền con người cực kỳ phức tạp trước sự
phát triển của kinh tế và chủ nghĩa hiện đại, cơng nghệ gien và sinh học, những
thành cơng của y học trong việc ghép tim, thậm chí sinh con trong ống nghiệm
và đặc biệt là vấn đề nhân bản vơ tính… Hàng loạt các vấn đề đặt ra về quyền
sống của con người cần được giải quyết.
Thứ hai, phải xác định đúng đắn bản chất của quyền con người, trước hết là tự
do cơng dân gắn liền với nghĩa vụ của cá nhân với cộng đồng xã hội sao cho
“sự phát triển tự do của mọi người là điều kiện của sự phát triển tự do cho tất
cả mọi người”17.Nội dung và mục tiêu cơ bản của quyền con người ngay khi
xuất hiện vấn đề nhân quyền đó là sự tự do. Tuy nhiên để lý giải về khái niệm
tự do là cả một vấn đề mà Thế giới hiện đại chưa có khái niệm chung thống
nhất.
Thứ ba, việc phát triển xã hội, phát triển kinh tế và bảo vệ mơi trường vì mục
tiêu phát triển của con người có mối quan hệ phụ thuộc và thúc đẩy lẫn nhau, là
khn khổ cho nổ lực nhằm đạt tới một cuộc sống chất lượng cao hơn cho tất cả

mọi người. Pháp luật quốc tế về bảo vệ mơi trường là một lĩnh vực tương đối
mới của luật quốc tế, khơng ngừng được bổ sung và hồn thiện. Quyền con
người được sống trong một mơi trường trong sạch và an tồn là khái niệm mới
xuất hiện.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Thứ tư, sự xuất hiện những vấn đề tồn cầu động chạm đến lợi ích mỗi dân tộc,
quốc gia và làm phát sinh những vấn đề mới hết sức phức tạp trong Thế giới
hiện đại như những hiểm họa chiến tranh hạt nhân, khủng hoảng năng lượng và
lương thực, bùng nổ dân số, xung đột sắc tộc và tơn giáo, những căn bệnh nguy
hiểm, nguy cơ chiến tranh…đặt ra các u cầu về quyền sống, quyền được
hưởng hòa bình, tồn tại trong hòa bình.

Ở Việt Nam, quyền lực bắt nguồn từ nhân dân, của nhân dân và vì nhân
dân. Mọi chủ trương, đường lối và hoạt động của Đảng và Nhà nước ta đều
nhằm mục đích vì cuộc sống, vì hạnh phúc của nhân dân, một mặt phải tun
truyền trong nhân dân và đưa vào hệ thống pháp luật những tư tưởng, những chế
định, những ngun tắc, những điều, những quy phạm về con người có nội dung
tiến bộ phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta. Mặt khác, quan điểm
về quyền con người của chúng ta ln phải đứng trên quan điểm năng động và
phát triển thơng qua việc nghiên cứu, phân tích tình hình và điều kiện thực tế
đang diễn ra trong nước và trên Thế giới, tìm ra những phương tiện, những bảo
16

Việt Nam với việc tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người - Tường Duy Kiên - Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
17
Tun ngơn của Đảng Cộng Sản - Mac-Anghen tồn tập - NXB Sự thật 1999


14


Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

đảm, những cơ chế phù hợp và hiệu quả nhất để nhân dân sử dụng trong việc
thực hiện và bảo vệ các quyền tự do của mình.
Mục 2
GIỚI THIỆU CHUNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC SINH HỌC
Dẫn nhập - "Đạo đức sinh học” là một thuật ngữ nghe qua rất mới lạ. Trong
khung cảnh xã hội hiện tại, sự phát triển của các ngành khoa học, nhất là trong lĩnh vực
sinh - y học đang diễn ra theo xu hướng tiến bộ, đòi hỏi sự tác động có chiều hướng
tích cực để khơng thốt ra ngồi tầm kiểm sốt của xã hội. Từ đó, vấn đề sinh học gắn
liền với phạm trù đạo đức được quan tâm.
Nhưng sự phát triển đó, nếu chỉ đặt trong giới hạn điều chỉnh của đạo đức mà
khơng chịu một hình thức chế tài nào cả thì chắc chắn, cơng nghệ sinh học cũng sẽ đi
lệch với giá trị tích cực của nó. Do đó, ngồi đạo đức cần có một quy định chuẩn mực để
ra tạo tiêu chí, tiền đề cho đạo đức sinh học đi đúng mục đích cao đẹp của nó. Lúc này,
pháp luật về đạo đức sinh học ra đời. Sự phát triển của pháp luật về đạo đức sinh học cơ
bản vẫn dựa trên quyền con người, bởi khơng có một hệ thống pháp luật nào ra đời lại
khơng dựa trên nền tảng đó, khơng vì mục đích bảo vệ và phát triển con người.

I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC SINH HỌC
Vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về khái niệm đạo đức sinh học dù đã có
sự gặp gỡ của nhiều ngành khoa học, luật học, triết học, xã hội học và nhiều
ngành khoa học khác ở một số luận điểm cơ bản. Đạo đức sinh học, ngày nay, là
một vấn đề mang tính quốc tế. Bởi vì, do sự phát triển của đạo đức sinh học đã
Trung

tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập
làm cho lồi người tiến đến một kỷ ngun có thể làm biến đổi cả Thế giới.
Có lẽ, để hiểu rõ hơn khái niệm này, ta nên đi từ khái niệm về đạo đức, và
các khái niệm về sinh học trong đó bao hàm cả y học; cuối cùng, sự kết hợp giữa
chúng sẽ tạo thành khái niệm tương đối hồn chỉnh về đạo đức sinh học.
1. Theo quan điểm Triết học
Trong Triết học, khái niệm đạo đức sinh học được phân tích, tổng hợp
dựa trên rất nhiều luận điểm. Bởi vì, đạo đức sinh học liên quan đến rất nhiều
vấn đề, một mặt là các giá trị đạo đức; mặt khác chính là sự phát triển của thế
giới vật chất. Tuy nhiên, đạo đức phải điều chỉnh sự phát triển của sinh học và
ngược lại, sự phát triển của cơng nghệ sinh học đặt ra u cầu tơn trọng các giá
trị đạo đức.
Đạo đức là một khái niệm xuất phát từ tiếng Hy Lạp. Aristote là người đã
đặt vấn đề đạo đức như là một trong những phạm trù đầu tiên của Triết học. Đạo
đức có tính chất suy luận, phê phán, bao gồm nhiều vấn đề được con người thảo
luận, đánh giá dựa trên những quan điểm chính xác, chừng mực. Y đức là đạo
đức y sĩ. Bởi ta biết rằng thủ thuật y học chỉ hợp pháp nếu thủ thuật y học đó tơn
trọng một số điều kiện về giữ gìn và bảo vệ con người. Ngun tắc đạo đức
khơng dựa trên một nền tảng cụ thể nào cả, cũng khơng tương đồng với ngun
tắc của pháp luật bởi nó khơng nằm trong khn khổ của các thể chế Nhà nước
và cũng khơng xuất phát từ một văn bản nào. Nó xuất phát từ sự nhìn nhận các
15

và nghiên cứu


Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu


giá trị ln lý của một con người. Ta cũng biết, con người khơng phải là một sự
vật một đồ vật hay một phương tiện mà là một giá trị vơ giá. "Hãy đối xử vì nhân
loại ln ln như một mục đích, khơng bao giờ chỉ như một phương tiện"18
và"mỗi người đều phải được đối xử bởi người khác như một con người”19. Từ
những giá trị đó, đòi hỏi tất cả những tiến bộ của khoa học hiện đại đều phải dựa
trên giá trị chuẩn mực được đặt ra để ngăn chặn những vấn đề tha hố phát sinh.
Chính những lý do đó, con người dần dần quan tâm đến vấn đề đạo đức sinh học
để xem xét sự phát triển của ngành y - sinh học dựa trên cơ sở quyền tối cao của
con người.
Như vậy, trong quan điểm của Triết học, yếu tố trung tâm của đạo đức
sinh học chính là con người. "Tiêu chuẩn con người được tóm tắt lại tất cả
những suy nghĩ về sinh đạo đức, là sự tơn trọng và biểu dương con người”20 .
2. Theo quan điểm của Xã hội học
Xã hội học là ngành khoa học nghiên cứu về xã hội. Do vậy, trong lĩnh
vực này, đạo đức sinh học là sự tập hợp của tất cả các ngành, các vấn đề có liên
quan để cho ra đời khái niệm về đạo đức sinh học. Sự tổng hợp đó dựa trên các
những nhìn nhận đúng đắn nhất về các nhu cầu cơ bản của con người kết hợp
với các vấn đề khác của xã hội để đưa ra định hướng cho tương lai. Đồng thời,
thơng qua đó, các nhà nghiên cứu xã hội học sẽ có những biện pháp giải quyết
những thách thức mới của nhân loại và đưa ra những dự báo cho các vấn đề liên
quan.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Qua nghiên cứu ảnh hưởng của sự phát triển của cơng nghệ sinh học tác
động lên xã hội, những thành tựu trong lĩnh vực y học và hậu quả cũng như lợi
ích của nó, ta có thể đưa ra định nghĩa như sau: Đạo đức sinh học là tồn thể
những nghiên cứu, phát biểu và thực hành, thường là đa ngành, nhằm mục đích
làm sáng tỏ hoặc giải quyết những vấn đề mang tính đạo đức, gây nên bởi
những phát triển và áp dụng những khoa học kỹ thuật trong sinh học và y học.
3. Theo quan điểm của Khoa học pháp lý

Pháp luật ln đặt mọi vấn đề cần điều chỉnh trong một khn khổ pháp
lý nhất định để đảm bảo cho sự ổn định của xã hội. Sự phát triển của cơng nghệ
sinh học chủ yếu được điều chỉnh của đạo đức, nhưng dưới góc độ pháp lý, các
nhà làm luật khơng thể dựa vào các tiêu chuẩn đạo đức trong truyền thống dân
tộc để quản lý sự phát triển của cơng nghệ sinh học; mà chỉ có thể dựa vào các
giá trị đạo đức để ban hành ra các quy chế điều chỉnh. Đó chính là pháp luật.
Từ lâu, các luật gia đã cho rằng cần phải có một khn khổ pháp luật để
điều chỉnh hoạt động nghiên cứu khoa học mới trong lĩnh vực y - sinh học. Mãi
cho đến hiện nay, đã có rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực y - sinh học ra đời.
Khi đó, con người mới nhận ra rằng, sự phát triển này cũng đã vi phạm đến các
giá trị đạo đức và vẫn chưa có một chuẩn mực chung để quản lý những vấn đề
18

Theo Kant - Trích quyền con người trong lịch sử nhân loại - NXB Chính trị quốc gia -10/1997
Theo Heghel - Trích quyền con người trong lịch sử nhân loại - NXB Chính trị quốc gia -10/1997
20
X. Thevenot - Trích quyền con người trong lịch sử nhân loại - NXB Chính trị quốc gia -10/1997
19

16


Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

phát sinh. Xét trong khung cảnh các nước có nền y - sinh học chưa bắt kịp với sự
tiến bộ của các nước phát triển, chẳng hạn như ở Việt Nam, pháp luật điều chỉnh
riêng cho lĩnh vực này chưa hồn thiện. Nhưng khơng q khó khăn để đưa ra
một khái niệm pháp lý về vấn đề hỗ trợ sinh sản. Những quy định của con người

trong hiện tại nhằm điều tiết và điều chỉnh các cơng nghệ sinh học sẽ có ảnh
hưởng đến tồn nhân loại mai sau. Sự điều chỉnh bằng luật pháp đối với các
cơng nghệ sinh học khơng thể chỉ được thực hiện ở các nước giàu, các nước phát
triển bởi đây là vấn đề mang tính tồn cầu. Đạo đức sinh học là một khái niệm
cũng mang tính chất chung cho tồn nhân loại.
Vì vậy, trong khoa học pháp lý, đạo đức sinh học được hiểu như sau: Đạo
đức sinh học là những ngun tắc đạo đức trong các ứng xử về lĩnh vực y - sinh
học đặt dưới sự kiểm sốt của luật pháp.
II. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về đạo đức sinh học và mối
quan hệ giữa pháp luật và đạo đức sinh học
1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về đạo đức sinh học
Pháp luật ln đi sau những tiến bộ của xã hội, nhất là trong giai đoạn
hiện nay. Mặc dù đã có nhiều văn bản như: Cơng ước Châu Âu, Tun bố quốc
tế về gien người của UNESCO do Liên Hiệp Quốc thơng qua đã thể hiện rõ việc
nhận thức về những vấn đề xã hội và con người với sự phát triển của các cơng
nghệ sinh học. Tuy nhiên, vẫn có những mâu thuẫn trong cách nhìn nhận về con
người
và lạiHọc
có sự thống
về Cần
mặt xã hội
và kỹ@
thuật
trongliệu
bối cảnh
tồntập
cầu
Trung
tâm
liệunhất

ĐH
Thơ
Tài
học
hố hiện nay. Pháp luật cần phải giải quyết được tất cả những vấn đề vừa thống
nhất lại vừa khác biệt như thế.
Xét về mặt sinh học, hiện nay kỹ thuật y học đã phát triển đến một khả
năng vượt bậc, ngay cả việc có thể tạo ra được một con người hồn tồn giống
với một con người trước đó cũng đã thực hiện thành cơng. Xét về khía cạnh đạo
đức xã hội, có hai quan điểm. Quan điểm ủng hộ thì cho rằng, kỹ thuật này sẽ
đem lại hạnh phúc cho những cặp vợ chồng khơng thể có con theo đúng nguyện
vọng của họ nhằm đạt được sự hồn mỹ tuyệt đối. Quan điểm phê phán thì cho
rằng, đó là việc làm tàn nhẫn và trái với đạo đức xã hội. Tất cả những quan điểm
đó sẽ mãi còn tranh luận, khơng đạt đến sự thống nhất nếu khơng có một cơ sở
pháp lý để điều chỉnh - đó là pháp luật. Dựa trên quan điểm đưa ra và xem xét lại
những vấn đề như điều kiện để có thể tiến hành được những kỹ thuật đó, tình
hình xã hội ngay sau khi kỹ thuật đó được phổ biến và trên hết là sự ra đời của
những con người mà khơng ai biết rằng khả năng sẽ tồn tại bao lâu, phát triển
như thế nào.Từ đó, những nhà làm luật so sánh giữa lợi ích và tác hại, giữa sự ổn
định và đảo lộn trật tự xã hội để cho ra đời một quy chế quản lý sự phát triển của
y sinh học trong khn khổ hữu dụng nhất.
Ngày nay, chúng ta lại càng khẳng định luận điểm phải có sự điều chỉnh
của pháp luật về đạo đức sinh học bởi rõ ràng là giữa các thành tựu khoa học và
các quan điểm đạo đức về các thành tựu này đang có sự cạnh tranh gay gắt và
liên tục. Một điều có thể dễ dạng thừa nhận là các ngun tắc về đạo đức nghề
17

và nghiên cứu



Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

nghiệp của các nhà y học khơng đủ để tránh được những biến chuyển khó kiểm
sốt trong lĩnh vực y học hiên đại. Chính vì lẽ đó mà cần có sự can thiệp của
pháp luật để điều chỉnh lĩnh vực này.
2. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức sinh học
Trước kia, sự phát triển sinh học chỉ thành cơng đối với các đối tượng
động, thực vật. Thời gian sau, khi những thí nghiệm đó được áp dụng lên chính
cơ thể con người, nhân loại mới đặt ra câu hỏi: Cơng nghệ này sẽ đưa con người
đạt đến mục đích gì và con người có thể trở thành những cơng cụ trong Thế giới
hiện đại? Từ đó, vấn đề đặt ra là sự tiến bộ của sinh học có đến đâu đi chăng nữa
cũng phải dựa trên tiêu chí đảm bảo các giá trị đạo đức để con người sống với ý
nghĩa thật sự của mình. Nếu sự phát triển sinh học khơng dựa trên tiêu chí đạo
đức thì xã hội này sẽ rối loạn và nếu giữ chặt các giá trị đạo đức mà khơng cho
áp dụng các cơng nghệ sinh học thì xã hội cũng sẽ đi đến chỗ tụt hậu và suy
thối. Do đó, giữa đạo đức và sinh học có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ
nhau.
Bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng: những người làm việc trong lĩnh vực y
học, khơng thể chối bỏ họ là một cơng dân; và đã là cơng dân thì phải tn thủ
theo pháp luật. Pháp luật dựa trên các giá trị đạo đức, ngược lại đạo đức là cơ sở
để ban hành ra pháp luật. Tn thủ pháp luật là hình thức tn thủ các giá trị đạo
đức. Do khoa học tạo nên những sự kiện; pháp luật là cơng cụ để con người tự
điều chỉnh thơng qua các quy phạm pháp luật và đạo đức có trách nhiệm đánh
Trung
tâmsựHọc
liệu
Thơ
@ Xã

Tài
học
giá những
kiện đó
để cóĐH
nhữngCần
lựa chọn
phù hợp.
hội,liệu
hay nói
cáchtập
khác
là tất cả mọi người, mà đại diện là Nhà nước có trách nhiệm lựa chọn những giải
pháp đúng đắn theo quy định của pháp luật để giải quyết tương lai của mình cũng là tương lai của xã hội, bởi nếu khơng, tương lai sẽ vượt khỏi tầm kiểm
sốt của con người.
III. Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật về đạo đức sinh học trên Thế
giới và ở Việt Nam.
1.Trên Thế giới
Trong thực tế, vấn đề đạo đức sinh học đã xuất hiện trước khi có thuật
ngữ để chỉ khái niệm đó. Sau cuộc chiến tranh Thế giới thứ hai, các nhà bác học
thuộc mọi quốc gia đã tập hợp lại với nhau, bày tỏ sự lo lắng của họ trước việc
sử dụng vũ khí hạt nhân và mong muốn định hướng cho tương lai. Quả bom
ngun tử đầu tiên ném xuống thành phố Nakasaki (Nhật Bản) đã là một dấu
hiệu đáng lo ngại về đạo đức sinh học. Gần đây, người ta đã tỏ ra e ngại về
những thành tựu mới mà các nhà khoa học đạt được. Năm 1997, khi mà chú cừu
Dolly được ra đời bằng phương pháp sinh sản vơ tính tại Xcơt-len, dư luận cũng
như các chính trị gia cũng lập tức đặt ra câu hỏi là: Một khi phương pháp sinh
sản vơ tính đã thành cơng ở động vật thì cũng có thể được thực hiện ở người và
trong trường hợp đó thì chuyện gì sẽ xảy ra? Tại Hội nghị thượng đỉnh 6/1992
của Liên Hiệp Quốc, Cơng ước đa dạng sinh học được chính thức thơng qua và

có hiệu lực 12/1993 là một bước tiến quan trọng hướng tới việc sử dụng tính đa
18

và nghiên cứu


Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

dạng sinh học một cách cơng bằng, có đạo đức21. Văn kiện đầu tiên trong lĩnh
vực này đã quy định một khn khổ hành động tồn cầu nhằm giữ gìn, sử dụng
lâu dài và phân chia cơng bằng các lợi ích của tính đa dạng sinh học chính xác
hơn. Cơng ước này tập trung vào việc xác định và tài trợ các chính sách bảo vệ,
tiếp cận các tài ngun di truyền, chuyển giao từ các nước giàu sang các nước
nghèo những kỹ thuật có liên quan tới việc khai thác những tài ngun đó và
bn bán các sản phẩm đã được biến đổi gien...
Tiếp theo đó, nhiều văn bản khác như Cơng ước về đạo đức sinh học của
Hội đồng Châu Âu, tun bố về gien người của UNESCO do Liên Hiệp Quốc
thơng qua đã thể hiện rất rõ việc nhận thức về vấn đề xã hội và con người của sự
phát triển các cơng nghệ sinh học. Và hiện nay, khi mà những thành tựu của
cơng nghệ phát triển đến đỉnh cao, thì mỗi quốc gia đều ban hành nhiều văn bản
pháp luật điều chỉnh các vấn đề về đạo đức sinh học. Ở Pháp có Luật tơn trọng
cơ thể con người, Luật quy định về việc cho, sử dụng cơ thể con người, hỗ trợ
sinh sản bằng y học và chuẩn đốn trước sinh. Ở một số nước khác như Mỹ,
Nga, Canada, một số nước Châu Á cũng có luật điều chỉnh nhân bản vơ tính22.
2. Ở Việt Nam
Đối với Việt Nam, các quyền cơ bản về văn hố, chính trị, xã hội đều
cũng đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp. Liên quan đến con người, Bộ
luật dân sự (sau đây viết tắt là BLDS), Luật Hơn nhân và gia đình (viết tắt là

L.HNGĐ)... đều có những quy định cụ thể hố các quy định của Hiến pháp
Trung
1992.tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập
Điều 32 BLDS có quy định quyền được bảo đảm an tồn về sức khoẻ,
tính mạnh và thân thể. Trong điều luật này có một điểm quy định rằng “việc thực
hiện các phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một người, việc gây mê, cấy
ghép trước hết phải có sự đơng ý của bản thân người đó. Trong những trường
hợp do luật định, phải được sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ hoặc người
đứng đầu cơ sở y tế”. L.HNGĐ 2000, tại Điều 63 cũng có một quy định rằng
việc xác định quan hệ cha mẹ -con được sinh ra theo phương pháp khoa học do
Chính phủ quy định. Hiện nay, đang phát sinh những nhu cầu rất lớn về việc cho
và sử dụng các bộ phận cơ thể con người mặc dù BLDS đã có quy định chung
rằng phải có sự đồng ý của bản thân người đó; nếu người đó là vị thành niên
hoặc có khuyết tật thì phải có sự đồng ý của cha mẹ người đó hoặc người giám
hộ. Và trước đó, Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1989 cũng đã quy định về vấn
đề này nhưng đến nay, vẫn chưa có một trình tự, thủ tục pháp lý cụ thể và đầy đủ
về vấn đề này.
Mới đây, Nghị định 12/2003/NĐ-CP ngày 12/02/2003 của Chính phủ quy
định về việc sinh con theo phương pháp khoa học (sau đây viết tắt là Nghị định
12) và Thơng tư số 07/2003/TT-BYT ngày 28/5/2003 hướng dẫn thi hành Nghị
định 12 (viết tắt là Thơng tư 07) của Bộ Y tế đã mở ra một bước ngoặc pháp lý
21
22

Cơng ước được 177 quốc gia phê chuẩn. Mỹ khơng phê chuẩn Cơng ước này.
Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về đạo đức sinh học” - Nhà pháp luật Việt - Pháp - Hà Nội 9/2000 và tổng
hợp các tư liệu từ internet.

19


và nghiên cứu


Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

mới cho y học Việt Nam trong việc mang lại hạnh phúc cho những cặp vợ chồng
khơng có khả năng làm cha mẹ. Tuy nhiên, nhằm tạo hành lang vững chắc trong
q trình hội nhập với nền khoa học Thế giới, Việt Nam cần có thêm những quy
định pháp luật chi tiết hơn về vấn đề đạo đức sinh học23.
IV. Ngun tắc cơ bản của pháp luật về đạo đức sinh học
Con người là trung tâm - Sự phát triển của khoa học nói chung và y học
nói riêng phải nhằm mục đích vì con người. Do đó, khi có mâu thuẫn giữa sự
tiến bộ, các thành tựu y học và quyền lợi của con người, ln ln yếu tố con
người được ưu tiên hàng đầu.
Con người là chủ thể, chứ khơng chỉ là đối tượng tác động - Các thủ
thuật y học phải nhằm giữ gìn và bảo vệ con người. Hơn nữa, thủ thuật y học,
một khi được áp dụng đòi hỏi phải có đồng ý tự nguyện của người bệnh. Mặt
khác, các thủ thuật này phải nhằm mục đích chữa trị.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

23

Hiện nay Dự thảo Pháp lệnh về hiến tặng các bộ phận của cơ thể người đang được chuẩn bị trình Quốc
hội thảo luận vào kỳ họp tháng 7/2003.

20



Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

Phần 2
TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ ĐẠO ĐỨC SINH HỌC
Giới hạn vấn đề - Đạo đức sinh học, về phần mình là một khái niệm
rộng, khá đa dạng về nội dung. Tạm phân chia thành hai nhóm:
Thứ nhất, các tác động trực tiếp của y-sinh học lên cơ thể con người đó là các biện pháp hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp khoa học, chuyển
đổi giới tính, can thiệp y học để chấm dứt sự sống của bệnh nhân, hiến
tặng các bộ phận của cơ thể người, biến đổi gien, sử dụng cơ thể con
người làm thí nghiệm khoa học...
Thứ hai, các tác động gián tiếp của y-sinh học lên cơ thể con người
hoặc trên động, thực vật và có tác động đến con người - chẳng hạn việc
khai thác và sản xuất thực phẩm biến đổi gien (lúa mì, thịt gia súc), ...

Do hạn chế về về kiến thức chun mơn và khả năng nghiên cứu tất cả
những vấn đề trên, nên đề tài này chỉ tiếp cận đến một số lĩnh vực sau: - Các
biện pháp hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp khoa học; - Chuyển đổi giới tính; Can thiệp y học để chấm dứt sự sống của bệnh nhân; - Hiến tặng các bộ phận
của cơ thể người; - Biến đổi gien...
Chương 1

Trung tâm
HọcPHÁP
liệuLÝĐH
CầnBIỆN
Thơ
@HỖ

Tài
liệu
học
QUY CHẾ
VỀ CÁC
PHÁP
TRỢ
SINH
SẢNtập và nghiên cứu
BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC
Dẫn nhập - Một trong những mục tiêu để xây dựng gia đình chính là việc
duy trì nòi giống. Con cái ln là niềm mong mỏi của các cặp vợ chồng khi tiến
tới hơn nhân. Vì vậy, chứng vơ sinh ln được coi là một vật cản khó chịu cho
sự phát triển của gia đình. Bên cạnh giải pháp sinh con ni khi mắc bệnh vơ
sinh khơng thể sinh con theo phương pháp tự nhiên, còn có một giải pháp hữu
hiệu và thích ứng hơn đó là áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản bằng y học.
Sinh con theo phương pháp khoa học đã thể hiện sự phát triển vượt bậc của khoa
học kỹ thuật, đã tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng vơ sinh có thể có con, để
niềm mong mỏi thiết tha của họ trở thành hiện thực. Các phương pháp sinh sản
có thể giải quyết được trình trạng vơ sinh ở phụ nữ và nam giới (do ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố như mơi trường, hậu quả chiến tranh...) đáp ứng được nhu cầu
làm cha, làm mẹ của họ. Điều đó thể hiện những giá trị tốt đẹp, là giải pháp đem
lại hạnh phúc cho nhiều gia đình, đáp ứng sự khao khát làm cha, làm mẹ của
nhiều cặp vợ, chồng vơ sinh. Bởi vì xét cho cùng, sự phát triển của gia đình
chính là động lực phát triển của tồn xã hội và cả nhân loại trên Thế giới.
Thực tế việc áp dụng biên pháp hỗ trợ sinh sản khơng đơn thuần thuộc
lĩnh vực khoa học mà còn liên quan đến nhiều vấn đề về đạo đức, pháp lý, về
tâm lý tình cảm. Việc áp dụng các biện pháp này trong nhiều trường hợp khơng
chỉ liên quan nội bộ các cặp vợ chồng có nhu cầu mà còn có thể liên quan đến
21


Comment [MA2]: Page: 15
Viết lại !


Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

người thứ ba, chẳng hạn những người cho tinh trùng, trứng, phơi. Do đó, vấn đề
này cũng trở nên phức tạp và nhạy cảm hơn bao giờ hết.
Để cụ thể hố vấn đề này, Chính phủ đã ban hành Nghị định
12/2003/NĐ-CP ngày 12/02/2003 và Thơng tư số 07/2003/TT-BYT ngày
28/5/2003 về sinh con theo phương pháp khoa học. Các văn bản này đã quy định
về việc thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm; việc cho - nhận tinh trùng;
cho - nhận nỗn; cho - nhận phơi; lưu giữ tinh trùng, nỗn, phơi và xác định cha,
mẹ cho trẻ sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; là hành lang pháp lý thuận lợi
để các cơ sở y tế áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng vơ
sinh và phụ nữ độc thân.
Giải thích thuật ngữ
Hỗ trợ sinh sản bằng y học: là tồn bộ những thủ thuật y học cho phép thụ tinh
trong ống nghiệm, chuyển phơi, thụ tinh nhân tạo, cũng như tồn bộ các biện pháp
cho phép sinh con ngồi chu trình tự nhiên.
Sinh con theo phương pháp khoa học: là việc sinh con được hỗ trợ bằng kỹ thuật
sinh sản như: thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm.
Thụ tinh nhân tạo: là kỹ thuật bơm tinh trùng của chồng hoặc của người cho tinh
trùng vào tử cung của người phụ nữ có nhu cầu sinh con để tạo phơi.
Thụ tinh trong ống nghiệm: là sự kết hợp giữa nỗn và tinh trùng trong ống nghiệm
để tạo thành phơi.
Cặp vợ chồng vơ sinh: là cặp vợ chồng sống gần nhau liên tục, khơng áp dụng các

biện pháp tránh thai nào mà khơng có thai sau một năm.
Nỗn: là tế bào trứng.
Phơi: là sản phẩm kết hợp giữa nỗn và tinh trùng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Mục 1
Quy chế pháp lý của việc hiến tặng
và nhận tinh trùng, nỗn, phơi

Formatted

I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hiến tặng và nhận tinh trùng, nỗn, phơi

Hiện nay, tỷ lệ vơ sinh ở Việt Nam ước tính từ 10-15%. Theo các chun
gia y học, những yếu tố thường gây vơ sinh ở người phụ nữ là các bệnh viêm
màng tử cung, nghẹt ống dẫn trứng và các bệnh liên quan đến trứng. Ở người
đàn ơng, ngun nhân hiếm muộn do vơ sinh là có q ít tinh trùng, hay tinh
trùng khơng bình thường là ngun nhân chính24. Vì vậy, nhu cầu điều trị về xin
tinh trùng với trứng là rất lớn. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế ở Việt Nam đã thực
hiện thành cơng nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phức tạp, như thụ tinh trong ống
nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ lạnh phơi...
A. Cơ sở thực tiễn
Hỗ trợ sinh sản khơng phải là một khái niệm mới vừa được biết đến mà
trên thực tế, phương pháp này đã được thực hiện trước khi có sự điều chỉnh của
pháp luật. Do đó, vấn đề cần đặt ra là phải có quy định của pháp luật để điều
24

Theo http://www. ykhoa.info.com

22



Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

chỉnh kịp thời sự phát triển của kỹ thuật y - sinh học, hướng sự phát triển đó vào
trong một khn khổ nhất định. Thực tiễn ln diễn ra trước pháp luật bới có
thực tiễn mới có cơ sở cho pháp luật ra đời.
Diễn biến của các nước phát triển trên Thế giới - Việc hỗ trợ sinh sản
bằng phương pháp khoa học đã thực hiện từ lâu, song cũng gặp khơng ít khó
khăn về quy định của pháp luật, về tơn giáo... Đứa bé đầu tiên trên Thế giới chào
đời do thụ tinh trong ống nghiệm vào năm 1987. Các kỹ thuật về chuyển trứng,
tinh trùng, chuyển phơi được áp dụng rất sớm ngay từ những năm đầu của thập
niên 80. Theo thống kê của nhiều nước trên Thế giới cho thấy số trẻ sinh ra từ
các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ngày càng tăng. Ngay từ năm 1996, người ta đã ghi
nhận có khoản 1,5% trẻ sinh ra hàng năm là từ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Đến
nay, tại các nước như Thụy Điển, Pháp, Đức, có khoảng 5% số trẻ ra đời hàng
năm là nhờ các kỹ thuật này. Thời gian đầu, các nước thường dựa vào tiền lệ
pháp để giải quyết những vấn đề phát sinh. Nhưng về sau, cùng với sự phát triển
về kỹ thuật, một khn khổ pháp luật rõ ràng và cụ thể về vấn đề hỗ trợ sinh sản
bằng y học cũng được xây dựng và phát huy tác dụng, đáp ứng nguyện vọng của
tầng lớp dân cư vì mục đích nhân đạo25.
Riêng ở Việt Nam, do cơng nghệ sinh học trong y học phát triển chậm
hơn trình độ chung của các nước trên Thế giới nên tính đến nay Việt Nam mới
có 4 cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm: Bệnh viện Phụ sản Từ
Dũ26; Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh (Hà Nội)27; Học viện Qn Y28, và
Bệnh viện Phụ sản quốc tế Sài Gòn29.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cơ sở đầu tiên thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đó là Bệnh viện Phụ sản
Từ Dũ. Đây là trung tâm lớn nhất nước về chăm sóc và điều trị sản khoa, và
cũng là cơ sở đi đầu trong việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, thụ tinh
trong ống nghiệm. Cuối thập niên 80, Bệnh viện đã có hướng đầu tư nghiên cứu
các kỹ thuật điều trị vơ sinh nhưng do điều kiện vật chất kỹ thuật còn hạn chế
nên phải đến 4/1998 bệnh viện mới thực hiện thành cơng một số kỹ thuật này.
Từ đó cho đến nay, Bệnh viện đã thực hiện khoảng 1400 chu kỳ điều trị, số trẻ
25

Sự phát triển của trẻ sinh ra từ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo - Bs Đặng Quang Vinh - Sức khỏe và sinh
sản số 4, tháng 1/2003- Nhà xuất bản y học 2003 - trang 10
26
Ngày 30/4/98, 3 em bé đầu tiên bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm chào đời. Đến tháng
9/2000, cả nước đã có 100 em bé chào đời bằng phương pháp này. Các kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm cũng ngày càng được hồn thiện. Tháng 5/1998, Bệnh viện phụ sản Từ Dũ thực hiện thành
cơng kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay: tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (kỹ thuật ICSI). 8/1998: cặp
song sinh khác giới bằng thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên ra đời. 12/1999 4 em bé sinh 4 bằng
phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên. 2/2000; em bé thụ tinh trong ống nghiệm - xin trứng
(bằng trứng người khác) đầu tiên ra đời... Tỷ lệ thành cơng của phương pháp thụ tinh trong ống
nghiệm là 35%, khơng thua kém ngay cả những nước có trình độ y học tiên tiến.
27
Viện Bà mẹ và Trẻ sơ sinh Việt Nam được phép thực hiện cơng nghệ mới, thụ tinh trong ống nghiệm và
đã tiến hành cho gần 90 cặp vợ chồng. Đến năm 2001, đã có 26 trường hợp thấy tim thai (Theo Khoa
học và phát triển ngày 13/03/2001).
28
Học Viện Qn Y, nơi đây cũng đã thực hiện thành cơng thụ tinh trong ống nghiệm. Hai đứa bé song
sinh một trai một gái đã ra đời vào tháng 8/2002 đã đánh dấu bước thành cơng đầu tiên của Học Viện
Qn Y trong lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm. Với kết quả này, nơi đây trở thành đơn vị thứ ba
trong cả nước thực hiện thành cơng thụ tinh trong ống nghiệm
29

Bệnh viên Phụ sản quốc tế Sài Gòn cho ra đời đứa bé được thị tinh nhân tạo vào 8/2000

23


Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

sinh ra theo phương pháp khoa học tại Bệnh viện đã lên đến gần 300 tường hợp
cộng thêm với khoảng 50 trường hợp đang mang thai. Ước tính có khoản 1 đến 2
triệu cặp vợ chồng có nhu cầu hỗ trợ sinh sản và tại bệnh viện Từ Dũ hàng năm
có khoảng 1000 đến 2000 trường hợp có nhu cầu xin tinh trùng, khoảng 1000
trường hợp xin trứng30.
Tuy nhiên, trước đây, chưa có pháp luật điều chỉnh, nên vướng mắc lớn
nhất là thủ tục pháp lý về xin cho trứng và mang thai hộ; Bệnh viện chỉ thực hiện
những trường hợp cá biệt được Bộ Y tế cho phép và chỉ đạo về mặt thủ tục để
tránh tình trạng rắc rối khi xảy ra tranh chấp. Ngồi ra, những người thực hiện
xin trứng - cho trứng còn gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện cơng chứng thỏa
thuận về việc hiến tặng trứng, tinh trùng hoặc giao ước về việc mang thai hộ
theo nguyện vọng của một số cá nhân có nhu cầu. Bởi lẽ, khó có thể xác định
rằng đó là những thoả thuận gì, có trái luật khơng và thỏa thuận này có thuộc
hành vi cơng chứng hay khơng. Pháp luật khơng thỏa mãn nguyện vọng của xã
hội và làm hạn chế tác nghiệp y học. Trong khung cảnh đó, các cơ sở y tế chỉ có
thể thực hiện nghiên cứu kỹ thuật này trong phòng thí nghiệm hoặc trao đổi như
là một chun đề khoa học; hoặc có thực hiện trên thực tế, nhưng khơng mang
tính chính thức31.
Có thể nói rằng tất cả các cơ sở y tế nghiên cứu và thực hiện được kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản đều đã chuẩn bị sẵn sàng điều kiện vật chất kỹ thuật để áp
dụng rộng rãi trong khi chờ đợi một văn bản pháp luật được ban hành điều chỉnh

vấn đề hỗ trợ sinh sản bằng y học. Lẽ ra, theo dự kiến, cuối năm 2001 Chính phủ
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập
sẽ ban hành Nghị định về sinh con theo phương pháp khoa học. Ngay khi mới là
dự thảo, Nghị định đã thu hút sự quan tâm của các ngành, các cấp và của các cặp
vợ chồng có nhu cầu sinh con bằng phương pháp khoa học. Sau thời gian Dự
thảo Nghị định đã được các cơ quan ban ngành đóng góp ý kiến, có nhiều ý kiến
khác nhau32. Do nhiều lý do khách quan và chủ quan, mãi cho đến năm 2003,
văn bản này mới được ban hành vào ngày 12/02/2003 cho phép thực hiện các kỹ
thuật cho, nhận tinh trùng; cho, nhận nỗn; cho, nhận phơi ở Việt Nam... Việc
ban hành Nghị định này, ngồi việc mở ra cơ hội điều trị vơ sinh cho rất nhiều
đơi vợ chồng, còn tạo điều kiện phát triển các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở Việt
Nam hiện nay.

30

Theo báo Pháp luật TPHCM ngày 26/12/2002
Thật ra, từ năm 1995, Bệnh viện Từ Dũ đã soạn thảo một quy chế về ngân hàng tinh trùng, ngân hàng
phơi trình lên Bộ Y tế phê duyệt nhưng khơng được chấp thuận, bởi lẽ, Bộ Y tế cùng Bộ Tư pháp
muốn xây dựng một văn bản dưới luật để các bệnh viện có thể chính thức thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản bằng y học, đặc biệt là phương pháp thụ tinh nhân tạo với giao tử nhận được của người thứ
ba. Việc soạn thảo và ban hành văn bản pháp quy này khá phức tạp và cần nhiều thời gian. Do đó,
trong một số trường hợp cá biệt cụ thể nhằm đáp ứng nguyện vọng khẩn thiết của từng cá nhân và vì
u cầu nghiên cứu chun mơn, các cơ sở y tế đều xin ý kiến Bộ Y tế để thực hiện.
32
Chẳng hạn, việc mang thai hộ cũng được tiến hành trước khi có các quy định của pháp luật dù rất hạn
chế. Các ý kiến thảo luận đã đưa ra vấn đề về việc xác định cha mẹ cho con do nảy sinh nhiều mâu
thuẫn, sẽ đi ngược lại với Luật Hơn nhân gia đình và Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Do đó, cần xem
xét thận trọng, khơng chỉ dựa trên các quy định của một hai ngành luật mà phải có một cách nhìn tổng
qt tồn bộ hệ thống pháp luật, tham khảo ý kiến của các nhà chun mơn trên cơ sở đạo lý dân tộc

Việt Nam. Đó là những khó khăn khiến Nghị định ra đời chậm hơn so với nhu cầu của thực tiễn.

31

24

và nghiên cứu


Tìm hiểu pháp luật về đạo đức sinh học

Nguyễn Thò Mộng Thu

B. Cơ sở lý luận
Việc hiến tặng và nhận tinh trùng, nỗn, phơi là những nội dung của q
trình hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp khoa học cho các cặp vợ chồng vơ sinh.
Có nhiều phương pháp điều trị vơ sinh. Tuỳ theo ngun nhân gây vơ sinh mà
lựa chọn những phương pháp cho phù hợp. Hỗ trợ sinh sản bằng y học có hai
cách: thụ tinh nhân tạo và thụ tinh tinh trong ống nghiệm. Thuật ngữ chun
mơn ghi nhận về kỹ thuật khá phức tạp:
AI

AID
AIH
ICSI

IUI
IVF

MESA

MESE
TESA
TESE

Thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật đưa tinh trùng vào đường sinh dục của người phụ nữ để
điều trị vơ sinh. Hiện nay chủ yếu được thực hiện bằng cách bơm tinh trùng đã
chuẩn bị sẵn vào buồng tử cung.
Thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của người cho.
Thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của chồng.
Kỹ thuật hỗ trợ sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. ICSI được thực hiện bằng cách
tiêm một tinh trùng vào bào tương của trứng để thụ tinh trứng và toạ phơi. Sau đó
phơi được chuyển vào buồng tử cung.
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung. được thực hiện bằng cách bơm tinh trùng đã
được chuẩn bị sẵn vào buồng tử cung.
Thụ tinh trong ống nghiệm: q trình thụ tinh của trứng và tinh trùng ở bên ngồi
cơ thể. Trong IVF, trứng và tinh trùng được cho ni cấy với nhau trong phòng thí
nghiệm để tạo phơi.
Lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẩu
Hút tinh trùng bằng mào tinh bằng chọc hút.
Lấy tinh trùng từ tinh hồn bằng vi phẩu.
Hút tinh trùng từ tinh hồn bằng chọc hút.

Như đã phân tích ở phần trước, hỗ trợ sinh sản bằng y học có hai cách: thụ
tinh
nhân
và tạoliệu
phơi trong
nghiệm.
Trung tâmtạoHọc
ĐHống

Cần
Thơ @ Tài liệu học tập
a. Thụ tinh nhân tạo (Artificial Insemination - AI)
Đây là một cách thụ tinh nhân tạo của những người hiến tinh trùng, nếu
như tinh trùng của người chồng khơng bình thường, khơng đủ khả năng hoặc
tinh dịch q lỗng. Nếu như tinh trùng của người chồng có đủ khả năng thụ tinh
thì đây là trường hợp thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng của người chồng. Cả hai
trường hợp trên sẽ sử dụng phương pháp là tinh trùng của người chồng hoặc
người hiến tặng sẽ đưa vào tử cung của người vợ33.
b. Thụ tinh trong ống nghiệm (In-vitro fertilization-IVF)34

33

Có 2 phương pháp:
Phương pháp bơm tinh dịch tươi vào tử cung của người vợ, phương pháp này tính an tồn khơng cao,
bởi khi bơm tinh dịch tươi vào tở cung người vợ có thể gây co thắt tử cung, do đó, khi bơm tinh dịch
trực tiếp vào tử cung có thể gây sốc phản vệ.
Phương pháp IUI (Intrauterin insemination): phương pháp này được sử dụng khi tinh trùng của người
chồng yếu, ngồi ra, nó còn chỉ định cho những phụ nữ vơ sinh khơng rõ ngun nhân, rối loạn
trứng...Phương pháp này có ưu điểm về mặt kỹ thuật và mức độ an tồn hơn so với phưng pháp bơm
tinh dịch tươi. Với phương pháp này, tinh trùng sẽ được lựa chọn ra những tinh trùng khoẻ đưa vào
mơi trường ni cấy để tăng sức mạnh cho chúng. Sau đó, khi đạt u cầu, tinh trùng được bơm vào tử
cung người vợ. Tỷ lệ thành cơng phụ thuộc vào chất lượng tinh trùng của người chồng.
34
Kỹ thuật thực hiện như sau:
Tạo phơi trong ống nghiệm (IVF): trứng được tách ra từ buồng trứng của người phụ nữ chuyển vào đĩa
Petri, nơi đó trứng được thụ tinh. Phương pháp này thường được bắt đầu bằng cách tiêm thuốc kích
thích trứng phát triển trong buồn trứng của người phụ nữ. Sau đó ngươi phụ nữ được gây mê tổng

25


và nghiên cứu


×