Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bảo vệ QUYỀN lợi NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG hợp ĐỒNG GIAO kết từ XA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 112 trang )

Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
--------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN NGÀNH LUẬT
NIÊN KHÓA: 2009 – 2013
Tên đề tài

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG HỢP ĐỒNG GIAO KẾT TỪ XA

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

T.S CAO NHẤT LINH

CHÂU THANH QUYỀN
MSSV: 5095457
LỚP LUẬT TM2 – K35

Cần Thơ, năm 2012
GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 1

SVTH: Châu Thanh Quyền



Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa

LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành đề tài luận văn “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng
giao kết từ xa” người viết đã nhận được nhiều sự quan tâm, động viên của cha, mẹ, sự
hướng dẫn nhiệt tình, tâm huyết của thầy Cao Nhất Linh. Đồng thời, người viết cũng đã
nhận được sự giúp đỡ của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng thành phố Cần Thơ
khi cung cấp một số thông tin cần thiết, góp phần vào việc hoàn thành luận văn.
Con xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến cha mẹ đã luôn động viên, quan tâm
không chỉ khi làm luận văn mà trong suốt quá trình theo học tại Khoa Luật – Trường Đại
học Cần Thơ. Em chân thành cảm ơn thầy Cao Nhất Linh đã tận tình hướng dẫn luận văn
trong suốt thời gian vừa qua. Đồng thời, em cũng không quên gửi lời tri ân đến các thầy,
cô đã giảng dạy trong suốt quá trình em theo học tại trường. Người viết cảm ơn Hội tiêu
chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng thành phố Cần Thơ đã cung cấp một số thông tin bổ ích
cho người viết trong quá trình làm luận văn. Cảm ơn tất cả các bạn của người viết đã chia
sẻ, động viên trong khi làm luận văn cũng như suốt thời gian gần bốn năm đã qua theo
học tại mái trường Đại học Cần Thơ.
Xin cảm ơn!
Trân trọng!

Sinh viên thực hiện
Châu Thanh Quyền

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 2

SVTH: Châu Thanh Quyền



Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
……………………………………………………………………………………………………1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG
HỢP ĐỒNG GIAO KẾT TỪ XA……………………………………………………………………………………4

1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI TIÊU DÙNG VÀ HỢP ĐỒNG GIAO KẾT TỪ XA . 4
1.1.1. Tiêu dùng và ngƣời tiêu dùng ………………………………………………..4
1.1.1.1. Tiêu dùng ……………………………………………………………….4
1.1.1.2. Người tiêu dùng
………………………………………………………..6
1.1.2. Khái quát về hợp đồng giao kết từ xa
…………………………………9
1.1.2.1. Định nghĩa hợp đồng giao kết từ xa
…………………………………9
1.1.2.2. Chủ thể của hợp đồng giao kết từ xa
………………………………...12
1.1.2.3. Phân loại hợp đồng giao kết từ xa………………………………………..14
1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA HỢP ĐỒNG GIAO KẾT TỪ XA THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM ...................................................................................................................... 15
1.3. ƢU ĐIỂM VÀ NHƢỢC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG GIAO KẾT TỪ XA............ 18
1.3.1. Ƣu điểm .......................................................................................................... 18
1.3.2. Nhƣợc điểm .................................................................................................... 21
1.4. SO SÁNH HỢP ĐỒNG GIAO KẾT TỪ XA VỚI HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI
TRUYỀN THỐNG .......................................................................................................... 23
1.4.1. Sự giống nhau ................................................................................................ 24
1.4.2. Sự khác nhau.................................................................................................. 25

CHƢƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG GIAO KẾT TỪ XA…28
2.1. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƢỜI TIÊU DÙNG ..................................................................................................... 28
2.1.1. Các nguyên tắc chung của Liên Hiệp Quốc về bảo vệ ngƣời tiêu dùng ... 29
2.1.2. Những nguyên tắc về bảo vệ ngƣời tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam .. 29
2.2. NHỮNG QUYỀN LỢI CƠ BẢN CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG ........................... 32
2.2.1. Trên thế giới ................................................................................................... 32
2.2.2. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành ............................................................ 34
2.3. HÌNH THỨC VÀ ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG KHI KÝ KẾT HỢP
ĐỒNG GIAO KẾT TỪ XA ............................................................................................ 35
2.3.1. Hình thức của hợp đồng................................................................................ 35

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 3

SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
2.3.2. Điều kiện giao dịch chung khi ký kết hợp đồng giao kết từ xa ................. 36
2.4. VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG TRÌNH TỰ
KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIAO KẾT TỪ XA .................................................................. 41
2.4.1. Đề nghị giao kết hợp đồng ............................................................................ 42
2.4.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ......................................................... 48
2.4.3. Thời điểm ký kết hợp đồng giao kết từ xa .................................................. 50
2.5. VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIAO KẾT TỪ XA .......................................................... 52
2.5.1. Giao hàng – Cung ứng dịch vụ ..................................................................... 52

2.5.2. Nhận hàng – Đƣợc cung ứng dịch vụ .......................................................... 55
2.5.3. Thanh toán ..................................................................................................... 56
2.6 CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG
GIAO KẾT TỪ XA KHI QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG BỊ XÂM PHẠM ..... 58
2.6.1. Giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ................................ 59
2.6.1.1. Thủ tục tiếp nhận ………………………………………………………59
2.6.1.2. Giải quyết yêu cầu ………………………………………………………62
2.6.2. Những phƣơng thức giải quyết tranh chấp giữa ngƣời tiêu dùng và thƣơng
nhân trong hợp đồng giao kết từ xa
………………………………………………63
2.6.2.1. Thương lượng
………………………………………………………64
2.6.2.2. Hòa giải
……………………………………………………………...64
2.6.2.3. Trọng tài
……………………………………………………………...66
2.6.2.4. Tòa án
……………………………………………………………...67
2.7. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ
HỘI TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG HỢP
ĐỒNG GIAO KẾT TỪ XA ............................................................................................ 68
2.7.1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nƣớc
…………………………68
2.7.1.1. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
…………………………68
2.7.1.2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
…………………………69
2.7.1.3. Trách nhiệm của Cục quản lý cạnh tranh
…………………………71
2.7.2. Trách nhiệm của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD

…..71
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG GIAO KẾT TỪ XA………………….73
3.1. THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG HỢP
ĐỒNG GIAO KẾT TỪ XA XUẤT PHÁT TỪ CHÍNH NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ............................................................ 74

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 4

SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
3.1.1. Vấn đề cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho ngƣời tiêu
dùng……………………………………………………………………………. …..76
3.1.2. Vấn đề quy định về hình thức của hợp đồng
…………………………77
3.1.3. Vấn đề quy định về điều kiện giao dịch chung …………………………78
3.1.4. Vấn đề quy định về trình tự giao kết hợp đồng …………………………80
3.1.5. Vấn đề về cơ chế bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng
………………….83
3.1.5.1. Giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ………………….83
3.1.5.2. Liên quan đến phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và
thương nhân trong hợp đồng giao kết từ xa
………………………………………..86
3.2. MỘT SỐ THỰC TRẠNG KHÁC VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU
DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG GIAO KẾT TỪ XA VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
........................................................................................................................................... 89

3.2.1. Một số thực trạng
………………………………………………………90
3.2.1.1. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ
……………………………………….90
3.2.1.2. Tình trạng lừa đảo khi ký kết hợp đồng giao kết từ xa …………………92
3.2.1.3. Một số thực trạng khác
……………………………………………….94
3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện ……………………………………………….95
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước
…..95
3.2.2.2. Giải pháp từ phía tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD
…..96
3.2.2.3. Giải pháp từ phía thương nhân ………………………………………..97
3.2.2.4. Giải pháp từ chính bản thân người tiêu dùng …………………………98
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………………….100

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 5

SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được xem là vấn đề “nóng” trong giai đoạn hiện
nay. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 ra đời đã tạo ra khung pháp lý an toàn
để bảo vệ những quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Văn bản này là sự nỗ lực rất

lớn của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ bên yếu thế hơn (người tiêu dùng) khi họ
tiến hành giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của internet, điện thoại thì kéo theo đó là các
hoạt động mua bán, cung ứng dịch vụ giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh
doanh qua internet, gọi điện thoại cũng phát triển. Hàng loạt các website, các tổng đài
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra đời để phục vụ cho nhu cầu mới của xã hội. Đi đôi với
những lợi ích của việc giao kết hợp đồng này mang lại thì cũng ẩn chứa đâu đó nhiều rủi
ro. Tuy nhiên, trước khi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 ra đời thì thật sự
chưa có một hành lang pháp lý an toàn để bảo vệ những quyền lợi chính đáng của người
tiêu dùng trong việc giao kết hợp đồng qua website thương mại điện tử hoặc gọi điện
thoại để giao kết hợp đồng.
Sự ra đời của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 đã kéo theo nhiều hình
thức bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mới hiện nay được đề cập trong văn bản pháp quy,
trong đó có loại hình ký kết hợp đồng giao kết từ xa giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá
nhân kinh doanh thông qua phương tiện điện tử hoặc điện thoại. Sự điều chỉnh của pháp
luật liên quan đến hợp đồng giao kết từ xa đã tạo được lòng tin của người tiêu dùng trong
việc giao kết hợp đồng do đa phần người tiêu dùng rất oan ngại đến việc họ có thể giao
kết loại hợp đồng mà hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng hoặc thậm chí là bị
lừa đảo bởi những tổ chức, cá nhân kinh doanh không chân chính. Tuy nhiên, một cách
khách quan để nhìn nhận, sự điều chỉnh của pháp luật về hợp đồng giao kết từ xa chưa
thật sự cụ thể. Đâu đó, vẫn còn những quy định chưa thật sự rõ ràng, chưa điều chỉnh hầu
hết các vấn đề mà quan hệ xã hội phát sinh làm cho việc áp dụng pháp luật gặp khó khăn,
do đó, chưa bảo vệ một cách triệt để những quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Từ những vấn đề vừa nêu, người viết đã chọn đề tài “Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong hợp đồng giao kết từ xa” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cử nhân
ngành luật cho mình.

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 6


SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
2. Mục đích nghiên cứu
Việc tìm hiểu đề tài “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng giao kết
từ xa” sẽ giúp cho người viết có thêm những hiểu biết liên quan đến người tiêu dùng, tổ
chức, cá nhân kinh doanh, cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi họ ký kết hợp
đồng giao kết từ xa,…Đồng thời có cái nhìn tổng quát về những quy định của pháp luật
điều chỉnh vấn đề trên. Qua đó, rút ra những mặt tích cực của việc ký kết hợp đồng giao
kết từ xa cũng như những hạn chế mà nó mang lại. Song song đó là tìm hiểu việc áp dụng
những quy định của pháp luật có liên quan trên thực tế. Từ đó, phân tích những cái được
và cái bất cập đã và đang tồn tại nhằm đưa ra một số giải pháp hoàn thiện vấn đề bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa – một hình thức kinh doanh mới
đã và đang phát triển mạnh mẽ hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Hợp đồng giao kết từ xa là hợp đồng được giao kết giữa tổ chức, cá nhân kinh
doanh với người tiêu dùng thông qua phương tiện điện tử hoặc điện thoại. Do đó, có thể
có các hình thức giao kết thông qua website thương mại điện tử, fax, telex, thư điện tử,
gọi điện thoại trực tiếp hoặc nhắn tin bằng điện thoại để giao kết hợp đồng,…Bên cạnh
đó, hợp đồng giao kết từ xa thực chất có thể là hợp đồng thương mại hoặc hợp đồng dân
sự. Bởi lẽ, một bên trong hợp đồng là người tiêu dùng thực hiện giao dịch không nhằm
mục đích sinh lợi. Ngoài ra, có thể hợp đồng trên sẽ được giao kết giữa tổ chức, cá nhân
kinh doanh Việt Nam với người tiêu dùng nước ngoài hoặc giữa tổ chức, cá nhân kinh
doanh nước ngoài với người tiêu dùng Việt Nam hoặc giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh
Việt Nam và người tiêu dùng Việt Nam hoặc giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh nước
ngoài với người tiêu dùng nước ngoài phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, để
tiện nghiên cứu cũng như phù hợp hơn với pháp luật về thương mại, thương mại điện tử
và pháp luật có liên quan, người viết chỉ tìm hiểu loại hợp đồng giao kết từ xa với tư cách

là hợp đồng thương mại, chủ thể giao kết chỉ là người tiêu dùng Việt Nam với thương
nhân Việt Nam phát sinh, thực hiện, thay đổi, chấm dứt giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam
thông qua hình thức giao kết bằng cách gọi điện thoại trực tiếp hoặc qua website thương
mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, từ việc tham khảo những quy định của pháp luật, các sách
bình luận, các tạp chí, giáo trình,…và những thực tế phát sinh, người viết đã dùng các

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 7

SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
phương pháp phân tích những quy phạm của pháp luật, bình luận những quy định này.
Qua đó, tổng hợp, đối chiếu những quy phạm có liên quan với nhau và tìm hiểu việc áp
dụng những chế định này trên thực tế. Bên cạnh đó, người viết cũng sưu tầm, thống kê
các số liệu thực tế sau đó đánh giá, phân tích những số liệu đó nhằm có cái nhìn tổng quát
nhất về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa.
5. Bố cục đề tài
Trong luận văn này, nội dung được bố trí theo thứ tự gồm phần mở đầu, phần nội
dung và kết luận. Ngoài ra còn có các phần như mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục,…Phần nội dung bao gồm 03 chương:
Chƣơng 1: Khái quát chung về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng
giao kết từ xa
Trong chương này, nội dung được đề cập là làm rõ một số khái niệm liên quan đến
tiêu dùng, người tiêu dùng, như thế nào là hợp đồng giao kết từ, sự giống và khác nhau
giữa hợp đồng giao kết từ xa với hợp đồng thương mại truyền thống. Bên cạnh đó, nêu

lên những ưu, nhược điểm cơ bản của loại hợp đồng này cũng như đề cập đến sự cần thiết
phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi họ ký kết loại hợp đồng giao kết từ xa.
Chƣơng 2: Những quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu
dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
Trong chương này, sẽ tập trung đề cập đến những quy định của pháp luật hiện
hành liên quan đến những quyền lợi của người tiêu dùng, những nguyên tắc bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng. Qua đó, nêu lên vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quy
trình giao kết hợp đồng, giai đoạn thực hiện hợp đồng và cơ chế bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng khi quyền lợi của họ bị xâm phạm,...Ngoài ra, trong nội dung Chương 2 cũng
đề cập đến trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức xã hội trong việc
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chƣơng 3: Thực trạng và một số kiến nghị về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng
trong hợp đồng giao kết từ xa
Trong nội dung Chương 3, sẽ nêu lên những bất cập xuất phát từ chính những quy
định của pháp luật liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng
giao kết từ xa. Qua đó, đề ra những giải pháp để hoàn thiện. Đồng thời, trong nội dung
chương này cũng đề cập đến những tồn tại trên thực tế trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng
đến những quyền lợi của người tiêu dùng và đưa ra một số giải pháp phòng ngừa, hoàn
thiện vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa trong thời
gian sắp tới.

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 8

SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU
DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG GIAO KẾT TỪ XA
Internet hay điện thoại trong những năm gần đây đã rất quen thuộc với người Việt
Nam. Nó xâm nhập vào thị trường Việt Nam như là một tất yếu khách quan trong tổng
quan bức tranh phát triển kinh tế chung của toàn thế giới. Trong việc giao kết hợp đồng,
internet và điện thoại có ý nghĩa quan trọng, bởi phương thức ký kết này đặc trưng cho
giao dịch được thiết lập từ xa đã và đang đem lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng (NTD)
và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Trong chương này, nội dung khái quát được đề cập là
làm rõ một số khái niệm liên quan đến tiêu dùng, NTD, hợp đồng giao kết từ xa, giống và
khác nhau giữa hợp đồng giao kết từ xa với hợp đồng thương mại truyền thống. Bên cạnh
đó, nêu lên những ưu, nhược điểm cơ bản của loại hợp đồng này cũng như đề cập đến sự
cần thiết phải bảo vệ quyền lợi NTD khi họ ký kết loại hợp đồng giao kết từ xa.
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI TIÊU DÙNG VÀ HỢP ĐỒNG GIAO KẾT TỪ XA
Muốn tiêu dùng phát triển thì phải có NTD sử dụng những hàng hóa, dịch vụ của
tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp. Trong nền kinh tế thị trường, NTD có vai trò quan
trọng, mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, một
thương hiệu.1 Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các loại hình giao kết hợp đồng
hiện nay thì việc làm rõ khái niệm NTD dưới góc độ pháp lý càng có ý nghĩa quan trọng.
Bởi lẽ, khi làm rõ khái niệm trên thì có thể căn cứ vào những quy phạm pháp luật để điều
chỉnh những vấn đề có liên quan đến việc giao kết hợp đồng giữa NTD và tổ chức, cá
nhân kinh doanh, đặc biệt trong việc ký kết hợp đồng giao kết từ xa.
1.1.1. Tiêu dùng và ngƣời tiêu dùng
1.1.1.1. Tiêu dùng
Tiêu dùng theo từ điển tiếng Việt có thể hiểu là việc con người sử dụng những của
cải vật chất (hàng hóa và dịch vụ) được sáng tạo, sản xuất ra trong quá trình sản xuất để
thoả mãn các nhu cầu của xã hội.2 Ngoài ra, tiêu dùng được xem là giai đoạn quan trọng
của tái sản xuất và là một động lực của quá trình sản xuất, nó kích thích cho sản xuất phát
1


Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của

Chính phủ - Đặc san tuyên truyền pháp luật số 06/2011 - Trang 6.
2

Từ điển tiếng Việt - [Truy cập ngày 18/09/2012].

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 9

SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
triển. Như vậy, có thể hiểu tiêu dùng là việc chúng ta mua hàng hóa, yêu cầu cung ứng
dịch vụ để sử dụng chính hàng hóa, dịch vụ đó nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản
xuất của cá nhân, cho gia đình,…Nhờ có tiêu dùng mà nhà sản xuất, người bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ mới có vốn để tiếp tục đầu tư và mở rộng sản xuất ra những hàng hóa,
dịch vụ để phục vụ cho người mua hàng hóa, yêu cầu cung ứng dịch vụ.
Một nhà sản xuất tạo ra hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì đương nhiên điều mà họ
hướng tới trước tiên phải là lợi nhuận. Nhưng muốn có lợi nhuận thì hàng hóa, dịch vụ đó
phải có người sử dụng và muốn sử dụng lâu dài. Nếu như hàng hóa, dịch vụ của họ không
nhiều người biết đến và sử dụng nó thì vấn đề mở rộng sản xuất trong tương lai đối với
hàng hóa, dịch vụ đó có thể bị triệt tiêu. Từ đó, nhà sản xuất không còn động lực nào để
tiếp tục sản xuất nữa hoặc có sản xuất nhưng không nhiều hoặc phải cải thiện sản xuất để
cạnh tranh. Chính vì lẽ đó, tiêu dùng sẽ quyết định phần lớn thái độ trong tương lai của
nhà sản xuất, nó góp phần kích thích sản xuất phát triển.
Ở Việt Nam, dưới sự tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008 cộng thêm
mức thu nhập của nước ta không cao hơn so với các nước trên thế giới và khu vực.3 Bên

cạnh đó, một số nguyên nhân khác như thiên tai, dịch bệnh,…dẫn đến tiêu dùng có phần
hạn chế nên tình trạng sản xuất của nền kinh tế của nước ta gặp không ít khó khăn. Để
khuyến khích tiêu dùng và giúp các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất và mở rộng kinh
doanh trong thời gian sắp tới, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách như tăng lương,
chính sách gia hạn thuế, giảm thuế, miễn thuế về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho
sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường4,...Theo dự đoán, với những chính sách như vậy thì
tiêu dùng của NTD và việc mở rộng sản xuất của tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ được cải
3

Theo thống kê của Bộ Công thương, năm 2011 thu nhập bình quân đầu người (GDP) đạt 1.300 USD/người/năm

tương đương 27 triệu đồng Việt Nam (Xem Thu nhập bình quân của người Việt Nam năm 2011 đạt 1.300 USD />[Truy
cập ngày 18/09/2012]); Thu nhập bình quân đầu người của Malaysia năm 2011 là: 9.700 USD (Xem Malaysia: Thu
nhập bình quân đầu người tăng 45% - [Truy cập ngày 18/09/2012]); Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc năm
2011 gần 5.000 USD (Xem: GDP bình quân đầu người Trung Quốc vượt 5.000 USD [Truy cập ngày 18/09/2012]).
4
Thông tư liên tịch 01/2012 của Bộ Nội Vụ và Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ
ngày 01/05/2012 đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp quy định
mức lương tối thiểu chung là 1.050.000 đồng. Xem Thông tư 83 năm 2012 của Bộ Tài Chính ngày 23/5/2012 hướng
dẫn thực hiện việc miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày
10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 10

SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa

thiện trong thời gian sắp tới.
Tóm lại, có thể thấy rằng, mục đích của tiêu dùng là sử dụng những hàng hóa, dịch
vụ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất. Đồng thời, tiêu dùng giúp cho quá trình sản
xuất phát triển, vì không có tiêu dùng sẽ dẫn đến tình trạng hạn chế sản xuất nói riêng và
kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế nói chung.
1.1.1.2. Người tiêu dùng
Do sự phát triển kinh tế - xã hội, chế độ chính trị,…ở mỗi quốc gia là không giống
nhau. Cho nên ở mỗi nước khác nhau, sẽ có những cách hiểu khác nhau về khái niệm
NTD. Chẳng hạn, theo Luật bảo vệ quyền lợi NTD Ấn Độ 1986 đã định nghĩa người tiêu
dùng theo hai cách dựa trên hàng hóa và dịch vụ. Người tiêu dùng hàng hóa là người mua
bất kỳ loại hàng hóa nào vì một mục đích nhất định, bao gồm cả người sử dụng không có
sự cho phép của người mua, được gọi là một người tiêu dùng hàng hóa, nhưng không bao
gồm người bán lại hàng hóa hoặc sử dụng hàng hóa vì các mục đích thương mại. Sau sửa
đổi, bổ sung năm 1993, mục đích thương mại sẽ không bao gồm những hàng hóa chỉ
được sử dụng vì mục đích tự thuê mướn hoặc kiếm sống. Xét trên phương diện dịch vụ,
người tiêu dùng có nghĩa là một người thuê bất kỳ dịch vụ nào vì một mục đích nhất định
hoặc một người được hưởng lợi của dịch vụ đó, nhưng phải hưởng lợi của dịch vụ với sự
cho phép của người thực sự thuê dịch vụ đó. Định nghĩa dịch vụ còn bao trùm các dịch
vụ như ngân hàng, tài chính do bất cứ cá nhân hay tổ chức nào cung cấp, bao gồm các
cam kết trong lĩnh vực công và các cơ quan Chính phủ hay những tổ chức tương đương.5
Còn theo Bộ Luật bảo vệ quyền lợi NTD Pháp 1993 quy định “Người tiêu dùng là
các cá nhân trực tiếp mua hàng hóa, thụ hưởng các dịch vụ và trực tiếp tiêu thụ, không
bao gồm những người mua với mục đích bán lại”6. Từ khái niệm trên, cho thấy, pháp luật
về NTD theo luật Pháp không bảo vệ cá nhân không trực tiếp mua hàng hóa, thụ hưởng
các dịch vụ, cũng như tuy họ trực tiếp mua nhưng không trực tiếp tiêu thụ thì vẫn không
được pháp luật về quyền lợi NTD bảo vệ.
Ngoài Luật của Ấn Độ và Luật của Pháp, Luật bảo vệ NTD Malaysia năm 1999
cũng đề cập khái niệm NTD. NTD theo Luật Malaysia tương đối chi tiết về mục đích sử
5


Quyết Thắng - Phân tích các khía cạnh pháp lý của Luật bảo vệ người tiêu dùng ở Ấn Độ [Truy cập ngày 18/9/2012].
6

Nguyễn Hữu Nguyên – Kinh nghiệm pháp luật của Pháp và EU về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – Bản tin

cạnh tranh và NTD – Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, số 8/2009 – Trang 14.

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 11

SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
dụng. Theo đó, NTD là người không sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ vào mục đích cung
cấp lại vì mục đích thương mại, tiêu dùng vào mục đích sản xuất. Cũng theo Luật này,
NTD không chỉ là người trực tiếp mua sản phẩm hay thuê dịch vụ mà bao gồm cả những
người sử dụng hàng hóa, dịch vụ không phụ thuộc vào hợp đồng giữa họ với nhà cung cấp.7
Tóm lại, do đặc điểm về kinh tế - xã hội, chế độ chính trị của mỗi quốc gia đều có
những nét khác biệt nên mỗi nước nhận thức về khái niệm NTD là khác nhau. Có quốc
gia chỉ thừa nhận NTD là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ không nhằm mục đích thương
mại, có quốc gia không đề cập. Có quốc gia chỉ quy định NTD là người trực tiếp mua, thụ
hưởng và trực tiếp tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ đó,…Nhưng cho dù có hiểu như thế nào đi
chăng nữa, thì mục tiêu để xây dựng khái niệm NTD chung quy lại là nhằm mục đích bảo
vệ những quyền lợi chính đáng của NTD trước pháp luật, khi mà đa phần, NTD luôn yếu
thế trước các nhà kinh doanh,…khi có tranh chấp phát sinh.
Ở Việt Nam, cùng với xu hướng xây dựng những quy phạm pháp luật liên quan
đến bảo vệ quyền lợi NTD, năm 1999 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh
về bảo vệ quyền lợi NTD. Văn bản này là sự nổ lực rất lớn của Đảng và Nhà nước ta

trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam, tránh được sự xâm phạm quyền lợi
chính đáng của người tiêu dùng. Theo quy định của Pháp lệnh “Người tiêu dùng là người
mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình
và tổ chức”8. Như vậy, NTD bao gồm các đối tượng là người mua và là người sử dụng
hàng hoá, dịch vụ đã mua cho chính bản thân mình; người mua hàng hoá, dịch vụ cho
người khác, cho gia đình hoặc cho tổ chức sử dụng; cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng
hàng hoá, dịch vụ do người khác mua hoặc do được cho, tặng.9
Từ quy định trên cho thấy, người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích
sản xuất, kinh doanh không được gọi là NTD theo Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD và
đương nhiên họ sẽ không được pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD điều chỉnh. Khái niệm
7

So sánh luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới _Bài học kinh nghiệm và đề xuất một số nội dung cơ

bản quy định trong dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam – Báo cáo chuyên đề - Cục Quản lý
cạnh tranh năm 2010 – Trang 17.
8
9

Điều 1 - Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999. Có hiệu lực vào ngày 01 tháng 10 năm 1999.
Khoản 2 - Điều 2 - Nghị định 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp

lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, Nghị định này đã bị thay thế bằng Nghị định 55/2008/NĐ-CP
ngày 24/04/2008 quy định chi tiết pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong Nghị định 55 (đã dẫn) này
không giải thích cụ thể người tiêu dùng là ai, nhưng chúng ta có thể hiểu theo cách giải thích của Nghị định 69 (đã
dẫn) về khái niệm NTD.

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 12


SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
NTD sẽ giúp phân biệt với khách hàng. Khách hàng (customer) mang nghĩa rộng hơn,
dùng để chỉ người mua hàng hóa, dịch vụ để sử dụng cho bản thân hoặc làm nguyên liệu
cho sản xuất, kinh doanh. Như vậy, không phải mọi khách hàng đều là NTD và được
pháp luật về quyền lợi NTD bảo vệ. Quyền lợi của những đối tượng này được bảo vệ bởi
các văn bản quy phạm pháp luật khác như Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự, Luật thương
mại, Luật cạnh tranh,…10
Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành năm 1999. Qua hơn 10
năm thi hành, Pháp lệnh này đã cơ bản đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo lập hành lang pháp
lý để NTD tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao trách nhiệm của các
tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, là cơ sở để các cơ quan nhà nước thực
hiện chức năng bảo vệ quyền lợi NTD.11 Kế thừa Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng 1999. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cũng quy định “Người tiêu
dùng là người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá
nhân, gia đình, tổ chức”12. Từ quy định trên, hiểu một cách chung nhất, NTD bao gồm
tất cả chúng ta không phân biệt già, trẻ, nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp,…những
thành phần này sẽ là NTD khi họ mua hàng, sử dụng dịch vụ cần thiết để phục vụ cho
nhu cầu mặc, ở, ăn, học hành, giải trí, giao thông,…(không nhằm mục đích thương mại)
của chính bản thân, gia đình và tổ chức.
Tóm lại, mỗi nước khác nhau sẽ có cách hiểu khác nhau về khái niệm NTD, sao
cho phù hợp với tình hình thực tế của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia sẽ tự xây dựng quy
phạm pháp luật về quyền lợi NTD cho mình và áp dụng chúng theo một quy tắc nào đó,
trong một phạm vi giới hạn và đối tượng nào sẽ chịu sự điều chỉnh. Để khi các chủ thể
tham gia vào sự kiện pháp lý về bảo vệ quyền lợi NTD thì những quy phạm đó sẽ được
đem ra áp dụng. Chẳng hạn, theo Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định “Nghị định

này áp dụng đối với người tiêu dùng; tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên

10

T.S Đinh Thị Mỹ Loan - Hỏi đáp về bảo vệ quyền lợi NTD - Cục quản lý cạnh tranh, Bộ thương mại (nay là Bộ

Công Thương) - Nhà xuất bản lao động _ xã hội năm 2007 – Trang 10.
11
Báo cáo số 662/BC-HĐTĐ của Bộ Tư pháp ngày 17/3/2010 về thẩm định dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi NTD Trang 2.
12

Khoản 1 - Điều 3 - Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010.

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 13

SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
lãnh thổ Việt Nam”13. Điều này có nghĩa là, mặc dù có hành vi xâm phạm đến quyền lợi
NTD nhưng xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam vẫn không được Nghị định này bảo vệ. Bên
cạnh đó, khi giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giao kết loại
hợp đồng giao kết từ xa thì các bên có thể sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật bảo vệ
quyền lợi NTD, pháp luật thương mại, thương mại điện tử, hình sự, dân sự,…tùy vào
từng loại giao kết và hậu quả pháp lý của hợp đồng. Và một khi, một bên vi phạm hợp
đồng giao kết từ xa thì bên kia có những quyền hạn theo những gì đã thỏa thuận và pháp
luật quy định cho loại hợp đồng đó. Như vậy, cần thiết phải xác định loại hợp đồng khi

giao kết và trong phạm vi bài nghiên cứu, nhất thiết phải làm rõ như thế nào là hợp đồng
giao kết từ xa?
1.1.2. Khái quát về hợp đồng giao kết từ xa
1.1.2.1. Định nghĩa hợp đồng giao kết từ xa
Theo lý thuyết về hợp đồng, thì hợp đồng là căn cứ phát sinh nghĩa vụ, hay nói cụ
thể hơn, hợp đồng trước hết là sự kiện pháp lý14, là giao dịch nhằm tạo lập hệ quả pháp
lý. Với tư cách là sự kiện pháp lý, hợp đồng bao hàm hai yếu tố đó là sự thỏa thuận và
mục đích tạo lập hiệu lực pháp lý (mục đích xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và
nghĩa vụ). Hợp đồng chỉ được thiết lập khi có sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, tức là
khi có sự đồng thuận của các ý định hay sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể. Song sự
thỏa thuận giữa các bên không nhằm mục đích tạo lập hệ quả pháp lý làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ thì cũng không có hợp đồng nào được hình thành.15 Vậy, hợp đồng
được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền
và nghĩa vụ của mình cho từng loại hợp đồng cụ thể.16 Chẳng hạn, đối với việc giao kết
hợp đồng thương mại thì quyền và nghĩa vụ của các bên khi xác lập hợp đồng phải dựa
trên sự thỏa thuận nhưng vẫn đảm bảo rằng sự thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật về
hợp đồng thương mại và các pháp luật khác có liên quan.
13

Điều 2 - Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 (Có hiệu lực ngày 15/12/2011).
14

“Những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp luật gắn với việc hình thành, thay đổi
hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật được gọi là sự kiện pháp lý” (Xem GS.TS Lê Hồng Hạnh, GS.TS Lê Minh Tâm,
T.S Nguyễn Minh Đoan - Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật – Trường Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản
Tư pháp Hà Nội 2007 – Trang 459).
15


Th.s Trần Văn Biên - Sự thỏa thuận trong giao kết hợp đồng điện tử qua mạng internet - Tạp chí Nhà nước và
pháp luật số 10/2010 - Trang 55.
16

Điều 388 - Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay

đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 14

SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
Một hợp đồng thì nhất thiết phải có tên gọi. Khi hợp đồng được các bên gọi bằng
một tên nhất định và tên này được ghi nhận trong luật, thì toàn bộ chế độ pháp lý của hợp
đồng đó được áp dụng để chi phối các mối quan hệ kết ước liên quan mà không cần sự
bày tỏ ý chí rành mạch của các bên.17 Chẳng hạn, khi giao kết loại hợp đồng mua bán
hàng hóa qua mạng thì một cách đương nhiên, người bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở
hữu đối với tài sản bán và đảm bảo quyền sở hữu của người mua đối với hàng hóa đó.
Đồng thời, người mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền mua tài sản mà không cần các
bên phải thể hiện trong hợp đồng. Do đó, tên gọi của hợp đồng rất quan trọng. Bởi lẽ, nó
sẽ ảnh hưởng lớn đến vấn đề xác định hậu quả pháp lý nếu như các bên có tranh chấp,
làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết những quyền và lợi ích hợp pháp
chính đáng của các bên, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi NTD trong các giao dịch mới đã và
đang phát triển hiện nay.
Trong cuộc sống hiện đại, việc gặp mặt trực tiếp nhau nhằm đàm phán, giao kết
hợp đồng đối với một số loại hợp đồng đôi khi không cần thiết. Nhất là các loại hợp đồng

có giá trị không cao, mục đích nhằm để phục vụ cho tiêu dùng,…Nhằm tạo sự thuận lợi
cho các bên cũng như vẫn đảm bảo rằng sẽ có một hợp đồng để thỏa mãn nhu cầu thiết
yếu của mình nhưng vẫn tuân thủ những quy định của pháp luật, thì hình thức giao kết
gián tiếp sẽ tiện lợi hơn. Khi đó, các bên không cần gặp mặt nhau để ký kết hợp đồng mà
thông qua một cách thức nào đó nhưng giá trị pháp lý của hợp đồng vẫn được đảm bảo.
Với sự phát triển mạnh mẽ của internet18, các phương tiện hoạt động dựa trên sóng
điện từ mà tiêu biểu nhất là điện thoại trong những năm gần đây thì vấn đề giao kết hợp
đồng luôn đem đến sự thuận tiện cho các bên. Ở nước ta, có thể, ít nhất một lần chúng ta
đã tiếp cận với internet hoặc điện thoại để giao kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân kinh
doanh. Chẳng hạn như, một bà nội trợ gọi điện thoại đến cửa hàng gas để đổi gas hay một
sinh viên mua một cuốn sách trên mạng,…Hình thức giao kết như vậy, ở góc độ pháp lý
được gọi là hợp đồng giao kết từ xa. “Hợp đồng giao kết từ xa là hợp đồng được ký kết
17

T.S Nguyễn Ngọc Điện - Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam - Nhà xuất bản trẻ thành

phố Hồ Chí Minh năm 2001 - Trang 7.
18
Hiện nay, hầu như nhà nhà đều có internet, đặc biệt ở khu vực thành phố. Theo thống kê của Google Việt Nam
vừa diễn ra tại Hà Nội ngày 12/01/2012 thì có hơn 30 triệu người Việt Nam sử dụng internet và độ tuổi sử dụng
thường rất trẻ (Dưới 35 tuổi) (Nam Hoàng - Hơn 30 triệu người Việt Nam sử dụng Internet [Truy cập
ngày 18/09/2012]). Việt Nam đã vào top 20 quốc gia có nhiều người dùng Internet nhất và đứng thứ 8 trong khu vực
Châu

Á

( />
nhat.htm [Truy cập ngày 18/09/2012]).

GVHD: T.S Cao Nhất Linh


Trang 15

SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông qua
phương tiện điện tử hoặc điện thoại”19. Từ định nghĩa này, cần thiết phải làm rõ một số
vấn đề sau đây:
Thứ nhất, như thế nào được gọi là phương tiện điện tử? “Phương tiện điện tử là
phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn
không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự”20. Như đã đề cập ở phần phạm
vi nghiên cứu, trong tất cả các giao dịch bằng phương tiện tử mà chúng ta biết đến, trong
luận văn này chỉ nghiên cứu hình thức giao kết hợp đồng bằng internet thông qua website
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. “Internet là hệ thống thông tin toàn cầu sử dụng giao
thức Internet và tài nguyên Internet để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho
người sử dụng dịch vụ viễn thông”21. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu, có thể hiểu, giao
kết hợp đồng qua mạng internet được thực hiện bằng cách NTD sử dụng phương thức
truy cập vào các trang website do một chủ thể nào đó thiết kế bằng dịch vụ internet do
các nhà mạng cung cấp để mua, yêu cầu cung ứng dịch vụ nhằm mục đích tiêu dùng.22
Thứ hai, phương thức giao kết bằng điện thoại có thể là NTD sẽ nhắn tin để yêu
cầu mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc gọi điện trực
tiếp để giao kết hợp đồng. Sở dĩ, có các hình thức trên vì Luật không nêu rõ giao kết đó là
bằng điện thoại cố định hay điện thoại di động. Nếu như điện thoại đó là điện thoại di
động thì có thể sẽ có hình thức giao kết bằng nhắn tin hoặc gọi điện thoại trực tiếp. Nếu
như giao kết đó được thực hiện bằng điện thoại cố định sẽ có hình thức giao kết bằng
cách gọi điện thoại trực tiếp. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn chỉ nghiên cứu hình
thức giao kết hợp đồng giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng phương thức gọi
điện thoại trực tiếp. Điều này, sẽ hợp lý hơn với những quy định của pháp luật về bảo vệ

quyền lợi NTD. Tiêu biểu tại Nghị định 99/2011 (đã dẫn) “Trường hợp việc đề nghị giao
kết hợp đồng được thực hiện thông qua điện thoại, tổ chức, cá nhân kinh doanh cần phải
nói rõ ngay từ đầu về tên, địa chỉ của mình và mục đích của cuộc đàm thoại”23. Thông
19

Khoản 1 - Điều 3 - Nghị định 99/2011 (đã dẫn).

20

Khoản 10 - Điều 4 - Luật giao dịch điện tử 2005.
Khoản 14 - Điều 3 - Luật Viễn thông 2009.

21
22

Khoản 17 - Điều 4 - Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định: “Trang thông tin điện tử (Website) là trang thông
tin hoặc một tập hợp trang thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin”. Khoản 1
- Điều 2 - Thông tư 46/2010/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động của các website thương mại điện tử bán hàng
hoá hoặc cung ứng dịch vụ quy định: “Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử phục vụ hoạt động
thương mại và các hoạt động liên quan đến thương mại”.
23

Khoản 2 - Điều 17 - Nghị định 99/2011 (đã dẫn).

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 16

SVTH: Châu Thanh Quyền



Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
qua quy định này, ở khía cạnh luật pháp chỉ điều chỉnh loại giao kết hợp đồng bằng điện
thoại thông qua đàm thoại, tức gọi điện thoại trực tiếp.
1.1.2.2. Chủ thể của hợp đồng giao kết từ xa
Chủ thể trong hợp đồng giao kết từ xa bao gồm người tiêu dùng và tổ chức, cá
nhân kinh doanh. Theo Nghị định 55/2008 (đã dẫn) quy định:“Tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc một số công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lợi bao gồm cả tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu và phân phối hàng hóa, dịch vụ”24. Quy định này không giải thích rõ ai, tổ
chức cụ thể nào là tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Họ, có thể hiểu, là
thương nhân hoặc không phải là thương nhân nhưng có kinh doanh để nhằm mục đích lợi
nhuận hay chỉ là một người bình thường bán hàng rong cho học sinh, sinh viên?
Còn theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 “Tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công
đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên
thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Thương nhân theo quy định của Luật
thương mại; Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký
kinh doanh”25. Như vậy, quy định này đã cụ thể chủ thể nào là tổ chức, cá nhân kinh
doanh.
Theo Luật thương mại 2005 “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành
lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng
ký kinh doanh”26. Riêng, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không
phải đăng ký kinh doanh sẽ chịu sự điều chỉnh của Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16
tháng 3 năm 2007 về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên,
không phải đăng ký kinh doanh. Theo đó, “Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự
mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho
phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật


24
25
26

Khoản 1 - Điều 3 – Nghị định 55/2008 (đã dẫn). Tuy nhiên, Nghị định này đã hết hiệu lực.
Khoản 2 - Điều 3 - Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
Khoản 1 - Điều 6 - Luật thương mại 2005. Thuật ngữ đăng ký kinh doanh trong Luật thương mại hiện nay được

gọi là đăng ký doanh nghiệp theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 17

SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật thương
mại”27. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố
định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách
báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này
theo quy định của pháp luật để bán rong;
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa
điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc
không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán

cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ
xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố
định;
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký
kinh doanh khác.
Một vấn đề khác nên quan tâm trong định nghĩa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ là tổ chức, cá nhân đó phải thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi.28 Như chúng ta đã biết, hoạt động thương mại là hoạt
động sinh lời. Khi đó, một cá nhân hay tổ chức kinh doanh tham gia thực hiện trực tiếp
sản xuất hàng hóa, dịch vụ hay nhận tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ như mua lại hàng hóa,
làm dịch vụ để bán, cung ứng dịch vụ hay làm đại lý cho nhà sản xuất, nói nôm na là
người bán, người cung ứng dịch vụ đó và nhằm mục đích sinh lời thì có thể hiểu đó là tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Và đương nhiên, một khi cá nhân, tổ chức
này xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của NTD thì sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật
về bảo vệ quyền lợi NTD.
1.1.2.3. Phân loại hợp đồng giao kết từ xa
Có nhiều cách phân loại khác nhau dựa vào các tiêu chí nhất định để phân loại hợp
đồng giao kết từ xa.
27

Khoản 1 - Điều 3 - Nghị định 39/2007 (đã dẫn).

28

Khoản 2 - Điều 3 - Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.

GVHD: T.S Cao Nhất Linh


Trang 18

SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
Căn cứ vào tính chất của hợp đồng, hợp đồng giao kết từ xa có thể bao gồm hai
loại là hợp đồng giao kết từ xa mang tính chất hợp đồng dân sự và hợp đồng giao kết từ
xa mang tính chất hợp đồng thương mại. Có thể hiểu, hợp đồng giao kết từ xa là loại hợp
đồng dân sự hoặc thương mại. Bởi lẽ, một bên trong hợp đồng là NTD không nhằm mục
đích lợi nhuận, bên còn lại là tổ chức, cá nhân kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Tuy
nhiên, để phù hợp với loại hình thương mại điện tử hiện nay, pháp luật về thương mại,
các pháp luật liên quan và để tiện nghiên cứu thì trong phạm vi của luận văn, chỉ xem xét
tư cách của loại hợp đồng này dưới góc độ là hợp đồng thương mại. Theo Luật thương
mại 2005 quy định “Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao
dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp
dụng Luật này”29. Điều này có nghĩa rằng, nếu như chỉ xem xét loại hợp đồng giao kết từ
xa với tư cách là hợp đồng thương mại thì đương nhiên hiểu rằng: chính NTD đã chọn
Luật thương mại để áp dụng và tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hợp đồng chỉ có thể là
thương nhân không bao gồm cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên,
không phải đăng ký kinh doanh.30
Nếu như đã chọn Luật thương mại để đem ra áp dụng cho loại hợp đồng này thì
các vấn đề pháp lý có liên quan đến thương mại điện tử cũng sẽ được áp dụng. Theo Nghị
định 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử thì Nghị
định này sẽ áp dụng đối với “Thương nhân sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động
thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại”31. Cũng theo Nghị định trên thì
các khái niệm về chứng từ, chứng từ điện tử, thông điệp điện tử đã được giải thích rất cụ
thể. Theo đó, “Chứng từ là hợp đồng, đề nghị, thông báo, tuyên bố, hóa đơn hoặc tài liệu
khác do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng; Chứng từ

điện tử là chứng từ ở dạng thông điệp dữ liệu; Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo
ra, được gửi đi, được nhận hoặc được lưu trữ bằng phương tiện điện tử”32.

29

Khoản 3 - Điều 1 - Luật thương mại 2005.

30

Tuy chủ thể trong hợp đồng tìm hiểu chỉ là thương nhân, nhưng để tiện nghiên cứu Chương 1 thì vẫn sử dụng cụm
từ tổ chức, cá nhân kinh doanh. Chủ thể hợp đồng chỉ là thương nhân sẽ được đề cập ở những chương tiếp theo.
31

Khoản 1 - Điều 2 - Nghị định 57/2006 (đã dẫn). Theo Khoản 1 - Điều 3 - Luật thương mại 2005: “Hoạt động
thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
32

Các Khoản 1, 2, 3 - Điều 3 - Nghị định 57/2006 (đã dẫn).

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 19

SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
Căn cứ vào hình thức của hợp đồng, hợp đồng giao kết từ xa được chia thành hai
loại là hợp đồng giao kết bằng phương tiện điện tử và hợp đồng giao kết bằng lời nói.

Tương ứng với cách phân loại này, có thể có hai phương thức giao kết rất phổ biến hiện
nay là giao kết thông qua website thương mại điện tử và giao kết bằng cách gọi điện thoại
trực tiếp. Với quy trình tự động hóa được thiết lập sẵn trên website bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ để NTD giao kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân kinh doanh thì phương thức
giao dịch này đã đem đến sự tiện lợi cho các bên. Tuy nhiên, với phương thức giao kết
như vậy thì cũng mang tính rủi ro cao như rủi ro về thông tin, rủi ro liên quan đến an ninh
mạng,...mà các bên trong hợp đồng có thể sẽ không kiểm soát được. Bên cạnh việc giao
kết hợp đồng thông qua website thương mại điện tử thì hợp đồng cũng được giao kết
thông qua điện thoại. NTD có thể gọi điện thoại đến tổ chức, cá nhân kinh doanh để mua
hàng hóa, yêu cầu cung ứng dịch vụ. Hai loại hình giao kết như trên đã đem đến những
lợi ích nhất định cho các bên và đang phát triển trong thời gian sắp tới.
Căn cứ vào chủ thể giao kết, hợp đồng giao kết từ xa có thể được giao kết giữa
NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh nước
ngoài. NTD hoàn toàn có thể lên website thương mại điện tử của tổ chức, cá nhân kinh
doanh nước ngoài để giao kết hợp đồng. Khi hợp đồng được giao kết thì hàng hóa có thể
được chuyển vào Việt Nam thông qua đường hàng không hoặc đường biển,...Hiện nay,
website thương mại điện tử đang được NTD Việt Nam mua hàng thường xuyên là trang
Amazon.uk. Trên website này có rất nhiều các sản phẩm và độ an toàn trong giao kết hợp
đồng có thể cũng đáng tin cậy.
1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA HỢP ĐỒNG GIAO KẾT TỪ XA THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
Internet hay điện thoại đã rất quen thuộc với người Việt Nam. Nó xâm nhập vào
thị trường Việt Nam như là một tất yếu khách quan trong tổng thể về sự phát triển kinh tế
chung của toàn thế giới. Việc lựa chọn hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ thông qua
hai phương thức này đã phát triển tại nhiều nước trên thế giới.33 Do đó, vấn đề trên cũng
cần phải xem xét và phát triển tại Việt Nam.
33

Một số quốc gia hàng đầu thế giới về phát triển kinh doanh Internet như Vương quốc Anh và Hàn Quốc cho biết


các giao dịch trực tuyến chiếm hơn 7% của GDP. Tại Anh, con số này có thể đạt 12,4% vào năm 2016. Ở Trung
Quốc con số này là trên 5,5% (2010), trong khi ở Mỹ, con số này là trên 4,7% (Thu Trang - Kinh tế internet toàn
cầu dự kiến đạt 4,2 nghìn tỷ USD năm 2016 - />[Truy cập ngày 18/09/2012]).

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 20

SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 và nhiều văn bản pháp luật
liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã ra đời. Tuy
nhiên, các văn bản pháp luật đó chưa tạo ra cơ chế hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi NTD
một cách hiệu quả, thiếu những quy định bảo vệ quyền lợi NTD trước những loại hình
kinh doanh mới phát sinh hoặc để người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình và đồng thời,
chưa có cơ chế giải quyết các khiếu nại, tranh chấp hữu hiệu.34 Những loại hình kinh
doanh mới này, có thể là kinh doanh qua mạng hay gọi điện thoại trực tiếp.
Với phương thức gọi điện thoại, khi muốn mua một sản phẩm nào đó, NTD chỉ
cần nhấc máy lên và thực hiện cuộc gọi là sẽ có ngay người mang sản phẩm đến tận
nhà. Cách bán hàng qua điện thoại như thế đã lan rộng trên thị trường trong thời gian
qua. Với tốc độ phát triển “chóng mặt” của các thuê bao điện thoại tại Việt Nam hiện
nay đã giúp việc bán hàng qua điện thoại trở thành một nghề. Nhiều doanh nghiệp coi
việc mua - bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ qua điện thoại như một sự lựa chọn tối
ưu.35 Tuy nhiên, hình thức này trước khi Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 ra đời chưa
có một hành lang pháp lý an toàn để bảo vệ quyền lợi cho NTD. Còn đối với phương
thức bán hàng, cung ứng dịch vụ qua mạng đã xuất hiện trước Luật bảo vệ quyền lợi
NTD hiện hành. Theo đó, Luật giao dịch điện tử 2005 và các văn bản có liên quan được
xem là một căn cứ pháp lý để NTD có thể bảo vệ được mình. Tuy nhiên, các văn bản này

chưa thực sự phát huy hết tác dụng trong việc bảo vệ quyền lợi NTD.
Hợp đồng điện tử đặc trưng cho các giao dịch được thiết lập từ xa. Trong mối
quan hệ này, NTD luôn ở thế yếu so với nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa. Thế yếu này bắt
nguồn từ chính phương thức giao kết hợp đồng: phải sử dụng biện pháp liên lạc từ xa như
internet hay điện thoại chẳng hạn. NTD có thể thiếu thông tin về tình hình thực tế hay
pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Đặc điểm này là nguyên nhân gây ra bất bình
đẳng giữa các bên. Dễ nhận thấy rằng, khi mua một mặt hàng bất kỳ (ví dụ như quần áo)
thông qua một website, NTD không có dịp kiểm tra màu sắc, kích cỡ hay chất liệu quần
áo như khi mua ở một cửa hàng thời trang. Vì vậy, có thể sẽ có rủi ro khi ký kết hợp
đồng, sự đồng ý của NTD sẽ không rõ ràng như khi giao kết hợp đồng với sự hiện diện
của các bên. Ở góc độ khác, việc mua hàng thiếu cân nhắc cũng rất đáng lo ngại, khi đó
34

Báo cáo số 981/UBKHCNMT12 ngày 13/05/2010 của Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường về thẩm tra dự
án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Trang 2.
35

Bán hàng qua điện thoại: Dễ hay khó? - />
hay-kho-.aspx [Truy cập ngày 18/09/2012].

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 21

SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
NTD sẽ không suy nghĩ chín chắn trước khi ký kết hợp đồng như trong giao dịch truyền
thống. Khi các hợp đồng điện tử đa phần dưới dạng thiết lập điều kiện giao dịch chung,

thì vị thế của NTD từ xa lại càng yếu thế vì họ không có quyền thỏa thuận, thương lượng.
Mặc dù có sự bất bình đẳng giữa các bên, có tình trạng bất cân xứng về thông tin
và khả năng thương lượng giữa các bên, quy trình, phương thức giao kết hợp đồng giao
kết từ xa có khác biệt, nhưng không phải “cư dân mạng” nào cũng nắm rõ. Do đó, cần
thiết phải có sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - bên yếu thế
trong quan hệ trên. Sự thành công của hợp đồng giao kết từ xa phụ thuộc vào việc xây
dựng một môi trường giao dịch thu hút cũng như an toàn đối với các bên tham gia. Điều
này đặc biệt đúng khi nói tới khía cạnh bảo vệ NTD. Một yếu tố quan trọng để tạo môi
trường cho lòng tin và sự tín nhiệm trong giao kết hợp đồng là phải bảo vệ được NTD.
Các bên tham gia giao kết hợp đồng qua mạng không nhất thiết hay không thể gặp mặt
nhau. Thông thường, NTD không biết rõ các thông tin về hàng hóa, dịch vụ được cung
cấp như người bán hàng, khả năng chịu rủi ro sẽ cao hơn, do đó cần có những quy định
pháp luật bảo vệ họ.36
Trước khi Luật bảo vệ quyền lợi NTD ra đời, hình thức giao kết qua điện thoại với
NTD chưa có một hành lang pháp lý an toàn. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật - công cụ trợ giúp cho nhân viên kinh doanh, bán hàng không cần giao dịch
trực tiếp với NTD, mà chỉ cần thông qua điện thoại, Internet. Hình thức bán hàng này
ra đời đã giải quyết được vấn đề khoảng cách, thời gian, giúp các doanh nghiệp tiết
kiệm được chi phí. Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp phát triển hệ thống bán
hàng theo loại hình mới này. Theo kết quả khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường
Việt Nam, khoảng 70% các công ty kinh doanh, dịch vụ ở Việt Nam có hệ thống bán
hàng qua Internet và điện thoại.37
Cùng với sự phát triển vượt bậc của hai loại hình bán hàng, cung ứng dịch vụ qua
mạng hay gọi điện thoại trực tiếp, Nghị định 99/2011 (đã dẫn) đã quy định hai hình thức
này là một phần của loại hợp đồng giao kết từ xa. Đây được xem là một khung pháp lý

36

Th.s Trần Văn Biên - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng điện tử qua internet - Tạp chí
nghiên cứu lập pháp điện tử - Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Khoa học xã hội Việt Nam [Truy cập ngày 18/09/2012].

37

Bán hàng qua điện thoại: Dễ hay khó? - />
hay-kho-.aspx [Truy cập ngày 18/09/2012].

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 22

SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
quan trọng để NTD có thể tự bảo vệ mình, nhờ cơ quan, tổ chức khác bảo vệ mình trước
sự xâm phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
1.3. ƢU ĐIỂM VÀ NHƢỢC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG GIAO KẾT TỪ XA
Hợp đồng giao kết từ xa là loại hợp đồng mới được pháp luật về bảo vệ quyền lợi
NTD Việt Nam điều chỉnh. Tuy nhiên, ở Việt Nam loại hợp đồng này đã xuất hiện tương
đối sớm. Xét về bản chất, hợp đồng giao kết từ xa cũng là một loại hợp đồng theo pháp
luật Việt Nam. Nhưng đây không phải là loại hợp đồng dân sự, thương mại bình thường
chịu sự điều chỉnh của các luật tương ứng mà đây là loại hợp đồng ngoài chịu sự điều
chỉnh của các ngành luật như dân sự, thương mại,…nó còn có các ngành luật riêng liên
quan đến giao dịch điện tử, thương mại điện tử, các vấn đề pháp lý liên quan đến công
nghệ thông tin,…Do đó, hợp đồng giao kết từ xa có những ưu, nhược điểm nhất định.
1.3.1. Ƣu điểm
Khi tham gia ký kết loại hợp đồng giao kết từ xa thì tổ chức, cá nhân kinh doanh
và NTD có những ưu điểm chung nhất định.
Thứ nhất, khi giao kết loại hợp đồng này sẽ giúp các bên tiết kiệm thời gian để
đàm phán, giao kết hợp đồng. Một hợp đồng được giao kết phải trải qua nhiều bước, từ
quảng cáo sản phẩm, chào hàng rồi đàm phán, giao kết hợp đồng,…sẽ tốn rất nhiều thời

gian của các bên nếu các công việc đó diễn ra trên giấy trắng mực đen. Trong nhịp sống
hối hả của đời sống hiện nay, thời gian rất được xem trọng trong nhiều lĩnh vực, trong đó,
có việc giao kết hợp đồng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh luôn tranh thủ thời gian để đi
đến việc giao kết hợp đồng, NTD cũng vậy. Thế nên, việc lựa chọn phương thức giao kết
hợp đồng, sao cho, các bên không phải mất nhiều thời gian nhưng vẫn đảm bảo quyền và
nghĩa vụ của các bên luôn là ưu tiên. Theo đó, hiện nay, phương thức giao kết qua mạng
internet hay gọi điện thoại trực tiếp cho loại giao dịch tạm gọi là tiêu dùng đã và đang
chiếm ưu thế.
Thứ hai, việc ký kết hợp đồng giao kết từ xa sẽ giúp các bên nắm được các thông
tin một cách nhanh chóng. Một nhà kinh doanh có thể ngồi tại nhà với sự hỗ trợ của
internet sẽ có thể giao kết được nhiều hợp đồng cùng lúc, đồng thời nắm được các thông
tin dễ dàng và hết sức phong phú về thị trường. Nhờ đó, có thể xây dựng chiến lược sản
xuất kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường. Thông thường, khi xây
dựng website bán hàng đều có mục dành chỗ bình luận hay góp ý của NTD, để qua đó tổ
chức, cá nhân có thể nắm được tâm tư, nguyện vọng của NTD để cải thiện chất lượng sản
GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 23

SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
phẩm, dịch vụ, mẫu mã hàng hóa,…còn NTD sẽ tìm kiếm dễ dàng các thông tin liên quan
đến tổ chức, cá nhân kinh doanh mà mình muốn giao kết hợp đồng. Đối với phương thức
giao kết bằng cách gọi điện thoại trực tiếp, NTD chỉ cần ngồi tại nhà để gọi đến một công
ty, các trung tâm cung ứng dịch vụ như sửa chữa điện, ống nước,…là có thể giao kết hợp
đồng. Riêng tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể lấy ý kiến của NTD thông qua điện thoại
để cải thiện môi trường kinh doanh mà không phải bằng hình thức gửi thư góp ý theo
cách truyền thống,…Chẳng hạn như, khi NTD yêu cầu một văn phòng nha khoa tư nhân

trám răng thì vài ngày sau đó, họ sẽ gọi điện thoại lại NTD để lấy ý kiến về chất lượng
phục vụ dịch vụ,…
Bên cạnh những ưu điểm chung, khi ký kết hợp đồng giao kết từ xa thì tổ chức, cá
nhân kinh doanh cũng có những ưu điểm riêng.
Thứ nhất, việc ký kết hợp đồng giao kết từ xa sẽ giúp cho tổ chức, cá nhân kinh
doanh tiết kiệm được chi phí giao dịch. Một tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể gửi thư
điện tử chào hàng cho nhiều NTD với chi phí giống như gửi cho một người. Tuy nhiên,
cần lưu ý nếu như việc gửi thư điện tử bị lạm dụng, tức tổ chức, cá nhân kinh doanh liên
tiếp gửi những thư chào hàng mà NTD không mong muốn nhận thì ở góc độ pháp luật,
thư gửi đi như vậy gọi là thư rác và theo quy định tại Nghị định 90/2008/NĐ-CP ngày
13/08/2008 của Chính phủ về chống thư rác là hành vi bị nghiêm cấm.38 Còn đối với việc
giao kết thông qua một website bán hàng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh không phải tốn
tiền để quảng cáo cho nhiều người. Bên cạnh đó, ký kết hợp đồng giao kết từ xa còn tiết
kiệm các chi phí như: Chi phí đi lại cho nhân viên bán hàng, chi phí giấy tờ,…Đối với
loại hình giao kết thông qua gọi điện thoại trực tiếp, xét về chi phí, gọi điện thoại là giải
pháp hiệu quả tại Khang Duy Nguyễn Group giúp có nhiều khách hàng tiềm năng.39 Việc
chăm sóc và phát triển hệ thống đại lý trên toàn quốc cũng tốt hơn (doanh số tăng trung

38

Khoản 1 - Điều 3 - Nghị định 90/2008 (đã dẫn) “Thư rác (spam) là thư điện tử, tin nhắn được gửi đến người nhận
mà người nhận đó không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp luật. Thư
rác trong Nghị định này bao gồm thư điện tử rác và tin nhắn rác”. Hành vi này được xem là hành vi bị cấm theo
Khoản 1 - Điều 6 - Nghị định 90/2008 (đã dẫn).
39

Khang Duy Nguyễn Group hình thành từ nhiều thành viên cộng sự trong nhiều lĩnh vực bao gồm: Công ty TNHH
TM-DV Khang Duy Nguyễn, công ty cổ phần đầu tư Camellia, công ty Luật Lê và Associates, công ty TNHH thiết
kế


Hạt

Giống

( />
[Truy

cập

ngày

18/09/2012]).

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 24

SVTH: Châu Thanh Quyền


Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa
bình 50%/năm). Gọi điện thoại mang lại hiệu quả nhờ khả năng giao tiếp trực tiếp và chi
phí giảm so với quảng cáo trên báo, đài, tivi và các phương tiện truyền thông khác.40
Thứ hai, sử dụng hợp đồng giao kết từ xa sẽ giúp cho tổ chức, cá nhân kinh doanh
nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế hiện nay. Trong bối cảnh, sự cạnh tranh
đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, muốn tìm kiếm được nhiều NTD để giao kết hợp
đồng thì đòi hỏi tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tạo được kênh bán hàng linh hoạt, gọn
nhẹ, nhanh chóng với chi phí rẻ cũng như phản ứng nhanh hơn với sự thay đổi của thị
trường. Đây có thể xem là điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh tồn tại và phát triển.
Và việc ký kết hợp đồng giao kết từ xa chính là chìa khóa dẫn các tổ chức, cá nhân kinh

doanh đến với những cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngoài những ưu điểm chung của việc ký kết hợp đồng giao kết từ xa đem lại cho
NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh thì NTD còn có những lợi ích khác khi giao kết loại
hợp đồng này.
Thứ nhất, có thể NTD không cần phải đến tận trụ sở kinh doanh, bán hàng,…của
tổ chức, cá nhân kinh doanh để nhận hàng. Thông thường, trong giao kết hợp đồng bằng
cách gọi điện thoại hay qua internet, NTD chỉ ngồi tại nhà để nhận hàng thông qua đường
bưu điện hay người bán giao trực tiếp hàng hóa, cung ứng dịch vụ đến tận địa chỉ NTD
hoặc tiện lợi hơn là cung ứng dịch vụ qua chính phương tiện truyền dẫn các thông điệp
dữ liệu đã được chuẩn bị sẵn. Chẳng hạn như yêu cầu cung cấp các phần mềm vi tính, các
loại sách điện tử, phim truyện,…
Thứ hai, NTD vẫn đảm bảo quyền được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ phù hợp cho
mình. Trên internet hay thông qua gọi điện thoại trực tiếp NTD sẽ đối chiếu, so sánh và
lựa chọn hàng hóa, dịch vụ phù hợp về giá cá, chất lượng, bảo hành,…của nhiều tổ chức,
cá nhân kinh doanh khác nhau để đưa ra quyết định sau cùng là nên lựa chọn loại hàng
hóa, dịch vụ nào và cá nhân, tổ chức nào để giao kết hợp đồng. Chẳng hạn, thông qua
trang bán hàng của Hoàng Long computer Cần Thơ một chiếc điện thoại NOKIA N9
(64GB) BLACK – MAGENTA (Màu đỏ tươi) có giá 9 triệu 290 ngàn, bảo hành 12
tháng; còn Phương Tùng mobile thì vẫn NOKIA N9 nhưng chỉ có 16GB màu xanh

40

Tiếp thị qua điện thoại - [Truy

cập ngày 18/09/2012].

GVHD: T.S Cao Nhất Linh

Trang 25


SVTH: Châu Thanh Quyền


×